intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp 1

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với một số biện pháp như: Xây dựng công tác chủ nhiệm lớp; Xây dựng hội đồng tự quản của lớp có năng lực điều hành lớp trong các hoạt động; Xây dựng nề nếp lớp học; Giáo dục những phẩm chất đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh; Chỉ đạo việc học tập của học sinh để phát tiển trí tuệ tư duy tốt; Giáo dục lao động làm xanh, sạch đẹp trường, lớp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp 1

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  Độc lập    ­ Tự do    ­ Hạnh phúc         Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN  TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 1      1
  2. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  Độc lập    ­ Tự do    ­ Hạnh phúc         Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH CỰC  ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC  Tên đề tài: CHỦ NHIỆM LỚP MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN  TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 1                          Họ tên:                          H ễn Th NguyNguy ọ tên:  ễịn Th  Phươ ng Lan ị Ph ương Lan      Ch ức vứục v           Ch : Giáo viên ụ: Giáo viên                               Đơn vơị: Tr                                        Đ n vịườ : Trng  ườPTDTBT TH Kim Th ủy ủy ng PTDTBT TH Kim Th 2
  3. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài:  Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục, đặc biệt là trong giai  đoạn hiện nay, giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu cũng chính là nền   tảng để phát triển đất nước, tạo tiền đề  cho tương lai đang trên đà hội nhập  với nền kinh tế  thế  giới. Nói như  vậy có nghĩa là để  có một đất nước phát   triển về  mọi lĩnh vực, nhất là phát triển về  kinh tế  trong thời đại bùng nổ  thông tin, thì ngành giáo dục là ngành đầu tiên khai trương mở  lối. Vì vậy,  ngành giáo dục chúng ta cần chú trọng việc đào tạo năng lực cho đất nước,   việc đào tạo này bắt đầu từ đâu? Tất nhiên có ngôi nhà vững chắc thì cần có   một nền móng vững chắc. Ngay từ trường tiểu học, học sinh phải được học   đầy đủ  các môn học để  phát triển toàn diện, đặc biệt là phải biết sáng tạo  trong quá trình học tập để phát triển trí não, tạo động cơ học tập tốt và vững   chắc sau này. Giáo dục tiểu học là vấn đề chính trị ­ xã hội quan trọng, có giá   trị cơ bản và lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người.   Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan   trọng. Lao động của một giáo viên chủ  nhiệm lớp  ở  Tiểu học là lao động  sáng tạo không ngừng, sự  sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo trong   soạn giảng, trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập  thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng  sống cho học sinh. Vì vậy chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề,   thực sự  thương yêu học sinh của mình thì mới có thể  hoàn thành tốt nhiệm   vụ. 3
  4. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và   học sinh. Làm tốt công tác chủ  nhiệm tức là người giáo viên việc giảng dạy  các bộ  môn và tổ  chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt  trong trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ  nhiệm hết sức quan   trọng. Giáo viên chủ  nhiệm thay mặt nhà trường quản lí, điều hành lớp, là  người trực tiếp giáo dục tư  tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học  sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục: Gia đình ­ Nhà trường ­ Xã hội.                Học sinh tiểu học như một tờ giấy trắng d ễ vẽ nên một bức tranh  đẹp nhưng cũng dễ  bị  vấy bẩn. Chính vì thế, là một giáo viên dạy tiểu học   công việc không đơn giản chút nào. Chúng ta không đơn thuần chỉ là dạy học,   truyền đạt kiến thức từ sách vở đến học sinh mà chúng ta phải giáo dục, uốn   nắn đạo đức, rèn cho các em từng hành vi đạo đức đơn giản nhất, để  từ  đó   giúp các em hình thành một nhân cách, phẩm chất tốt đẹp. Điều này quả  là  không dễ. Vì đây là lứa tuổi chuyển giao giữa giai đoạn ở hoạt động vui chơi  sang giai đoạn học tập chính thức  ở  bậc tiểu học.  Ở  lứa tuổi này các em  muốn tự làm theo ý thích của bản thân và ham chơi nhiều hơn ham học: đồng  thời các em củng dễ bị cám dỗ, bắt chước bạn bè. Giáo viên là người tổ chức  và điều khiển quá trình nhân cách trẻ  em, là người chịu trách nhiệm về  công  tác giáo dục trẻ trước Nhà nước và nhân dân. Đặc biệt là người giáo viên tiểu   học hầu như  chịu trách nhiệm hoàn toàn về  lớp mình phụ  trách. Người giáo  viên tiểu học có nhiệm vụ  xây dựng tập thể  trẻ  em, tổ  chức các hoạt động  khác của học sinh để  mở  rộng và khơi sâu trí thức, rèn luyện kỹ  năng, giáo   dục có ý thức và ứng xử, thỏa mãn nhu cầu và hứng thú, phát triển năng lực  của học sinh.   Học sinh tiểu học còn chưa biết hành động độc lập, giáo viên  phải là người tổ chức hoạt động, làm sao cho từng em học sinh có được công   việc thích hợp và bộc lộ được khả năng của mình. Giáo viên tiểu học là một  trong những “Thần tượng” của học sinh, là tấm gương sáng để  các em noi  theo. Trong những giờ tới trường, giáo viên tiểu học hầu như lúc nào cũng ở  cạnh các em nhỏ, kiểm tra theo dõi được từng hành vi của các em. Bằng tấm   gương của mình kết hợp với việc truyền thụ  những giá trị  chuẩn mực thể  hiện nội dung các môn học, giáo viên tiểu học còn góp phần to lớn trong việc  hình thành và phát triển nhân cách trẻ thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Để  nâng cao chất lượng giáo dục thì việc đầu tiên của người giáo viên là làm tốt  4
  5. công tác chủ  nhiệm lớp, nhưng công tác chủ  nhiệm lớp không phải là một   công việc đơn giản, nó luôn là vấn đề  trăn trở  đối với hầu hết các giáo viên  tiểu học: Làm thế  nào để  xây dựng được một tập thể  vững mạnh phù hợp  với lứa tuổi học sinh? Nhân cách học sinh được hình thành và phát triển bằng  con đường nào? Làm thế  nào để  nâng cao chất lượng giáo dục năng lực và  phẩm chất của học sinh?  Việc giáo dục học sinh  ở vùng cao vẫn còn là vấn  đề nan giải. Giáo viên chủ nhiệm sẽ phải làm gì để giúp các em có ý thức học  tốt và nâng cao năng lực của các em đó là một bài toán khó đối với giáo viên   chủ nhiệm lớp.        Để làm được điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải có những cách giáo  dục  khác nhau phù hợp với đối tượng học sinh. Công tác chủ  nhiệm lớp là   một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết mà ngay từ  đầu năm học, mỗi  giáo viên phải tự  lập cho mình một kế  hoạch chủ  nhiệm thật cụ  thể nhằm   giáo dục học sinh mình phát triển tốt cả về kiến thức, kỹ năng lẫn phẩm chất   đạo đức. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ  nhiệm tôi đã  mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm   lớp 1 ”. 1.2: Điểm mới của đề tài: Ở  trường tiểu học công tác chủ  nhiệm lớp có vai trò đặc biệt quan   trọng trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Để làm tốt công tác chủ nhiệm  lớp người giáo viên chủ  nhiệm cần hiểu vị  trí, chức năng, nhiệm vụ  của   mình, từ  đó đưa ra những biện pháp cụ  thể  để  xây dựng tập thể  lớp vững   mạnh toàn diện. Trong quá trình làm công tác chủ  nhiệm lớp, tôi đã dựa vào  những biện pháp chủ yếu sau: ­ Xây dựng công tác chủ nhiệm lớp. ­ Xây dựng hội đồng tự  quản của lớp có năng lực điều hành lớp trong các   hoạt động. ­ Xây dựng nề nếp lớp học.   ­ Giáo dục những phẩm chất đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. ­ Chỉ đạo việc học tập của học sinh để phát tiển trí tuệ tư duy tốt. ­ Giáo dục lao động làm xanh, sạch đẹp trường, lớp. ­ Tổ chức các hoạt động vui chơi, rèn  luyện thể lực bảo vệ sức khoẻ. 5
  6. ­ Công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao nhi đồng. ­ Phối kết hợp chặt chẽ  với hội cha mẹ học sinh. Đồng thời, so với những tài liệu có liên quan thì sáng kiến của bản thân   lại đưa ra những giải pháp sát thực, phù hợp với Mô hình trường học mới   hiện nay. Đó cũng chính là điểm mới của đề tài. 1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài.        sáng kiến kinh nghiệm được xây dựng trên cơ  sở  vận dụng những kiến   thức kĩ năng đã được học trong chương trình đào tạo liên thông để nghiên cứu  thực tế  giáo dục Tiểu học  ở  trường tôi đang công tác về  vấn đề  nâng cao   hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1 và tìm hiểu các điều kiện ảnh hưởng đến  nâng cao hiệu quả chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học trên địa bàn huyện Lệ  Thủy.  II: PHẦN NỘI DUNG           Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của   giáo viên tiểu học. Công tác chủ  nhiệm quyết định chất lượng dạy và học  của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên   đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ  môn và tổ  chức giáo dục, rèn luyện  đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, vai trò của người  giáo viên chủ  nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ  nhiệm thay mặt nhà  trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư  tưởng đạo đức, hình  thành nhân cách cho học sinh;   là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia  đình, nhà trường và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp  ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao   của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những  tác động xấu đến học sinh, bởi sự  mưu sinh của gia đình nên không ít phụ  huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. 2.1. THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU 2.1.1 Thuân l ̣ ợi: ̣ ­ Hoc sinh đêu la con em  ̀ ̀ ở  vùng cao phân l ̀ ớn cac em ngoan, chăm chi, co y ́ ̉ ́ ́  thưc hoc tâp tôt. ́ ̣ ̣ ́ ­ Được sự  quan tâm chỉ  đạo sâu sát của Ban lãnh đạo nhà trường. Giáo viên  chủ nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng trong suốt năm học. 6
  7. ́ ự  kêt h ­ Co s ́ ợp chăt che gi ̣ ̃ ưa giao viên chu nhiêm, giáo viên t ̃ ́ ̉ ̣ ổng phụ  trách   Đội và giáo viên bộ môn trong công tac quan ly hoc sinh. ́ ̉ ́ ̣ ̉ ­ Ban thân tôi la giao viên có b ̀ ́ ề  dày kinh nghiệm trong công tác chủ  nhiệm   lớp 1, luôn nhiêt tinh, năng n ̣ ̀ ổ, quan tâm giao duc hoc sinh vê moi măt. ́ ̣ ̣ ̀ ̣ ̣ ̣ ̉ ơp đoan kêt, co y th ­ Tâp thê l ́ ̀ ́ ́ ́ ức giup đ ́ ỡ lân nhau. ̃ 2.1.2 Khó khăn: ­ Mỗi học sinh được lớn lên trong hoàn cảnh gia đình khó khăn. Cac em phân ́ ̀  lơn la con em Bru ­ Vân Ki ́ ̀ ều. ­  Địa bàn các em sinh sống vẫn còn nhiều khó khăn như nhà ở xa trường, nhà   ở bên khe suối. Địa hình đi lại khó khăn. ­ Đa số  phụ huynh có tâm lí “Trăm sự nhờ cô thầy và nhà trường” không có  thời gian theo sát các em mỗi ngày để hướng dẫn uốn nắn các em ở nhà. ­ Có gia đinh cũng do đi ̀ ều ki ện công việc bố  m ẹ  đi làm nươ ng rẫ y cả  ngày nên cũng ảnh h ưở ng đế n quá trình họ c tập của h ọc sinh. ­ Co em m ́ ồ côi nên cuôc sông cua cac em không đ ̣ ́ ̉ ́ ược ôn đinh làm anh h ̉ ̣ ̉ ưởng  ̉ ́ không nho đên tinh th ần, tâm lý của cac em. ́ ­ Còn có nhiều học sinh gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện hộ nghèo,  cận nghèo chiếm tỉ lệ cao hơn 80%. 2.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 2.2.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp và phân  tích những khó khăn và thuận lợi của lớp chủ nhiệm:           Tổ chức tốt việc tìm hiểu hoàn cảnh, lí lịch học sinh cũng như lí lịch gia   đình, trình độ  năng lực, sở  trường của từng em. Tìm hiểu trực tiếp qua từng  học  sinh,  qua  giáo viên  dạy những năm  học trước  hoặc qua  cha  mẹ   học   sinh...Việc nắm bắt các thông tin này sẽ  giúp xây dựng một kế  hoạch chủ  nhiệm phù hợp, sát tình hình thực tế và có tính khả thi cao. Nắm được trình độ, năng lực chung của từng em để từ đó tìm ra những   biện pháp tác động phù hợp: 2.2.1.1. Học sinh có hoàn cảnh khó khăn:           Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên động viên tinh thần.  Kêu gọi học   sinh cả  lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó. Đề  đạt với hội phụ  7
  8. huynh lớp, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ  những em   có hoàn cảnh khó  khăn. Tính ưu việt của việc làm này là vừa khắc phục được khó khăn lại vừa   giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh và tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà  trường của hội phụ huynh học sinh và các nhà thiện nguyện... Ở lớp có 13 em thuộc diện hộ nghèo, 2 em hộ cận nghèo.  2.2.1.2. Học sinh hòa nhập, khuyết tật:          Lớp có em Hồ  Văn A là học sinh có sức khỏe yếu tiếp thu bài chậm.  Giáo viên chủ nhiệm cần dành tình cảm ưu ái. Chú ý cách bố trí chỗ ngồi phù   hợp, cách đặt câu hỏi gợi mở  khi tìm hiểu bài và sự  đòi hỏi yêu cầu về  nội   dung bài học sẽ khác hơn so với học sinh bình thường. Thường xuyên gặp gỡ  phụ huynh để kết hợp theo dõi diễn biến về sức khoẻ và học tập của các em.  Giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp với nặng lực của các  em, thiết lập vòng tay bè bạn, phân công nhóm trưởng, trưởng ban giúp đỡ,   kèm cặp thêm cho em. 2.2.1.3. Học sinh cần quan tâm: ­ Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị  bạn bè lôi kéo….Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo   dục được… ­ Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng   không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử  dụng phương pháp trách phạt, chú ý  gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao  cho các em đó một chức vụ  trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để  từng bước điều chỉnh mình. ­ Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học chậm, hạn chế tiếp thu những môn   nào.  ­ Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau: + Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ  vào những thời  gian ngoài giờ lên lớp . + Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm   tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. 8
  9. + Thường xuyên kiểm tra các đối tượng cần quan tâm trong quá trình lên lớp. + Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh  yếu kém tiến bộ. + Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến   bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học của các em. + Cần có những lời khen ngợi tôn vinh học sinh để  động viên các em có  hướng thú đi học chuyên cần. Ví dụ: Em Hồ A là một học sinh tiếp thu bài chậm. Nguyên nhân sức khỏe em  có vấn đề. Em về nhà đa số tiếp xúp với tiếng mẹ đẻ (Bru). 2.2.1.4.  Với những học sinh có năng khiêu ́. ­ Điều quan trọng là phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá  văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ... ­ Cùng với nhà trường lập kế  hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các đối  tượng này. ­ Bồi dưỡng, khơi dậy  ở  các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua  những hội thi, những buổi nói chuyện ngoại khoá hoặc gần gũi nhất ngay   trong  tiết học chính khoá.          Từ những thuận lợi và khó khăn của lớp, giáo viên phải thấy được mình  cần phải làm gì, có kế  hoạch như  thế  nào để  thực hiện chỉ  tiêu của nhà   trường. Qua đó thấy được mình gặp những khó khăn gì để  từ  đó đề  nghị  sự  giúp đỡ từ phía nhà trường, đồng nghiệp.           Lớp của tôi có em  Lê Thị A; Trần Thị B ...  tiếp thu bài rất nhanh và có  năng khiếu về  viết chữ  đẹp và điều hành lớp tốt. Tôi đã dùng biện pháp  thường xuyên dành thời gian rảnh luyện viết cho em và tập cho em thể hiện  trước tập thể. 2.2.2. Giải pháp 2: Xây dựng và triển khai các nề nếp hoạt động: 2.2.2.1. Nề nếp học tập. 9
  10.           Rèn cho học sinh ý thức học tập và làm bài tập ở nhà. Chuẩn bị sách vở  theo đúng thời khóa biểu. Rèn nề nếp sinh hoạt đầu giờ, nề nếp giơ tay phát  biểu trong lớp, nề nếp làm việc trong tổ, trong nhóm hoạt động. 2.2.2.2. Nề nếp chuyên cần.           Rèn cho học sinh có ý thức đi học đầy đủ, đúng giờ, nghỉ học có  lý do  chính đáng và được sự đồng ý của GVCN. GVCN cần phải truyên truyền đến tận phụ  huynh và làm thế  nào để  phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc đi học chuyên cần. Tránh tuyệt đối không có học sinh nghỉ học dài ngày mà không có lý do   chính đáng... 2.2.2.3. Nề nếp sinh hoạt lớp, sinh hoạt sao.          Đây là những nề nếp hoạt động quan trọng nhằm rèn ý thức tập thể cho   học sinh, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách bình nhật, bình tuần,  cách tổ chức và tham gia sinh hoạt sao, ý thức khi chào cờ. Xây dựng đội văn  nghệ, có kế hoạch tập luyện để tham gia sinh hoạt theo chủ điểm... 2.2.2.4. Nề nếp lao động, vệ sinh.         Rèn ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn mặc theo đúng quy định của nhà  trường. Tích cực tham gia các buổi lao động vệ  sinh trường lớp, lao động   trồng và chăm sóc hoa. Thực hiện tốt việc làm trực nhật theo sự  phân công  của tổ trưởng. Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, gọn gàng, ngăn nắp. 2.2.2.5. Nề nếp hoạt động ngoài giờ.         Bao gồm các hoạt động thể dục giữa giờ, vui chơi và ca múa hát tập thể:   Rèn cho học sinh tính tự  giác, tích cực tham gia các hoạt động thể  dục thể  thao, vui chơi và ca múa hát tập thể, có tác phong nhanh nhẹn, thực hiện đúng   và chính xác các bài tập thể dục, bài múa hát quy định. Ngoài các nề nếp trên,   cần quan tâm đến kĩ năng sống qua các nề nếp hoạt động khác như hoạt động  giáo dục theo chủ  điểm, nề  nếp chào cờ  đầu tuần, nề  nếp xếp hàng ra vào  lớp, nề nếp chào hỏi, nề nếp theo dõi thi đua lớp... 2.2.2.6. Lập bảng theo dõi từng cá nhân học sinh. 10
  11.          Sau mỗi giai đoạn trong năm học cần có sự đánh giá cơ bản về hành vi   thái độ của từng học sinh.  Để từ đó có sự điều chỉnh và tác động kịp thời đến  từng em. Thường xuyên thông báo kết quả học tập và rèn luyện của học sinh  cho cha mẹ  thông qua phiếu liên lạc. Những trường hợp cần thiết cần trao   đổi trực tiếp với cha mẹ  học sinh. Duy trì tốt thông tin hai chiều giữa giáo   viên và cha mẹ trong công tác giáo dục học sinh. 2.2.2.7 Xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể.          Căn cứ vào đặc điểm tình hình lớp, mỗi năm học, giáo viên nên lập tiêu   chí thi đua, mục tiêu cụ  thể, các giải pháp thực hiện rồi công bố  trước lớp   được tập thể  học sinh, thông qua và xin ý kiến phụ  huynh tại cuộc họp phụ  huynh đầu năm. Sau đó thống nhất, đưa ra cho tập thể lớp thực hiện, lấy đó  làm cơ sở để xếp loại thi đua.          Có sự  điều chỉnh và thay đổi, bổ  sung kịp thời tùy theo tình hình thực  hiện nội quy, nề nếp và ý thức rèn luyện của học sinh.          Đề ra định mức khen thưởng và kỉ luật kịp thời thông qua cuộc họp phụ  huynh đầu năm, giữa năm,... 2.2.3. Giải pháp 3: Giáo viên cần hiểu biết về tâm lí của trẻ.          Người thầy muốn thành công trong công tác giáo dục không chỉ cần có  kiến thức, trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm mà còn cần phải có tư cách,  tác phong của nhà mô phạm, có tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công  việc, có tấm lòng đối với học sinh trong quá trình giảng dạy. Một yếu tố  không thể  thiếu vì nó góp phần không nhỏ  vào sự  thành công trong công tác   giáo dục, đó là trình độ hiểu biết về tâm lí. Người thầy càng có trình độ hiểu   biết về tâm lí giáo dục, tâm lí tuổi học trò thì càng thành công trong giáo dục.            Những điều nói trên khi mới nghe qua tưởng chừng quá lí tưởng, đòi   hỏi quá cao ở người giáo viên.  Nhưng thực tế nếu thiếu những điều kiện đó  thì người làm công tác giáo dục sẽ  gặp nhiều khó khăn và không thành công  trong công tác. Không ít trường hợp thầy cô giáo thất bại vì cách giáo dục học   sinh của mình, để lại những hậu quả không tốt trong quá trình giảng dạy và   hình ảnh không đẹp trong lòng học sinh.  11
  12.            Thái độ, cử chỉ, tư cách tác phong của người thầy sẽ có ảnh hưởng rất   lớn trong quá trình giảng dạy và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng học sinh. 2.2.4. Giải pháp 4: Thực hiện tốt tiết sinh hoạt tập thể. Trong giờ  sinh hoạt tập thể, cần tạo cho các em tâm thế  thoải mái,   không gây sức ép nặng nề  đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê  bình mà giáo viên tập cho các em biết nhận lỗi và sửa lỗi. Trong mỗi tiết sinh  hoạt tập thể, giáo viên cho học sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều   hình thức khác nhau như: Hội đồng tự quản nhận xét, nhóm nhận xét, cá nhân  tự  nhận xét. Bên cạnh đó, giáo viên cũng tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ  những suy nghĩ của mình qua một tuần học: những điều em thích, những điều  em chưa thích, mong muốn của em, ... Qua đó, giáo viên nắm được tâm tư,   nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục phù hợp. Cũng trong tiết sinh hoạt tập thể, giáo viên đưa ra những yêu cầu, nội   dung về  rèn luyện đạo đức, học tập rồi tổ  chức cho học sinh thảo luận lập   kế  hoạch hành động cụ  thể. Giáo viên nhận xét và chọn những hành động  thiết thực để  các em thực hiện. Sau mỗi tuần, hoặc thời gian quy định, giáo   viên cho học sinh tự nhận định, đánh giá lại những việc đã làm được và chưa   làm được so với kế hoạch, từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn. Trong  hoạt động tự  quản  đầu giờ, giáo viên lên kế  hoach cụ  thể  cho  từng buổi và phân công cho từng cá nhân phụ  trách. Trong tuần, ngoài nội  dung bắt buộc theo quy định của Đoàn trường, giáo viên có thể dành hai buổi   để  học sinh trao đổi  ước mơ, hoài bão, định hướng nghề  nghiệp, hoặc tìm   hiểu về gương người tốt, việc tốt nhất là các tấm gương vượt khó vươn lên  trong học tập... Ngoài ra, trong giờ  sinh hoạt tập thể, giáo viên cũng lồng ghép giáo  dục, rèn luyện học sinh một số hành vi đạo đức, kĩ năng sống, ý thức bảo vệ  môi trường,... 2.2.5. Giải pháp 5:  Tạo môi trường học tập thân thiện.             Trong môi trường trường học thân thiện cần tạo nên một môi trường  giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho  học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp   12
  13. của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ  sở  tập trung mọi nỗ  lực  của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể  hiện thái độ  thân  thiện và tinh thần dân chủ. Trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc  học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự  thâm  nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong  các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế,  "Mỗi ngày  trẻ  em đến trường là một ngày vui". Trường học thân thiện gắn bó chặt  chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển  toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ  động tìm hiểu kiến thức dưới   sự  dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư  giãn khoa  học, rèn luyện kỹ  năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố  hết   sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. Trong cuộc vận động “Xây dựng môi trường học thân thiện”, vai trò  của giáo viên chủ nhiệm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thực hiện kế hoạch   này, chúng ta từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức,   năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ phát triển mới.   Theo đó, các thế  hệ  học sinh năng động, tích cực dưới sự  dạy dỗ  của các  thầy cô giáo được học tập trong môi trường học thân thiện, sẽ  là nhân tố  quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.  Để  tạo môi trường học tập thân thiện giáo viên cần hướng dẫn học   sinh cùng thực hiện trang trí lớp học tích cực, thân thiện theo mô hình Trường  học mới Việt Nam. Mục tiêu tổng thể  của Mô hình Việt Nam là phát triển con người. Mô   hình này hướng tới chuyển các hoạt động giáo dục trong nhà trường thành các  hoạt động tự  giáo dục cho học sinh (tổ  chức các hoạt động giáo dục Đạo  đức, Thể chất, Nghệ thuật và kĩ năng sống cho học sinh).  Việc trang trí lớp học thân thiện là một sự  sáng tạo phù hợp với đặc   điểm tâm lý học sinh nó tạo cho các em nhận thức về cái đẹp và có ý thức gìn   giữ  trường lớp của mình sạch đẹp, góp thêm cho lớp học một luồng không  khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩ năng  sống cho học sinh. 2.2.5.1. Xây dựng lớp học thân thiện.  13
  14. Lớp học theo mô hình Trường học mới là lớp học thân thiện, đủ  rộng,  đủ ánh sáng, đủ bàn ghế cho học sinh. Bố trí lớp học theo nhóm học tập (4 học sinh) Có góc học tập cho mỗi môn học, góc thư  viện, đồ  dùng học tập, sản   phẩm (học sinh sẽ trình bày các sản phẩm học tập của các em, ghi những bài  học cần nhớ, sưu tầm tranh  ảnh có liên quan đến các kiến thức được học).  Qua đó các em được học hỏi những điều hay từ bạn mình. Hộp thư vui kết tình bè bạn, hòm thư điều em muốn nói,.. là nơi để các   em chia sẻ  tình cảm, trao đổi các vấn đề  trong học tập…, giúp các em tự  tin   hơn, diễn đạt tốt hơn. Đây là một trong những kĩ năng sống rất cần thiết cho  học sinh sau này. Bên cạnh đó, giáo viên còn tập cho các em có thói quen tự giác làm việc,  biết tự tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình bằng cách yêu cầu các em tham   ̣ ̣ ́ ọc sách báo, xem ti vi, nghe tin tức… . Sau đó   gia cac hoat đông ngoai khoa, đ ́ các em cùng trao đổi, chia sẻ  với bạn để  cùng nhau hiểu biết về  cuộc sống   xung quanh. Ngoài ra giáo viên cũng cần khuyến khích, tạo điều kiện để  các em  tham gia các hoạt động phong trào, vui chơi của nhà trường. Qua đó các em   được rèn luyện một số kĩ năng: hợp tác, tinh thần đồng đội, sức khỏe… 2.2.5.2. Thân thiện trong dạy học. Giáo viên không ngừng tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm  phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng học  sinh. Ngoài ra, giáo viên cần có thái độ ân cần đối với học sinh trong học tập   và sinh hoạt, luôn gần gũi và chăm sóc các em làm cho các em có cảm giác  thầy cô như  người cha, người mẹ  thứ  hai của mình. Các em không có cảm  giác sợ sệt mà thay vào đó là sự kính trọng và thân thiện giữa cô và trò. 2.2.5.3. Thân thiện thông qua các hoạt động tập thể. Đối với tâm lí học sinh tiểu học các em rất thích tham gia các hoạt   động tập thể. Chính vì vậy, việc tổ  chức cho các em tham gia vào các hoạt   14
  15. động tập thể  là một việc làm hết sức cần thiết. Thông qua hoạt động này   giúp các em dễ hòa đồng với bạn bè, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục  toàn diện cho học sinh vì đặc điểm ở lứa tuổi này là “ Học mà chơi­ Chơi mà   học”. Chính vì vậy, giáo viên chủ  nhiệm phải phối hợp với tổ  chức  Đội  TNTP ở trong nhà trường để thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể để  các em được tham gia. Có thể  nói mô hình này góp phần giáo dục học sinh và giúp học sinh   phát triển toàn diện. Mô hình trừng học mới đưa học sinh đến gần với tự  nhiên, gần gũi với gia đình. 2.2.6. Giải pháp 6:  Thành lập hội đồng tự quản làm việc có hiệu quả. Học sinh phát triển toàn diện nhờ hoạt động tự giáo dục của mình. Hội   đồng tự  quản là tổ  chức của học sinh, vì học sinh và do học sinh thực hiện.  Các em được tự làm chủ trong việc tự bầu ra Hội đồng tự quản.  Học sinh tự đề xuất, bàn bạc đưa ra các nội quy và cùng nhau giám sát  việc thực hiện các qui  ước do mình thực xây dựng và cam kết thực hiện.   Điều đó đảm bảo tính dân chủ trong lớp học. Quyền và trách nhiệm của mỗi   thành viên của HĐTQHS đồng thời được qui định và thực hiện trong nhóm và  trong lớp học. Xây dựng được Hội đồng tự  quản học sinh, tìm hiểu kĩ về  từng học  sinh của lớp mình. Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đầu năm học. Xây   dựng được Hội đồng tự  quản học sinh nhiệt tình có năng lực chỉ  đạo lớp.   Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ  động, sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động  dạy học giúp các em tự  chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất  để  mọi học sinh  được tham gia vào quá trình học tập. Ngoài ra mô hình  Trường học mới giúp học sinh rèn phương pháp tự  học, tự  giác, tự  quản, tự  trọng, tự  tin, tự  đánh giá, tự  hợp tác, tự  rèn luyện kỹ  năng, vận dụng kiến   thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập   cho học sinh. Hội đồng tự  quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm  thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thông qua  những kinh nghiệm hoạt động thực tế  của các em trong nhà trường và mối  15
  16. quan hệ  với những người xung quanh. Sự thay đổi của tổ  chức lớp học theo   mô hình Trường học mới với Hội đồng tự quản học sinh đã thay đổi căn bản   vai trò, nhiệm vụ của học sinh trong tổ chức của mình; thể hiện được tính tự  chủ, tự  giác, phát huy sáng tạo và tôn trọng ý kiến của các em nhiều hơn.  Nhóm là một bộ phận gắn kết cơ bản xuyên suốt cả quá trình dạy và học nó  tạo điều kiện để rèn luyện các kĩ năng và hợp tác của nhóm. 2.2.7. Giải pháp 7:  Phát huy vai trò của một nhóm trưởng.             Trong lớp học theo mô hình Trường học mới,  HS tự thảo luận, tự tìm  vướng mắc và tự  đưa ra phương án giải quyết, tất cả  học sinh trong nhóm  đều được luân phiên nhau làm nhóm trưởng. Và công việc chính của nhóm  trưởng đó là: thay giáo viên điều hành các bạn hoạt động nhóm. Xác định  được mục tiêu của hoạt động nhóm. Phân công nhiệm vụ cho công bằng giữa   các thành viên trong nhóm. Một điều quan trọng nữa đó là nhóm trưởng  phải   biết tự mình làm thế  nào để  huy động được sự  tham gia của mọi thành viên   vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và phải tạo ra những tương tác đa chiều giữa  các thành viên trong nhóm. Hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ  trợ  và  giải quyết được một số khó khăn gặp phải. Biết quản lí và sử dụng thời gian   hiệu quả, biết sử dụng và bảo quản tài liệu học tập. Biết tổ chức và quản lí   công việc. Biết giơ  thẻ  khi đã hoàn thành công việc và biết giơ  thẻ  cứu trợ  khi không tự giải quyết được công việc. 2.2.8. Giải pháp 8:  Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trong lớp. Giáo dục các em có thói quen biết quan tâm, chia sẻ, động viên, thăm   hỏi lẫn nhau trong học tập cũng như  trong cuộc sống. Các thành viên trong  lớp được đối xử một cách công bằng ( giữa học sinh Bru và học sinh dân tộc  Kinh,  giữa nam và nữ, giữa học sinh tiếp thu nhanh và học sinh tiếp thu  chậm...). Ngoài ra, trong lớp có thể phát động các phong trào như  : “Nói lời hay,  làm việc tốt” phong trào “Gọi bạn xưng mình”...để  từ  đó hình thành cho các   em thái độ thân thiện với nhau trong giao tiếp, trong cư xử giữa học sinh với   nhau, giữa học sinh với giáo viên từ đó giúp các em mạnh dạn hơn trong học   tập cũng như việc đề xuất các ý kiến trong lớp. 16
  17. 2.2.9. Giải pháp 9: Công tác phối hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã   hội. Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm  giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên  tục, diễn ra  ở  nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối  quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em   nói riêng luôn luôn đòi hỏi sự  phối hợp, kết hợp chặt chẽ  của nhiều lực   lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự  quan tâm đúng cách của nhà trường, gia  đình   và   mọi   người   trong   xã   hội.            Trong thực tế, trong môi trường xã hội mà trẻ  sống, học tập và phát  triển; bên cạnh các mặt tác động tốt, còn có ảnh hưởng tích cực luôn luôn tồn  tại, hàm chứa các yếu tố có thể gây nguy hại đến sự phát triển nhân cách của  trẻ và với đặc điểm hiếu động và ít vốn sống lại trẻ dễ bắt chước theo, dần   dần trở thành thói quen xấu, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của  trẻ. Nhất là khi thiếu sự  phối hợp đúng đắn, thiếu sự  thống nhất tác động   giáo dục giữa nhà trường và gia đình thì hậu quả xấu trong giáo dục sẽ xuất   hiện, nếu không kịp thời khắc phục hậu quả sẽ rất tai hại. Trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục, gia đình có vai trò   và tác động vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp. Gia  đình là nơi trẻ  được sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Ảnh   hưởng giáo dục của gia đình đến với trẻ là đầu tiên và sớm nhất.           Để  việc giáo dục gia đình có hiệu quả  tốt, các bậc cha mẹ  cần quan   tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa  vụ  và trách nhiệm với nhau.Xây dựng một phong cách sinh hoạt có nề  nếp,   phù hợp nhu cầu hứng thú nhằm phát huy những mặt tích cực của trẻ. Đặc  biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia   đình   và   ngoài   xã   hội. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể  để  nắm được mục  đích giáo dục có sự phối hợp chặt chẽ. Cụ thể:  Tham   gia  tích   cực   vào  hội   phụ   huynh  của   trường,  quan   tâm  giúp   đỡ   nhà  trường xây dựng cơ  sở  vật chất, các phương tiện dạy học để  nhà trường có   điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Những cuộc họp do nhà trường tổ  17
  18. chức, các bậc phụ huynh cần đi đầy đủ  để  nắm được yêu cầu giáo dục của   nhà trường mà có sự  kết hợp. Gia đình cần xây dựng truyền thống “tôn sư  trọng đạo”, bảo vệ  uy tín thầy cô giáo, tuyệt đối tránh các hành vi thiếu tôn  trọng thầy cô giáo trước mặt con cái.         Giáo viên chủ nhiệm phải biết vận động, động viên phụ huynh cùng với  phụ  huynh bàn bạc một số  giải pháp nhằm giúp con học tốt, giáo dục đạo  đức ở gia đình, thu nộp đầy đủ  các khoản quy định. Cùng chi hội phụ  huynh  của lớp thăm hỏi học sinh đau  ốm kịp thời, học sinh gặp khó khăn thường  xuyên để có hướng giúp đỡ... Thường xuyên thông tin để phụ huynh biết tình  hình học tập của con em mình từ đó có định hướng để giáo dục tốt hơn.         Phát huy tối đa vai trò của các tổ chức chính trị trong nhà trường đặc biệt   là đội TNTP Hồ Chí Minh. + Bám sát kế  hoạch hội đồng đội, phối hợp với tổng phụ  trách và các lớp   trong khối, trong trường tạo ra các sân chơi bổ ích thiết thực cho học sinh. + Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở  việc giữ  vệ  sinh cá nhân, vệ  sinh môi  trường sạch sẽ. + Cùng tham gia lao động và hướng dẫn học sinh trong các buổi lao động. + Giáo dục ý thức tự phục vụ. 2.2.10. Biện pháp 10: Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn. Nếu chỉ  giao việc quản lý nề  nếp cho Đội cờ  đỏ  và giáo viên chủ  nhiệm thì việc quản lý nề  nếp học sinh sẽ  khó đạt hiệu quả  cao. Vì không  phải lúc nào Đội cờ  đỏ  và giáo viên chủ  nhiệm cũng có mặt bên cạnh để  quản lý nề  nếp học sinh. Do vậy việc quản lý nề  nếp học sinh cần có sự  phối kết hợp của giáo viên bộ môn. Đối với nề nếp trong giờ học, mỗi giờ học, giáo viên bộ  môn kiểm tra  sĩ số học sinh, vệ sinh phòng học, đề nghị học sinh thực hiện mặc đồng phục   đúng quy định và một số nội quy khác. Giáo viên bộ môn ghi rõ tên học sinh vi  phạm vào sổ  theo dõi và đánh giá nhận xét nghiêm túc để  việc giáo dục học  sinh có hiệu quả. Giáo viên bộ  môn kịp thời thông báo những học sinh vi  phạm nội quy tới giáo viên chủ nhiệm và Đội cờ đỏ để phối hợp giáo dục. 18
  19. Giáo viên bộ môn nên lồng ghép trong các kiến thức môn dạy của mình  việc tuyên truyền ý thức, trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của học sinh.           Để dạy học có hiệu quả; để theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc học tập  của tập thể  và cá nhân; giáo viên chủ  nhiệm thường xuyên tập hợp ý kiến  của đồng nghiệp về lớp mình, lớp bạn; trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp về  những vấn đề cụ thể của lớp để cùng đưa ra giải pháp giáo dục thống nhất;   đề xuất các ý kiến của tập thể học sinh về công tác dạy và học với giáo viên  có liên quan... 2.2.11. Biện pháp 11: Nêu gương và khen thưởng. Nắm được tâm lí của học sinh tiểu học rất được thích khen, thích được  động viên. Vì vậy giáo viên chủ  nhiệm hướng dẫn Hội đồng tự  quản lập  bảng chấm điểm thi đua của cá nhân và của nhóm như sau:  ­ Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, đề  xuất với Ban đại diện phụ  huynh   học sinh về việc khen thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt các phong  trào học tập cũng như các phong trào khác như sau: + Mỗi tuần tặng một quyển vở  cho mỗi học sinh hoạt động xuất sắc của  nhóm + Mỗi đợt kiểm tra định kì, tặng một quyển vở/ 1 học sinh đạt điểm 10 mỗi  môn. + Tặng một phần quà cho học sinh đạt giải trong phong trào nhà trường đề ra. + Sau mỗi tuần thi đua, chủ tịch hội đồng đánh giá chung các mặt hoạt động,  nhóm trưởng đánh giá cụ  thể các mặt học tập cũng như  hoạt động của từng  thành viên trong nhóm, sau đó bầu chọn một học sinh tuyên dương trước lớp  và nhận thưởng. ­ Để tránh trường hợp một em nhận liên tục nhiều lần, theo quy ước 3 tuần   mới được nhận thưởng lại. ­ Đặc biệt chú ý đến học sinh tiếp thu chậm trọc học tập nhưng có tiến bộ thì  nhóm trưởng các nhóm đề nghị Ban thi đua lớp tuyên dương và khen thưởng. III. KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng sáng kiến: 19
  20. 3.1.1. Ý nghĩa của sáng kiến: 3.1.1.1. Kết quả nghiên cứu: Học sinh: Hứng thú học tập, các em có nhiều tiến bộ rõ rệt trong học  tập cũng như  rèn luyện về năng lực ­ phẩm chất của các em. Các em thi đua  nhau thực hiện tốt các hoạt động mà giáo viên đưa ra. Hiệu quả công tác chu nhiêm ( Năm h ̉ ̣ ọc: 2019 ­2020)  Học sinh hứng thú trong học tập cũng như  việc rèn luyện năng lực ­ phẩm  chất. Các em thực hiện tốt các hoạt động mà giáo viên đề ra, Thực hiện tốt ý   thức tự  quản, tự  phục vụ, tự  tin trong giao tiếp và các hoạt động giáo dục  khác. Bảng khảo sát học sinh hoàn thành kiến thức ­ kĩ năng, năng lực, phẩm chất  cuối học kì 1 năm học 2019 ­ 2020: Tổng số  Kiến thức ­ Kĩ  Năng lực Phẩm chất HS năng SL % SL % SL % 18 17 94,4 18 100 18 100 + Hội thi cấp trường: ­ Tập thể lớp xuất sắc trong phong trào trang trí “Lớp học thân thiện”. + Vê hôi thi c ̀ ̣ ấp huyện:            ­  Có em Trần Thị A đạt giải nhì về môn bơi lội cấp huyện.            Phụ huynh: Tin tưởng, yên tâm đối với việc dạy bảo của giáo viên.   Bên cạnh đó, phụ  huynh cũng thường xuyên theo dõi được việc học hành,  phẩm chất  của con em và có nhiều sự  hỗ  trợ  đối với giáo viên. Phụ  huynh   cũng cảm thấy phấn khởi khi thấy con em mình được giáo viên quan tâm, các   em có nhiều tiến bộ, các em ngày càng hoàn thiện và thành những đứa trẻ  ngoan, học tốt. Bản thân giáo viên: Khi thấy lớp mình đạt được những mục tiêu mà  kế  hoạch mình đề  ra là một sự  thành công lớn. Các em hăng hái thi đua học   tốt, tích cực hoạt động phong trào tôi thực sự thấy hạnh phúc, thấy vui cùng   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2