intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp giải toán thường dùng ở Tiểu học

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

35
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu kinh nghiệm và phương pháp giải một số bài toán xuất hiện trong chương trình giải toán ở Tiểu học. Thông qua tìm hiểu để có biện pháp giải các bài toán cho học sinh tiểu học nói chung. Giúp học sinh nhận thức đúng quy luật của từng dạng toán và biện pháp giải các dạng toán đó một cách nhanh nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp giải toán thường dùng ở Tiểu học

  1. PHẦN I:MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong hệ thống các môn học ở tiểu học, Toán có một vị trí đặc biệt quan  trọng. Không có ai có thể  phủ  nhận khả  năng  ứng dụng rộng rãi kiến thức  toán học vào cuộc sống. Vì thế việc dạy và  học Toán thế  nào để thu hút sự  quan tâm của mọi giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và của toàn xã hội.  Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận   thức tự nhiên của con người. Môn Toán còn là môn học rất cần thiết để  học  các môn học khác, nhận thức thế giới xung quanh để hoạt động có hiệu quả  trong thực tiễn. Môn Toán có khả  năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện   phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, thao tác tư  duy cần thiết  để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng  phân tích tổng hợp, so sánh, dự  đoán, chứng minh. Môn Toán còn góp phần  giáo dục lý trí và những đức tính tốt như: trung thực, cần cù, chịu khó, ý thức   vượt khó khăn, tìm tòi sáng tạo và nhiều kỹ  năng tính toán cần thiết để  con  người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao   động trong thời đại mới. Là một môn khoa học cơ bản, toán học đã được nhiều nhà sư phạm, nhà   khoa học nghiên cứu cách thể hiện cách dạy sao cho hiệu quả nhất. Vừa đảm  bảo tính phổ  thông vừa đảm bảo tính hệ  thống của khoa học. Nhưng nó còn  đòi hỏi  mỗi học sinh sử  dụng gần hết vốn kiến thức về toán học vào hoạt  động giải toán. Để có kỹ năng giải toán đúng, người học không chỉ cần có sự  tư duy khoa học mà còn cần đến rất nhiều vốn kiến thức tổng hợp khác nhau.   Mỗi bài toán đều có nội dung logic được thể  hiện bằng những thuật toán.  Mỗi bài toán, dạng toán được trình bày một cách có hệ  thống liên quan mật  thiết với nhau. 1
  2.        Có thể nói dạy học toán chủ yếu là dạy các hoạt động toán học và hoạt  động toán ở tiểu học chủ yếu là thông qua giải toán. Giải toán là “ hòn đá thử  vàng” của việc dạy học toán. Qua giải toán, người học được rèn luyện tư duy   một cách tích cực, linh hoạt. Nó yêu cầu người giải phải huy động toàn bộ  các kiến thức, kỹ  năng vào các tình huống khác nhau để  giải quyết rất năng  động, sáng tạo. Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy  học giải toán giúp cho người dạy và người học phát huy cao khả năng vốn có  của bản thân giúp đạt hiệu quả cao hơn trong dạy học nói chung và giải toán  nói riêng.          Qua thực tế giảng dạy, dự giờ, kiểm tra th ường xuyên và kiểm tra định   kỳ học sinh; tìm hiểu nguyên nhân học sinh không làm được bài. Làm thế nào  để  học sinh tham gia giải toán đạt hiệu quả  cao nhất...Những trăn trở   ấy   chính là lí do để  tôi chọn đề  tài “  Một số  phương pháp giải toán thường   dùng ở Tiểu học”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài. Tìm hiểu kinh nghiệm và phương pháp giải một số  bài toán xuất hiện  trong chương trình giải toán ở Tiểu học. Thông qua tìm hiểu để  có biện pháp giải các bài toán cho học sinh tiểu  học nói chung. Giúp học sinh nhận thức đúng quy luật của từng dạng toán và biện pháp  giải các dạng toán đó một cách nhanh nhất.  Củng cố  cho học sinh phương pháp giải các dạng toán cơ  bản của tiểu   học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. ­ Về mặt nội dung: Một số phương pháp giải toán thường dùng ở  Tiểu  học. 2
  3.  ­ Mặt kiến thức:  Một số dạng toán điển hình ở tiểu học.  ­ Thực trạng: Điều tra việc dạy ­ học giải toán của học sinh tiểu học tại   trường Tiểu học Ngư Thuỷ Nam 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. ­ Đối tượng: Tìm hiểu một số phương pháp giải toán thường dùng  cho  học sinh ­ Trường Tiểu học Ngư Thuỷ Nam. ­ Phạm vi:  Học sinh Trường Tiểu học Ngư Thuỷ Nam   5. Phương pháp nghiên cứu. ­ Nghiên cứu lý luận: Đọc sách, tài liệu để tìm hiểu cơ sở lý luận của đề  tài. ­ Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực hành giải toán để tìm ra phương   pháp giải nhanh nhất. 3
  4. PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận.               Toán học là “ môn thể  thao của trí tuệ, giúp ta nhiều trong việc rèn   luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập,  phương pháp giải quyết vấn đề; giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh sáng  tạo...”. Điều này thể hiện rõ nét qua việc giải toán. Giải toán vừa là phương  tiện, vừa là mục đích của việc dạy và học toán. Có thể nói giải toán là” một   trong những biểu hiện đặc trưng nhất trong hoạt động con người”.         Vấn đề dạy “suy nghĩ” cho học sinh qua hoạt động giải toán đang là vấn  đề quan tâm của các nhà giáo dục học môn toán không chỉ ở nước ta mà còn ở  nhiều nước trên thế giới. Phương pháp dạy học tích cực “dựa trên hoạt động  học tập của học sinh” đã và đang được đông đảo giáo viên tiếp tục nghiên  cứu, vận dụng và hoàn thiện...Học sinh cần được đặt được trước những tình  huống, các bài toán thực nhằm rèn khả năng suy nghĩ linh hoạt, sáng tạo, biết   vận dụng những điều đã biết để  tìm con đường giải quyết khác nhau, từ  đó   chọn được con đường tốt nhất để  đi tìm kết quả. Qua giải một bài toán học  4
  5. sinh được rèn luyện và phát triển tư duy logic, tính chủ động sáng tạo và linh  hoạt thay vì học sinh chỉ  biết máy móc giải nhanh gọn theo công thức hoặc  theo tính toán đơn thuần.        Giải toán là một trong những vấn đề trung tâm của phương pháp dạy học   toán  ở phổ thông. Giải toán cũng là thước đo việc nắm lý thuyết, trình độ  tư  duy; tính linh hoạt sáng tạo của người giải toán. Qua đó người giải toán được  làm quen cách đặt vấn đề, cách phân tích tổng hợp để nắm chắc vấn đề, cách   giải quyết vấn đề nhanh, hợp lý; biết cách trình bày lời giải rõ ràng, chính xác   logic (có mức độ đối với học sinh tiểu học); đồng thời biết kiểm tra các công  việc đã làm. Nó góp phần rèn tính cẩn thận, chính xác, kiên trì, vượt khó, chủ  động sáng tạo cho người giải toán từ  đó thực hiện tốt ba nhiệm vụ: giáo  dưỡng, giáo dục và phát triển.            Như chúng ta biết mọi vấn đề  toán học đều bắt nguồn từ  thực tiễn  cuộc sống. Phương pháp dạy giải toán ở tiểu học là sự vận dụng các phương  pháp dạy học toán cho phù hợp với nội dung kiến thức của đề toán đưa ra.           Toán học có tính trừu tượng, khái quát nhưng đối tượng của toán học   lại mang tính thực tiễn. Phương pháp dạy học một số  dạng toán được dựa   trên quan điểm thừa nhận thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức là tiêu chuẩn  của chân lý. Vì vậy trong quá trình dạy học giải toán  ở  tiểu học người giáo  viên cần lưu ý: + Nắm được mối quan hệ giữa toán học và thực tế  đời sống bằng cách  làm rõ thực tiễn của toán học, thông qua các bài toán cụ thể đã có để giúp học   sinh nắm rõ mối quan hệ  giữa số  học và hình học. Tổ  chức các hoạt động   thực hành có nội dung gắn với thực tế toán học trong thực tiễn. + Tổ chức hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức, kỹ năng toán  học để giải quyết những bài toán có trong chương trình giải toán của Bộ Giáo  dục và Đào tạo. II. Cơ sở thực tiễn. 5
  6. ­ Điều quan trọng của việc dạy giải toán  là giúp học sinh biết cách giải  quyết các vấn đề  toán học trong cuộc sống. Các vấn đề  này được nêu dưới   dạng các bài toán có nội dung khác nhau hết sức phong phú và đa dạng. Vì  vậy việc giải các dạng toán này là học sinh có dịp huy động toàn bộ vốn kiến   thức, kỹ năng và phương pháp mà học sinh đã được học.  ­ Để  giải được một số  bài toán có trong giải toán đòi hỏi học sinh phải  có kiến thức sâu về các dạng toán cơ bản ở tiểu học, một số kỹ năng cơ bản  về các phương pháp thường dùng ở Tiểu học. ­ Đối với học sinh tiểu học thì tư duy cụ thể chiếm ưu thế. Những hoạt   động gây hứng thú thì các em tập trung chú ý hơn và nhớ lâu hơn. Do đó, trong   giờ  học toán nếu giáo viên biết cách tổ  chức và điều khiển hoạt động dạy  học một cách linh hoạt, khoa học, có hệ  thống, biến nhiệm vụ  căng thẳng  thành các hình thức thi đua,  học sinh sẽ hiểu bài nhanh hơn. Ở  chương trình tiểu học hiện nay không dạy học sinh giải toán bằng   phương pháp đại số, lập phương trình và hệ  phương trình. Nhưng khi tiến  hành giải phương trình đó thì phải giải theo phương pháp số học. Bởi lẽ hạt   nhân của nội dung môn toán ở tiểu học là số  học, học sinh chưa học đại số,  tư  duy của các em là tư  duy cụ  thể nên khi dạy học sinh dạng toán này phải   giải bằng phương pháp số  học. Bằng ngôn ngữ  dễ  hiểu nhất, giáo viên giải   thích cho các em hiểu các thuật toán  và gợi cho các em kiến thức liên quan   đến nội dung toán học khác. ­ Thể hiện các yếu tố bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.  ­  Sử  dụng các đồ  dùng trực quan để  học sinh nắm bản chất của dạng   toán và phương pháp giải từng dạng Toán ­ Phát hiện mối quan hệ giữa yếu tố cần tìm với yếu tố đã cho trong bài  toán. ­ Học sinh vận dụng kiến thức đã học, phát hiện cách giải. 6
  7. ­ Kết hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành để học sinh học đến đâu nhớ  đến đó vì kiến thức giải toán  bao trùm toàn bộ chương trình tiểu học. ­ Một số phương pháp thường dùng ở Tiểu học như sau: + Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng. + Phương pháp rút về đơn vị ­ phương pháp tỉ số. + Phương pháp thử chọn. + Phương pháp khử. + Phương pháp tính ngược từ cuối. Với một khối lượng kiến thức rộng lớn như vậy khi dạy người giáo viên  phải biết chốt kiến thức một cách chặt chẽ, và tìm phương pháp tính đúng và  nhanh nhất để học sinh vừa đảm bảo đúng và thời gian ít nhất. Qua phần tìm hiểu cơ  sở  toán học giải toán ta thấy kiến thức của các   dạng toán có trong chương trình Tiểu học hết sức đa dạng và phong phú.  Điều đó đòi hỏi người dạy và người học phải có một kiến thức vững chắc   về   chương   trình   toán   ở   tiểu   học   mới   giải   được   hết   các   dạng   toán   có   ở  chương trình Tiểu học. III.   Thực   trạng   việc   dạy   và   học   học   sinh   giải   toán     ở  trường Tiểu học Ngư Thủy Nam – Lệ Thủy – Quảng Bình. 1/ Thuận lợi: Công tác dạy và học giải toán  ở  chương trình Tiểu học luôn được sự  quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường. Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện có thể  để  công việc dạy và học   Toán có chất lượng như  có kế  hoạch giảng dạy cụ  thể  và kiểm tra chất   lượng học sinh từng tuần, tháng để có biện pháp điều chỉnh hợp lí; cung cấp  đầy đủ tài liệu cho học sinh và giáo viên trong công tác dạy và học. Có những   7
  8. biện pháp động viên, khuyến khích học sinh và giáo viên hoàn thành nhiệm vụ  tốt tạo động lực thúc đẩy công việc có hiệu quả tốt. Giáo viên có tâm huyết với nghề, luôn yêu thương học sinh. Học sinh chăm ngoan, hiếu học.            2/ Khó khăn: Nói về vấn đề dạy và học Toán ở bậc Tiểu học nói chung trên thực tế  còn nhiều khó khăn chưa đạt hiệu quả  cao. Có rất nhiều lý do,  nguyên nhân  khá phổ biến như: Sự quan tâm của phụ huynh học sinh còn hạn chế đồng thời nhiều học  sinh chưa có điều kiện học tập ở nhà. Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn   nên rất nhiều gia đình phụ huynh phải đi làm ăn xa, việc học tập ở nhà, mua   sắm tài liệu tham khảo cho học sinh còn ít. Do vậy, có sự   ảnh hưởng đến  chất lượng học tập của các em. Giáo viên giảng dạy mới ra trường nên kinh nghiệm còn ít.  IV. Một số  biện pháp hướng dẫn học sinh giải một số  dạng   toán thường dùng ở tiểu học. Xuất phát từ  các khó khăn  trên, tôi đã có một số  biện pháp để  hướng  dẫn các em giải Toán như sau. 1. Nâng dần giải Toán từ  dễ  đến khó, từ  tư  duy cụ  thể  đến tư  duy trừu   tượng: Chẳng hạn dùng phương pháp sơ đồ, chuyển sang ngôn ngữ bằng lời   hay mô tả, dùng ký hiệu. 2. Thông qua một bài Toán cụ thể, tôi cho học sinh tiếp cận với bài Toán   bằng nhiều cách khác nhau. Dùng ngôn ngữ Toán học để mô tả phát hiện ra những vấn đề  mới từ  bài Toán. Biết đặt bài Toán trong mối liên hệ với các bài toán cơ bản ở lớp và  biết huy động tối ưu các kiến thức vào giải Toán.    ­ Khai thác mối liên hệ  giữa các phương pháp giải Toán và khai thác kiến  thức cơ bản làm cơ  sở  cho việc tìm kiếm lời giải của một bài Toán. Hướng   8
  9. cho các em tìm lời giải thuận lợi với mình( đưa về dạng Toán quen thuộc để  làm). * Ví dụ về  một số phương pháp giải toán thường dùng ở Tiểu  học. 1. Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng. a. Khái niệm:      Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng là một phương pháp giải toán ở tiểu học,   trong đó mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho và đại lượng phải tìm trong  bài toán được biểu diễn bởi các đoạn thẳng.      Việc lựa chọn độ  dài của các đoạn thẳng để  biểu diễn các đại lượng và  sắp thứ tự của các đoạn thẳng trong sơ đồ  hợp lý sẽ giúp học sinh tìm được  lời giải một cách tường minh. b. Ví dụ:   ạng  bài      * D     :    Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó 5           Bài to    á   n 1    : Tổng của hai số là 121. Tỉ số của hai số đó là  . Tìm hai số  6 đó. GV hướng dẫn như sau: 5 Tỉ số của hai số là  , vì vậy nếu coi số bé là 5 phần bằng nhau ( vẽ  6 một đoạn thẳng gồm 5 phần bằng nhau) thì số  lớn là 6 phần bằng nhau như  thế.  Vậy tổng hai số  (121) gồm 5 + 6 = 11( phần). Ta có sơ đồ:    Số bé:                                            ?                                                                                                                          121  Số lớn:                                                               9
  10.                                           ?                                               Hướng dẫn giải:      Nhìn vào sơ đồ bài toán cho thấy :  ­ 121 gồm mấy phần bằng nhau? ­ Muốn tìm một phần ta làm như thế nào? ­ Số bé gồm mấy phần? Tìm bằng cách nào?  ­ Tìm số lớn như thế nào? Bài toán được trình bày như sau:  Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :  5  + 6 = 11 ( phần) Số bé là: 121 : 11 x 5 = 55                  Số lớn là:  121  ­  55  =  66                      Đáp số: 55 và 66 Dạng bài: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó  3    Bài toán 2: Hiệu của hai số là 192. Tỉ số của hai số đó là  . Tìm hai số đó. 5    Giáo viên hướng dẫn như sau:  3 Tỉ  số  của hai số  là    , vì vậy nếu coi số  bé là 3 phần bằng nhau( vẽ  5 một đoạn thẳng gồm 3 phần bằng nhau) thỉ số lớn là 5 phần bằng nhau như  thế.           Vậy hiệu của hai số ( 192) là : 5  ­  3  = 2 ( phần)  .           Ta có sơ đồ:                               ? Số bé                                                       192                                                         Số lớn                                        ?                                             Hướng dẫn giải:       Nhìn vào sơ đồ bài toán cho thấy : 10
  11.      ­ 192 gồm mấy phần bằng nhau?       ­ Muốn tìm một phần ta làm như thế nào ?      ­ Số bé gồm mấy phần? Tìm bằng cách nào?       ­ Tìm số lớn như thế nào?        Bài giải được trình bày như sau:              Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 5 ­ 3 = 2 (phần)                       Số bé là: 192 : 2 x 3 = 288                       Số lớn là: 288 + 192 = 480                          Đáp số: 288 và 480        Hướng dẫn học sinh rút ra các bước giải cho loại toán này như sau ( đây  chính là nội dung cần ghi nhớ ):           Bước 1: Vẽ sơ đồ đoạn thẳng           Bước 2: Tìm tổng ( hiệu ) số phần bằng nhau.           Bước 3: Tìm giá trị một phần bằng cách lấy tổng ( hiệu ) của hai số  chia cho tổng ( hiệu ) số phần bằng nhau.           Bước 4: Tìm số bé (số lớn).      Tóm lại: Đối với học sinh , để giải được loại toán này các em cần nhận  dạng được bài toán. Phải chỉ ra “tổng”, “hiệu”, “tỉ”, hiểu được ý nghĩa của tỉ  số, chỉ ra được hai số cần tìm. Từ đó vận dụng công thức giải một cách linh   hoạt, sáng tạo.  2. Phương pháp rút về đơn vị ­ Phương pháp tỷ số. a. Khái niệm:        Phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỷ số là hai phương pháp giải   toán, dùng để  giải các bài toán về  đại lượng tỷ  lệ  thuận và đại lượng tỷ  lệ  nghịch.        Trong bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận (hoặc tỷ lệ nghịch) thường xuất  hiện ba đại lượng, trong đó có một đại lượng không đổi, hai đại lượng còn  lại biến thiên theo tương quan tỷ lệ thuận (hoặc tỷ lệ nghịch). 11
  12.        Phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỷ số là hai phương pháp giải   toán khác nhau nhưng đều dùng để  giải một dạng toán về  tương quan tỷ  lệ  thuận (hoặc tỷ lệ  nghịch). b. Các bước giải bài toán bằng phương pháp rút về đơn vị hoặc phương  pháp tỷ số.        Trong bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận (hoặc tỷ lệ nghịch) thường xuất  hiện   hai   đại   lượng   biến   thiên   theo   tương   quan   tỷ   lệ   thuận   (hoặc   tỷ   lệ  nghịch). Trong hai đại lượng biến thiên, người ta thường cho biết hai giá trị  của đại lượng này và một giá trị của đại lượng kia rồi yêu cầu tìm giá trị còn  lại của đại lượng thứ hai.       Để  tìm giá trị này có thể dùng phương pháp rút về  đơn vị  hoặc phương   pháp tỷ số. * Phương pháp rút về đơn vị.       Khi giải bằng phương pháp rút về đơn vị ta tiến hành theo các bước sau:      Bước 1: Rút về đơn vị: Trong bước này ta tính một đơn vị của đại lượng   thứ nhất ứng với bao nhiêu đơn vị của đại lượng thứ hai hoặc ngược lại.      Bước 2: Tìm giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai: Trong bước này lấy   giá trị còn lại của đại lượng thứ nhất nhân với (hoặc chia cho) giá trị của đại  lượng thứ  hai tương  ứng với một đơn vị  của đại lượng thứ  nhất (vừa tìm  được ở bước 1). *  Phương pháp tỷ số.     Khi giải bài toán bằng phương pháp tỷ số ta tiến hành theo các bước sau:     Bước 1: Tìm tỷ số. Ta xác định trong hai giá trị đã biết của đại lượng thứ  nhất thì giá trị này gấp (hoặc kém) giá trị kia mấy lần.     Bước 2: Tìm giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai. c. Ví dụ:    Bài toán 1: May 5 bộ quần áo như  nhau hết 20m vải. Hỏi may 23 bộ quần  áo như thế thì hết bao nhiêu mét vải cùng loại? 12
  13.    Phân tích     Trong bài toán này xuất hiện ba đại lượng:    ­ Số mét vải để may 1 bộ quần áo là đại lượng không đổi.    ­ Số bộ quần áo và số mét vải là hai đại lượng biến thiên theo tương quan   tỷ lệ thuận.    Ta thấy:       May 5 bộ quần áo hết 20m  vải.       May một bộ quần áo hết ?m vải.       May 23 bộ quần áo hết ?m vải.                                                Bài giải:                Số mét vải để may 1 bộ quần áo là:                            20 :  5   =  4 (m)                Số mét vải để may 23 bộ quần áo là:                              4 x  23   = 92 (m)                                                Đáp số: 92m vải.    Bài toán 2: Dùng 32m vải thì may được 8 bộ  quần áo như nhau. Hỏi dùng   100m vải cùng loại thì may được bao nhiêu bộ quần áo như thế?     Phân tích     Dùng 32m thì may được 8 bộ     Dùng ? m thì may dược 1 bộ?     Dùng 100m thì may được ? bộ?                                              Bài giải                       Số mét vải dùng để may 1 bộ quần áo là:                                32 : 8 = 4 (m)                      Dùng 100m vải may được số bộ quần áo là:                              100 : 4  = 25 (bộ)                                             Đáp số: 25 bộ 13
  14. 3. Phương pháp thử chọn. a. Khái niệm:     Phương pháp thử  chọn dùng để  giải các bài toán về  tìm một số  khi số  đó  đồng thời thỏa mãn một số điều kiện cho trước.     Phương pháp thử  chọn có thể dùng để  giải các bài toán về  cấu tạo số  tự  nhiên, cấu tạo số thập phân, cấu tạo phân số và cả các bài toán về hình học,   toán về chuyển động đều, toán tính tuổi,... b. Các bước tiến hành khi giải toán bằng phương pháp thử chọn.      Khi giải bài toán bằng phương pháp thử chọn ta thường tiến hành theo hai   bước:      Bước 1: Liệt kê: Trước hết ta xác định các số  thỏa mãn một số  trong các   điều kiện mà đề  tài yêu cầu (tam bỏ qua các điều kiện còn lại). Để  lời giải   ngắn gọn và chặt chẽ, ta cần cân nhắc chọn điều kiện để  liệt kê sao cho số  các số liệt kê được theo điều kiện này là ít nhất.        Bước 2: Kiểm tra và kết luận: Lần lượt kiểm tra mỗi số  vừa liệt kê  ở  bước một có thỏa mãn các điều kiện còn lại mà đề  bài yêu cầu hay không?   Số nào thỏa mãn là số phải tìm. Số nào không thỏa mãn các điều kiện còn lại  thì ta loại bỏ. Bước kiểm tra và kết luận thường được thể  hiện trong một   bảng. c. Ví dụ: Bài toán : Tìm số tự nhiên lẻ có hai chữ số, biết rằng tổng các chữ số của nó  bằng 9 và tích các chữ số của nó là số tròn chục có hai chữ số.    Phân tích:     Số cần tìm phải thỏa mãn ba điều kiện:      ­ Là số lẻ có hai chữ số.     ­ Có tổng các chữ số bằng 9.     ­ Có tích các chữ số là số tròn chục có hai chữ số. 14
  15.     Trong bước thứ nhất ta có thể liệt kê các số thỏa mãn điều kiện thứ nhất   và thứ hai hoặc liệt kê các số thỏa mãn điều kiện thứ nhất và thứ ba.       Nếu chọn cách một ta được các số 81; 27; 63 và 45.       Nếu chọn cách hai ta được các số 25, 45, 65 và 85.      Trong bước thứ hai ta lần lượt kiểm tra từng số v ừa li ệt kê với điều kiện  còn lại rồi rút ra kết luận.                                               Bài giải: Cách 1: Các số  lẻ có hai chữ  số  mà tổng các chữ  số  bằng 9 là 81; 27; 63 và   45. Ta có bảng sau: ab a x b Kết luận 81 8 Loại 27 14 Loại 63 18 Loại 45 20 Chọn     Vậy số phải tìm là 45. Cách 2: Các số lẻ có hai chữ số mà tích các chữ số của nó là số  tròn chục là   25, 45, 65 và 85. Ta có bảng sau: ab a + b Kết luận 25 7 Loại 45 9 Chọn 65 11 Loại 85 13 Loại       Vậy số cần tìm là 45. 4. Phương pháp khử. a. Khái niệm: 15
  16.      Trong nhiều bài toán, người ta cho biết  kết quả sau khi thực hiện các phép   tính trên cặp số liệu của hai đại lượng. Ta phải tìm giá trị ứng với một đơn vị  của mỗi đại lượng đó.      Để giải bài toán bằng phương pháp khử, ta điều chỉnh cho hai giá trị của   một đại lượng trong hai cặp là như nhau. Dựa vào sự chênh lệch giữa hai giá  trị  của đại lượng còn lại, ta tìm được giá trị  tương  ứng với một đơn vị  của  đại lượng này. b. Ví dụ:     Bài toán:  Giá tiền một gói bánh và 1kg đường là 14000đồng, 1kg đường và  1 hộp sữa là 13000đồng, 1 hộp sữa và một gói bánh là 11000đồng.      Tính giá tiền một gói bánh, giá tiền 1kg đường và giá tiền một hộp sữa.    Phân tích:     Ta có thể tóm tắt bài toán như sau:      1 gói bánh và 1kg đường: 14000 đồng.      1kg đường và một hộp sữa: 130000đồng.      1 hộp sữa và một gói bánh: 11000đồng.      Nhìn vào đây ta tính được giá tiền của hai gói bánh, 2kg đường và 2 hộp   sữa. Từ đó tính được giá tiền 1 gói bánh, 1kg đường và 1 hộp sữa.         Từ phân tích trên ta đi đến bài giải.                                                         Bài giải:                Giá tiền 1 gói bánh, 1kg đường và 1 hộp sữa là:                 (14000 + 13000 + 11000) : 2 = 19000 (đồng)                Giá tiền 1 hộp sữa là:                    19000 ­ 14000 = 5000 (đồng)                Giá tiền 1 gói bánh là:                    19000 ­ 13000 = 16000 (đồng)                Giá tiền 1kg đường là:                    19000 ­ 11000 = 8000 (đồng) 16
  17.                                               Đáp số:   1 hộp sữa: 5000 đồng                                                               1 gói bánh: 16000 đồng                                                               1kg đường: 8000 đồng 5. Phương pháp tính ngược từ cuối. a. Khái niệm:        Có một số  bài toán cho biết kết quả  sau khi thực hiện liên tiếp một số  phép tính đối với số  phải tìm. Khi giải các bài toán dạng này bằng phương   pháp tính ngược từ  cuối, ta thực hiện liên tiếp các phép tính ngược với các  phép tính đã cho trong bài toán. Kết quả  tìm được trong bước trước chính là  thành phần đã biết của phép tính liền sau đó. Sau khi thực hiện hết dãy các   phép tính ngược với các phép tính đã cho trong đề  bài, ta nhận được kết quả  cần tìm. b. Ví dụ:      Bài toán: Tìm một số biết rằng khi bớt số đó đi 2, sau đó chia cho 6, được  bao nhiêu cộng với 2, cuối cùng nhân với 4 được kết quả bằng 20.      Phân tích:     +  Ta có thể xác định được số trước khi nhân với 4 được kết quả là 20.     +  Dựa vào số tìm được ở bước 1, ta sẽ tìm được số trước khi cộng với 2.     +  Dựa vào số tìm được ở bước 2, ta sẽ tìm được số trước khi chia cho 6.      +  Dựa vào số  tìm được  ở  bước 3, ta sẽ  xác định được số  cần tìm (là số  trước khi trừ đi 2). Bài giải: Số trước khi nhân với 4 là: 20 : 4 = 5 Số trước khi cộng với 2 là: 5 ­ 2 = 3 Số trước khi chia cho 6 là: 3 x 6 = 18 17
  18. Số cần tìm là: 18 + 2 = 20 Vậy số cần tìm là 20. V. Hiệu quả đạt được. Qua việc vận dụng một số  phương pháp đã nêu  ở  trên trong công tác   giảng dạy học sinh  giải toán. Thực tế từ công tác giảng dạy của  giáo viên và  từ khảo sát chất lượng học sinh trong năm qua, cho thấy chất lượng học sinh  ở nội dung này có sự  chuyển biến tích cực. Các phương pháp đã trình bày có tác dụng định hướng, thúc đẩy và hỗ  trợ   cho giáo viên trong việc giảng dạy học sinh giải toán. Giáo viên đã xác   định được kiến thức cơ bản trọng tâm, đồng thời tập trung vào những kĩ năng   cần rèn luyện cho học sinh sát phù hợp với học sinh ở trường mình đang công  tác. Giáo viên đã tìm ra được biện pháp dạy học phù hợp để  có kết quả  cao.   Trong công tác dạy học sinh giải toán thì giáo viên nên kết hợp dạy lý thuyết   và thực hành giải toán trong đó cần tăng cường thời gian luyện tập thực hành   cho học sinh.     Các phương pháp dạy học đã được áp dụng và có hiệu quả, tạo sự  hứng thú, tích cực trong hoạt động học tập của học sinh. Huy động được học  sinh các lớp tham gia hoạt động học tập.  Đã củng cố được niềm tin trong học   tập cho học sinh.  VI. Bài học kinh nghiệm. ­ Để  nâng cao chất lượng học sinh giải toán có hiệu quả, trước hết  giáo viên phải chú trọng công tác bồi dưỡng và tự  bồi dưỡng, tự  học, tự  nghiên cứu để  nắm được những định hướng cơ  bản về  yêu cầu đổi mới  phương pháp dạy học, vận dụng sáng tạo những định hướng đổi mới đó vào  nội dung dạy học nói chung và dạy học bồi dưỡng nói riêng cho phù hợp với  điều  kiện thực tiễn. 18
  19. ­ Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình sách giáo khoa, tài liệu tham  khảo, từ đó có kế  hoạch để  chuẩn bị  bài dạy, và có biện pháp dạy học  phù   hợp với đối tượng học sinh của trường mình đang công tác     ­  Để  giúp học sinh nắm vững phương pháp giải toán, người giáo viên  phải kiên trì hướng dẫn đi từ bài toán mẫu đến luyện tập , từ bài dễ nâng dần   lên mức cao hơn, từ tư duy cụ thể đến tư duy trừu tượng và chuyển sang suy  diễn, phán đoán.         ­  Giáo viên phải biết khai thác mối liên hệ giữa phương pháp giải toán   góp phần bồi dưỡng và phát triển năng lực toán học cho học sinh.         ­  Trong mỗi mạch kiến thức, cần giúp học sinh hiểu ngay ý nghĩa của  các thuật ngữ, tên gọi chung của mạch kiến thức đó.              ­     Qua mỗi dạng bài, giáo viên cần giúp học sinh phân tích các tình  huống, dự kiện để hiểu và nhận dạng bài toán. ­ Có kế  hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì. Theo  dõi, nắm bắt kịp thời chất lượng từng đối tượng  học sinh qua từng thời điểm   để có giải pháp điều chỉnh kịp thời và phù hợp. ­ Thực sự yêu nghề, tâm huyết với công việc giảng dạy. ­ Luôn thân thiện, cởi mở  với HS, luôn mẫu mực trong lời nói, việc   làm, thái độ, cử  chỉ, có tấm lòng trong sáng, lối sống lành mạnh để  HS noi   theo, tạo cho các em có niềm say mê hứng thú học môn Toán.         ­ Học sinh cần có nhiều loại sách để tham khảo.        ­  Luôn phối hợp với gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham  gia học tập. 19
  20. PHẦN III:KẾT LUẬN Qua bốn năm trong công tác giảng dạy, tôi nhận thấy rằng người thầy   cần phải không ngừng học hỏi và tự  học hỏi để  nâng cao trình độ, đúc rút   kinh nghiệm, thường xuyên theo dõi và nghiên cứu nội dung chương trình các  dạng toán ở tiểu học và sáng tạo trong công tác giảng dạy. Trong khi giải toán, học sinh phải tư  duy một cách rất tích cực và linh  hoạt, huy động thích hợp các kiến thức và khả  năng vào các tình huống khác  nhau. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0