Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn: Kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 trường Tiểu học Thị Trấn Tam Đường.
lượt xem 4
download
Mục đích của sáng kiến này nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản phục vụ việc viết đoạn văn: các câu trả lời miệng, cách dùng từ đặt câu, viết các câu trả lời thành đoạn văn và viết được đoạn văn theo yêu cầu. Góp phần khắc phục được hạn chế về cách viết một đoạn văn ngắn Kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 với việc sử dụng từ ngữ chưa chính xác, không đúng ngữ pháp, cách sử dụng dấu câu chưa đúng, câu văn cộc lốc hay câu văn không rõ ràng, sự sắp xếp các câu văn không lôgíc,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn: Kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 trường Tiểu học Thị Trấn Tam Đường.
- 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây: Số Họ và tên Ngày tháng Nơi công tác Chức Trình Tỷ lệ (%) đóng TT năm sinh (hoặc nơi danh độ góp vào việc tạo thường trú) chuyên ra sáng kiến môn (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 Đào Thị Hằng 15/01/1981 Trường Tiểu GV Đại học 35 2 Vùi Thị Nình 11/7/1983 GV Đại học 35 học Thị trấn 3 Phạm Thị Thùy Linh 29/9/1977 GV Đại học 30 Tam Đường Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn: Kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 trường Tiểu học Thị Trấn Tam Đường. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn) 20/8/2019. Mô tả bản chất của sáng kiến: Các em chủ động học tập hơn, biết làm rõ chủ đề qua kỹ năng quan sát, kỹ năng trả lời. Hứng thú tham gia trình bày, trả lời câu hỏi. Học sinh dễ dàng nắm rõ bố cục của đoạn văn, sắp xếp được các ý, có nhiều vốn từ thông qua việc thảo luận, chia sẻ cùng bạn và giáo viên. Giúp học sinh nhận ra ưu điểm để phát huy, đồng thời thấy được hạn chế để kịp thời chỉnh sửa. Giúp học sinh học tập chủ động và tích cực trong giờ học Tiếng Việt.
- 2 Học sinh tự phát hiện, phân tích và sửa lỗi, giúp bạn cùng tiến bộ, đồng thời rèn cho các em kĩ năng tự học, tự sáng tạo. Hình thành cho các em thói quen tự học bài cũ và chuẩn bị bài mới chu đáo. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất của lớp học, đồ dùng dạy học của giáo viên và học sinh như: SGK, bảng phụ, phiếu bài tập, tranh ảnh, vật thật… Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Chúng tôi nhận thấy kết quả học tập phân môn Tập làm văn của học sinh có nhiều tiến bộ, các em thích thú, háo hức, chờ đợi đến phân môn Tập làm văn để thể hiện mình trước bạn bè và thầy cô giáo. Các em rất tự tin mỗi khi khám phá, viết đoạn văn kể về người thân theo cách của riêng mình. Với nhiều đam mê đó, bài viết của các em đạt yêu cầu rất cao, góp phần làm nền tảng vững chắc khi các em lên các lớp cao hơn. Là người giáo viên chúng tôi luôn đặt vấn đề “Tâm – Trí – Đức” lên hàng đầu. Trải qua những học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu thực tế giảng dạy. Chúng tôi đã có trong tay những giải pháp khi dạy dạng bài này và không còn lúng túng khi giảng dạy cho học sinh. Cũng thông qua sáng kiến này mà tổ chuyên môn trường chúng tôi đã có những buổi họp chuyên môn hữu ích, họ không chỉ sôi nổi thảo luận khi dạy về phân môn Tập làm văn lớp 2 nói riêng này mà họ còn mạnh dạn đề ra các biện pháp phù hợp với các phân môn khác. Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tam Đường, ngày 15 tháng 6 năm 2020 Người nộp đơn Đào Thị Hằng Vùi Thị Nình [Type text]
- 3 Phạm Thị Thùy Linh BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Đồng tác giả Họ và tên: Đào Thị Hằng; Vùi Thị Nình; Phạm Thị Thùy Linh Trình độ văn hóa: 12/12. Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường. Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên chủ nhiệm lớp 2A1, 2A3, 2A6 2. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn: Kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 trường Tiểu học Thị Trấn Tam Đường”. 3. Tính mới: Các em chủ động học tập hơn, biết làm rõ chủ đề qua kỹ năng quan sát, kỹ năng trả lời. Hứng thú tham gia trình bày, trả lời câu hỏi. Học sinh dễ dàng nắm rõ bố cục của đoạn văn, sắp xếp được các ý, có nhiều vốn từ thông qua việc thảo luận, chia sẻ cùng bạn và giáo viên. Giúp học sinh nhận ra ưu điểm phát huy, đồng thời thấy được hạn chế kịp thời chỉnh sửa. Giúp học sinh học tập chủ động và tích cực trong giờ học Tập làm văn. Học sinh tự phát hiện, phân tích và sữa lỗi giúp bạn cùng tiến bộ, đồng thời rèn cho các em kĩ năng tự học, tự sáng tạo. Hình thành cho các em thói quen tự học bài cũ và chuẩn bị bài mới chu [Type text]
- 4 đáo. Sau khi áp dụng các biện pháp mới đã tạo cho học sinh sự tự tin khi học môn Tập làm văn, giúp cho học sinh có thể nắm bắt kiến thức một cách lôgic và có hệ thống, biết kết hợp các môn học khác để bổ trợ kiến thức khi làm văn. Từ đó giúp cho học sinh phát triển trí tuệ, rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, tham gia giờ học tích cực và đặc biệt là yêu thích, hứng thú trong học Tiếng Việt. Nhất là tăng chất lượng đại trà và giảm tỷ lệ học sinh viết văn chưa đúng trong môn Tiếng Việt lớp 2 tại lớp 2A1, 2A3, 2A6 trường Tiểu học Thị Trấn. 4. Hiệu quả sáng kiến mang lại a) Hiệu quả về kinh tế Giáo viên thực hiện các giải pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn đảm bảo cho học sinh không tốn kém về kinh tế, tiết kiệm giấy, mực và bút viết cho giáo viên và học sinh. Trước đây, học sinh phải mua nhiều đồ dùng học tập nhưng sau khi áp dụng sáng kiến thì chi phí học tập được giảm đáng kể. Việc sử dụng tiết kiệm được những đồ dùng dạy học và tiết kiệm được thời gian cho mỗi tiết học khoảng 5 đến 10 phút để giúp các em chơi trò chơi, giải lao thư giãn và có tinh thần hứng khởi bước vào tiết học tiếp theo. b) Hiệu quả về mặt kĩ thuật Giải pháp 1: Học sinh có kĩ năng quan sát, hoàn thành phiếu bài tập ở nhà để chuẩn bị tâm thế cho tiết học mới. Giải pháp 2: Học sinh có kĩ năng dùng từ đặt câu, viết được câu văn đúng ngữ pháp, viết được đoạn văn theo yêu cầu. Giải pháp 3: Giúp học sinh nhận ra ưu điểm phát huy, đồng thời thấy được hạn chế kịp thời chỉnh sửa. Với các giải pháp “Một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn: Kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 trường Tiểu học Thị Trấn Tam Đường”, trong năm học 2019 2020 chúng tôi đã thu được kết quả đáng kể. [Type text]
- 5 Về chất lượng môn học: Kết quả là học sinh đã không còn lúng túng trong quá trình viết đoạn văn kể về người thân, phần lớn các lỗi từ ngữ, ngữ pháp, câu văn của các em đã được khắc phục, chất lượng bài kiểm tra sau khi đã áp dụng sáng kiến cao hơn trước cụ thể thông qua bảng kết quả như sau: Tốt Hoàn thành CHT Giai đoạn TSHS Tỉ lệ SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL % Học kì 1 88 40 45 38 43 10 12 Học kì 2 (Giữa học kỳ 88 62 70 26 30 0 0 II) c) Hiệu quả về mặt xã hội. Từ việc áp dụng sáng kiến này học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 đã nâng cao chất lượng môn Tập làm văn nói riêng và chất lượng ở tất cả các môn học nói chung. Chúng tôi nhận thấy kết quả học tập phân môn Tập làm văn của học sinh có nhiều tiến bộ, các em thích thú, háo hức, chờ đợi đến phân môn Tập làm văn để thể hiện mình trước bạn bè và thầy cô giáo. Các em rất tự tin mỗi khi khám phá, viết đoạn văn kể về người thân theo cách của riêng mình. Với niềm đam mê đó, bài viết của các em đạt yêu cầu rất cao, góp phần làm nền tảng vững chắc khi các em lên các lớp cao hơn. Là người giáo viên chúng tôi luôn đặt vấn đề “Tâm – Trí – Đức” lên hàng đầu. Trải qua những học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu thực tế giảng dạy. Chúng tôi đã có trong tay những giải pháp khi dạy dạng bài này và không còn lúng túng khi giảng dạy cho học sinh. Cũng thông qua sáng kiến này mà tổ chuyên môn trường chúng tôi đã có những buổi họp chuyên môn hữu ích, họ không chỉ sôi nổi thảo luận khi dạy về phân môn Tập làm văn lớp 2 nói riêng này mà họ còn mạnh dạn đề ra các biện pháp phù hợp với các phân môn khác. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: [Type text]
- 6 Sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả với học sinh lớp lớp 2A1, 2A3, 2A6 tại trường Tiểu học Thị Trấn và có thể triển khai, áp dụng cho các lớp 2 của trường Tiểu học Thị Trấn và các trường Tiểu học trong cùng huyện tham PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG khảo. TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN Trên đây là bản báo cáo tóm tắt sáng kiến, rất mong nhận được sự tư vấn giúp đỡ của hội đồng khoa học các cấp. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Tác giả/ đồng tác giả [ …………….. Đào Thị Hằng …………….. Vùi Thị Nình THUYẾT MINH SÁNG KIẾN ………….. Phạm Thị Thùy Linh Một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn: Kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường Đồng tác giả: 1. Đào Thị Hằng Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường 2. Vùi Thị Nình Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường 3. Phạm Thị Thùy Linh Trình độ chuyên môn: Đại học [Type text] Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường
- 7 I. THÔNG TIN CHUNG I. Thông tin 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn: Kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 trường Tiểu học Thị Trấn Tam Đường. 2. Đồng tác giả: [Type text]
- 8 2.1. Họ và tên: Đào Thị Hằng Năm sinh: 15/01/1981 Nơi thường trú: Mường Cấu Thị Trấn Tam Đường Tam Đường Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học Thị Trấn Điện thoại: 0376781504 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 35% 2.2. Họ và tên: Vùi Thị Nình Năm sinh: 11/7/1983 Nơi thường trú: Thị trấn Tam Đường Tam Đường Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học Thị Trấn Điện thoại: 0369269958 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 35% 2.3. Họ và tên: Phạm Thị Thùy Linh Năm sinh: 29/09/1977 Nơi thường trú: Bản Hô Ta Thị trấn Tam Đường Tam Đường Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường Điện thoại: 0382414389 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn [Type text]
- 9 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 19 tháng 8 năm 2019 đến ngày 12 tháng 6 năm 2020. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường Địa chỉ: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường Tam Đường Lai Châu Điện thoại: II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến 1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến Môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hàng ngày. Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh, hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới. Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội tụ đủ cả 4 kĩ năng trên. Nó là phân môn tổng hợp toàn bộ kiến thức đã học ở trong tuần từ các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu. Phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kĩ năng nói và viết. Thế nhưng hiện nay, đa số các em học sinh lớp 2 đều rất ngại học phân môn Tập làm văn vì không biết nói gì? Viết gì? Bởi ở lứa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh dân tộc thiểu số vốn từ của các em còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng. Với mục tiêu rèn học sinh ở cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong đó kĩ năng viết văn “một đoạn văn ngắn" là yêu cầu cơ bản khá trọng tâm ở phân môn Tập làm văn lớp 2. Ngay cả bản thân một số giáo [Type text]
- 10 viên đôi khi cũng không tự tin lắm khi dạy phân môn này so với các môn học khác. Trong chương trình Tập làm văn lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em được làm quen với việc trả lời các câu hỏi, viết đoạn văn và được rèn kĩ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu. Qua dự giờ đồng nghiệp cũng như quá trình dạy, việc dạy cho học sinh viết đoạn văn chính là quá trình giáo viên khơi dậy sự hiểu biết và cảm nhận của các em về người, vật và cuộc sống xung quanh. Điều đó đòi hỏi giáo viên dạy cho học sinh cách sử dụng từ chính xác , đặt được câu, cách tổ chức, sắp xếp câu, ý sao cho lôgic, sau đó là viết thành đoạn văn hay. Song thực tế chỉ ra rằng một số học sinh lớp 2 khó nhận thức được việc sắp xếp ý (cảm nhận của mình) theo trật tự đúng. Vốn sống của các em còn hạn chế, do đó khi diễn đạt học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Sự sắp xếp tổ chức câu trong đoạn còn rời rạc. Các câu độc lập về nội dung chưa có sự liên kết và lôgic … Đôi khi các em còn viết câu không rõ ý, từ lặp lại nhiều… Là những giáo viên đứng lớp nhiều năm, chúng tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp các em thực hiện được mục tiêu đã đề ra? Chúng tôi luôn cố gắng để tìm ra những giải pháp rèn kỹ năng viết văn cho học sinh. Đây là lí do mà chúng tôi chọn và viết Sáng kiến kinh nghiệm với nội dung: “ Một số giải pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn: Kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 trường Tiểu h ọc Th ị tr ấn” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2. 1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Trang bị cho các em những kiến thức cơ bản phục vụ việc viết đoạn văn: các câu trả lời miệng, cách dùng từ đặt câu, viết các câu trả lời thành đoạn văn và viết được đoạn văn theo yêu cầu. Góp phần khắc phục được hạn chế về cách viết một đoạn văn ngắn Kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 với việc sử dụng từ ngữ chưa chính xác, không đúng ngữ pháp, cách sử dụng dấu câu chưa đúng, câu văn cộc lốc hay [Type text]
- 11 câu văn không rõ ràng, sự sắp xếp các câu văn không lôgíc,... Qua đó bồi dưỡng lòng say mê yêu thích con người, tình cảm gắn bó giữa con người với con người đặc biệt là tình cảm trong gia đình của các em. Giúp học sinh có kĩ năng viết đoạn văn ngắn kể về người thân theo hướng phát huy tính cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Đối tượng: 89 học sinh. Trong đó (lớp 2A1: 32 học sinh; lớp 2A3: 32 học sinh; 2A6: 24 học sinh). Địa điểm: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường Huyện Tam Đường Tỉnh Lai Châu. 3. Mô tả sáng kiến a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: * Thực trạng: Khi chưa áp dụng sáng kiến, để đánh giá học sinh qua các biện pháp cũ trước đây chúng tôi đưa ra bài tập khảo sát và kết quả như sau: Tổng Thời gian khảo sát Kết quả số HS Đầu năm 89 Tốt % HT % CHT % Lớp 2A1 32 20 63 12 27 0 0 2A3 32 10 31,5 12 37 10 31,5 2A6 24 6 25 8 33,3 10 41,7 2019 2020 88 36 41 32 36,3 20 22,7 (Đầu học kì I) Từ kết quả khảo sát trên cho thấy tỷ lệ học sinh mắc lỗi khi viết văn còn khá cao, đặc biệt với các lỗi như: lỗi chính tả, lỗi sắp xếp từ trong câu, lỗi sắp xếp câu trong đoạn,... [Type text]
- 12 Kết quả khảo sát trên cho thấy kỹ năng viết văn của các em còn hạn chế do một số nguyên nhân như: Đây là phân môn các em từ lớp 1 lên lớp 2 mới được tiếp cận nên còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn. Đa số phụ huynh chỉ quan tâm xem các em về đọc, viết và làm toán mà chưa đi sâu, kèm cặp các em học phân môn Tập làm văn, dẫn đến hiện tượng viết chưa đúng theo yêu cầu, cách hành văn, câu cú chưa hay... Giáo viên chưa chú trọng đến dạy học phát huy tính tích cực cho học sinh. Nhiều học sinh chưa nắm chắc cấu tạo và hiểu ý nghĩa của từ, vốn từ ngữ hạn chế nên viết lủng củng, câu văn rời rạc. Đa số các em đều viết theo cảm nhận, nói thế nào viết y như vậy nên câu, đoạn chưa có logic. * Các giải pháp cũ trước khi thực hiện sáng kiến Trước khi thực hiện sáng kiến này, ở những năm học trước chúng tôi cũng tiến hành một số giải pháp như sau: + Giải pháp 1: Giúp học sinh tìm hiểu đề bài Ưu điểm: Giúp học sinh tìm hiểu đề bài bằng hệ thống câu hỏi. Nhược điểm: Vẫn còn mang tính chất giảng giải nhiều, chưa phát huy tính tích cực của học sinh. Nguyên nhân: Giáo viên quen với phương pháp dạy học truyền thống, chưa chú trọng đến phát triển năng lực của học sinh. + Giải pháp 2: Luyện nói (kể) Ưu điểm: Học sinh được thực hành nói miệng để kể về người thân. Nhược điểm: Học sinh chưa được nói nhiều và chưa biết cách nhận xét câu từ cho bạn. Nguyên nhân: Học sinh chưa biết cách chia sẻ, tương tác với bạn. + Giải pháp 3: Trình bày đoạn văn Ưu điểm: Học sinh biết tự trình bày đoạn văn vào vở. [Type text]
- 13 Nhược điểm: Đoạn văn viết chưa đạt yêu cầu, còn lủng củng, câu từ chưa logic, khô khan, đủ câu chưa đủ ý. Nguyên nhân: Vốn từ của một số học sinh dân tộc thiểu số còn hạn chế. Việc sắp xếp từ trong câu văn, câu văn trong đoạn văn chưa hợp lý. b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: * Tính mới Giúp học sinh học tập chủ động và tích cực trong giờ học Tiếng Việt. Học sinh tự phát hiện, phân tích và sữa lỗi giúp bạn cùng tiến bộ, đồng thời rèn cho các em kĩ năng tự học, tự sáng tạo. Hình thành cho các em thói quen tự học bài cũ và chuẩn bị bài mới chu đáo. Học sinh được tự học, được trao đổi với bạn về bài làm của mình và biết nhận xét, sửa lỗi sai cho bạn. * Sự khác biệt của biện pháp mới so với biện pháp cũ. Biện pháp cũ Biện pháp mới Giải pháp 1: Giúp học sinh tìm Giải pháp 1: Rèn kĩ năng quan sát hiểu đề bài Để hoàn thành phiếu bài tập chuẩn bị Từ hệ thống câu hỏi giúp học cho tiết học mới, học sinh được quan sát sinh hiểu được yêu cầu của đề bài. có chủ định về người thân mà mình định Chưa phát huy được tính tích cực kể trong tiết học tới sẽ giúp các em tự tự giác của học sinh. tin hơn khi tham gia tiết học. Giải pháp 2: Luyện nói (kể) Giải pháp 2: Hình thành đoạn văn Học sinh được kể theo cảm nhận HS được quan sát kĩ, được luyện nói của mình nhưng còn rụt rè, lúng về người mình định kể với bạn, được túng. sửa sai dưới sự trợ giúp của bạn bè thầy Vốn từ ít, sử dụng câu từ chưa cô giúp các em viết được đoạn văn đủ ý, phù hợp và chưa có sự tương tác mạch lạc, giàu tình cảm. tích cực trong lớp. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh nhận [Type text]
- 14 Giải pháp 3: Trình bày đoạn văn xét và chữa bài Hướng dẫn học sinh viết theo yêu Tổ chức cho học sinh nhận xét bài viết cầu đề bài khoảng 2 3 câu. của bạn trong nhóm và trước lớp. Đoạn văn ngắn và hầu hết chưa Học sinh được trình bày trao đổi với có biểu lộ được cảm xúc, câu văn bạn về bài làm của mình, nêu được cảm còn khô khan. nhận của em và sửa sai cho bạn nếu cần thiết. Từ đó nâng cao năng lực làm văn của các em, rút kinh nghiệm bài của mình, học tập cách làm văn của bạn. * Cách thức thực hiện: Qua kinh nghiệm của bản thân chúng tôi nhận thấy để rèn kĩ năng viết văn kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 cần thực hiện các biện pháp sau: Giải pháp 1: Rèn kĩ năng quan sát * Điểm mới: Học sinh có kĩ năng quan sát, hoàn thành phiếu bài tập ở nhà để chuẩn bị tâm thế cho tiết học mới. * Cách thực hiện: Giúp học sinh biết lựa chọn người thân mình định kể, quan sát và điền vào phiếu bài tập. Dựa vào phiếu để hoàn thành nội dung bài học. * Các bước thực hiện: Bước 1: Tự hoàn thành phiếu bài tập ở nhà Trong quá trình dạy học, cuối mỗi tiết Tập làm văn chúng tôi thường xuyên giao nhiệm vụ cho các em hoàn thành phiếu bài tập để chuẩn bị cho tiết học tuần tới, nhằm tạo thói quen tự học ở nhà và đặc biệt có tâm thế tự tin khi tiếp thu bài học mới. Ví dụ: Khi dạy bài: Kể về người thân (TV2 Tập 1, trang 85). Chúng tôi giao nhiệm vụ cho các em hoàn thành phiếu bài tập sau: [Type text]
- 15 PHIẾU BÀI TẬP Em hãy quan sát người thân mà em yêu quý nhất và hoàn thành sơ đồ sau: Tên:………………… Hoạt động: Tuổi: …… ………….. Người quan sát: ……………… Tính tình:………… ……. Nghề nghiệp: … Hình dáng:……...……. Bước 2: Thực hành kể về người thân Đến tiết học các em dựa vào phiếu để kể cho nhau nghe về kết quả quan sát của mình. Lúc này, chúng tôi tổ chức cho các em kể theo nhóm 4, nhóm trưởng điều hành nhóm mình kể cho nhau nghe về người thân và nhận xét cách kể của bạn như: câu kể đủ ý chưa, nội dung kể có phù hợp không, theo bạn thì chưa phù hợp chỗ nào, sửa thế nào cho hợp lý,... Giáo viên cho học sinh thỏa sức kể về người thân của mình, các em sẽ rất hào hứng bởi nội dung rất gần gũi với các em và kiến thức của các em đã có sự chuẩn bị trước khi quan sát và chỉ cần dựa vào các từ trong phiếu để phát triển thành câu văn hoàn chỉnh. Để giúp các em có những câu văn hay giàu cảm xúc thì ngay lúc hoạt động nhóm này giáo viên đi từng nhóm hỗ trợ các em sửa lỗi sai những câu nói cộc lốc, không đủ ý. Ví dụ: Tình huống 1: HS 1: Mẹ tớ 78 tuổi. HS 2: Sao mẹ cậu nhiều tuổi thế? Cậu có nhầm không? (Tớ thấy không hợp lí) Tình huống 2: [Type text]
- 16 HS 1: Hình dáng bố tớ cao, da đen xì. HS 2: Theo tớ cậu nên nói là: Bố tớ có dáng người cao và nước da ngăm ngăm đen. Nếu gặp các tình huống trên các em còn lúng túng chưa biết sửa sai giúp bạn thế nào thì giáo viên hướng dẫn các em kịp thời để các em biết cách lựa chọn từ ngữ hợp lý. Sau mỗi hoạt động nhóm cho các em cử đại diện nhóm (chọn trong nhóm 1 bạn kể hay nhất) để thi kể trước lớp nhằm khích lệ các em học tập. Giáo viên nhận xét hoạt động và tuyên dương các em kịp thời. Muốn viết văn tốt đầu tiên phải tạo cho các em hứng thú học, từ những hình ảnh gần gũi quen thuộc nhất giúp các em phát triển thành câu văn, đoạn văn. Là tiền đề cho các em trong hoạt động tiếp theo: viết đoạn văn. Giải pháp 2: Hình thành đoạn văn * Điểm mới: Học sinh có kĩ năng dùng từ đặt câu, viết được câu văn đúng ngữ pháp, viết được đoạn văn theo yêu cầu. * Cách thực hiện: Giúp học sinh biết trả lời câu hỏi theo gợi ý, lựa chọn từ ngữ, dấu câu khi viết câu, từ các câu văn học sinh viết được thành đoạn văn; các em biết chia sẻ tương tác để câu văn, đoạn văn được hoàn chỉnh và hay hơn. Có thể học tập những câu văn hoặc những bài văn mẫu hay để vận dụng viết bài của mình. * Các bước thực hiện Bước 1: Hướng dẫn học sinh làm miệng, trả lời miệng từng câu hỏi. Gợi ý cho học sinh trả lời bằng nhiều ý kiến khác nhau. * Ví dụ: + Giới thiệu về người em muốn kể (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em…) + Kể về hình dáng người đó (cao, thấp, béo, gầy, thon thả….) + Kể về những đặc điểm nổi bật (mái tóc, khuôn mặt, nước da, đôi mắt, hàm răng,…..) [Type text]
- 17 + Kể về tính tình (ngoan, lễ phép, thật thà,…..) + Kể về hoạt động (làm việc gì,…..) + Tình cảm của em đối với người em kể…. Bước 2: Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng, cung cấp và gợi ý để các em có thể chọn từ đồng nghĩa thay thế cho từ cũ, có thể hướng dẫn mẫu các câu văn có hình ảnh nhân hóa hoặc so sánh để bài văn sinh động hơn. * Ví dụ: HS 1: Tóc mẹ em đen. Da mẹ trắng. HS 2: Tớ bổ sung cho bạn như sau: Mái tóc của mẹ em đen, óng ánh như gỗ mun. Nổi bật hơn là làn da trắng như trứng gà bóc của mẹ. …. Bước 3: Hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu trả lời đó theo một trật tự hợp lý để hoàn chỉnh bài làm miệng. Cho một số học sinh trình bày miệng cả bài. * Ví dụ: Người em yêu quý nhất là bố. Bố thường mặc những chiếc áo phông trông rất trẻ trung. Mặc dù công việc bận rộn nhưng bố vẫn chăm lo cho gia đình. Mái tóc của bố luôn được cắt gọn gàng. Bố em là người tận tụy trong gia đình. Bố năm nay ngoài 30 tuổi. Bố đúng là người bố tuyệt vời của em. Có thể cho học sinh nhận xét về cách sắp xếp các ý hoặc giáo viên gợi ý hướng dẫn học sinh sắp xếp lại các câu văn cho hợp lý, hay và logic hơn, ví dụ: Trong gia đình, người em luôn kính trọng và tin yêu nhất là bố. Bố em năm nay ngoài ba mươi tuổi. Bố là bộ đội, cũng là kỹ sư giỏi. Mái tóc đen nhánh của bố luôn được cắt gọn gàng. Bố thường mặc những chiếc áo phông trông rất trẻ trung. Những lúc mặc quân phục, trông bố rất oai phong, bố em là người tận tụy trong công việc. Nhìn những cây cầu mới được dựng lên, em càng thấy hiểu về công việc của bố và càng tự hào về bố hơn. Mặc dù công [Type text]
- 18 việc bận rộn nhưng bố vẫn luôn chăm lo cho gia đình. Không chỉ giúp mẹ việc nhà, bố còn dạy em học mỗi tối. Bố đúng là người bố tuyệt vời của em. Bước 4: Hướng dẫn học sinh viết liền mạch các câu trả lời thành một đoạn văn (Viết câu mở đầu – Giới thiệu người định kể; Phát triển đoạn văn – Kể về người đó có thể kể theo gợi ý; Câu kết thúc – Có thể viết một câu về tình cảm, suy nghĩ, mong ước của em đối với người đó…) Cho học sinh chia sẻ cặp đôi về kết quả bài làm và chia sẻ trước lớp, góp ý và bổ sung. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh nhận xét và chữa bài * Điểm mới: Giúp học sinh nhận ra ưu điểm phát huy, đồng thời thấy được hạn chế kịp thời chỉnh sửa. * Cách thực hiện: Nhận xét và chữa bài. Giới thiệu các bài văn hay. * Các bước thực hiện: Bước 1: Thực hiện nhận xét và chữa bài. Đây là việc làm hết sức cần thiết, giúp học sinh nhận ra lỗi sai để điều chỉnh, sửa chữa, hoàn thành bài văn (theo dõi, kiểm tra, cho học sinh đọc lại bài đã được sửa, tránh tình trạng chỉ nghe mà không thực hành đối với học sinh hoàn thành). Đối với bài làm có ý hay, chúng tôi gợi ý để giúp học sinh gọt giũa, chau chuốt thêm cho bài văn được hay hơn. Học sinh lớp 2 chưa được học và luyện tập nhiều về từ ngữ, ngữ pháp, chắc chắn trong bài viết của các em sẽ rất nhiều lỗi. Trong quá trình chấm bài, chúng tôi phát hiện, giúp học sinh phát hiện, khắc phục, biết lựa chọn, thay thế các từ ngữ cho phù hợp. Chúng tôi ghi lời nhận xét cụ thể về cách dùng từ, viết câu, hoặc có thể nhận xét trực tiếp cho các em, rút kinh nghiệm lần sau. Bước 2: Giới thiệu những bài văn hay của học sinh ở năm trước nhằm kích thích tinh thần học tập của học sinh hoặc những bài viết hay của học sinh trong lớp cho các em tham khảo, từ đó nhận thấy sự khác nhau về cách [Type text]
- 19 diễn đạt trong cùng một sáng kiến để các em hiểu rằng những bài làm thể hiện suy nghĩ độc lập của cá nhân luôn được khích lệ và khen ngợi, yêu thích. Ví dụ: Có rất nhiều người thân mà em yêu quý, nhưng người em yêu quý nhất là mẹ. Mẹ em có một khuôn mặt rất xinh đẹp. Mái tóc mẹ dài mượt mà. Hàng ngày mẹ thường mặc những bộ quần áo kín đáo và lịch sự để đi làm. Buổi sáng mẹ thường dậy sớm để nấu những bữa ăn ngon miệng cho em và bố. Sau mỗi ngày làm việc bận rộn, buổi tối mẹ vẫn dành thời gian quan tâm đến em. Mẹ thường hỏi han tình hình hình học tập của em và an ủi mỗi khi em gặp khó khăn. Em rất kính trọng và biết ơn mẹ. Em mong mẹ luôn mạnh khỏe để em và bố có thể tặng mẹ thật nhiều tình thương. 4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: a) Hiệu quả về kinh tế: Giáo viên thực hiện các giải pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh không tốn kém về kinh tế, tiết kiệm giấy, mực và bút viết cho giáo viên và học sinh. Trước đây, học sinh phải mua nhiều đồ dùng học tập nhưng sau khi áp dụng sáng kiến thì chi phí học tập được giảm đáng kể. Việc sử dụng tiết kiệm được những đồ dùng dạy học và tiết kiệm được thời gian cho mỗi tiết học khoảng 5 đến 10 phút để giúp các em chơi trò chơi, giải lao thư giãn và có tinh thần hứng khởi bước vào tiết học tiếp theo. b) Hiệu quả về mặt kĩ thuật Giải pháp 1: Học sinh có kĩ năng quan sát, hoàn thành phiếu bài tập ở nhà để chuẩn bị tâm thế cho tiết học mới. Giải pháp 2: Học sinh có kĩ năng dùng từ đặt câu, viết được câu văn đúng ngữ pháp, viết được đoạn văn theo yêu cầu. Giải pháp 3: Giúp học sinh nhận ra ưu điểm phát huy, đồng thời thấy được hạn chế kịp thời chỉnh sửa. Với các giải pháp “Một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn: Kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 trường Tiểu học Thị Trấn Tam [Type text]
- 20 Đường”, trong năm học 2019 2020 chúng tôi đã thu được kết quả đáng kể. Về chất lượng môn học: Kết quả là học sinh đã không còn lúng túng trong quá trình viết đoạn văn kể về người thân, phần lớn các lỗi từ ngữ, ngữ pháp, câu văn của các em đã được khắc phục, chất lượng bài kiểm tra sau khi đã áp dụng sáng kiến cao hơn trước cụ thể thông qua bảng kết quả như sau: Tốt Hoàn thành CHT Giai đoạn TSHS Tỉ lệ SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL % Học kì 1 88 40 45 38 43 10 12 Học kì 2 (Giữa học kỳ 88 62 70 26 30 0 0 II) c) Hiệu quả về mặt xã hội Từ việc áp dụng sáng kiến này, học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 đã nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói riêng và chất lượng ở tất cả các môn học nói chung. Chúng tôi nhận thấy kết quả học tập phân môn Tập làm văn của học sinh có nhiều tiến bộ, các em thích thú, háo hức, chờ đợi đến phân môn Tập làm văn để thể hiện mình trước bạn bè và thầy cô giáo. Các em rất tự tin mỗi khi khám phá, viết đoạn văn kể về người thân theo cách của riêng mình. Với nhiều đam mê đó, bài viết của các em đạt yêu cầu rất cao, góp phần làm nền tảng vững chắc khi các em lên các lớp cao hơn. Là người giáo viên chúng tôi luôn đặt vấn đề “Tâm – Trí – Đức” lên hàng đầu. Trải qua những học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu thực tế giảng dạy. Chúng tôi đã có trong tay những giải pháp khi dạy dạng bài này và không còn lúng túng khi giảng dạy cho học sinh. Cũng thông qua đề tài này mà tổ chuyên môn trường chúng tôi đã có những buổi họp chuyên môn hữu ích, họ không chỉ sôi nổi thảo luận khi dạy về phân môn Tập làm văn lớp [Type text]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 220 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 189 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn