Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 3/5
lượt xem 20
download
Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu nhằm giúp học sinh có năng lực đọc tốt và có hiểu biết về thế giới xung quanh phong phú; rèn luyện nhân cách cho học sinh phù hợp với quy tắc sống của mọi người Việt Nam và trên thế giới; học tập tốt các môn học khác trong đó có môn Tiếng Việt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 3/5
- 1 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3/5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh của giải pháp: Tiếng Việt là tiếng phổ thông của người Việt Nam. Tiếng Việt giúp cho mọi người giao tiếp và tư duy. Môn Tiếng Việt rèn cho học sinh bốn kĩ năng nghe nói đọc viết. Vì vậy, dạy học môn Tiếng Việt rất quan trọng đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Ba nói riêng. Học sinh đọc thầm, đọc hiểu và đọc thành tiếng tốt từ đó giúp học sinh nghe nói tốt. Nhờ đó cũng giúp học sinh viết đúng Tiếng Việt. Nội dung các bài tập đọc lớp 3 giúp học sinh hiểu biết về con người, Tự nhiên và Xã hội góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Đó là những phẩm chất tốt đẹp nghìn đời của người Việt Nam. Dạy học tốt phân môn tập đọc giúp học sinh đọc lưu loát, diễn cảm, hiểu đúng ý nghĩa của bài tập đọc qua cách ngắt nghỉ và nhấn giọng phù hợp. Từ đó học sinh nắm bắt mọi thông tin trong sách, báo, mạng Internet để học tập tốt ở các môn học khác ở lớp 3 và các lớp khác sau này. Nhờ đọc tốt mà học sinh có thể nghe, nói tốt. Cụ thể là học sinh có thể diễn đạt, hỏi và đáp nhiều vấn đề trong học tập, cuộc sống. Từ đó, học sinh có kiến thức để viết đúng chính tả về âm, vần, thanh, tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn sau khi đã đọc hiểu tốt nghĩa của từ, câu, đoạn, bài. Hiện nay một số giáo viên còn chưa thật quan tâm, đầu tư vào tiết dạy tập đọc. Do đó phối hợp các hình thức luyện đọc còn máy móc, chưa chú ý hướng dẫn đọc diễn cảm, sửa sai cho HS. Đặc biệt các em chưa thật hứng thú tích cực trong tiết tập đọc nên tiết dạy tập đọc chưa đạt hiệu quả cao. 2. Lý do chọn giải pháp Phân môn Tập đọc được dạy 3 tiết/ 1tuần nên thời gian học sinh luyện đọc chưa nhiều. Đầu năm, tôi nhận thấy kiến thức và kĩ năng môn Tập đọc của học sinh còn hạn chế như đọc bài chưa lưu loát, phát âm chưa chuẩn, tốc độ đọc chưa phù hợp. Học sinh còn học máy móc, nhàm chán, chưa tích cực trong học tập. Xuất phát từ lí do trên tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc cho lớp Ba/5” của trường Tiểu học Hiệp Hòa. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1. Phạm vi áp dụng đề tài: Trường Tiểu học Hiệp Hòa.
- 2 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 3/5 Trường Tiểu học Hiệp Hòa. 4. Mục đích nghiên cứu Đọc là một trong 4 kĩ năng của môn Tiếng Việt (nghe nói đọc viết). Tiếng Việt gần gũi, yêu quý đối với người Việt Nam từ khi mới sinh ra đời nên có vai trò to lớn đối với xã hội. Người Việt Nam luôn giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Do đó phân môn Tập đọc cũng đóng vai trò quan trọng. Đọc giúp người Việt Nam có thể tiếp thu văn minh của loài người, có thể giao tiếp, diễn đạt và tư duy. Đọc còn giáo dục học sinh những tình cảm tốt đẹp nhất của người Việt Nam, trên thế giới qua những tác phẩm văn học và thông tin trên sách, báo, trên mạng Internet,… được dịch qua Tiếng Việt,… Từ bé thơ, người thân đã đọc cho học sinh nghe những câu chuyện, câu thơ, đọc sách, báo,… để nuôi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, để học cách làm người tốt. Đọc đã trở thành điều cần thiết đầu tiên khi bắt đầu đi học. Đọc nhiều giúp học sinh có năng lực đọc tốt và có hiểu biết về thế giới xung quanh phong phú. Đọc giúp rèn luyện nhân cách cho học sinh phù hợp với quy tắc sống của mọi người Việt Nam và trên thế giới. Đọc giúp học sinh có thể học tập tốt các môn học khác trong đó có môn Tiếng Việt. Vì vậy phương pháp dạy phân môn Tập đọc theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động tạo sự hứng thú yêu thích học môn Tập đọc ở lớp và tự học ở nhà cho học sinh là điều mà nhà trường và ngành giáo dục luôn quan tâm. Đó là mục đích chính cho việc tôi chọn đề tài này. PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG CỦA GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT, ĐÃ CÓ Giáo viên lên lớp chủ yếu thực hiện giảng dạy theo trình tự các bước của bài học. Qua giảng dạy, tôi thấy có những thuận lợi, khó khăn như sau: a.Thuận lợi: Học sinh đọc trôi chảy, tốc độ đọc phù hợp, ngắt nghỉ đúng; bước đầu biết đọc diễn cảm ở một số văn bản dễ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ phù hợp cho việc dạy và học. Phụ huynh quan tâm đến việc học, học sinh có đọc trước bài tập đọc, rèn đọc ở nhà qua sự nhắc nhở và hướng dẫn của phụ huynh. Nhà trường có tổ chức chuyên đề “Phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Tập đọc” giúp giáo viên trao đổi, học tập kinh nghiệm. b.Khó khăn: Còn nhiều học sinh lớp 3/5 mà tôi giảng dạy vào đầu năm còn học chậm, tốc độ đọc chưa phù hợp, chưa đọc diễn cảm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng. Từ đó học sinh chưa hiểu bài nên dẫn đến trả lời câu hỏi và đọc hiểu còn hạn chế.
- 3 Học sinh đọc sai âm, vần, thanh do cách phát âm theo phương ngữ địa phương. Học sinh ít đọc bài trước ở nhà vì học nhiều môn học khác, chưa chú ý rèn đọc. Đầu năm học 20182019, tôi kiểm tra học sinh đọc thành tiếng có kết quả như sau: Kết quả đọc thành tiếng vào đầu năm học Số HS Tỉ lệ (%) Học sinh đọc bài diễn cảm, lưu loát 10 32,3 Học sinh đọc bài lưu loát 10 32,3 Học sinh đọc bài chưa trôi chảy, chưa ngắt nghỉ hơi đúng 11 35,4 sau các dấu câu và giữa các cụm từ. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Các bước thực hiện giải pháp mới để giải quyết vấn đề: 1.1. Giải pháp 1: Phân loại học sinh. Để đạt được mục tiêu, yêu cầu của môn Tập đọc theo chuẩn kiến thức kĩ năng, học sinh phải trải qua một quá trính rèn luyện dưới sự chỉ đạo của giáo viên; sự phối kết hợp giữa học sinh với học sinh trong quá trình học trên lớp; sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong quá trình rèn học sinh ở nhà. Trong đó sự hướng dẫn của giáo viên là quan trọng nhất. Ngay từ đầu năm học, trong công tác bàn giao lớp tôi tìm hiểu tình hình học sinh qua giáo viên chủ nhiệm cũ; quan sát và theo dõi học sinh trong quá trình học trên lớp từ đó phân loại học sinh để có biện pháp phù hợp cho từng đối tượng. + Học sinh đọc tốt. + Học sinh đọc trung bình. + Học sinh đọc yếu. 1.2. Giải pháp 2: Nắm vững quy trình giảng dạy phân môn Tập đọc lớp Ba. Nghiên cứu kĩ nội dung, chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và phân môn Tập đọc lớp Ba nói riêng. Nghiên cứu quy trình dạy phân môn Tập đọc nắm chắc các bước tiến hành: Đọc từng câu, đọc từng đoạn nối tiếp, đọc từng đoạn trong nhóm; tìm hiểu bài, … Muốn học sinh học “tích cực” thì phần chuẩn bị của giáo viên là quan trọng nhất. Giáo viên nghiên cứu kĩ bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, công nghệ thông tin; các hình thức tổ chức dạy học sinh động, đa dạng gây hứng thú cho học sinh.
- 4 Với các đối tượng học sinh, giáo viên cần tổ chức các hình thức dạy học sao cho 3 đối tượng học sinh cùng tham gia vào các hoạt động học tập. * Với các đối tượng học sinh đọc yếu: tâm lí các em rất ngại đọc, nhất là các bài dài, vì thế không nên ép học sinh đọc nhiều. Đọc câu nối tiếp là hình thức phù hợp nhất để các em này rèn luyện. Giáo viên cần động viên, khuyền khích kịp thời sự tiến bộ ở mỗi bài rồi sau đó nâng dần lên đọc đoạn. * Với các đối tượng học sinh đọc trung bình: tâm lí các em là sợ bạn phê bình, nhút nhát chưa dám thể hiện mình. Giáo viên cần khuyến khích động viên các em để các em tự tin hơn. Trong các bài Tập đọc, có lời thoại của nhân vật, xếp cho học sinh tham gia đóng vai để lôi cuốn các em thích đọc hơn. * Đối với đối tượng học sinh đọc tốt: tâm lí các em tự tin, thích thể hiện mình. Giáo viên cần đòi hỏi học sinh phải đạt ở mức độ cao hơn như đọc diễn cảm, đọc diễn cảm theo vai. Lấy các em làm nhân tố tích cực để các em khác phấn đấu. Ngoài ra, khi cho học sinh luyện đọc ở nhóm, giáo viên cần xếp trong nhóm có 3 đối tượng học sinh để các em có sự phấn đấu vươn lên. (Học thầy không tày học bạn) Muốn rèn luyện đọc tốt, giáo viên cần tổ chức tiết dạy sao cho gây hứng thú học tập trong học sinh, làm cho các em cảm thấy tiết học như một sân chơi với nhiều trò chơi mới lạ, hấp dẫn. Phần giới thiệu bài là rất quan trọng, nó sẽ thu hút học sinh vào các hoạt động kế tiếp. Bên cạnh đó, việc đọc mẫu của giáo viên cũng không kém phần quan trọng. Giọng đọc diễn cảm, có hồn, lột tả được cái hay cái đẹp của văn bản sẽ cuốn hút học sinh, lôi cuốn các em vào tiết học. Từ đó các em sẽ cảm thấy thích đọc, thích khám phá và nhất là thích đọc diễn cảm như giáo viên. 1.3. Giải pháp 3: Sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên dùng hình ảnh, phim minh họa để giảng từ, minh họa cho nội dung của bài học hoặc giới thiệu bài đầu tiết học để thu hút học sinh. Công nghệ thông tin giúp giáo viên hạn chế bớt phần giảng giải nhưng hiệu quả lại cao, học sinh sẽ nhớ bài và hiểu rõ từ ngữ khó. Ví dụ: Bài tập đọc lớp 3: “Rước đèn ông sao”. + Phần giới thiệu bài: Học sinh xem đoạn phim “Rước đèn tháng tám” kết hợp nghe bài hát “Tết Trung Thu” sẽ tái hiện cho học sinh thấy cảnh vui tươi, rộn ràng của lễ hội trăng rằm. + Hình ảnh mâm cỗ, trống ếch,… giúp học sinh hiểu nghĩa của từ và cảm nhận không khí vui tươi, rộn ràng và thật háo hức của các bạn nhỏ trong lễ hội “Rước đèn ông sao”. Qua đó giáo dục được tình cảm, chia sẻ niềm vui qua hình
- 5 ảnh: Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, có lúc hai bạn cầm chung cái đèn,… 1.4. Giải pháp 4: Phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình. Động viên khuyến khích học sinh. Ngoài việc học ở lớp, học sinh còn học từ nhiều nguồn khác đó là sách, báo, thông tin từ cuộc sống. Vì vậy giáo viên cần kết hợp với gia đình để giúp học sinh định hướng, chọn lọc những thông tin cần thiết phù hợp với lứa tuổi các em. Ngoài ra, phụ huynh học sinh còn kiểm tra, nhắc nhở học sinh đọc bài ở nhà, nhất là đối tượng học sinh yếu để giúp các em tiến bộ hơn. Lập đôi bạn cùng tiến để các em giúp đỡ nhau, bạn giỏi giúp đỡ bạn yếu để trở thành đôi bạn cùng tiến. Giáo viên động viên, khen ngợi kịp thời những “đôi bạn” tiến bộ trong học tập để các bạn khác noi theo. 1.5. Giải pháp 5: Giáo dục kĩ năng sống thông qua tiết tập đọc. Khả năng giáo dục kĩ năng sống của phân môn Tập đọc không chỉ thể hiện ở nội dung môn học mà còn thể hiện qua phương pháp dạy học của giáo viên. Để hình thành các kiến thức và rèn luyện kĩ năng mà chương trình ở phân môn Tập đọc đặt ra với học sinh tiểu học, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp, v.v...Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,.. Học sinh có được cơ hội rèn luyện, thức hành nhiều kĩ năng sống cần thiết. Vậy để giúp học sinh có hứng thú học tập, hình thành các kĩ năng sống cần thiết trong tiết dạy tập đọc, giáo viên cần phải xác định rõ nội dung của bài học và các kĩ năng sống được hình thành qua tiết tập đọc đó: Ví dụ: Bài “Người lính dũng cảm” (tuần 5). Nội dung: Khi mắc lỗi cần phải dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi. Các kĩ năng cơ bản cần được giáo dục trong bài là: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân; đảm nhận trách nhiệm. Bài “Người mẹ” (tuần 4). Nội dung: Do thương yêu con mà người mẹ có thể làm những điều khó khăn nhất để bảo vệ con mình. Các kĩ năng cơ bản cần được giáo dục trong bài là: Tự nhận thức để hiểu được giá trị của người con là phải biết ơn công lao và sự hi sinh của mẹ cho con cái; ra quyết định để giải quyết vấn đề: Chấp nhận gian khổ, hi sinh thân mình của người mẹ để cứu con. Bên cạnh đó, giáo viên cần gợi ý các câu hỏi hướng dẫn học sinh tự xác định các kĩ năng sống cần đạt: Ví dụ: Bài Chiếc áo len (tuần 3): + Theo em, bạn Tuấn trong câu chuyện này là người thế nào?
- 6 + Nếu em là bạn Tuấn em sẽ làm gì? + Nội dung bài tập đọc nói lên điều gì? Ngoài ra, tùy theo bài giáo viên cần tổ chức cho các em hoạt động thực hành ngay tại lớp để học sinh tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề, sau đó các em tự nêu ra các kĩ năng mà các em sử dụng để giải quyết vấn đề đó. Học sinh đã có vốn sống, hiểu biết của mình và cùng nhau chia sẻ với bạn bè, thầy cô để có cách giải quyết vấn đề một cách thông minh nhất và giúp mọi người có cách xử lý khéo léo như mình đã được học. 2. Những ưu, nhược điểm của giải pháp mới a) Ưu điểm: Giáo viên nắm được trình độ học sinh để phân loại đối tượng ngay từ đầu năm học qua có có biện pháp giúp đỡ, khắc phục những lỗi học sinh mắc phải. Thay đổi các hình thức dạy học trong bài giàng như giáo viên dùng hình ảnh, phim minh họa để giảng từ, minh họa cho nội dung của bài học hoặc giới thiệu bài đầu tiết học tạo hứng thú tập trung vào bài giảng, học sinh hiểu được cụ thể những gì giáo viên cần truyền đạt, học sinh sẽ nhớ bài và hiểu rõ từ ngữ khó. b) Nhược điểm: Cơ sở vật chất trường còn hạn chế về số lượng máy nên giáo viên ít có cơ hội thực hiện tiết công nghệ thông tin. Một số giáo viên lớn tuổi còn gặp nhiều khó khăn trong sử dụng công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin giúp giáo viên hạn chế bớt phần giảng giải nhưng hiệu quả lại cao. Ngoải ra còn có một số đối tượng phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em mình nên giáo viên cũng gặp những hạn chế trong công tác phối hợp. 3. Đánh giá về sáng kiến được tạo ra: 3.1. Tính mới: Giáo viên lồng ghép phù hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong tiết dạy. Tăng cường thực hành, luyện tập các kĩ năng sống cho học sinh, giúp học sinh hứng thú học tập hơn trong tiết học phân môn tập đọc. Nắm bắt tâm lý và nhu cầu của học sinh để có hướng điều chỉnh trong công tác truyền đạt kiến thức. 3.2. Hiệu quả áp dụng: Qua một năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc cho lớp Ba 7” tôi nhận thấy học sinh có sự hứng thú hơn trong tiết học phân môn Tập đọc. Học sinh tự giác, tích cực, sáng tạo trong giờ học Tập đọc. Học sinh đọc đúng, to rõ, trả lời câu hỏi lưu loát, vận dụng tốt vốn từ ngữ đa dạng phong phú, dạn dĩ, tự tin trao đổi ý kiến với nhau
- 7 trong học nhóm. Học sinh yêu thích, chủ động trong học tập nhất là trong tiết Tập đọc. Kết quả kiểm tra môn Tiếng Việt Đọc cuối học kì II năm học 20172018, trong đó phần đọc thành tiếng có kết quả như sau: Kết quả đọc thành tiếng vào cuối năm học Số HS Tỉ lệ (%) Học sinh đọc bài diễn cảm, lưu loát 14 45,2 Học sinh đọc bài lưu loát 16 51,6 Học sinh đọc bài chưa trôi chảy, chưa ngắt nghỉ hơi đúng 1 3,2 sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Nhờ vận dụng các biện pháp trên trong tiết học phân môn Tập đọc mà chất lượng học sinh đã được nâng lên rất nhiều so với đầu năm học. Tiết học trở nên sinh động, học sinh tích cực hơn trong giờ Tập đọc. 3.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có khả dụng tại lớp 2, 3 trường tiểu học Hiệp Hòa và hiện đang áp dụng tại lớp 3/5 trường tiểu học Hiệp Hòa trong năm học 2019 – 2020. PHẦN KẾT LUẬN 1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến. Khi áp dụng SKKN cũng đòi hỏi người sử dụng phải luôn biết tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy để nắm tâm lí, nguyện vọng của học sinh. 2. Những kiến nghị, đề xuất điều kiện để triển khai, ứng dụng sáng kiến vào thực tiễn. Không có 3. Tôi xin cam kết sáng kiến được nghiên cứu trong quá trình giảng dạy. Tôi cam kết sáng kiến không sao chép bất cứ hình thức nào. Hiệp Hòa, ngày 31 tháng 10 năm 2019 HỘI ĐỒNG CÔNG NHẬN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN SÁNG KIẾN
- 8 PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Văn Huệ (2006). Giáo trình tâm lý học Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm. 2. Lê Phương Nga (2006). Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm. 3. (2004). Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 Tập 1,2, NXB Giáo Dục. 4. (2004). Sách giáo viên Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục. 5. (2006). Giáo trình phương pháp Tiếng Việt, NXB Giáo Dục. Năm. 6. (2006). Giáo trình tiếng Việt 3, NXB Giáo Dục. 7. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên (mới nhất và đang học): + TH21: Ứng dụng phần mềm trình chiếu Microsoft PowerPoint trong dạy học. + TH15: Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học.
- 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 221 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 170 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 192 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 176 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 148 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn