Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một
lượt xem 7
download
Phân môn Tập đọc là một phân môn có tính chất thực hành. Nhiệm vụ của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh, giúp học sinh đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu tiến tới đọc diễn cảm. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT – ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................ 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 1 II. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG .............. 2 III. SỐ LIỆU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ................. 3 PHẦN THỨ HAI - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..................................................... 4 I. NỘI DUNG LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ........................ 4 II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC ........................................................................... 5 1.Đối với giáo viên ............................................................................................. 5 2.Đối với học sinh .............................................................................................. 5 III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH............................................................ 6 1. Giải pháp thứ nhất: Chuẩn bị chu đáo cho tiết học. ......................................... 6 2. Giải pháp thứ hai: Giáo viên đọc mẫu diễn cảm bài tập đọc ........................... 8 3. Giải pháp thứ ba: Luyện đọc đúng .................................................................. 9 4. Giải pháp thứ tư: Luyện đọc lưu loát: ........................................................... 16 5. Giải pháp thứ tư: Sử dụng linh hoạt trò chơi học tập: ................................... 16 IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ............................................... 27 PHẦN THỨ BA - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .................................................. 28 I. KẾT LUẬN .................................................................................................. 28 II. KIẾN NGHỊ .................................................. Error! Bookmark not defined. PHẦN THỨ TƯ – TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................. 30
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. PHẦN THỨ NHẤT – ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, Tập đọc là phân môn giữ vị trí hết sức quan trọng, không thể thiếu được. Nó là chìa khoá, là phương tiện để giúp học sinh Tiểu học tiếp xúc với kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại. Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới một cách chủ động, có điều kiện hưởng một nền giáo dục mà xã hội dành cho họ, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin. Chính vì thế, dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở bậc Tiểu học. Đọc trở thành đòi hỏi đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập; tạo ra hứng thú và động cơ học tập; tạo ra điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đọc là khả năng không thể thiếu được trong thời đại văn minh. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng từ chữ viết sang lời nói, có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết sang đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với hình thức đọc thầm). Trong điều kiện bình thường, đọc trực tiếp có hình thức chữ viết (có văn bản trước mắt) nhưng cũng có trường hợp đọc không có hình thức chữ viết trước mắt (đó là đọc thuộc lòng). Việc dạy đọc giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy, đọc có ý nghĩa to lớn còn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dục và phát triển. Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở Tiểu học tiếp tục những thành tựu dạy học mà Học vần đạt được, có nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. Đối với học sinh lớp 1 - lớp đầu cấp - việc dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với các em. Mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh yêu Tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp 1/30
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Thế nhưng hiện nay, ở trường Tiểu học, mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ điệu chưa được chú ý đúng mức. Đó là một trong những lý do cho học sinh của chúng ta đọc và nói chưa tốt. Đó cũng là lí do khiến cho trong nhiều trường hợp, học sinh không hiểu đúng văn bản được đọc. Như chúng ta biết học vần và tập đọc là môn học khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp. Mặt khác trong cuộc sống hàng ngày, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp của người Việt. Do đó mỗi người Việt Nam đều cần sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ của mình. Việc nói đúng tiếng Việt của mỗi người bắt đầu từ khi biết nói. Nhưng việc huớng dẫn trẻ nói đúng tiếng Việt chuẩn, có phương pháp, có hệ thống thì bắt đầu từ khi trẻ bước vào năm đầu tiên ở trường Tiểu học. Vì thế, việc dạy Tiếng Việt tiểu học là tầm quan trọng vô cùng to lớn. Hơn thế nữa, phân môn tập đọc là một phân môn có tính chất thực hành. Nhiệm vụ của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh, giúp học sinh đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu tiến tới đọc diễn cảm. Thông qua môn học, học sinh được mở rộng tư duy được phát triển. Học sinh cảm thụ cái hay, cái đẹp, tiếp thu được tình cảm đạo đức trong giờ tập đọc. Mặt khác phân môn tập đọc còn giúp học sinh học tốt các môn khác viết đúng chính tả, tập làm văn hay... Bên cạnh đó với trẻ em lớp một việc các em được đến trường học là một bước ngoặt lớn với các em bởi hoạt động chủ yếu của các em vừa được chuyển từ vui chơi sang học tập. Để các em bắt nhịp được với hoạt động mới khi dạy tập đọc cũng như các môn học khác người giáo viên cần quan tâm tới đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để cung cấp kiến thức cho trẻ trên cơ sở vốn tiếng mẹ đẻ có sẵn dưới nhiều hình thức khác nhau, lựa chọn phương pháp thích hợp nhất nhằm rèn cho học sinh không những đọc đúng mà còn đọc lưu loát và đọc diễn cảm một bài tập đọc . Đó là lý do trên tôi xin giới thiệu với các đồng nghiệp sáng kiến: “Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp Một trong giờ tập đọc.” II. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG 1. Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 03 năm 2018. 2. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1, trường Tiểu học. 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng trong các tiết Tập đọc ở lớp Một. 2/30
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. III. SỐ LIỆU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP Trong quá trình thực tế dạy học nói chung và dạy Tập đọc nói riêng tôi thấy nhiều em tiếp thu bài nhanh, đọc tốt, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, biết đọc nhấn giọng các từ ngữ chỉ màu sắc, sắc độ, hình dáng, phát âm đúng các tiếng chứa âm s, x, r, gi, ch, tr... Bên cạnh đó, một số học sinh chưa chăm học, hay quên đồ dùng học tập, chưa chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Một số học sinh đọc chậm từng tiếng một, vừa đọc vừa đánh vần. Những học sinh đọc chậm là do các em phần học vần ở kì 1, các em nhận biết âm, vần còn chậm, đọc chưa tốt. Trong lớp có nhiều em đọc ngọng dấu thanh (hỏi, ngã, sắc), đọc ngọng vần (vần anh, inh, ach) phát âm sai phụ âm (ch/tr, s/x, l/n). Một số em được gọi đọc bài còn sai nhiều lỗi phát âm, đọc và trả lời câu hỏi còn nhỏ, trả lời không đủ ý. Chính vì phát âm sai cho nên tốc độ đọc và đọc hiểu văn bản rất hạn chế. Mặt khác theo yêu cầu học sinh còn phải đọc hay, đọc diễn cảm, có giọng đọc phù hợp với từng câu, từng đoạn, giọng đọc sao cho phù hợp với văn cảnh, từng nhân vật. Điều này đối với học sinh lớp Một còn nhiều khó khăn. Ở lớp 1E do tôi làm chủ nhiệm, qua một thời gian dạy các con, tôi thấy các con đọc còn gặp một số hạn chế. Cụ thể như sau: TSHS Đọc ngọng Đọc ngọng Đọc ngọng Đọc chậm Đọc đúng vần phụ âm dấu thanh TS % TS % TS % TS % TS % 65 10 15,4 12 18,5 8 12,3 9 13,8 26 40 3/30
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. PHẦN THỨ HAI - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NỘI DUNG LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong chương trình Tiểu học môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” Tập đọc là một phân môn có vị trí hết sức quan trọng trong môn Tiếng Việt nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Đọc thông viết thạo là một yêu cầu đặt ra đối với học sinh Tiểu học. Ngay từ những ngày đầu tiên đến trường các em đã phải học đọc mặc dù ở giai đoạn này việc đọc của các em mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện kí hiệu chữ viết và giải mã bằng âm thanh song đây là một giai đoạn rất quan trọng bởi đó là giai đoạn học sinh phải học để đọc và làm nền tảng cho những giai đoạn tiếp theo, giai đoạn đọc để học. Càng về sau yêu cầu đặt ra trong việc đọc càng được nâng cao, từ việc đọc để hiểu được nội dung văn bản đến việc phát triển kĩ năng đọc diễn cảm. Dạy học Tập đọc ở Tiểu học là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh, nó khẳng định sự cần thiết cho việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Thông qua phân môn Tập đọc mà trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn học văn và phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm trong sáng, yêu cái đẹp, cái thiện, có thái độ ứng xử tốt trong cuộc sống, yêu Tiếng Việt. Hiện nay, một trong những quan điểm mới của việc biên soạn chương trình và Sách giáo khoa Tiếng Việt là quan điểm tích hợp. Vì vậy, bên cạnh những nhiệm vụ chính nêu trên, môn Tiếng Việt còn giúp các em hiểu được đời sống xã hội, hiểu được phong tục tập quán cũng như lối sống của người Việt Nam, hiểu được truyền thống của cha ông, biết tôn sư trọng đạo, biết bảo vệ môi 4/30
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. trường sống… qua những bài tập đọc, qua những bài làm văn hoặc qua những câu chữ dẫn ra như một ngữ liệu trong những bài tìm hiểu về Tiếng Việt. II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC Qua nhiều năm giảng dạy và trao đổi với đồng nghiệp tôi đã có những nhận xét chung về thực trạng dạy học như sau: 1.Đối với giáo viên Tôi thấy trách nhiệm của người giáo viên rất quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Mục tiêu của giáo dục tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu về môn Tiếng Việt trong đó có phân môn Tập đọc. Tập đọc là phân môn thực hành vì vậy nhiệm vụ của nó là hình thành kĩ năng đọc cho học sinh. Dạy đọc giáo dục lòng ham đọc sách cho học sinh giúp cho các em thấy được đây chính là con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ phát triển. Tập đọc góp phần là giàu vốn kiến thức ngôn ngữ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các cách tư duy có hình ảnh. Xuất phát từ nhiệm vụ của môn học ,động cơ dạy học của môn học người giáo viên phải luôn nhiệt tình trong giảng dạy. Người giáo viên phải hiểu rõ nội dung bài tập đọc dể truyền đạt cho học sinh kĩ năng đọc đúng. Người giáo viên phải đọc tốt, đọc hay thì mới rèn khả năng đọc cho học sinh . 2.Đối với học sinh Qua nắm bắt chất lượng đọc của học sinh trong những năm học trước đây, tôi nhận thấy kĩ năng đọc của một số học sinh còn tồn tại. Đó là hiện tượng đọc chậm so với yêu cầu tốc độ đọc, đọc ngọng thanh (hỏi, ngã, sắc) đọc ngọng vần (vần anh, inh, ach); phát âm sai phụ âm (tr/ch, s/x, l/n); đặc biệt ngọng nhiều nhất là l/n; n đọc là l). Ví dụ : - Sai vần: anh/ăn và ach/ăt. Tiếng “Anh” học sinh đọc là “ăn” Từ “Anh em” học sinh đọc là “ăn em” Từ “Tờ tranh” học sinh đọc là “ tờ trăn” Từ “Có khách” học sinh đọc là “có khắt” - Sai thanh: Thanh ngã và thanh sắc Từ “Ăn cỗ” học sinh đọc là “ăn cố” Từ “Lọ mỡ” học sinh đọc là “lọ mớ” Từ “Hộp sữa” học sinh đọc là “hộp sứa” Từ “Cũng” học sinh đọc là “cúng” Từ “Anh dũng” học sinh đọc là “anh dúng” Từ “Quên vở” học sinh đọc là “quên vợ” - Sai phụ âm: tr/ch; s/x; l/n 5/30
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. Từ “Sáng nay” học sinh đọc là “xáng lay” Từ “Lúc nào” học sinh đọc là “lúc lào” Từ “Con trâu” học sinh đọc là “con châu” Từ “Chói chang” học sinh đọc là “trói trang” Chính vì sự phát âm sai nên tốc độ đọc và đọc hiểu văn bản của học sinh rất hạn chế. Mặt khác theo yêu cầu học sinh còn phải đọc đúng, đọc hay. Yêu cầu tiếp theo đó là đọc diễn cảm cần có giọng đọc phù hợp với từng câu, từng đoạn, từng bài sao cho phù hợp với văn cảnh, từng nhân vật đó là điều hết sức khó khăn với học sinh lớp Một. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH Trước tình hình thực tế dạy học để rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hay cho học sinh trong các tiết Tập đọc ở lớp Một. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp hướng dẫn học sinh rèn đọc để nâng cao chất lượng tiết học tập đọc đó là : 1. Chuẩn bị chu đáo cho tiết học. 2. Giáo viên cần đọc mẫu diễn cảm. 3. Luyện đọc đúng phải rèn luyện cho học sinh thể hiện chính xác âm vị Tiếng Việt. a. Đọc đúng phụ âm đầu. b. Đọc đúng phần vần. c. Đọc đúng thanh điệu. 4. Luyện đọc lưu loát. 5. Vận dụng linh hoạt trò chơi học tập. 1. Giải pháp thứ nhất: Chuẩn bị chu đáo cho tiết học. Qua thực tế giảng dạy, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, tôi nhận thấy rằng để dạy thành công một tiết tập đọc, truyền thụ được kiến thức một cách khoa học, sâu sắc giáo viên cần chuẩn bị kỹ những việc sau: + Soạn bài cụ thể, chi tiết thể hiện rõ hoạt động của thầy, của trò. Xây dựng được các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại một cách linh hoạt để giờ dạy nhẹ nhàng và đạt hiệu quả. + Nắm chắc yêu cầu rèn đọc ở từng bài. Đọc kĩ bài tập đọc sắp dạy, trao đổi học tập cách dạy của đồng nghiệp, dự kiến các tình huống học sinh sẽ mắc phải và cách sửa các tình huống đó. + Tìm hiểu kĩ nội dung bài để hiểu được các biện pháp nghệ thuật tác giả đã dùng, từ đó xác định cách đọc đối với từng đoạn, từng bài để thể hiện đúng tình cảm của từng bài. 6/30
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. + Nắm vững hệ thống câu hỏi trong bài tập đọc, đưa ra thêm những câu hỏi dẫn dắt để giúp học sinh phân tích, khai thác nội dung. + Soạn bài trên giáo án PowerPoint trình chiếu các slide phù hợp với nội dung bài học. Tự quay hoặc tham khảo một số tư liệu phục vụ cho bài học. Mỗi tiết Tập đọc muốn đạt hiệu quả cao thì yêu cầu đối với người giáo viên là phải có sự chuẩn bị bài chu đáo, lập kế hoạch dạy học chi tiết, chuẩn bị những đồ dùng cần thiết. Khi dạy bất kì một bài Tập đọc nào, bao giờ tôi cũng dành một khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bài mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm. Đọc bài một vài lần để tìm hiểu cách đọc, dự đoán trước các tình huống có thể xảy ra để lập kế hoạch dạy học phù hợp. Để để từ đó xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức tổ chức sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Giáo viên có nghiên cứu kĩ bài trước thì mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái hồn của tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài và phần giảng bài của giáo viên mới hấp dẫn, thu hút học sinh hứng thú với bài học. - Việc làm trước tiên giáo viên phải đọc bài nhiều lần trước khi lên lớp. Đọc nhiều lần để đọc tốt và hiểu một cách thấu đáo nội dung bài đọc. Phải trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa và các câu hỏi này sẽ giúp giáo viên xác định mục đích, yêu cầu nội dung và phương pháp dạy bài tập đọc. Trong bài vừa đọc giáo viên dự tính học sinh dễ mắc những lỗi nào để phát âm (đó là những tiếng khó, những tiếng dễ phát âm sai những chỗ ngắt nhịp khó, đặc biệt hoặc câu dài quá). Giọng điệu chung của cả bài như thế nào? - Sử dụng tín hiệu trong cả quá trình dạy học nói chung và dạy đọc nói riêng rất quan trọng. Bởi vì sử dụng kí hiệu tạo cho học sinh thói quen làm việc theo lệnh và sự chú ý cao từ đó giúp học sinh hoạt động một cách đồng nhất. Ví dụ : + Giáo viên chỉ thẳng thước dưới âm, vần, tiếng cho học sinh đọc trơn. + Giáo viên đặt thước nằm ngang cũng vần đó, tiếng, từ đó thì học sinh lại phải đọc phân tích( đánh vần). + Khi giáo viên chỉ vào kí hiệu 0( ở góc bảng) học sinh phải có ý thức là trật tự lắng nghe. - Chuẩn bị việc đọc của học sinh: Giáo viên hướng dẫn học sinh tâm thế đọc: Khi đọc cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30-35 cm, cổ và đầu thẳng, phải thở ra chậm để lấy hơi. Khi được gọi đọc học sinh cần phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. Khi đọc cần đọc đọc to, rõ ràng nhưng 7/30
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. không có nghĩa là gào lên mà chỉ cần đọc sao cho các bạn trong lớp đều nghe được là đủ. 2. Giải pháp thứ hai: Giáo viên đọc mẫu diễn cảm bài tập đọc Đọc mẫu của giáo viên vô cùng quan trọng vì muốn học sinh đọc đúng, đọc hay giáo viên phải giới thiệu mẫu đúng. Lời đọc mẫu của giáo viên nhằm định hướng cho học sinh đọc đồng thời giúp học sinh nhận thức đúng nội dung bài học. Nếu là văn bản nghệ thuật còn có tác dụng khơi gợi hứng thú và sự tưởng tượng của học sinh – giúp các em dễ đi vào thế giới của tác giả, tác phẩm dưới một ánh sáng hấp dẫn hơn. Với văn bản nghệ thuật đọc mẫu của giáo viên là đọc diễn cảm. Còn văn bản thông thường đọc mẫu là đọc đúng. Yêu cầu đọc diễn cảm chưa đặt ra với học sinh lớp 1 nhưng việc đọc diễn cảm bài thơ của Giáo viên là cần thiết. Giáo viên biết khích lệ động viên thì học sinh sẽ bắt chước giọng đọc của Giáo viên. Người Giáo viên có giọng đọc tốt diễn cảm, chuẩn mực thì không có gì đáng ngại nếu như học sinh bắt chước thầy cô. * Đọc mẫu của GV bao gồm: - Đọc toàn bài: thường nhằm giới thiệu, gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm thế học đọc cho học sinh. - Đọc câu, đoạn: Nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc “tạo tình huống” để học sinh nhận xét, giải thích nội dung bài đọc. - Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho học sinh Vấn đề đặt ra trước tiên, để đọc mẫu diễn cảm bài tập đọc, giáo viên cần tìm hiểu và cảm thụ bài tập đọc, tìm hiểu bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh sáng tác, vị trí của tác phẩm, tác giả... tiếp đến là việc tìm hiểu nội dung, hình thức bài đọc: thể loại, bố cục, kết cấu, nghệ thuật. Hiểu được nội dung cảm thụ: cảm thụ sâu sắc, tính lôgic sẽ đọc diễn cảm tốt. Giọng đọc mẫu diễn cảm hay sẽ bắt đầu từ cảm xúc của lòng mình, người đọc phải nhập vai lúc đó khả năng truyền cảm người nghe lớn hơn. Tóm lại, việc giáo viên đọc mẫu diễn cảm bài tập đọc là rất cần thiết vì muốn học sinh đọc đúng phải giới thiệu cho các em mẫu đúng. Lời đọc mẫu đúng và hay của giáo viên có tác dụng định hướng cách đọc cho học sinh, đồng thời giúp các em nhận thức đúng hơn nội dung bài đọc. Nếu bài đọc là một văn bản nghệ thuật thì lời đọc của giáo viên còn có ý nghĩa khơi gợi hứng thú và tưởng tượng của học sinh, làm cho các em dễ đi vào thế giới của tác phẩm và thấy tác phẩm dưới một ánh sáng hấp dẫn hơn. Giáo viên cần hướng dẫn để học sinh đọc sao cho phù hợp với nội dung chính của bài văn, bài thơ. Đọc mẫu diễn cảm bài tập đọc của giáo viên chính là cái đích, mẫu hình kĩ năng đọc mà học sinh cần đạt được. Do đó yêu cầu đọc thành tiếng của giáo viên 8/30
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn: đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm. Giáo viên phải ổn định trật tự, tạo cho học sinh tâm thế ngồi đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc, giáo viên đứng ở vị trí bao quát được cả lớp, không nên đi lại trong khi đọc, cầm sách mở rộng, đọc đủ lớn để em học sinh xa nhất cũng nghe rõ và thỉnh thoảng mắt phải rời sách nhìn lên học sinh nhưng không làm cho bài đọc bị gián đoạn. Đọc mẫu là hình thức trực quan sinh động và có hiệu quả đáng kể, có tác dụng làm mẫu cho học sinh luyện đọc. Do đó muốn rèn đọc cho học sinh tôi luôn chuẩn bị bài chu đáo, rèn luyện đọc mẫu phù hợp với nội dung bài đọc, đọc đúng thể loại, đúng ngữ điệu, tránh đọc đều đều mà cần biết biểu hiện tình cảm của mình qua cử chỉ ánh mắt, nét mặt, nụ cười khi đọc. Ví dụ: Khi dạy bài “Trường em” tôi phải đọc giọng tình cảm, thiết tha thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi trường và nhấn giọng một số từ ngữ thể hiện tình cảm: ngôi nhà thứ hai, hiền như mẹ, thân thiết như anh em. Ví dụ : Khi dạy bài “Đầm sen” tôi đọc mẫu và hướng dẫn học sinh cách đọc từng đoạn. - Đoạn 1: Đọc giọng chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của đầm sen, loài hoa sen. - Đoạn 2: Đọc giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng các từ ngữ: xòe ra, phô đài sen, nhị vàng, thanh khiết để thấy được vẻ đẹp của hoa sen. - Đoạn 3: Giọng đọc nhẹ nhàng thấy công việc của con người đang hái hoa sen 3. Giải pháp thứ ba: Luyện đọc đúng. Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là đọc không thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Đọc đúng không phải thể hiện đúng ngữ âm chuẩn, tức là đọc chính âm. Nói cách khác là không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn. Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các âm thanh (đúng các âm vị) ngắt nghỉ hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu). Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị Tiếng Việt cụ thể như sau: 3.1.Đọc đúng phụ âm đầu : a. Học sinh đọc sai “s” với “x”. “X” đọc là “xờ” không đọc là “sờ” “Xe ô tô” không đọc là “se ô tô” “S” đọc là “sờ” không đọc là “xờ” “Su su” không đọc là “xu xu” - Giáo viên phải đọc mẫu, phát âm thật chuẩn 9/30
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. X phát âm nhẹ S phát âm nặng, đọc cong lưỡi( phụ âm đầu lưỡi – răng) Ví dụ: Trong bài tập đọc “Mưu chú Sẻ” Giáo viên cần luyện cho học sinh luyện phát âm “s” và “x”. b. Học sinh đọc sai “tr” thành “ch” Giáo viên hướng dẫn học sinh phát âm tiếng có âm “ch” thật rõ ràng. Sau đó luyện cho các em phát âm một số tiếng như: cha, cho, chúng, chanh, chân , chưa, chắc... Tiếp đó cho học sinh phát âm “t”( âm “t” làm âm trung gian, có cùng phương thức phát âm và tiêu điểm cấu âm đầu lưỡi – lợi gần với vị trí của “ch” và “tr”. Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt vị trí đầu lưỡi và lưỡi quặt. Cho học sinh bật hơi mạnh để phát âm “tr” sau đó đưa âm về âm tiết như: “tra”, “trúng”, “tranh”, “trâm”, “trưa”. Tiếp đó giáo viên giúp học sinh đặt từ vào ngữ cảnh, vào hình ảnh cụ thể : Cha (mẹ) - Tra (hạt) Chanh (quả) - Tranh (vẽ ) Chân (tay) -Trân (trọng) Chưa ( xong) - Trưa ( buổi trưa) Từ đó giúp học sinh cần phát âm đúng để người nghe hiểu rõ mục đích nói đúng và khi cần đọc cần phát âm đúng để người nghe hiểu rõ nội dung văn bản. c. Học sinh đọc “r” thành “d” Cho học sinh phát âm d. Sau đó cho học sinh phát âm tiếng: da, do, danh, dung, dâu, dinh, dưỡng…Hướng dẫn học sinh giữ nguyên vị trí của lưỡi khi phát âm “d” sau đó giữ nguyên mặt lưỡi. Sau đó phát âm “r”( lưỡi rung) tiếp đó đưa về âm tiết như : ra, rung, rinh. Tiếp đến giúp học sinh đưa từ vào văn cảnh : Ví dụ: Da (thịt) - Ra (vào) Danh( dự) - Ranh ( ma) Dâu (quả) - Râu (chòm) d. Học sinh đọc “l” thành “n” và “n” thành “l” Với học sinh việc phát âm sai l và n là phổ biến nên việc sửa l/n là việc làm cần thiết song không thể một sớm một chiều mà có kết quả ngay được. Bởi vì trẻ tiếp cận với quá nhiều người nói ngọng. Muốn sửa cho học sinh phát âm chuẩn hai âm này đòi hỏi giáo viên phải kiên trì và sửa cho các em mọi lúc mọi nơi, phải có sự giúp đỡ lẫn nhau để cùng khắc phục, phải có phương pháp, cách thức luyện tập tốt nhất. Trong thực tế, học sinh hay đọc (nói) ngọng âm l thành n và ngược lại. 10/30
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. Trước tiên, phải cho học sinh biết bộ phận phát âm chủ yếu của người là khoang miệng, lưỡi, lợi, môi, răng…Muốn phát âm đúng, trước hết cần thấy sự giống nhau của hai âm này. - Điểm giống nhau: cả l và n đều là âm đầu lưỡi – lợi ( hàm trên) - Điểm khác nhau: l là âm khe bên ( âm xát), n là âm tắc. Muốn phát âm đúng thì âm l thì phải nâng mặt lưỡi cong lên, chặn luồng khí đi lên mũi, đồng thời hai bên lưỡi hạ xuống để luồng không khí từ phổi lên bên phải lách qua hai bên, cọ xát vào thành má, qua miệng mà thoát ra ngoài. Khi phát âm n, hai bên lưỡi phải áp sát vào hai bên miệng, đồng thời lưỡi con hạ xuống làm cho không khí từ phổi lên không hoàn toàn qua đường miệng mà phải có một phần qua mũi để thoát ra ngoài. Có cảm giác lưỡi hơi thụt về sau, đè xuống. Giáo viên phát âm l - n để học sinh phân biệt qua thính giác. Sau đó yêu cầu học sinh phát âm đúng l - n, phải tiến hành từng bước: từ luyện âm, luyện tiếng đến luyện câu, luyện đoạn, luyện bài. - Luyện phát âm từng âm l và n nhiều lần. - Luyện phát âm theo thứ tự: âm l trước, âm n sau, rồi đảo lại nhiều lần. - Tốc độ ban đầu phát âm chậm sau nhanh dần: n-ơ-nờ (nờ) na, no,nô, nơ …Tiếp đó cho học sinh phát âm lo, la, lô, lơ… - Giáo viên ghép từ vào văn cảnh để học sinh có ý thức đọc đúng, đọc hiểu. Ví dụ : Quả na - bao la Ăn no - lo lắng Nô nức - sông lô - Sau đó, tìm tư liệu là những câu thơ có l – n để luyện cho học sinh. + Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng. + Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. + Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền. + Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại lên hòn núi cao. + Con cò, con vạc, con nông Ba con cùng béo vặt long con nào Vặt lông con cốc cho tao Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn. 11/30
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. 3.2. Đọc đúng phần vần - Học sinh ở lớp tôi chủ nhiệm nói riêng và học sinh khối 1 nói chung hay phát âm sai các vần sau: + Anh đọc sai thành an + Ach đọc sai thành ăt + Ươu đọc sai thành ưu hoặc iêu + Ưu đọc sai thành iu + Ay đọc sai thành ây nhảy dây đọc sai thành nhẩy dây + Áo bẩn đọc sai thành áo bửn - Cụ thể ở các bài anh, ach, ươu giáo viên cần cho học sinh phát âm chuẩn. Ví dụ: trong bài 57 : Ang- anh ( Tiếng Việt 1 – Tập 1) + “Cành chanh” không phải là “cằn chăn” + “có cánh” không phải là “có cắn” + “có cành” không phải là “có cằn” Ví dụ: trong bài 81 : ach ( Tiếng Việt 1 – Tập 1) + “Cuốn sách” không phải là “cuốn sắt” + “có cánh” không phải là “có cắn” + “có cành” không phải là “có cằn” Ví dụ: trong bài 42 :ưu –ươn ( Tiếng Việt 1- Tập 1) + “trái lựu” không phải “trái lịu’’ + “hươu sao”không phải “hiêu sao” - Thực tế khi học sinh đọc vần sai thì khi ghép vào tiếng cũng sai, vậy thì muốn học sinh đọc đúng tiếng có vần hay sai thì đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc vần đúng. Việc làm đầu tiên giáo viên cần sử dụng phương pháp luyện theo mẫu để rèn cho học sinh theo đúng chuẩn chữ viết. Sau đó dùng kiến thức ngữ âm học để phân tích sự khác nhau cơ bản lỗi phát âm và chuẩn âm. Có thể sửa lỗi này bằng cách khi phát âm phải kết thúc bằng yếu tố ngậm miệng ở phụ âm cuối kèm theo tốc độ phát âm nhanh . Trong các nguyên âm đôi, yếu tố đầu bao giờ cũng rõ hơn. Ta có thể sử dụng điều này để sửa lỗi: đọc lướt, chuyển từ nguyên âm đôi thành nguyên âm đơn. Ví dụ: “ Rượu” là phát âm đúng đối lập với “rựu” giáo viên cho học sinh phát âm “ư” trước sau đó tạo nên sự đối lập giữa các âm tròn môi và không tròn môi bằng cách cho một loạt từ như mười- rươi-dưới-rựu-rượu. Sự tương đối này giúp học sinh nhanh nhận biết và dễ phát âm. 3.3.Đọc đúng thanh điệu - Đối với học sinh lớp 1 các em hay ngọng thanh ngã nên khi đọc tiếng sai hẳn chữ ghi âm. 12/30
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. Ví dụ: Từ cỡ trong câu: Lá dày, “cỡ” bằng bàn tay, xanh thẫm. Giáo viên giúp học sinh từ đúng từ “cỡ” Học sinh đọc là : Lá dày, “cớ” bằng bàn tay, xanh thẫm. Giáo viên giúp học sinh từ đúng từ “cỡ” Ví dụ: Từ “giữa” và từ “sững” trong câu: “Ngay giữa sân trường, sừng sững một cây bàng”. Giáo viên cần giúp học sinh đọc đúng từ “giữa” và “sững” để câu văn không sai nghĩa. Như chúng ta biết thanh ngã có âm vực cao, độ cao bắt đầu gần ngang thanh huyền. Đường nét vận động bị gãy giữa do quá trình phát âm có hiện tượng tắc thanh hầu. Nên người ta có thể dùng thanh huyền để tạo mức độ cao tương tắc thanh hầu. Nên người ta có thể dùng thanh huyền để tạo mức độ cao lúc bắt đầu. Kết hợp với thanh nặng có yếu tố tắc ngậm giống hiện tượng tắc tương hầu của thanh ngã . Cuối cùng dùng thanh sắc để tạo đường nét vút cao. Cụ thể giáo viên hướng dẫn học sinh nối các thanh trong một phát âm: Má. Cho học sinh luyện tập và làm thao tác này nhanh hơn nhưng phải giữ đúng quy tắc: độ dài từ huyền đến nặng luôn dài hơn từ nặng đến sắc. Thanh ngã (~) sẽ được tạo thành. Sau đó cho học sinh phát âm chắc các tiếng có cùng thanh ngã cùng vần với tên gọi thanh. Bã, đã, giã, xã, hã... Rồi đến chắp tiếng cùng thanh, cùng loại âm tiết với tên gọi thanh. Ví dụ: Ngỡ, khẽ, cũ, cỗ, giỗ... Ở khâu luyện phát âm đúng này chúng ta nên dùng biện pháp làm mẫu thật nhiều lần với đủ loại âm tiết để học sinh có sự tự điều chỉnh trong quá trình phát âm theo. 3.4. Đọc đúng ngữ điệu Giáo viên giúp học sinh đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Ngữ điệu là hiện tượng phức tạp, có thể tách ra thành những yếu tố cơ bản có quan hệ với nhau: chỗ nghỉ, trọng tâm, âm điệu, âm nhịp và âm sắc. Dạy đọc đúng ngữ điệu là dạy cho học sinh làm chủ những yếu tố ấy. Đọc đúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng đúng nói riêng vừa là mục đích của dạy đọc thành tiếng vừa là phương tiện giúp học sinh chiếm lĩnh nội dung dạy học. Ở khâu này, giáo viên dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng để hướng dẫn học sinh ngắt hơi cho đúng. Lưu ý khi đọc không được hướng dẫn tách từ ra làm hai. Ví dụ: Bài Mưu chú Sẻ - Sách Tiếng Việt 1– tập 2. Không được đọc như sau: 13/30
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. “Thưa anh, tại sao một người sạch/ sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không rửa mặt” Ví dụ: Bài Chú Công - Sách Tiếng Việt 1– tập 2. Không được đọc như sau: “Khi giương rộng, đuôi xòe tròn như một cái/ quạt lớn có đính hàng trăm viên ngọc lóng lánh” - Không đọc tách từ loại với danh từ mà nó đi kèm: Ví dụ: bài Vẽ ngựa “Chị ơi, bà chưa thấy con/ngựa bao giờ đâu?” “Bình yêu nhất là đôi bàn/tay mẹ. - Không tách giới từ với danh từ đi sau nó: Ví dụ: “Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng /dừa múa reo” Câu ứng dụng sách Tiếng Việt 1-tập 2 bài 88 - Không tách hệ từ “là” với danh từ đi sau nó: Ví dụ : không đọc : Bố em là/ bộ đội Bài : Quà của bố - Tiếng Việt 1 – tập 2 Tháng chạp là /tháng trồng khoai Câu ứng dụng sách Tiếng Việt 1-tập 2 bài 92 Như vậy, các ví dụ về lỗi đã nêu ra ở trên đều là những chố cần ngắt giọng. Nên trước khi dạy một bài tập đọc cụ thể giáo viên cần dự tính những chỗ học sinh ngắt giọng sai để xác định được điểm cần luyện ngắt giọng. Ví dụ : Bài “Cái Bống” Cái Bống là cái bống bang Khéo sảy, khéo sàng cho mẹ nấu cơm. - Theo dự tính học sinh sẽ ngắt nhịp Cái Bống là cái bống bang Khéo sảy, khéo sàng cho mẹ /nấu cơm. - Trong khi đó xét về mặt ngữ nghĩa và lý thuyết trọng âm hai dòng thơ này phải ngắt nhịp như sau: Cái Bống là cái bống bang Khéo sảy, khéo sàng/ cho mẹ nấu cơm. Ví dụ : Bài “Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn” Bên cạnh hướng dẫn học sinh cách ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp. Giáo viên còn cần phải dạy cách ngắt giọng biểu cảm, là chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ ngừng không do loogic ngữ nghĩa mà do 14/30
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. dụng ý người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc nhằm tạo những chỗ ngừng gây ấn tượng, tập trung sự chú ý của người nghe vào những từ ngữ sau chỗ ngừng. Những từ ngữ mang trọng âm ngữ nghĩa dạy ngắt nghỉ đúng giáo viên còn cần phải hướng dẫn học sinh ngắt hơi phù hợp với dấu câu: nghỉ hơi ít ở dấu phẩy, nghỉ hơi nhiều ở dấu chấm. Đọc đúng các ngữ điệu câu, lên giọng ở cuối câu có dấu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt trong câu cảm, với câu cầu khiến khi cần nhấn giọng cho phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến khác. Ngoài ra giáo viên còn hướng dẫn đọc đúng tốc độ bằng cách khi các em đã đọc đúng rồi yêu cầu các em đọc nhanh theo tốc độ, lớp 1 cần phải đọc to được một bài ngắn khoảng 30 chữ trong thời gian 1-2 phút. Khi hướng dẫn học sinh đọc đúng tôi đưa các từ khó, tôi đọc mẫu cho các em đọc kém, đọc ngọng đọc theo ví dụ : nơ, cá, lá, ca nô...Hướng dẫn học sinh phân biệt cách đọc từ: “ lá mạ”, “ca nô” khác với đọc tiếng: “nơ, lá”... là các em phải đọc liền hai tiếng để tạo thành từ. Hoặc khi hướng dẫn học sinh luyện đọc bài ứng dụng (ở tiết 2) tôi thường chú ý hướng dẫn các em cách đọc ở những câu văn dài, có cấu trúc ngữ pháp phức tạp. Cụ thể như : Tôi đọc mẫu thì học sinh phát hiện xem tôi ngắt nghỉ ở những chỗ nào, nhấn giọng ở những từ ngữ nào? Từ đó xem các em sẽ đọc đúng và hay hơn. Ví dụ: Khi đọc mẫu đoạn văn ứng dụng trong bài 66: uôm- ươm (Tiếng Việt 1) Những bông cải nở rộ/ nhuộm vàng cả cánh đồng.// Trên trời, bướm bay lượn từng đàn.// Khi đọc mẫu đoạn văn ứng dụng trong bài 71: et-êt ( Tiếng Việt 1) Chim tránh rét/ bay về phương nam.// Cả đàn đã thấm mệt/ nhưng vẫn cố bay theo hàng.// Tôi đặt câu hỏi: - Cô đã ngắt nghỉ ở đâu? - Nhấn giọng ở những từ nào? Ví dụ : Khi đọc mẫu đoạn thơ trong bài 71: uôt- ươt( Tiếng Việt 1) “Con mèo/ mà trèo cây cau// Hỏi thăm chú chuột/ đi đâu vắng nhà// Chú chuột đi chợ /đàng xa// Mua mắm,/ mua muối,/ giỗ cha chú mèo//” Để học sinh đọc đúng tôi hướng dẫn các em ngắt nhịp theo đúng dòng thơ, cách ngắt nhịp theo đúng dòng thơ, cách nhấn giọng ở những từ đã gạch chân, nhờ hướng dẫn tỉ mỉ, chu đáo các em đã đọc lưu loát, rõ ràng, mạch lạc, tạo đà cho học kì 2 ( luyện tập tổng hợp) 15/30
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. 4. Giải pháp thứ tư: Luyện đọc lưu loát. Đọc nhanh (còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy) là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, là việc đọc không ê, a, ngắc ngứ. Vấn đề tốc độ đọc chỉ đặt ra sau khi đã đọc đúng. Mức độ thấp nhất của đọc nhanh là đọc trơn (nhiệm vụ này phần dạy đọc của phân môn học vần đảm nhận), đọc không ê, a, ngắc ngứ, không vừa đọc vừa đánh vần. Về sau tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếp nhận có ý thức bài đọc. Khi đọc cho người khác nghe thì người đọc phải xác định tốc độ đọc nhanh nhưng để cho người nghe hiểu kịp được. Vì vậy, đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng. Tốc độ đọc chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói. Khi đọc thầm thì tốc độ đọc sẽ nhanh hơn nhiều. Biện pháp luyện đọc nhanh: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên điều chỉnh cách giữ nhịp đọc. Ngoài ra, còn có biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của thầy, của bạn để điều chính tốc độ. Giáo viên đo tốc độ đọc bằng cách chọn bài sẵn bài có số tiếng cho trước và dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút. Trong quá trình rèn đọc giáo viên cần rèn luyện một cách linh hoạt các phương pháp khác nhau để phù hợp với đặc trưng của phân môn và phù hợp với nội dung bài dạy. Quá trình hướng dẫn học sinh rèn đọc trước hết giáo viên phải sử dụng phương pháp làm mẫu. Nghĩa là giáo viên làm mẫu cho học sinh nghe, yêu cầu giọng đọc của giáo viên phải chuẩn, diễn cảm thể hiện đúng nội dung, ý nghĩa của bài học để học sinh bắt chước đọc theo. Sau đó giáo viên phải kết hợp phương pháp luyện đọc theo mẫu, luyện đọc đúng, đọc chính xác các phụ âm đầu, âm chính, âm cuối, dấu thanh. Đọc đúng tiết tấu, ngắt hơi đúng chỗ, đúng ngữ điệu câu. Từ đó hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả mong muốn và gửi gắm trong bài tập đọc. Rèn đọc cho học sinh là một nghệ thuật, nghệ thuật trong lao động dạy học sáng tạo của người thầy Tiểu học. Rèn đọc phải tinh tế, sáng tạo, hiệu quả nhưng phải gần gũi với thực tế cuộc sống của các em. 5. Giải pháp thứ năm: Sử dụng linh hoạt trò chơi học tập: Điều đặc biệt đối với trẻ em trò chơi đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt, bước vào nhà trường, trẻ em làm quen với hoạt động học tập với những yêu cầu cao hơn. Trong tiết học mà giáo viên biết sử dụng kết hợp hình thức trò chơi trong học tập sẽ đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy trò chơi được sử dụng trong các tiết dạy học có tác dụng tích cực nhằm làm thay đổi hình thức học tập. 16/30
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. Thông qua trò chơi không khí lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu. Việc tiếp thu kiến thức của học sinh trở nên tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Trò chơi học tập cần có yêu cầu: + Chơi để đạt mục đích học tập nào? Ngoài giải trí còn có mục đích cũng cố tri thức, kỹ năng học tập. + Nội dung học tập phải gắn với các tri thức và kỹ năng của một nhóm học hoặc một lĩnh vực tri thức, kỹ năng nào đó. Nói cách khác khi sáng tạo ra trò chơi thì người giáo viên cần dựa vào các kiến thức và kỹ năng của môn học. + Trò chơi học tập cần có luật chơi rõ ràng đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện không đòi hỏi thời gian dài. Trò chơi học tập thường diễn ra thời gian ngắn, phù hợp với trình độ học sinh. Muốn đạt được điều đó, giáo viên cần biết khơi ngợi sự hứng thú, hào hứng cho các em trong mỗi tiết học. Trò chơi học tập là hình thức hầu hết học sinh nào cũng thích, cũng muốn được tham gia. Đây là hình thức học tập gây hứng thú cho học sinh nhất mà đạt hiệu quả cao vì nó phù hợp với tâm lí lứa tuổi Tiểu học “Học mà chơi - Chơi mà học”. Vì vậy, khi dạy các bài tập đọc học thuộc lòng, tôi thường tổ chức cho học sinh lớp mình thi đọc thuộc bài dưới hình thức các trò chơi như sau: * Trò chơi 1: “Ai thuộc bài nhanh”. Cách chơi như sau: - Giáo viên chuẩn bị 4 bộ đồ dùng dạy học (ứng với 4 tổ). Mỗi bộ gồm các băng giấy, mỗi băng giấy ghi dòng thơ đầu của khổ thơ. - Các tổ cử đại diện của tổ mình lên nhận các băng giấy (Số lượng học sinh mỗi tổ bằng số lượng băng giấy). Sau đó ghép các băng giấy đó theo đúng thứ tự các khổ thơ của bài (Giáo viên quy định thời gian chơi). Khi hết thời gian, nếu học sinh ghép đúng, giáo viên hỏi nội dung, ý nghĩa 1,2 câu trong bài. Tổ nào ghép đúng, nhanh và trả lời đúng câu hỏi thì tổ đó được nhận phần thưởng. Ví dụ: Bài “ Ngôi nhà ” ( Tuần 28 - Sách Tiếng Việt tập 2 – trang 82) Để kiểm tra việc học sinh học thuộc lòng bài học chưa, tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò chơi như sau: Giáo viên chuẩn bị 4 bộ đồ dùng, mỗi bộ gồm 3 băng giấy: Một băng giấy ghi từ “ Em yêu nhà em” Một băng giấy ghi từ “ Hàng xoan trước ngõ ” Một băng giấy ghi từ “ Hoa xao xuyến nở” Một băng giấy ghi từ “ Như mây từng chùm” 17/30
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. Các nhóm sẽ ghép các băng giấy đó theo thứ tự bài thơ. Sau đó, giáo viên nêu câu hỏi “ Ở ngôi nhà mình bạn nhỏ nhìn thấy gì? ” * Trò chơi 2: “Thi đọc tiếp sức”. Cách chơi như sau: - Giáo viên mời 2 nhóm tham gia chơi (Số lượng học sinh 2 nhóm bằng nhau và tương ứng với số dòng thơ hoặc câu thơ), cử 2 học sinh làm trọng tài. Mỗi học sinh trong nhóm sẽ đọc 1 dòng thơ (câu thơ) lần lượt từ đầu cho đến hết bài. Nhóm nào thuộc bài, đọc hay là nhóm đó thắng. Ví dụ: Bài “ Quà của bố” ( Tuần 28 - Sách Tiếng Việt tập 2 – trang 85) Tôi tổ chức cho học sinh đọc thuộc bài dưới hình thức trò chơi “Tiếp sức” như sau: Mời 2 nhóm (mỗi nhóm 6 học sinh tham gia chơi), yêu cầu mỗi học sinh đọc 2 dòng thơ nối tiếp đến hết bài. Khi tham gia trò chơi, mỗi học sinh phải chú ý lắng nghe bạn đọc để có thể đọc nối tiếp được. Như vậy sẽ giúp các em không những thuộc bài và còn nhớ bài lâu hơn vì khi theo dõi bạn đọc là các em đã được đọc nhẩm theo bạn, đó là hình thức đọc thầm để nhớ bài. * Trò chơi 3 : “Thả thơ” Cách chơi như sau: - Giáo viên ghi vào các tờ phiếu 1 dòng thơ hoặc một vài từ chính của khổ thơ, sau đó tổ chức cho học sinh tham gia chơi. - Mời 2 nhóm tham gia chơi (mỗi nhóm là đại diện các bạn của 1 dãy). - Khi có hiệu lệnh của giáo viên “Trò chơi bắt đầu” thì nhóm “Thả thơ” cử một bạn “Thả” (đưa) ra cho bạn nhóm đối diện một từ phiếu. Bạn được nhận phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ có dòng thơ hoặc các từ đã ghi trong phiếu. Sau đó đổi ngược lại, nhóm vừa được nhận phiếu sẽ là “Nhóm thả thơ” và cách chơi tương tự. Hết thời gian chơi, nhóm nào đọc đúng hết tất cả các khổ thơ trong phiếu quy định thì nhóm đó thắng cuộc. * Trò chơi 4: “Truyền điện” Cách chơi như sau: - 2 dãy sẽ cử các bạn đại diện của dãy mình lên bốc thăm để giành quyền đọc trước. Bạn đại diện của dãy đọc trước sẽ đứng lên đọc câu thơ đầu tiên của bài, sau đó chỉ định thật nhanh một bạn bất kì của dãy đối diện đọc bài. Bạn vừa được chỉ định sẽ phải đọc câu thơ tiếp theo của bài. Nếu bạn đó đọc đúng thì có quyền chỉ định một bạn của dãy đối diện đọc câu thơ tiếp theo (Nếu bạn nào 18/30
- Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. được chỉ định đứng lên mà không thuộc bài thì đứng ra một bên) và nhóm được chỉ định sẽ chỉ định bạn khác. Cứ như vầy cho đến khi kết thúc bài, nhóm nào có số học sinh đứng ra ngoài nhiều thì nhóm đó thua cuộc. * Trò chơi 5: “Thi đọc bài hay” Cách chơi như sau: - Giáo viên thiết kế trên bài giảng điện tử các bông hoa hoặc các con vật. Dưới mỗi bông hoa hoặc con vật là các yêu cầu (Có thể ghi từ đầu tiên, dòng thơ đầu tiên của khổ thơ hoặc ghi yêu cầu đọc thuộc khổ thơ nào hay đọc thuộc cả bài thơ), số lượng bông hoa hoặc con vật tương ứng với số khổ thơ trong bài. - Mời học sinh tham gia chơi: Mỗi học sinh sẽ chọn cho mình một bông hoa hoặc một con vật mà mình thích, sau đó thực hiện yêu cầu được ghi dưới bông hoa hoặc con vật đó. Cả lớp và giáo viên theo dõi, bình chọn cá nhân đọc tốt nhất. Hoặc nếu đọc đúng thì các em được quyền chọn một hộp quà (giáo viên đã chuẩn bị sẵn). Ví dụ: Bài “Chuyện ở lớp” (Tuần 30 - Sách Tiếng Việt tập 2 – trang 100) - Để kiểm tra việc học sinh học thuộc lòng bài thơ, tôi đã tiến hành dưới hình thức trò chơi “Thi đọc bài hay” như sau: - Thiết kế trên bài giảng điện tử 4 bông hoa: + Bông hoa hồng: Mẹ có biết….. + Bông hoa cúc: Mẹ có biết…… + Bông hoa hướng dương: Vuốt tóc con…… + Bông hoa ly: Đọc thuộc lòng cả bài - Đồng thời, tôi cũng thiết kế trên bài giảng điện tử gồm 4 hộp quà, dưới mỗi hộp quà có ghi tên một món quà. Khi học sinh đọc đúng yêu câu nêu dưới bông hoa thì được quyền chọn một món quà. Khi tổ chức trò chơi như vậy, tôi thấy rằng các em rất hứng thú với bài học, tiết học rất sôi nổi mà đạt hiệu quả. Trên thực tế giảng dạy việc tổ chức trò chơi học tập đã tạo hứng thú và thu hút nhiều học sinh tham gia. Giáo viên biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, các trò chơi học tập có tác dụng tích cực tạo chất lượng cao cho bài học. Chúng ta cũng nên tránh tổ chức trò chơi lặp đi lặp lại trong tiết học gây sự nhàm chán cho học sinh. Tuỳ theo tiết học giáo viên có thể vận dụng linh hoạt tổ chức trò chơi cho từng phần bài dạy của mình thì hiệu quả giờ dạy đạt hiệu quả. Qua nhiều năm giảng dạy, với tất cả sự tâm huyết của mình bản thân tôi đã tìm tòi, tự trau dồi chuyên môn, rút kinh nghiệm bản thân trong việc thực 19/30
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 221 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 170 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 192 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 176 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 148 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn