
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện Bơi nội dung 50m ếch Nữ lưới tuổi 10-11 cấp Tiểu học
lượt xem 3
download

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề tài đề xuất được một số giải pháp, hệ thống các bào tập nhằm nâng cao thành tích bơi ếch trong huấn luyện học sinh để tham gia thi đấu Hội khỏe phù đổng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện Bơi nội dung 50m ếch Nữ lưới tuổi 10-11 cấp Tiểu học
- PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. 1 Lý do chọn đề tài: Thể dục thể thao xuất hiện cùng với sự xuất hiện và phát triển của loài người, nó mang tính lịch sử cụ thể. Trong xã hội không có giai cấp, thể dục thể thao được thực hiện công bằng với mọi người. Trong xã hội có giai cấp, thể dục thể thao mang tính giai cấp rõ rệt, nó phục vụ cho lợi ích của giai cấp cầm quyền. Còn trong xã hội chủ nghĩa, để xây dựng một xã hội vững mạnh thì thể dục thể thao là một nhân tố vô cùng quan trọng, không thể thiếu được trong đời sống văn hoá xã hội của loài người. Thể dục thể thao được sử dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện: “Con người thường phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Giáo dục thể chất cho trẻ em hôm nay là một nhiệm vụ hết sức quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm bởi vì “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” để ngày mai thế giới có những nhân tài tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ tốt. Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn luôn được quan tâm nhưng quan trọng hơn vẫn là nhà trường, đặc biệt là trường Tiểu học. Bởi vì nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng là nơi kết tinh, ươm mầm những nhân tài cho xó hội mai sau. Hiện nay, trong công cuộc xây dựng đất nước, đưa đất nước phát triển cùng hoà nhập với các nước tiên tiến trên thế giới. Đảng và nhà nước ta xem giáo dục là “Quốc sách hàng đầu” ngành giáo dục được chú trọng, được các cấp, các ngành quan tâm. Chính vì thế học sinh ngày càng được giáo dục một cách toàn diện (Đức dục, trí dục, mỹ dục và lao động) khi lớn lên các em là một công dân vừa có trí tuệ vừa có sức khoẻ tốt. Trong giáo dục toàn diện cho học sinh một phần không thể thiếu được là giáo dục về thể chất. Vì nó tác động tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản làm cơ sở cho học sinh để rèn luyện thân thể đạo đức tác phong con người mới. Trong giáo dục thể chất có nhiều môn thể dục, thể thao khác nhau. Bơi lội là một trong những môn thể thao được các em học sinh yêu thích. Ở Việt Nam, môn bơi lội là một môn thể thao rất được quan tâm. Đây là môn thể thao phong phú và đa dạng. Môn Bơi lội bao gồm các nội dung: Bơi tự do, bơi bướm, bơi ngữa và bơi ếch. Bơi lội là một môn thể thao dưới nước phát triển tốc độ, thuộc loại hoạt động có chu kỳ và có cường độ cực lớn của bơi lội. Bơi lội có tác dụng rất lớn, thông qua việc tập luyện bơi lội, con người có thể rèn luyện ý chí, lòng dũng cảm, tính cần cù chịu khó, nâng cao sức khỏe, phát triển toàn diện con người( Như hệ thống thần kinh TW, hệ tuần hoàn, hô hấp, phát triển sức mạnh, sức nhanh, sức bền, linh hoạt, khéo léo. Bơi 1
- lội là môn thể thao có ý nghĩa thực dụng rất lớn trong đời sống sản xuất, chiến đấu của nhân dân ta Môn bơi là một trong những môn thể thao được đưa vào thi đấu chính thức trong các kỳ thi Hội Khỏe Phù Đổng cấp Huyện, Hội Khỏe Phù Đổng cấp Tỉnh, các kỳ Đại hội TDTT, Seagame, Olympic…nó trở thành một môn thể thao phù hợp với mọi lứa tuổi và được nhiều người yêu thích, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Huyện Lệ Thủy là địa phương vốn được xem là vùng rốn lũ lụt của tỉnh Quảng Bình, có hệ thống sông hồ khá chằng chịt. Thường năm vào tháng 7, tháng 8 âm lịch đường bộ bị ngập nước, phải đi bằng đường sông. Sống chung với lũ, người dân Lệ Thủy đã tích lũy được cho mình những kinh nghiệm trong phòng tránh đuối nước cũng như tập luyện bơi lội. Trong những năm qua, việc tập luyện bơi lội trong nhà trường đã được quan tâm, tỉ lệ học sinh biết bơi dần dần được nâng lên đáng kể. Việc lựa chọn và huấn luyện đội tuyển tham gia dự thi bước đầu được chú ý. Song việc huấn luyện đội tuyển tham gia dự thi còn nhiều bất cập về kinh nghiệm của đội ngũ HLV, cơ sở vật chất phục vụ tập luyện, tâm lí thi đấu cũng như kĩ thuật bơi của học sinh chưa tốt dẫn đến thành tích bơi của học sinh còn thấp. Xuất phát từ yêu cầu đào tạo, huấn luyện đội tuyển tham dự thi các cấp nhằm nâng cao thành tích trong thi đấu. Với vai trò là giáo viên, huấn luyện viên đội tuyển, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện Bơi nội dung 50m ếch Nữ lưới tuổi 10 11 cấp Tiểu học” 1. 2. Điểm mới của đê tài: Đề tài đề xuất được một số giải pháp, hệ thống các bào tập nhằm nâng cao thành tích bơi ếch trong huấn luyện học sinh để tham gia thi đấu Hội khỏe phù đổng. Mặc dù đề tài này đã có nhiều người nghiên cứu, song đề tài của tôi có sự khác biệt với mọi người đó là: Một là: Hướng dẫn cho một số giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc huấn luyện học sinh nội dung bơi 50m ếch Nữ lưới tuổi 10 11 cấp Tiểu học. Hai là: Hướng dẫn cho học sinh biết được một số kỹ năng vận động, kỷ thuật cơ bản trong quá trình tập luyện cũng như học tập . Nâng cao thành tích bơi 50m ếch Nữ lưới tuổi 10 11 cấp Tiểu học. 2. PHẦN NỘI DUNG 2. 1. Thực trạng về việc huấn luyện Bơi 50m ếch Nữ lứa tuổi 10 11 c ấp Ti ểu học: 2. 1. 1 Thuận lợi: Hiện nay bơi lội là môn thể thao được đưa vào thi đấu tại các kỳ Đại hội thể thao, Hội khỏe phù đổng cấp Huyện, cấp Tỉnh, toàn Quốc … Do đó môn bơi lội được huấn luyện một cách bài bản là vô cùng cần thiết đặc biệt là cấp Tiểu học. Vì vậy việc nâng cao chất lượng môn bơi lội ở trường tiểu học là hết sức cần thiết nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật, thể lực, chiến thuật thi đấu, tâm lý khi thi đấu. 2
- Giáo viện dạy thể dục được đào tạo cơ bản, có trình độ đại học. Giáo viên được đào tạo chuyên sâu môn Bơi lội. Phòng giáo dục và đào tạo luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công tác tuyển chọn và huấn luyện vận động viên tham gia thi đấu. Cơ sở ngày càng được đáp ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huấn luyện. 2. 1. 2 Khó khăn: Sự nhận thức chưa đúng đắn về vai trò, tác dụng của môn học trong học sinh và một số giáo viên nên còn xem nhẹ môn học này.Phần lớn học sinh cho rằng môn thể dục là môn phụ vì thế các em không chịu học mà chỉ chú trọng đến các môn Toán, Tiếng việt... Mặt khác môn bơi lội lại không phải là môn học chính khoá và các trường không có đủ điều kiện vật chất để giảng dạy vì thế mà phong trào tập luyện chưa thường xuyên. Tỉ lệ học sinh biết bơi còn hạn chế. Môn bơi là một môn rất khó học, nó tác đòi hỏi người tập cần phải chăm chỉ, siêng năng và chịu khó vượt qua được khó khăn. Bên cạnh đó, trong quá trình học, một số em còn rụt rè, thiếu tự tin, chưa phát huy hết khả năng của bản thân do vậy việc trao đổi thảo luận, phối hợp tập luyện các động tác, kỹ thuật giữa các nhóm chưa tích cực, dẫn đến chất lượng bộ môn chưa cao, chưa đồng đều. Đội ngũ huấn luyện viên: Giáo viên thể dục các trường tham gia tập luyện môn bơi lội đa số chưa có chuyên môn chuyên sâu về bơi lội. Số lượng giáo viên được đào tạo chuyên ngành môn bơi lội ít. Một số giáo viên mới ra trường kinh nghiệm huấn luyện chưa nhiều, một số giáo viên dạy hợp đồng dẫn đến sự nhiệt tình, tâm huyết trong huấn luyện có phần hạn chế. Cơ sở vật chất phục vụ thi đấu: Việc đầu tư cơ sở vật chất của các cấp chính quyền về môn Thể dục nói chung cũng như môn bơi lội nói riêng còn hạn hẹp. Kĩ thuật bơi ếch của VĐV trước khi thi đấu cấp huyện còn nhiều hạn chế như: + Kĩ thuật đạp chân: Khi co chân động tác chân không cân đối, không bẻ bàn chân khi thực hiên động tác đạp chân,đầu gối mở quá rộng, đạp chân qua rộng. Chưa duỗi hết mũi chân thực hiện tối đa giai đoạn lướt nước. + Kĩ thuật quạt tay: Chưa khép được các ngón tay, khi quạt tay bàn tay xoa nước, đường quạt nước quá rộng vượt quá trục vai, chưa thực hiện được giai đoạn ôm nước, tì nước, ảnh hưởng đến kĩ thuật thở của vận động viên. + Kĩ thuật phối hợp thở chưa nhịp nhàng đầu còn nhô lên cao. 2. 2 Số liệu thống kê: Thành tích của vận động viên khi chưa huấn luyện: 3
- TT Họ và tên học sinh Giới tính Cự ly Thành Ghi chú tích 1 Lê Thị Thùy Trang Nữ 50m ếch 1’ 03’’50 2 Hoàng Thị Dịu Nữ 50m ếch 1” 06” 19 3 Hồ Thị Trâm Nữ 50m ếch 1’ 10 ” 30 Từ tình hình trên, bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ và có những biện pháp để kiểm tra nhằm lựa chọn vận động viên cũng như lên kế hoạch huấn luyện ngay từ khi được phòng GD&ĐT chỉ đạo. Nhằm mục đích tham gia hội khỏe phù đổng cấp tỉnh đạt kết quả tốt. 2. 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện Bơi nội dung 50m ếch Nữ lưới tuổi 10 11 cấp Tiểu học” 2. 3. 1. Giải pháp 1: Tuyển chọn đội tuyển: Tuyển chọn đổi tuyển bơi lội nói chung cũng như bơi ếch nói riêng thông qua hai hình thức: Tuyển chọn đội tuyển thông qua các Câu lạc bộ. Tuyển chọn đội tuyển thông qua thi đấu cấp huyện. Điều kiện lựa chọn Vận động viên: + Học sinh có thành tích cao, có sự tiến bộ trong tập luyện. + Có tố chất phù hợp với môn bơi lội. + Có sãi chân, sãi tay, sãi bàn chân, sãi bàn tay dài, sãi tay phải dài hơn chiều cao cơ thể. + Độ nổi của cơ thể trong nước cao. + Học sinh có các tố chất vận động: nhanh, mạnh, bền, dẽo, khéo léo. 2. 3. 2. Giải pháp 2: Lập kế hoạch huấn luyện. Lập kế hoạch huấn luyện là biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo cho quá trình huấn luyện được tiến triển liên tục, tạo điều kiện cho vận động viên đạt thành tích cao nhất trong các độ tuổi thích hợp. Xây dựng kế hoạch cần tập trung vào phát triển thể lực, huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật và giáo dục phẩm chất ý chí đạo đức cho các em. Trong thời gian huấn luyện 30 ngày chuẩn bị cho tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, chúng tôi thống nhất chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Tập thể lực và kĩ thuật động tác tay, chân cơ bản trên cạn, dưới nước. Giai đoạn 2: Huấn luyện kĩ thuật dưới nước và hoàn thiện kĩ thuật. Giai đoạn 3: Huấn luyện nâng cao thành tích và tập kĩ thuật xuất phát, về đích. + Thời gian kiểm tra sau mỗi giai đoạn: Giai đoạn 1: Kiểm tra thành tích đạp chân ếch vận động viên (có đồng hồ bấm giây). Giai đoạn 2: Kiểm tra thành tích quạt tay ếch chân kẹp phao của vận động viên (có đồng hồ bấm dây). 4
- Giai đoạn 3: Kiểm tra thành tích phối hợp kĩ thuật tay chân thở của vận động viên (như thi đấu chính thức). 2. 3. 3. Giải pháp 3: Chuẩn bị các điều kiện cho huấn luyện. Diện tích của bể bơi, chúng tôi chọn loại bể bơi để xây dựng dài 25m. Các dụng cụ tập luyện: dây cao su, dây nhảy, đồng hồ bấm giây, còi. Làm quen với thiết bị xuất phát: dùng còi, loa, dùng lời hô: có hai phần dự lệnh và động lệnh “Vận động viên vào chỗ, chuẩn bị tín hiệu xuất phát”. Trang phụ vận động viên: Áo bơi đối với nữ, quần bơi đối với nam, mũ bơi, kính bơi. 2. 3. 4. Giải pháp 4. Đầu tư kĩ thuật, bài tập bổ trợ trong huấn luyện. 2. 3. 4.1 Huấn luyện viên hướng dẫn vận động viên nắm tốt kĩ thuật bơi ếch. "Bơi Ếch" là kiểu bơi dễ nhất và cũng là kiểu bơi lâu đời nhất. bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách bơi ếch. Khái niệm: "Bơi Ếch" là kiểu bơi mang tính truyền thống có từ rất lâu đời. Kiểu bơi này mô phỏng các động tác bơi dưới nước của con ếch. Đây là kiểu bơi phổ biến đối với nhiều người tập bơi với mong muốn rèn luyện sức khỏe. Bơi ếch không nhanh bằng các kiểu bơi khác nhưng điều này không có nghĩa là bơi ếch không thể phát huy được sức mạnh và đạt được tốc độ. Ngoài ra, đây cũng là kiểu bơi căn bản cho người mới tập vì các lý do sau đây: Dễ phân tích động tác. Phối hợp động tác dễ dàng, nhịp nhàng với hơi thở. Người tập thoải mái vì có thời gian nghỉ trong khi bơi. Khi biết bơi, người tập cố thể đứng trong nước (nổi người một chỗ khi ngừng bơi) dễ dàng, làm nền tảng để học các kiểu bơi khác. Kỹ thuật cơ bản trong bơi ếch * Giai đoạn 1: Giai đoạn 1: Tập chân ếch trên cạn. Khi tập các kiểu bơi, luôn luôn tập động tác chân trước. Sau khi động tác bơi chân đã thuần thục rồi, mới tập tay và sau cùng là chân và tay phối hợp thở. 1. Ngồi trên thành bể, 2 tay chống phía sau, người hơi ngửa ra sau, 2 chân và 2 bàn chân đều duỗi thẳng, nhưng thoải mái (không gồng cứng). 2. Từ từ co 2 chân lên, 2 đùi và 2 gối hơi mở rộng ra 2 bên, 2 bàn chân vẫn duỗi thẳng. 5
- 3. Co 2 mũi bàn chân lên và bẻ ra 2 bên cho lòng bàn chân hướng ra ngoài. 4. Đạp mạnh ra 2 bên. 5. Sau khi đạp mạnh (duỗi thẳng 2 chân) sang 2 bên, liền khép mạnh nhanh 2 bàn chân sát vào nhau, bàn chân duỗi thẳng như lúc đầu và cứ thế tiếp tục tập nhiều lần cho thuần thục. 6
- Để dễ nhớ 4 động tác này, bạn cần thuộc lòng những chứ tắt. Co…Bẻ (bẻ bàn chân lên và sang 2 bên). Đạp… Khép, duỗi thẳng .Nếu bàn là người hướng dẫn, cũng cần hô 4 chữ tắt. Co…Bẻ…Đạp…Khép cho người tập dễ nhớ và thực hành được đồng loạt. * Giai đoạn 2: Tập chân ếch dưới nước. Sau khi bạn đã tập thuần thục trên cạn rồi, bạn hãy xuống nước để tập tiếp. a. Người hướng dẫn Bạn hãy cho người tập nằm úp xuống nước, 2 tay nắm chắc thành bể, người duỗi thẳng. Sau đó, bạn nắm lấy 2 bàn chân người tập để hướng dẫn họ thực hiện động tác chân ếch: Co…Bẻ…Đạp…Khép(theo hình) b. Người tập: Cho học sinh hãy nắm thành bể hoặc nắm phao tim, hoặc tập đạp chân ếch sau khi lướt nước theo chiều ngang bể (mực nước ngang bụng, không nên tập chỗ nước sâu, nguy hiểm). 7
- Sau khi tập động tác chân thuần thục rồi, bạn có thể tự tập ở mực nước cạn theo chiều ngang bể: lướt nước khoảng 1m, xong, đạp chân ếch và cứ thế tập bơi qua, bơi lại theo chiều ngang bể ở mực nước thấp ngang bụng cho đến khi động tác bơi thấy nhuần nhuyễn. * Giai đoạn 3: Tập tay ếch trên cạn. 1. Đứng khom người về phía trước. Đầu hơi cúi xuống, mắt nhìn thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng phía trước, các ngón tay khép lại, lòng bàn tay úp xuống đất. H1 8
- 2. Hai tay quạt mạnh ra 2 bên và xuống dưới, lòng bàn tay hướng ra 2 bên, đầu ngước lên, miệng há ra thở. H2, H3. 3. Khi 2 tay kéo tới ngang vai, lập tức khép nhanh, thu 2 khuỷu tay (cùi chỏ) gần sát vào nhau và duỗi thẳng về phía trước như tư thế ban đầu. Để dễ nhớ, bạn vừa tập vừa hô: Chèo mạnh (hay đè mạnh)…Khép nhanh… duỗi thẳng… Và cứ như thế tập cho đến khi nhuần nhuyễn. H4,H5, H6. * Giai đoạn 4: Tập tay ếch dưới nước 1. Đứng khom người, nước ngang ngực, quạt tay ếch dưới nước như động tác trên cạn 2. Vừa đi vừa quạt tay ếch: Khi quạt dưới nước thấy nặng và nguời lướt về phía trước là tốt. 3. Phối hợp thở khi tập tay ếch: Đưa thẳng tay về phía trước, đầu chìm dưới nước thổi khi ra bằng miệng (thổi bong bóng). Kéo tay ếch cho người trườn tới, ngóc đầu hít khí trời bàng miệng và mũi. Vừa đi dưới nước vừa vừa tập động tác cho thật nhuần nhuyễn. * Giai đoạn 5: Tập chân và tay phối hợp thở trên cạn 1. Hai tay chắp trước ngực, 2 khuỷu tay gần sát nhau, 2 chân dang rộng bằng vai và khuỵu thấp xuống như đang niệm Phật. 2. Đạp mạnh, duỗi thẳn 2 chân xuống đầt và duỗi thẳng 2 tay lên trời. (H 234 bên dưới) 3. Kéo mạnh 2 tay xuống ngang vai, lòng bàn tay hướng ra 2 bên (quạt nước). Đầu nhô lên, há miệng thở. (H 56) 4. Khép nhanh 2 khuỷu tay gần sát trước ngực, người thu nhỏ, 2 chân khuỵu xuống như tư thế ban đầu. (H7) + Để cho nguời tập dễ nhớ và đồng loạt, vừa làm vừa hô 3 chữ tắt của động tác: Đạp + Kéo + Khép (Đạp mạnh 2 chân, Kéo nước đến ngang vai, Khép nhanh 2 khuỷu tay sát vào trước ngực). * Giai đoạn 5: Tập động tác bơi ếch dưới nước, chân và tay ếch phối hợp thở. Khi tập đã nhuần nhuyễn động tác phối hợp trên cạn trong gian đoạn 5 thì việc thực hiện dưói nước rất dễ dàng như sau: 1. Đứng sát thành bể, đầu úp xuống nước, 2 tay duỗi thằng, 2 chân co lên cao, chuẩn 9
- bị đạp mạnh vào thành bể… (để lướt nước).H1, 3, 4. 2. Đạp mạnh vào thành bể và lướt nước một đoạn… đồng thời thổi bong bóng (thở ra).H 5, 6. 3. Kéo 2 tay ngang ngực (Quạt nước sang 2 bên, đồng thời nhô đầu há miệng thở).H7,8. 4. Khép nhanh 2 khuỷu tay và chắp 2 bàn tay sát vào trước ngực và thu nhỏ 2 vai lại, đồng thời co 2 chân lại và đạp chân ra sau,khép va duỗi thẳng.H 9,10,11,12,13,14,15. Và cứ thế tiếp tục các động tác liên tục cho thật nhuần nhuyễn. 2. 3. 4. 2 Lựa chọn và ứng dụng các bài tập bổ trợ trên cạn nhằm nâng cao kết quả học kỹ thuật ếch. Bản thân tôi đã xây dựng hệ thống bài tập dạy bổ trợ trên cạn nâng cao kết quả bơi ếch cho vận động viên, Cụ thể: Xây dựng bài tập bổ trợ trên cạn nhằm nâng cao kết quả học kỹ thuật bơi ếch cho vận động viên. TT Hệ thống bài tập Bài tập 1: Đứng gập thân về trước hoặc nằm sấp trên trên ghế dài tập quạt 1 tay ếch. 2 Bài tập 2: Nằm trên bục xuất phát hoặc băng ghế dài đạp chân ếch. 10
- 3 Bài tập 3: Kéo dây cao su thực hiện kĩ thuật động tác tỳ nước. 4 Bài tập 4: Kéo dây cao su thực hiện kĩ thuật động tác kéo nước. 5 Bài tập 5: Kéo dây cao su thực hiện kĩ thuật động tác khép tay. Bài tập 6: Kéo dây cao su thực hiện liên hoàn kĩ thuật động tác tỳ nước, kéo 6 nước, khép tay và duổi hai tay về phía trước. Bài tập 7: Nằm sấp trên thành bể hoặc băng ghế dài thực hiện động phối 7 hợp kĩ thuật bơi ếch. 2. 3. 4. 3 Lựa chọn bài tập khi vận động viên xuống nước: TT Hệ thống bài tập 1 Bài tập 1: Tay nắm phao thực hiện động tác đạp chân. Bài tập 2: Chân kẹp phao thực hiện động tác quạt tay. 2 Bài tập 3: Phao phối hợp tay thở. 3 Bài tập 4: Đạp thành bể bơi chân. 4 Bài tập 5: Đứng thẳng người dưới nước thực hiện quạt tay ếch kết 5 hợp động tác thở. 6 Bài tập 6: Bơi phối hợp hoàn chỉnh kĩ thuật. 2. 3. 5 Giải pháp 5. Đầu tư thể lực trong huấn luyện. * Giai đoạn huấn luyện thể lực chung: Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là huấn luyện thể lực toàn diện cho các em học sinh, dạy cho các em những bài tập khác nhau nâng cao mức độ chịu đựng chung của cơ thể, tạo được vốn kỹ năng vận động, tăng tri thức để hình thành những nền tảng ban đầu của tài năng thể thao. Đặc điểm của giai đoạn này là sử dụng các phương tiện huấn luyện. + Huấn luyện tốc độ: + Trong giai đoạn này, để huấn luyện sức nhanh nên sử dụng các bài tập: + Chạy trong các điều kiện khó khăn như chạy leo cầu thang, bật nhảy nâng cao đầu gối tên cát. + Để huấn luyện tốc độ không nên cho các em chạy với tốc độ cực đại quá nhiều. * Huấn luyện về thể lực: Gồm các bài tập: 11
- TT Hệ thống bài tập Bài tập 1: Chạy biến tốc 30m nhanh, 30m chậm. 5 lần 1 Bài tập 2: Bật cóc 10 – 15m x 03 lần. 2 Bài tập 3: Kéo dây cao su 5 lần x 1 phút. 3 Bài tập 4: Bài tập nhảy dây 5 lần x 1 phút. 4 Bài tập 5: Bài tập nhảy đổi chân: 5 lần x 20 cái 5 Bài tập 6: Chống đẩy tay sau 5 lần x 20 cái. 6 Bài tập 7: Đi chân vịt nhanh 5 lần x 15m. 7 Bài tập 8: Đi xe cút kít nhanh 5 lần x 15m. 8 Bài tập 9: Bài tập phát triển cơ lưng, cơ bụng. Tập cơ bụng: 5lần x 20 cái 9 Tập cơ lưng: 5lần x 20 cái 2. 3. 6 Giải pháp 6. Huấn luyện chuyên môn. * Giai đoạn huấn luyện chuyên môn: Nhiệm vụ của giai đoạn là hoàn thiện về thể lực, kỹ thuật trong bơi để chuẩn bị cho vận động viên thi đấu. Đặc điểm của giai đoạn này là tính chuyên môn hoá được thể hiện rõ hơn. Tỷ trọng huấn luyện chuyên môn về thể lực, kỹ thuật, tâm lý được tăng lên đáng kể. Khối lượng và cường độ của các phương tiện chủ yếu tăng nhiều hơn so với giai đoạn trước. Điều này diễn ra không chỉ do huấn luyện chung mà còn do ưu tiên tăng số lượng các bài tập huấn luyện chuyên môn và thi đấu. Vì vậy, chúng ta cần đặc biệt thận trọng điều hoà mối quan hệ giữa khối lượng và cường độ của lượng vận động trong huấn luyện. 2. 3. 6. 1 Huấn luyện sức bền tốc độ: Trong giai đoạn này, để huấn luyện sức bền tốc độ nên sử dụng các bài tập dưới nước: TT Hệ thống bài tập 1 Bài tập 1: 4 lần x 15m nhanh. Nghỉ giữa quãng 10 giây. 12
- Bài tập 2: 4 lần x 25m nhanh. Nghỉ giữa quãng 15 giây. 2 Bài tập 3 : 5 lần x 50 m nhanh. Nghỉ giữa quãng 20 giây. 3 Bài tập 4: 2 lần x 75m nhanh. Nghĩ giữa quảng 25 giây. 4 2. 3. 6. 2 Huấn luyện sức nhanh tốc độ: Trong giai đoạn này, để huấn luyện sức nhanh nên sử dụng các bài tập dưới nước: TT Hệ thống bài tập Bài tập 1: 6 lần x 15m nhanh. Nghỉ giữa quãng 1 phút. 1 Bài tập 2: 4 lần x 25m nhanh. Nghỉ giữa quãng 1 phút. 2 Bài tập 3: 3 lần x 50m nhanh. Nghỉ giữa quãng 5 phút. 3 2. 3. 6. 3 Bài tập kĩ thuật xuất phát trên cạn và dưới nước Bài tập xuất phát trên cạn: + Bài tập 1: Hai chân đứng nghiêm, hai tay đưa lên cao thẳng tay, bụng hóp, khi nghe hiệu lệnh còi thì vận động viên bật cao tại chỗ, hai bàn chân duỗi thẳng. + Bài tập 2: Hai chân đứng rộng bằng vai, thân người gập, đầu gối khuỷu, hai tay đặt trước mũi bàn chân, bụng hóp, khi nghe hiệu lệnh còi thì vận động viên đưa tay lên cao và bật cao tại chỗ, duỗi thẳng hai bàn chân. Bài tập xuất phát dưới nước trên bục bơi. + Bài tập: Hai chân đứng trước mặt bục xuất phát, trọng tâm cơ thể dồn phía trước mép bục, thân người đổ về trước, ngón chân cái bám vào cạnh bục xuất phát, thân người gập về phía trước áp sát đùi, khi nghe hiệu lệnh xuất phát đạp mạnh hai chân vào bục xuất phát, lao người xuống nước, điểm tiếp xúc đầu tiên giữa cơ thể với mặt nước là các ngón tay và lướt nước, giữ thân người ở dạng hình thoi. 2. 3. 6. 4 Bài tập kĩ thuật quay vòng và về đích: Bài tập kĩ thuật quay vòng: Kĩ thuật quay vòng vung tay trong bơi Ếch: Khi đến gần thành bể vận động viên không được giảm tốc độ, lợi dụng tốc độ đạp chân lần cuối, hai tay vươn về phía trước chạm 2 tay vào thành bể cùng một lần, điểm chạm tay vào thành bể cao hơn mép nước phía trước mặt hai tay cách 10cm đến 15cm các ngón tay hướng lên trên, để tăng tốc độ quay người tay phía bên định quay thấp hơn một chút, sau khi 2 tay tiếp xúc vào thành bể do lực quán tính hai tay co khuỷu để hoãn xung, thân người theo đó mà tiếp cận sát phần bể lúc này dùng sức đẩy hai tay khỏi thành bể để người ngã ra sau đồng thời hai chân co về trước, co gối, thu người, quay quanh 13
- trục ngang làm cho thân người nhô lên khỏi mặt nước, khi miệng nhô lên khỏi mặt nước thì tranh thủ hít vào. Tiếp đó tay trái co khuỷu kéo sang phái bên ngực trái thanh người quay sang trục dọc sang bên trái. Khi thân người quay đến vị trí nghiêng cuối thành bễ thì tay phải đẩy thành bể để vung về trước. Kĩ thuật về đích: Bơi Ếch cần hai tay đồng thời chạm đích, để giảm lục cản hai cánh tay khép chặt chạm thành bể, phần mặt vẫn chìm trong nước và hướng vào thành bễ, duỗi thẳng thân người. 2. 3. 7 Giải pháp 7: Tạo tâm lí thi đấu tốt hướng tới thành tích cao. Đặt mục tiêu quyết tâm cao cho vận động viên trước khi vào thi đấu. Luyện tập kết hợp thời gian nghỉ ngơi hợp lí. Tùy theo lứa tuổi và giới tính để quan tâm, động viên, định hướng để trở thành vận động viên chuyên nghiệp. Giáo dục cho học sinh trung thực khi thi đấu. Tổ chức thi đấu kiểm tra, rèn luyện ý chí tâm lý và trí tuệ. Một trong những điều cần chú ý là sau khi hoàn thành quá trình huấn luyện cần cho học sinh tập luyện với lượng vận động phù hợp trước khi thi đấu để cho các em có một trạng thái thi đấu sung sức, hưng phấn nhất. Đây cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng, ngoài việc tổ chức tập luyện để duy trì tốc độ cao, học sinh biết vận dụng liên kết giữa các giai đoạn để đạt thành tích cao nhất. Mặt khác đây là giai đoạn giáo viên luôn tổ chức kiểm tra thi đấu, theo dõi thành tích hàng ngày của từng học sinh. Trong các buổi tập giáo viên kết hợp cho học sinh nghĩ ngơi hợp lý. Sau khi thi đấu kiểm tra giáo viên nhận xét cụ thể, tỉ mỉ kết quả tập luyện của từng học sinh, ghi nhật ký hàng ngày để theo dõi điều chỉnh. Ngoài những yếu tố, những nội dung mà giáo viên truyền thụ cho học sinh, giáo viên cần ra bài tập về nhà để học sinh thường xuyên luyện tập (theo yêu cầu của giáo viên). Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý (trong điều kiện cho phép). Nhằm mục đích duy trì và đảm bảo thành tích luôn ở thời kỳ cao nhất. 2. 3. 8 Kết quả định lượng: Thành tích thi đấu của vận động viên bơi sau khi huấn luyện: TT Họ và tên học sinh Giới tính Cự ly Thành Ghi chú tích 1 Lê Thị Thùy Trang Nữ 50m ếch 48”69 2 Hoàng Thị Dịu Nữ 50m ếch 53”04 3 Hồ Thị Trâm Nữ 50m ếch 57” 19 Như vậy thành tích sau khi vận dụng các giải pháp tập luyện trên đã được tăng lên rõ rệt. Ngoài ra khi kiểm tra cho thấy các chỉ số về thể lực và thể hình đều tăng lên. Điều đó khẳng định cùng khối lượng tập luyện nếu có phương pháp tuyển chọn và huấn luyện hợp lý thì sẽ có kết quả cao hơn. 14
- 2. 3. 9 Kết quả định tính: Học sinh có tâm lí thi đấu với quyết tâm cao, kỹ thuật xuất phát tốt, thực hiện đúng kỹ thuật động tác về đích. Thể lực của các em được nâng lên rõ rệt, sức bền, sức nhanh trong thi đấu được tốt hơn. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Bài học kinh nghiệm: Trong lĩnh vực hoạt động Thể dục thể thao, muốn có thành tích cao, muốn có sức khoẻ, muốn có kỹ chiến thuật tốt thì chỉ có một con đường đó là phải tăng cường tập luyện. Nhưng tập luyện cũng có hai mặt của nó: đó là tích cực và tiêu cực Nếu biết xây dựng kế hoạch hợp lý. Các bài tập được tăng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Khối lượng vận động phải từ ít đến nhiều, từ chưa có đến có. Giữa buổi tập 1 và buổi tập 2 phai có th ̉ ời gian nghỉ ngơi và được bắt đầu trong ̣ điểm cơ thể hồi phục vượt mức . Như vậy càng tập luyện thì biểu đồ biểu thị kết quả tập luyện càng tăng lên. + Phương pháp tập luyện tiêu cực: Cũng là tập luyện song không mang tính khoa học, thời gian tập luyện ngắn mà lượng vận động lại quá nhiều làm cho người tập luôn trong trạng thái mệt mỏi. Như vậy việc tập luyện TDTT thường xuyên và có kế hoạch hợp lý thì sức khoẻ và thành tích chắc chắn sẽ được nâng lên. Qua phương phap huân luyên noi trên ́ ́ ̣ ́ ̉ ̀ ́ ́ ửi vơi cac đông , ban thân tôi con muôn nhăn g ́ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ̉ nghiêp khi Lanh đao đa giao đôi tuyên cho minh dân cac em đi thi đâu thi minh phai tân ̃ ̃ ̀ ̃ ́ ́ ̀ ̀ ̉ ̣ tâm, tân l ̣ ực vơi cac VĐV nh ́ ́ ư: Ăn nghi chiên thuât trong t ̉ ́ ̣ ưng môn thi đâu . ̀ ́ VD: Bơi 50 m ếch thi phai b ̀ ̉ ơi như thê nao đê đat thanh tich tôi ́ ̀ ̉ ̣ ̀ ́ ́ ưu. ̣ Bên canh đo tr ́ ươc luc VĐV b ́ ́ ươc vao thi đâu minh phai năm đ ́ ̀ ́ ̀ ̉ ́ ược tâm ly cua t ́ ̉ ừng ̣ VĐV, tao niêm tin va h ̀ ̀ ưng phân cho VĐV đê đat đ ́ ̉ ̣ ược thanh tich cao nhât. ̀ ́ ́ 3. 2. Ý nghĩa đề tài: Nhằm nâng cao chất lượng kĩ năng bơi 50m ếch Nữ lưới tuổi 10 11cho học sinh Tiểu học là một việc làm hết sức quan trọng, nó góp phần nâng cao toàn diện cho học sinh đồng thời nâng cao chất lượng qua các hội thi.Vì vậy bản thân tôi đã sử dụng một số giải pháp như sau. Giải pháp 1: Tuyển chọn đội tuyển. Giải pháp 2: Lập kế hoạch huấn luyện. Giải pháp 3: Chuẩn bị các điều kiện cho huấn luyện. Giải pháp 4: Đầu tư kĩ thuật, bài tập bổ trợ trong huấn luyện. Giải pháp 5: Đầu tư thể lực trong huấn luyện. Giải pháp 6: Huấn luyện chuyên môn. Giải pháp 7: Tạo tâm lí thi đấu tốt hướng tới thành tích cao. 15
- Qua quá trình huấn luyện, áp dụng sáng kiến trên tôi thấy hiệu quả tăng lên rõ rệt. Học sinh nắm bắt tốt từng bài tập một cách nhanh chóng, tăng hưng phấn, hứng thú trong luyện tập, thành tích của các em trong quá trình tập luyện ngày càng cao. Từ đó tôi thiết nghĩ, nếu ngành chúng ta chú trọng tới việc huấn luyện các nội dung thể dục thể thao cho học sinh Tiểu học thì đó sẽ là nơi cung cấp các vận động viên trẻ cho nền thể thao của huyện, tỉnh nhà. Với kết quả đạt được qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng huấn luyện đội tuyển bơi đạt hiệu quả cao . 3. 2.1 Kiến nghị, đề xuất: 3. 2. 2. Đối với nhà trường: Thành lập các câu lạc bộ bơi lội hoạt động thường xuyên, liên tục trong suốt năm học. Bổ sung cơ sở vật chất, dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như huấn luyện. Đông viên về vật chất cũng như tinh thần cho huấn luyện viên, vận động viên để từ đó họ có ý thức phấn đấu vươn lên trong tập luyện. 3. 2. 3. Đối với Phòng GD&ĐT: Triển khai các Câu lạc bộ bơi lội huấn luyện trong năm và trong hè. Trên đây là một số ý kiến của tôi về các giải pháp huấn luyện “ Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện Bơi nội dung 50m ếch Nữ lưới tuổi 10 11 cấp Tiểu học”. Trong quá trình áp dụng tôi nhận thấy vẫn còn những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cám ơn! 16

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p |
445 |
67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p |
224 |
30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p |
174 |
24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p |
202 |
21
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p |
165 |
17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p |
151 |
16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p |
177 |
16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p |
127 |
15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p |
170 |
14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p |
28 |
12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p |
126 |
11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p |
165 |
10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p |
108 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p |
134 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p |
134 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p |
151 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p |
96 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p |
16 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
