Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm về giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 3 qua phân môn Tập làm văn trường TH Đồng Tĩnh B
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy – chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động. Ngôn ngữ (dưới dạng nói - ngôn bản và dưới dạng viết - văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội. Chính vì vậy hướng dẫn học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc rất lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm về giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 3 qua phân môn Tập làm văn trường TH Đồng Tĩnh B
- PHÒNG GD&ĐTTAM DƯƠNG MÃ SKKN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG TĨNH B 06 BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP: CƠ SỞ ; TỈNH: Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm về giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 3 qua phân môn Tập làm văn trường TH Đồng Tĩnh B Môn/nhóm môn: Tiếng Việt Tổ bộ môn: 2+3 Mã môn: 06 Người thực hiện: Phan Thị Hoa Mai Điện thoại: 0979.691.189 Email: phanthihoamai.c1dongtinhb@vinhphuc.edu.vn Tam Dương, năm 2017
- PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG TRƯỜNG TH ĐỒNG TĨNH B =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm về giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 3 qua phân môn Tập làm văn trường TH Đồng Tĩnh B Tác giả sáng kiến: Phan Thị Hoa Mai
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Phân môn Tập làm văn là một phân môn có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh hình thành văn bản nói và viết. Đây là một phân môn mang tính trừu tượng trong chương trình Tiếng Việt tiểu học. Dạy phân môn Tập làm văn có hiệu quả cao tức là người giáo viên đã xâu chuỗi kiến thức từ các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu. Chính vì thế mà phân môn tập làm văn có tính chất tổng hợp, là kết quả lĩnh hội các kiến thức của môn Tiếng Việt. Trong chương trình tiểu học hiện nay, mục tiêu chính của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Đặc biệt ở lớp 3, phân môn tập làm văn rèn cả bốn kỹ năng: nói, nghe, đọc và viết. Trong giờ tập làm văn học sinh được cung cấp kiến thức về cách làm bài và làm các bài tập (nói, viết); xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấu thành văn bản. Bên cạnh đó học sinh còn tập kể lại những mẩu chuyện được nghe thầy, cô kể trên lớp. Bên cạnh đó qua từng nội dung bài dạy, phân môn tập làm văn còn bồi dưỡng thái độ ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng tình cảm lành mạnh tốt đẹp cho học sinh. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy – chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động. Ngôn ngữ (dưới dạng nói ngôn bản và dưới dạng viết văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội. Chính vì vậy hướng dẫn học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc rất lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Để thực hiện tốt mục tiêu của môn học, đòi hỏi người thầy phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với khả năng sử dụng ngôn ngữ và tâm lí lứa tuổi học sinh (HS) để giờ học diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và có hiệu quả. Trong giảng dạy giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm, biết dẫn dắt, gợi mở đưa học sinh giải quyết các tình huống và thông qua việc xử lí các tình huống đó học sinh lĩnh hội được kiến
- thức bài học. Đối với phân môn Tập làm văn, để thực hiện được điều đó càng khó hơn. Qua thực tế giảng dạy học sinh lớp 3, tôi thấy hầu như học sinh rất lúng túng, chưa biết cách vận dụng để làm các dạng bài Tập làm văn. Từ đó, tôi đã tìm cách để hướng dẫn học sinh phương pháp học tập để học tốt phân môn Tập làm văn với dạng bài: “Kể hay nói, viết về một chủ đề”. Từ thực tế vận dụng, tôi tổng hợp thành kinh nghiệm : “Một số kinh nghiệm về giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 3 với phân môn Tập làm văn trường TH Đồng Tĩnh B” với dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề” với hi vọng trao đổi với đồng nghiệp về các phương pháp giảng dạy phân môn Tập làm văn dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề”, nhằm làm tốt hơn vai trò giảng dạy, giúp học sinh dễ dàng hơn trong khi làm các bài tập dạng này. 2. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm về giảng dạy môn Tiếng Việt Lớp 3 qua phân môn Tập làm văn trường TH Đồng Tĩnh B 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Phan Thị Hoa Mai Địa chỉ tác giả sáng kiến:Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B – Tam Dương – Vĩnh Phúc Số điện thoại: 0979 691178; E mail: phanthihoamai.c1dongtinhb@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phan Thị Hoa Mai 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nghiên cứu tìm ra một số giải pháp hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả giờ học môn Tiếng Việt lớp 3 qua phân môn Tập làm văn với dạng bài: Kể hay nói, viết về một chủ đề. Sử dụng mang ý nghĩa, bản đồ tư duy để giúp học sinh tìm kiếm và phát triển diễn đạt ý tưởng, giúp cho các em khi làm bài tập làm văn dạng “Kể hay nói, viết về một chủ đề” có thêm vốn từ ngữ, tạo cho các em có sự liên tưởng các chi tiết hình ảnh trong cùng một chủ đề, biết sắp xếp các chi tiết hình ảnh ấy tạo thành một ngôn bản (nói) hay văn bản (viết). Từ đó, có sự mạnh dạn tự tin trong học tập cũng như trong giao tiếp. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 15/9/2016 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: Về nội dung của sáng kiến: Với sự học hỏi của bản thân, sử dụng mạng ý nghĩa và bản đồ tư duy vào giảng dạy phân môn tập làm văn lớp 3 đã giảm hẳn áp lực học tập, học sinh
- thoải mái, tự tin hơn khi thực hiện bài tập dạng Kể hay nói (viết) theo chủ đề. Kinh nghiệm tuy không lớn nhưng đã nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt lớp 3 nói chung. Các giải pháp: b.2.1. Hình thành và phát triển “môi trường tư liệu ở lớp học” Trước tiên tôi thực hiện hình thành “môi trường tư liệu ở lớp học” để giúp học sinh có điều kiện dễ dàng sử dụng từ ngữ khi sử dung mạng ý nghĩa hay bản đồ tư duy mà tôi trình bày ở phần sau. + Thu thập và trưng bày các bài văn mẫu của học sinh khá giỏi năm trước. + Phân tích điểm hay của các bài đọc tiêu biểu cho các thể loại văn bản, giới thiệu thành bộ sưu tập và trưng bày. + Xây dựng từ điển lớp: Giáo viên đưa ra hoặc hướng dẫn học sinh thu thập danh mục các từ mà các em đã biết theo chủ đề Tập làm văn trong sách giáo khoa. + Tập cho học sinh có thói quen quan tâm đến các trường hợp sử dụng từ hay trong khi đọc, kể chuyện hay luyện từ và câu. b.2.2. Sử dụng “Mạng ý nghĩa”: Sử dụng “Mạng ý nghĩa” như là sử dụng một đồ dùng dạy học, một biện pháp dạy học cụ thể. Sử dụng mạng ý nghĩa là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ diễn đạt một cách chủ động và sáng tạo trong dạy học Tập làm văn. Phương pháp này hướng đến việc cá thể hoá tối đa hoạt động nói và viết của học sinh sao cho sản phẩm làm văn của các em vừa bảo đảm được chuẩn mực cơ bản của một thể loại văn bản, vừa thể hiện bản chất cái tôi của mỗi học sinh trên cơ sở khai thác khái niệm và hiểu biết có trước của các em cũng như những ý tưởng và ngôn từ trong các bài đọc theo chủ đề mà các em đã được học trong SGK. *Tiến trình thực hiện phương pháp mạng ý nghĩa: Hoạt động 1: Tìm hiểu đề Trong hoạt động này, học sinh định hình cụ thể đối tượng nói hay viết trong trí nhớ để xác định đối tượng đó là ai? Là gì? ở đâu? Lúc nào?.. vào khung chủ đề. Trong trường hợp dùng vật thật hay tranh ảnh thì khung chủ đề cũng chính là chúng. Để thực hiện hoạt động này tôi sử dụng một trong các hình thức sau: GV trò chuyện khơi gợi rồi đề nghị học sinh nhắm mắt nghĩ về đối tượng,
- Tạo tình huống khơi gợi rồi đề nghị học sinh nghĩ đến chủ đề hay đề tài. Kể một mẩu chuyện nhỏ liên quan đến đề bài, kết hợp đặt câu hỏi hướng học sinh đến đề tài. Dùng tranh ảnh hoăc mẫu vật thật do giáo viên mang đến lớp hay do học sinh tự sưu tầm. Cho học sinh tô màu rồi đặt tên cho một hình vẽ nào đó (do giáo viên cung cấp) liên quan đến đề tài. Sử dụng mô hình (khung ngôi nhà, khung ngôi trường ...). Trên nền khung giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hay viết thêm chi tiết vào. Sử dụng một đoạn văn mẫu lấy từ bài tập đọc đã học hay từ các bài làm của học sinh. Hoạt động 2: Tìm ý Học sinh tập trung động não nghĩ về đối tượng đã xác định trong khung chủ đề và viết ra bất kì những từ ngữ nào liên quan đến đối tượng ấy. Khi tiến hành hoạt động này tôi thực hiện theo các bước sau: Sử dụng hệ thống câu hỏi để kích thích và định hướng cho học sinh phát triển ý. Cần lưu ý câu hỏi phải có tính chất mở, hướng đến việc khơi gợi kinh nghiệm riêng, vốn sống thực tế của các em. Ví dụ đối với văn miêu tả, câu hỏi có thể được triển khai theo hướng mở sau: Em thấy gì? Em nghe gì? Em nghĩ gì? Em cảm thấy gì?... Đưa ra một khung mạng trong đó cho sẵn vài ý, phần còn lại để học sinh suy nghĩ và đưa thêm ý vào để hoàn thành mạng (khung mạng ý nghĩa có thể được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo nội dung từng bài : Bông hoa, chùm bong bóng, mạng nhện, một cây với những cành lá... Đối với học sinh khá giỏi hay học sinh đã quen với việc sử dụng mạng, giáo viên nên để các em tự nghĩ và viết ra các ý mà không cần đưa một hệ thống câu hỏi hoàn chỉnh. Học sinh viết các ý dưới dạng từ hay cụm từ xung quanh chủ đề. Giáo viên tuyệt đối tránh viết chốt lại một số từ về đề bài. Cần xoá đi những ý đã được ghi lên bảng trong giai đoạn làm mẫu nghĩa là khi học sinh làm việc cá nhân trong phiếu học tập thì trên bảng chỉ còn lại khung mạng trống. Hoạt động 3: Lập dàn ý : Sắp xếp ý đã có trong mạng. Hướng dẫn học sinh đánh số thứ tự cho các ý tìm được, lưu ý trình tự chung của thể loại văn đang làm và hướng dẫn có tính chất mở (đoạn văn miêu tả thì lưu ý những chi tiết nào có ý nghĩa giới thiệu chung thì nói trước, ý nào miêu tả chi tiết, cụ thể thì nói sau).
- Mỗi học sinh xem lại các ý trong mạng và đánh số thứ tự. Gọi vài học sinh lên thể hiện mạng ý nghĩa của mình đã làm trước lớp để cả lớp theo dõi. Ngoài khung mạng làm mẫu, GV vẽ sẵn trên bảng các mạng tương tự và che chúng lại. Sau khi HS đã tìm ý và hình thành mạng ý nghĩa trong phiếu bài tập, giáo viên cho một số em lên thể hiện lại ý của mình vào các khung mạng trên bảng. Hoạt động 4: Học sinh diễn đạt các ý trong mạng ý nghĩa thành bài dưới dạng nói hay viết Nếu là bài tập nói, giáo viên hướng dẫn học sinh nhìn mạng ý nghĩa của mình diễn đạt thành câu, thành bài trước lớp hay theo nhóm, cặp, theo nhóm đôi là tốt nhất. Nếu là bài tập viết, giáo viên hướng dẫn học sinh diễn đạt mỗi từ ngữ xoay quanh mạng ít nhất một câu. Hoạt động 5: Trao đổi, sửa chữa và nhận xét: Nếu là bài nói, cho vài nhóm học sinh thể hiện lại trước lớp rồi tổ chức trao đổi nhận xét và rút kinh nghiệm về cách nói phù hợp với yêu cầu của nội dung và thể loại của đề bài . Nếu là bài viết: Tổ chức cho học sinh đọc sửa chữa bản nháp của mình theo hình thức nhóm/cặp (đổi vở cho nhau sửa chữa). Giáo viên theo dõi giúp đỡ chung. Hoạt động 6: Dựa vào bản nháp đã được sửa, học sinh viết lại bài hoàn chỉnh. *Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Đề bài: Nói về quê hương em (BT2TV3 Tập1 Tr92) 1. Chuẩn bị: Phiếu học tập a..Hoàn thành bảng dưới đây Tên bài đọc Quê hương là... Chi tiết làm em xúc động nhất Giọng quê ...................................... .............................................................. hương ...................................... .............................................................. Quê hương ..................................... ............................................................... ..................................... .............................................................. Đất quý, đất ..................................... ............................................................. yêu ..................................... ............................................................. Vẽ quê hương ..................................... ...............................................................
- ..................................... .............................................................. b. Đánh dấu X trước mỗi câu nếu em đồng ý, đánh XX trước mỗi câu nếu em rất đồng ý. Qua các bài đọc trên em thấy quê hương: Là tất cả những gì gần gũi, thân thương đối với mình. Là nơi mình sinh ra và lớn lên. Là những điều mình có thể nghe, có thể thấy, có thể sờ, có thể nếm. Là nơi mà khi xa mình thấy nhớ thương. c. Các em hãy nghĩ về quê hương mình: Quê em ở đâu? Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương? Cảnh vật đó có gì đáng nhớ? Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào? 2. Cách tiến hành Hoạt động 1: Giúp HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài và chuẩn bị thông tin ý tưởng để nói. Trước hết GV phát phiếu học tập cho học sinh và dẫn dắt học sinh hoàn thành bài tập a, b trên phiếu (theo nhóm) GV treo bảng phụ có ghi các bài tập a, b trên bảng. Cho các nhóm tự nêu kết quả bài làm của mình, các nhóm khác nhận xét, GV bổ sung hoàn thành bài tập. Giới thiệu nội dung chủ đề “Nói về quê hương”. Hoạt động 2: HS tập trung động não nghĩ về quê hương đã xác định trong khung chủ đề và viết ra bất kì những từ ngữ nào liên quan đến quê hương mà mình đang nghĩ tới. GV treo bài tập c (ghi sẵn ở bảng phụ) lên bảng kèm với lời dẫn dắt để kích thích học sinh hồi tưởng. HS làm vào giấy nháp; GV đồng thời gọi hai em làm vào bảng phụ ghi vào khung chủ đề cụm từ “Quê hương em” rồi sau đó ghi ra bất kì ý tưởng nào của mình có được xung quanh chủ đề ấy (lưư ý HS chỉ ghi từ hoặc cụm từ) Ví dụ: Vườn cây công viên thành phố yêu con sông Quê hương em bờ đê, bãi cỏ nông thôn đường phố nhà cao tầng Hoạt động 3: HS đánh số thứ tự các ý mình vừa tìm được, GV hướng dẫn các em sắp xếp các ý bằng số thứ tự 1,2,3.
- GV bao quát lớp đặc biệt là chú ý HS trung bình và yếu để giúp các em điều chỉnh. Chẳng hạn với ví dụ trên, học sinh có thể đánh số thứ tự như sau: vườn cây (4) công viên (4) thành phố (1) yêu (5) con sông (2) Quê hương em bờ đê, bãi cỏ (3) nông thôn (1) đường phố (3) nhà cao tầng (2) Hoạt động 4: HS nhìn mạng của mình và nói Cho hai em nói mẫu trước lớp . Ví dụ : Quê hương em thuộc một vùng nông thôn yên bình. Ở đó có cây đa cổ thụ che bóng rợp cả một vùng. Giếng nước trong veo. Trước mặt ngôi nhà em là con sông quê hương uốn lượn quanh làng. Ven sông là bờ đê với bãi cỏ xanh mượt, những chú trâu béo tròn đang ung dung gặm cỏ. Em rất thích tắm mình dưới con sông ấy khi mùa hè đến. Em yêu quê hương của mình. Hoặc: Em và gia đình sống ở thành phố. Ở đó em thấy có nhiều ngôi nhà cao tầng. Trên đường phố, mọi người và xe cộ đi lại tấp nập. Ngày nghỉ, em thường được bố mẹ dẫn đi chơi công viên, được ngồi trên cái ghế đá mát rượi. Cảm giác của em lúc đó rất là thích. Em yêu quý nơi này. Cả lớp nhận xét, GV bổ sung. Hoạt động 5: Học sinh nói theo cặp (hoặc nhóm 4). GV bao quát lớp đặc biệt lưu ý giúp học sinh yếu. Hoạt động 6: HS nói thể hiện trước lớp GV gọi đại diện các nhóm lên nói trước lớp (không nhìn mạng ý nghĩa). Nếu là học sinh yếu, có thể cho học sinh nhìn mạng để nói. Tổ chức cho HS thể hiện mở rộng cảm xúc về quê hương mình. Khuyến khích HS tự tìm đặt và trả lời thêm câu hỏi mở rộng. Chẳng hạn: Quê em có gì đặc biệt? Em mơ ước gì về quê hương của mình? GV nhận xét chung. Ví dụ 2: Dạy bài : Kể về gia đình (BT1TV3 tập1 tr 28) Đối với bài tập này, giáo viên cần rèn cho học sinh kỹ năng nói : Kể được một cách đơn giản về gia đình mình với một người bạn mới quen. 1. Chuẩn bị : Bảng phụ: Gia đình em có những ai? Làm công việc gì? Tính tình như thế nào? Tình cảm của em đối với gia đình? 2. Cách tiến hành Hoạt động 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập, GV giúp HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập: Kể về gia đình mình cho bạn mới quen biết. Học sinh tập trung động não nghĩ về gia đình và viết ra bất kỳ những từ ngữ nào liên quan đến gia đình mình. Giáo viên treo bảng phụ lên bảng. HS đọc thầm và hồi tưởng. HS làm vào giấy nháp. GV gọi đồng thời hai em làm vào bảng phụ, ghi vào khung chủ đề cụm từ “gia đình mình” rồi sau đó ghi ra bất kì ý tưởng nào của mình có được xung quanh chủ đề đó. Ví dụ: Làm ruộng anh, chị học sinh Ông, bà Gia đình mình bố, mẹ Yêu thương em hạnh phúc Hoạt động 2: Học sinh đánh số thứ tự của mình vừa tìm được theo thứ tự 1,2,3... Chẳng hạn có thể đánh số thứ tự như sau: Làm ruộng anh, chị (3) học sinh (4) Ông, bà (1) Gia đình mình bố, mẹ (2) Yêu thương (5) em (3) hạnh phúc (6) GV bao quát lớp đặc biệt là chú ý học sinh trung bình và yếu để giúp các em điều chỉnh. Hoạt động 3: Học sinh nhìn mạng ý nghĩa của mình và nói GV gọi 2 em đại diện kể về gia đình mình trước lớp. Ví dụ : Gia đình mình có 6 người : Ông bà, bố mẹ tớ, anh Hà và tớ. Ông bà mình đã lớn tuổi rồi. Bố mẹ tớ đều ở nhà làm ruộng. Anh Hà là học sinh lớp 7. Ông bà mình rất hiền, thường kể chuyện cho mình nghe. Mẹ mình luôn bận bịu với việc nhà, vì thế mình yêu mẹ lắm. Lúc nào rảnh việc học, mình lại giúp đỡ bố mẹ. Gia đình mình rất hạnh phúc. Cả lớp nhận xét, GV sửa lỗi và cách diễn đạt cho các em (nếu có sai sót). b. 2.3. Sử dụng “Bản đồ tư duy”: Ngoài việc sử dụng mạng ý nghĩa nêu trên, trong khi dạy tập làm văn lớp 3, tôi sử dụng bản đồ tư duy thay cho sơ đồ mạng ý nghĩa. Bản đồ tư duy là một phương tiện trực quan, muốn xây dựng được nó để dạy tập làm văn, người giáo viên cũng phải suy nghĩ, tìm tòi đặc biệt là các từ ngữ phục vụ theo yêu cầu của từng chủ đề, đề bài. Giáo viên thiết kế bản đồ tư duy cần phải đảm bảo đúng
- kiến thức của từng bài, từng chủ đề và đảm bảo tính thẩm mĩ để qua đó học sinh tiếp nhận kiến thức bài một cách tích cực và mang lại hiệu quả giờ học cao hơn. Ví dụ khi dạy đề bài: Nói, viết về người lao động trí óc (BT1, 2 TV3 Tập 2 – Tr38), các bước đi như đã trình bày ở trên, giáo viên sử dụng bản đồ tư duy như sau thay cho việc sử dụng mạng ý nghĩa: Qua bản đồ tư duy này, học sinh sẽ dựa vào các dữ liệu (các từ ngữ phục vụ cho đề bài) để hoàn thành bài nói về người lao động trí óc dễ dàng hơn. Ví dụ 1: Cô em là bác sĩ làm việc tại bệnh viện huyện. Hằng ngày, cô đều đến bệnh viện miệt mài với công việc của mình. Mỗi khi khám bệnh, cô ân cần hỏi han người bệnh về tình trạng bệnh tật. Ai cũng khen cô khám bệnh rất giỏi, kê đơn phát thuốc uống là khỏi ngay. Mọi người rất yêu quý cô. Em thật tự hào về cô của em. Ví dụ 2: Em muốn kể về cô giáo đang dạy lớp 3 của em. Hàng ngày, cô lên lớp dạy chúng em học, bài nào chưa hiểu, cô tìm mọi cách để giảng giải, hướng dẫn chúng em đến hiểu thì thôi. Cô thu từng chồng vở tập làm văn của chúng em mang về, em đoán rằng cô chắc phải thức cả đêm để chấm bài, để sửa từng câu chữ cho chúng em. Rồi cô còn soạn bài cho buổi học ngày mai…Cô là một người giáo viên tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Nhớ ơn cô, chúng em luôn chăm chỉ học tập để cô vui lòng. Hoặc khi dạy bài: Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật (BT1, 2 TV3 tậpII tr 48), giáo viên thực hiện các bước như sau: Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập, giáo viên giúp học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài tập: Kể về buổi biếu diễn nghệ thuật (Hoặc buổi biểu diễn văn nghệ ở trường em).
- Học sinh tập trung động não nghĩ về buổi biểu diễn và viết ra bất kỳ những từ ngữ nào liên quan đến buổi biểu diễn. Giáo viên treo bảng phụ vẽ bản đồ tư duy lên bảng. Giới thiệu cho học sinh biết một số từ ngữ liên quan đến biểu diễn nghệ thuật. Học sinh nhìn bản đồ tư duy, tự suy nghĩ và hồi tưởng. Yêu cầu học sinh từ một từ trong bản đồ, viết ít nhất một câu về chủ đề biểu diễn nghệ thuật. Học sinh ghi vào giấy nháp về buổi biểu diễn. Giáo viên gọi một vài em kể về buổi biểu diễn cho cả lớp nghe. Cho học sinh nhận xét lời kể của bạn. Giáo viên nhận xét chung. Chẳng hạn: Chủ nhật tuần trước em được bố mẹ cho đi xem xiếc. Mở mà là tiết mục đu dây của một cặp diễn viên nam nữ. Họ thật là dũng cảm khi đu trên sợi dây tít trên cao. Sau đó là tiết mục xiếc thú: nào khỉ đi xe đap, chó làm toán, voi đá bóng… tiết mục nào cũng thật là hấp dẫn. Em thích nhất là tiết mục biến giấy thành hoa, thành chim bồ câu. Người diễn viên thật khéo léo trong khi biểu diễn. Em rất thán phục các diễn viên biểu diễn trong ngày hôm đó. Hoặc: Cứ đến 20/11 hằng năm, trường em lại tổ chức đem văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Đúng 7 giờ thì khai mạc buổi biểu diễn. Sau đó là lần lượt tiết mục của các lớp. Bạn Hồng Nhung lớp 3D với tiết mục hát đơn ca “Bông hồng tặng cô” mượt mà, tình cảm. Tiết mục kể chuyện “Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng” của em Thanh Thùy lớp 2C thật truyền cảm, xúc động. Em thích nhất là tiết mục tam ca “Tiếng hát bạn bè mình” của lớp em. Các bạn vừa hát, vừa biểu diễn rất chuyên nghiệp. Rồi còn các tiết mục múa của các em lớp một thật uyển chuyển, dễ thương. Thật là một buổi biểu diễn đầy ý nghĩa để dânh tặng các thầy cô. *Lưu ý: Học sinh lớp Ba tư duy chưa nhanh, suy nghĩ để tìm ra các từ ngữ phục vụ cho đề bài chưa nhiều nên học sinh khó vẽ được bản đồ tư duy hoàn
- chỉnh. Bởi vậy trong khi dạy Tập làm văn muốn đạt hiệu quả, tôi chuẩn bị bản đồ tư duy hoặc sơ đồ mạng ý nghĩa sẵn, sau khi hướng dẫn xong thì có thể xóa đi và yêu cầu học sinh áp dụng vào để tự làm bài. Đối với những học sinh khá giỏi, tôi hướng dẫn các em vẽ bản đồ tư duy trong một số bài học nhưng không yêu cầu quá cao đối với học sinh. Nếu học sinh vẽ được bản đồ tư duy phục vụ cho bài học thì giáo viên cần định lượng thời gian phù hợp để các em hoàn thành, tránh tình trạng lạm dụng vẽ rồi không đạt yêu cầu đề bài nêu ra. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Để thực hiện được các biện pháp trên, mỗi giáo viên phải là người nắm chắc kiến thức, hiểu rõ những điều mà đề bài yêu cầu; là người tổng hợp được kiến thức các môn học để giúp học sinh nhanh chóng hiểu và làm theo yêu cầu của mỗi đề bài. Mỗi học sinh phải tham gia tích cực, giàu trí tưởng tượng, vận động tư duy theo yêu cầu của giáo viên, từ đó mới nhanh chóng tìm được các từ ngữ thuộc chủ đề và hoàn thành bài nói (viết) trong thời gian quy định. Để thực hiện tốt các bài tập dựa vào mạng ý nghĩa hay bản đồ tư duy, trong các tiết dạy các phân môn khác của môn Tiếng Việt như Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, người giáo viên phải giúp học sinh nắm được các từ ngữ thuộc chủ điểm đang học, từ đó có vốn từ phục vụ cho việc hiểu mạng ý nghĩa hay bản đồ tư duy mà giáo viên đưa ra trong tiết Tâp làm văn cuối tuần. Các biện pháp trên nên thực hiện đồng bộ, thường xuyên trong giờ dạy Tập làm văn, phối hợp với sử dụng SGV như là một đồ dùng dạy học. Ngoài ra, các biện pháp đưa ra phải phù hợp với khả năng của học sinh thì mới đạt hiệu quả cao. 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Rèn cho học sinh kỹ năng diễn đạt bằng lời nói (viết) về một chủ đề thuộc các chủ điểm của môn học: Nói, viết về thành thị hoặc nông thôn thuộc chủ điểm Thành thị và Nông thôn; Kể về gia đình thuộc chủ điểm Mái ấm; Kể về một buổi thi đấu, kể về lễ hội, … Xem xét cách triển khai câu hỏi gợi ý ở mỗi đề, chúng ta có thể thấy dạng đề này hầu như là sự kết hợp của nhiều thể loại: miêu tả, tường thuật, thuyết minh và phát biểu cảm nghĩ. Trong sách giáo viên, các kiểu đề này chủ yếu được tiến hành theo một trình tự như sau: Giáo viên giới thiệu bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài: + Học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập
- + GV cho học sinh tìm ý theo hệ thống câu hỏi trong SGK hay hệ thống câu hỏi trong SGV hoặc giải thích cho học sinh cách làm bài. + Một học sinh kể mẫu và giáo viên nhận xét Học sinh tập nói theo tổ (nhóm). Đại diện một số nhóm nói trước lớp. Cả lớp và giáo viên nhận xét. Cả lớp viết bài vào vở nếu bài yêu cầu cả nói và viết. Trình tự dạy học như vậy bài nào cũng giống bài nào, dẫn đến sự nhàm chán, thiếu sự sáng tạo và không tích hợp được các phân môn học khác của môn Tiếng Việt. Khi dạy dạng đề này, ngoài phương án được nêu trên (trong sách giáo viên), tôi đã tham khảo một số kinh nghiệm trên mạng internet của đồng nghiệp và của chính bản thân, trước hết là nghiên cứu dạy thật tốt các phân môn khác trong môn Tiếng Việt, sau đó sử dụng mạng ý nghĩa và bản đồ tư duy để giúp học sinh tìm kiếm và phát triển diễn đạt ý tưởng, giúp cho các em khi làm bài tập làm văn dạng “Kể hay nói, viết về một chủ đề” có thêm vốn từ ngữ, giúp cho các em dựa vào mạng ý nghĩa hay bản đồ tư duy, có thể nói (viết) thành đoạn văn theo yêu cầu đề bài một cách dễ dàng hơn, tạo sự mạnh dạn tự tin trong học tập. 9. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 9.1. Đánh giá thực trạng của các nhà trường khi chưa áp dụng sáng kiến: a. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi về phía giáo viên Đặc trưng phân môn Tập làm văn là hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản nói (viết) ở nhiều thể loại khác nhau. Để thực hiện mục tiêu đó, mỗi giáo viên không ngừng học hỏi, cải tiến phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để giúp học sinh nắm được kiến thức, nói (viết) được đoạn văn theo yêu cầu. Giáo viên luôn quan tâm chăm sóc học sinh trong từng tiết học, nghiên cứu nội dung bài dạy, lựa chọn các phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với mỗi đối tượng học sinh. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên, giáo viên luôn được tiếp cận với những phương pháp day học đổi mới, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. * Thuận lợi về phía học sinh
- Ở lứa tuổi học sinh lớp 3, các em rất thích tìm tòi, học hỏi. Nội dung chương trình môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng rất phong phú. Sách giáo khoa kênh chữ rõ ràng, các câu hỏi sát thực; kênh hình được trình bày đẹp phù hợp tâm lí lứa tuổi. Học sinh đã được làm quen kĩ năng tạo lập văn bản ở các lớp dưới. Đây là cơ sở giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn ở lớp 3. * Khó khăn về phía giáo viên Trong giảng dạy phân môn Tập làm văn, khi rèn kĩ năng nói, viết cho học sinh giáo viên có đầu tư nghiên cứu mục tiêu từng bài dạy, lựa chọn các phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh nhưng sự đầu tư chưa sâu, hầu hết chỉ dựa vào sách giáo viên nên hiệu quả môn dạy chưa cao. Một số đề bài chưa thực sự gần gũi với học sinh như kể về một ngày hội, viết tin thể thao… thiếu thực tế nếu giáo viên chỉ nói suông thì học sinh không hiểu, không nắm bắt được nên hiệu quả chưa cao. Việc tổ chức giờ học trên lớp của giáo viên chưa phát huy dược vốn ngôn ngữ vốn có của các em cũng như chưa khơi dậy ở học sinh sự mạnh dạn tự tin trong học tập. * Khó khăn về phía học sinh Môn tập làm văn là một môn khó, nhiều em còn ngại làm văn, lười suy nghĩ nên ở các giờ học các em còn ngại phát biểu, viết bài sơ sài. Cách dùng từ đặt câu chưa đúng, viết đoạn văn còn nghèo ý, chưa có sự sáng tạo. Hầu hết học sinh chỉ trả lời hay viết đúng theo câu hỏi gợi ý. Đây là những vấn đề nan giải đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp thích hợp để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập làm văn. b. Thành công, hạn chế Đối với học sinh Khi tôi vận dụng các biện pháp này trong giờ dạy Tập làm văn, học sinh buộc phải có sự tư duy động não suy nghĩ vấn đề mà giáo viên nêu ra, tìm tòi các từ ngữ, hình ảnh phù hợp với chủ đề trong bài nói, viết. Học sinh phải sắp xếp ý, hình ảnh phù hợp sau đó sắp xếp câu để thành đoạn văn phù hợp chủ đề. Tóm lại biện pháp này giúp học sinh học tập rất tích cực, hiệu quả. Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Qua kiểm tra, chất lượng các bài văn của học sinh nâng lên rõ rệt. Bài Tập làm văn dạng Kể hay nói, viết về một chủ đề đã có những ý tưởng độc lập, sáng tạo, có màu
- sắc riêng; một số em còn có những ý tưởng độc đáo, mới lạ. Hầu hết học sinh đã biết nói (viết) một đoạn văn ngắn theo chủ đề, diễn đạt khá lưu loát, trôi chảy. Ở các tiết học Tập làm văn, khi đã làm quen với cách học này, học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập cũng như giao tiếp nhất là đối với những học sinh trung bình và yếu. Khi vận dụng các giải pháp trên vào dạy Tập làm văn ở lớp 3, giờ học không trầm như trước mà học sinh chú ý học hơn nhiều, qua thực hành giao tiếp cho thấy khả năng hoạt động học tập của học sinh rất tích cực, hiệu quả, chất lượng phân môn Tập làm văn và môn Tiếng Việt nói chung được nâng lên rõ rệt. Đối với giáo viên Khi dạy các bài tập dạng này, giáo viên hoàn thành mục tiêu bài dạy, không còn cảm thấy áp lực vì học sinh đã viết được đoạn văn theo yêu cầu dễ dàng hơn. Hạn chế Phương pháp này yêu cầu người giáo viên phải tổng hợp được kiến thức từ các phân môn khác trong môn Tiếng Việt, đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng phân tích, tổng hợp, tóm lại phải nắm chắc nội dung chương trình của môn Tiếng Việt lớp 3. c. Mặt mạnh, mặt yếu: Giúp cho học sinh nói (viết) được đoạn văn đúng chủ đề theo yêu cầu của đề bài. Học sinh phải nắm được các từ ngữ thuộc chủ đề, mạnh dạn trình bày ý kiến của bản thân. d. Nguyên nhân Nguyên nhân thành công: Bản thân tích cực tìm tòi học hỏi, nghiên cứu kĩ chương trình, sách giáo khoa và kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm. Đặc biệt có sự quan tâm của đồng nghiệp, của lãnh đạo nhà trường trong việc giúp đỡ bản thân trong công tác chuyên môn. Nguyên nhân hạn chế: Một số giáo viên chưa tổng hợp được kiến thức trong quá trình giảng dạy, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng học sinh nói chung và chất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng. e. Phân tích, đánh giá về các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Vậy làm thế nào để thực hiện được mục tiêu dạy học của môn Tập làm văn, khắc phục thực trạng học Tập làm văn như đã nói trên? Nhà xuất bản Giáo
- dục Việt Nam đã phát hành bộ sách Hướng dẫn dạy Tiếng Việt lớp 3 dành cho giáo viên. Người giáo viên có thể lấy đó làm cơ sở để tham khảo, tiến hành thiết kế bài giảng Tập làm văn của lớp mình phụ trách. Tuy nhiên, sách giáo viên (SGV) khi hướng dẫn dạy dạng bài Kể hay nói, viết về một chủ đề hầu hết chỉ hướng dẫn theo một cách, dẫn đến GV thụ động kiến thức ở SGK, SGV mà ít tìm tòi đọc thêm tài liệu khác liên quan đến giảng dạy đặc biệt là khi dạy Tiếng Việt nên ngôn ngữ của giáo viên còn hạn hẹp, bí từ. Khi tổ chức các hoạt động trong giờ học, một số giáo viên chưa phân định được hoạt động nào là trọng tâm nên hình thức tổ chức dạy còn dàn trải, chưa có sự liên kết giữa các hoạt động. Một số giáo viên chưa chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng các phương pháp dạy học và hình thức dạy học khác nhau vào các tiết dạy mà chỉ giảng dạy theo một quy trình áp đặt rập khuôn đã hướng dẫn trong SGV. Một số đề bài trong Sách giáo khoa còn thiếu thực tế, xa rời vốn sống của học sinh. Khi làm bài, các em chỉ dựa vào các hình ảnh, tư liệu mà giáo viên cung cấp nên bài viết còn sơ sài, chưa có sự sáng tạo. Do cách tổ chức giờ học còn nhàm chám, rập khuôn nên trong giờ Tập làm văn, đa số học sinh chỉ trả lời câu hỏi theo gợi ý mà ít chịu tìm tòi các chi tiết, hình ảnh phù hợp chủ đề, dẫn đến nói, viết bài Tập làm văn cho có, lấy lệ. 9.2. Đánh giá kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến Khảo sát đầu năm về môn Tiếng Việt, hầu hết phần viết học sinh chưa đạt điểm cao, đặc biệt là phần tập làm văn. Cụ thể: Năm học TSHS Hoàn thành Chưa hoàn thành Ghi chú SL % SL % 20162017 33 26 78,8 7 21,2 Sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên, cuối năm học kết quả phần viết môn Tiếng Việt như sau: Năm học TSHS Hoàn thành Chưa hoàn thành Ghi chú SL % SL % 20162017 33 33 100 0
- Mạng ý nghĩa hay bản đồ tư duy giúp học sinh có căn cứ để hoàn thành câu, tiến tới viết đoạn, bài. Sau khi nhận lớp, tôi tiến hành khảo sát học sinh để nắm được thực trạng đầu năm. Sau đó, áp dụng các giải pháp đã nêu ở trên, chất lượng phân môn Tập làm văn được nâng lên rõ rệt. Những học sinh trước chỉ trả lời câu hỏi hoặc không biết viết gì đã có thể dựa mạng ý nghĩa để sắp xếp ý, để nói (viết) được đoạn văn hoàn chỉnh về chủ đề mà bài tập yêu cầu. Những học sinh khá, giỏi thì đã có thể tự lập được mạng ý nghĩa hay bản đồ tư duy, viết được những đoạn văn có hình ảnh, có sự sáng tạo, có cảm xúc mà tôi giới thiệu kèm theo bài viết này. Đó là phần thưởng cho sự nỗ lực cố gắng của mỗi học sinh cũng như của bản thân tôi trong quá trình truyền dạy tri thức cho các em. 10. Danh sách tổ chức đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực T áp dụng sáng kiến T 1 Phan Thị Hoa Mai Trường TH Đồng Tĩnh B Giảng dạy môn Tiếng Tam Dương Vĩnh Phúc Việt lớp 3 qua phân môn Tập làm văn Đồng Tĩnh, ngày 20 tháng 2 năm 2017 Đồng Tĩnh, ngày 20 tháng 2 năm 2017 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Chung Phan Thị Hoa Mai
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 220 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 189 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn