Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp huy động và duy trì sĩ số học sinh ở vùng dân tộc thiểu số
lượt xem 2
download
Nội dung của sáng kiến đánh giá được một số mặt trong hoàn cảnh sống tác động tới học sinh vùng khó; đề xuất được cách tiếp cận mới trong giáo dục theo hướng giáo dục mang tính đặc thù của học sinh dân tộc thiểu số và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục tích cực, khai thác nội dụng giáo dục của bài học… để giáo dục cho học sinh đi học chuyên cần giúp các em học tập được tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp huy động và duy trì sĩ số học sinh ở vùng dân tộc thiểu số
- 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Bậc tiểu học là nền móng kế tiếp sự phát triển của bậc học phổ thông. Chính vì vậy chất lương Dạy Học trong trường tiểu học có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để việc dạy và học đối với học sinh dân tộc thiểu số có hiệu quả. Việc đầu tiên đối với giáo viên dạy vùng đồng bào dân tộc thiểu số là phải duy trì tốt sĩ số hàng ngày. Có như vậy mới đảm bảo và nâng cao được chất lượng dạy và học trong nhà trường và ngành giáo dục trong giai đoạn đổi mới của đất nước ngày nay. Những năm gần đây, chất lượng dạy và học của các trường miền núi có nhiều chuyển biến, tiến bộ rõ rệt. Việc nâng cao chất lượng dạy và học đến nay đã trở thành một việc làm hết sức cần thiết, được toàn xã hội quan tâm. Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng là việc làm không dễ đối với giáo viên. Vì vậy để giúp học sinh đồng bào trong thôn bản đi học chuyên cần là một yếu tố rất quan trọng . Bởi chất lượng dạy và học phụ thuộc nhiều vào thái độ học tập của học sinh. Một lớp học mà học sinh đi học đầy đủ thì giáo viên mới có thể tổ chức cho các em học tập tốt được, nếu học sinh nghỉ nhiều thì lớp học sẽ buồn tẻ, hiệu quả không cao, bản thân học sinh nghỉ sẽ bị hổng kiến thức, chất lượng học sẽ bị giảm sút, dẫn đến các em chán học và muốn nghỉ học. Chính vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là phải làm thế nào để giúp các em học sinh có thói quen đi học đều và phải hướng dẫn các em có một quy trình học tập, có khả năng thích ứng, chủ động, sáng tạo trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Để đáp ứng được nhu cầu này thì một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo viên dạy trong thôn (bản) là phải huy động và duy trì được sĩ số học sinh. Vì học sinh không chỉ là đối tượng để giáo dục, mà còn là sản phẩm của quá trình dạy học. Sản phẩm đó chính là con người đựơc đào tạo. Do đó có được sĩ số học sinh hàng ngày thì mới góp phần vào 1
- công cuộc dạy và học, nâng cao chất lượng trong nhà trường. Thực tế đã cho ta thấy hiện nay ở các lớp học trong bản không có học sinh bỏ học, nhưng tỉ lệ chuyên cần chưa cao , hiện tượng học sinh nghỉ học tùy tiện vẫn còn, đặc biệt là về mùa mưa rét. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học. Từ thực tế này với trách nhiệm của giáo viên dạy trong bản, đối tượng là học sinh đồng bào Vân Kiều. Tôi nghĩ: Phải làm thế nào? Phải có cách gì? Để học sinh có thói quen đi học đều (chuyên cần). Đó cũng là lí do mà tôi chọn sáng kiến: “Một số giải pháp huy động và duy trì sĩ số học sinh ở vùng dân tộc thiểu số”. 1.2. Điểm mới của đề tài Huy động và duy trì sĩ số học sinh có thể nói là một vấn đề không có gì mới mẻ, đặc biệt nó đã được rất nhiều người công tác trong lĩnh vực giáo dục nghiên cứu và quan tâm. Tuy nhiên, điểm mới và khác biệt đề tài này là đối tượng học sinh được nói đến là học sinh con em vung dân t ̀ ộc thiểu số. Các em hầu như chỉ được tiếp thu ở trường học và một phần do các em tự lĩnh hội lấy bởi vì bố mẹ luôn đi rừng, đi rẫy trong một thời gian dài, không ai định hướng, chỉ bảo, nhắc nhở cho các em phải đi học chuyên cần kể cả những ngày mưa rét. Bên cạnh đó vì điều kiện xa xôi, vùng biên giới nên các em ít được tiếp xúc nhiều với các phương tiện truyền thông như truyền hình, đài báo, môi trường giao tiếp đồng bằng… nên có thể nói kĩ năng đi học chuyên cần của học sinh chưa có nền tảng hình thành. Nội dung của sáng kiến đánh giá được một số mặt trong hoàn cảnh sống tác động tới học sinh vung kho; đ ̀ ́ ề xuất được cách tiếp cận mới trong giáo dục theo hướng giáo dục mang tính đặc thù của học sinh dân tộc thiểu số và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục tích cực, khai thác nội 2
- dụng giáo dục của bài học… để giáo dục cho học sinh đi học chuyên cần giúp các em học tập được tốt hơn. Với sáng kiến: “Một số giải pháp huy động và duy trì sĩ số học sinh ở vùng dân tộc thiểu số” . Bản thân tôi muốn góp thêm giải pháp nhỏ vào việc duy trì sĩ số học sinh đồng bào, giúp các em đi học đều, đúng giờ, có thói quen học tập tốt yêu thích việc đi học… Duy trì tốt sĩ số học sinh là góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tạo điều kiện cho học sinh trau dồi kiến thức. Đồng thời giáo viên phát huy tốt vai trò đối với công tác chủ nhiệm lớp, nâng cao uy tín của giáo viên tiểu học, huy động được sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh học sinh, sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ thôn, bản…Có như vậy thì hiệu quả học tập của các em sẽ được nâng cao. Cũng là cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển đạo đức đúng đắn, lâu dài về mặt tình cảm. 1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ áp dụng cho học sinh có đối tượng là học sinh vung dân t ̀ ộc thiểu số. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng về công tác huy động và duy trì sĩ số của học sinh tại trường 2.1.1. Một số thuận lợi: * Về phía nhà trường ̀ ương đa triên khai kha hiêu qua công tác Nha tr ̀ ̃ ̉ ́ ̣ ̉ huy động và duy trì sĩ số của học sinh, ki năng lam viêc, sinh hoat ̃ ̀ ̣ ̣ ở khu nội trú, ren luyên s ̀ ̣ ức khoe va ̉ ̀ ̉ ̣ ưc khoe, ren luyên ki năng bao vê s ́ ̉ ̀ ̣ ̃ ứng xử văn hoa, chung sông hoa binh, ́ ́ ̀ ̀ phong ng ̀ ưa bao l ̀ ̣ ực va cac tê nan xa hôi. ̀ ́ ̣ ̣ ̃ ̣ 3
- * Vê phia giáo viên: ̀ ́ Giáo viên được đào tạo bài bản, có đủ trình độ, năng lực để huy động và duy trì sĩ số học sinh lớp mình chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm cũng là giáo viên trực tiếp giảng dạy nên rất thuận lợi trong việc nắm bắt, theo dõi học trò mình. Từ đó có những biện pháp hợp lí giúp học sinh khắc phục những hạn chế. Giáo viên được tiếp cận, trang bị đây đ ̀ ủ công nghệ thông tin. Bản thân của người giáo viên chủ nhiệm luôn nhiệt tình, tích cực học hỏi, nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phối, kết hợp với cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, trên chuẩn 100%, có thời gian công tác lâu năm nên việc trao đổi, học tập các kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm có nhiều thuận lợi. Luôn được cập nhật, nắm bắt kịp thời các thông tin, văn bản, chị thị có liên quan về nội dung giáo dục duy trì sĩ số của bậc học. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tới công tác chuyên môn, sĩ số học sinh và có chỉ đạo kịp thời khi có học sinh vắng mặt. Nhiều cha mẹ học sinh ngày càng quan tâm tới việc học của con em mình. * Vê phia h ̀ ́ ọc sinh Hầu hết các em rất ngoan, đều cùng ở một điểm bản Học sinh thường xuyên được nghe thầy cô giáo tuyyên truyền nhắc nhở vận động. Học sinh ngày càng được tham gia nhiều hơn các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. 2.1.2. Một số khó khăn: Học sinh đều là em con dân tộc thiểu số, đa số gia đình nghèo túng, thiếu 4
- thốn. Nhiều phụ huynh chưa coi trọng việc học tập của con em mình, họ chưa hiểu học để làm gì? Vì họ cho rằng : Có học thì cũng ở nhà kiếm củi, làm rẫ y … Học sinh chưa có ý thức học tập, nhút nhát, nói năng tự do theo ý thích, nhưng rất hay tự ái. Các em hay nghỉ học tùy ý. Nhiều khi cha mẹ bắt nghỉ học coi em hoặc đi rẫy theo bố mẹ nhiều ngày. 2.1.3. Số liệu thống kê Quá trình giảng dạy tại trường, tôi được phân công giảng dạy lớp 5 (100% học sinh dân tộc thiểu số). Tôi nhận thấy các em cùng ở một điểm bản nhưng thể chất của các em phát triển không đồng đều, có nhận thức và tính cách khác nhau, một số em hay nghỉ học không có lí do. Để việc giúp các em đi học chuyên cần đạt kết quả cao. Tôi tiến hành theo dõi việc đi học của học sinh ngay sau một tuần khi tôi nhận lớp. Cụ thể một tuần của tháng 9 là Thứ Ngày Sĩ số Hiện diện Hai 23/9 16 13 Ba 24/9 16 12 Tư 25/9 16 14 Năm 26/9 16 16 Sáu 27/9 16 14 * Qua số lượng trên cho ta thấy. Nhìn chung các em đã có tham gia đi học. Nhưng các em còn hay nghỉ học. Khiến cho tôi rất lo lắng cho chất lượng học tập của các em. Với trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm của một lớp tôi đã trăn trở và đã tìm ra những nguyên nhân vì sao học sinh hay nghỉ học? vì sao các em 5
- không thích đi học ?.... Và từng bước đề ra những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những tồn tại giúp học sinh đi học chuyên cần trong sự bền vững. 2.1.4. Nguyên nhân Qua theo dõi và nắm bắt việc đi học hàng ngày của học sinh tôi nhận thấy a. Do nhận thức của phụ huynh học sinh còn thấp, họ không coi trọng việc đi học của con em. Nhiều phụ huynh đã nói: Học để làm gì? Có đi học về cũng chỉ ở nhà lấy chồng, lấy vợ, kiếm củi, làm rẫy…Nên kệ nó, nó thích thì nó đi học nó không thích thì thôi mình không biết. b. Học sinh vốn quen tính tự do trong gia đình, thích thì học mà không thích thì chơi, không ai nhắc nhở… Đến lớp học thì phải ngồi nghiêm túc, không được làm việc riêng, không được nói chuyện … Phải đọc, phải viết, phải suy nghĩ để trả lời câu hỏi của thầy, cô giáo trong các giờ học…. Do đó các em cảm thấy bị gò bó, khó chịu…. c . Đọc sai, viết sai, cô sửa, cô nhắc nhở nhiều dẫn đến tự ái, buồn rồi nghỉ học d. Giáo viên đôi lúc chưa chú trọng đến việc giúp học sinh đi học chuyên cần, nhiều khi chưa nhiệt tình, chưa động viên nhắc nhở… e. Hình thức tổ chức các giờ dạy còn đơn điệu, nghèo nàn, dễ tạo sự nhàm chán, ít kích thích sự hứng thú học tập của học sinh. g. Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn. chưa có đủ đồ dùng học tập cho học sinh. h. Đường đi lại chưa được thuận lợi…. Còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến các em nghỉ học. Nhưng cái chung nhất quyết định chính là các em chưa có động cơ học tập đúng đắn. *Vậy để khắc phục các tồn tại trên. Người giáo viên ngoài hiểu biết về chuyên môn còn phải kiên trì, khéo léo, tận tâm để tìm ra những biện pháp 6
- thích hợp nhằm giúp học sinh đi học chuyên cần. 2.2. Các giải pháp Qua tình hình thực tế, là giáo viên chủ nhiệm lớp ở trong bản tôi đã mạnh dạn tiến hành với những giải pháp như sau: 2.2.1 Giai pháp 1: ̉ Phổ biến nội quy ngay từ đầu năm tới học sinh phụ huynh Tổ chức học nội quy lớp ngay tuần đầu của năm học. Quy định rõ: học sinh phải đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải có lí do và được cha mẹ xin phép. Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm, thông báo cho phụ huynh biết về quy định và nhờ phụ huynh hàng ngày theo dõi, nhắc nhở. Học sinh đến trường đều tự mình đánh dấu vào Bảng theo dõi “Ngày em đến lớp”. Gọi điện thoại liên lạc trực tiếp với phụ huynh đối với những trường hợp học sinh tự ý nghỉ học không có lí do. (Tôi đã nắm được 14/16 số điện thoại của phụ huynh học sinh trong lớp). 2 em ( Hồ Văn Lạc, Hồ Thị Châu) không có vì bố mẹ không dùng điện thoại nên phải đến tận nhà tìm hiểu nguyên nhân và trao đổi cách khắc phục. Chính nhờ thế mà những học sinh ở lớp tôi chủ nhiệm chỉ nghỉ học 1 ngày không phép thì đến hôm sau đi học lại bình thường, nên năm 20192020 lớp tôi chủ nhiệm không có hiện tượng học sinh ngỉ học học không có lí do. 2.2.2 Giai pháp 2: ̉ Giúp học sinh khắc phục khó khăn trong học tập Bản thân giáo viên phải luyện nói (tăng cường tiếng Việt) cho học sinh trong mỗi tiết học, mọi lúc, qua việc trò chuyện, tâm sự với các em; mỗi tuần một tiết sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp và hướng dẫn học 7
- sinh đọc thêm sách báo tại thư viện của lớp, học ở nhà cùng với việc phân công học sinh khá cùng đọc hỗ trợ đối với những học sinh gặp khó khăn trong nói và đọc. (Ví dụ: Có em Hồ Thị Tuyến nói và viết hay sai lỗi chính tả nhiều. Mỗi khi đọc bài, các bạn góp ý nhiều khiến Tuyến bực bội, đến buổi chiều là nghỉ học luôn. Tôi đã đến nhà động viên Tuyến trở lại lớp. Trên lớp, mỗi giờ luyện đọc, luyện viết, tôi đều đến gần động viên, nhận xét, hướng dẫn để Tuyến khắc phục những lỗi hay gặp phải một cách nhẹ nhàng và hài hước giúp em ấy hòa đồng cùng các bạn trong nhóm, trong lớp. Mặt khác, tôi cũng gặp và họp riêng với những học sinh trong nhóm của Tuyến. Hướng dẫn các em cách giúp bạn. Dần dần Tuyến cũng khá hơn và đi học đều.) Giáo viên hướng dẫn học sinh gặp khó khăn trong tính toán về cách nhận dạng kiến thức, củng cố kiến thức bằng cách ôn luyện theo mỗi ngày. Quan tâm đặc biệt đến các em, hướng dẫn những học sinh khá, giỏi cùng học với các em. Hoặc trực tiếp cùng gia đình phối hợp hướng dẫn các em học ở nhà, ở trường. Đồng thời động viên, tuyên dương kịp thời những em có tiến bộ rõ nét, khuyến khích các em có sự phấn đấu cao hơn, cụ thể: + Em Nguyễn Văn Huy hỗ trợ em Hồ Thị Tuyến. + Em Hồ Văn Luân hỗ trợ em Hồ Thị Châu. + Em Hồ Thị Trinh hỗ trợ em Hồ gia Hữu Do vậy, kết quả học tập của những đôi bạn cùng tiến trên có sự tiến bộ rõ rệt. 2.2.3 Giai pháp 3: ̉ Giúp học sinh thoát khỏi sự tự ti, mặc cảm Lúc này vai trò của giáo viên hết sức quan trọng đối với tâm hồn trẻ. Người thầy có thể là cha mẹ hoặc là người bạn và sự điều này giúp cho các em vượt qua khó khăn. Chính vì vậy, mỗi người thầy là người tương tác với các em trong việc học tập, sinh hoạt và cốt yếu là luôn cân bằng giữa tư cách là người 8
- giữ kỷ cương, là người bạn tâm tình mỗi khi các em cần sự giúp đỡ. Do vậy, mỗi lời hỏi thăm, mỗi cử chỉ chăm sóc của cô thầy sẽ giúp các em thoát khỏi mọi tự ti, mặc cảm. Có em Hồ Thị tuyến nhập từ tkhu vực khác vào lớp 5B từ đầu năm học 20192020. Lúc mới về em luôn mặc cảm bởi hoàn cảnh nhà nghèo, nói cà lăm và lại làm quen với mô hình trường học mới (VNEN), bởi nơi em theo học trước đó là chương trình hiện hành, lực học của em cũng không được tốt lắm. Tôi đã luôn quan tâm đến em, hướng dẫn em hòa nhập với mô hình học mới, bạn mới,…. Tôi hỏi han em giống như một người mẹ, người chị, người bạn. Tiếp xúc nhiều với cô, với các bạn em dần quen và trở nên mạnh dạn hơn. Có những giờ học Tuyến trở nên xuất chúng khiến nhiều bạn ngạc nhiên với câu trả lời khá hoàn hảo và sáng tạo của mình. Những lúc đó tôi đã tuyên dương khích lệ tinh thần của em. Tuyến cảm thấy rất phấn khởi và thêm yêu trường lớp, thầy cô giáo và các bạn mới. Từ đó đến nay, Tuyến đã mạnh dạn và tự tin hơn nhiều, em luôn đi học đều và đúng giờ. Có khi bị ốm, bố mẹ điện thoại xin phép cô giáo rồi nhưng Tuyến cũng chỉ nghỉ một buổi đi khám bệnh, buổi chiều vẫn lên lớp học. 2.2.4 Giai pháp 4: ̉ Quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: Rà soát, nắm bắt những học sinh có hoàn cảnh nghèo, gia cảnh khó khăn đăng kí cho các em được nhận dụng cụ, sách vở, quần áo do Nhà trường và Liên đội và các tổ chức từ thiện hỗ trợ ngay từ đầu năm. Mua sẵn bút chì, thước, ruột bút kim,… để trong cặp. Khi các em cần thì đã có ngay để dùng. Kêu gọi các học sinh trong lớp dành tặng bạn một số quần áo cũ và tranh thủ sự hỗ trợ từ một số giáo viên, phụ huynh có khả năng để trang bị thêm những dụng cụ còn lại cho những em có hoàn cảnh khó khăn để các em 9
- được yên tâm đến trường, không phải mặc cảm vì nhà nghèo, thiếu thốn. (Ví dụ: Trong lớp, có em Hồ Văn Lạc không có bố, mẹ bị tâm thần nên Lạc đã đến lớp tập trung muộn hơn các bạn. Khi đến lớp, không có một loại sách vở, dụng cụ học tập nào. Tôi đã liên lạc và gặp mặt cậu ruột của Lạc để trao đổi tìm cách giúp em. Cậu của Lạc sẽ phải mua sắm vở và đồ dùng học tập cho em còn tôi thì xin với Nhà trường tạo điều kiện cho em mượn một bộ sách hướng dẫn học. Được sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu và sự phối hợp của phụ huynh, Lạc đã có đầy đủ các loại sách vở và dụng cụ học tập cần thiết khi đến lớp). 2.2.5 Giai pháp 5: ̉ Phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thay và Tổng phụ trách Đội: Trường chúng tôi thực hiện dạy 9 buổi/tuần. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm thực hiện dạy 23 tiết/tuần. Như vậy, với những số ti ết còn lại là giáo viên chuyên và giáo viên dạy thay. Vì vậy nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các giáo viên chuyên, giáo viên dạy thay với Tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm để duy trì tốt sĩ số thì việc học sinh nghỉ học, bỏ tiết là điều khó tránh khỏi. Đầu năm học 20192020, lớp 5B tôi dạy có mấy trường hợp (Hồ Văn Lạc, Hồ Văn Vỹ, Hồ Văn Trung…) cứ đến tiết chuyên (Tiếng Anh, Tin học, Đạo đức, Kĩ Thuật,…) là nghỉ học, bỏ tiết hoặc tùy tiện đổi chỗ trong lớp. Những buổi sau đến lớp, nghe học sinh trong lớp và giáo viên bộ môn phản ánh lại tôi thấy khá bức xúc. Tôi liền trao đổi với các giáo viên chuyên cùng phối hợp để chấn chỉnh kịp thời những điều đó. Tiếp đến, tôi gắn trực tiếp sơ đồ chỗ ngồi, những lưu ý của học sinh mà giáo viên cần giúp đỡ trên bàn giáo viên để các giáo viên đến dạy đều nắm rõ được tên và vị trí của từng em. Về lớp, tôi nhắc nhở và phân tích để các em thấy được tầm quan trọng của việc đi học đều, học đúng, học đủ các môn học và hoạt động giáo dục. Sau 10
- đó, tình trạng này đã chấm dứt hoàn toàn. Tất cả học sinh đều tự giác, tích cực trong các tiết học, môn học và các em đều thể hiện lòng tôn kính của mình với thầy cô. ( Em Hồ Văn Lạc sau đó có sự tiến bộ rõ rệt về nhiều mặt: đi học chuyên cần, học tập tốt, chấp hành tốt các quy định của lớp, của trường,…Em còn được các thầy cô nhận xét, khen ngợi nhiều hơn trong vở.) Và tôi cũng không còn nghe thấy các thầy cô phàn nàn về học sinh của lớp mình nữa mà thay vào đó là những lời khen: Lớp học ngoan, chăm chỉ; các em rất lễ phép, tích cực trong học tập và hoạt động giáo dục. 2.2.6 Giai pháp 6: ̉ Tận dụng tối đa sự tác động của môi trường xã hội: Có nhiều học sinh bộc phát nhân cách của mình một cách nhanh chóng mà bề ngoài khó nhận biết. Ở trường, việc học tập của các em có dấu hiệu của một sự khủng hoảng như: học không vào, trốn học, không hài lòng với sự nhắc nhở của thầy cô, nhất là sự nổi lên rầm rộ của phong trào chơi game đang diễn ra phổ biến. Ở nhà, các em làm cho cha mẹ phải trăn trở, lo lắng và không nghe lời dạy dỗ của cha mẹ, hay lơ đễnh không thèm để ý bất cứ chuyện gì cả. Đối với những trường hợp trên, giáo viên cần linh động các biện pháp giải quyết, bảo đảm mối quan hệ gắn bó giữa gia đình, nhà trường, tăng cường biện pháp thuyết phục mà không chê trách, răn đe, trách phạt. Để hướng các em hòa nhập cùng tập thể lớp, có thể phân công các em đảm trách một nhiệm vụ nào đó trong lớp hay ghi tên, động viên các em tham gia vào đội tuyển của các môn thể thao hay các phong trào khác trong hoạt động của lớp học, của nhà trường. Từ đó, sự say mê trong nhiệm vụ mới, được sự tin yêu của bạn bè, được sự thương mến của thầy, cô sẽ giúp em vượt qua mọi thị hiếu do môi trường tác động. 11
- Cụ thể, trong lớp tôi có em Nguyễn Văn Đức ở thôn Tân Lập. Nhà nghèo, đông anh em, bố ham rượu chè, mẹ suốt ngày đi làm thuê kiếm tiên nuôi cả nhà. Ngay cả các khoản đóng góp theo quy định của trường, của lớp gia đình cũng không có để nộp. Bản thân em Đức lại thích chơi game nên việc em nghỉ học không có lí do diễn ra liên tục trong một thời gian dài khiến tôi khá vất vả. Khi đến lớp, cô giáo hỏi lí do thì em không khi nào nói thật. Tôi đã tìm hiểu qua các giáo viên chủ nhiệm trước, các giáo viên chuyên,…Tiếp theo, tôi đến nhà và gặp được mẹ của em Đức. Tôi và mẹ của Đức phối hợp với nhau để giúp Đức đi học chuyên cần hơn. Hôm nào Đức nghỉ học là tôi điện thoại báo cho phụ huynh, một lúc sau thấy Đức đã lên lớp. Hỏi ra mới biết mẹ đã tìm Đức từ quán internet. Có lần khác, Đức nghỉ học, tôi điện thoại cho mẹ em nhưng mẹ lại đang đi làm thuê cho người ta ở nơi xa thế là tôi chạy ra các quán internet để tìm em vào giờ giải lao. Những ngày sau đó, dường như Đức cũng phần nào cảm thấy có lỗi nên không nghỉ học nhưng thái độ hợp tác trên lớp có vẻ miễn cưỡng không thật sự thoải mái. Cuối buổi học, tôi gặp riêng Đức hỏi chuyện, phân tích cho em thấy những cái được cái mất của việc nghỉ học,… Những buổi học trên lớp, tôi luôn quan tâm đến Đức một cách tự nhiên, hài hòa. Giao cho em phụ trách vị trí Phó ban Thư viện của lớp. Khi đảm nhận trọng trách này, em sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các tài liệu có trong thư viện của lớp mà không phải qua khâu trung gian. Các bạn khác muốn mượn tài liệu phải thông qua em, như vậy em thấy được mình cũng có vai trò quan trọng đối với tập thể mà cố gắng. Càng ngày, em càng muốn chứng tỏ khả năng của mình với các bạn nên không còn nghĩ đến chuyện nghỉ học nữa. Cũng có những buổi em nghỉ học nhưng đều có lí do chính đáng do người lớn xin phép. Những buổi học sau lên lớp, em rất tích cực học hỏi bạn về bài đã học hôm trước để theo cho kịp các bạn. Việc đưa được Đức đến lớp đều là thành công lớn nhất trong ngần ấy năm dạy học của tôi. Ngạc nhiên hơn nữa là cuối năm học, Đức đã hoàn thành khá tốt các bài kiểm tra, đặc biệt là môn 12
- Tiếng Việt đạt 8 điểm. Các khoản đóng góp tôi cũng xin với nhà trường miễn hết cho em. Các khoản của lớp, bản thân tôi hỗ trợ cho em phần nào còn nữa là sự hỗ trợ của cả tập thể lớp. Mặt khác, đối với những em có mặc cảm do có sự khác biệt về thành phần dân tộc (Kinh, Êđê …) hoặc do chưa thích nghi với môi trường như: chuyển trường, lưu ban thì lúc này vai trò của giáo viên rất quan trọng. Giáo viên sẽ lồng ghép giáo dục khi dạy một số bài Địa lí lớp 4, bài Dân cư nước ta (Địa lí lớp 5) . Giáo viên cũng có thể kể câu chuyện “Kinh và Ba na đều là anh em” để hướng tới sự đoàn kết là một. Bên cạnh đó, những cử chỉ, giọng nói của giáo viên tạo nên sự gần gũi giữa hai mối quan hệ là rất cần thiết. Một cái xoa đầu, một lời hỏi thăm là bản thân giáo viên đã tạo cho học sinh một sự tin tưởng, dễ gần. Lòng cảm mến của học sinh đối với giáo viên, giúp các em xóa đi những mặc cảm, tự ti để hòa nhập với tập thể tốt hơn và ý định chán nản, bỏ học, nghỉ học sẽ dễ dàng xóa đi trong đầu óc non nớt của các em. Có các em: Y Sa Muel Niê, Y Huy Byã, H Nang Êban,… những ngày đầu nhận lớp, thấy các em có vẻ rụt rè. Tôi âm thầm theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân thì được biết hoàn cảnh của các em ấy khá phức tạp. Y Huy có bố mẹ đã li dị, em ấy ở với bà ngoại và dì ruột đang học THCS. Y Sa Muel, bố mẹ đi làm ở Thành phố Hồ Chí Minh, em ở với bà ngoại. H Nang gia đình thuộc hộ nghèo, em còn thường xuyên bị chảy mồ hôi ở tay và chân, …Học lực của 3 em đều ở mức yếu (qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm). Thỉnh thoảng các em ấy lại nghỉ học mà không có lí do. Tôi đã trò chuyện riêng với từng em, hỏi han về mọi chuyện và động viên các em. Bên cạnh đó tôi cũng gặp trực tiếp dì của Y Huy, mẹ của H Nang cùng tìm biện pháp giúp các em tiến bộ. Riêng với Y Sa muel, tôi đến nhà nhưng đều không gặp được bà của em (gia đình không ai dùng điện thoại). Tôi đã nhờ đến Hội phụ huynh của lớp, nhờ phụ huynh của 13
- những học sinh gần nhà giúp đỡ. Trên lớp, tôi phân các học sinh khá giỏi giúp đỡ các em. Cho các em tham gia vào đội quản Sao, hướng dẫn các học sinh lớp 1, 2 xếp hàng tập thể dục đầu giờ (có sự hướng dẫn của GVCN). Cả ba thấy mình có uy với các em nên khá mạnh dạn khi làm nhiệm vụ được giao. Các em hồ hởi nói về những em nhỏ mà mình phụ trách. Những ngày sau đó, các em rất nhớ nhiệm vụ của mình. Biết được vai trò của mình như thế nào nên các em đều rất cố gắng. Khi có cơ hội là tôi đưa ra những lời khen với các em. Các em cảm thấy được quan tâm, tin tưởng nên việc nghỉ học không lí do đã hoàn toàn không còn. Và việc học tập của các em cũng có sự tiến bộ rõ rệt. Cuối năm, cả ba em đều hoàn thành chương trình. ̉ 2.2.7 Giai pháp 7: Tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể sinh hoạt lớp Phối hợp với Đội thiếu niên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp vui tươi, sinh động, hấp dẫn để các em thấy gần gũi hơn với mọi người. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, nhóm đạt duy trì sĩ số suốt cả tuần để làm gương cho lớp và khen những em có tiến bộ về mặt học tập để các em thấy nhiệm vụ học tập của mình và mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui. Đối với những mặt học sinh còn hạn chế, nhắc nhở nhẹ nhàng kèm theo hướng dẫn, uốn nắn cho các em để tuần sau các em thực hiện tốt hơn. Ngoài ra, cần nêu gương các anh, chị học sinh những năm trước dù đầu năm còn yếu kém nhưng nhờ sự kiên trì, cố gắng đến cuối năm cũng đã đạt loại Khá, Giỏi để củng cố lòng tin nơi các em. Mời cha mẹ học sinh tham gia vào tiết sinh hoạt lớp để nắm bắt được tình hình học tập và rèn luyện của con em mình. Ví dụ: Trong năm học, tôi có tổ chức tiết sinh hoạt tập thể theo nhu cầu của đông đảo học sinh trong lớp. Thay vì múa hát, tìm hiểu lịch sử,… tôi 14
- tổ chức thi đấu một số nội dung thể thao theo sở thích của các em như nhảy dây, đá cầu, cầu lông,…. Các em rất hào hứng và luôn mong muốn được cô tổ chức như thế nên ngoài việc hăng say học tập thì các em cũng tích cực rèn luyện ở lớp, ở nhà. Từ đó, một số em quên hắn những trò chơi vô bổ và ham đến trường hơn. 2.2.8 Giai pháp 8: ̉ Tạo môi trường giáo dục tốt Cùng học sinh trang trí lớp học, các góc học tập thật sinh động., khuyến khích lấy ý tưởng của các em. Mỗi ngày bước vào lớp, tôi đều quan sát cả lớp. Thấy các em có mặt đầy đủ là lòng tôi rất vui. Nhất là những hôm thời tiết khắc nghiệt như: mưa, gió, … Những hôm ấy, tôi cho lớp hoan nghênh bằng một tràng pháo tay để động viên khích lệ tinh thần các em. Trong giờ dạy, tôi đầu tư soạn giảng phân hóa theo đối tượng học sinh sao cho phù hợp với trình độ mọi học sinh trong lớp nhất là những em học yếu nhằm kích thích học sinh hứng thú học tập, tiếp thu bài nhanh hơn. Lồng ghép những câu chuyện thực tế mang tính giáo dục vào các tiết dạy để tạo hứng thú cho các em trong mỗi giờ học. Tôi cũng thật sự hòa nhập cùng các em trong giờ dạy hoạt động ngoại khoá hay trò chơi của đố vui qua hình thức Giải ô chữ trong các tiết Ôn tập … Với trường lớp khang trang như hiện nay, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, sự quan tâm của Ban Giám hiệu, sân chơi rộng rãi thoáng mát, “lớp học như là nhà” đó là một thuận lợi rất lớn để xây dựng môi trường học tập tốt cho học sinh vui chơi, học tập. Phải tùy hoàn cảnh cụ thể, tạo khung cảnh giáo dục tốt làm cho học sinh ngồi trong lớp học thấy vui tươi, thích thú và được bày tỏ ý kiến của mình với bạn, với cô, không nặng nề, sợ sệt. Luôn cùng nhau chăm sóc, lao động, làm vệ sinh, trang trí trường lớp. 15
- Giờ ra chơi, tôi tổ chức hướng dẫn các em vui chơi tập thể, đọc sách báo trong thư viện của lớp của trường để tạo sự gắn bó thương yêu trong học sinh và sự gần gũi thân mật giữa học sinh với giáo viên nhà trường….Trong những năm qua, bằng hình thức này tôi đã tạo cho các em sự vui thích, tìm tòi tham gia tích cực cho phong trào của lớp, của trường, của huyện tổ chức. Ngoài ra: để ngăn ngừa, khắc phục và phát huy sự thành công của nghệ thuật thuyết phục học sinh trở lại trường lớp sau khi nghỉ, bỏ học thì bản thân giáo viên cần kết hợp chặt chẽ nhiều mặt khác như: Lập kế hoạch giáo dục cá nhân để cung cấp kiến thức, phát triển năng lực và hạn chế tối đa những khó khăn của học sinh như đã nêu, giúp các em hòa nhập một cách tốt nhất với các bạn. Bố trí chỗ ngồi thuận lợi, quan tâm và dành nhiều thời gian trò chuyện tiếp xúc với các em. Đồng thời, luôn tạo ra các tình huống mà từng học sinh đều có thể thệ hiện mình trong đó, còn giáo viên thì cổ vũ, khuyến khích mọi thành công của các em dù là những thành công rất nhỏ nhất. Phối hợp với Đội Thiếu niên, Công đoàn trong nhà trường để có sự hỗ trợ và thường xuyên trao đổi với phụ huynh về kế hoạch giáo dục, thuyết phục các em. Động viên các em tham gia vào các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao của lớp, của trường để tạo sự thích thú cho các em . Hợp tác với Ban tự quản lớp lập ra “Đôi bạn cùng tiến” và đề ra những hình thức thi đua khen thưởng để khích lệ tinh thần học tập của các em. 2.3. Kêt qua đat đ ́ ̉ ̣ ược *Qua thời gian áp dụng các biện pháp như đã nêu ở trên. Tôi nhận thấy việc đi học chuyên cần của các em học sinh lớp tôi ngày càng tiến bộ rõ rệt từ lúc các em hay nghỉ học mà đến nay các em không chỉ đi học đều mà còn thích đi học. Các em đã có thói quen đi học đều và đúng giờ. Đáp ứng được 16
- sự mong muốn của GV đang từng ngày mong đợi. Điều đó đã thể hiện như sau: Chẳng hạn 1 tuần của tháng 10 là Thứ Ngày Sĩ số Hiện diện Hai 7/1 16 16 Ba 8/1 16 16 Tư 9/1 16 16 Năm 10/1 16 16 Sáu 11/1 16 16 Như vậy, diễn biến qua đối chứng thống kê về sĩ số học sinh của lớp tôi. Tuần cuối của tháng 9 cho thấy việc đến lớp hàng ngày của học sinh luôn đạt từ 96 100% . Đặc biêt từ sau tháng 12 cho đến cuối tháng 1 đây là giai đoạn mùa làm rẫy của dân bản nhưng sĩ số học sinh của bản luôn đạt 100% 16/16 em, những trường hợp vắng do đau ốm cũng được bố mẹ đến xin phép. Nhờ làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh hàng ngày mà chất lượng học tập của các em đã được tăng lên rõ rệt. Chất lượng học tập của lớp tôi luôn luôn nằm trong tốp đầu của nhà trường. Với các giải pháp và biện pháp duy trì sĩ số học sinh đã phát huy tính tự giác, tích cực trong việc thực hiện chuyên cần, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp lên một cách rõ rệt. Học sinh đạt thành tích cao hơn về mặt kiến thức; có năng lực và phẩm chất ngày càng phát triển đáp ứng được nhu cầu học tập ở các lớp học cao hơn. Các em ngày càng hào hứng mỗi khi đến trường, tự tin hơn trong giao tiếp, mạnh dạn bày tỏ các ý kiến của bản thân trước tập thể,… Những giải pháp đề ra nhằm duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục. Với những giải pháp đó còn có tác dụng tranh thủ sự tham gia của phụ huynh vào quá trình giáo dục học sinh. Và theo đánh giá của bản thân, tôi thấy các giải pháp này có thể áp dụng vào tất cả các lớp học, cấp học; theo 17
- chương trình VNEN hay hiện hành đều tốt, nó sẽ mang lại một kết quả giáo dục tốt. Cần tạo được môi trường thân thiện trong nhà trường. Sự gắn bó mật thiết giữa thầy với thầy, thầy với trò, giữa học sinh với học sinh,...tạo được không khí vui vẻ học tập, vui chơi trong suốt thời gian ở trường thì chắc chắn các em sẽ đến lớp đến trường đều đặn, bằng sự tự giác, tích cực và sẽ cảm thấy tiếc nuối khi phải bỏ học, nghỉ học. 3. Phân kêt luân ̀ ́ ̣ 3.1. Ý nghĩa của đề tài Duy trì sĩ số hàng ngày đối với học sinh đồng bào ở trong làng bản là một việc làm còn nhiều khó khăn vất vả .Vì thế trách nhiệm của giáo viên dạy trong làng bản nặng nề hơn bao giờ hết. Bởi yêu cầu về chất lượng dạy và học của ngành giáo dục đòi hỏi ngày càng cao mà nhu cầu học tập của học sinh dân tộc lại chưa có chuyển biến là bao. Vì thế với những nội dung đã nêu ở trên, bản thân tôi rút ra được kết luận như sau: Mọi việc làm của giáo viên phải thường xuyên, liên tục trong từng ngày, từng giờ trên lớp. Việc duy trì sĩ số học sinh hàng ngày không chỉ đơn độc một mình giáo viên chủ nhiệm mà phải kết hợp với lực lượng khác Mọi việc mang tính kiên trì, bền vững, đầy tình thương và trách nhiệm, gần gũi thân mật với từng học sinh, để chia sẻ, động viên, uốn nắn kịp thời. Thực tế đã cho ta thấy việc dạy học là một nghệ thuật đầy tính sáng tạo, đòi hỏi giáo viên phải sử dụng linh hoạt các phương pháp. Từ đó tìm ra 1 phương pháp thích hợp để giúp học sinh đi học đều, đúng giờ. Giáo viên phải nhiệt tình không ngại khó, ngại khổ thực sự yêu thương, gần gũi và tôn trọng học sinh. Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, uốn nắn kịp thời từng hành vi nhỏ. Hàng ngày đầu giờ kiểm tra sĩ số luôn có lời khen với các em. Tổ chức các 18
- giờ học tự nhiên, thoải mái ( Có tính kỷ luật) Thường xuyên tuyên dương những học sinh đi học đều, đúng giờ. Việc nhắc nhở học sinh phải nhẹ nhàng, dịu dàng, tế nhị vì học sinh dân tộc rất dễ tự ái. Có hình thức khen, thưởng để động viên kích thích để học sinh đi học đều, đúng giờ. * Qua quá trình áp dụng các biện pháp để duy trì sĩ số học sinh bản tôi công tác đã đem lại kết quả thiết thực. Điều đó nói lên rằng: Việc tuân thủ các nguyên tắc và vận dụng tốt các phương pháp trong công tác chủ nhiệm là có hiệu quả, có tính khả thi trong việc dạy học hiện nay.Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có nguyên nhân về hình thành thói quen cho học sinh dân tộc đi học chuyên cần, vì vậy giáo viên cần tiếp tục rèn luyện ở tháng cuối năm học để kết quả đạt cao và có tính bền vững. 3.2. Kiến nghị, đề xuất Để đảm bảo được công tác duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục và tiến tới mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Cần có sự quan tâm hỗ trợ đúng mức của toàn xã hội. Tôi xin mạnh dạn có một số đề xuất như sau: * Đối với Đội thiếu niên: Tổng phụ trách Đội cần tăng cường hơn nữa những buổi sinh hoạt ngoài giờ cho các điểm trường lẻ (phân hiệu) * Đối với nhà trường: 19
- Có hình thức khen thưởng kịp thời đối với lớp, đối với giáo viên chủ nhiệm không có học sinh bỏ học. * Đối với chính quyền các cấp: Luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ về vật chất cho những em học sinh nghèo và những em có hoàn cảnh khó khăn để các em được đến trường như các bạn khác và tham gia vận động học sinh bỏ học đi học lại cùng với giáo viên chủ nhiệm. Với sáng kiến này tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo để việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc hàng ngày trên lớp không là nỗi lo, trăn trở của các giáo viên khi được phân công dạy học sinh dân tộc thiểu số. Đồng thời làm phong phú kinh nghiệm trong việc huy động và duy trì sĩ số học sinh trên lớp đối với các lớp trong làng bản. Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã đúc kết được trong quá trình công tác. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng Giám khảo và toàn thể đồng nghiệp để đề tài của tôi tiếp tục được hoàn thiện hơn./. Xin chân thành cảm ơn! Xác nhận của hội đồng khoa học 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 220 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 189 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn