Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm dạy Âm cho học sinh lớp 4
lượt xem 3
download
Bài viết này thông qua việc nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực tiễn và chia sẻ một số kinh nghiệm đã rút ra trong quá trình dạy âm cho học sinh lớp 4 góp phần nâng cao năng lực Tiếng Anh của học sinh tiểu học, nhất là khả năng phát âm và giao tiếp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm dạy Âm cho học sinh lớp 4
- UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY ÂM CHO HỌC SINH LỚP 4 Môn : Tiếng Anh Cấp học : Tiểu học Tên tác giả : Dương Thị Thúy Ngọc Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC 2019 – 2020
- Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 I. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Quyết định số 1400/QĐ – TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020”, trong đó quy định ngoại ngữ số một được dạy và học trong hệ thống giáo dục quốc dân là Tiếng Anh, xây dựng và ban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ gồm 6 bậc tương thích với các tiêu chí của khung tham chiếu Châu Âu. Học sinh hoàn thành bậc tiểu học phải đạt chuẩn bậc 1(A1). Quyết định số 2080/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về điều chỉnh, bổ sung Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2017-2025” cũng đã nêu: Đối với giáo dục phổ thông hoàn thành việc ban hành chương trình môn ngoại ngữ tự chọn lớp 1 và lớp 2 vào năm 2020; đến năm 2025, phấn đấu 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 được học chương trình ngoại ngữ 10 năm (bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12). Chính vì vậy trong những năm gần đây, việc dạy và học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học đã và đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các nhà giáo dục, giáo viên, phụ huynh và cộng đồng xã hội. Cá nhân tôi sau khi nghiên lý luận về đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học; nắm bắt đặc điểm đối tượng học sinh mình phụ trách; tìm hiểu nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh 3, Tiếng Anh 4, Tiếng Anh 5 tôi nhận thấy: Thứ nhất, học sinh tiểu học tiếp thu ngôn ngữ và vận dụng ngôn ngữ một cách rất tự nhiên, không gượng ép. Thứ hai, các em không chú trọng việc học âm một cách bài bản mà chỉ dừng lại ở cách học theo cảm hứng, thích thì học, không thích thì bỏ qua. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giao tiếp của các em bởi lẽ khi phát âm không chuẩn thì các em thường né tránh giao tiếp, hoặc nếu có giao tiếp thì cũng dễ dẫn đến việc người nghe hiểu sai một số nội dung. Thứ ba, nội dung chương trình, hình thức trình bày sách giáo khoa Tiếng Anh 3, Tiếng Anh 4, Tiếng Anh 5 được biên soạn, trình bày rất phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Các giáo trình rất chú trọng việc dạy âm trong mỗi đơn vị bài học. Thông qua dạy âm để khơi dậy sự sáng tạo, phát huy các sở trường, năng khiếu của học sinh như: hát, múa, vẽ, đóng kịch, làm dự án, làm việc nhóm…(Thể hiện rõ nét ở lesson 3 của mỗi Unit) Có thể nói Tiếng Anh là môn học về kiến thức ngôn ngữ, khả năng giao tiếp và mục đích cuối cùng là sử dụng Tiếng Anh được học một cách thành thạo 1/16
- Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giao tiếp giao tiếp. Để nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh và khả năng giao tiếp quốc tế thì việc dạy âm và rèn cách phát âm cho học sinh ngay từ khi bắt đầu được học là vô cùng quan trọng. Dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học đã được 10 năm, bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh của mình hứng thú trong việc học ngôn ngữ mới trong khi việc sử dụng tiếng mẹ đẻ còn chưa thuần thục, chưa trôi chảy…Và tôi nhận thấy rằng việc dạy âm cho học sinh cũng như bắt đầu dạy một đứa trẻ tập nói vì thế đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết nhưng phải thật tự nhiên, không áp lực. Từ những lý do và đặc điểm thực tiễn nêu trên, tôi đã luôn cố gắng tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy âm cho học sinh trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, đồng thời khai thác triệt để những tiện ích của giáo trình. Với những nỗ lực đó của bản thân, việc dạy âm cho học sinh khối 4 mà tôi phụ trách đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Đề tài “Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4” được tôi lựa chọn với mục đích là để chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân, đồng thời mong nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng nghiên cứu khoa học các cấp, của đồng nghiệp để việc dạy âm cho học sinh tiểu học đạt hiệu quả hơn nữa. 2. Mục đích, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu 2.1.Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực tiễn và chia sẻ một số kinh nghiệm đã rút ra trong quá trình dạy âm cho học sinh lớp 4 góp phần nâng cao năng lực Tiếng Anh của học sinh tiểu học, nhất là khả năng phát âm và giao tiếp. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình dạy âm cho học sinh lớp 4. 2.3.Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về thời gian và điều kiện tiếp cận, sáng kiến kinh nghiệm chỉ được thực hiện và áp dụng với 305 học sinh khối lớp 4 tôi đảm nhiệm giảng dạy, năm học 2019 – 2020. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp. Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Phương pháp quan sát. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp thống kê. 2/16
- Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 Phương pháp phỏng vấn. 3/16
- Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 II. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Đặc điểm tâm, sinh lý ở lứa tuổi tiểu học có nhiều thay đổi. Các em đang trong thời kỳ phát triển rất nhanh về thể chất và tư duy sáng tạo, vậy nên các giờ học nên tránh ngồi lâu một chỗ mà cần đưa các em vào các hoạt động lành mạnh, vừa sức, an toàn. Đối tượng vui chơi của các em cũng thay đổi từ chơi với đồ vật sang các trò chơi vận động. Các em không chỉ thích bắt chước mà còn luôn muốn được thể hiện mình, muốn gây sự chú ý. Đặc điểm của học sinh tiểu học khi học ngoại ngữ: Các em cảm thụ ngôn ngữ thông qua nghe, thông qua việc làm và trò chơi. Các em cũng không quan tâm đến học âm, học từ mới hay mẫu câu mà việc này chỉ là ngẫu nhiên. Các em hào hứng học nhưng cũng rất dễ chán nếu một hoạt động bị lặp đi lặp lại nhiều lần. Chính vì vậy, phương pháp dạy âm cần phải đảm bảo đáp ứng và phù hợp với những đặc điểm nêu trên. 2. Thực trạng 2.1. Đặc điểm giáo trình Tiếng Anh 4 Cấu trúc giáo trình được giảng dạy chính thức - Tiếng Anh 4 - như sau: Giáo trình được biên soạn với 20 đơn vị bài học (20 units), mỗi unit gồm 3phần (3 lessons), mỗi lesson có thể giảng dạy với thời lượng 1 hoặc 2 tiết (tùy thuộc vào việc nhà trường theo phân phối chương trình dạy 2 tiết/1 tuần hay 4 tiết/1 tuần). Trường tôi đã và đang áp dụng chương trình 2 tiết/ 1 tuần nên mỗi lesson tôi thường dạy các mục 1,2,3. Lesson 3 của mỗi unit là phần âm (phonics). Như vậy có thể nói dạy phonics chiếm 1/3 lượng kiến thức mới trong một unit. Lesson 3 được biên soạn rất chi tiết, rõ ràng theo các bước: Sounds of letters => letters in words => words in sentences => sentences in chants/ songs => chants/songs in context. (Âm của các chữ cái => chữ cái nằm trong từ => từ nằm trong câu => câu nằm trong bài chant/ bài hát => chant/ bài hát nằm trong ngữ cảnh). Ví dụ: Unit 5: Lesson 3 4/16
- Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 Mục 1: Listen and repeat: Đây chính là phần giới thiệu âm mới, âm được đặt trong từ và từ được đặt trong câu. Mục 2: Listen and number. Then say aloud: Luyện nghe, nói âm. Mục 3: Let's chant: Chính là đặt câu có chứa âm trong bài chant/ ngữ cảnh. Nắm được cấu trúc dạy âm sẽ giúp giáo viên thiết kế các hoạt động dạy học rõ ràng và phù hợp. 2.2. Về phía giáo viên Thực tế trong những năm gần đây trên địa bàn quận, việc dạy và học Tiếng Anh ở bậc tiểu học đã có nhiều tiến bộ từ nhận thức đến thực tế giảng dạy. Đội ngũ giáo viên Tiếng Anh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp, của cán bộ chuyên viên phòng, được tham gia các chương trình tập huấn, các chuyên đề về thực hiện chương trình và đổi mới phương pháp dạy học. Hầu hết giáo viên Tiếng Anh đã phát huy tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình và không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy. Chúng tôi luôn tìm tòi, học hỏi và áp dụng phong phú các phương pháp đặc trưng của bộ môn, luôn đổi mới các kỹ thuật và trò chơi ngôn ngữ vào quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh. Song bên cạnh đó không ít giáo viên vẫn còn bị ảnh hưởng của phương pháp truyền thống, chưa quen hoặc còn ngại, sợ mất thời gian nên chưa thành công trong việc thể hiện vai trò tổ chức, hướng dẫn của mình, chưa động viên khuyến khích được học sinh tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động trong giờ học. Nội dung dạy học của các thầy cô vẫn thiên về cấu trúc ngữ pháp mà chưa chú trọng dạy phát âm, giao tiếp cho học sinh. Giáo viên đã rất quen với cấu trúc bài dạy của lesson 1 và lesson 2 bởi đây là 2 tiết dạy từ vựng và mẫu câu mới. Tuy nhiên với lesson 3 là tiết dạy âm, dù 5/16
- Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 đã được tham dự các tiết chuyên đề nhưng rất nhiều giáo viên vẫn còn bỡ ngỡ và cảm thấy lúng túng khi dạy. Qua trao đổi, nhiều giáo viên Tiếng Anh tiểu học trên địa bàn quận còn rất băn khoăn về phương pháp dạy âm, thể hiện mong muốn được cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm dạy âm trong cấu trúc sách giáo khoa Tiếng Anh 3,4,5 2.3. Về phía phụ huynh học sinh Qua khảo sát tôi thấy nhận thức của phụ huynh học sinh tiểu học trên địa bàn quận về vai trò của môn học Tiếng Anh trong những năm gần đây đã có nhiều cải thiện. Trước đây, phụ huynh hầu như chỉ tập trung cho con em mình học tốt hai môn học “chính” (theo cách đánh giá của số đông) là Toán và Tiếng Việt. Môn Tiếng Anh và các môn học khác được đánh giá là “phụ” và không mấy quan tâm, hoặc nếu có thì thường chỉ chú ý cho con em mình học ngữ pháp. Phụ huynh chưa thật sự hướng tới tạo điều kiện cho con em mình có khả năng phát âm, giao tiếp Tiếng Anh. Ngày nay, nhiều phụ huynh đã có nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của môn học Tiếng Anh cũng như tầm quan trọng của phát âm trong giao tiếp Tiếng Anh. 2.4. Về phía học sinh Học sinh tiểu học nói chung, học sinh khối 4 tôi phụ trách nói riêng ít có cơ hội được thực hành giao tiếp với người nước ngoài, khả năng nghe, nói và giao tiếp bằng Tiếng Anh còn rất hạn chế. Các em hầu như chưa có khả năng phản xạ và rất thiếu tự tin khi giao tiếp với người khác bằng Tiếng Anh bởi lẽ các em sợ nói sai, sợ phát âm sai. Đầu năm học, tôi đã khảo sát 305 học sinh khối 4 trường tôi thông qua bài Speaking test (kiểm tra nói). Kiến thức chủ yếu nằm trong chương trình lớp 3. Tiêu chí bài Speaking test theo bảng biểu sau: No Fluency Accuracy Vocabulary Pronunci Communication Total Other Students' & (20pts) (20pts) (20pts) ation /100 comments name interaction(20pts) (20pts) 1 2 3 ... 6/16
- Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 Kết quả học sinh đạt được như sau: Điểm 100 90 80 70 60 50 Dưới 50 Số lượng 21 28 40 45 65 66 40 Phần trăm 6.9 9.2 13.1 14.8 21.3 21.6 13.1 (%) Kết quả trên cho thấy số học sinh đạt 90, 100 điểm chưa nhiều (16.1%). Đa số học sinh đạt được mức 50,60 điểm (42.9%). Điều đặc biệt là các em bị điểm trừ nhiều ở 2 tiêu chí: Pronunciation (phát âm) và Communication & interaction (giao tiếp và phản xạ tương tác). Với thực tiễn nêu trên tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu hệ thống các bài học âm trong sách giáo khoa Tiếng Anh 4, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học âm trên cơ sở phát triển năng lực học sinh với mong muốn không chỉ mang lại cho học sinh khả năng phát âm tốt, năng lực sử dụng Tiếng Anh tốt mà còn trang bị thêm cho các em những kĩ năng có ích cho cuộc sống, những phẩm chất tốt đẹp, học sinh được phát triển toàn diện, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đặt ra trong giai đoạn hiện nay. 3. Các biện pháp đã thử nghiệm trong dạy âm cho học sinh lớp 4 Trường tiểu học tôi đang giảng dạy ngoài việc đảm bảo chương trình Tiếng Anh chính khóa 2 tiết/ tuần cho học sinh các khối lớp 3, 4, 5 thì học sinh toàn trường còn được tham gia các chương trình Tiếng Anh liên kết với trung tâm Language Link, Bình Minh. Tôi nhận thấy dù dạy Tiếng Anh theo chương trình nào thì đều có mục tiêu chung là trang bị cho học sinh khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh một cách tự tin, tạo cơ sở ban đầu để có thể sử dụng Tiếng Anh trong học tập, trong cuộc sống. Muốn vậy thì cần chú trọng hơn đến việc dạy âm cho các em. Xác định được mục tiêu và để đạt được mục tiêu đó, tôi đã đổi mới các tiết dạy âm của mình qua việc áp dụng một số biện pháp cụ thể như sau: 3.1. Xâu chuỗi toàn bộ các âm thành một câu chuyện (make phonics become a story) * Cách tiến hành: Ngay từ unit đầu tiên của chương trình tôi đã dẫn dắt học sinh vào một câu chuyện có tên gọi "Bác nông dân và cây táo". Mỗi quả táo trên cây tương ứng với một âm trong các bài học. Các âm chưa được học là những quả táo xanh, âm đã được học là những quả táo chín đỏ và âm sẽ được học trong bài hôm nay là những quả táo màu vàng. 7/16
- Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 sch er sk l fl str s cts ct PL ur th sk n ir ed ch oo sw v ie j ea sh xk f th Các em phát âm đúng, sử dụng đúng âm nào tức là các em đã giúp bác nông dân hái được quả táo chín đó. Nhìn vào cây táo, học sinh có thể nhớ lại các âm đã được học và đoán biết được âm sẽ được học trong bài hôm nay. Có thể nói đây là phương pháp tạo cho học sinh sự hứng thú cao học tập và cũng hệ thống được toàn bộ các âm trong giáo trình Tiếng Anh 4. * Yêu cầu: - Phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải có đồ dùng dạy học là cây táo, các quả táo và các thẻ âm; hoặc giáo viên phải soạn giảng trên powerpoint. - Phải áp dụng xuyên suốt các tiết dạy âm(lesson 3). 8/16
- Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 3.2. Tuân thủ đúng các bước dạy âm Sounds of letters => letters in words => words in sentences => sentences in chants/ songs => chants/songs in context. (Âm của các chữ cái => chữ cái nằm trong từ => từ nằm trong câu => câu nằm trong bài chant/ bài hát => chant/ bài hát nằm trong ngữ cảnh). * Cách tiến hành: - Tôi thường thực hiện phương pháp này theo hình thức xuôi chiều (đi từ âm đến ngữ cảnh) như sau: + Dùng cây táo để dẫn dắt vào bài rồi dùng thẻ âm (Sound cards) để giới thiệu và hướng dẫn học sinh đọc âm. + Hướng dẫn học sinh đọc tiếng có chứa âm đó (Theo sách giáo khoa). Có thể mở rộng bằng cách cho học sinh tìm thêm các từ ngoài bài học mà có chứa âm. + Gợi ý học sinh đặt câu có chứa những từ trong bài hoặc những từ vừa tìm thêm được. + Cho học sinh thực hành nghe, nói âm, từ và câu qua hoạt động 2 trong sách giáo khoa. + Dẫn dắt học sinh vào bài chant. Cho học sinh đọc lướt bài chant và gạch chân những từ có chứa âm đang học. Tôi hướng dẫn học sinh đọc từng câu, nhấn mạnh hoặc vỗ tay vào những từ vừa gạch chân, sau đó cho các em luyện đọc theo nhóm trước khi các nhóm lên trước lớp thể hiện. - Đôi khi, để các tiết học không bị khuôn mẫu, máy móc tôi đã thay đổi bằng cách dạy đảo ngược bước giới thiệu âm với bước đưa âm vào ngữ cảnh như sau: + Tôi cho học sinh nghe bài chant trước, rồi đọc các từ trong bài chant mà có chứa âm sẽ được học. Cho học sinh đoán xem âm được học trong bài hôm nay là âm gì. + Khi học sinh đã phát hiện ra âm thì tôi tiến hành tiếp bước dạy âm, tìm thêm từ chứa âm và đặt câu. * Yêu cầu: - Khi giới thiệu âm, giáo viên cần hướng dẫn kỹ học sinh cách phát âm như: vị trí lưỡi ra sao; môi, răng như thế nào,... - Cần lường trước những tình huống học sinh làm sai như: phát âm sai, tìm từ sai, đặt câu sai,...để giúp các em sửa lỗi. - Cần giữ thái độ ôn hòa, kiên nhẫn, khích lệ để học sinh tự tin hơn. - Cần kiểm soát thời gian thật tốt bởi khi cho các em tìm thêm từ hoặc đặt câu thì rất dễ lan man, kéo dài thời gian. 9/16
- Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 3.3. Biến hoạt động học thành hoạt động chơi * Cách tiến hành: Nhiều hoạt động dạy học có thể được biến tấu thành các trò chơi để áp dụng trong tiết dạy âm. Tôi xin đưa ra một số hoạt động được tôi áp dụng thường xuyên trong các bước dạy âm cụ thể như sau: - Hoạt động giúp học sinh luyện nghe, nói âm: Khi đã hướng dẫn học sinh biết cách phát âm, tôi thường cho các em luyện qua trò chơi nhỏ: tôi đọc từ có chứa âm vừa dạy và những từ chứa âm đã được học trước đó. Nếu các em nghe thấy âm vừa học thì vỗ tay, nếu không phải âm vừa học thì các em lắc đầu. Có thể gọi một vài học sinh khá giỏi làm quản trò thay cho giáo viên. Trò chơi này vừa giúp các em luyện âm mới học, vừa giúp ôn lại những âm đã được học ở các bài trước. - Hoạt động giúp học sinh vận dụng âm trong tiếng, trong câu: Sau khi học sinh đã nắm được âm, tôi thường chia lớp làm các nhóm nhỏ để các em tìm tiếng có chứa âm. Sau đó tôi gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Nếu có đủ thời gian, tôi sẽ cho cho các em tập đặt câu có chứa các tiếng vừa tìm được. Tôi luôn khích lệ các nhóm bằng cách tặng hoa, sao cho mỗi tiếng, mỗi câu các em tìm được. - Hoạt động giúp học sinh vận dụng âm, tiếng, câu vào ngữ cảnh: Vẫn theo hình thức làm việc nhóm, tôi đưa ra một số gợi ý và yêu cầu các nhóm tự tạo ra một bài hát, bài chant hoặc một câu chuyện trong đó có sử dụng các tiếng chứa âm vừa học. Tất nhiên tôi không đòi hỏi cao ở trò chơi này. Chỉ cần các em nói được khoảng 3,4 câu logic với nhau là được. Những ngày đầu dạy âm tôi rất sợ hoạt động này quá sức với học sinh. Thực tế áp dụng cho thấy các em học sinh hoàn toàn có thể làm tốt. Hoạt động này không chỉ giúp các em luyện âm, vận dụng vào thực tiễn mà còn giúp các em phát huy tinh thần làm việc nhóm, sự nhanh nhẹn và tư duy sáng tạo của mình. * Yêu cầu: - Vừa học vừa chơi luôn được các em tham gia một cách nhiệt tình, tự nhiên. Thiết kế các hoạt động "chơi mà học - học mà chơi" cần vừa sức với học sinh và dễ thực hiện. - Mỗi hoạt động phải tập trung củng cố được âm cụ thể trong từng bài học. Trò chơi cần giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phán đoán, phát huy trí tuệ, sự nhanh nhẹn, tư duy sáng tạo. - Tổ chức các hoạt động "chơi mà học - học mà chơi" không cần quá cầu kỳ, phức tạp, chỉ cần học sinh có được tâm thế vui vẻ, thoải mái để chủ động lĩnh hội kiến thức mới là chúng ta đã thành công rồi. 10/16
- Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 3.4. Sắp xếp hợp lý các bước dạy chant Bài chant xuất hiện ở mục 3 - lesson 3 trong giáo trình Tiếng Anh 4. Đây là nội dung bắt buộc trong tiết dạy âm của mỗi đơn vị bài học và cũng là nội dung khó dạy đối với giáo viên bởi bài chant phải được đọc cùng với tiết tấu nhạc đệm. Tuy khó dạy nhưng đây lại là sự kết hợp tuyệt vời giữa dạy Tiếng Anh với kiến thức tự nhiên, xã hội, với Âm nhạc và vận động thể chất, đáp ứng được yêu cầu dạy học tích hợp đang đặt ra cho giáo viên ngày nay. Tôi thường thực hiện theo các bước cơ bản sau: * Cách tiến hành: Bước 1: Cung cấp một số tranh, ảnh liên quan đến từ mới và nội dung của bài chant rồi khuyến khích học sinh tự nói ra từ mới hoặc nội dung đó. Đây thường là kiến thức các em đã được học ở các lesson1, 2. Giáo viên sẽ là người chốt lại. Bước 2: Cho học sinh nghe và đọc từng câu theo file âm thanh(audio). Để giúp học sinh dễ nhớ và khắc sâu thì giáo viên có thể đưa ra tranh minh họa cho câu hoặc đoạn đó để học sinh đoán trước khi cho các em đọc. Sau đó cho học sinh đọc đồng thanh toàn bài theo audio. Bước 3: Gọi học sinh phát hiện và nêu các từ có chứa âm vừa học. Có thể yêu cầu các em gạch chân vào sách. Bước 4: Giáo viên đọc lại bài chant và vỗ tay (gõ nhịp) vào các từ chứa âm vừa gạch chân. Lần thứ 2 sẽ yêu cầu học sinh làm theo. Bước 5: Cho học sinh luyện tập đọc kết hợp gõ nhịp bài chant theo nhóm và gọi một vài nhóm lên trình bày. Với những bài ngắn có thể yêu cầu các nhóm lên thể hiện mà không nhìn sách. * Yêu cầu: - Giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là phải nghe trước bài chant nhiều lần để thuộc lời và thành thạo tiết tấu, nhịp ngắt, nghỉ. - Khi hướng dẫn học sinh đọc kết hợp gõ nhịp giáo viên cần thực hiện rõ ràng, mạch lạc. - Luôn khuyến khích sự sáng tạo của học sinh như: các em có thể chia đôi nhóm, một nửa đọc kết hợp gõ đệm, nửa kia đọc kết hợp với hành động phụ họa. Có thể nói trong dạy học, người giáo viên luôn không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức. Mỗi người đều có những sáng tạo riêng và mỗi sự sáng tạo đều mang lại hiệu quả nhất định. Bốn biện pháp nêu trên chỉ là những biện pháp điển hình nhất và mang lại hiệu quả cao nhất đối với tôi và với học sinh của tôi. 11/16
- Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 4. Hiệu quả Trong suốt quá trình dạy học áp dụng các biện pháp nêu trên, phần lớn học sinh tôi trực tiếp giảng dạy đã tiến bộ rất nhiều trong việc chủ động, tích cực, tự giác tương tác với giáo viên và các bạn. Nhiều em phát huy tốt tinh thần tự học (sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...). Năng lực sử dụng Tiếng Anh của các em cũng tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là lĩnh vực nghe, nói. Các em học sinh đã hăng hái phát biểu hơn, tích cực luyện phát âm, luyện nói hơn. Các biện pháp tôi đã áp dụng không chỉ giúp học sinh nắm được, củng cố được âm và phát triển âm thành tiếng, tiếng thành câu, câu thành tình huống thực mà còn giúp các em phát triển năng lực tư duy, khả năng diễn đạt mạch lạc, tự tin, bồi dưỡng kỹ năng sống, đặc biệt là tạo hứng thú học tập, tạo niềm vui, lòng say mê học tập cho các em. 100% học sinh được hỏi đều trả lời thích học Tiếng Anh và luôn mong đợi đến tiết Tiếng Anh. Những học sinh đầu năm còn nhút nhát thì đã dần mạnh dạn hơn, sôi nổi hơn trong giờ học. Kết quả học tập dựa vào bài kiểm tra nói cuối học kỳ I của 305 học sinh khối 4 tôi phụ trách như sau: Điểm 100 90 80 70 60 50 Dưới 50 Số lượng 29 38 56 61 51 38 32 Phần trăm 9.5 12.5 18.3 20.0 16.7 12.5 10.5 (%) So sánh và đối chứng với kết quả khảo sát đầu năm: Điểm Số lượng Phần trăm (%) 100 Đầu năm 21 6.9 Cuối HKI 29 9.5 Cuối năm 90 Đầu năm 28 9.2 Cuối HKI 38 12.5 Cuối năm 80 Đầu năm 40 13.1 Cuối HKI 56 18.3 Cuối năm 70 Đầu năm 45 14.8 Cuối HKI 61 20.0 Cuối năm 60 Đầu năm 65 21.3 Cuối HKI 51 16.7 Cuối năm 50 Đầu năm 66 21.6 12/16
- Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 Cuối HKI 38 12.5 Cuối năm Dưới 50 Đầu năm 40 13.1 Cuối HKI 32 10.5 Cuối năm Bảng so sánh trên đây cho thấy số học sinh đạt điểm 70, 80 tăng lên rõ rệt (từ 27.9% lên 38.3%). Cùng với đó số học sinh đạt điểm 50,60 giảm từ 42.9% xuống 29.2%. Học sinh đạt điểm dưới 50 cũng giảm từ 13.1% xuống 10.5% Qua kết quả học sinh đạt được nêu trên, tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học, cụ thể là áp dụng các biện pháp trong sáng kiến kinh nghiệm này là rất cần thiết và hiệu quả. Điều này không những mang lại cho học sinh khả năng phát âm, nói Tiếng Anh mà còn trang bị thêm cho các em những kĩ năng có ích cho cuộc sống, những phẩm chất tốt đẹp, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục để học sinh phát triển toàn diện, tạo tiền đề cho mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. 13/16
- Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 III. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Năng lực Tiếng Anh được đánh giá là một trong những yếu tố cần thiết của người người lao động trong thế kỷ 21. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh phổ thông, biến “ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020) cũng là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam chúng ta đang hướng tới. Để làm được điều đó, đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh nói chung, đổi mới phương pháp dạy âm nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở bậc học nền tảng – Tiểu học. Đề tài “Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4” tập trung phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn về nhận thức, về giáo trình tiết dạy âm trong dạy học môn Tiếng Anh. Trên cơ sở đó, tôi đã áp dụng một số biện pháp trong dạy âm cho học sinh lớp 4 và đã mang lại hiệu quả nhất định. 2. Bài học kinh nghiệm Trong suốt quá trình dạy học âm cho học sinh lớp 4, tôi thấy đây thật sự là những phương pháp dạy âm hiệu quả giúp hướng tới mục tiêu học sinh hoàn thành bậc tiểu học sẽ đạt trình độ A1. Bài học kinh nghiệm được đúc rút cho mỗi giáo viên dạy Tiếng Anh như sau: - Thứ nhất, phải thấm nhuần chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học và dạy học Tiếng Anh. Điều này giúp mỗi giáo viên xác định được rõ đường hướng dạy học, dạy học có lộ trình và chủ động để đạt tới mục tiêu chung. - Thứ hai, phải xác định đúng mục tiêu của từng tiết học âm cũng như mục tiêu của cả quá trình dạy học theo tiêu chí: kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực để đưa ra các hình thức tổ chức dạy học hợp lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Việc xác định đúng mục tiêu tiết dạy sẽ tránh được các hoạt động lan man, dư thừa và đảm bảo được kiến thức cơ bản và thời gian cho mỗi tiết học. - Thứ ba, cần tham khảo các loại sách, tài liệu có liên quan đến bài dạy, đặc biệt là các file âm thanh chuẩn phát âm của người bản ngữ. Trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay, nguồn tài liệu phục vụ cho việc dạy âm vô cùng phong phú. Người giáo viên cần biết chọn lọc để có được những tư liệu dạy học vừa chính xác, vừa khích lệ được học sinh và phù hợp với nhiều đối tượng học sinh trong một lớp. - Thứ tư, trong bất kỳ tiết dạy âm nào cũng cần đảm bảo các nguyên tắc: Sounds of letters => letters in words => words in sentences => sentences in chants/ songs => chants/songs in context; đảm bảo các bước dạy chant. Các 14/16
- Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 nguyên tắc trên như là những bình phong đảm bảo cho mỗi giờ dạy âm không phạm phải những sai lầm cơ bản và đảm bảo tính hệ thống trong quá trình dạy ngôn ngữ. - Thứ năm, luôn khích lệ học sinh tham gia các hoạt động phối hợp trong lớp như hoạt động cặp, nhóm (cặp gần, xa, nhóm nhỏ, nhóm lớn), chú ý hơn đến học sinh nhút nhát, tạo điều kiện để học sinh được thực hành phát âm, nghe, nói nhiều, được bày tỏ ý kiến cá nhân, được thể hiện khả năng của bản thân, luôn lấy học sinh làm trung tâm trong các giờ học. 3. Kiến nghị 3.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo - Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn sát sao, cụ thể về hoạt động dạy học môn Tiếng Anh nói chung, hoạt động dạy âm nói riêng thông qua các buổi hội đàm, chuyên đề, tập huấn,...để giáo viên có cơ hội được học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. - Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường sử dụng, khai thác tối đa lợi ích từ các nguồn phương tiện hỗ trợ việc dạy và học Tiếng Anh như: Bảng thông minh, thiết bị nghe, nhìn, các phần mềm dạy học mới,... 3.2. Đối với nhà trường - Tiếp tục ủng hộ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh được tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; chỉ đạo, tổ chức hoạt động trao đổi chuyên môn trong trường và liên trường. - Có kế hoạch nâng cấp, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hỗ trợ dạy học Tiếng Anh, đồng thời cần tiếp tục tổ chức, khuyến khích giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng dạy học. - Tăng cường giao lưu, liên kết với các trung tâm Tiếng Anh để giáo viên và học sinh có nhiều cơ hội giao tiếp với giáo viên nước ngoài nhằm nâng cao khả năng phát âm và nghe nói. 3.3. Đối với giáo viên - Đổi mới nhận thức về đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016 TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo tiêu chí đánh giá năng lực sử dụng Tiếng Anh của khung tham chiếu Châu Âu áp dụng tại Việt Nam. - Tích cực tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng trình độ chuyên môn. - Tự giác thăm lớp dự giờ đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Kết quả học tập tiến bộ của học sinh, thái độ yêu thích môn học, những phản ứng tích cực từ phía phụ huynh luôn là động lực giúp tôi không ngừng cố 15/16
- Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 gắng trong công tác giảng dạy. Tôi tin rằng chỉ cần có tâm huyết, không ngừng cố gắng thì mỗi giáo viên Tiếng Anh đều có thể thành công trong việc đào tạo thế hệ trẻ đủ tự tin, đủ hành trang ngoại ngữ để hội nhập với thế giới. 16/16
- Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 LỜI CẢM ƠN Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong các tiết dạy âm cho học sinh lớp 4. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, vận dụng các biện pháp vào thực tế giảng dạy. Sáng kiến kinh nghiệm này chỉ là kinh nghiệm của cá nhân tôi nên không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp, của đồng nghiệp để các tiết dạy âm cho học sinh lớp 4 đạt hiệu quả hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2020 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Dương Thị Thuý Ngọc 17/16
- Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 IV. PHỤ LỤC 1. Giáo án minh họa tiết dạy âm có sử dụng 4 biện pháp nêu trên Sách Tiếng Anh 4: UNIT 5: CAN YOU SWIM? Lesson 3: 1,2,3. I. Overview: 1. Objective: By the end of the lesson, SS will be able to: - Knowledge: Pronunce the sound “s” and “sw” in the words sing and swim and in sentence I can sing/ I can’t swim respectively. - Skill: Use the sounds in words, in sentences, in contexts well and chant beautifully. - Attitude: Love English, chant and music. 2. Language focus: - Vocabulary: Words beginning with sw: swing, swan, sweet, sweep, sweater. 18/16
- Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 - Structures: Review: I can…/ Can you…? 3. Resources: Teachers’ book, computer, flash cards, sound cards, spare boards, markers, paper. II. Procedure: Stages Teaching and Learning activities Language Modes & timing focus 1. Warm - - Greeting Whole up. - - Sing the song: Hello. How are you? class 5’ - - Game: Lucky number Review:C Team ( (Get ready forS Stick 6 flash cards with numbers on the board. Can you… work the new Ss play in teams Boys and Girls, choose the lesson number, ask and answer using: Can you…? Yes, I can (No, I can’t) - - Give comment P Phonics: 2. Listen - - Use the phonic apple tree to present theS Sound “s” Whole and sounds /s/, /sw/. Red apples are the sounds Ss and “sw” class repeat. already learnt. Yellow ones are the sounds they in the 6’ are going to learn in the lesson, green ones are words sing (Know the the sounds the will learn in the next lessons and swing sounds and and in sch pronunc well er sk sentence I in words, l fl str s can swim/ cts ct PL ur sentences) th I can’t n ir ed swing- sk oo ch sw v ie j ea sh xk f th - - T explains how to make the sounds. - - Play the recording, ask the Ps to listen and repeat - - Listen and read to recognize the sounds 19/16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 217 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 188 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 146 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 95 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn