intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số trò chơi giúp học sinh học tốt môn Tiếng Anh ở lớp Bốn

Chia sẻ: Bobietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

48
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là nguyên tắc tổ chức và thiết kế các trò chơi Tiếng Anh ở bậc tiểu học. Thiết kế trò chơi trong giờ học Tiếng Anh. Cấu trúc của trò chơi học tập. Giới thiệu một số trò chơi học Tiếng Anh ở bậc tiểu học. Trò chơi về kiểm tra từ vựng. Trò chơi về luyện tập mẫu câu. Trò chơi về củng cố kiến thức bài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số trò chơi giúp học sinh học tốt môn Tiếng Anh ở lớp Bốn

  1. Phần 1 – Thực trạng đề tài. Qua nhiều năm giảng dạy môn Tiếng Anh trong nhà trường, tôi nhận thấy rằng: học sinh học môn Tiếng Anh luôn cảm thấy chán nản, thường xuyên thụ động, không hứng thú trong học tập. Bên cạnh đó, tôi cũng nhận thấy phương pháp dạy và học theo kiểu dạy cũ như: giáo viên liệt kê các từ mới mà học sinh chưa học trong sách một cách rập khuôn, máy móc; giáo viên đọc- học sinh đọc theo; giáo viên viết từ lên bảng- học sinh viết xuống học thuộc lòng để kiểm tra bài vào tiết sau. Như vậy thì việc học tập của học sinh thật buồn chán, tẻ nhạt và cảm thấy áp lực. Trong năm học 2018- 2019, tôi được phân công giảng dạy môn Tiếng Anh ở khối lớp Bốn. Là người trực tiếp giảng dạy, tôi thấy rằng môn Tiếng Anh cũng cần phải có những đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Đồng thời, tôi nắm bắt và hiểu được tâm lý của lứa tuổi học sinh tiểu học là: các em thường hiếu động, ham tìm tòi những cái mới nhưng các em lại chóng chán. Chính vì những lý do trên mà tôi đã tìm tòi, học hỏi thêm nhiều phương pháp và kinh nghiệm từ bạn bè, đồng nghiệp và các trang web cùng với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình để tạo sự hứng thú, tăng thêm yêu thích cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh và để việc học Tiếng Anh của học sinh đạt hiệu quả tốt hơn nên tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài nghiên cứu “ Một số trò chơi giúp học sinh học tốt môn Tiếng Anh ở lớp Bốn” . Phần 2 – Nội dung cần giải quyết. Từ thực trạng trên, việc đưa ra trò chơi học tập vào trong các tiết dạy và học Tiếng Anh để thu hút học sinh học Tiếng Anh tốt hơn là yêu cầu cần thiết và hữu ích. Nên tôi đã áp dụng các biện pháp như sau: 1. Nguyên tắc tổ chức và thiết kế các trò chơi Tiếng Anh ở bậc tiểu học. a. Thiết kế trò chơi trong giờ học Tiếng Anh. b. Cấu trúc của trò chơi học tập. c. Cách tổ chức trò chơi. 2. Giới thiệu một số trò chơi học Tiếng Anh ở bậc tiểu học. a. Trò chơi về kiểm tra từ vựng. b. Trò chơi về luyện tập mẫu câu. c. Trò chơi về củng cố kiến thức bài. Phần 3 – Biện pháp giải quyết. Tiến trình tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 1
  2. trò chơi phù hợp kiến thức học sinh, đồng thời rèn luyện các kỹ năng, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, củng cố kiến thức được tích luỹ qua hoạt động chơi. 1. Nguyên tắc tổ chức và thiết kế các trò chơi Tiếng Anh ở bậc tiểu học. Để các trò chơi mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế các trò chơi cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau: a. Thiết kế trò chơi trong giờ học Tiếng Anh: Muốn tổ chức được trò chơi trong việc dạy môn Tiếng Anh cho hiệu quả cao thì mỗi giáo viên Tiếng Anh phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau: + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục . + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học. + Trò chơi phải phù hợp với tâm lý, trình độ học sinh, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và điều kiện cở sở vật chất của trường. + Hình thức trò chơi phải phong phú, đa dạng và phải được chuẩn bị chu đáo, kỹ càng. + Trò chơi phải gây được hứng thú và niềm say mê học tập đối với học sinh. + Trò chơi được ứng dụng vào đầu tiết học, ứng dụng vào phần kiểm tra lại từ vựng vừa học, ứng dụng vào phần củng cố mẫu câu, và ứng dụng vào phần củng cố bài. b. Cấu trúc của trò chơi học tập. Một trò chơi đạt hiệu quả tốt cần phải có cấu trúc rõ ràng: + Mục đích của trò chơi: Nêu rõ mục đích nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. + Đồ dùng trò chơi: Mô tả đồ dùng trò chơi được sử dụng trong trò chơi học tập. + Luật chơi: Nên nêu luật chơi, chỉ rõ quy tắc của hành động chơi được quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi. + Số lượng người chơi: Cần chỉ rõ số lượng người tham gia trong mỗi trò chơi. + Cách chơi: Nêu rõ ràng, cụ thể và đơn giản của mỗi trò chơi. c. Cách tổ chức trò chơi. Khi tiến hành tổ chức trò chơi phải đảm bảo: + Thời gian tiến hành trò chơi: Thường từ 5 – 7 phút. + Cách thức chơi: Đầu tiên là giới thiệu trò chơi, nêu tên trò chơi, hướng dẫn chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành và nêu rõ quy định chơi. Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 2
  3. + Chơi thử nhằm hướng dẫn và nhấn mạnh luật chơi. + Tiến hành chơi thật: Học sinh tham gia chơi và giáo viên làm trọng tài. + Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những trí thức được học tập qua trò chơi và những sai lầm cần được tránh. + Kết thúc chơi: Thưởng phạt phân minh, đúng luật chơi sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản mà vui như : Vỗ tay, khen thưởng các bạn thắng ,…… 2. Giới thiệu một số trò chơi học Tiếng Anh ở bậc tiểu học. Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng bài cho học sinh theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá nhân phối hợp với học tập giao lưu: a. Trò chơi về kiểm tra từ vựng. Sau khi dạy về phần từ vựng ( Vocabulary ) của tiết học. Tôi thường lồng ghép từ vựng vào các trò chơi để giúp học sinh khắc sâu hơn các từ vựng của bài. Trò chơi 1: Crosswords ( Ô chữ ). - Mục đích: Giúp học sinh ôn tập từ vựng, đồng thời rèn thêm kỹ năng nghe và nói. Trò chơi được áp dụng vào phần kiểm tra lại từ vựng của bài cũ trong thời gian 5 phút. - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị tranh. Nếu thiết kế trong bài giảng Powerpoint hoặc Activboard thì trò chơi càng phong phú và hấp dẫn hơn. - Cách chơi: Chia lớp thành hai đội. Mỗi đội chọn từ ở hàng ngang bất kỳ. Giáo viên đưa tranh hoặc mô tả về từ đó. Học sinh tìm từ dựa vào dữ liệu và số chữ cái trong ô chữ. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Nếu một đội không trả lời được thì đội kia có quyền trả lời, nếu trả lời đúng được phân nửa số điểm. Kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm, đội đó thắng và được khen bằng một tràng vỗ tay. Ví dụ: Bài “Unit 8: What subjects do you have today?- Tiếng Anh 4.” + Bước 1: Sau khi giáo viên dạy xong các từ vựng về môn học như “Subject, English, Vietnamese, Art, Music, Science,..”. Nếu kiểm tra lại từ vựng cho học sinh bằng cách hỏi và trả lời thì học sinh thụ động, không nhớ hết các từ đã học, kết quả đạt được hiệu quả không cao. Do đó giáo viên lồng ghép các từ đã học vào trò chơi để tiết học thêm sinh động. + Bước 2: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi “ Crosswords” và hướng dẫn học sinh chơi để tạo không khí vui vẻ trong tiết học. • Trò chơi có 7 hình ảnh tương ứng với 7 đáp án và 1 từ khóa chính. Giáo viên chia lớp thành hai đội và đặt tên cho mỗi đội là “ Bird” và “ Horse”. Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 3
  4. • Giáo viên gọi học sinh trong mỗi đội lần lượt chọn số và trả lời từ đúng tranh với các ô số. • Đội nào tìm đúng đáp án sẽ được 10 điểm thưởng. Đội nào có điểm thưởng cao hơn và tìm được từ khóa chính sẽ là đội thắng cuộc. + Bước 3: Lần lượt từng học sinh trong mỗi đội tham gia chọn số và trả lời từ đúng tranh với các ô số và đọc to đáp án. • Với tranh và ô số về thứ Ba → Học sinh đưa ra đáp án là “ Tuesday”. • Với tranh và ô số về môn Tiếng Anh → Học sinh đưa ra đáp án là “ English”. • Lần lượt các tranh và ô số về thời khóa biểu, về tháng bảy, về môn Tiếng Việt, về trường học, về môn Vẽ → Học sinh lần lượt đưa ra đáp án là “ Timetable”, “ July”, “ Vietnamese”, “ School”, “ Art” • Và từ khóa chính trong trò chơi là “ Subject”. + Bước 4: Giáo viên tổng kết điểm và nhận xét. Kết luận: Qua trò chơi“ Crosswords”, học sinh sẽ nhớ được từ vựng đã học qua tranh ảnh sinh động, kích thích trí tò mò của học sinh về ô chữ kế tiếp là gì, làm cho học sinh hăng hái phấn khởi hơn trong tiết học. Trò chơi 2: Slap the board ( Đập vào bảng ). - Mục đích: + Luyện tập và củng cố kỹ năng nghe, nói và nhớ lại từ đã học và nhận diện mặt chữ. + Luyện phản xạ nhanh ở các em. + Trò chơi được áp dụng vào phần kiểm tra lại từ vựng của bài trong thời gian 5 phút. - Chuẩn bị: Từ vựng hoặc hình ảnh về một chủ đề hoặc một nội dung học được trong bài. Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 4
  5. - Cách chơi: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi và vẽ một số hình bất kỳ lên bảng, rồi ghi lại một số từ mới vừa học vào các hình đó. Giáo viên gọi học sinh đứng trước bảng, nghe giáo viên đọc và đập nhanh vào từ đó. - Luật chơi: Chơi theo cặp, giáo viên chia lớp làm hai đội và đặt tên cho mỗi đội, lần lượt mỗi đội cử ra từng bạn của mỗi đội lên thi đấu với bạn của đội kia. Hai bạn đứng trước bảng ở một khoảng cách nhất định và nghe giáo viên đọc từ rồi nhanh chóng đập tay vào chữ mà giáo viên vừa đọc ở trên bảng, ai đập nhanh và đúng sẽ mang về cho đội mình 1 bông hoa thưởng. Lần lược tiếp tục với cặp thi đấu khác. Kết thúc trò chơi đội nào nhiều bông hoa thưởng hơn, thì đội đó thắng và được thưởng bằng một tràng pháo tay của các bạn. Ví dụ: Bài “ Unit 12: What does your father do?- Lesson 1- Tiếng Anh 4”. + Bước 1: Giáo viên hướng dẫn trò chơi “Slap the board” để thu hút sự sôi nổi của học sinh. 1. Giáo viên chia lớp làm hai đội và đặt tên cho mỗi đội là “Fish Team” và “Rabbit Team” và ghi lại một số từ mới vừa học về nghề nghiệp lên bảng như: student, farmer, doctor, nurse, worker, driver,... 2. Sau đó hướng dẫn luật chơi: + Lần lượt mỗi đội cử ra từng bạn của đội “ Fish Team” lên thi đấu với bạn của đội “ Rabbit Team”. + Giáo viên đọc từ “ học sinh” thì đội nào nhanh chóng đập tay vào chữ “ student” ở trên bảng nhanh nhất và đúng sẽ nhận được 1 bông hoa thưởng. + Lần lượt các thành viên mỗi đội chơi hết các từ “farmer, doctor, nurse, worker, driver” có trên bảng. 3. Kết thúc trò chơi đội nào nhiều bông hoa thưởng hơn, thì đội đó thắng. + Bước 2: Học sinh tham gia trò chơi. + Bước 3: Giáo viên tổng kết trò chơi và nhận xét. Kết luận: Qua trò chơi “Slap the board” học sinh nhớ được từ vựng và rèn được phản xạ nhanh giúp học sinh hào hứng và phấn khởi hơn trong giờ học. Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 5
  6. Trò chơi 3: Bees find words ( Ong tìm chữ ). - Mục đích: Giúp học sinh củng cố kiến thức, nhớ từ và vận dụng kỹ năng sử dụng mẫu câu. Trò chơi được áp dụng vào phần kiểm tra lại từ vựng của bài trong thời gian 5 phút. - Chuẩn bị: + Hai bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi nghĩa tiếng Việt của các từ mới vừa học. Nếu thiết kế trong bài giảng Powerpoint hoặc Activ Board thì trò chơi càng phong phú và hấp dẫn hơn. + 10 chú ong trên mình có ghi các chữ tiếng anh chính mà các em vừa được học. - Cách chơi: Chọn 2 đội, mỗi đội 5 học sinh. Mỗi đội một bông hoa và 5 chú ong ở bên dưới không theo thứ tự. Trên những cánh hoa là nghĩa tiếng Việt, còn những chú ong mang trên mình những chữ tiếng Anh tương ứng, nhiệm vụ của các học sinh là dẫn đường đưa những chú ong về từ nghĩa thích hợp của từ. - Luật chơi: Hai đội xếp thành hàng, khi nghe hiệu lênh “ bắt đầu “ thì lần lượt từng bạn lên đưa chú ong về với nghĩa tiếng Việt. Lần lượt từng bạn một chơi và cho đến hết. Cuối cùng đội nào làm nhanh và đúng sẽ là đội chiến thắng. Ví dụ: Bài “Unit 13: Would you like some milk ?- Tiếng Anh 4.” + Bước 1: Để tạo không khí sôi nổi và thoải mái trong tiết học đồng thời giúp học sinh luyện tập từ vựng, giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “ Bees find words”. 1. Giáo viên chia lớp thành hai đội và đặt tên cho mỗi đội là “ Rabbit” và “ Fish”. Mỗi đội một bông hoa và 5 chú ong ở bên dưới. 2. Giáo viên gọi lần lượt từng học sinh trong mỗi đội lần lượt chọn chú ong chứa từ tiếng Anh đúng với nghĩa tiếng Việt trên mỗi cánh hoa. • Với cánh hoa có từ “ cá” → Học sinh sẽ chọn chú ong chứa chữ “ fish”. • Với cánh hoa có từ “ sữa” → Học sinh sẽ chọn chú ong chứa chữ “ milk”. • Với cánh hoa có từ “ bánh mì” → Học sinh sẽ chọn chú ong chứa chữ “ bread”. • Lần lượt với các cánh hoa có từ “ mì”, “ thịt bò”, “ cơm”, “ thịt heo”, “ nước ép”, “ nước uống”, “ thịt gà”→ Học sinh sẽ chọn chú ong chứa các chữ “ noodles”, “ beef”, “ rice”, “ pork”, “ juice”, “ water”, “ chicken”. 3. Đội tìm đúng đáp án sẽ được một bông hoa thưởng. Đội nào có số bông hoa thưởng cao hơn sẽ là đội thắng cuộc. + Bước 2: Học sinh tham gia trò chơi. Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 6
  7. + Bước 3: Giáo viên tổng kết trò chơi và nhận xét. Kết luận: Qua trò chơi “ Bees find words” học sinh nhớ được từ vựng và sử dụng được từ vựng vào các mẫu câu giao tiếp một cách linh hoạt. Trò chơi 4: “ Matching ” ( Nối ). - Mục đích: Luyện tập và kiểm tra lại từ đã học. Đồng thời luyện tập kỹ năng nghe, nói và đọc. Trò chơi được áp dụng vào phần kiểm tra lại từ vựng của bài trong thời gian 5 phút. - Chuẩn bị: Chuẩn bị một số hình ảnh liên quan đến từ vừa học. - Cách chơi: Giáo viên viết các từ mới hoặc từ muốn ôn lại cho học sinh thành cột hoặc dòng. Cột hoặc dòng khác viết nghĩa bằng Tiếng Việt. Yêu cầu học sinh nối các từ tương ứng lại với nhau ( có thể ghép từ với tranh). Ví dụ: Bài “Unit 17: How much is the T-shirt?- lesson 1- part 1, 2- Tiếng Anh 4.” + Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh học các từ vựng về chủ đề quần áo như “scarf, T-shirt, jacket và skirt”. Tôi sử dụng trò chơi này để kiểm tra lại khả năng nhớ từ vừa học của học sinh và rèn luyện các kỹ năng nghe, nói và đọc. + Bước 2: Giáo viên tổ chức và hướng dẫn trò chơi “ Matching”. 1. Giáo viên đưa tranh lên màn hình bảng Activboard hoặc gắn tranh lên bảng thành một hàng dọc hoặc hàng ngang. Tiếp theo viết nghĩa bằng Tiếng Việt thành một hàng “scarf, T-shirt, jacket và skirt”. 2. Giáo viên gọi học sinh lần lượt lên bảng và chọn tranh nối đúng từ. Nếu học sinh chọn đúng tranh với từ sẽ được khen bằng tràn vỗ tay. + Bước 3: Học sinh tham gia trò chơi. + Bước 4: Giáo viên tổng kết trò chơi và nhận xét. Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 7
  8. Kết luận: Qua trò chơi “ Matching” học sinh nhớ được từ vựng và giúp học sinh rèn thêm kỹ năng nghe và nói tốt hơn. b. Trò chơi về luyện tập mẫu câu. Ngoài việc củng cố lại từ vựng đã học thì phần luyện tập mẫu câu cũng cực kì quan trọng, phần này giúp học sinh nắm vững mẫu câu vừa được học và giúp học sinh thực hành nói lưu loát hơn thông qua trò chơi. Trò chơi : Hangman ( Người treo cổ ). - Mục đích: Tạo không khí sôi nổi hào hứng và say mê học tập, giúp học sinh nhớ lại vốn từ vựng và luyện tập nhiều hơn về ngữ pháp của mình, đồng thời rèn luyện thêm kỹ năng nghe, nói và viết. Trò chơi được áp dụng vào phần kiểm tra lại từ vựng và mẫu câu của bài trong thời gian 6 phút. - Chuẩn bị: Một số từ vựng hoặc câu hỏi để học sinh chơi trò chơi. - Cách chơi: Chia lớp thành hai và đặt tên cho mỗi đội vào dưới chân giá cheo cổ mà giáo viên vẽ trên bảng. Giáo viên nêu chủ đề của trò chơi là gì rồi yêu cầu học sinh tìm từ có số chữ cái tương ứng với số dấu gạch chân. Sau đó đại diện cho mỗi đội xung phong lên bảng viết từ đó ra và đọc to cho cả lớp nghe. Tiếp tục lượt thứ hai mỗi đội lên bảng ghi từ mình tìm được theo yêu cầu số lượng chữ cái của giáo viên. - Luật chơi: Phải tìm đúng từ có đủ số lượng chữ cái theo yêu cầu và viết đúng chính tả, đội nào sai sẽ bị vẽ một nét lên giá treo cổ của đội mình, nếu đội nào sai trong 7 lần là bị thua. Hoặc đội thua là đội bị hoàn thành một hình người treo cổ trên giá trước. - Kết thúc trò chơi: Đội thắng cuộc sẽ nhận được vỗ tay khen của các bạn. Ví dụ: Bài “Unit 8: What subjects do you have today?- Lesson 1- Part 1, 2- Tiếng Anh 4.” + Bước 1: Sau khi học về môn học như “English, Vietnamese, Art, Music, Science, Maths”. Giáo viên gọi học sinh trả lời hoặc viết ra tên các môn học thì học sinh sẽ không nhớ và không dám lên bảng viết. Kết quả tiết học trở nên nặng nề, học Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 8
  9. sinh càng thêm thụ động. Do đó giáo viên lồng ghép trò chơi vào tiết học để học sinh tự tin, năng động hơn. + Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi chơi trò chơi “ Hangman”. 1. Giáo viên hướng dẫn luật chơi: Chia lớp thành hai đội và đặt tên cho mỗi đội là “ Team A” và “ Team B”. Giáo viên nêu chủ đề là “ Subjects” ( các môn học ). 2. Giáo viên đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh tìm ra từ vựng về các môn học có số chữ cái tương ứng với số dấu gạch trên bảng. ( Ví dụ: Giáo viên đặt câu hỏi: What subject do you practice with numbers? – Học sinh sẽ tìm ra đáp án là Maths ( môn Toán ) và viết là M a t h s ). 3. Lần lượt giáo viên đặt các câu hỏi hoặc đưa ra các gợi ý như : • You can draw a picture in this subject. → Học sinh viết đáp án là “ Art” ( môn Vẽ ). • Which subject do you study as a second language at school? → Học sinh viết đáp án là “ English”- ( môn Tiếng Anh ). • You can learn about the subject of exchange in people in this subject. → Học sinh viết đáp án là “ Science”- ( môn Khoa Học ). 4. Nếu đội nào trả lời sai thì sẽ vẽ ra một nét vẽ tiếp theo trên giá treo cổ. 5. Lần lượt đến cuối trò chơi đội nào có ít nét vẽ hơn thì sẽ thắng cuộc. Đội có nhiều nét vẽ hơn sẽ thua. + Bước 3: Học sinh tham gia trò chơi. + Bước 4: Giáo viên tổng kết trò chơi và nhận xét. Kết luận: Qua trò chơi “ Hangman” học sinh được nhắc lại các từ vựng qua các gợi ý, biết cách trao đổi giao tiếp qua các mẫu câu, học sinh hoạt động sôi nổi, hào hứng hơn. c. Trò chơi về củng cố kiến thức bài. Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 9
  10. Sau mỗi tiết học, muốn học sinh nắm lại toàn bộ kiến thức trọng tâm của bài, đồng thời giúp học sinh thư giãn, tôi đã lồng ghép nội dung bài vào trò chơi sau: Trò chơi : Lucky number ( Con số may mắn ) . - Mục đích: Tạo không khí hào hứng sôi nổi, tập trung cao độ trong giờ học và giúp học sinh nắm vững kiến thức bài và rèn luyện thêm về kỹ năng viết. Trò chơi được áp dụng vào phần củng cố kết thúc bài trong thời gian 7 phút. - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi hoặc hình ảnh, câu trả lời bám sát nội dung bài học. - Cách chơi: Giáo viên kẻ một bảng gồm 8 ô vuông và ghi vào đó 8 số tự nhiên bất kỳ, trong đó tương ứng với những số đấy là 6 câu hỏi mà học sinh phải trả lời, còn 2 câu là lucky number. - Luật chơi: Giáo viên chia lớp làm 2 đội và đặt tên, mỗi đội cử ra một bạn nhóm trưởng để oẳn tù tì xem ai được quyền chọn số trước, nếu chọn số có câu hỏi thì cả nhóm phải thảo luận tìm ra câu trả lời, nếu sai đội kia được quyền trả lời. Lượt 2 đến đội kia chọn số, nếu chọn vào ô may mắn “ Lucky number” thì không phải trả lời câu hỏi và được điểm thưởng. Lưu ý: Có thể thay đổi để tăng tính cạnh tranh, tạo không khí hào hứng sôi nổi bằng cách quy định điểm. - Kết thúc trò chơi: Cộng điểm đội nào nhiều điểm đội đó thắng, hoặc đội nào chọn vào ô “Lucky number” sẽ được tặng một tràng vỗ tay. Ví dụ: Bài “ Unit 15: When’s Children’s Day?-Lesson 1- Tiếng Anh 4”. + Bước 1: Sau khi học về các lễ hội, nhằm giúp các em luyện tập sâu hơn về mẫu câu “ When’s + tên lễ hội ?” nên giáo viên tổ chức trò chơi “ Lucky numbers”. + Bước 2: Giáo viên tổ chức trò chơi “ Lucky numbers”: 1. Giáo viên chia lớp làm hai đội và đặt tên cho mỗi đội là “ Group A” và “ Group B ”. 2. Trò chơi có tám con số từ 1 đến 8. Mỗi con số có câu hỏi và hình ảnh khác nhau. Lần lượt mỗi đội “ Group A” và “ Group B ” cử ra từng bạn lần lượt chọn số và trả lời câu hỏi trong từng số. Nếu trả lời đúng sẽ nhận được điểm thưởng. + Lưu ý: Trong các số có 2 ô số may mắn. Học sinh chọn trúng con số có lucky number thì không cần trả lời câu hỏi vẫn nhận được điểm thưởng. 3. Lần lượt học sinh mỗi đội chọn hết các số. Kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm thưởng hơn, thì đội đó thắng. + Bước 3: Học sinh tham gia trò chơi. + Bước 4: Giáo viên tổng kết trò chơi và nhận xét. Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 10
  11. Kết luận: Qua trò chơi “Lucky numbers” học sinh nhớ được từ vựng và mẫu câu, nắm vững toàn bộ kiến thức của bài, qua đó giúp học sinh rèn luyện thêm giao tiếp nhuần nhuyễn, linh hoạt hơn. Tóm lại: + Trò chơi là một hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng hữu ích trong các giờ học của học sinh, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học. Trò chơi học tập không chỉ tạo ra không khí vui tươi, sôi nổi, làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, nó kích thích được trí não, tò mò và ham hiểu biết ở học sinh. + Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học Tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Do vậy tôi đã thường xuyên tổ chức trò chơi thật hợp lý, dựa vào nội dung của từng bài học, điệu kiện cơ sở vật chất và thời gian trong từng tiết dạy để thiết kế các trò chơi cho phù hợp và các trò chơi được áp dụng vào phần kiểm tra lại từ vựng vừa học, vào phần củng cố mẫu câu, và được áp dụng vào phần củng cố bài nhằm phát huy được tối đa vai trò của các em học sinh. Phần 4- Kết quả đạt được. Sau một thời gian áp dụng các trò chơi học tập ở khối lớp Bốn, tôi thấy số lượng học sinh hứng thú học giờ Tiếng Anh tăng lên rõ rệt, trong mỗi bài giảng học sinh rất chú ý và hăng hái hơn. Đến cuối học kì II, kết quả như sau: Giai đoạn Tổng Kỹ năng Kỹ năng Kỹ năng Kỹ năng số Nghe Nói Đọc Viết HS SL TL SL TL SL TL SL TL Giữa học kì I 166 14 8.43% 16 9.64% 75 45.18% 56 33.73% Cuối học kì I 165 28 16.97% 37 22.42% 94 56.97% 68 41.21% Giữa học kì II 163 75 46.01% 86 52.76% 108 66.26% 93 57.06% Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 11
  12. Cuối học kì II 163 110 67.48% 135 82.82% 153 93.87% 146 89.57% Với kết quả trên, tôi tiếp tục phát huy các giải pháp này để giúp cho giờ dạy và học thêm sôi nổi, phong phú và đạt hiệu quả cao hơn. Đến nay kết quả khả quan hơn rất nhiều: học sinh thêm yêu thích môn Tiếng Anh, không còn chán nản, thụ động nữa, khả năng tương tác giữa học sinh với giáo viên hiệu quả tích cực hơn. Phần 5 – Kết luận. 1. Tóm lược giải pháp: • Qua quá trình giảng dạy nhiều năm, tôi đã rút được một số kinh nghiệm và kết quả thu được rất có hiệu quả với tất cả các học sinh học môn Tiếng Anh. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tượng, tò mò, ham hiểu biết ở học sinh, không chỉ tạo các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn. • Bên cạnh đó, với bản thân tôi cũng như giáo viên dạy môn Tiếng Anh còn phải nắm bắt được tâm lý lứa tuổi của các em học sinh tiểu học như: + Học sinh tiểu học là nghe giảng rất nhanh hiểu nhưng cũng sẽ dễ quên ngay khi chúng không tập trung. + Học sinh tiểu học rất hào hứng và thích tiếp xúc với những vật thật, những hình ảnh sinh động. + Học sinh tiểu học rất hiếu động, ham hiểu biết cái mới song lại hay chóng chán. • Do vậy, việc tổ chức trò chơi trong các giờ học Tiếng Anh là vô cùng cần thiết nhưng không nên quá lạm dụng phương pháp này, vì vậy: + Người giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em chơi thật hợp lý, trò chơi được áp dụng trong thời gian 5 đến 7 phút vào đầu tiết học, vào phần kiểm tra lại từ vựng vừa học, vào phần củng cố mẫu câu, hoặc áp dụng vào phần củng cố bài để phát huy được tối đa vai trò của học sinh. + Để tổ chức được một số trò chơi có hiệu quả đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi. + Khi tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học, giáo viên cần phải dựa vào nội dung bài học và thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế trò chơi phù hợp. 2. Phạm vi đối tượng áp dụng: Đề tài này áp dụng rất có hiệu quả với tất cả các học sinh học môn Tiếng Anh ở khối lớp Bốn của trường Tiểu Học Huỳnh Văn Đảnh và có thể nhân rộng ra tất cả các khối Một, Hai, Ba, Năm của đơn vị. Người thực hiện: Trần Lê Băng Châu Trang 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2