Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến này là tìm hiểu các biện pháp chỉ đạo việc dạy và học, công tác phối hợp cùng với cộng đồng cùng tham gia tăng cường và học tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong
- MỤC LỤC TT Nội dung đề mục Trang 1 Phần mở đầu 2 2 I. Đặt vấn đề 2 3 II. Mục đích nghiên cứu 3 4 Phần thứ 2: Giải quyết vấn đề 3 5 I.Cơ sở lý luận của vấn đề 3 6 II.Thực trạng vấn đề 5 7 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6 Giải pháp 1: Tổ chức, phối hợp với các lực lượng giáo 6 8 dục trong và ngoài nhà trường; quản lý các điều kiện hỗ trợ để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh DTTS Giải pháp 2: Chỉ đạo sử dụng hiệu quả các phương pháp 11 9 tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (thông qua các hình thức vui chơi, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt,…) Giải pháp 3: Tăng cường tiếng Việt qua việc biết khai 15 10 thác triệt để vốn sống, các mối quan hệ cộng đồng, phong tục tập quán của địa phương 11 IV. Tính mới của giải pháp 20 12 V. Hiệu quả SKKN 21 13 Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị 23 14 I. Kết luận 23 15 II. Kiến nghị 24 16 Nhận xét của hội đồng sáng kiến cấp trường 25 17 Nhận xét của hội đồng sáng kiến cấp huyện 26 18 Tài liệu tham khảo 27 1
- Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Lý do lý luận: Tiếng Việt là một môn học hết sức quan trọng đối với tất cả các bậc học của nước ta hiện nay. Với học sinh là người dân tộc thiểu số, việc tăng cường tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề đang được các cấp, các ngành, các trường học đặc biệt quan tâm. Tiếng Việt trong nhà trường tồn tại với hai tư cách: vừa là một môn học vừa là công cụ giao tiếp, học tập của học sinh. Do đó, trình độ tiếng Việt (vốn từ, kiến thức về tiếng Việt và kỹ năng sử dụng vốn từ trong học tập, giao tiếp) có vai trò và ảnh hưởng rất quan trọng đối với khả năng học tập các môn học của học sinh. Tiếng Việt có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người; đặc biệt đối với học sinh dân tộc thiểu số (HSDTTS) thì việc nghe, nói, đọc, viết và hiểu được tiếng Việt là một điều rất khó khăn. Với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đang được thực hiện trên toàn quốc, toàn thể học sinh trên mọi vùng miền cùng được học chung một bộ sách giáo khoa. Kết thúc khóa học mỗi học sinh đều phải đạt chuẩn kiến thức kỹ năng mà BGD&ĐT đã ban hành. Nói riêng về môn Tiếng Việt, chương trình dạy học đang áp dụng ở trường tiểu học hiện nay được xây dựng trên nguyên tắc dạy tiếng Việt cho người học tiếng mẹ đẻ (Tiếng phổ thông). Để có kỹ năng học theo phương pháp học tập mới, làm việc hợp tác,… trước hết các em cần có vốn ngôn ngữ. Vì vậy hơn bao giờ hết chúng ta cần nâng cao chất lượng học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số góp phần quan trọng nhằm nâng cao dân trí, góp phần ổn định cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số; rút ngắn khoảng cách chất lượng giữa học sinh dân tộc thiểu số với học sinh người Kinh. Khi đến trường, học sinh người Kinh đã có vốn tiếng Việt đủ để tìm hiểu thế giới xung quanh, còn học sinh dân tộc thiểu số thì khác, trước khi đi học các em mới chỉ nắm vững tiếng mẹ đẻ và phát triển nhận thức bằng tiếng mẹ đẻ chứ không phải bằng tiếng Việt. Vốn tiếng Việt của các em rất nghèo nàn có thể nói là rất ít. Với học sinh có một chút ít vốn tiếng Việt thì lại chưa chuẩn xác trong cách phát âm và sử dụng. Khi bắt đầu vào học lớp 1, các em mới bắt đầu học tiếng Việt và giao tiếp chủ yếu bằng tiếng Việt do đó việc dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là việc làm cần thiết. Lý do thực tiễn: Thực tiễn cho thấy do điều kiện kinh tế của phần đa dân tộc thiểu số rất khó khăn vì thế các bậc phụ huynh thường ít quan tâm đến việc học hành của con. Trẻ em thường phải nghỉ học để phụ giúp gia đình công việc nương rãy, trông em hoặc chăn bò, dê; tỷ lệ đi học chuyên cần 2
- của học sinh không cao vì thế phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. Do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học, chất lượng học tiếng Việt của học sinh dân tộc chưa cao, kéo theo sự hạn chế về phát triển năng lực tư duy, ít nhiều tạo ra bất lợi cho việc đạt đến những chuẩn mực trong mục tiêu giáo dục tiểu học. Ở vùng đặc biệt khó khăn, dân cư 100% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trò, làm ảnh hưởng đến giao tiếp giữa cô và trò. Học sinh dân tộc thiểu số có nhiều đặc thù riêng về hoàn cảnh sống và tư duy suy nghĩ. Lam thê nao đê chât l ̀ ́ ̀ ̉ ́ ượng day va hoc đ ̣ ̀ ̣ ược nâng cao? Làm thế nào để đào tạo ra những con người có tri thức, có nhân cách, những người có đủ “đức, trí, thể, mĩ”? Đo vân con la môt câu hoi, kho co l ́ ̃ ̀ ̀ ̣ ̉ ́ ́ ời giai tron ven. ̉ ̣ ̣ Là một cán bộ quản lý giáo dục của nhà trường, trong quá trình giảng dạy và công tác, bản thân tôi thường xuyên trăn trở, suy nghĩ tìm giải pháp để cùng tập thể sư phạm nhà trường và lãnh đạo địa phương từng bước tháo gỡ khó khăn, khai thác các điều kiện thuận lợi và các nguồn lực để áp dụng vào thực tế nhà trường, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học , những năm vừa qua chất lượng của học sinh dân tộc thiểu số còn thấp kéo theo chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy kết thúc mỗi năm học, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học vẫn còn, ảnh hưởng đến công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Với tầm quan trọng và cần thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học Lê Hồng Phong nói riêng nên tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài "Một số giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học Lê Hồng Phong". Với mong muốn được góp phần nhỏ cùng tập thể giáo dục nhà trường và nhân dân địa phương tìm ra hệ thống các giải pháp phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trường tiểu học. II. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu các biện pháp chỉ đạo việc dạy và học, công tác phối hợp cùng với cộng đồng cùng tham gia tăng cường và học tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số. Nghiên cứu thực trạng khả năng sử dụng tiếng Việt, những hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Nghiên cứu, đưa ra một số phương pháp, hình thức tổ chức tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 3
- Hỗ trợ cho giáo viên trong công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề Theo Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 20162020, định hướng đến 2025” phấn đấu đến năm 2020, hằng năm, 100% học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Quốc gia, được sử dụng trong nhà trường. Đối với học sinh dân tộc thiểu số, tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc không thông thạo tiếng Việt sẽ là rào cản rất lớn trong quá trình nắm bắt tri thức của học sinh. Tiếng Việt, nội hàm nó là một môn khoa học – ngôn ngữ học. Theo các nhà ngôn ngữ học đánh giá thì tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ giàu đẹp và trong sáng. Trong hệ thống Giáo dục quốc dân Việt Nam, tiếng Việt là một môn học chính đồng thời cũng là phương tiện để truyền tải kiến thức của các môn học khác. Trong xã hội Việt Nam, tiếng Việt là ngôn ngữ chính dùng để giao tiếp trong cuộc sống, trong pháp luật, trong các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội,… Thế nào là học sinh dân tộc thiểu số? Học sinh dân tộc thiểu số là học sinh thuộc thành phần dân tộc có số dân ít trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, học tập trong các trường phổ thông bằng ngôn ngữ thứ hai. Tăng cường tiếng Việt là gì? Tăng cường tiếng Việt là hoạt động nhằm giúp học sinh chưa biết hoặc biết nói ít tiếng Việt có thể học tập các môn học trong hệ thống Giáo dục sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức. Tăng cường tiếng Việt được thực hiện xuyên suốt đồng thời với chương trình Tiểu học, chú trọng trong các môn như Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội và các hoạt động giáo dục. Yêu cầu của tăng cường tiếng Việt là làm thế nào để giáo viên có thể dạy và học sinh dân tộc thiểu số có thể học chương trình Tiểu học một cách hiệu quả trong môi trường học tập của địa phương, chú ý đến những khó khăn về ngôn ngữ mà các em phải vượt qua để học được các môn học bằng tiếng Việt. Vì sao phải tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số? 4
- Tăng cường tiếng Việt là cần thiết cho tất cả học sinh; đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số lại càng cấp thiết, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Tăng cường tiếng Việt để đảm bảo công bằng trong Giáo dục. Tăng cường tiếng Việt phải đảm bảo các nguyên tắc sư phạm sau: Giúp học sinh dân tộc thiểu số tiếp cận với các kiến thức và kĩ năng các môn học thông qua kinh nghiệm theo mức độ từ dễ đến khó. Coi trọng hoạt động hợp tác giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh. Chú ý đến học sinh, đến cuộc sống và môi trường học tập của các em, tạo điều kiện để học sinh được học tập theo đặc điểm cá nhân. Thực hiện các phương pháp học tập khác nhau, các cách học tập khác nhau, kích thích sự tích cực của học sinh. Tập trung vào sự phát triển của học sinh và vào việc học sinh biểu hiện kết quả học tập như là một phần của quá trình học tập; coi đánh giá kết quả học tập là nguồn thông tin hữu ích để phản hồi lại cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh; ghi nhận sự thành công hơn là băn khoăn về sự thất bại. Tăng cường tiếng Việt là một trong những giải pháp nhằm giúp học sinh dân tộc thiểu số có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường. II. Thực trạng vấn đề: Trường Tiểu học Lê Hồng Phong được thành lập năm 1982 với ba điểm trường đóng trên địa bàn 3 thôn, buôn với 2 điểm lẻ đóng trên 2 buôn đặc biệt khó khăn của xã Eana. Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số hàng năm chiếm trên 32% tổng số học sinh toàn trường. Trong những năm học vừa qua, luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương, lãnh đạo nhà trường luôn xác định đúng tầm quan trọng của việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số vì vậy đã xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, đưa ra một số biện pháp phù hợp để tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Hàng năm, 100% số học sinh dân tộc thiểu số trong toàn trường được tăng cường tiếng Việt. Chất lượng giáo dục và đào tạo có chuyển biến tích cực. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ̉ ̉ ề số lượng va chât l phat triên ca v ́ ̀ ́ ượng. Công tác quản lý dạy và học từng bước chuyển biến rõ rệt về chất lượng, đặc biệt là môn tiếng Việt. 5
- Hầu hết các em sống trong buôn Eana và buôn Drai thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhận thức về giáo dục và chăm lo việc học hành của cha mẹ học sinh đối với con em còn nhiều hạn chế. Có một số cha mẹ học sinh vốn tiếng Việt rất ít, ngại giao tiếp với thầy cô. Vì vậy việc hướng dẫn, hỗ trợ học tập cho con em ở nhà gặp không ít khó khăn. Đội ngũ giáo viên chủ yếu là người dân tộc Kinh (chỉ có 01 giáo viên là người dân tộc tại chỗ) hầu hết giáo viên không biết nói tiếng dân tộc thiểu số cũng như không hiểu biết nhiều về phong tục, tập quán của đồng bào nên công tác vận động học sinh ra lớp, phối hợp với cha mẹ học sinh để tăng cường tiếng Việt, nâng cao chất lượng dạy học còn nhiều hạn chế. Tiếng Việt vừa là môn học cơ bản, vừa là môn học công cụ để học sinh tiếp thu tri thức và kỹ năng của các bộ môn khác trong chương trình giáo dục. Tuy nhiên, do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học, chất lượng học tiếng Việt của học sinh dân tộc chưa cao, kéo theo sự hạn chế về phát triển năng lực tư duy, ít nhiều tạo ra bất lợi cho việc đạt đến những chuẩn mực trong mục tiêu giáo dục của bậc học. Việc giảng dạy mang tính áp đặt, khô khan do giáo viên “tham” và sợ nên cố truyền đạt những kiến thức có trong sách giáo khoa mà không giành thời gian để tạo ra sự hứng thú, sân chơi cho học sinh được nói, viết tiếng Việt là một hạn chế rất lớn trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh đặc biệt là đối với học sinh là người dân tộc thiểu số. Một số cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em nhiều em học sinh vì hoàn cảnh gia đình hoặc vì tiếp thu chậm nên chán học, bỏ buổi học đi chơi hoặc ở nhà giúp đỡ gia đình như giữ em, chăn bò,... Khi vào thăm, khảo sát thực tế ở các gia đình thì đa số không có bàn ghế, góc học tập riêng để các em học ở nhà và đa phần các gia đình không quan tâm tới việc sử dụng tiếng Việt của con em về nhà thế nào, không sắp xếp thời gian biểu cũng như tạo điều kiện cho các em học tập. Vì vậy chất lượng giáo dục HSDTTS còn hạn chế, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học hàng năm vẫn còn, một số ít học sinh chưa có niềm vui khi đến lớp; trước khi thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát kỹ năng sử dụng tiếng Việt của HSDTTS, kết quả đạt như sau: Có kỹ năng cơ bản Kỹ năng sử dụng trong việc sử dụng tiếng tiếng Việt còn hạn Thời gian TSHS Việt, đáp ứng được yêu chế, chưa đáp ứng khảo sát DTTS cầu học tập được yêu cầu học tập TSHS Tỷ lệ TSHS Tỷ lệ Học kỳ 1 160 140 87,5% 20 12,5% Học kỳ 2 160 148 92,5% 12 7,5% 6
- Bảng 1: Kết quả khảo sát kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh DTTS Bản thân bằng những kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý đã tích lũy nhiều năm rút ra được một số giải pháp có hiệu quả trong thực hiện tại đơn vị từ năm học 2017 2018 đến nay (có thể các đơn vị khác và các bạn đồng nghiệp đã thực hiện một trong những giải pháp này nhưng với các biện pháp thực hiện mà tôi đưa ra cách thực hiện khác và đem lại hiệu quả cao nếu biết phối hợp cả giải pháp mới và cũ) để cùng đồng nghiệp chia sẻ. Thiết nghĩ, nếu những trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số mà thực trạng giống như trường tiểu học Lê Hồng Phong mà áp dụng một cách khoa học, phù hợp tại đơn vị chắc chắn chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số sẽ được nâng lên. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Giải pháp 1: Tổ chức, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường; quản lý các điều kiện hỗ trợ để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh DTTS. 1.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc tăng cường tiếng Việt cho HSDTTS. Bác Hồ đã chỉ rõ: “Giáo dục các em là việc chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách, trước hết là phải làm gương cho các em hết mọi việc". Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục học sinh. Làm tốt công tác phối kết hợp để tuyển sinh vào lớp 1 và “ Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường ” + Từ đầu tháng 6, lãnh đạo nhà trường cùng các đoàn thể của nhà trường tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền phối hợp cùng các ban ngành đoàn thể địa phương tập trung tuyên truyền lồng ghép trong các buổi họp thôn buôn, thông qua đài truyền thanh của xã về “ Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường ”. Làm tốt công tác tuyển sinh trẻ trong độ tuổi vào lớp 1(hình 1). Đối với những gia đình ông, bà già nuôi cháu trong buôn, chúng tôi phân công giáo viên đến tận nhà học sinh để vận động ông, bà của học sinh đưa các em đến trường nhập học. 7
- Hình 1. Nhà trường tham gia tuyên truyền “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường), tăng cường sử dụng tiếng Việt tại Đại hội chi bộ buôn Eana và họp dân ở buôn Drai. + Sau buổi tựu trường, chỉ đạo giáo viên nắm tình hình sĩ số học sinh đến lớp, tìm hiểu nguyên nhân những học sinh chưa ra lớp, phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền thôn buôn tìm biện pháp vận động phù hợp với từng đối tượng học sinh để huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi đến trường. Thường xuyên kiểm tra việc đi học chuyên cần của học sinh nhằm phát hiện kịp thời những đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học để có giải pháp khắc phục, không để học sinh bỏ học lâu ngày rồi mới tìm hiểu nguyên nhân và vận động. + Huy động các nguồn lực xã hội hóa và các lực lượng tích cực vận động học sinh đi học, học sinh bỏ học trở lại trường, hỗ trợ kịp thời những gia đình khó khăn để con em họ được đến trường như: hỗ trợ quần áo, sách vở, đồ dùng học tập, bàn ghế,… Hình 2. Tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đầu năm học mới 8
- tại phân hiệu buôn Drai và phân hiệu Eana. - Làm tốt công tác phối hợp với cha mẹ học sinh và các đoàn thể để duy trì tỷ lệ chuyên cần và ý nghĩa của việc học tiếng Việt. + Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm công tác duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần như: ngay sau khi tổ chức bàn giao chất lượng học sinh, chúng tôi tổ chức giao nhiệm vụ, chỉ tiêu duy trì sĩ số học sinh cho từng giáo viên chủ nhiệm lớp, xem đó là một trong những tiêu chí quan trọng để xét thi đua cuối năm. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm kiểm tra thường xuyên việc đi học chuyên cần của học sinh. Nếu học sinh nghỉ học không có lý do quá hai ngày thì giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu nhà trường kịp thời phối hợp ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương có biện pháp vận động học sinh đi học lại. + Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc người dân tộc thiểu số học tốt tiếng Việt nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS. (Ví dụ: Tuyên truyền qua thông tin đại chúng, qua các buổi họp của buôn, các ngày lễ của đạo Tin lành trong buôn. Lãnh đạo nhà trường phối hợp với Đoàn thể nhà trường có giáo viên là người dân tộc thiểu số cùng tham gia vào các buổi họp buôn, các ngày lễ). Muốn công tác phối hợp đạt hiệu quả cao, trước hết nhà trường phải thực sự là trung tâm văn hóa giáo dục ở địa phương. Luôn gương mẫu trong việc gìn giữ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở địa phương. Từ đó, địa phương sẽ đồng thuận, đồng lòng, đồng sức tham gia xây dựng nhà trường, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên. 1.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, triển khai, tổ chức thực hiện việc dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Chất lượng học tập của học sinh DTTS phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp học, thái độ học và kỹ năng học. Các em hầu hết rất yếu về phương pháp học tập, thái độ học tập và chưa có thói quen tự học. Chỉ đạo giáo viên phải bám sát vào đối tượng học sinh để xây dựng kế hoạch giảng dạy đạt chất lượng tốt. + Tiếp thu bài chậm là một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh dễ chán học và bỏ học. Để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn, có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, người giáo viên không chỉ cần có chuyên môn tốt mà còn phải có sự kiên trì, tận tụy, hiểu tâm lý học sinh. + Nếu người giáo viên sử dụng phương pháp dạy học không phù hợp có thể khiến các em nẩy sinh tâm lý "sợ học". Vì vậy, dạy kiến thức vừa sức 9
- với học sinh nhưng đảm bảo chuẩn kiến thức và thu hút được các em trong học tập. Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh, ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã chỉ đạo giáo viên tổ chức khảo sát chất lượng học sinh. Thông qua khảo sát, giáo viên nắm bắt trình độ nhận thức của từng em, phân loại các đối tượng học sinh trong lớp từ đó xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp. Khuyến khích giáo viên tăng cường sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tổ chức các tiết học vui tươi, nhẹ nhàng, hiệu quả, kích thích được sự khám phá, tìm tòi, tạo hứng thú cho các em trong học tập. Tạo nhiều cơ hội để học sinh được giao tiếp bằng tiếng Việt trong các hoạt động học, cần tránh sự căng thẳng, khô cứng trong các tiết học Hình 3. Các tiết học tăng cường tiếng Việt thú vị Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn hướng dẫn các em việc xây dựng thời gian biểu cho các hoạt động học tập hàng ngày, tuần, tháng; rèn cho học sinh kỹ năng học tập trên lớp, tư duy độc lập, khả năng diễn đạt ngôn ngữ tiếng Việt, kỹ năng học bài, làm bài, tham gia phát biểu... Đặc biệt, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách thức học tập ở nhà, chú trọng đến việc tổ chức học nhóm với các bạn cùng lớp. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những học sinh có tiến bộ, đạt thành tích cao trong học tập. Từ đó, nhân rộng điển hình trong toàn trường. Gắn 10
- trách nhiệm cho từng giáo viên trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh, lấy chất lượng giáo dục học sinh làm tiêu chí để đánh giá giáo viên cuối năm học. Lãnh đạo nhà trường phải chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học về các buổi họp cha mẹ học sinh, hội thảo, hội nghị, về vấn đề dạy và học đối với học sinh DTTS và các giải pháp để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học chính khóa, lãnh đạo phải quản lý và xây dựng kế hoạch dạy phụ đạo, bồi dưỡng tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh chậm tiến nói chung; đến những đối tượng học sinh DTTS mất căn bản về nói, đọc và viết không rành về tiếng Việt. Có thể yêu cầu giáo viên dạy phụ đạo cách luyện viết, luyện đọc, đồng thời theo dõi về việc học tập của các em để giúp các em tiến bộ. Hoạt động học tập của học sinh DTTS thường theo thói quen ở buôn làng, nên ngay từ đầu năm học, CBQL phải quán triệt nội quy, quy chế của trường đến tất cả học sinh; đồng thời, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phát động các phong trào thi đua để theo dõi việc học tập của học sinh. Để từ đó giáo viên cùng với học sinh làm tốt việc dạy và học tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 1.3. Dạy học tích hợp kỹ năng sử dụng tiếng Việt vào các môn học, các hoạt động giáo dục khác. Dạy học tích hợp kỹ năng sử dụng tiếng Việt vào các môn học, các hoạt động giáo dục là hình thức tổ chức dạy học, qua đó, học sinh được thực hành nhiều hơn về kỹ năng sử dụng tiếng Việt để thực hiện các yêu cầu của bài học, môn học để đáp ứng chuẩn kiến thức kỹ năng, khi dạy học các môn học cho học sinh dân tộc thiểu số, giáo viên cần tiến hành một số biện pháp tăng cường tiếng Việt giúp học sinh học bằng tiếng việt có hiệu quả. Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, đối tượng học sinh; lãnh đạo nhà trường chỉ đạo giáo viên lựa chọn biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS mà trường đã lựa chọn và thực hiện và có hiệu quả: Dạy học phân hóa đối tượng học sinh: khả năng tiếp thu, đặc điểm cá nhân của học sinh… Khuyến khích giáo viên tổ chức các trò chơi học tập, các tiết học trải nghiệm thực tế,…để tăng cường tiếng Việt và yêu thích tiếng Việt cho học sinh. Ví dụ: Dạy tăng cường Tiếng Việt trong môn Đạo đức. Rèn luyện kỹ năng nói Tiếng Việt thông qua các nội dung dạy học như: Tự giới thiệu về bản thân và gia đình, trường, lớp; nói lời chào hỏi, tạm biệt; 11
- nói lời cảm ơn xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị, bày tỏ ý kiến của bản thân; đóng vai, kể chuyện tấm gương đạo đức. Rèn kỹ năng đọc tiếng Việt thông qua việc đọc các ngữ liệu trong sách: Truyện đọc, các bài tập về chuẩn mực hành vi đạo đức, các tài liệu liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng nghe tiếng Việt thông qua các hoạt động trao đổi, giao tiếp trong môi trường học tập và sinh hoạt hàng ngày có các chuẩn mực và hành vi đạo đức. Rèn kỹ năng viết Tiếng Việt: Thông qua các hoạt động ghi chép nội dung học tập, ý kiến cá nhân hoặc ý kiến thảo luận trong nhóm. Lưu ý với giáo viên khi dạy: lời giới thiệu hay mô tả, hướng dẫn cần diễn giải chậm rãi, nhấn giọng vào các từ ngữ khó, từ ngữ chính, vừa diễn giải vừa sử dụng các động tác, tranh minh họa, vật thật để học sinh có thể hiểu được lới nói của cô. Gặp các từ cần giải nghĩa thì phải vận dụng như phương pháp giải nghĩa từ trong Tiếng Việt. Để giúp giáo viên tích hợp dạy kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong học tập môn học khác giúp học sinh tăng cường tiếng Việt với nhiều hình thức và phương pháp khác nhau đạt hiệu quả thì lãnh đạo nhà trường phải thực sự đồng hành cùng giáo viên để tư vấn, góp ý và cùng tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện. Giải pháp 2: Chỉ đạo sử dụng hiệu quả các phương pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (thông qua các hình thức vui chơi, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt,…). Phần lớn học sinh DTTS còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp. Bên cạnh đó vốn tiếng Việt của các em rất ít, hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ, môi trường giao tiếp hạn hẹp. Các em chỉ nói tiếng Việt khi ở trường còn khi về với gia đình các em lại sống trong gia đình thuần tiếng dân tộc. Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt hạn chế và không thuần nhất, đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt của các em gặp nhiều khó khăn. Muốn khắc phục điều này, trẻ em người DTTS trước khi đến trường ít nhất phải có những hiểu biết ban đầu về tiếng Việt. Vậy ai sẽ giúp các em có những hiểu biết này? Hầu hết các chuyên gia giáo dục đều cho rằng chính là các bậc cha mẹ, anh chị em trong gia đình sẽ là những chiếc cầu nối giúp các em học sinh có hiểu biết bước đầu về ngôn ngữ. 2.1. Xây dựng môi trường tiếng Việt ở nhà trường Học sinh dân tộc thiểu số học bằng NN2 thường không biết hoặc biết ít tiếng Việt, tư duy gián tiếp (tiếp cận tiếng Việt áp đặt), tiếp thu tiếng Việt hạn chế do không hình thành ngay được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ 12
- viết, giữa âm thanh và ngữ nghĩa – ngữ pháp. Các em ít nhận được tác động từ môi trường gia đình, cộng đồng và chịu sự ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ. Giáo viên cần giúp các em tiếp cận với kiến thức, kĩ năng các môn học thông qua kinh nghiệm mà các em tích lũy được trước đó (có thể bằng tiếng mẹ đẻ), theo mức độ từ dễ đến khó. Chú ý đến cuộc sống và môi trường học tập của các em, tạo điều kiện để học sinh được học tập theo đặc điểm cá nhân. Ví dụ: Giáo viên tạo cho các em được hoạt động với môi trường tiếng Việt từ những đồ vật gần gũi với các em nhất như: các đồ dùng các nhân, các thiết bị trong lớp, các góc học tập với hình ảnh minh họa các hoạt động, công việc, cờ ảnh Bác Hồ, năm điều Bác Hồ dạy,…; danh sách lớp, khẩu hiệu theo chủ đề, truyện tranh, sách đọc thêm,…; mô hình, tranh ảnh, mẫu vật, bản đồ, bảng chữ cái,…; các sản phẩm của học sinh (bài viết chữ đẹp, tranh vẽ, sản phẩm thủ công,…), cuộc sống xung quanh của các em. Hình 4. Trang trí các góc của lớp học thân thiện Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của không gian lớp học, giáo viên lựa chọn và trưng bày các sản phẩm cho phù hợp. Có những sản phẩm được trưng bày cố định suốt cả năm học (khẩu hiệu, danh sách lớp,…), nhưng cũng cần có những sản phẩm khác được thay đổi theo tháng, tuần cho phù hợp với chủ đề, nội dung bài học và khả năng tiếng Việt của học sinh. Tránh sự đơn điệu, thiếu linh hoạt trong trưng bày sẽ làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán, không phát huy được hiệu quả như mong muốn. Tạo ra môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt tích cực với những nội dung, kiến thức gắn liền với cuộc sống của các em hàng ngày thông qua nhiều hình thức như: tổ chức các tiết tăng cường tiếng Việt học mà chơi, chơi mà học vào các buổi chiều trong tuần, tổ chức các trò chơi ngôn ngữ, các 13
- hoạt động giáo dục khác có tăng cường sự giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa các cá nhân, nhóm, giữa trò cô và những người xung quanh. Hình 5. Cô trò cùng học tại các góc của lớp học. Bên cạnh đó, nhà trường cần thực hiện tốt việc xây dựng mô hình thư viện trường học thân thiện: thư viện xanh, thư viện lớp học, thư viện lưu động,…Tăng cường các hoạt động giao tiếp trong trường học, lớp học thông qua hoạt động học tập, vui chơi,…để thực hiện hiệu quả xây dựng môi trường học tiếng Việt trong nhà trường. Hình 6. Học sinh và cha mẹ học sinh tham gia ngày hội đọc sách tại phân hiệu buôn Eana và phân hiệu buôn Drai 2. 2. Mở rộng môi trường học tiếng Việt trong cộng đồng 14
- Bồi dưỡng, tập huấn về tiếng Việt cho cha, mẹ học sinh Đây là vấn đề khó thực hiện thành công bởi môi trường giao tiếp của người dân tộc thiểu số thường thể hiện nét đặc trưng riêng với những phong tục tập quán riêng. Song công tác thuyết phục, tuyên truyền và phối hợp chính quyền đoàn thể của buôn để mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn vào buổi tối hoặc thời gian ngắn trong những buổi sinh hoạt cộng đồng. Hình 7. Bồi dưỡng, tăng cường về tiếng Việt cho cha, mẹ học sinh tại buôn Drai và buôn Eana Chỉ đạo và phân công giáo viên người bản địa cùng các giáo viên có uy tín với học sinh và cha mẹ học sinh, tổng phụ trách Đội làm tốt công tác này từ 1 2 buổi/ tháng. 15
- Hình 8. Dạy học tiếng Việt cho đồng bào buôn Drai vào buổi tối. Làm tốt công tác phối hợp với cha mẹ học sinh để xây dựng môi trường tiếng Việt trong gia đình như: Khảo sát để nắm được điều kiện cụ thể của từng gia đình học sinh như: ti vi, sách báo, góc học tập,… Xây dựng kế hoạch vận động, hướng dẫn cha mẹ học sinh tạo môi trường tiếng Việt phù hợp với điều kiện từng gia đình, như: tạo góc học tập cho con em, đóng bàn ghế học tập, chọn vị trí đặt bàn học đủ ánh sáng, trang trí góc học tập (thời khóa biểu, giấy khen,…); hướng dẫn cha mẹ học sinh tạ o điều kiện về thời gian và nhắc nhở con em học bài, quan sát việc học của con em, nhắc nhở con em nghe radio, xem ti vi, đọc sách báo (nếu gia đình có), khuyến khích, động viên cha mẹ học sinh giao tiếp với con bằng tiếng Việt, … Giáo viên thường xuyên thực tế gia đình học sinh để vận động, tư vấn cho cha mẹ học sinh cùng học và làm bài tập ứng dụng với con để tăng cường nói, viết tiếng Việt. Với cách làm trên đã giúp cho cha mẹ học sinh có vốn tiếng Việt để dạy và chỉ cho con cùng học bài ở nhà, một phần nào đó thuận lợi cho việc giao tiếp bằng tiếng Việt ở gia đình giữa cha mẹ với con. Giải pháp 3: Tăng cường tiếng Việt qua việc biết khai thác triệt để mối quan hệ cộng đồng, các hình thức sinh hoạt cộng đồng và vốn sống của các em. 3.1. Tổ chức các tiết học có sự tham gia của cộng đồng Chỉ đạo GV hướng dẫn cha mẹ học sinh người dân tộc thiểu số tham gia vào các tiết học với con em mình như: cùng học, cùng tìm hiểu về tiếng Việt, cùng đọc sách với con (01 buổi/tháng) Mời đại diện cha mẹ học sinh, các nghệ nhân, già làng,… tham gia trong một số tiết sinh hoạt tập thể, một số tiết học ngoại khóa,… 16
- Hình 9. Tiết học có sự tham gia của cộng đồng Từ đó giúp người dân tộc thiểu số đã được nâng cao về nhận thức, tư duy với tinh thần trách nhiệm cao hơn trong việc học tập của con em mình, tăng cường kỹ năng sử dụng tiếng Việt thông qua các môi trường giao tiếp và họ quan tâm, động viên con em mình trong học tập. 3.2. Tăng cường tiếng Việt qua việc biết khai thác các mối quan hệ cộng đồng, phong tục tập quán của nơi các em sống. 3. 2.1. Tăng cường tiếng Việt qua qua các phong trào, các buổi sinh hoạt cộng đồng Chỉ đạo các đoàn thể, giáo viên phải tạo mối quan hệ gần gũi với đồng bào DTTS để hiểu về nét văn hóa truyền thống và phong tục tập quán của dân tộc thiểu số nơi mình phụ trách giảng dạy để vận động, động viên cộng đồng dân tộc tăng cường giao tiếp tiếng Việt trong các ngày lễ, sinh hoạt cộng đồng, các buổi họp buôn và các phong trào văn hóa, văn nghệ của buôn, … Hình 10. GV của nhà trường tham gia giao lưu bóng chuyền 17
- và văn nghệ với đồng bào buôn Eana và buôn Drai Để đạt được kết quả như mong muốn mỗi cán bộ quản lý, giáo viên phải làm tốt các việc sau: Lãnh đạo nhà trường tìm hiểu mục đích, nội dung sinh hoạt hay ý nghĩa, nội dung tổ chức (của ngày họp buôn, buổi sinh hoạt cộng đồng, buổi sinh hoạt tôn giáo, ngày lễ,…) Đề nghị được tham gia, góp vui văn nghệ, thể thao; giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, … và trao đổi ý kiến cùng tham gia với già làng, trưởng buôn, Ban chấp sự đạo Tin lành, đoàn thể của buôn (tùy vào nội dung của buổi tổ chức đó) Hình 11. Nhà trường phối hợp với các đoàn thể của buôn Eana và buôn Drai giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong buôn. Vận động, động viên những người chủ trì, người tổ chức của buổi sinh hoạt đó sử dụng vốn tiếng Việt họ có. (không yêu cầu cả buổi sinh hoạt mà mỗi buổi có thể sử dụng ở một số hoạt động và sẽ tăng dần ở những buổi tổ chức tiếp theo,…) Chỉ đạo, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể của nhà trường để chuẩn bị chu đáo nội dung tham gia trao đổi và sinh hoạt với cộng đồng của các buôn. Đại diên Lãnh đạo, giáo viên và tổ chức Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên (tùy nội dung buổi sinh hoạt) tuyên truyền, thảo luận và lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của cộng đồng về việc tăng cường tiếng Việt, học 18
- tiếng Việt và giáo dục con em, có thể các hoạt động của sản xuất,… để trao đổi, giúp đỡ, chia sẻ các kiến thức cho đồng bào. Từ đó tạo sự thân thiện, gần gũi với cộng đồng và học sinh nên các em cởi mở và giao tiếp với thầy cô hàng ngày với vốn tiếng Việt chưa nhiều của mình. 3.2.2. Tăng cường tiếng Việt qua vốn sống của học sinh. Giờ ra chơi, nếu chơi tự do, các em sẽ chơi thành từng nhóm và giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Chúng tôi vận động giáo viên thực hiện ý tưởng mới là cô trò cùng chơi, cùng giao tiếp tiếng Việt trong giờ ra chơi, giáo viên tham gia cùng học sinh, tổ chức, hướng dẫn các em chơi các trò chơi sân trường và yêu cầu các em nói với nhau bằng tiếng Việt. ( các em thường thích chơi cù quay, đi cà kheo bịt mắt dê, ném lao (ném xa và ném trúng mục tiêu cũng được nhiều em ưa thích). Trong môi trường giao tiếp tự nhiên, không bị cưỡng bức bởi nội dung bài học, các em sử dụng tiếng Việt sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thay đổi được thói quen hành vi này thường gặp khó khăn (cả giáo viên và học sinh) ở thời gian đầu. 19
- Hình12. Tổ chức các trò chơi cho học sinh tại phân hiệu Eana và phân hiệu buôn Drai Phối hợp tốt giữa các đoàn thể trong và ngoài nhà trường đưa các sinh hoạt văn nghệ, thể thao,… (đánh chiêng của đội chiêng thiếu nhi các buôn, múa, hát, bóng đá, ,…) của địa phương vào trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ lôi cuốn sự tham gia của học sinh. Ngoài ra tổ chức các sân chơi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp như Câu lạc bộ “Tiếng Việt của chúng em”, “Thế giới quanh em”. Hình 13. Học sinh đang sinh hoạt câu lạc Hình 14. Đội tuyển dự thi Giao lưu bộ tiếng Việt ti ếng Vi ệt c ấp huy ện Chỉ đạo giáo viên phải xây dưng kế hoạch và tổ chức các tiết học trải nghiệm tại các buôn để các hoạt động đều gắn liền với thực tiễn cuộc sống của các em hàng ngày với nội dung về lễ hội, về cuộc sống nơi buôn làng và ẩm thực địa phương (Ví dụ: học sinh kể về lễ của dân tộc mình được tổ chức hàng năm: lễ cúng bến nước (ở buôn Drai), lễ cúng lúa mới ở buôn Eana), lễ thổi tai cho trẻ mới sinh… với niềm mong ước mùa màng bội thu, con người khoẻ mạnh, tránh được rủi ro, hoạn nạn); các tiết học trải nghiệm thực tế tại buôn làng như: tiết quan sát cây hoa môn tự nhiên và xã hội lớp 1; tiết thực hành kỹ năng giữ gìn trường lớp sạch đẹp môn đạo đức lớp 2; tiết 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn