Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nhằm nâng cao giảng dạy chạy nhanh ở học sinh lớp 9 trường THCS
lượt xem 4
download
Sáng kiến kinh nghiệm này chú trọng đến xây dựng khái niệm kỹ thuật và tìm hiểu đặc điểm chạy của người học thông qua các bài tập. Mặt khác dạy các em những kỹ thuật trong chạy nhanh thông qua các bài tập bổ trợ, trò chơi phát triển sức nhanh giúp các em học sinh có hứng thú với môn học, nhất là học sinh yếu, và khuyến khích các em học sinh tham gia vào đội tuyển học sinh năng khiếu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nhằm nâng cao giảng dạy chạy nhanh ở học sinh lớp 9 trường THCS
- Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ gi¶ng d¹y ch¹y nhanh ë häc sinh líp 9 thcs MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY CHẠY NHANH Ở HỌC SINH LỚP 9 THCS I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do ch ọn đề tài . Trong những năm trở lại đây, đất nước Việt Nam đang chuyển mình đổi mới, đã và đang trên đà phát triển cùng với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Sự khởi sắc của nước nhà chính là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Nền kinh tế thị trường phát triển rất hùng mạnh, nền văn hoá xã hội cũng phát triển. Kèm theo đó có ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. Năm học 2019 2020, ngành Giáo dục tập trung thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 51KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Chính vì thế mục tiêu của giáo dục THCS nói chung và dạy học những môn học nói riêng là dạy cho học sinh kiến thức văn hoá cơ bản của nhân loại và phát triển hài hoà thể chất, thẩm mĩ. Còn đối với môn thể dục lại có nét đặc thù riêng nhưng vẫn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học như các môn học khác. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một quá trình lâu dài, từ quan niệm "Dạy học lấy giáo viên là trung tâm" chuyển sang "Dạy học lấy học sinh làm trung tâm" một loạt các thành tố trong dạy học phải điều chỉnh cho hợp lý đó là: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức dạy học, cơ sở vật chất phục vụ dạy học, kiểm tra đánh giá đặc biệt là phương pháp dạy học tích cực và tương tác. Người học từ thụ động nay là chủ thể của hoạt động học, giáo viên dạy cho học sinh cách học, tự học. Do đó phải tổ chức, thiết kế, lựa chọn phương pháp hợp lý nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực sáng tạo, khả năng tự giải quyết vấn đề của học sinh. Page 1
- Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ gi¶ng d¹y ch¹y nhanh ë häc sinh líp 9 thcs Từ những yêu cầu về phương pháp đổi mới trong dạy học đòi hỏi người giáo viên dạy thể dục phải có sự đầu tư lớn trong công tác soạn giảng và khâu chuẩn bị lên lớp. Muốn đạt được một tiết giảng tốt, giáo viên cần phải có nhiều hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh. Trong đó phần chạy nhanh là một nội dung học hết sức quan trọng được vận dụng nhiều trong cuộc sống và học tập. Tạo nên một không khí sôi nổi, lôi cuốn các em hứng thú tham gia học tập, hứng thú học môn thể dục và tích cực tập luyện thân thể nhằm nâng cao thể lực cho các em. Trên cơ sở đó, phát hiện ra các em có năng khiếu thể dục thể thao để giáo viên bồi dưỡng, rèn luyện cho các em trở thành những vận động viên của trường tham dự các hội thi điền kinh, hội khoẻ Phù Đổng cấp Huyện, cấp Tỉnh. Và cũng từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng bộ môn thể dục ngày một tốt hơn. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục của môn thể dục và qua quá trình dạy thực tế ở trường THCS, tôi xin mạnh dạn đưa ra một sáng kiến kinh nghiệm "Một số giải pháp nhằm nâng cao giảng dạy chạy nhanh ở học sinh lớp 9 trường THCS". 2. Điểm mới của đề tài Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi chú trọng đến xây dựng khái niệm kỹ thuật và tìm hiểu đặc điểm chạy của người học thông qua các bài tập. Mặt khác dạy các em những kỹ thuật trong chạy nhanh thông qua các bài tập bổ trợ, trò chơi phát triển sức nhanh giúp các em học sinh có hứng thú với môn học, nhất là học sinh yếu, và khuyến khích các em học sinh tham gia vào đội tuyển học sinh năng khiếu. * Phạm vi áp dụng Học sinh lớp 9 bậc trung học cơ sở tại đơn vị tôi đang công tác. Giáo viên dạy Thể dục 9 THCS. II. NỘI DUNG 1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu Thực tế cho thấy môn thể dục trong nhà trường lâu nay vẫn còn bị xem là môn phụ không cần thiết, giáo viên giảng dạy còn sơ sài, nặng về giảng dạy kĩ thuật làm Page 2
- Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ gi¶ng d¹y ch¹y nhanh ë häc sinh líp 9 thcs mất đi thời gian tập luyện. Nội dung giảng dạy còn nghèo nàn hình thức hoạt động đơn điệu, tổ chức giờ học không khoa học giảng dạy và làm mẫu động tác không đúng lúc, đúng chỗ. Chương trình học môn Thể dục ở trường phổ thông, các nội dung điền kinh chiếm vai trò chủ yếu khoảng 2/3 nội dung chương trình. Trong đó phần chạy nhanh của mỗi khối lớp chiếm khoảng 20 tiết. Nhưng ở lớp 9 là thời điểm diễn ra quá trình chuyển giao tâm sinh lí mạnh mẽ nhất. Ở lứa tuổi này cơ quan sinh lí phát triển chưa hoàn thiện, đây là giai đoạn phát triển rất nhạy cảm có sự thay đổi mạnh mẽ các đặc tính nhân cách có thể dẫn đến thái độ học tập không đúng. Sức nhanh là khả năng giải quyết trong thời gian ngắn. Nếu trong lúc học mà không tập trung cao độ và huy động toàn bộ dinh dưỡng trong cơ thể thì không giải quyết lượng vận động. Tố chất sức nhanh thể hiện chủ yếu trong các hoạt động của cơ thể thông qua sự yếm khí tức là nợ oxi. Hơn nữa học phần chạy nhanh đòi hỏi học sinh phải tập trung cao độ hăng say tích cực luyện tập thì mới mang lại hiệu quả và thành tích tốt, nhất là ở giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu. Sự nhận thức đúng đắn về vai trò và tác dụng của môn học trong học sinh và một số giáo viên còn xẹm nhẹ môn học này. Quỹ thời gian từng tiết học là 45 phút thường gồm ba nội dung, thời gian dành cho phần cơ bản thường là 30 phút nếu không bố trí, giảng dạy hợp lí thì rất dễ dẫn đến lượng vận động nhỏ, không truyền thụ hết kĩ năng. Khi vào một tiết học giáo viên lười nhác chỉ bắt học sinh chạy không để ý xem là chạy đúng hay sai dẫn đến học sinh sẽ mắc các chứng bệnh về cơ thể làm cho học sinh xem nhẹ và nhàm chán môn học. Đồ dùng dạy học còn nhiều hạn chế nhất là các tranh ảnh minh hoạ chưa đáp ứng nhu cầu của giáo viên và học sinh. Nhận thức học sinh còn hạn chế chưa hiểu được những nội dung cần học đó là để làm gì nên còn thờ ơ trong việc học. Page 3
- Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ gi¶ng d¹y ch¹y nhanh ë häc sinh líp 9 thcs Tổng số Đạt(Đ) Chưa đạt(CĐ) Kết quả SL TL% SL TL% chất Lớp HS 9 38 32 84,2% 6 15,8% lượng khi chưa sử dụng sáng kiến kinh nghiệm: Với những thực trạng nêu trên để có chất lượng cao, học sinh tiếp thu tốt, tạo hứng thú cho học tập và giảng dạy phần chạy nhanh ở hoc sinh lớp 9 tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau. 2. Các giải pháp thực hiện: Phần chạy nhanh là một nội dung quan trọng trong tiêu chuẩn đánh giá rèn luyện thân thể của học sinh. Trong giờ thể dục phần chạy nhanh được học ngay sau phần khởi động. Sức nhanh đóng một vai trò quan trọng hàng đầu trong việc hình thành và phát triển các tố chất vận động cơ bản của con người nên nó được đưa vào giảng dạy phần đầu của mọi khối lớp. Vì vậy trong quá trình giảng dạy giao viên cần tuân thủ nghiêm ngặt các bước của quá trình huấn luyện khoa học đã được nghiên cứu. Trong đó xây dựng các nhiệm vụ và biện pháp đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Sau đây là một số nhiệm vụ và biện pháp mà trong quá trình giảng dạy tôi đã tích luỹ được trong những năm trực tiếp giảng dạy lớp 9: 2.1 Gi ải pháp 1: Xây dựng khái niệm kỹ thuật và tìm hiểu đặc điểm chạy của người học thông qua các bài tập chủ yếu sau: Page 4
- Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ gi¶ng d¹y ch¹y nhanh ë häc sinh líp 9 thcs Giáo viên phân tích và làm mẫu. Yêu cầu làm mẫu ngắn gọn đúng trọng tâm, ngôn ngữ nói phải chính xác. Ở phần này chúng ta cho học sinh thực hiện các động tác bổ trợ đã học ở lớp 6, 7 như: Đứng vai, mặt, lưng hướng chạy xuất phát, thực hiện xuất phát cao đã học ở lớp 6: Tư thế mặt hướng chạy xuất phát Tư thế vai hướng chạy xuất phát Tư thế lưng hướng chạy xuất phát Tư thế xuất phát cao Thực hiện một số tư thế đã học ở lớp 7 như: + Ngồi xuất phát, tư thế sẵn sàng xuất phát, chạy đạp sau. Page 5
- Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ gi¶ng d¹y ch¹y nhanh ë häc sinh líp 9 thcs Tư thế ngồi xuất phát Tư thế sẵn sàng xuất phát Chạy đạp sau Cho xem phim tranh, ảnh (đúng, sai toàn bộ và chi tiết động tác) Cho người học chạy lặp đi lặp lại 3050 m bằng các tư thế khác nhau như trên. Giáo viên nhận xét ưu nhược điểm của từng người. Thông thường phần này diễn ra khoảng 5 tiết đầu của chương trình. 2.2 Gi ải pháp 2: Dạy kĩ thuật chạy trên đường thẳng (kĩ thuật chạy giữa quảng) thông qua các bài tập sau: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông, chạy đạp sau, (tăng dần cự li, tần số và độ dài bước chạy) Chạy tăng tốc độ sau đó chạy theo quán tính từ 6070m. Tập đánh tay (đứng tại chỗ, tăng dần biên độ và tần số động tác). Page 6
- Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ gi¶ng d¹y ch¹y nhanh ë häc sinh líp 9 thcs Tại chỗ đánh tay Chạy biến tốc các đoạn ngắn 40 60m. 2.3 Gi ải pháp 3: Dạy kĩ thuật xuất phát thấp thông qua các bài tập sau: Giới thiệu cách đo và tập đóng bàn đạp. Ngắn gọn để hiểu sau đó cho học sinh vừa làm vừa nhắc lại kĩ thuật. Cách đo và đóng bàn đạp Thực hiện động tác theo khẩu lệnh “vào chỗ”, “sẵn sàng”. Page 7
- Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ gi¶ng d¹y ch¹y nhanh ë häc sinh líp 9 thcs Tự xuất phát không có khẩu lệnh. Xuất phát thấp với tín hiệu khác nhau (tiếng hô, tiếng còi) Xuất phát thấp và chạy lao. 2.4 Giải pháp 4: Dạy chuyển tiết từ chạy lao sang chạy giữa quãng thông qua các bài tập sau: Tư thế chuyển từ xuất phát sang chạy lao Page 8
- Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ gi¶ng d¹y ch¹y nhanh ë häc sinh líp 9 thcs Tư thế chuyển từ chạy lao sang chạy giữa quãng Chạy tăng tốc độ sau đó chạy theo quán tính. Xuất pháo thấp chạy lao rồi chạy theo quán tính. Chạy biến tốc các đoạn ngắn (50 60m) Chạy 60m xuất phát thấp. 2.5 Giải pháp 5: Hoàn thiện kĩ thuật chạy cự li ngắn thông qua các bài tập sau: Chạy 30m xuất phát thấp. Chạy 50m, 100m xuất phát thấp với toàn bộ kĩ thuật (Từ 80 đến 100m tốc độ tối đa) Thi đấu và kiểm tra ở cự li chính. Ngoài ra ở mỗi nhiệm vụ chúng ta vận dụng thêm các trò chơi mà học sinh đã học để làm sinh động thêm các tiết học, tạo hứng thú cho học sinh làm cho tiết học không bị nhàm chán. Ví dụ như ở giải pháp 3: Khi dạy xuất phát thấp và chạy lao chúng ta sử dụng trò chơi “Chạy tiếp sức” và sử dụng kỹ thuật xuất phát thấp. Học sinh có thể vừa luyện tập kỹ thuật xuất phát thấp vừa chơi vừa học, như vậy đã lồng ghép một nội dung học chính vào trong trò chơi. Trong giảng dạy chạy nhanh thường có nhiều nội dung nhưng thời gian học thì lại ít. Do đó muốn đảm bảo cường độ tập luyện và cường độ vận động đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Nếu trong một Page 9
- Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ gi¶ng d¹y ch¹y nhanh ë häc sinh líp 9 thcs tiết có nhiều nội dung thì tốt nhất giáo viên nên sử dung phương pháp phân nhóm quay vòng, đây là phương pháp sử dụng rất hiệu quả. Ngoài ra ở lứa tuổi này cần trang bị cho học sinh những hiểu biết xã hội cần thiết. Đó chính là sự ra đời của Uỷ ban Olimpic, những điều luật cơ bản và những thành tích đạt được của các vận động viên(VĐV) hàng đầu trên thế giới. Ví dụ như ở tiết 13 lớp 9: Phần chạy nhanh: Bổ sung một số điều luật cơ bản của luật điền kinh (Phần chạy cự li ngắn). Sau khi giảng dạy xong giáo viên cần lấy ví dụ về một số trường hợp phạm luật thường gặp khi học sinh thực hiện để minh hoạ thêm, và các tiết tiếp theo trước khi vào luyện tập giáo viên cần nhắc lại và khắc sâu thêm cho học sinh. Tuy nhiên việc đánh giá thường xuyên thành tích của các em là nhân tố cơ bản thúc đẩy quá trình học tập trở nên hiệu quả hơn. Bởi vì các em biết được thành tích của mình thì mới chăm chú học và tập luyện. Do đó người giáo viên phải thường xuyên cho học sinh biết được thành đạt đựợc để các em phấn đấu. Sau đây là một số test kiểm tra tham khảo mà trong quá trình giảng dạy tôi đã tích lũy được: BẢNG 1: CÁC TEST CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI HỌC SINH 1415 TUỔI: TEST CHỈ TIÊU Nam Nữ Chạy 30m xuất phát cao (s) 5,04,8 5,25,0 Chạy 30m tốc độ cao (s) 4,23,8 4,64,0 Chạy 60m xuất phát cao (s) 9,48,6 9,89,0 Nhảy xa tại chỗ (cm) 210230 190210 600640 550600 Nhảy 3 bước tại chỗ (cm) Page 10
- Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ gi¶ng d¹y ch¹y nhanh ë häc sinh líp 9 thcs Qua thực nghiệm dạy học việc áp dụng các giải pháp trên là rất cần thiết. Với những phương pháp trên qua thời gian nghiên cứu tôi nhận thấy rằng nó góp phần khá quan trọng và bổ ích mang tính khoa học đạt kết quả khá cao nâng cao sức nhanh cho học sinh THCS. Thống kê chất lượng môn Thể dục sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Tổng số Đạt (Đ) Chưa đạt (CĐ) SL TL SL TL Lớp HS 9 38 37 97,3 1 2,7 Đội tuyển Điền kinh do tôi huấn luyện cũng có một số thành tích nhất định ở hội khoẻ phù đổng cấp huyện và cấp tĩnh qua những năm gần đây. Qua các phương pháp trên tôi nhận thấy rằng đa số các em tham gia tập luyện hăng say, phát triển thể lực, đảm bảo tính kĩ luật và nội dung các tiết học đạt kết quả cao. Tuy nhiên bản thân còn mới mẽ trong nghề nghiệp không tránh khỏi sự thiếu sót và hạn chế về kinh nghiệm. Rất mong sự đóng góp ý kiến, bổ sung của đồng nghiệp để hoàn thiện đề tài được tôt và rút kinh nghiệm cho bản thân. III. PHẦN KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của sáng kiến . Qua quá trình nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy chạy nhanh ở học sinh lớp 9 tôi đã hệ thống hóa lại những kiến thức cơ bản của phần chạy nhanh nhằm giúp cho học sinh nắm vững các kiến thức trong các tiết dạy chính khóa cũng như ngoại khóa. Đồng thời đưa ra được những phương pháp cụ thể tạo điều kiện cho học sinh học tập tốt bộ môn hơn. Từ đó học sinh có thái độ tích cực trong học tập. Để không ngừng nâng cao hiệu quả một bài dạy cần có những giải pháp phù hợp và thường xuyên phải đổi mới trong quá trình giảng dạy. Giáo viên cần tạo sự chủ động học sinh trong việc lĩnh hội tri thức, tập trung tư duy vào hoạt động. Người Page 11
- Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ gi¶ng d¹y ch¹y nhanh ë häc sinh líp 9 thcs giao viên cần phải có trách nhiệm trong việc hướng dẫn học sinh phương pháp tự học tập tự rèn luyện và biết tìm các biện pháp sữa sai cho học sinh giáo dục cho các em tính chủ động sáng tạo tự giác, nhất là ý chí luôn rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, không những rèn luyện ở trường mà các em còn chủ động tập luyện thêm ở nhà. Đối với người thầy cần phải tận tâm, đòi hỏi phải có năng lực sáng tạo nhiệt huyết với công việc, luôn có sự thay đổi các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng luôn tạo một giờ học hưng phấn, có lượng vận động thích hợp hiệu quả. Cơ sở trang thiết bị ở THCS phục vụ cho việc dạy và học là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy và học. Muốn đạt được một phương pháp tối ưu, khoa học hợp lí và hiệu quả trong phần cơ bản của một bài dạy. Trước hết cần phải trang bị thêm về cơ cở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy đầy đủ. 2. Kiến nghị, đề xuất: Để thực hiện mục tiêu của bộ môn, bản thân tôi đã phải cố gắng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tự tìm các tài liệu để nghiên cứu, song vẫn còn những hạn chế nhất định. Để đề tài thực sự đem lại kết quả tôi xin có một số kiến nghị như sau: + Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Tăng cường cơ sở vật chất, dụng cụ sân bãi học thể dục Cần tổ chức các hội thi như hội khoẻ phù đổng cấp trường giúp các em hứng thú với môn học . Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên tự tích lũy chuyên môn nghiệp vụ qua các tiết dự giờ, thao giảng, ngoại khóa,…. + Đối với phòng giáo dục: Tạo nhiều sân chơi cho các em thi đấu cọ xát, học hỏi kinh nghiệm Tăng cường triển khai các buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi đút rút được trong quá trình giảng dạy tuy rằng cũng chưa đầy đủ và cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất Page 12
- Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ gi¶ng d¹y ch¹y nhanh ë häc sinh líp 9 thcs kính mong các thành viên hội đồng bộ môn cũng như các bạn đồng nghiệp góp ý, giúp đỡ thêm để bản thân tôi ngày càng có thêm kinh nghiệm trong dạy học, để bản sáng kiến kinh nghiệm càng được hoàn thiện hơn góp phần vào việc đẩy mạnh hiệu quả giảng dạy chạy nhanh trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học bộ môn thể dục nói riêng, đáp ứng yêu cầu chất lượng dạy học trong thời kì mới. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp đã quan tâm góp ý, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này! Cam Thủy, Ngày 13 tháng 04 năm 2020 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG NGƯỜI THỰC HIỆN Lê Đức Hiệp Hoàng Đình Hải > Đang sử dụng bản cũ, để lộ thông tin cá nhân và trường đang công tác sẽ bị loại ngay mà không cần giải thích. Page 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 441 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 222 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 171 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 193 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 176 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 169 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 104 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 148 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn