intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 rèn kĩ năng đọc tốt

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với một số biện pháp như: Giúp học sinh có kĩ năng đọc tốt và có hứng thú học Tiếng Việt thông qua các hoạt động học tập. Giúp học sinh phát huy được khả năng tư duy, rèn luyện cho các em khả năng biểu đạt và tăng cường kỹ năng giao tiếp. Rèn cho học sinh có thói quen học tập chủ động, thoải mái, nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo kỷ luật lớp học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 rèn kĩ năng đọc tốt

  1. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn sáng kiến Như chung ta đa biêt, Ti ́ ̃ ́ ếng Việt là một trong những môn học quan trọng  và cần thiết nhất ở bậc Tiểu học. Bên cạnh việc học Toán để phát triển tư duy   logic thì việc học tiếng Việt sẽ giúp các em hình thành và phát triển tư duy ngôn   ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, các em sẽ  học cách giao tiếp, truyền đạt tư  tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xá và biểu cảm từ  đó góp phần giáo  dục các em hình thành và phát triển một nhân cách toàn diện, hài hoà. Cũng như  các đơn vị  trường Tiểu học khác trên địa bàn huyện, chương  trình tiếng Việt lớp 1 đang học là tiếng Việt lớp 1 Công nghệ  giáo dục mới   được áp dụng đại trà vào giảng dạy ở trường Tiểu học từ năm học 2016­2017.  Với chương trình tiếng Việt mới này không chỉ giúp học sinh nắm chắc tri thức   cơ  bản về  tiếng Việt, hình thành đồng thời các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết  một cách vững chắc mà học sinh lại luôn được tham gia hoạt động học tập một  cách chủ động, tự tin. Thông qua việc làm, các thao tác học, các em tự tìm ra và  chiếm lĩnh tri thức, từ  đó phát huy được khả  năng tư  duy, năng lực tối  ưu của  bản thân. Nội dung của môn tiếng Việt tập trung hình thành những cơ  sở  ban đầu  cho việc học đọc, học viết; định hướng cho việc học nghe, học nói dựa trên vốn  Tiếng Việt mà các em đã có. Các bài học là bài học thực hành, được thấm vào  học sinh một cách tự nhiên qua các bài học thực tế. Ví dụ: học âm /e/, sau đó viết con chữ “e”. Những tri thức về âm­ chữ cái,  về  tiếng (âm tiết) – chữ, về  thanh điệu – dấu ghi thanh  đều được học qua  những bài dạy chữ. Những tri thức về  câu trong đoạn hội thoại cũng không   được dạy qua bài lý thuyết mà các em được hình dung cụ thể trong một văn bản  cụ thể. Các em sẽ nhận diện được và sử dụng được các đơn vị của Tiếng Việt,   các quy tắc sử  dụng tiếng Việt trong lúc đọc, viết, nghe, nói. Đây là nền tảng   cho các em trong việc phát triển tu duy ngôn ngữ, biểu hiện qua việc đọc thông  1
  2. thạo và hiểu đúng ý nghĩa một văn bản ngắn; nghe chủ  động; nói chủ  động,   rành mạch.           Mục tiêu chính ở đây là đem lại cho các em kĩ năng đọc thông, viết thạo,  không tái mù chữ. Giúp các em nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống cấu   trúc ngữ âm tiếng Việt. Đây là nền móng khởi đầu cho việc học về sau. Có đọc   thông thì mới viết thạo, mới hiểu nội dung, yêu cầu bài. Kĩ năng đọc là sự  khởi  đầu giúp học sinh chiếm lĩnh một công cụ  mới để  sử  dụng trong học tập, giao  tiếp.          Ngoài việc thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi về cách   đánh vần, cách tìm tiếng, cách thay dấu thanh… là một trong những vấn đề  trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được những khó khăn, vướng mắc.  Vì giáo viên phải làm quen với một phương pháp dạy mới làm sao giúp học sinh   ̉ ̣ trai nghiêm, tự tìm hiểu, phát hiện ra kiến thức bài học. Có thể nói ưu điểm của tiếng Việt lớp 1 công nghệ  Giáo dục là tích cực,   mà  ở  đó học sinh chủ  động, tự  lực khai thác tri thức dưới sự  hướng dẫn của   ̉ ̣ giáo viên. Tuy nhiên đê hoc sinh th ực sự yêu thich va co h ́ ̀ ́ ưng thu khi hoc, có kĩ ́ ́ ̣   năng đọc tốt đo ́là những băn khoăn lớn của mỗi giáo viên khi giảng dạy.  Chính  từ những trăn trở này, tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện sáng kiến: “Một   số giải pháp giúp học sinh lớp 1 rèn kĩ năng đọc tốt” nhằm tìm ra giải pháp: ­ Giúp học sinh có kĩ năng đọc tốt va co h ̀ ́ ưng thu hoc Ti ́ ́ ̣ ếng Việt thông   qua các hoạt động học tập. ­ Giúp học sinh phát huy được khả năng tư duy, rèn luyện cho các em khả  năng biểu đạt và tăng cường kỹ năng giao tiếp.  ­ Rèn cho học sinh có thói quen học tập chủ  động, thoải mái, nhẹ  nhàng  nhưng vẫn đảm bảo kỷ luật lớp học.             Mặt khác, qua việc đúc kết những kinh nghiệm cũng chính là một trong  những cách để ghi nhận và xem xét lại quá trình thực hành giảng ­ dạy, để hoàn   2
  3. thiện kỹ năng sư phạm  của bản thân, để chọn lọc ra những gì đã làm tốt, cái gì  cần phải làm tốt hơn và nghĩ cách khắc phục những gì chưa tốt.  1.2. Điểm mới của đề tài.           Sáng kiến đã xây dựng được 10 giải pháp giúp học sinh rèn kĩ năng đọc   tốt, trong đó đã thực hiện tốt quy trình giảng dạy tiếng Việt lớp 1 CGD và vận   dụng linh hoạt quy trình giảng dạy mới phù hợp với khả  năng nhận thức của   học sinh  trường mình. 2. PHẦN NỘI DUNG           2.1. Thực trạng của việc dạy và học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục   ở trường Tiểu học. Qua thực tê qua trinh ́ ́ ̀  dạy học Tiếng Việt Công nghệ  giáo dục đã rèn  luyện cho học sinh rất nhiều kỹ năng, phát huy được tính tích cực của học sinh.   Các hoạt động học tập trên lớp hoàn toàn do học sinh chủ động: chủ động hợp  tác, chủ động quan sát các kí hiệu, chủ  động tư  duy, chủ  động phân tích…Nếu  dạy theo tiếng Việt lớp 1 cũ, giáo viên chỉ cần chuẩn bị một số tranh, ảnh hoặc  mẫu vật mẫu, có kế hoạch bài dạy chi tiết để dùng cho một tiết dạy là đủ. Khi  lên lớp cứ theo trình tự  các hoạt động ở  các tiết là xong. Nhưng khi dạy  Tiếng  Việt Công nghệ giáo dục mới đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kĩ thiết kế bài   dạy, nắm vững quy trình các bước lên lớp, phải sử  dụng các kí hiệu nhất quán  thay cho ngôn ngữ  nói, phải làm sao hướng dẫn được học sinh kết hợp đồng  thời giữa đọc và sử dụng tay theo nhịp đọc cho đúng.Việc thay đổi hoàn toàn cả  về nội dung chương trình lẫn phương pháp, hình thức tổ  chức lớp học cũng đã  gây nhiều tranh luận. Nhiều ý kiến cho rằng hay thì có hay nhưng không phù  hợp với khả năng, trình độ nhận thức của các em nhất là các em học sinh vùng  nông thôn, vùng núi khó khăn … Mặt khác đối với học sinh  tiêu hoc ̉ ̣ , nhận thức của các em chủ  yếu là  nhận thức cảm tính. Các em chưa tự tin, còn rụt rè. Trong khi đó môi trường, nề  3
  4. nếp, nội quy học tập có sự  khác biệt so với cấp học Mầm non. Các em còn   mang theo thói quen tự do đi lại, thiếu tập trung, chơi là chính. Tuy nhiên có thể  nói các em rất thích học, thích đọc, thích viết, thích được khen và thích thi đua   cùng bạn xem ai nhớ và đọc được nhiều âm, vần. Nhưng trong giờ học còn sự  gò bó, các em chưa thật chủ động làm chủ, chưa thật sự thể hiện hết năng lực   sẵn có... Một số thuận lợi và khó khăn khi áp dụng Tiếng Việt Công nghệ giáo dục  vào giảng dạy cho học sinh tiêu hoc nh ̉ ̣ ư sau: a. Thuận lợi ­ Giáo viên dạy Tiếng Việt Công nghệ  giáo dục luôn được sự  quan tâm  của  cấp trên, đặc biệt là Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên động viên, tạo   mọi điều kiện để  giáo viên an tâm công tác và thực hiện tốt nhiệm vụ  được   giao. ­  Đầu năm học phòng Giáo dục luôn tổ  chức các buổi tập huấn chuyên  đề: tiếng Việt Công nghệ  giáo dục cho toàn bộ  giáo viên giảng dạy lớp 1 trên  địa bàn huyện để  cùng học tập, trao đổi kinh nghiệm, chia sẽ  những phương   pháp dạy tốt đặc biệt là trực tiếp dự giờ tiết dạy mẫu của những giáo viên dạy  gỏi lớp 1. Đây là một thuận lợi rất lớn cho mỗi giáo viên nhằm học tập, đúc rút  kinh nghiệm, vận dụng vào giảng dạy tốt hơn.             ­ Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có kinh nghiêm va năng l ̣ ̀ ực   chuyên môn. ­ Giáo viên không phải soạn bài nên có thời gian để quan tâm đến học sinh  nhiều hơn, để nghiên cứu tài liệu, để nắm quy trình dạy, cách tổ chức thực hiện  lên lớp với học sinh. ­ Tài liệu sách thiết kế  chi tiết cho các dạng bài, các mẫu của từng tiết   dạy. 4
  5.           ­ Đa số các em đa số rất ngoan, dễ vâng lời, nghe lời cô giáo, thích học tập   và thi đua với các bạn, dễ khích lệ, động viên.... ­ Có thể nói học sinh rất yêu thích học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục vì  giáo viên phát huy được tính tích cực của học sinh, giờ học diễn ra sôi nỗi, hào  hứng, học sinh nắm được cách phân tích cấu trúc ngữ âm, xác định được các âm   trong một tiếng như:   âm   đầu, âm đệm,  âm chính,  âm cuối...Vì thế  tiết học  không gò bó, không có nhiều áp lực như trước. Đó chính là một lợi thế, giúp các   em hứng thú hơn khi học, là động lực thức đẩy các em học tốt. b. Khó khăn ­ Năm học 2019­ 2020, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 1.  Bởi lần  đầu tiên tiếp xúc với một chương trình mới giáo viên lớp 1 trực tiếp đứng lớp   như tôi rất băn khoăn lo lắng. Trong thực tế giảng dạy, giáo viên lớp 1 cũng đã   gặp không ít lúng túng khi tất cả học sinh vào lớp 1 đa số chưa biết chữ mà nhìn  vào nội dung sách Tiếng Việt CGD thì số  lượng chữ  trong mỗi tiết học rất   nhiều lại yêu cầu học sinh phải đọc trơn các chữ đó sau khi học xong. Lần đầu  tiên tiếp xúc với cách dạy theo CGD giáo viên chưa thành thạo với việc dạy   các Việc trong mỗi tiết. Giáo viên phải nghiên cứu sách giáo khoa, đọc kĩ thiết  kế, xem băng đĩa thật kĩ trước các mẫu bài rồi mới xâm nhập được bài dạy tốt. ̣ ̣        ­ Day hoc theo phương phap m ́ ơi co nh ́ ́ ưng kho khăn nhât đinh, giao viên m ̃ ́ ́ ̣ ́ ới  ́ ̣ ̀ ỡ ngỡ đoi hoi giao viên phai th tiêp cân nên con nhiêu b ̀ ̀ ̉ ́ ̉ ực sự tim toi, chuân bi chu ̀ ̀ ̉ ̣   ̉ ̣ ̣ ̣ ̣ ̀ ưng bai hoc, nhăm thu hut s đao, chu đông vân dung linh hoat vao t ́ ̀ ̀ ̣ ̀ ́ ự tham gia tich ́   cực cua tât ca cac em hoc sinh. ̉ ́ ̉ ́ ̣ ̉ ́ ̀ ơi gian đâu t       ­ Giao viên phai co nhiêu th ́ ̀ ̀ ư vao tiêt hoc sao cho phu h ̀ ́ ̣ ̀ ợp với đôí  tượng hoc sinh. ̣         ­ Trình độ  học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát  triển tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn những em thể chất yếu, bé nhỏ hơn so với bạn   bình thường kèm theo đó là sự  phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau,   chậm tiến. 5
  6. ­ Bên cạnh đó học sinh trên địa bàn lại thuộc vùng khó khăn . Học sinh  khối 1 trong trường có tới 17 em sống với ông bà già yếu nên rất khó khăn trong  việc phối kết hợp cùng giáo viên rèn đọc cho con cháu, một số  ông bà thì lại   hướng dẫn sai cách phát âm, cách đánh vần nên các em loay hay giữa hai cách  đọc khác nhau của cô và gia đình.              Giảng dạy Tiếng Việt Công nghệ giáo dục cho học sinh Tiêu hoc nh ̉ ̣ ư  thế nào cho phù hợp và đạt mục tiêu giáo dục? Như lời Giáo sư  Hồ  Ngọc Đại:  “Học trò là trung tâm chứ không phải thầy giáo; học là chơi chứ không phải quá  trình vật lộn đau khổ...và tinh thần của CGD là giải phóng trẻ  em, lấy hạnh   phúc là sự phát triển tự nhiên của trẻ em, là mục tiêu...Mỗi em là một người duy   nhất trong xã hội, các em phải khác nhau, khác bố mẹ và thầy cô. CGD tôn trọng  suy nghĩ tự do và cá tính khác biệt”. Cũng chính từ thông điệp này, qua quá trình  giảng dạy tiếng Việt 1 CGD cho học sinh Tiểu học, tôi đã nghiên cứu, thực  hiện và rút ra một số  giải pháp cơ  bản giúp giáo viên phần nào thực hiện có  hiệu quả việc đổi mới  nhăm giup hoc sinh có kĩ năng đ ̀ ́ ̣ ọc tốt.         2.2. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 rèn kĩ năng đọc tốt.         2.2.1. Kiểm tra kiến thức từng học sinh để phân loại. Mục đích: Nắm bắt được năng lực học sinh từ  đó phân nhóm theo năng  lực để có kế hoạch phù hợp, chủ động đúng đắn với từng đối tượng học sinh. Biện pháp thực hiện: Bước vào những ngày đầu năm học, tôi luôn quan tâm việc đọc và nhận   biết qua mỗi âm trong bảng chữ cái để có biện pháp giúp đỡ cho từng em. Trong mỗi buổi học tôi luôn tranh thủ  thời gian đầu giờ, giữa giờ, cuối  giờ, để kiểm tra đọc một số em nhằm nắm được cách phát âm và sửa chữa kịp   thời những học sinh phát âm chưa đúng. Tôi thường xuyên trả bài trong tiết học   để nắm được việc tiếp thu bài và nắm âm chữ, cách phát âm của từng em. Một trong những lí do dễ  thấy là vì các em còn quá nhỏ  chưa ý thức tự  giác cố gắng học tốt. Vì vậy giáo viên cần nắm rõ đặc điểm của từng học sinh,   6
  7. khả năng tiếp thu của từng em nhằm phát huy tính tích cực của từng em.  Cần tổ  chức tiết học sao cho nhẹ nhàng, tươi vui để các em thích học. 2.2.2. Tác động giáo dục. Mục   đích:  Phối   kết   hợp   tốt   hơn   với   gia   đình,   nhà   trường   nhằm   tăng  cường lực lượng giúp đỡ  học sinh luyện đọc cũng như  giáo dục các em một  cách toàn diện ở mọi lúc, mọi nơi. Biện pháp thực hiện: Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành họp cha mẹ học sinh đầu năm học: Đề  nghị  và yêu cầu thống nhất trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng cần thiết phục vụ  cho môn học. Yêu cầu gia đình thường xuyên nhắc nhở  việc học bài đọc bài ở  nhà của  con em mình, đồng thời hướng dẫn phụ  huynh cơ  bản về  cách đọc, cách phát  âm chữ  cái, cách đánh vần vần, đánh vần tiếng …để  cha mẹ  nắm rõ cách dạy  học hỗ  trợ  giáo viên kèm cặp con em mình  ở  nhà.  Quán triệt với phụ  huynh  không được hướng dẫn cho con em đọc bài trước  ở  nhà vì cách đánh vần mới   khác hẳn cách đánh vần cũ. Yêu cầu gia đình xây dựng góc học tập ở nhà cho học sinh và quản lí giờ  học giờ chơi của các em. Hướng dẫn cha mẹ học sinh kiểm tra việc đọc của các  em không theo thứ  tự  để tránh học sinh đọc vẹt dẫn đến không nhận biết mặt   chữ.  Thường xuyên trao đổi với gia đình có con em đọc chậm để cùng phối hợp   với giáo viên giúp các em tiến bộ. Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ tài liệu tham khảo, đồ dùng  dạy học, tự làm thêm tranh ảnh mô hình, sưu tầm thêm những mô hình vật thật   để tiết dạy vui, sinh động.  Bồi dưỡng, luyện tập cho học sinh sau khi phân loại học sinh ngay từ đầu  năm. Giáo viên nên nắm vững trình độ  học sinh trong lớp mình theo các mức.  7
  8. Đối với các học sinh chưa nhận diện được mặt chữ cái giáo viên nên dành nhiều  thời gian để giúp đỡ các em và giúp các em bắt đầu học lại những nét cơ bản. 2.2.3. Tạo môi trường giao tiếp cho các em thông qua các hoạt động  học tập phát  triển vốn từ. Mục đích: Bước đầu giúp các em làm quen với môi trường mới, cách học   cũng như mọi nề nế sinh hoạt, học tập. Các em được chuẩn bị các kĩ năng cần   thiết cho việc học. Biện pháp thực hiện: Các em vứa chuyển từ môi trường Mầm non vào lớp 1 là hết sức bỡ ngỡ,  rụt rè chưa mạnh dạn, đặc biệt là các em sống  ở  vùng nông thôn. Thông qua   việc học tuần 0 sẽ  giúp các em làm quen với thầy cô cũng như  các bạn trong   lớp. Từ  đó phát triển vốn từ  và khả  năng giao tiếp một cách tự  nhiên giúp các  em tự tin hơn khi giao tiếp cũng như khi nhận và hoàn thành nhiệm vụ. Ở  tuần 0 giáo viên cần các em làm quen với các đồ  dùng học tập, các kí  hiệu, tư  thế  viết bảng con, cách cầm viết, xoá bảng, sách giáo khoa, bút chì...  Tuần 0 thực sự có ý nghĩa trong việc giúp học sinh làm quen với những quy ước   và thao tác căn bản ban đầu, giúp quá trình học của học sinh diễn ra một cách   thuận lợi và hiệu quả. 2.2.4. Chuẩn bị cho việc đọc. Mục đích: Tạo cho các em một tâm thế sẵn sàng học, sẵn sàng hợp tác và  có thói quen, kĩ năng đúng theo yêu cầu đặc thù môn học. Biện pháp thực hiện: Để rèn cho học sinh thói quen đọc được tốt, tôi luôn chú ý và hướng dẫn   học sinh đến việc đọc như sau: ­ Tư thế cầm sách, cách đứng đọc, ngồi đọc. Khi đọc phải to rõ ràng, đủ  cho cả lớp nghe, phát âm chính xác. Khen ngợi kịp thời em đọc tốt, em đọc tiến  bộ, em  hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. 8
  9. ­ Thường xuyên gọi em đọc chậm còn quên âm, vần lên bảng, đứng tại   chỗ đọc.  ­ Giáo viên theo dõi chỉnh sửa khi học sinh đọc sai. Cho các em phát hiện  chữ  khó đọc và hướng dẫn học sinh luyện đọc nhiều lần những tiếng khó đọc  theo hình thức: cá nhân, nhóm đôi, nhóm bốn, tổ, lớp... ­ Hướng dẫ học sinh đọc: quan sát cách đọc của học sinh những chỗ học   sinh đọc sai sau đó sửa phát âm cho các em. Hướng dẫn các em đọc không bỏ  hoặc thêm tiếng, dấu thanh...đọc theo kí hiệu của giáo viên sau đó bỏ  dần để  học sinh quen với cách đọc. 2.2.5 Biện pháp dạy đọc mẫu của giáo viên. Mục đích:  Giúp học sinh nghe phát âm về  âm, vần đúng, chuẩn để  bắt  chước theo và từ đó các em biết cách đọc đúng, phát âm rõ ràng. Biện pháp thực hiện: Việc đọc mẫu của giáo viên giữ  một vai trò quan trọng. Người thầy đầu   tiên đặt nền móng, trang bị cho học sinh về chuẩn ngôn ngữ của lời nói, nhất là  khi dạy đọc âm, vần lớp một. Giáo viên luyện đọc phát âm đúng cho học sinh,  học sinh sẽ  bắt chước rất nhanh khi đọc âm, vần, tiếng, từ  mới. Vì thế  giáo  viên sửa phát âm phần âm, vần, tiếng thì không mấy khó. Khi đọc câu, để  đọc đúng và hay, giáo viên phải có lòng ham muốn đọc  hay và tự  biết điều chỉnh đọc đúng và hay hơn. Để  tránh bị  phát âm lẫn giọng   địa phương thì trước khi dạy đọc cho học sinh tôi cần chuẩn bị  cho mình một   giọng đọc phù hợp với nội dung bài nhằm sau khi đọc mẫu học sinh sẽ  đọc  đúng và hay. Với bài đọc có lời đối thoại cần phân biệt giọng đọc từng vai và cho các   em luyện đọc lại. Với các em lớp 1 chưa yêu cầu cao về  điều này nhưng cần  tạo dựng từ đầu làm cơ sở về sau. Đối với chương trình tiếng Việt Công nghệ  Giáo dục thì người giáo viên  cần lưu ý khi đọc mẫu: Giáo viên chỉ nên đọc mẫu âm mới, vần mới còn với các  9
  10. tiếng mới có chứa âm, vần đang học thì khi cho học sinh đọc ở bảng (việc 1 và   cả đọc tiếng khó ở việc 3) tuyệt đối không nên đọc mẫu. Những tiếng nào học   sinh không đọc được thì che dấu thanh để học sinh đọc tiếng thanh ngang. Nếu  tiếng thanh ngang đó học sinh không đọc được lúc đó giáo viên mới  giúp học  sinh nhận ra âm đầu, vần của tiếng đó để đọc được tiếng có thanh ngang rồi sau  đó đọc tiếng có thanh khác. Ví dụ: Tuần 12: Vần: /am/, /ap/. ­   Giáo   viên   chỉ   đọc   mẫu:  /am/   rồi  cho   học  sinh   đọc.   Khi  các   em   đưa  tiếng /lam/ vào mô hình rồi thay thanh và thay âm đầu để có tiếng mới. Học sinh đọc tiếng mới giáo viên viết bảng: ­ làm, lám, lảm, lãm, lạm. ­ bam, cam, cham, đam, ham... Giáo viên không đọc mẫu mà cho học sinh đọc cá nhân, đọc kết hợp phân  tích tiếng, đọc nhóm, tổ, cả lớp. 2.2.6. Các thủ  thuật ghi nhớ  các âm, vần trong Tiếng Việt 1 Công  nghệ Giáo dục. Mục đích:  Giúp học sinh nắm vững cách đọc, biết đọc, dễ  ghi nhớ  các   âm, vần từ  đó vận dụng vào đọc tiếng, từ, câu, bài văn ngắn một cách nhanh  nhất, tốt nhất. Biện pháp thực hiện: a. Về âm ­ Giáo viên phải phát âm chuẩn để  học sinh phát âm theo. Giáo viên chỉ  phát âm một lần nhưng cần rõ ràng và chính xác. Nhưng đối với các em còn  chậm giáo viên cần quan tâm chú trọng đến các em nhiều hơn. Nếu các em phát  âm còn sai âm mới giáo viên cần phát âm lại 2­3 lần để giúp các em sửa chữa và  nắm được, nắm chắc các âm đó. ­ Cần nắm được đó là nguyên âm hay phụ  âm ( thông qua việc phát âm  dựa vào luồng hơi đi ra bị  cản hay luồng hơi đi ra tự  do) để  đưa vào mô hình  10
  11. phân tích tiếng cho đúng tránh nhầm lẫn khi đưa vào mô hình ( phần đầu là phụ  âm, phần vần bao giờ cũng là nguyên âm). Ví dụ:         ng a                             Phụ âm         nguyên âm Giai đoạn này vô cùng quan trọng. Các em có nắm chắc từng chữ  cái thì   mới có thể  ghép các được các chữ  cái với nhau để  tạo thành vần, thành tiếng,   ghép các tiếng đơn lại với nhau tạo thành từ, thành câu. Lúc này tôi dạy cho các   em nhận diện, phân tích từng nét trong từng con chữ  cái và nếu chữ  cái đó có  cùng tên mà lại có nhiều kiểu viết – kiểu in khác nhau hay gặp trong sách báo   như  chữ a, chữ g thi tôi phân tích cho học sinh hiểu và nhận biết, ghi nhớ  từng  con chữ. Vào các buổi chiều, tôi cho học sinh sử dụng Bộ chữ in thường để  tổ  chức trò chơi “Ong tìm chữ”. Như  vậy qua luyện tập củng cố  hằng ngày học   sinh ghi nhớ rất tốt các âm đã học, đọc tốt. Do vậy sau khi học xong phần âm cần giúp các em nắm chắc 38 âm vị của   tiếng Việt.  Học sinh cần ghi nhớ kĩ: Có 14 nguyên âm ghi bằng 20 chữ cái.                                          Có 23 phụ âm ghi bằng 27 chữ cái. Biết ghép phụ âm đầu với nguyên âm tạo thành tiếng có thanh ngang, thay  thanh ngang ở tiếng vừa tìm được để tạo thành các tiếng khác và đọc được các   tiếng đó.                                         Biết phân tích tiếng thanh ngang thành 2 phần : phần đầu và phần vần,  phân  tích tiếng có dấu thanh thành tiếng thanh ngang và dấu thanh (cơ chê tach  ́ ́ đôi). Với mỗi bài học sinh đọc trôi chảy từ mô hình tiếng đến âm, tiếng từ, câu  trong bài. 11
  12. Để  đọc trên bảng tôi linh động chọn âm, tiếng luyện tùy vào đối tượng  trong lớp mình. Yêu cầu học sinh đọc từ  dễ  đến khó, từ  tiếng có thanh ngang   đến các tiếng có dấu thanh. Ví dụ: đe,đè, đé, đẻ, đẽ, đẹ, rồi đến: bè, dẻ , chè. Trong các tiết dạy tôi đã sử dụng nhiều hình thức đọc: cá nhân, nhóm, tổ,   cả lớp, các mức độ đọc: ( to ­ nhỏ ­  nhẩm ­ thầm). Sau khi đưa chữ  in thường giới thiệu, mô phỏng nét cho học sinh tôi chỉ  vào chữ in thường cho các em đọc để các em nhận diện và nhớ rõ mặt chữ (đọc  cá nhân, nhóm, tổ, lớp).  Ví dụ: Việc 2a khi dạy âm /x/: Giáo viên đưa chữ /x/ in thường ra gắn lên  bảng và nói: Đây là chữ x in thường. Gồm nét xiên phải và một nét xiên trái cắt   chéo lên nhau.. Giáo viên chỉ  vào chữ  x để  học sinh đọc: x in thường (cá nhân,  nhóm, tổ, lớp…) Khi dạy xong phần giới thiệu chữ  in thường tôi dùng chữ  in thường đó  gắn ngay một góc bảng. Mỗi ngày, trên tấm bìa được gắn thêm một chữ ghi âm  mới. Cứ như vậy, vào 10 phút đầu giờ, ban học tập sẽ cho cả lớp ôn luyện đọc   các âm giáo viên đã gắn lên bảng. Với cách đó giúp học sinh ghi nhớ mặt chữ và   đọc tốt hơn.  Ở  Mẫu Âm, bài nào cũng vậy tôi đều luyện tập rất kĩ bước tìm  tiếng mới (thay âm và thêm thanh để  tìm tiếng mới). Mục đích của bước tìm  tiếng mới là giúp học sinh có thêm vốn tiếng có chứa âm vừa học. Qua đó giúp  các em đọc tốt hơn ở việc 3. Đối với bài dạy là  phụ âm, bước tìm tiếng mới là  thay âm chính bằng các nguyên âm đã học để  có tiếng mới. Đối với bài dạy  là nguyên âm, bước tìm tiếng mới là thay âm đầu bằng các phụ âm đã học để có  tiếng mới.  Ví dụ: Dạy âm /o/ Khi học sinh đưa được tiếng /nho/ vào mô hình thì cần yêu cầu học sinh  chỉ vào mô hình đọc: /nho/­ /nhờ/ ­ /o/ ­ /nho/, phần đầu /nhờ/, phần vần /o/. 12
  13. Cách đọc như thế giúp học sinh khắc sâu âm vừa học, vị trí mỗi âm trong  mô  hình tiếng tách thành hai phần. Giáo viên lệnh: “Thay âm đầu bằng các phụ âm đã học để có tiếng mới.” Học sinh nối tiếp đọc các tiếng các em thay, giáo viên viết lên bảng  ở  Việc 1  (bo, co, cho, do, đo,…), rồi  chỉ cho các em đọc các tiếng mình vừa ghi lên bảng  (cá nhân, nhóm, lớp). b. Về vần ­ Để học tốt phần vần thì cần nắm chắc các âm đã học. Ví dụ: Học vần: /ân/  học sinh cần biết: vần /ân/ gồm hai âm ghép lại, âm  chính /â/, âm cuối /n/. ­ Phải nắm chắc việc phân tích tiếng, vị trí các âm trong mô hình. Ví dụ: /lân/ →  / lờ/­ /ân/ ­ /lân/. ­ Nắm chắc các mẫu vần đã học để  khi đua tiếng vào mô hình không bị  sai. Sang giai đoạn học vần học sinh đã nắm vững các âm, các em còn được   làm quen với các kiểu chữ hoa: chữ viết hoa, chữ in hoa nên tôi tập cho học sinh  nhận biết các kiểu chữ hoa một cách chính xác để các em đọc đúng. Để giúp trẻ  học tốt phần vần, tôi tập cho học sinh thói quen: nhận diện, phân tích cấu tạo   của vần, nhận biết vị trí các âm trong vần để các em học vững. Đồng thời các em cần nắm vững 4 mẫu vần: ­ Mẫu 1: Vần chỉ có âm chính:  ba ­ Mẫu 2: Vần có ân đệm và âm chính: oa ­ Mẫu 3: Vần có âm chính và âm cuối: an ­ Mẫu 4: Vần có đủ âm đệm – âm chính – âm cuối: oan VD:  Mẫu 2: Vần có ân đệm và âm chính: oa Bài: Vần /oe / học sinh cần nhận diện rõ vần /oe/ có âm đệm /o/ đứng trước, âm  chính /e/ đứng sau. 13
  14. c. Nắm chắc cơ chế đánh vần ­ Các em còn nhầm lẫn với cách đánh vần cũ do nghe người thân trong gia  đình đọc. Vì vậy giáo viên cần giúp các em nắm chắc cơ chế đánh vần với các  bước: Bước 1: Tạm thời tách thanh ra để lại tiếng thanh ngang. Bước 2: Đọc tiếng thanh ngang. Bước 3: Trả lại thanh. Đọc trơn chữ ghi tiếng thanh ngang là cơ sở để đọc trơn chữ có các thanh.  Nếu em nào quá chậm giáo viên hướng dẫn các em phân tích trên chữ quen gọi  là đánh vần. Đánh vần theo cơ chế lưỡng phân (phân hai, tách hai, chia đôi). Ví dụ:  1. toán  → /toan/­  /sắc/ ­  /toán/.                       2. toan  → /tờ/­/oan/­  /toan/ .                       3. oan   → /o/­an/­  /oan/ .                       4. an     → /a/ ­ //n/ ­ /an/. Như vậy  hướng dẫn học sinh đọc các tiếng mà các em còn quên theo cơ  chế tách đôi: Tạm thời “bỏ” thanh ra (che đi) ­ đọc trơn tiếng thanh ngang. Trả  lại thanh – đọc tiếng có thanh (nhìn chữ thanh ngang rồi “ lắp” thanh vào) Đọc cả 4 mức độ: To ­  nhỏ ­ nhẩm ­ thầm (đọc thầm ­  đọc bằng mắt) vì  đọc cả  4 mức độ  là quá trình chuyển từ  ngoài vào trong giúp học sinh dễ  dàng  ghi nhớ  nên giáo viên cần huấn luyện ngay từ  đầu và làm quyết liệt. Mỗi khi   học sinh đọc phân tích cần quản lý việc học của học sinh (Bằng miệng và bằng  tay) giúp học sinh nhận biết từng phần của tiếng có thanh ngang và tiếng có  thêm thanh. Ví dụ: Tiếng /cá/ các em không đọc được thì cho các em đánh vần ra:  /cá/ → /ca/ ­ /sắc/ ­ /cá/. Nếu không đọc được nữa cho các em phân tích tiếng /ca/  → /cờ/ ­ /a/ ­ /ca/. Không đọc được nữa thì gợi mở cho các em nhớ lại các nét cơ  bản cấu tạo nên /c/ và /a/. Nắm được cơ chế đó các em sẽ đọc được dù bất kể  tiếng  nào. 14
  15. 2.2.7. Xây dựng mối đoàn kết giữa học sinh với nhau. Mục đích:  Giúp học sinh biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ  nhau trong  học tập và hoạt động đồng thời tạo động lực thi đua trong học tập. Biện pháp thực hiện: Giáo dục học sinh mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan tâm giúp đỡ nhau  trong học tập nhất là những em tiếp thu chậm, con gia đình nghèo, các em sống  với ông bà. Xây dựng đôi bạn cùng tiến: Giáo viên cho học sinh học chậm, đọc chậm   ngồi gần với một học sinh đọc tốt. Bạn đọc tốt sẽ  giúp bạn chậm khi chỉ  chữ  đọc bài, giúp bạn đánh vần, đọc tiếng và giúp bạn trong thao tác vẽ  mô hình,   thay dấu thanh, tìm tiếng mới. Thời gian 10 phút đầu giờ  luân phiên những học  sinh có kĩ năng đọc tốt đọc cho cả  lớp cùng ôn luyện bài. Sau đó lần lượt luân  phiên các em trong lớp đọc bài, nếu bạn nào quên hoặc đọc sai thì bạn đọc tốt   sẽ có nhiệm vụ phát hiện lỗi sai và giúp bạn đọc đúng. Khuyến khích những bạn đọc tốt nếu giúp được bạn đọc chậm tiến bộ sẽ  nhận được phần thưởng. Chính việc làm này tạo sự  đoàn kết giúp đỡ  lẫn nhau  và có thói quen học tập tốt, xây dựng tốt nề nếp học tập. Ở  nhà, tôi động viên các em trong cùng một xóm giúp đỡ  lẫn nhau, cùng   học, cùng chơi, cùng chia sẽ khó khăn trong học tập. 2.2.8. Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng thú học  tập.          Mục đích:Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong   các hoạt động giáo dục với thái độ  tự  giác, chủ  động và ý thức sáng tạo. Học  sinh cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức  trong sách vở, vừa thông qua sự  trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt   động tập thể. Biện pháp thực hiện: 15
  16. Để  học sinh tự  tin hơn khi đọc và trình bày ý kiến của mình thì rất cần  một môi trường học tập thân thiện. Đó là:            ­ Xây dựng bầu không khí học tập thân thiện. ­ Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. ­ Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở  mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. ­ Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. ­ Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh.    Đại đa số  học sinh tiểu học, các em rất ngại tiếp xúc với thầy cô. Vậy  làm thế nào để các em mạnh dạn hơn thì giáo viên phải gần gũi, thân tình để các   em dễ hoà đồng vào môi trường tập thể. Nếu các em nhận ra ở thầy cô một sự  bảo bọc che chở, nhất là sự  quan tâm, cảm thông thực sự, các em sẽ  dần dần   quấn quýt, tin cậy gần như tuyệt đối và thầy cô như là thần tượng của các em.  Để  làm được điều này thì cách nói, âm vực lời nói là vô cùng quan trọng. Có  nghĩa là giáo viên chỉ phát âm vừa đủ nghe, tránh quát tháo, lớn tiếng dễ gây tâm   lý sợ học, sợ thầy cô cho học sinh. Giáo viên phải biết điều chỉnh, tạo không khí  hào hứng trong lớp học song vẫn giữ được tính kỉ luật, trật tự. Cho phép các em   trao đổi ý kiến, nhờ  bạn bên cạnh trợ  giúp nhưng giáo viên phải nhắc nhở  những học sinh mải chơi, nói chuyện riêng không chú ý luyện đọc.   2.2.9. Sử  dụng các phương pháp và hình thức tổ  chức phát huy tính  tích cực. Mục đích: Nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, tạo một bầu không khí  học tập vui chơi hết sức bổ ích để  các em thể  hiện hết, phát huy hết năng lực   sẵn có của mình tránh rụt rè, thụ động, làm theo một cách máy móc.  Biện pháp thực hiện: a. Phương pháp tổ chức trò chơi.   Để  cho các em ghi nhớ  và khắc sâu kiến thức đã học, người giáo viên   không chỉ  nắm vững quy trình 4 việc trong sách thiết kế  mà còn phải làm cho  16
  17. lớp học sôi nổi, học sinh thoải mái trong học tập. Chính vì điề đó giáo viên phải  tạo ra những trò chơi học tập để  làm cho không khí sôi nổi, tích cực đồng thời  củng cố kĩ năng.            Ví dụ: Khi dạy bài vần /ât/ tuần 12, giáo viên có thể sử  dụng trò chơi “  Bắn tên” để  cho học sinh tìm tiếng mới, mà lại giúp các em hứng thú học tập   hơn. Luôn chú ý đến các em chưa mạnh dạn, tạo điề  kiện để  các em lần lượt   được điều khiển trò chơi.              Khi tổ chức trò chơi, giáo viên cần lưu ý: ­ Lựa chọn trò chơi vừa sức với học sinh. Các em học nhưng phải vui, khi   vui thích thì việc học tập sẽ là tự  nguyện, không bị  gò ép, thúc bách. Giáo viên  cần lưu ý cần lựa chọn các trò chơi làm cho học sinh tự  khám ra nội dung bài   học một cách chủ động, thích thú và ghi nhớ được kiến thức một cách tự  nhiên   và sâu sắc. Trò chơi có chứa đựng nội dung và có quy chế nhất định mà học sinh   phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi giải trí song đồng thời lại   có ý nghĩa giáo dục. Dạy học bằng phương pháp tổ  chức trò chơi là đưa học   sinh đến với các hoạt động vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với bài  học. Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh hăng say học tránh làm   cho tiết học nặng nề nhàm chán, tăng cường khả năng thực hành kiến thức của  bài học, phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của   học sinh, lôi cuốn các em vào những hoạt động học tập ­ Tổ  chức vào thời điểm thích hợp. Trong thực tế  dạy học, giáo viên  thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc   tổ  chức cho học sinh chơi các trò chơi để  giới thiệu bài hay hình thành kiến   thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi   bắt đầu bài học mới. Do đó giáo viên nên linh hoạt tổ chức  ở những thời điểm  khác nhau nhằm tạo sự bất ngờ và giảm căng thẳng của giờ học. ­ Lôi cuốn tất cả học sinh của lớp cùng tham gia. Trò chơi học tập là một  hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh nên duy trì tốt hơn sự chú  17
  18. ý của các em với bài học. Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt   động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ  học, nhất là các giờ  học   kiến thức mới. Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ  năng học tập hợp tác cho học sinh, tăng cường khả  năng giao tiếp và giúp các   em rèn kỹ năng hợp tác. Một số  trò chơi có thể  áp dụng như: đọc nhanh – đọc đúng; chỉ  nhanh – chỉ  đúng; đi chợ (lưu ý chợ chỉ bán nhứng đồ vật có chứa âm hoặc vần đang học)          Ví dụ: trò chơi: Đọc nhanh – đọc đúng          Giáo viên ghi một số từ vào các mảnh bìa và đưa ra cho học sinh đọc. Bạn   nào đọc nhanh, đọc đúng 3 từ liên tiếp sẽ được cả lớp khen: giỏi quá, giỏi quá.  Tôi thường chọn những em đọc còn chậm đọc nhiều hơn nhằm giúp các em cố  gắng đọc để thi đua và tạo cho các em khả năng đọc nhanh, đọc đúng. Khi tổ  chức trò chơi, giáo viên cần đánh giá cao phần tham gia của các   đội,  không làm qua loa đại khái, có khen thưởng, tuyên dương kịp thời cũng là một  biện pháp làm cho học sinh thêm tích cực vì em nào cũng thích được khen, được  thầy cô quan tâm đến việc làm của mình. Bên cạnh đó cần động viên những đội   còn lại để các em cố gắng hơn  ở lần sau.  Sau mỗi lần chơi giáo viên cần nhận  xét đánh giá kết quả của học sinh. Dựa vào yêu cầu, nội quy chơi, kết quả cuộc  chơi giáo viên đánh gía cuộc chơi và phân loại thắng thua thật công bằng, rõ   ràng. Giáo viên phải hết sức lưu ý vấn đề  này vì đôi khi có giáo viên nêu yêu   cầu và luật chơi rất khắt khe nhưng khi đánh giá kết quả  lại đại khái, không  chính xác hoặc không công bằng vì vậy sẽ làm cho học sinh mất phấn khởi, đôi  khi các em biểu lộ sự phản đối với sự đánh giá đó và không chấp nhận kết luận   của giáo viên. Để đánh giá đúng thực chất của cuộc chơi, giáo viên phải thống  kê ra được những ưu điểm, nhược điểm của từng bạn tham gia chơi. Tuy nhiên   vẫn cần sự  đánh giá nhẹ  nhàng mang tính chất động viên, khích lệ  là chính,   18
  19. tránh tình trạng đánh giá để các em buồn và xấu hổ với bạn bè khi không thắng   trò chơi.             b. Phương pháp nhận xét nêu gương.            Để nâng dần chất lượng học sinh trong lớp, muốn cho trình độ học sinh   đồng đều vào cuối năm học, tôi thường trò chuyện với các em học chậm để  giúp các em cố  gắng hơn cho kịp bằng bạn. Tôi cho các em nhận xét các bạn   học tốt trong lớp.             Ví dụ: Bạn Bảo, bạn Trọng học giỏi vì bạn ấy rất chăm chỉ đọc bài và   đọc rất nhiều ở nhà. Ở lớp các bạn cũng rất cố gắng đọc để ngày càng học tốt   hơn. Các bạn luôn thi đua với nhau xem ai đọc nhiều hơn, ai đọc đúng hơn và ai  đọc hay hơn. Các em sẽ  học giỏi như  các bạn  ấy nếu cố  gắng đọc nhiều như  các bạn. Đọc chưa thông, đọc chưa nhanh thì đánh vần, đọc nhẩm, nhẩm xong   đọc to lên và cứ thế mà đọc mãi, đọc đi, đọc lại, đọc đến khi nào nhìn vào chữ  là đọc được ngay mới thôi.               Tôi đã cùng đọc với các em còn chậm nhằm giúp đỡ khả năng đọc bài   cũng như  giúp các em phân tích tiếng, cách đọc sao cho nhanh như: nhẩm âm   đầu → nhẩm vần → ghép âm đầu với vần → ghép dấu thanh thành tiếng… 2.2.10. Tăng cường nhận xét, đánh giá học sinh. Mục đích:  Nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của học sinh để  có  biện pháp cải thiện, hoàn thiện phương thức dạy và học để phát triển năng lực  của học sinh. Biện pháp thực hiện:  Việc đánh giá quá trình và kết quả  học tập của   học sinh là một nhiệm vụ  quan trọng, thường xuyên. Nó không đơn thuần là  thực hiện một quy định bắt buộc để  giáo viên ghi nhận vào Sổ  tay cá nhân mà  dựa vào đó giúp giáo viên nắm được năng lực, khả năng phối hợp của từng học   sinh, từ đó có kế hoạch tổ chức dạy ­ học phù hợp và hiệu quả. Mặt khác cần   theo dõi, đánh giá học sinh trong suốt quá trình học tập. Giáo viên cần quan sát   thái độ học tập, đánh giá sự tiến bộ của các em. Do đó việc nhận xét không nên  19
  20. qua loa, đại khái mà lời nhận xét cần ngắn gọn, dễ hiều mang tính đọng viên ,   khích lệ cao. Khi thực hiện việc đánh giá, giáo viên cần nêu rõ những mặt được và  chưa được để  học sinh nắm và thực hiện tốt hơn. Bên cạnh việc tuyên dương  những học sinh tích cực, chăm chỉ, đọc tốt giáo viên cũng cần nghiêm khắc nhắc  nhở  những học sinh chưa tập trung, lơ  là, hay nói chuyện, làm việc riêng…để  các em có trách nhiệm và ý thức hơn.            Có 4 mức độ  đánh giá đối với quá trình chiếm lĩnh đối tượng của học   sinh:                     ­ Mức 1: Làm được.                     ­ Mức 2: Làm đúng.                     ­ Mức 3: Làm đẹp.                     ­ Mức 4: Làm nhanh. Mức 1, 2 là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt 100% học sinh. Mức 3, 4 thể hiện  sự phân hoá học sinh rõ nét trong quá trình dạy học.            Hiện tại việc đánh giá môn học được thực hiện theo thông tư  22, do đó  đánh giá cần thường xuyên đúng thực chất, công bằng và khách quan. Nếu giáo   viên chỉ dựa trên cơ sở là bài kiểm tra cuối kì, cuối năm của các em là chưa đủ,  chưa chính xác, mà phải dựa trên nhiều yếu tố  như: kĩ năng đọc, tham gia các   hoạt động  ở  lớp, …Chính vì vậy, giáo viên cần coi trọng khâu đánh giá toàn  diện và xuyên suốt quá  trình học tập.  Kết quả sau áp dụng các giải pháp: Qua việc học tập theo chương trình Tiếng Việt 1 – CGD giúp cho học  sinh có được sự tự tin, chững chạc khi nắm bắt kiến thức mới. Các em làm chủ  được tiết học và hoạt động hết sức sôi nổi, biết thi đua đọc đọc đúng, đọc  nhanh, đọc hay đặc biệt khi tìm tiếng mới các em thật sự hứng thú và thể  hiện   rõ   năng   lực   cá   nhân   của   mình   không   còn   thụ   động   lắng   nghe   như   khi   học   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2