Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả dạy học biện pháp tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 3
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là ngay từ các lớp đầu cấp, các bài học của sách giáo khoa đã đưa vào khá nhiều hình ảnh so sánh. Tuy nhiên phải đến lớp 3, học sinh mới chính thức được học về biện pháp tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả dạy học biện pháp tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 3
- PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG TĨNH A =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả dạy học biện pháp tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 3. Tác giả sáng kiến: Trần Thị Loan
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong cuộc sống hàng ngày, khi trò chuyện, giao tiếp với những người xung quanh ta vẫn hay sử dụng hình thức so sánh để câu nói thêm phần thuyết phục như: Hoa cao hơn mẹ, Mưa như trút nước, Đường trơn như bôi mỡ… Trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ Việt Nam từ lâu đã tồn tại nhiều thành ngữ, tục ngữ dưới dạng so sánh như: Xấu như ma, Đen như cột nhà cháy, … Chắc hẳn không ai trong chúng ta lại chưa một lần sử dụng biện pháp so sánh. So sánh là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép so sánh, người nói, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người nghe, người đọc. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Mặt khác nó còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế, sâu sắc hơn. Xuất phát từ vai trò và tác dụng của biện pháp tu từ so sánh, từ mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học, ngay từ các lớp đầu cấp, các bài học của sách giáo khoa đã đưa vào khá nhiều hình ảnh so sánh. Tuy nhiên phải đến lớp 3, học sinh mới chính thức được học về biện pháp tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về biện pháp tu từ so sánh, hình thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho học sinh thông qua các bài tập thực hành. Từ đó giúp học sinh cảm nhận được cái hay của một số câu văn, câu thơ và vận dụng biện pháp so sánh vào quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh và thể hiện vào bài tập làm văn được tốt hơn. Mặt khác, việc dạy biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 còn là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn biện pháp tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4, lớp 5. 2
- Thế kỉ XXI, thế giới đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục, tốc độ phát triển tri thức nhân loại ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt. Vì vậy, mô hình giáo dục ở nhà trường phổ thông theo hướng tiếp cận nội dung không còn phù hợp nữa. Giáo viên và học sinh trong thời đại hội nhập và toàn cầu hoá đang chịu nhiều sức ép và thách thức lớn mang tính thời đại; theo đó, giáo dục buộc phải thay đổi cách tiếp cận từ nội dung sang tiếp cận năng lực để sản phẩm của đào tạo là học sinh phải “biết làm”, nghĩa là mang tính ứng dụng cao. Thế kỉ XXI, tri thức đến với học sinh từ nhiều nguồn đa dạng, phong phú; học sinh có thể tự học nếu biết được cách học. Giáo viên ở thế kỉ này phải có năng lực hướng dẫn học sinh, để học sinh tự tìm tòi lấy nội dung cần học và áp dụng vào thực tiễn không ngừng thay đổi. Vì vậy, đào tạo năng lực cho người học là mục tiêu cao nhất và cần thiết để người học có thể khẳng định được mình trong cộng đồng phức tạp, đa dạng và đổi thay, tạo ra thích ứng cao với mọi hoàn cảnh. Quay trở lại với vấn đề giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 3 phần biện pháp tu từ so sánh. Trong thực tế, giáo viên và học sinh lớp 3 còn gặp nhiều khó khăn khi dạy học về biện pháp tu từ so sánh, hiệu quả giảng dạy về biện pháp tu từ so sánh chưa cao. Học sinh lớp 3 nhận biết được các hình ảnh so sánh nhưng việc vận dụng kiến thức về biện pháp so sánh vào nói, viết còn nhiều hạn chế. Đặc biệt việc dạy về biện pháp tu từ so sánh làm sao để học sinh phát triển được năng lực sáng tạo là vấn đề còn chưa được chú trọng đúng mức. Giáo viên còn lúng túng khi lựa chọn các biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách so sánh và tác dụng của so sánh. Việc đánh giá kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh của học sinh cũng chưa có những tiêu chí cụ thể, nhiều khi sự đánh giá của giáo viên còn mang tính chủ quan, cảm tính. Xuất phát từ những lí do trên, qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy của mình, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả dạy học biện pháp tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 3.” 2. Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả dạy học biện pháp tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 3. 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Trần Thị Loan 3
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B – Tam Dương – Vĩnh Phúc Số điện thoại: 0976733413; E mail: tranloan.c1dongtinha@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Loan 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Lĩnh vực áp dụng sáng kiến của tôi là phương pháp dạy học biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3. Sáng kiến giúp hình thành những hiểu biết ban đầu và rèn luyện kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3. Đồng thời giải quyết những khó khăn của giáo viên tiểu học về nâng cao hiệu quả dạy học biện pháp tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 3. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9/2017 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến 7.1.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 7.1.1.1. Cơ sở lí luận a) Biện pháp tu từ so sánh So sánh tu từ (còn gọi là so sánh hình ảnh) là một biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc với nhau mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. Ví dụ 1: Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng. Cần phân biệt so sánh tu từ và so sánh logic. So sánh logic là một biện pháp nhận thức trong tư duy của con người, là việc đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chúng. Ví dụ 2: Hồ này rộng hơn cái đầm ở làng. Ở ví dụ thứ nhất, “bà” được ví như “quả ngọt” đã chín, bà càng có tuổi thì tình cảm của bà càng sâu sắc, càng ngọt ngào như quả chín trên cây. Với sự so sánh này, người cháu đã thể hiện được tình cảm yêu thương, quý trọng của mình đối với bà. Còn ở ví dụ thứ hai, cách so sánh lại dựa trên tính đồng 4
- nhất, đồng loại của sự vật, hiện tượng và mục đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng. Như vậy, so sánh tu từ khác so sánh logic ở tính hình tượng, tính biểu cảm và tính dị loại của sự vật. Nếu như giá trị của so sánh logic là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng thì giá trị của so sánh tu từ là ở sự liên tưởng, sự phát hiện và gợi cảm xúc thẩm mĩ ở người đọc, người nghe. Ở tiểu học, ta đang dạy học sinh so sánh tu từ này (sau đây gọi là biện pháp tu từ so sánh). b) Việc dạy học biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 Mục tiêu của việc dạy biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 là rèn luyện kĩ năng. Thông qua việc giải bài tập, học sinh chỉ ra được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết được sử dụng trong bài đồng thời hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh. Ngoài việc nắm được dấu hiệu và hiểu được giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh, chương trình còn yêu cầu học sinh biết vận dụng so sánh tu từ vào việc nói, viết, như biết dùng những hình ảnh so sánh sinh động trong giao tiếp, trong làm văn hay khi kể lại một câu chuyện mà các em được nghe, được đọc. Mặc dù những kiến thức về so sánh được dạy cho học sinh lớp 3 còn ở mức độ sơ giản song thông qua đó chương trình còn muốn bước đầu trang bị cho học sinh những cách nói, cách nhìn giản dị mà sâu sắc, tinh tế về đời sống, văn hoá, văn học của con người Việt Nam. Từ đó góp phần hình thành và phát triển tư tưởng, tình cảm và nhân cách của học sinh. Nội dung dạy biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 có những loại bài tập sau: Loại 1: Bài tập nhận biết biện pháp tu từ so sánh: Trong loại bài tập này, có các dạng sau: Dạng 1: Tìm những sự vật được so sánh với nhau Dạng 2: Tìm những hình ảnh so sánh Dạng 3: Tìm các từ so sánh Dạng 4: Tìm các đặc điểm so sánh Loại 2: Bài tập vận dụng biện pháp tu từ so sánh Ở loại bài tập này có hai dạng nhỏ: 5
- Dạng 1: Bài tập nhận biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh Dạng 2: Bài tập đặt câu có hình ảnh so sánh. Như vậy, qua nghiên cứu nội dung chương trình dạy biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3, tôi thấy 3 điểm như sau: Thứ nhất, nội dung dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Thứ hai, chương trình đã cung cấp những kiến thức cơ bản về biện pháp tu từ so sánh. Thứ ba, nội dung về biện pháp tu từ so sánh được xây dựng theo quan điểm tích hợp. 7.1.1.2. Cơ sở thực tiễn Nội dung về dạy học biện pháp tu từ so sánh trong Tiếng Việt là một nội dung phong phú và khá phức tạp. Có nhiều phương pháp dạy học tiếng việt có thể áp dụng để dạy biện pháp tu từ so sánh như phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp làm mẫu, phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp trò chơi tiếng Việt,… Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại có những đặc trưng riêng nên đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo của giáo viên tiểu học. Để tìm hiểu thực trạng việc dạy học biện pháp tu từ so sánh, tôi đã xây dựng phiếu điều tra 225 giáo viên tiểu học ở huyện Tam Dương. Sau khi xử lí số liệu, tôi đã thu được kết quả như sau: Mức độ TT Nội dung điều tra Chưa Rất thành Thành thành thạo thạo thạo Xác định mục đích của việc dạy 81 93 51 1 biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 (36%) (41,33%) (22,67%) Nắm mức độ, nội dung chương trình 39 116 70 2 của từng bài (17,33%) (51,56%) (31,11%) Xác định phương pháp, phương tiện dạy học và các hình thức tổ chức dạy 45 89 91 3 học phù hợp với nội dung từng bài (20%) (39,56%) (40,44%) dạy 4 Xây dựng quy trình dạy học của một 53 90 82 6
- tiết dạy biện pháp tu từ so sánh cho (23,56%) (40%) (36,44%) học sinh lớp 3 Thiết kế hệ thống bài tập giúp học 31 66 128 5 sinh chiếm lĩnh kiến thức (13,78%) (29,33%) (56,89%) Kiểm tra đánh giá khả năng nhận 48 97 80 6 diện và vận dụng biện pháp tu từ so sánh (21,33%) (43,11%) (35,56%) Qua điều tra, tôi nhận thấy nhìn chung giáo viên đã nắm được mục đích của việc dạy biện pháp tu từ so sánh cho học sinh, biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, biết phối hợp nhiều hình thức dạy học để tổ chức các hoạt động học tập giúp học sinh tự tin và bộc lộ được năng lực của mình. Một số giáo viên biết sử dụng linh hoạt các phương tiện dạy học giúp các em tiếp cận với biện pháp tu từ so sánh một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một số giáo viên còn lúng túng khi xác định phương pháp dạy học vì đặc trưng phân môn Luyện từ và câu nói chung và phần dạy về biện pháp tu từ so sánh nói riêng ở lớp 3 không có những bài học, những phần của bài học dạy riêng kiến thức về tu từ. Phương pháp dạy học các bài về phép tu từ so sánh tập trung vào việc tổ chức các hoạt động hoc tập mang tính thực hành là chính. Đặc biệt việc phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh còn chưa được chú trọng. Nhìn chung, việc dạy biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 hiện nay còn nhiều hạn chế. Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy kết quả dạy học biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 hiện nay chưa đạt yêu cầu do những nguyên nhân sau đây : Vốn kiến thức của giáo viên còn hạn chế, Tài liệu tham khảo, mở rộng kiến thức cho giáo viên và học sinh chưa nhiều. Biện pháp tu từ so sánh là một nội dung mới đưa vào chương trình nên giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học. 7
- Tóm lại, hiện nay, thực trạng dạy học về biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 đang có nhiều vấn đề cần quan tâm và giải quyết như: Về phía giáo viên: Kiến thức về phong cách học của giáo viên còn hạn chế. Giáo viên chưa biết vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học nên kết quả học tập của học sinh chưa cao. Bên cạnh đó, giáo viên phần lớn chỉ chú trọng đến việc dạy cho học sinh cách nhận diện biện pháp so sánh mà chưa quan tâm nhiều đến việc dạy học sinh cách cảm nhận và vận dụng các kiến thức về so sánh vào việc nói và viết. Giáo viên chưa biết tích hợp lồng ghép trong quá trình dạy các phân môn Tiếng Việt với nhau. Giáo viên chưa chú trọng nâng cao năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua việc dạy học biện pháp tu từ so sánh. Về phía học sinh: Do khả năng tư duy của các em còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế. Vốn kiến thức văn học của học sinh còn nghèo. Bên cạnh đó, năng lực nhận thức của một số em còn yếu nên các em còn mắc một số lỗi như về nhận diện biện pháp so sánh, lỗi về cách cảm thụ và vận dụng các hình ảnh so sánh vào bài làm của mình. 7.1.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy biện pháp tu từ so sánh nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 3 Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh nắm được cấu trúc của một hình ảnh so sánh bằng thao tác phân tích tổng hợp. (Áp dụng với dạng bài tập nhận biết) Ví dụ: Tìm hình ảnh so sánh trong câu sau: Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Tôi đã cho học sinh phân tích hình ảnh so sánh trong câu trên qua bảng sau: Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Sự vật 1 Đặc điểm so sánh Từ so sánh Sự vật 2 Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ Sau khi học sinh phân tích đề và nắm chắc yêu cầu của đề bài, tôi hướng dẫn học sinh nắm cấu trúc của một hình ảnh so sánh đầy đủ qua hệ thống câu hỏi sau: 8
- Câu hỏi 1: Trong câu trên, các sự vật nào được so sánh với nhau? (Mặt biển và tấm thảm) Giáo viên cho học sinh dùng bút chì gạch chân dưới các sự vật được so sánh với nhau và điền vào bảng ở cột sự vật 1 và cột sự vật 2 (yếu tố 1 và yếu tố 4) Câu hỏi 2: Tại sao mặt biển và tấm thảm lại được đem ra so sánh với nhau? (Vì hai sự vật này có điểm giống nhau) Câu hỏi 3: Các sự vật đó giống nhau về đặc điểm gì? (đặc điểm sáng trong) Như vậy, giữa hai sự vật khác loại, khi muốn so sánh chúng với nhau ta cần tìm ra điểm tương đồng (điểm giống nhau, dấu hiệu chung) giữa chúng. Đây chính là đặc điểm so sánh –yếu tố 2. Câu hỏi 4: Từ ngữ nào thể hiện sự so sánh? (Như) Đây là yếu tố 3. Sau khi học sinh phân tích được 4 yếu tố của một hình ảnh so sánh, tôi cho học sinh tổng hợp lại thành hình ảnh so sánh: Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Như vậy, bằng thao tác phân tíchtổng hợp, học sinh đã nắm được cấu trúc của một hình ảnh so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố: Yếu tố 1: yếu tố được (hoặc bị) so sánh. Yếu tố 2: yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động, có vai trò nêu rõ phương diện so sánh (ở tiểu học, ta gọi đơn giản là đặc điểm so sánh) Yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh. Yếu tố 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh. Qua đó, học sinh dễ dàng làm được các dạng bài tập sau: Dạng 1: Tìm những sự vật được so sánh với nhau Dạng 2: Tìm những hình ảnh so sánh Dạng 3: Tìm các từ so sánh Dạng 4: Tìm các đặc điểm so sánh Các dạng bài tập này chiếm đa số trong chương trình. Các yếu tố 1 và yếu tố 2 có thể là 1 trong 4 mô hình sau: A) Mô hình 1: So sánh: Sự vật Sự vật. B) Mô hình 2: So sánh: Sự vật Con người. 9
- C) Mô hình 3: So sánh: Hoạt động Hoạt động. D) Mô hình 4: So sánh: Âm thanh Âm thanh. Muốn học sinh của mình có một kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh vững vàng đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật khi hướng dẫn bài mới. Dựa vào các mô hình như ta vừa phân tích. A. Mô hình 1: So sánh Sự vật Sự vật Mô hình này cách nhận dạng rất dễ vì trong câu thường xuất hiện các từ so sánh (như, là, giống, tựa, chẳng bằng...) Mô hình này có các dạng sau: A như B; A là B; A chẳng bằng B. a) Tìm hiểu dạng: A như B Dạng này đã xuất hiện ở các bài tập đầu tiên của chương trình và xuyên suốt đến cuối chương trình Tiếng Việt 3. * Ví dụ: Bài 2 (SGK trang 8): Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây: "Hai bàn tay em Như hoa đầu cành" (Huy Cận) "Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch" (Vũ Tú Nam) "Cánh diều như dấu á Ai vừa tung lên trời" (Phạm Như Hà) Để làm tốt bài tập này, học sinh phải phát hiện các từ chỉ sự vật được so sánh. Từ đó học sinh sẽ tìm được sự vật so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn trên. Có 2 phương án Phương án 1: Gạch chân các từ chỉ sự vật so sánh trong các câu trên bằng bút chì vào SGK. Phương án 2: Giáo viên phát phiếu học tập nhóm đôi. Các nhóm điền vào phiếu 10
- Câu Sự vật 1 Từ so sánh Sự vật 2 a) Hai bàn tay em như hoa đầu cành b) Mặt biển như tấm thảm khổng lồ c) Cánh diều như dấu “ á” Học sinh trình bày : + "Hai bàn tay em" được so sánh với "hoa đầu cành" + "Mặt biển" được so sánh với "tấm thảm khổng lồ". + "Cánh diều" được so sánh với "dấu á" Nếu giáo viên hỏi ngược lại là vì sao "Hai bàn tay em" được so sánh với "Hoa đầu cành" hay vì sao nói "Mặt biển" như "tấm thảm khổng lồ"? Lúc đó giáo viên phải hướng học sinh tìm xem các sự vật so sánh này đều có điểm nào giống nhau, chẳng hạn: + Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa. + Mặt biển và tấm thảm đều phẳng, êm và đẹp. + Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt như dấu á. (Giáo viên có thể vẽ lên bảng "Cánh diều" và "Dấu á") b)Tìm hiểu dạng: A là B: Dạng này học sinh rất dễ nhầm lẫn giữa câu so sánh với câu giới thiệu. Bởi lẽ, cả 2 kiểu câu này đều có từ “là” Ví dụ :(Bài 1c, d trang 24,25): Tìm các hình ảnh so sánh trong câu : c/ Mùa đông Trời là cái tủ ướp lạnh. Mùa hè Trời là cái bếp lò nung. d/ Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. Trong trường hợp này, cần phải cho học sinh xác định từ chỉ sự vật trong câu thơ: (trời mùa đông – tủ ướp lạnh), (trời mùa hè – bếp lò nung) Giáo viên giải thích cho học sinh điểm tương đồng giữa các từ chỉ sự vật được so sánh. 11
- Trời mùa đông lạnh như cái tủ ướp lạnh. Trời mùa hè nóng như bếp lò nung. Trong câu: Mẹ tôi là giáo viên (từ là có tác dụng giới thiệu. Trong trường hợp này, học sinh phải hiểu nghĩa của từ và của câu ) B. Mô hình 2: So sánh: Sự vật Con người Dạng của mô hình so sánh này là: a) Dạng A như B: + A có thể là con người. + B sự vật đưa ra làm chuẩn để so sánh. Ví dụ: Bài tập 1/trang 58: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu dưới đây: "Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan" (Hồ Chí Minh) "Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng". (Võ Thanh An) Với dạng bài tập này học sinh sẽ dễ dàng tìm được sự vật so sánh với con người nhưng các em chưa giải thích được"Vì sao?". Chính vì điều đó giáo viên cần giúp học sinh tìm được đặc điểm chung của sự vật và con người, chẳng hạn: "Trẻ em" giống như "búp trên cành". Vì đều là những sự vật còn tươi non đang phát triển đầy sức sống non tơ, chứa chan niềm hi vọng. "Bà" sống đã lâu, tuổi đã cao giống như "quả ngọt chín rồi" đều phát triển đến độ già dặn có giá trị cao, có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng. b) Dạng A là B: Ví dụ: Bài tập 1/trang 42,43 (phương pháp dạy như mô hình 1) "Ông là buổi trời chiều Sự vật 1 (người) Sự vật 2 (Sự vật) Cháu là ngày rạng sáng" Sự vật 1 (người) Sự vật 2 (Sự vật) 12
- c) Dạng A chẳng bằng B: Ví dụ: Bài tập 1c/trang 43 : Tìm các hình ảnh so sánh trong câu : Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời Trần Quốc Minh Dạng bài tập này chỉ cần học sinh thực hiện được hai yêu cầu : Xác định sự vật so sánh (ngôi sao mẹ), (mẹ ngọn gió) Xác định từ so sánh (Chẳng bằng, là) Xác định được hai yêu cầu trên là học sinh đã xác định được hình ảnh so sánh. C. Mô hình 3: So sánh: Hoạt động Hoạt động Mô hình này có dạng như sau: + A x B. + A như B. * Ví dụ: Bài tập 2 /trang 98: Trong các đoạn trích sau, nh ững ho ạt động nào đượ c so sánh với nhau: + "Con trâu đen lông mượt Cái sừng nó vênh vênh Nó cao lớn lênh khênh Chân đi như đạp đất". (Trần Đăng Khoa) + "Cau cao, cao mãi Tàu vươn giữa trời Như tay ai vẫy Hứng làn mưa rơi". (Ngô Viết Dinh) 13
- Dạng bài này giáo viên giúp học sinh nắm chắc được từ chỉ hoạt động, từ đó học sinh sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau. Chẳng hạn: + Hoạt động "đi" so sánh với hoạt động "đập đất" qua từ "như". + Hoạt động “vươn” của tàu lá dừa giống hoạt động “vẫy” tay của con người D. Mô hình 4: So sánh: Âm thanh Âm thanh Mô hình này có dạng sau: A như B: + A là âm thanh thứ 1. + B là âm thanh thứ 2. Ví dụ:(Bài tập 2 trang 117): Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây: Với dạng bài tập này giáo viên giúp học sinh nhận biết được âm thanh thứ nhất và âm thanh thứ hai được so sánh với nhau qua từ "như". Chẳng hạn: + "Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai" (Nguyễn Trãi) Âm thanh của "tiếng suối" được so sánh với âm thanh của "tiếng đàn cầm" qua từ "như". Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh phân biệt dấu hiệu so sánh Đây là biện pháp rất quan trọng khi dạy về biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3. Nếu như biện pháp 1 ở trên là nền tảng, là cái cơ bản, thì biện pháp này là biện pháp giúp học sinh củng cố vững chắc kiến thức, kĩ năng về biện pháp tu từ so sánh vừa học. Giáo viên phân biệt cho học sinh thông qua các bài tập thực hành. Trường hợp 1: Vắng khuyết yếu tố 2 – đặc điểm so sánh Ví dụ 1: Trẻ em như búp trên cành. Ví dụ 2: Hai bàn tay em/ Như hoa đầu cành Trong hai hình ảnh so sánh trên, yếu tố 2 đặc điểm so sánh không được nêu ra. Kiểu so sánh vắng khuyết yếu tố 2 này tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi hơn. Nó kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để xác định được những nét giống nhau giữa hai đối tượng ở hai vế và từ 14
- đó nhận ra đặc điểm của đối tượng miêu tả. Sự suy nghĩ, liên tưởng có thể diễn ra như sau: Trẻ em tươi non như búp trên cành./ Trẻ em đầy sức sống như búp trên cành./ Trẻ em chứa chan hi vọng như búp trên cành./ … Hai bàn tay em đẹp như hoa đầu cành./ Hai bàn tay em xinh xắn như hoa đầu cành./ Hai bàn tay em nhỏ xinh như hoa đầu cành./ … Trường hợp 2: Vắng khuyết cả yếu tố 2 – đặc điểm so sánh và yếu tố 3 – từ so sánh, giữa yếu tố 1 và 4 có dấu gạch hai chấm hoặc dấu gạch ngang. Ví dụ 1: Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào. Ví dụ 2: Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh. Trong ví dụ 1 có hai hình ảnh so sánh: So sánh Trường Sơn với chí lớn ông cha và so sánh Cửu Long với lòng mẹ bao la. Trong ví dụ 2 có hai hình ảnh so sánh: so sánh quả dừa với đàn lợn con và so sánh tàu dừa với chiếc lược. Tất cả các hình ảnh so sánh này đều vắng khuyết cả hai yếu tố: yếu tố 2 – đặc điểm so sánh và yếu tố 3 – từ so sánh, giữa yếu tố 1 và 4 có dấu gạch hai chấm hoặc dấu gạch ngang. Khi đọc cần ngắt giọng chỗ có dấu hai chấm hoặc dấu gạch ngang. Trường hợp 3: Vắng khuyết cả yếu tố 2 – đặc điểm so sánh và yếu tố 3 – từ so sánh, giữa yếu tố 1 và 4 không có sự ngăn cách nào. Ví dụ: Tay em đánh răng/ Răng trắng hoa nhài Ở đây, tác giả đã so sánh răng với hoa nhài. Nhưng cái khó là giữa hai yếu tố 1 và 4 không có bất cứ dấu hiệu nào. Dạng này thường dành cho học sinh nhận thức tốt. Ở cả 3 trường hợp này, giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ nội dung câu thơ hoặc câu văn, gợi mở cho học sinh suy nghĩ tại sao lại đặt hai sự vật, hiện tượng này cạnh nhau mà không có từ ngữ nào ở giữa. Cho học sinh thử thêm vào những từ ngữ thể hiện sự so sánh (thêm yếu tố 3), hoặc thêm cả từ 15
- chỉ đặc điểm và từ so sánh (yếu tố 2 + yếu tố 3) mà không làm nội dung câu văn, câu thơ thay đổi. Ví dụ: Tàu dừa như/ tựa như/ như thể/ giống như/ … chiếc lược chải vào mây xanh Quả dừa chi chít/ nằm chen chúc/ … như đàn lợn con nằm trên cao. Trường hợp 4: Các từ so sánh không phải lúc nào cũng thể hiện sự so sánh. Trong hình ảnh so sánh Trăm cô gái đẹp tựa tiên sa, giáo viên có thể cho học sinh thay thế từ “tựa” bằng các từ ngữ khác cũng thể hiện sự so sánh như: là, giống, hệt, như, như thể, chẳng khác gì,… mà ý nghĩa của câu không thay đổi. Nhưng điều quan trọng là giáo viên phải phân biệt cho học sinh không phải lúc nào các từ là, giống, hệt, như, như thể, chẳng khác gì,… cũng là các từ dùng để chỉ sự so sánh. Giáo viên giúp học sinh khắc phục điều này bằng cách giúp học sinh hiểu ý nghĩa của các từ ngữ này trong văn cảnh. Nhấn mạnh và nhắc lại cho học sinh là các sự vật, sự việc, hiện tượng, … được đem ra so sánh bao giờ cũng phải có một dấu hiệu chung nào đó. Ví dụ 1: Con búp bê của Lan làm bằng vải. Từ “bằng” chỉ mối quan hệ giữa một bên là sự vật, một bên là chất liệu của sự vật đó. Hai sự vật: con búp bê và vải không có dấu hiệu chung. Vậy đây không phải là hình ảnh so sánh. Ví dụ 2: Quả táo này nhỏ bằng ngón tay. Từ “bằng” dùng để chỉ sự so sánh ngang bằng giữa hai sự vật có hình dáng nhỏ bé. Hai sự vật: quả táo này và ngón tay có dấu hiệu chung là nhỏ. Vậy câu trên là hình ảnh so sánh. Đây là trường hợp học sinh khó phát hiện ra hình ảnh so sánh. Giáo viên cần giúp học sinh phân tích theo cấu trúc so sánh và tìm ra dấu hiệu chung của các yếu tố so sánh. Tóm lại, khi dạy biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3, cần giúp học sinh nắm được cấu trúc hoàn chỉnh thường gặp của so sánh tu từ. Trong đó yếu tố 1 và yếu tố 4 là quan trọng nhất, không thể vắng khuyết. Học sinh dần được làm quen với các dạng khuyết thiếu 1 trong các yếu tố như trên. Khi gặp dạng nào giáo viên cũng nên đưa vào mô hình cấu tạo để học sinh nhận biết. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh làm dạng bài tập sáng tạo 16
- Dạng bài tập sáng tạo giúp học sinh biết cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Dạng bài tập này có tính tư duy, sáng tạo cao hơn. Tuy nhiên, dạng bài tập này trong SGK rất ít. Nó tập trung ở cuối chương trình học kì I gồm 2 bài tập. Để làm được dạng bài tập này bắt buộc giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm được một cách chắc chắn về so sánh tu từ như hai biện pháp trên. Bài tập 1: Nhìn tranh đặt câu Tương tự Bài tập 3/SGK trang126: Ta có thể đưa ra bài tập sau : Ví dụ: Quan sát từng cặp tranh ở hình 1 rồi viết các câu có hình ảnh so sánh Hình 1 Bài tập 2: Dạng bài tập điền khuyết Ví dụ: Bài tập 4/trang 126: Tìm những từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống: a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như..., như... b) Trời mưa, đường đất sét trơn như... c) Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như.... Khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập dạng này, giáo viên cần thao tác theo các bước sau: Bước 1: Giúp học sinh tìm hiểu yêu cầu đề bài. 17
- Bước 2: Phân tích các yếu tố của bài cho và đưa vào mô hình cấu trúc so sánh xem còn thiếu yếu tố nào để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh. Bước 3: Suy nghĩ dựa trên các dấu hiệu chung để tìm các từ ngữ thích hợp. Bước 4: Thử các từ ngữ khác, đọc và lựa chọn từ ngữ em cho là hay nhất. Ta phân tích bài tập 1: Ở tranh 1: Có 2 sự vật là xe ô tô và cung tên/ tên bắn Ta đưa vào mô hình cấu trúc so sánh : Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Xe ô tô tên bắn Như vậy đã có yếu tố 1 và yếu tố 4, còn thiếu yếu tố 2 và yếu tố 3: Yếu tố 2 (phương diện so sánh): dựa vào đặc điểm của hai sự vật này, học sinh dễ dàng nhận thấy hai sự vật này có dấu hiệu chung về hoạt động: lao, đi, chạy, phi, … các hoạt động này có đặc điểm chung là nhanh. Yếu tố 3 : Nếu học sinh so sánh ngang bằng thì có thể sử dụng: như, như thể, … Nếu học sinh so sánh hơn kém thì có thể sử dụng: hơn, hơn cả, … Vậy tổng hợp lại ta được câu hoàn chỉnh: Xe ô tô lao nhanh như tên bắn./ Xe ô tô chạy nhanh hơn tên bắn/ … Nếu không sử dụng yếu tố 2 thì ý nghĩa của câu thông báo sẽ không rõ ràng: Xe ô tô như tên bắn. Khi nhắc đến ô tô ta thường nghĩ đến hình dáng, màu sắc của nó. Vậy xe ô tô và tên bắn có gì giống nhau về hình dáng và màu sắc? Rõ ràng là không. Vậy ta phải nói rõ ta đang so sánh ô tô và tên bắn về đặc điểm gì, cho nên phải có yếu tố 2 ở đây. Các trường hợp còn lại tương tự, giáo viên sử dụng phương pháp phân tích rèn luyện theo mẫu như trong các nghiên cứu về phương pháp dạy học biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 đã đưa ra. Ví dụ các trường hợp còn lại : Bóng đèn điện toả sáng như mặt trăng. Cây thông cao như ngọn tháp. Nụ cười của cô ấy xinh như hoa hồng. Thỏ thì hiền hơn hùm. 18
- Ta phân tích bài tập 2: Ta cũng cho học sinh đưa các yếu tố đã có vào mô hình cấu trúc so sánh Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Công cha như Nghĩa mẹ như Như vậy đã có yếu tố 1 và yếu tố 3, còn thiếu yếu tố 2 và yếu tố 4: Ở đây yếu tố 4 là quan trọng, không thể thiếu. Để tìm yếu tố 4 ta cho học sinh suy nghĩ xem công cha giống với gì? (núi Thái Sơn/ núi cao/ trời/…), nghĩa mẹ giống với gì? (nước biển Đông/ nước trong nguồn/ biển/ …) Còn yếu tố 3, học sinh có thể tìm là to lớn, bao la, ngời ngời, … Vậy sắp xếp lại ta được các câu hoàn chỉnh : Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước biển Đông. (không có yếu tố 3) Nếu tách rời, ta được hai câu: Công cha to lớn như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ bao la như nước biển Đông. (Có đầy đủ 4 yếu tố) Ở đây, ta lưu ý cho học sinh yếu tố 3 có thể không có. Trong những câu mà sắc thái tình cảm thể hiện rất rõ như thế này thì người ta thường che lấp đi phương diện so sánh để người đọc, người nghe có những suy nghĩ, liên tưởng của riêng mình. Các đáp án có thể là: a) như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra, như sông như biển,… b) như bôi mỡ, xà phòng, đổ dầu... c) núi, những ngọn tháp... Các bài tập mang tính sáng tạo này rất ít nên trong quá trình dạy, nhất là các tiết Tiếng Việt luyện tập, giáo viên nên đưa thêm những bài tập tương tự hai dạng trên để học sinh khắc sâu kiến thức. Trong khi học về biện pháp so sánh, học sinh còn được làm quen với kiểu so sánh: Ngang bằng và hơn kém. Kiểu so sánh ngang bằng thường gặp các từ so sánh như: tựa, giống, giống như, không thua, không khác… 19
- Kiểu so sánh hơn kém thường gặp các từ so sánh như: hơn, kém, thua, chẳng bằng, … Biện pháp 4: Kết hợp sử dụng trò chơi học tập : Đây là hình thức hấp dẫn nhất trong đó chơi là phương tiện, học là mục đích. Thông qua hình thức chơi mà học, học sinh sẽ được hoạt động, tự củng cố kiến thức và rèn luyện phản xạ. Tuy nhiên, muốn tổ chức trò chơi có hiệu quả, cần xác định mục đích của trò chơi, hình thức chơi cũng phải đa dạng, cách chơi cần phải đơn giản, dễ hiểu. Ví dụ: Trò chơi “Thử tài so sánh” Mục đích: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ bằng cách tạo nhanh các cụm từ có hình ảnh so sánh đúng. Luyện phản ứng nhanh, trau dồi trí tưởng tượng, liên tưởng về hoạt động hay đặc điểm, tính chất ... của sự vật. Chuẩn bị : Làm các bộ phiếu bằng giấy (Kích thước: 3 x 4 cm) Mỗi bộ phiếu gồm 35 từ chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm, màu sắc... của sự vật (Tuỳ thời gian chơi, nội dung bài học). Lớp 3 chủ yếu là từ chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất. Ví dụ : + Bộ phiếu A (5 từ chỉ hoạt động, trạng thái): Đọc, viết, cười, nói, khóc (Dành cho Tiết 7: Ôn tập từ chỉ trạng thái, tính chất) + Bộ phiếu B (5 từ chỉ màu sắc) Trắng, xanh, đỏ, vàng, đen (Dành cho tiết 15: Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh) + Bộ phiếu C (5 từ chỉ đặc điểm, tính chất): đẹp, cao, khoẻ, nhanh, chậm (Dành cho tiết 14, 17: Ôn tập từ chỉ đặc điểm) Phiếu được gấp tư để “bốc thăm” Cử trọng tài, thư kí theo dõi cuộc thi. Tiến hành : Trọng tài để một bộ phiếu lên bàn cho học sinh xung phong lên thử tài so sánh (1 bộ phiếu 5 từ thì dành cho 5 người “thử tài”). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 220 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 189 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn