Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm xây dựng thư viện thân thiện trong điều kiện dạy học hai buổi trên ngày ở trường tiểu học
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là được thực hiện nhằm rút ra những kinh nghiệm, cách thức để lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện - phát huy tối đa vốn tài liệu của thư viện. Thực hiện việc luân chuyển sách thường xuyên giúp học sinh và giáo viên được tiếp cận sách mọi lúc, mọi nơi… khơi dậy niềm ham mê đọc sách của bạn đọc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm xây dựng thư viện thân thiện trong điều kiện dạy học hai buổi trên ngày ở trường tiểu học
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG THƯ VIỆN THÂN THIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN DẠY HỌC HAI BUỔI TRÊN NGÀY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 LÍ DO VIẾT SÁNG KIẾN: Sách báo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội như Lê Nin đã nói: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức” . Có người đã ví “ Thư viện chính là linh hồn của trường học”. Đúng vậy thư viện trường học là một bộ phận trọng yếu, là trung tâm sinh họat văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời, thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên nhà trường” (Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông Vũ Bá Hòa chủ biên). Với nhà trường, sách báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học tập và rèn luyện. Giáo viên cần có sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức . Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy và học tập được tốt, công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện trường học phải được thường xuyên, liên tục, phải luôn luôn thay đổi cách phục vụ để thu hút bạn đến với thư viện ngày càng nhiều. Thời kinh tế thị trường làm cho quỹ thời gian của mỗi người như bị rút ngắn lại, không dành cho việc đọc sách, có chăng chỉ dành cho văn hóa nghe nhìn đang “lấn át” văn hóa đọc. Và khi được hỏi về thư viện trường mình, nhiều bạn học sinh cấp TH ngạc nhiên: “Trong trường cũng có thư viện à?”. Thực tế đó 1
- cho thấy, thư viện trường học là nhân tố góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, thay lối đọc – chép truyền thống và góp phần hình thành “văn hóa đọc” đang dần mai một trong giới trẻ. Hệ thống thư viện trường học chậm phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất thiếu thốn, các đầu sách chưa phong phú, không được cập nhật đã dẫn tới tình trạng nghèo nàn nội dung và chậm thông tin, phương pháp quản lý chưa khoa học,… đó là thực trạng đang diễn ra ở nhiều thư viện hiện nay. Thậm chí nhiều trường nếu có thư viện cũng chỉ là hình thức, không phát huy được hiệu quả, rất ít khi thấy học sinh lên tra cứu tài liệu. Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, nào là games, chat... với nhiều trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi cuốn giới trẻ tham gia rất nhiều. Vì vậy việc ham mê đọc sách, đọc báo của các em ngày càng hạn chế. Như chúng ta biết ở bất kì một trường tiểu học nào thì mảng thư viện là một mảng quan trọng với cả giáo viên và học sinh. Việc xây dựng thư viện thân thiện sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động đọc sách của cả giáo viên và học sinh, ta có thể hiểu khái niệm thư viện thân thiện như sau: thư viện thân thiện là nơi mang lại cho bạn đọc nhiều lợi ích ngoài mục đích đọc sách, là thư viện cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bạn đọc phát triển các tiềm năng của mình một cách toàn diện đó là một không gian học tập mở , tạo điều kiện cho bạn đọc tiếp cận thông tin, xây dựng thói quen đọc sách và tích cực tham gia các hoạt động của thư viện , từ đó thư viện đã hỗ trợ tích cực cho việc dạy và học . Như chúng ta đã biết sách là người thầy thứ hai đối với mỗi con người, việc học tập suốt đời là mục tiêu của giáo dục . Trên thực tế Tiểu học là bậc học nền tảng, bậc dạy chữ để dạy người, hình thành cho học sinh những khái niệm đầu tiên về khoa học, đạo đức, lối sống. Cùng với bài học theo chương trình sách giáo khoa thì sách thư viện (Sách tham khảo, sách kim đồng, báo,…) mở ra cho học sinh một chân trời nhận thức mới ở đó các em vừa khám phá khoa học vừa lĩnh hội những bài học làm người. 2
- Trong điều kiện dạy học hai buổi trên ngày hiện nay, gần như phần lớn thời gian học sinh học ở trường, nếu thư viện không thật sự thân thiện để cuốn hút các em thì quỹ thời gian đến với thư viện của các em chỉ bó hẹp vào những giờ ra chơi. Với đối tượng học sinh tiểu học do đặc điểm tâm sinh lí: luôn thích những điều mới lạ, ưa khám phá nên những sách, truyện có nội dung hay, hình ảnh đẹp luôn kích thích và tạo sự hứng thú mạnh mẽ cho các em. Việc hình thành thói quen đọc sách nếu được quan tâm ngay từ độ tuổi này thì sẽ có tác động to lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Việc xây dựng thư viện thân thiện là cầu nối đưa sách đến với học sinh, để các em yêu sách, cùng với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục con người. Làm thế nào để thư viện phát huy tối đa vai trò và nhiệm vụ của mình? người thủ thư cần làm gì để đưa sách tới bạn đọc một cách thân thiện nhất và cần làm những việc cụ thể nào để xây dựng thành công mô hình thư viện thân thiện? Xuất phát từ nhận thức trên cũng như thực tiễn công tác thư viện của trường tôi mà tôi đã lựa chọn sáng kiến này: Một số kinh nghiệm xây dựng thư viện thân thiện trong điều kiện dạy học hai buổi trên ngày ở trường tiểu học. 1.2 MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Sáng kiến được thực hiện nhằm rút ra những kinh nghiệm, cách thức để lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện phát huy tối đa vốn tài liệu của thư viện. Thực hiện việc luân chuyển sách thường xuyên giúp học sinh và giáo viên được tiếp cận sách mọi lúc, mọi nơi…khơi dậy niềm ham mê đọc sách của bạn đọc. 1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến này là tập thể cán bộ giáo viên và toàn bộ các em học sinh trong trường tiểu học , với thời gian nghiên cứu và triển khai sáng kiến là 1 năm( Từ năm học 20122013) 3
- 1.4 THỰC TRẠNG: 1.4.1 Thuận lợi: Nhà trường ngày càng nhận được sự quan tâm và chỉ đạo cụ thể của Phòng giáo dục về việc nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện . Ban giám hiệu rất quan tâm đến công tác thư viện , luôn chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất, vốn tài liệu cho thư viện nên sách báo phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh tương đối đầy đủ. Từ năm học 20052006, thư viện nhà trường đã được công nhận là “Thư viên chuẩn quốc gia”. Cơ sở vật chất: Phòng thư viện được bố trí trên tầng 2 với hệ thống bàn đọc đúng tiêu chuẩn, có kho sách riêng, đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ… Cán bộ thư viện chuyên, nhiệt tình cởi mở. Luôn đổi mới hình thức phục vụ bạn đọc. Đội ngũ cán bộ giáo viên và các em học sinh rất ham đọc sách. 1.4.2 Khó khăn: Nguồn kinh phí dành cho thư viện còn hạn hẹp, việc tu sửa cơ sở vật chất còn ít, vốn tài liệu nghèo nàn, chưa phong phú. Học sinh nhỏ, tinh thần tự tìm sách không cao, thờ ơ với sách. Nhiều em chưa có thói quen đến thư viện , chưa có kĩ năng tìm, mượn và đọc. Phụ huynh học sinh nông thôn nghèo, bận công việc và phần lớn chưa nhận thức rõ vai trò của sách đối với con em họ nên ảnh hưởng đến một số phong trào ủng hộ và quyên góp sách do thư viện đề ra ( cụ thể như phong trào “Xây dựng tủ sách dùng chung”, “ Góp một cuốn sách nhỏ, đọc nghìn cuốn sách hay”...). 4
- Việc dạy học hai buổi trên ngày làm cho giáo viên ít có thời gian tìm hiểu những sách hay để tư vấn cho học sinh tìm đọc. Cán bộ thư viện còn phải kiêm nhiệm thêm công tác thiết bị ,chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng tổ chức các hoạt động thư viện của thủ thư còn hạn chế. Thư viện mở cửa phục vụ bạn đọc không thường xuyên, học sinh đọc sách một cách bị động và học sinh cho rằng thư viện là của thủ thư, của giáo viên, của nhà trường, không phải dành cho học sinh. Đứng trước yêu cầu đặt ra của người làm công tác thư viện và trước những thuận lợi khó khăn trên, tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào để những quyển sách hay, sách quý đến tay bạn đọc một cách gần gũi, thích thú và mang lại lợi ích, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN XÂY DỰNG THƯ VIỆN THÂN THIỆN: 2.1.1 Biện pháp thứ nhất: Làm tốt công tác tuyên truyền. Cán bộ thư viện lập kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động, kết hợp với ban Giám hiệu duyệt kế hoạch để đảm bảo tính khả thi. Tuyên truyền đến giáo viên về tác dụng của việc xây dựng thư viện thân thiện, sẽ giúp giáo viên trong công tác giáo dục học sinh, để từ đó giáo viên chủ nhiệm tích cực phối hợp với cán bộ thư viện trong công tác luân chuyển sách, giới thiệu sách và kiểm soát việc đọc sách của học sinh. Tuyên truyền đến học sinh một cách sáng tạo để các em thấy được tác dụng của việc đọc sách với các hình thức tuyên truyền như: giới thiệu sách 5
- dưới cờ, tăng cường giới thiệu sách qua bảng tin, qua hệ thống phát thanh của trường, huấn luyện học sinh có năng khiếu để học sinh đó tuyên truyền cùng với cán bộ thư viện. Tổ chức cho học sinh thi kể chuyện theo sách, theo chủ điểm tháng thông qua sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. Kết hợp với giáo viên dạy đội tuyển nêu gương những em học sinh giỏi nhờ em học sinh đó giới thiệu những quyển sách hay với các bạn học sinh khác sẽ đạt hiệu quả nhanh và cao. Thông qua hội nghị cha mẹ học sinh để giới thiệu, kêu gọi sự phối hợp. 2.1.2 Biện pháp thứ hai: Xây dựng vốn tài liệu của thư viện ngày càng phong phú, đa dạng với phương châm vốn tài liệu phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học , bám sát nhu cầu đọc của bạn đọc. Muốn vậy tôi đã nghiên cứu nhu cầu , hứng thú đọc của giáo viên và học sinh để xây dựng vốn tài liệu. Đối với giáo viên: Từ đầu năm học thư viện cung cấp tới các tổ chuyên môn danh mục sách bổ sung vào thư viện theo hướng dẫn của ngành, để giáo viên lựa chọn những cuốn tài liệu một cách kịp thời và bám sát chuyên môn nhất. Đối với học sinh: Thư viện phát phiếu tìm hiểu nhu cầu, thể loại sách các em thích đọc . Tôi nhận thấy do ở lứa tuổi còn nhỏ này nên phần lớn các em chỉ thích đọc truyện tranh, truyện cổ tích, truyện trinh thám… số ít các em học sinh khối lớp 45 có nhu cầu đọc sách tham khảo phục vụ mở rộng kiến thức các môn học. Tuy nhiên để hướng nội dung đọc của các em là phần không kém quan trọng , trong lúc bổ sung vốn tài liệu từ kết quả thăm dò nhu cầu đọc của các em cũng cần bổ sung theo kế hoạch đề ra của nhà trường. 6
- 2.1.3 Biện pháp thứ ba: Đổi mới và đa dạng các hình thức phục vụ bạn đọc của thư viện. Bên cạnh các hình thức phục vụ truyền thống, thư viện sáng tạo ra nhiều hình thức phục vụ bạn đọc hiệu quả nhằm phát huy tác dụng của sách báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường là phát triển vòng quay của sách một cáh tối đa nhất. Các em học sinh tiểu học luôn thích sự mới mẻ, muốn tìm tòi khám phá những thứ xung quanh mình. Đọc sách cũng vậy nếu chỉ bó buộc trong một không gian quen thuộc với bàn, ghế , bảng…thì lâu dần cũng làm giảm đi sự hứng thú đọc sách của các em. Thư viện có thể mở rộng không gian đọc sách ra vườn trường, sân trước, sân sau, dưới gốc cây, với các góc hoạt động đa chức năng như góc đọc, góc vẽ, góc nghe, góc sáng tạo… xây dựng thư viện lưu động( tủ sách có bánh xe), thư viện xanh, thư viện túi sách, thư viện giỏ sách… Tổ chức phục vụ bạn đọc trong những buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, học phụ đạo, …trong những lần đọc sách như thế này cán bộ thư viện tập hợp những câu đố vui cho bạn đọc giải với mục đích tạo cho bạn đọc có thêm khả năng tư duy. Tủ sách ngoài trời( thư viện xanh) sách ở các tủ này được để riêng theo từng chủ đề: Với mỗi tủ sách xanh cần lựa chọn vốn sách có cùng một chủ đề (ví dụ như: chủ đề Em yêu văn học; Em khám phá khoa học; An toàn giao thông…) để giúp học sinh dễ tìm đúng chủng loại sách mà các em yêu thích, bên cạnh đó cần xây dựng ban cộng tác viên thư viện, để ban cộng tác viên giới thiệu sách tới các bạn, hướng dẫn việc tìm sách, phát sách và thu sách sau mỗi giờ đọc. Tăng cường hoạt động luân chuyển sách ở các lớp trong tuần, cứ vào đầu tuần cán bộ thư viện đưa sách xuống từng lớp . 7
- Ví dụ: Sáng thứ hai tuần I của tháng cán bộ thư viện cho cộng tác viên lớp 1A, 2A, 3A, 4A, 5A lên phòng thư viện nhận sách về phát cho các bạn đọc trong một tuần. Hết tuần các lớp A thu sách nộp lại cho thư viện . Qua tuần II là đến lịch mượn của các lớp B, tuần III các lớp C, tuần IV các lớp D. Hết 1 tháng số sách đó lại được luân chuyển chéo giữa các khối với nhau. 2.1.4 Biện pháp thứ tư: Thành lập các câu lạc bộ đọc sách: Tập hợp tất cả các em có chung sở thích, chung thể loại sách tìm hiểu… vào sinh hoạt tại một câu lạc bộ nhất như câu lạc bộ em yêu khoa học, em yêu văn học,… mỗi tháng câu lạc bộ được thành lập đó tổ chức sinh hoạt, giao lưu một lần vào các buổi chiều thứ 6 theo lịch cụ thể đề ra. Tại buổi sinh hoạt cán bộ thư viện là người hướng dẫn nội dung sinh hoạt: cung cấp sách theo chủ đề, giới thiệu kịp thời sách mới (nếu có), cung cấp hệ thống câu hỏi thảo luận cho các thành viên trong câu lạc bộ,…Hướng dẫn học sinh tham gia tập viết, trải nghiệm các bài để gửi báo, tạp chí. Cán bộ thư viện có sổ theo dõi việc sử dụng sách, tuyên dương kịp thời những học sinh tích cực đọc sách, có biện pháp động viên, khen thưởng (qua bảng tin, báo cáo ban Giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm). Mỗi học kỳ đều có đánh giá thi đua giữa các lớp, các nhóm học sinh. Có phần thưởng cho các cộng tác viên tiêu biểu.( phần thưởng là những cuốn sách mới và hay). 2.1.5 Biện pháp thứ năm: Tăng cường cơ sở vật chất bằng nhiều hình thức: Khắc phục thiếu phòng đọc: bằng cách tăng cường hệ thống ghế đá tại hành lang lớp học, tại các tán cây sân trường để tạo điều kiện cho học sinh có thể đọc sách bất kì ở những vị trí khác nhau trong trường. 8
- Bổ sung cơ sở vật chất, vốn tài liệu: .Tham mưu với Ban giám hiệu trích ngân sách hàng năm từ 23% theo như hướng dẫn của thông tư 30 của BGDĐT . Xã hội hóa công tác thư viện: . Huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh, của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trên địa bàn để mua sắm bàn ghế, làm vườn cổ tích, tủ sách lớp học, thư viện xanh,… . Xây dựng tủ sách dùng chung: Cán bộ thư viện đọc bài phát động phong trào xây dựng tủ sách dùng chung dưới cờ tới các em học sinh và đưa ra những tiêu chí quy định về thể loại, số lượng, chất lượng sách quyên góp… một cách cụ thể với các giáo viên chủ nhiệm trong phiên họp hội dồng. Sau khi xây dựng được tủ sách dùng chung của mỗi lớp, cán bộ thư viện và ban giám hiệu cùng theo dõi đánh giá về chất lượng, số lượng cũng như hiệu quả sử dụng tủ sách đó để có kết quả thi đua xứng đáng. . Lôi cuốn được toàn bộ sức mạnh của xã hội: những người quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục từ chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, ban Giám hiệu, các thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh thấy được tầm quan trọng của sách đối với tri thức. 2.1.6 Biện pháp thứ sáu: Làm mới các hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách dến bạn đọc. Trong nhiều năm học trước, thư viện nhà trường đã rất chú ý đến công tác giới thiệu sách thông qua một số hình thức như: giới thiệu dưới cờ về sách theo chủ điểm tháng, tin vắn về sách trên bảng tin cùng với việc biên soạn các thư mục chuyên đề, thư mục danh nhân… Qua các hình thức như vậy , việc thông tin tuyên truyền sách đến độc giả trong trường cũng đã gặt hái được những thành công nhất định. Nhiều thầy cô giáo tâm huyết với sách, các em học sinh say mê sách đã thường xuyên tìm đến thư viện . 9
- Ngoài ra nhà trường đã hình thành nhóm “ Cùng giới thiệu sách” gồm các thầy cô giáo và các em học sinh là những người yêu sách , muốn chia sẻ những cái hay cái đẹp của sách, đồng thời là những “ cây bút” có năng lực và giàu nhiệt huyết. Các bài giới thiệu của nhóm được đăng tải trên 1 góc bảng tin, đã thực sự thu hút được một lượng lớn độc giả đến đọc bài giới thiệu và tìm đọc cuốn sách được giới thiệu tại thư viện. Bên cạnh các biện pháp nêu trên thư viện trường tôi còn áp dụng các phương pháp tuyên truyền khác như: Điểm sách; Kể chuyện theo sách; Thi vui đọc sách; Đọc to nghe chung… Vận động các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng làm công tác thư viện: Chi bộ Đảng giám sát chỉ đạo công tác thư viện cho phù hợp với nội dung nhiệm vụ năm học. Đoàn thanh niên, Ban phụ trách Đội giúp thư viện phát huy tinh thần năng động, sáng tạo nhiều hình thức phục vụ bạn đọc hấp dẫn. Nhắc nhở đôn đốc các em thực hiện tốt lịch mượn trả sách. 2.1.7 Biện pháp thứ bảy: Tổ chức sắp xếp kho tài liệu khoa học, hướng dẫn bạn đọc cách tra tìm tài liệu, nâng cao tinh thần làm việc của cán bộ thư viện. Có thể nói việc sắp xếp kho tài liệu khoa học sẽ mang lại rất nhiều tiện ích cho công tác quản lí vốn tài liệu và việc phục vụ bạn đọc được nhanh chóng, chính xác. Cuốn tài liệu được nằm đúng vị trí của nó sẽ phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng. Ngược lại nằm không đúng vị trí sẽ bị bạn đọc lãng quên… Với đặc thù thư viện trường tiểu học trường tôi và qua thục tế công tác tôi thấy sắp xếp kho sách theo môn loại và theo từng khối là tiện dụng nhất. Bạn đọc đa phần còn thiếu kĩ năng tra tìm cuốn sách yêu thích, phụ thuộc nhiều vào thủ thư, vì vậy cần hướng dẫn cụ thể cho bạn đọc cách tìm kiếm qua mục lục phân loại và mục lục chữ cái. Những cuốn sách đã được mượn cần làm “ phiếu ma” để vào vị trí thay thế đó, giúp bạn đọc trả lời nhanh nhất cho câu 10
- hỏi cuốn sách đó có còn trên giá không? ai đang mượn cuốn sách đó?...? Bên cạnh đó không ngừng nâng cao nghiệp vụ, tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ thư viện phải thân tình cởi mở. Thực hiện nghiêm túc và linh hoạt lịch hoạt động thư viện . Cán bộ thư viện phải thường xuyên cập nhật thông tin để nắm bắt sách mới, giới thiệu kịp thời cho học sinh. 2.2 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Qua thực tế năm học 20122013 triển khai sáng kiến, thư viện trường tôi đã đạt được một số kết quả vượt trội, kêu gọi được sự ủng hộ nhiệt tình của các lực lượng xã hội. Phát triển kho sách với số lượng sách tăng lên rõ rệt, tăng cường hệ thống tủ sách lớp học, tủ sách thư viện xanh. Cụ thể: Kết quả đạt được Năm học Năm học 20112012 20122013 Số bài tuyên truyền giới thiệu 10 cuốn 30 cuốn sách đến học sinh Số bài giới thiệu sách đến cán bộ 10 cuốn 40 cuốn giáo viên Tổ chức hội thi kể chuyện theo 2 lần 10 lần sách Tủ sách lớp học 5 cái 20 cái Tủ sách sân trường 3 cái 7 cái Ghế đá 5 cái 20 cái Phòng đọc giáo viên 0 1 phòng Huy động từ nguồn ngân sách 50q (1.210.000đ) 300q (9.115.000đ) Huy động từ nguồn xã hội hoá 120q ( 1.932000đ) 500q (13.814.000đ) Kho sách 1430 quyển 2050 quyển Câu lạc bộ yêu sách 0 4 Tỉ lệ giáo viên mượn đọc sách Đạt 100%( trung Đạt 100%( trung bình 30 bình 50 cuốn/người/ 11
- cuốn/người/ năm) năm) Tỉ lệ học sinh mượn – đọc sách Đạt 70% Đạt 80% PHẦN 3. KẾT LUẬN Nhà bác học Lê Quý Đôn Người được mệnh danh là “Bồ sách của dân gian” có câu nói nổi tiếng “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng không bằng kinh sử một vài pho” điều đó cho thấy tầm quan trọng của sách đối với loài người. Lịch sử đã chứng minh: cùng với lao động, ngôn ngữ đã làm nên con người và xã hội loài người, thì sách là ngôn ngữ chắt lọc, là tư duy chắt lọc của những con người ưu tú nhất, nên sách là ông thầy vĩ đại giúp con người học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi. Sách không bao giờ lạc hậu. Con người muốn thành đạt không thể tách rời việc đọc sách. Thói quen đọc sách phải được hình thành từ tuổi ấu thơ thì mới vững bền nhất. Trong nhà trường để sách đến với học sinh đó là nhiệm vụ cao cả của thư viện, để sách đến với học sinh một cách gần gũi, thiết thực thì phải xây dựng Thư viện thân thiện. Thư viện thân thiện là thư viện có đầy đủ cơ sở vật chất, lượng sách, báo phong phú, các hoạt động đa dạng, phù hợp với từng lứa tuổi và được học sinh đón nhận một cách chủ động, hứng thú, được sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng xã hội. Thư viện thân thiện là thư viện mà người cán bộ thư viện phải yêu nghề, tích cực trong mọi hoạt động, hoạt động sáng tạo, yêu sách, hiểu sách, có biện pháp đưa sách đến với học sinh một cách tự nhiên mà gần gũi, hiệu quả. Người cán bộ thư viện như một người đưa đò trên dòng sông tri thức, chở sách đến với tâm hồn người đọc, góp phần bồi dưỡng những tâm hồn trẻ thơ thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phát triển toàn diện đức, trí, thể, mĩ. 12
- * Với những kết quả đạt được sau khi triển khai sáng kiến là rất ưu việt như trên, bên cạnh đó tôi có một số kiến nghị như sau: Ngay mỗi đầu năm học Ban giám hiệu chỉ đạo cán bộ thư viện rà soát thực trạng số lượng sách báo hiện có và lên dự trù kinh phí mua sắm theo đúng hướng dẫn thông tư 30. Phân công cán bộ thư viện làm chuyên trách một công tác thư viện( thay cho việc phải kiêm nhiệm cả công tác thiết bị). Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo, giám sát chặt chẽ hơn nữa mọi hoạt động của thư viện. Các tổ chức đoàn ,đội, đoàn thanh niên, các thầy cô giáo chủ nhiệm phối hợp tích cực với mọi hoạt động của thư viện một cách thường xuyên và kịp thời. 13
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghiệp vụ thư viện trường học/ Nguyễn Thế Tuấn.H.: Giáo dục, 2003. 2. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông/ Vũ Bá Hoà( chủ biên), Lê Thi Chinh, Ngô Phước Đức...H.: Giáo dục, 2009. 3. Chuyên san Sách giáo dục& Thư viện trường học.H.: Giáo dục, 2007 2008 14
- Phụ lục đính kèm PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU HỨNG THÚ ĐỌC SÁCH CỦA Em hãy đánh dấu + vào ô trống trước các ý mà em thích: 1. Em có thích đọc sách không? Có Không 2. Em có thích đến thư viện đọc sách không? Có Không 3.Nếu có thích đọc sách thì em thích đọc nhất những loại sách gì? Truyện tranh Truyện kim đồng Báo tạp chí Sách tham khảo các môn học 4.Hãy nêu những lí do vì sao em không thích đọc sách? 15
- ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 5.Em mong muốn điều gì nhất ở thư viện nhà trường? ................................................................................................................ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................. MỤC LỤC Trang Phần 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.............................................1 1.2.MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ................................................................................................................ ...........3 1.3.PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG....................................................3 1.4 THỰC TRẠNG...........................................................................................3 Phần 2 PHẦN NỘI DUNG 16
- 2.1MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN XÂY DỰNG THƯ VIỆN THÂN THIỆN.................................................................................................................. 5 2.2 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC............................................................................... 8 Phần 3 KẾT LUẬN PHẦN KẾT LUẬN..................................................................... .........................11 MỤC LỤC........................................................................................................... 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................14 PHỤ LỤC ..............................................................................................................15 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến:Một số kinh nghiệm xây dựng thư viện thân thiện trong điều kiện dạy học hai buổi trên ngày ở trường tiểu học. 2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Thư viện trường tiểu học Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Nguyệt Ngày/tháng/năm sinh: 01/03/1981 Trình độ chuyên môn: Đại học Thông tin Thư viện 17
- Chức vụ, đơn vị công tác: Cán bộ thư viện thiết bị trường tiểu học Hồng Lạc Thanh Hà Hải Dương. Điện thoại:01698.357.662 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường tiểu học Hồng Lạc Địa chỉ: xã Hồng Lạc huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đội ngũ con người: Cán bộ thư viện, cán bộ giáo viên và học sinh trong một nhà trường. Cơ sở vật chất: Nguồn kinh phí nhất định, hệ thống phòng kho, tủ giá, vốn tài liệu thư viện… 6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 20122013. HỌ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Nguyệt TÓM TẮT SÁNG KIẾN Kính thưa hội đồng thẩm định! Mỗi ngành nghề hoạt động đều có những vướng mắc nhất định và cách tháo gỡ chúng cũng vậy. Sáng tạo, sáng kiến là tìm ra những cái mớ, i tốt hơn cái cũ, cái đang có để sao cho mọi hoạt động phải có tính mới và mang lại giá trị thực tiễn.Trong công việc của người cán bộ thư viện cũng không nằm ngoài phạm vi đó, thậm chí còn càng rất cần có sáng kiến để phát huy vai trò của thư viện rõ rệt hơn. 18
- Với sáng kiến:Một số kinh nghiệm xây dựng thư viện thân thiện trong điều kiện dạy học hai buổi trên ngày ở trường tiểu học” đã thực sự đưa thư viện từ chỗ còn là khái niệm xa lạ với học sinh, với phụ huynh các em, với một số lực lượng trong xã hội thì giờ đây thư viện của nhà trường chúng tôi đã trở thành điểm đến yêu thích và quen thuộc của cô và trò, điểm giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Nội dung sáng kiến chỉ ra 7 hiện trạng cơ bản của hoạt động thư viện trong trường tiểu học và đề ra 11 biện pháp khắc phục các vướng mắc đó.Với những kết quả đạt được đã đưa thư viện nhà trường trở thành thư viện thực sự thân thiện. * Về bố cục thư viện gồm 3 phần chính: Phần 1Phần mở đầu: Nêu lí do viết sáng kiến; mục đích viết, phạm vi đối tượng áp dụng. Phần 2Nội dung: Nêu các biện pháp khảo sát,tiến hành triển khai sáng kiến . Phần3 Kết luận và kiến nghị: Khẳng định kết quả, giá trị thực tiễn mà sáng kiến kinh nghiệm mang lại đồng thời đưa ra một vài kiến nghị với các cấp quản lý .( Phụ lục đính kèm). Xin chân thành cảm ơn! 19
- MỤC LỤC Trang Phần 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.......................................... 1 1.2.MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ................................................................................................................ ........... 3 1.3.PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.................................................... 3 1.4 THỰC TRẠNG........................................................................................... 3 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn