Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp thực hiện phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh lớp 5
lượt xem 11
download
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học "Một số giải pháp thực hiện phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh lớp 5" giúp cho học sinh được hạnh phúc mỗi khi tham gia học trên lớp, trong mỗi tiết học. Giúp cho giáo viên có giải pháp để có thể giải tỏa được những áp lực, sự căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục trực tuyến của mình. Từ đó trở nên yêu nghề và thành công trong sự nghiệp trồng người của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp thực hiện phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh lớp 5
- UBND HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGŨ HIỆP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHONG TRÀO XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC Lĩnh vực : Công tác chủ Cấp học nhiệm : Tiểu học Tác giả : Nguyễn Thị Luyến Đơn vị công tác : Trường tiểu học Ngũ Hiệp Chức vụ : Giáo viên
- NĂM HỌC: 2022- 2023
- MỤC LỤC Nội dung Trang
- PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài: Ngày Quốc tế Hạnh phúc là ngày 20/3 hàng năm, kể từ năm 2013. Ngày lễ quốc tế này được Đại hội đồng Liên Hiệp quốc quyết định chính thức Nghị quyết A/RES/66/281 ngày 20 tháng 6 năm 2012, chọn để tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại trên thế giới. Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày 26/12/2013 phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hàng năm”. Điều đó mang ý nghĩa lớn lao nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển an sinh xã hội, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và hạnh phúc; nâng cao nhận thức toàn xã hội về ngày Quốc tế Hạnh phúc, để từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc của người Việt Nam. Đối với học sinh để có được hạnh phúc trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó các em cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc- các em được học tập, được vui chơi, được chia sẻ, được thấu hiểu, được yêu thương và tôn trọng. Với giáo viên, hạnh phúc là được truyền đạt được kiến thức, đào tạo được các thế hệ học trò vừa ngoan, vừa giỏi. Nhưng thực tế thì sao? Hàng loạt câu chuyện đau lòng, không vui xuất hiện ngày càng dày đặc: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, học sinh bị áp lực, căng thẳng trong học tập, mối quan hệ thầy trò căng thẳng…tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối trong xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng. Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trườnglà một ngày vui, giáo viên lên lớp mỗi ngày là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Xây dựng lớp học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Hiện tại rất ít tài liệu bàn sâu và đưa ra các giải pháp cho vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nhiệm để giải quyết, khắc phục. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số giải pháp thực hiện phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh lớp 5.”để tìm câu trả lời thiết thực nhất cho các em học sinh, đồng nghiệp và nhà trường. 2.Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp thực hiện phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh lớp 5. ”với mục đích: -Giúp cho học sinh được hạnh phúc mỗi khi tham gia học trên lớp, trong mỗi tiết học. Giáo dục đạo đức, tình cảm… cho học sinh tiểu học. Học sinh hứng thú, tích cực học tập.
- -Giúp cho giáo viên có giải pháp để có thể giải tỏa được những áp lực, sự căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục trực tuyến của mình. Từ đó trở nên yêu nghề và thành công trong sự nghiệp trồng người của mình. -Giúp cho mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thành công. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng tâm lý của học sinh và giáo viên khi đến trường và giải pháp nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc Trường tiểu học Ngũ Hiệp. Thời gian nghiên cứu đề tài từ đầu năm học 2022 – 2023 đến cuối năm học 2022 – 2023. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp: + Nhóm phương pháp lí thuyết: Nghiên cứu các văn bản tài liệu về khái niệm hạnh phúc… có liên quan đến đề tài. + Nhóm phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Rút ra từ quá trình làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy trong năm học. + Phương pháp điều tra xã hội học. + Phương pháp sử dụng toán thống kê. + Phương pháp so sánh.
- PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận 1.1 Khái niệm hạnh phúc: Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần. Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc của xã hội, không có hạnh phúc riêng lẻ. Hạnh phúc của học sinh tiểu học rất đơn giản và có thể thực hiện được như: - Luôn cố gắng được kết quả tốt trong họctập. - Luôn có được sự động viên, khen ngợi của mọi người về học tập, hành động, cư xử của mình. - Được sống và học tập trong môi trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có để phục vụ cho hoạc tập và rèn luyện. - Được thầy cô, bạn bè yêu mến, tôn trọng, được tiếp thu kiến thức… được chia sẻ, được khẳng định và trải nghiệm… - Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc xã hội. 1.2 Lớp học hạnh phúc: Lớp học hạnh phúc là lớp học có sự tương tác chủ động, tích cực với xúc cảm dương tính từ hai phía: nhà tổ chức và chủ thể thực hiện. Lớp học hạnh phúc là điểm đến mà mỗi cá nhân cảm thấy muốn đến, khi đến có những hứng thú, có niềm vui, có sự mong chờ, có rung cảm… Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thỏa mãn. Học sinh đến trường như thế nào là hạnh phúc, có thể quy thành một mệnh đề: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Cần khẳng định không quá lý tưởng đến mức vui mà không nhớ hay không hiểu nhiệm vụ mà thay vào đó là thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, tích cực với sự thoải mái, khao khát, cố gắng tích cực nhất. Bên cạnh đó, người học cảm thấy có niềm tin, có rung động, có động lực khi tham gia học tập và dễ nhớ nhung nếu không đến lớp… Theo kết quả thống kê của trường Đại học Sư phạm TP.HCM khảo sát trên 181 học sinh, những điều học sinh muốn giáo viên sẽ thay đổi để việc học hạnh phúc hơn. Kết quả thống kê như sau: + 92,8% mong giáo viên cười nhiều hơn. + 84% mong giáo viên nhẹ nhàng hơn khi học sinh làm sai. + 82,4% mong giáo viên không phê bình trước mặt bạn bè. + 82,4% được học tập xen kẽ vui chơi. + 70,2% mong giáo viên khen thưởng nhiều hơn là trách móc. 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
- 2.1.1Về giáo viên: Trong năm học vừa qua, đội ngũ giáo viên của nhà trường có nhiều biến động. Nhiều giáo viên lâu năm về hưu, đa số giáo viên giảng dạy là giáo viên trẻ.Là một giáo viên công tác hơn sáu năm ở Trường tiểu học Ngũ Hiệp, được Ban giám hiệu nhà trường, chị em bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện quan tâm nên tôi luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Tuy nhiên, tôi nhận thấy, trong công việc không tránh khỏi nhiều áp lực. Trước hết không thể không nói tới áp lực đến từ nội dung kiến thức, chương trình. Thứ hai là áp lực từ kết quả thi. Thứ ba là áp lực đến từ phụ huynh học sinh, tâm lí khoán con cho giáo viên. Thứ tư là áp lực đến từ xã hội. Thực tế cho thấy, với sự phát triển của truyền thông, các tồn tại của ngành Giáo dục, của giáo viên dù là nhỏ nhất cũng được đưa lên với tiêu đề giật gân. Cuối cùng đó là áp lực đến từ chính bản thân của mỗi giáo viên. Mỗi người giáo viên luôn mong muốn học sinh phải chăm chỉ, ngoan ngoãn, học đồng đều các môn, chữ phải đẹp, trình bày vở phải sạch… Đến khi thực tế học trò không đạt được như kì vọng chúng ta nhiều lúc cảm thấy chán nản, mệt mỏi; đam mê, nhiệt huyết với nghề giảm sút. Và thế là, với giáo viên và học sinh, mỗi ngày đến trường không còn là một ngày vui; lớp học không còn là lớp học theo đúng nghĩa giáo dục. 2.1.2Về học sinh: Học sinh của nhà trường, về cơ bản các con ngoan, có nề nếp. Tuy nhiên một số học sinh có ý thức học tập chưa tốt, chưa có động cơ học tập. Hơn thế, học sinh lớp tôi chủ nhiệm là học sinh lớp 5, ý thức trách nhiệm trong việc học tập của các con còn mơ hồ, động cơ học tập chưa rõ ràng. Một bộ phận phụ huynh do mưu sinh nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn phó thác việc học tập cho nhà trường. BẢNG KHẢO SÁT HỌC SINH ĐẦU NĂM VỀ XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC BẢNG 1 - Khảo sát thực trạng sự tôn trọng cảm xúc của học sinh tại trường tiểu học nơi tôi công tác. Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy: Tổng số Tôn Chưa TT Nội dung tiêu chí khảo sát về tôn học sinh trọng tôn trọng cảm xúc của học sinh trọng 1 Sự tôn trọng của phụ huynh với 44 39 5 học sinh 2 Sự tôn trọng của cô giáo với học 44 44 0 sinh
- 3 Sự tôn trọng của học sinh với học 44 34 10 sinh 4 Sự tôn trọng của cô với phụ huynh 44 44 0 BẢNG 2 - Khảo sát thực trạng sự tự tin, cảm xúc của học sinh khi tham ga học tại trường tiểu học nơi tôi công tác. Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy: Tổng số Tự tin Chưa tự TT Nội dung tiêu chí khảo sát về học sinh tin tôn trọng cảm xúc của học sinh 1 Sự tự tin của học sinh khi học. 44 19 25 TT Nội dung tiêu chí khảo sát về Tổng số Thoải mái Không tôn trọng cảm xúc của học sinh học sinh thoải mái 1 Cảm xúc của học sinh khi học. 44 14 30 - Nguyên nhân: Học sinh cảm thấy sợ trả lời sai, xấu hổ với bạn bè, thầy cô, không thấy tự tin khi đứng trước đám đông. BẢNG 3 - Khảo sát thực trạng sự an toàn của học sinh tại trường tiểu học nơi tôi công tác. Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy: Tổng số An toàn Chưa TT Nội dung tiêu chí khảo sát về học sinh an toàn tôn trọng cảm xúc của học sinh 1 Sự an toàn của học sinh về mặt 44 44 0 thể chất 2 Sự an toàn của học sinh về mặt 44 35 5 tinh thần - Nguyên nhân: Học sinh đã lớn bắt đầu dậy thì cảm thấy lo lắng về vấn đề cơ thể có mùi; các bạn chơi theo nhóm bắt đầu để ý, đánh giá nhau 3. Các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc. 3.1.Tôn trọng cảm xúc Tôn trọnglà một cảm giác hoặc hành động tích cực thể hiện đối với ai đó còn cảm xúc hay xúc cảm là một hiện tượng trải nghiệm cơ bản của con
- người về thái độ của chính mình với người khác và với bản thân. Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng...Thực tế để lựa chọn tôn trọng cảm xúc quả là khó và khó hơn nữa khi tôi ở trong môi trường giáo dục và các trò lại là lứa tuổi tiểu học.Tôi được phân công dạy lớp 5, đây là giai đoạn hoàn thiện về mọi phương diện của tâm lý (nhận thức, tình cảm và ý chí). Xuất phát từ những điều đó tôi thầm nhủ mình cần cố gắng và sửa đổi nhiều hơn nữa. Qua một buổi họp hội đồng nhà trường,đồng chí Hiệu trưởng có giới thiệu cho chúng tôi trên ti vi, kênh VTV7 có một chương trình rất hay đó là “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” và tôi về nhà đã xem. Thật sự nó là một chương trình quá hay, quá tuyệt vời, tôi không kìm nổi những cảm xúc của mình, và tôi nhìn thấy trong đó có hình ảnh của tôi. Tôi cảm thấy mình còn quá nhiều điểm yếu và thiếu nhiều điều chưa làm được cho các con của mình.Từ đó tôi bước đầu nghiên cứu và làm theo. Kiên nhẫn với học sinh, chờ đợi học sinh, khuyến khích học sinh bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời.Không vội vàng can thiệp vào các tình huống xảy ra trong khi học, bình tĩnh lắng nghe và đưa ra những lời khuyên phù hợp. Không vội vàng can thiệp ngay khi chưa thực sự cần thiết, để học sinh tự giải quyết tình huống.Luôn động viên học sinh tự tin vào bản thân. Luôn khen ngợi, động viên những thành công dù nhỏ của học sinh một cách kịp thời. Không chê cười khi học sinh thất bại, động viên để học sinh tiếp tục cố gắng.Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho học sinh được sai lầm, được nói ra cảm xúc của mình. Điều đó sẽ giúp học sinh tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình. Ví dụ: Trong lớp tôi có bạn Minh Tuấn rất thông minh nhưng chưa dám xung phong xây dựng bài vì mỗi lần bạn đứng lên trả lời luôn bị nói lắp vì căng thẳng. Phát hiện ra điều đó, mỗi lần tôi mời con trả lời tôi luôn kiên nhẫn nhắc nhở con bình tĩnh, hít sâu trước khi nói. Ngoài ra, tôi tích cực giao một số nhiệm vụ đơn giản cho con làm khi lên lớp. Qua một thời gian con đã tự tin hơn khi giao tiếp và trả lời cô giáo không còn nói lắp nữa. 3.2 Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi; đề cao sự yêu thương. 3.2.1 Tăng cường giáo dục đạo đức, giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh. “Tiên học lễ, hậu học văn”, người giáo viên nên coi trọng việc rèn luyện đạo đức của học sinh trước khi truyền thụ kiến thức. Dạy các em biết lễ phép với người lớn, kính trên nhường dưới, tôn trọng thầy cô giáo, hòa đồng, giúp đỡ bàn bè… thực hiện tốt nội quy nhà trường đề ra. Mặt khác, giáo viên trang bị các kĩ năng sống cho học sinh như: kĩ năng giao tiếp, sáng tạo, hòa nhập, ứng phó với các tình huống trong cuộc sống (kĩ năng ứng phó với tai nạn, kĩ năng ứng phó với bạo lực học đường…)
- Khuyến khích và tổ chức cho học sinh tham gia các buổi diễn đàn trực tuyến theo chuyên đề của nhà trường (Vd: Diễn đàn “Tình bạn đẹp, Nói không với bạo lực học đường”; Diễn đàn “Phòng chống xâm hại”...).Qua đó, giáo viên có thể lắng nghe, cảm thông, hiểu được tính cách, tâm tư, tình cảm của các con. Sự tiến bộ của học sinh hàng ngày sẽ tạo động lực cho giáo viên mỗi khi lên lớp. Từ đó, giáo viên có thể dễ dàng định hướng, sửa chữa khi phạm lỗi, giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Ngược lại, khi được tham gia vào các buổi sinh hoạt sinh động, học sinh được trang bị đầy đủ các kĩ năng sống sẽ biết bảo vệ bản thân, biết cách bày tỏ cảm xúc… khi đó, cả thầy và trò sẽ muốn đến lớp mỗi ngày, đó là hạnh phúc. Việc giáo dục đạo đức, giá trị và kĩ năng sống cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của riêng giáo viên mà cần sự hợp tác rất lớn từ gia đình và xã hội. Nên trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, giáo viên cần thống nhất với phụ huynh, hợp tác chặt chẽ trong việc giáo dục học sinh, thường xuyên trao đổi thông tin với nhau về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh, kịp thời tác động khi cần thiết. 3.2.2 Giáo viên phải mạnh dạn thay đổi bản thân để xây dựng lớp học hạnh phúc: Qua số liệu điều tra đề cập bên trên, ta thấy rằng học sinh có hạnh phúc hay không phụ thuộc phần lớn vào giáo viên. Vì vậy, mỗi giáo viên phải là người tiên phong cho việc thay thay đổi lối mòn cũ để hướng tới một phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của học sinh. Thầy cô thay đổi, học sinh hạnh phúc, thầy cô sẽ hạnh phúc và trường học là trường học hạnh phúc. Cụ thể: 3.2.2.1 Giáo viên nên cười nhiều hơn với học sinh để tạo một bầu không khí thân thiện, vui vẻ trong giờ học. Cha ông ta đã có câu: “Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ”, việc này tưởng đơn giản nhưng không phải giáo viên nào cũng làm được. Nhưng chúng ta có thể khắc phục được nếu chúng ta thực sự yêu thương học sinh. Trong một buổi học, có thể khởi động bằng một số việc làm đơn giản: giải một câu đố, tập một vài động tác thể dục, hát một bài hát… Có thể lồng ghép sự hài hước vào giờ học bằng lời nói thú vị, biểu cảm, hành động của giáo viên… Thỉnh thoảng có những lời bình luận, nhận xét vui vẻ khi chữa bài sẽ giúp học sinh thoải mái, giúp các em không che giấu những lỗ hổng kiến thức của mình. 3.2.2.2 Giáo viên hướng dẫn nhẹ nhàng khi học sinh làm bài sai, giữ bình tĩnh khi học sinh mắc lỗi và không phê bình quá nặng lời, gay gắt trước mặt người khác; khen thưởng, khích lệ học sinh nhiều hơn. Mặt bằng chung của học sinh trong lớp không đều nhau, nên các con còn tâm lí lo lắng khi giáo viên đặt câu hỏi, rồi trong lớp, có học sinh hỏi tôi: “Làm sai có bị sao không cô?”… Nắm được tâm lí đó, tôi luôn động viên, khích lệ các con tự tin, mạnh dạn bày tỏ ý kiến hay trả lời câu hỏi.
- Ngoài ra, giáo viên cần nhận xét, góp ý một cách khéo léo về những điều mà các em chưa làm được hoặc làm chưa tốt. không nên chê bai, chỉ trích vì điều đó sẽ làm thui chột đi sự tích cực chủ động ở các em. Ngược lại, khi nhận được sự khích lệ, động viên và khen ngợi đúng lúc của thầy cô, các em sẽ có một nguồn động lực lớn để thay đổi theo hướng tích cực. 3.2.2.3 Giáo viên cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng ứng dụng CNTT vào bài dạy, có phương pháp dạy học hiệu quả tạo hứng thú, lôi cuốn người học: Ngoài việc tạo dựng mối quan hệ thầy trò, mỗi giáo viên cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, có phương pháp dạy học hiệu quả để có nhiều tiết dạy tốt, thu hút, tạo hứng thú cho học sinh, giúp các con không bị buồn ngủ và mệt mỏi. Có như vậy học sinh mới cảm phục và nghe lời thầy cô. Tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học sao cho hiệu quả, thu hút được sự chú ý của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, chủ động tìm tòi kiến thức. Bản thân tôi luôn ứng dụng CNTT vào trong từng tiết học giúp mỗi buổi học trở nên hấp dẫn, hứng thú.… Hay đơn giản là tôi tổ chức cho học sinh nghe và cảm nhận một bài hát, một câu chuyện, một đoạn phim theo chủ đề… để học sinh nêu lên cảm nhận, bài học đối với mình. Ví dụ: Trong tiết luyện từ và câu bài “Đại từ” thay vì hỏi và trả lời bài cũ tôi cho học sinh khởi động bằng bài hát “Con chim hay hót” rồi xác định từ thay thế cho con chim trong bài là từ “nó” sau đó dẫn vào bài. Ngoài ra, trong lớp học của mình, tôi cũng không ngừng khích lệ học sinh thi đua trong học tập với các hình thức nhẹ nhàng, vui vẻ như: thi tích điểm đổi quà trong phần mềm Class Dojo, cuối mỗi buổi học sáng thứ 6, tôi và các con lại điền vào bảng tích điểm những thành tích các con đã đạt được trong cả một tuần. Học sinh nào đủ điều kiện (20 điểm hoặc 44 điểm) sẽ được đổi điểm thành quà tặng. Tôi cũng khích lệ các con bằng những lời khen ngợi, động viên kịp thời... làm cho các con có động lực trong học tập Trong các tiết dạy bộ môn Toán, Tiếng Việt... tôi thường xuyên lồng ghép vào một số trò chơi phù hợp như:Trò chơi: “Giải cứu rùa biển”, “Thu hoạch hạt dẻ”... Qua việc chữa kết quả, học sinh hình thành được kiến thức đúng. Cuối mỗi tiết học, tôi cho các con “bày tỏ ý kiến”của mìnhtrong các buổi học sau... Thông qua các trò chơi và được bày tỏ ý kiến, tôi thấy học sinh tự tin, dạn dĩ hơn trong việc nói lên cảm xúc của bản thân, tôi cũng nhận thấy sự hứng thú của các em trong việc tìm hiểu kiến thức. Các em được hợp tác, thảo luận, có khi là tranh luận và cũng dần dần tìm được tiếng nói chung và thống nhất kết quả của hoạt động nhóm, hơn nữa, tôi cũng nắm rõ được tâm tư, nguyện vọng của học sinh lớp mình và có những điều chỉnh phù hợp.
- 3.2.2.4 Giáo viên rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc, hãy để bên ngoài cánh cửa lớp học những áp lực của mình, đảm bảo giờ dạy thật tốt. Giáo viên căng thẳng, áp lực, liệu học sinh có được thoải mái, vui vẻ? Hay những cảm xúc tiêu cực đó sẽ “lan truyền” tới chính học sinh của mình? Và lớp học, liệu có ‘hạnh phúc” hay không khi cả giáo viên và học sinh đều trong tâm thái lo lắng, căng thẳng như vậy? Như vậy, cảm xúc của giáo viên có quan hệ mật thiết trong hầu như mọi khía cạnh của quá trình giảng dạy và học tập, do đó việc người giáo viên biết kiểm soát cảm xúc của mình mỗi khi lên lớp là rất cần thiết. Sự khác nhau rất lớn giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đó là cảm xúc với học sinh. Khi làm giáo viên chủ nhiệm thì với học sinh lớp mình chúng như những đứa con khiến mình có nhiều cảm xúc khác nhau, lúc tự hào, lúc vui sướng khi các con có thành tích tốt, lúc thì tức giận khi học sinh mắc lỗi. Trong quá trình chủ nhiệm, tôi luôn cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình bằng cách đặt ra một sô nguyên tắc sau: Thứ nhất, chăm sóc sức khỏe tốt cho bản thân, nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực khi giải quyết vấn đề trong lớp. Thứ hai, kiềm chế cảm xúc nóng giận. Khi bình tĩnh lại, giáo viên có thể tìm ra biện pháp xử lí sáng suốt. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, giáo viên cũng cần bộc lộ cảm xúc tiêu cực để học sinh thấy được cái uy của người thầy, giáo viên quá dễ dãi, học sinh sẽ nhờn. Thứ ba, tất cả mọi lời nói, hành động của giáo viên phải chuẩn mực, tôn trọng học sinh. Thứ tư, khen thưởng, khích lệ khi học sinh làm được việc tốt, tạo sự gần gũi, tin tưởng đối với học sinh. 3.2.2.5 Giáo viên cần biết quan tâm đến hoàn cảnh sống, biết lắng nghe những cảm xúc của các em, trở thành người bạn lớn và là chuyên gia tư vấn tâm lí cho học sinh. Giáo viên cần gần gũi, thân thiện và quan tâm đến học sinh, đặc biệt là nắm được hoàn cảnh sống của các em, qua đó nắm bắt được tâm sinh lí của học sinh. Tôi tin rằng cái gì xuất phát từ trái tim của người thầy sẽ đến được với trái tim của học trò.Học sinh được tôn trọng, được yêu thương, được thể hiện bản thân, được thấu hiểu, được vui vẻ…học sinh sẽ hạnh phúc. Ví dụ: Bạn Phạm Khôi trong lớp tôi là một học sinh rất lễ phép và nhanh nhẹn. Vào khoảng tháng 10 năm ngoái, tôi phát hiện con đi học luôn mệt mỏi và buồn rầu. Tôi đã nói chuyện, tâm sự với con sau mỗi giờ học, con mở lòng và nói về việc gia đình bố mẹ hay cãi vã khiến con buồn lòng, chán nản. Tôi đã liên lạc và trao đổi với phụ huynh của con để tìm cách khắc phục. Sau đó, con đã có thay đổi rõ rệt khi lên lớp, năng động hơn, sôi nổi hơn và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- 3.2.3 Giáo viên giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm bằng phương pháp kỉ luật tích cực, nói không với xâm phạm thâm thể và xúc phạm nhân phẩm học sinh. Sau khi tập huấn về phương pháp “Kỉ luật không nước mắt”, tôi đã có cái nhìn mới về cách quản lí học sinh lớp chủ nhiệm. Đây là hình thức giáo dục học sinh bằng những hình thức kỉ luật tích cực, phù hợp để giúp học sinh giảm thiểu những hành vi không phù hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách một cách tốt đẹp, bền vững. Tuy nhiên giáo viên không được phớt lờ đi những lỗi của học sinh. Trong một số trường hợp đặt biệt, các biện pháp giáo dục ý thức kỉ luật của học sinh tỏ ra bất lực thì các hình thức kỉ luật bằng hình phạt mới được đưa vào để giáo dục. Như vậy, hình phạt chỉ là biện pháp sau cùng nhằm mục đích điều chỉnh những sai phạm của người học… nhưng không phải là trừng phạt thân thể hay xúc phạm nhân phẩm học sinh. Thay vào đó là hình phạt “tích cực” mang tính giáo dục và nhân văn. Tôi đã sử dụng các hình phạt theo tôi là tích cực như sau: Một là giúp bố mẹ làm việc nhà. Hình phạt này vừa giáo dục ý thức lao động, vừa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Hai là giúp đỡ những học sinh khác trong học tập: Những học sinh vi phạm nhưng có thành tích học tập tốt, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đó giúp đỡ bạn yếu hơn trong học tập (cùng ôn bài, thảo luận các nhiệm vụ học tập ….) Sự tiến bộ của bạn là thước đo cho việc sửa sai của học sinh. Ba là đọc sách: Giáo viên đưa ra hình thức kỉ luật học sinh: tìm đọc cuốn sách mà giáo viên giới thiệu (cần lựa chọn những cuốn sách tiêu biểu, có dung lượng vừa phải, hoặc những chủ đề có nội dung giáo dục tương ứng với điều học sinh vi phạm), sau đó yêu cầu học sinh chia sẻ những điều mà mình đọc được ở cuốn sách đó trong giờ sinh hoạt lớp. 3.3An toàn cho học sinh Trường học hạnh phúc là gì? Là môi trường giáo dục phải tuyệt đối an toàn, nói không với bạo lực, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các con học sinh và phụ huynh đều được sống trong tình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau. Mỗi ngày lên lớp cô và trò đều trong tâm thế vui tươi, thoải mái. Môi trường giáo dục an toàn đối với học sinh lứa tuổi tiểu học bao gồm an toàn về “thể chất” và “tinh thần”. Giáo viên, học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi lên lớp,học sinh có cảm nhận trong chính gia đình của mình. An toàn tinh thần, sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm hơn là tổn thương thể xác và có thể đi hết cả cuộc đời. Cô là món ăn tinh thần của các con, là một giáo viên chuẩn nghề nghiệp, tôi đã nắm bắt được tâm lý của các con theo đúng lứa tuổi. Tôi đưa ra hệ thống câu hỏi, động viên học sinh như “ Con cần gì” “ Cô nghĩ là con làm được” … Biết được các con cần gì bản thân tôi có phương pháp như nói chuyện trao đổi dạy dỗ nhẹ
- nhàng,luôn động viên khích lệ học sinh kịp thời. Phương pháp ở đây tôi nghĩ là nghệ thuật giao tiếp của cô với học sinhkhi cô tôn trọng học sinh, cô đưa ra những biện pháp giáo dục hợp lý, đúng, chuẩn. Cô phải có kiến thức đạt chuẩn, cô phải biết dạy học sinh như thế nào để kích thích hứng thú cho học sinh. Khi được đảm bảo an toàn đầy đủ cả thể chất lẫn tinh thần học sinh sẽ phát triển toàn diện. Học sinhđi học với một niềm vui thì sẽ tạo một lớp học hạnh phúc, các lớp họchạnh phúc sẽ tạo nên một trường học hạnh phúc. 3.4Xây dựng môi trường lớp học Học sinh nhỏ luôn yêu thích cái đẹp, trí tưởng tượng của học sinh là vô cùng phong phú do vậy môi trường học tập xung quanh học sinh là một yếu tố cực kỳ quan trọng kích thích đứa học sinh tư duy sáng tạo. Bản thân tôi, mỗi khi lên lớp, trang phục cũng phải chỉn chu, tóc tai gọn gàng, gương mặt tươi tỉnh. Góc làm việc của tôi cũng phải ngăn nắp, sáng sủa, đẹp mắt từ đó, tạo cho học sinh cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” làm cho học sinh yêu trường, yêu lớp, yêu cô, gắn bó với ngôi nhà chung. Đó chính là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo nói chung và với bản thân tôi nói riêng. Như vậy xây dựng môi trường lớp học thân thiện giúp học sinh học tập một cách gần gũi thân thiện có tác dụng giúp học sinhđạt được các mục tiêu giáo dục. Điều quan trọng hơn cả, thông qua việc cùng nhau trang trí góc học tập của mình đem lại cho học sinh nhiều điều bổ ích như: được bày tỏ những điều mình mong muốn, được trưng bày những sản phẩm mình làm ra và được làm chủ góc học tập của mình. 4.Hiệu quả của sáng kiến: Qua quá trình nghiên cứu thực hiện tốt phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc tôi đã đạt được một số kết quả sau a. Đối với học sinh: - Học sinh học ngoan, có ý thức học tập,học sinh học sôi nổi, hăng hái tham gia nhiệm vụ mà giáo viên giao cho. - Học sinh nhanh nhẹn, vui tươi, tích cực hoạt động và góp phần đẩy mạnh chất lượng học sinh của trường. - Học sinh khỏe mạnh, nói mạch lạc, rõ ràng, chính xác, tự nhiên. - Học sinh tích cực hứng thú, say mê tham gia vào các hoạt động. - Học sinh rất tình cảm, hạnh phúc, thích đi học và đi học đều. b. Đối với giáo viên: Sáng kiến kinh nghiệm này giúp tôi và đồng nghiệp tháo gỡ được những khó khăn và bế tắc trong hoạt động giảng dạy và công tác chủ nhiệm khi tham gia dạy học. Hiểu sâu sắc giá trị của hạnh phúc, từ đó xây dựng tiết học hạnh phúc và lớp học hạnh phúc của mình. Khi xây dựng lớp học hạnh phúc thành công đồng nghĩa với việc xây dựng được mối quan hệ thân thiện Thầy – Trò, trò kính trọng, tin tưởng và yêu quý thầy cô; thầy cô hiểu, thông cảm
- với khó khăn của trò, yêu thương và hết lòng vì học sinh. Giảm áp lực quản lí lớp vì nhiều học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật. Chúng tôi đã có được hạnh phúc, yêu nghề và muốn đến lớp, đến trường mỗi ngày. c. Đối với nhà trường: Mô hình lớp học hạnh phúc được nhân rộng và duy trì đến tất cả các lớp học, đến từng giáo viên trong trường, giúp trường học trở nên hạnh phúc. Mỗi ngày đến trường của giáo viên và học sinh đều là một ngày vui. Từ đó sẽ thu hút được học sinh vào học tập tại trường, nâng cao chất lượng giáo dục toàn dân, được nhân dân và xã hội tin tưởng. Mục tiêu trường học thân thiện, học sinh tích cực đặt ra của nhà trường thành công. d. Đối với phụ huynh: Các bậc phụ huynh ngày càng tin tưởng nhà trường, gửi gắm con em mình, học sinh vào lớp học đúng giờ, đều đặn hơn, không còn tình trạng học sinh nghỉ học tùy tiện do học online, nội quy lớp học online được các con chấp hành đúng mực. BẢNG KHẢO SÁT HỌC SINHĐẾN THÁNG 3 NĂM 2023 VỀ XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC BẢNG 1 - Khảo sát thực trạng sự tôn trọng cảm xúc của học sinh tại trường tiểu học nơi tôi công tác. Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy: Nội dung tiêu chí khảo sát về Tổng số Chưa tôn TT Tôn trọng tôn trọng cảm xúc của học sinh học sinh trọng 1 Sự tôn trọng của phụ huynh với 44 42 2 học sinh 2 Sự tôn trọng của cô giáo với 44 44 0 học sinh 3 Sự tôn trọng của học sinh với 44 40 4 học sinh 4 Sự tôn trọng của cô với phụ 44 44 0 huynh BẢNG 2 - Khảo sát thực trạng sự tự tin, cảm xúc của học sinh khi tới trường tại trường tiểu học nơi tôi công tác. Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy: Nội dung tiêu chí khảo sát về tôn Tổng số Tự Chưa tự TT trọng cảm xúc của học sinh học sinh tin tin 1 Sự tự tin của học sinh khi học 44 42 2 TT Nội dung tiêu chí khảo sát về tôn Tổng số Thoải Không trọng cảm xúc của học sinh học sinh mái thoải mái
- 1 Cảm xúc của học sinh khi học 44 44 0 BẢNG 3 - Khảo sát thực trạng sự an toàn của học sinh tại trường tiểu học nơi tôi công tác. Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy: Nội dung tiêu chí khảo sát về Tổng số Chưa an TT An toàn tôn trọng cảm xúc của học sinh học sinh toàn 1 Sự an toàn của học sinh về mặt 44 44 0 thể chất 2 Sự an toàn của học sinh về mặt 44 44 0 tinh thần PHIẾU KHẢO SÁT HẠNH PHÚC Đọc bảng khảo sát và tích dấu X vào ô trống thích hợp Rất hài Hài Ít hài Không hài STT Nội dung lòng lòng lòng lòng 1 Ở nhà bố mẹ lắng nghe ý kiến của con. 2 Bố mẹ tôn trọng suy nghĩ, yêu thích của em 3 Bố mẹ yêu em 4 Con và các bạn trong lớp tôn trọng lẫn nhau 5 Các bạn trong lớp rất đoàn kết, yêu thương nhau. 6 Khi giao tiếp với các bạn em cảm thấy thế nào? 7 Em cảm thấy nội quy lớp học thế nào? 8 Cô giáo thường tổ chức các hoạt động vui chơi trong lớp. 9 Con tích cực xung phong, xây dựng bài
- 10 Cảm nhận của con khi đến lớp - Nếu 8/10 con hài lòng và rất hài lòng thì chứng tỏ con đang hạnh phúc còn nếu ít hơn vậy là con chưa thật sự hạnh phúc
- PHẦN III: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc” là một phong trào lớn của ngành, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục học sinh, luôn là nỗi trăn trở của mỗi nhà giáo. Đây chính là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng trong chặng đường dài trước mắt, đòi hỏi từ lãnh đạo, giáo viên, học sinh đều phải phấn đấu chuyển biến,xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, thân thiệnvà tôn trọng.Đặc biệt, đối với bậc học tiểu học, thì đây là một trong những hoạt động hết sức ý nghĩa trong việc đào tạo nên những lớp người mới có đầy đủ phẩm chất, trí tuệ, năng động, nhiệt tình, thân thiện, và con người hạnh phúc.Nhờ thực hiện kế hoạch cụ thể, đồng bộ chặt chẽ giữa các đoàn thể trong nhà trường cùng với sự ủng hộ của đồng nghiệp nên đã thu được nhiều kết quả khả quan. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Tham gia đầy đủ và đạt kết quả cao trong các phong trào thi đua của ngành phát động, các hoạt động bề nổi do địa phương tổ chức.Hơn thế nữa qua phong trào thi đua đã tạo nên một bầu không khí thân mật, vui vẻ, hòa nhã trong tập thể cán bộ giáo viên. Mối liên hệ gắn bó giữa nhà trường, phụ huynh, địa phương ngày càng chặt chẽ. 2. Khuyến nghị: - Đối với phòng giáo dục: Mong muốn phát hành đĩa về chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” + Tổ chức hoạt động thực tế về chuyên để xây dựng trường học hạnh phúc. + Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân gương mẫu điển hình trong thực hiện phong trào xây dựng trường học hạnh phúc. - Đối với ban giám hiệu nhà trường: + Tổ chức giao lưu, tọa đàm về chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” cho giáo viên tham khảo. + Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân gương mẫu điển hình trong thực hiện phong trào xây dựng trường học hạnh phúc. Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2023 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Nguyễn Thị Luyến
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguồn tài liệu Internet, trang điện tử http://vi.wikipedia.org/wiki/hạnh phúc 2. Nguyễn Thị Hòa. Giáo dục học tiểu học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 3. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai và Đinh thị Kim Thoa. Tâm lý học tiểu học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 4. Robert J. Marzano (người dịch GS.TS. Nguyễn Hữu Châu). Nghệ thuật và khoa học dạy học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 5. Chia sẻ của PGS.TS Huỳnh Văn Sơn – Phó hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm TP.HCM, trang điện tử http://giaoducthoidai.com của tác giả Hồng Chương 6. James H. Stronge (người dịch Lê Văn Canh). Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 7. Giselle O. Martin Kniep (người dịch Lê Văn Canh). Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 8. Chương trình VTV7. Thầy cô chúng ta đã thay đổi. 9. Các phần mềm ứng dụng . 19/15
- PHỤ LỤC MỘT SỐ MINH CHỨNG MÔI TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Mỗi ngày các con đến trường là một ngày vui Học sinh có góc thư giãn sau giờ học 20/15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2237 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn