Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao kỹ thuật viết chữ cho giáo viên ở trường Tiểu học Phan Bội Châu
lượt xem 2
download
Sáng kiến kinh nghiệm giúp đội ngũ giáo viên đều nắm được các thuật ngữ hướng dẫn viết chữ đồng nhất và có kỹ thuật viết chữ Việt trong trường Tiểu học tốt, giúp học sinh không những viết đúng, mà còn viết nhanh, viết đẹp, viết có sáng tạo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao kỹ thuật viết chữ cho giáo viên ở trường Tiểu học Phan Bội Châu
- Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Ông cha ta ngày xưa có câu “Nét chữ nết người” quả không sai. Nhìn vào những dòng chữ một người viết ra, chúng ta phần nào đoán biết được tính cách của họ. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của việc viết chữ đẹp có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng, hình thành nhân cách con người. Nhiệm vụ giáo dục ở bậc Tiểu học không chỉ dạy cho học sinh biết đọc, biết viết mà còn giúp trẻ ở lứa tuổi này có được nhân cách sống tốt đáp ứng với xu thế ngày nay, công nghiệp hóa hiện đại hóa. Do vậy người giáo viên cần phải có kỹ thuật và kỹ năng viết chữ tốt để giúp đỡ hướng dẫn học sinh viết được những nét chữ đúng mẫu, đẹp và sáng tạo cũng chính là giúp học sinh tiểu học hình thành nhân cách của bản thân. Không những thế chữ viết là một công cụ quan trọng trong giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện ghi chép và tiếp nhận văn hóa khoa học, vậy muốn giao tiếp tốt, người đọc hiểu được thì phải viết chữ đúng và đẹp; muốn viết chữ đúng, đẹp thì ngay trên ghế nhà trường cần phải rèn giũa thật nhiều; đặc biệt là học sinh ở cấp Tiểu học, do vậy giáo viên phải nắm chắc kỹ thuật viết chữ để giảng dạy cho học sinh từng bước chiếm lĩnh công cụ chữ viết đưa vào phục vụ cho học tập và giao tiếp, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Hiện nay việc viết chữ đã bị sao nhãng bởi nhiều lý do, thứ nhất là các văn bản hiện hành đã được công nghệ hóa (đánh máy), thứ hai việc viết chữ chưa thu hút được sự thích thú của học sinh, thứ ba nhiều phụ huynh cho rằng viết chữ chiếm nhiều thời gian trong việc học. Do đó việc luyện viết chữ đẹp trong mỗi người học không mấy mặn mà. Đại đa số giáo viên đã tự ý thức nâng cao kỹ năng viết chữ ở trường Tiểu học tự tin khi dạy học sinh; tự sáng tạo trong tổ chức dạy học viết chữ để học sinh thích thú tham gia vào quá trình luyện viết chữ. Bên cạnh đấy không ít giáo viên viết chữ chưa đẹp, chưa nắm vững kỹ thuật viết chữ dẫn đến việc hướng dẫn, tư vấn học sinh viết chữ chưa đúng kỹ 1
- thuật. Đây là một vấn đề cần được giải quyết trong mỗi nhà trường khi có giáo viên còn yếu về mặt này. Muốn học sinh viết đúng, viết đẹp tất nhiên phải có đội ngũ giáo viên không chỉ viết đẹp mà còn nắm chắc kỹ thuật viết chữ ở trường Tiểu học để tư vấn, hỗ trợ kịp thời cho các em ngay trong mỗi tiết học. Làm thế nào để mỗi giáo viên đều tổ chức tư vấn tốt việc viết chữ cho học sinh? Thiết nghĩ chỉ có một con đường đó là cần phải nâng cao kỹ thuật viết chữ cho đội ngũ giáo viên để từ đó từng bước nâng cao chất lượng chữ viết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Do vậy tôi chọn nội dung Nâng cao kỹ thuật viết chữ cho giáo viên ở trường Tiểu học Phan Bội Châu để nghiên cứu. II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu Với bài viết này bản thân tôi muốn hướng tới mục tiêu là: Tất cả đội ngũ giáo viên đều nắm được các thuật ngữ hướng dẫn viết chữ đồng nhất và có kỹ thuật viết chữ Việt trong trường Tiểu học tốt, giúp học sinh không những viết đúng, mà còn viết nhanh, viết đẹp, viết có sáng tạo. Học sinh hiểu, tiếp thu một cách dễ dàng sự hướng dẫn viết của giáo viên và thực hiện các thao tác viết chữ đúng mẫu quy định và có kỹ năng viết chữ. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề Kỹ thuật viết chữ có nghĩa là hướng dẫn học sinh nắm chắc và viết tốt các nét cơ bản, tên gọi, cấu tạo mỗi nét đến từng con chữ và chữ; sau đó xác định tọa độ đặt bút, dừng bút trên khung chuẩn, cách rê bút, lia bút để nối các con chữ thành chữ. Việc làm này rất cần thiết và quan trọng nó ảnh hưởng lớn đến phát triển các kỹ năng dạy học trong trường Tiểu học đó là các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết; cả 4 kỹ năng này đều phải được tôi luyện trong mỗi tiết học để cùng tồn tại và phát triển bền vững. Nếu nói kỹ năng nào là quan trọng nhất bản thân tôi thiết nghĩ cả 4 kỹ năng đều như nhau bởi lẽ giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Nếu giao tiếp ở hoàn cảnh không thể dùng ngôn ngữ nói thì nhất 2
- thiết phải sử dụng ngôn ngữ viết (chữ viết) và ngược lại. Vậy chữ viết là thứ ngôn ngữ dùng để giao tiếp, trao đổi thông tin trong cuộc sống. Do vậy ngay từ lớp Một, lớp nền móng của bậc Tiểu học học sinh đã được hướng dẫn tập viết các nét chữ đến con chữ rồi đến chữ và được nâng dần lên ở các lớp trên. Với chương trình dạy học cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng việc viết chữ nhiều tiết nhất trong cấp Tiểu học ( ho ạt động viết 10 tiết trên tuần). Việc này cũng kéo theo những giáo viên dạy lớp Một nắm chắc kỹ thuật viết chữ hơn những giáo viên dạy các khối lớp khác, môn học khác. Nhưng việc viết chữ không chỉ dừng lại ở lớp 1 mà được nâng cao dần lên ở những lớp trên; nếu đội ngũ giáo viên trong toàn trường không nắm chắc kỹ thuật viết chữ thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi tư vấn hỗ trợ học sinh viết chữ kịp thời trong phân môn Tập viết, Chính tả và những tiết học khác. Tại sao phải nâng cao kỹ thuật viết chữ cho giáo viên ? Thứ nhất là giúp giáo viên hiểu biết thêm những kiến thức cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí d ấu thanh. Từ đó củng cố cho giáo viên những điểm đặt bút, dừng bút, lia bút hay rê bút khi viết chữ. Thứ hai là nâng cao kỹ năng viết liền mạch, viết chữ đúng quy trình. “Văn hay mà chữ không ra chữ thì cũng chẳng ích gì” trích trong tác phẩm Văn hay chữ tốt (theo Truyện đọc 1; 1995) Tiếng Việt 4 tập 1. Đúng thật vậy có nhiều học sinh khi luyện nói về các chủ đề các em nói rất hay nhưng khi viết chữ nguệch ngoạc, khó đọc thậm chí dịch không ra. Tất nhiên bài văn đó bị đánh giá chưa hoàn thành là điều khó tránh; nếu giáo viên dạy các lớp trên mà không nâng cao kỹ năng viết chữ thì khó mà tư vấn hỗ trợ được những học sinh này dẫn đến chất lượng giáo dục chưa được như mong muốn. Do đó việc nâng cao kỹ thuật viết chữ cho giáo viên là cần thiết hơn bao giờ hết. Dẫu biết rằng chất lượng chữ viết của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực cá nhân, sự luyện tập kiên trì và kỹ năng sư phạm của giáo viên; trong đó kỹ thuật viết chữ của giáo 3
- viên là yếu tố cơ bản nhất. Vậy việc nâng cao kỹ thuật viết chữ cho đội ngũ giáo viên là trọng trách của người chỉ đạo chuyên môn như bản thân tôi. II. Thực trạng vấn đề Ưu điểm: Trường tiểu học Phan Bội Châu có đủ tài liệu hướng dẫn viết chữ từ lớp 1 đến lớp 3 bao gồm bộ chữ quy trình viết từng nét; tranh 29 chữ cái viết thường, viết hoa; tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên mượn nghiên cứu để hướng dẫn học sinh viết chính xác. Có văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo số 5150/TH – BGD&ĐT ngày 17 tháng 8 năm 2002 dạy học viết chữ ở trường tiểu học chi tiết cụ thể. Đại bộ phận giáo viên có ý thức nghiên cứu, chịu khó rèn chữ, trau dồi kiến thức và kỹ thuật viết chữ. Hiện nay việc rèn chữ viết cho giáo viên và học sinh tiểu học được Phòng Giáo dục và Đào tạo quan tâm và thường xuyên tổ chức các cuộc thi nhằm tạo sân chơi đầy ý nghĩa cho giáo viên cũng như học sinh tham gia. Nhà trường hưởng ứng tốt các cuộc thi do ngành phát động trong đó có cuộc thi Viết chữ đẹp dành cho học sinh và giáo viên Tiểu học. Tồn tại, hạn chế: Tuy cô trò đã gặt hái được một số thành tích trong Hội thi, song kỹ thuật viết tốt đối với tất cả học sinh toàn trường còn hạn chế. Một số giáo viên chưa nắm được kỹ thuật viết chữ ở trường Tiểu học hoặc nắm một cách khái quát không cụ thể chi tiết do đó khi hướng dẫn học sinh viết chữ chưa đúng mẫu quy định. Một số giáo viên ít nghiên cứu, không nghiên cứu sâu về chữ viết dẫn đến việc học sinh đặt bút sai hay dừng bút chưa đúng vị trí cũng không sửa và tư vấn hỗ trợ kịp thời. Các đồng chí giáo viên không nhất quán trong việc dùng thuật ngữ để hướng dẫn học sinh viết chữ cho nên ở lớp dưới học sinh viết tốt nhưng lên lớp trên lại có thể viết chưa tốt. Có giáo viên trình bày bảng lớp vẫn còn cẩu thả chữ viết không đúng mẫu, sai chính tả, tuỳ tiện trong cách trình bày. Một số giáo viên cho 4
- rằng việc dạy học sinh viết chữ là ở lớp 1, 2, 3 trong môn Tiếng Việt là chính còn các môn học khác thì không cần dạy. Vì một số giáo viên còn hiểu lệch lạc như thế nên cần phải có hướng chỉ đạo sâu sát hơn về việc nâng cao kỹ thuật viết chữ cho giáo viên và học sinh hằng năm. Qua khảo sát thực tế kết quả như sau: Giáo viên có kỹ Giáo viên có kỹ Giáo viên chưa có Thời gian thuật viết chữ thuật viết chữ kỹ thuật viết chữ tốt khá Năm học 4 6 6 2016 2017 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Bước 1: Nắm bắt tình hình thực tế trình độ, năng lực viết chữ của giáo viên. Thông qua nhiều hình thức như trao đổi trực tiếp với giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh hay các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi đề cập đến chữ viết ở trường tiểu học. Ví dụ như: Mẫu chữ cái viết thường chia theo đơn vị có mấy nhóm? (6 nhóm, nhóm 1 các chữ cái cao 1 đơn vị; nhóm 2 các chữ cáo cao 1,5 đơn vị, …. ); chữ a thường có những nét nào bắt đầu viết ra sao? Kiểm tra vở viết của học sinh, … Bên cạnh đấy tôi yêu cầu giáo viên nêu lên những khó khăn trong khi hướng dẫn, tư vấn học sinh viết chữ; để nắm bắt tình hình giáo viên nắm được nội dung của chữ viết ở trường tiểu học và kỹ năng viết chữ đến đâu. Phân loại giáo viên viết chữ đẹp, chưa đẹp, chưa đúng mẫu để từ đó tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên trao đổi với nhau một cách tự nhiên thoải mái không gò ép. Bước 2: Xác định mục tiêu bồi dưỡng Chúng ta thường nói rằng “Thầy nào trò nấy”. Đúng thật vậy nếu giáo viên viết chữ đẹp và có ý thức rèn chữ viết thì chất lượng chữ viết của lớp đó sẽ cao và qua thực tế ở mỗi lớp khác nhau thì chữ viết của học sinh sẽ khác nhau; học sinh trong một lớp thì chữ viết lại tương đối giống nhau và rất giống chữ của giáo viên. Môt giao viên co ch ̣ ́ ́ ữ viêt đep se co thê ́ ̣ ̃ ́ ̉ ̀ ̣ ̀ ́ ữ đep va ng co nhiêu hoc tro viêt ch ́ ̣ ̀ ược lai. ̣ Như vậy muốn dạy cho học sinh 5
- có kĩ năng viết chữ đúng yêu cầu, luyện cho học sinh viết chữ ngày càng đẹp; ngoài việc nắm vững nội dung phương pháp dạy học, giáo viên còn cần có năng lực thẩm mĩ để cảm nhận được vẻ đẹp của chữ viết, có khả năng viết chữ đẹp để học sinh noi theo. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên về kỹ thuật viết chữ Việt là trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức kỹ năng viết chữ từ đó mỗi giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy học sinh viết chữ đạt hiệu quả cao nhất. Bước 3: Xây dựng nội dung, kế hoạch bồi dưỡng Từ mục tiêu, tôi xác định nội dung trọng tâm để bồi dưỡng như sau: Thứ nhất, giáo viên cần nắm vững nội dung chữ viết ở trường tiểu học theo công văn 5150/TH – BGD&ĐT ngày 17 tháng 8 năm 2002, phân chia ra 3 loại mẫu đó là mẫu chữ cái viết thường, mẫu chữ cái viết hoa và mẫu chữ số. Thứ hai, giáo viên cần nắm được tên các nét chữ (nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét móc xuôi, nét móc ngược, …), đường kẻ, dòng kẻ, ô ly. Thứ ba, giáo viên cần nắm được cách viết các chữ cái viết thường, viết hoa. Thứ tư, giáo viên cần nắm được cách nối các con chữ trong một chữ, khoảng cách giữa các chữ. Thứ năm, giáo viên cần nắm được cách rê bút, lia bút để viết liền mạch đúng tốc độ và vượt tốc độ viết. Bước 4: Thực hiện kế hoạch Với mục tiêu trên, tôi xây dựng nền nếp phong trào viết chữ ngay từ đầu năm học, cho giáo viên đăng ký chất lượng chữ viết của giáo viên và học sinh theo khối lớp. Trong hè, tôi đã chỉ đạo giáo viên nghiên cứu công văn 5150/TH – BGD&ĐT ngày 17 tháng 8 năm 2002, để nắm rõ 3 loại mẫu chữ được viết với độ cao là bao nhiêu. Đầu năm học, trong buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi tổ chức cho giáo viên trao đổi về vần đề này nhiều lần cho đến khi mỗi 6
- người đều nắm được tất cả nội dung trong công văn. Thứ nhất tôi thường tổ chức cho đội ngũ giáo viên nắm chắc kỹ thuật viết chữ ở trường Tiểu học theo sách hướng dẫn Tiếng Việt 1 với cách viết và cấu tạo các nét cơ bản. Thứ hai c ăn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái, giúp giáo viên chia chữ viết thành các nhóm và xác định trọng tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ gồm những nét nào, những nét chữ nào học sinh hay viết sai, học sinh gặp khó khăn gì khi viết các nhóm chữ đó để khắc phục nhược điểm giúp học sinh viết đúng và đẹp mẫu chữ trong trường tiểu học như sau: Nhóm 1: Gồm các chữ: m, n, u, ư, i, t, v, r, p. (nét cơ bản là nét móc xuôi, nét móc ngược) Nhóm 2: Gồm các chữ: b, l, h, k, y. (nét cơ bản là nét khuyết) Nhóm 3: Gồm các chữ: o, ô, ơ, a, ă, â, c, x, d, đ, q, g, e, ê, s. (nét cơ bản là nét cong kín, cong hở trái, cong hở phải) Hàng tháng, trong buổi sinh hoạt chuyên môn , tôi dành một ít thời gian để cho giáo viên trao đổi, học tập lẫn nhau về kiến thức viết chữ theo tài liệu sách giáo viên Tiếng Việt 1, dạy tập viết chữ ở trường Tiểu học do nhà xuất bản Giáo dục phát hành, phần mềm viết chữ hoa, chữ thường trên Internet, mỗi lần như thế các đồng chí giáo viên đã dần có được từ ngữ đồng nhất trong cách hướng dẫn học sinh viết chữ. Ví dụ: dòng kẻ đậm, dòng kẻ nhạt, giữa hai dòng kẻ tạo thành một ly (1 đơn vị) .... qua mỗi lần trao đổi như thế giáo viên tự rút kinh nghiệm cho bản thân, cùng sử dụng thuật ngữ giống nhau giúp học sinh dễ hiểu và thực hành viết chữ đúng mẫu hơn. Không chỉ giúp giáo viên trao đổi với nhau trong sinh hoạt chuyên môn mà tôi còn hướng dẫn cho giáo viên tham khảo thêm trên mạng Internet vào phần mềm mô phỏng chữ viết tiếng Việt dành cho giáo viên và học sinh hay phần mềm viết chữ ở trường tiểu học để học hỏi thêm về kỹ thuật viết từng con chữ. Để không làm mất thời gian của giáo viên, trong mỗi lần sinh hoạt 7
- chuyên môn tôi lồng ghép một nội dung nêu trên vào cuộc họp. Việc làm này đều được đội ngũ giáo viên hưởng ứng và sôi nổi tham gia. Cùng với giáo viên làm tổ khối trưởng kiếm tra đánh giá bài viết của học sinh để nắm bắt việc giáo viên áp dụng kiến thức viết chữ vào dạy học như thế nào; tư vấn, giúp đỡ tại chỗ là phương pháp hữu hiệu nhất nên tôi đã chỉ đạo và xây dựng kế hoạch thực hiện thường xuyên. Bước 5. Đề cao sự mẫu mực về chữ viết của giáo viên. Đung la thây nao tro nây, cac cô (th ́ ̀ ̀ ̀ ̀ ́ ́ ầy) viêt đep thê kia nên hoc sinh ́ ̣ ́ ̣ ̉ ̣ ̃ ́ ưng net ch cua ho cung co nh ̃ ́ ữ xuât săc chăng kem. Sau m ́ ́ ̉ ́ ỗi cuộc thi học sinh viết chữ đẹp xã hội đã không ngớt những lời khen ngợi, thán phục. Quả thật chữ viết của giáo viên là vấn đề có tính chất quyết định bởi vì giáo viên luôn là tấm gương đối với học sinh về tất cả các mặt, nhất là học sinh tiểu học. Do đó trong khâu chỉ đạo chuyên môn, tôi luôn đề cao chữ viết của viết của giáo viên như chụp các bài viết của họ treo ở phòng đọc, phòng thư viện và đưa lên trang Web của nhà trường để học sinh và cha mẹ học sinh quan sát, học tập. IV. Tính mới của giải pháp Qua hai năm đúc kết và đối chứng kết quả với nhau, bản thân tôi thấy việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho đội ngũ giáo viên không chỉ là nâng cao phương pháp giảng dạy mà cần đi sâu vào từng mảng kiến thức cụ thể như: kỹ thuật viết chữ , việc luyện đọc cho học sinh lớp Một, cách phân tích một bài toán hợp, … Tổ chức trao đổi kiến thức về kỹ thuật viết chữ lồng ghép trong sinh hoạt chuyên môn để không tốn thời gian. Tìm hiểu kỹ nguyên nhân hiệu quả việc dạy viết chữ thông qua nhiều mối quan hệ như giáo viên, phụ huynh, dự giờ thực hành và sản phẩm của học sinh hàng năm. Chia nhỏ nội dung viết chữ theo từng mảng: Thuật ngữ sử dụng khi hướng dẫn kỹ thuật viết; các nét cơ bản và tên gọi của chúng; nhóm chữ có cùng nhóm nét chữ; … để giúp giáo viên nắm được kiến thức dễ dàng. 8
- Đề cao sự mẫu mực chữ viết của giáo viên, trước hết giúp người giáo viên phải coi trọng chữ viết thường ngày của mình trên bảng lớp, đây chính là trang viết mẫu mực đầu tiên của mình cho học sinh thấy. Công khai chữ viết của giáo viên qua trang Website của trường, biểu dương các thành tích trong buổi sinh hoạt đầu tháng, trong các cuộc họp của đơn vị; khen thưởng, động viên kịp thời khi Giáo viên – Học sinh có sự tiến bộ về viết chữ. V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm Từ năm học 20172018, tôi đã sử dụng một số biện pháp nâng cao kỹ thuật viết chữ cho giáo viên nói ở trên và đạt được một số thành quả nhất định đó là: Giáo viên viết đúng mẫu, rõ ràng và ngay ngắn, đúng quy định; trình bày lề bảng, dòng chữ ghi ngày tháng năm, tên môn, tên bài học. Bên cạnh đó là lời nhận xét của giáo viên trong bài làm của học sinh cũng được chỉnh chu hơn. Giáo viên thích thú, có ý thức luyện viết chữ thường xuyên, chữ đẹp và sáng tạo (cô Ngô Đức Ngọc Hân, thầy Lê Văn Vượng, cô Phan Thị Nguyệt Kiều, …). Học sinh thường xuyên luyện viết trong các giờ học chính khóa và giờ học tăng tiết. Các lớp có phong trào viết chữ đẹp, giữ vở sạch cũng được nâng dần lên từ 3/10 lớp lên 6/10 lớp (1A, 2A, 2B, 3A, 3B, 4A). Giáo viên, học sinh tham gia Hội thi “Viết chữ đẹp” do Phòng tổ chức đạt hiệu quả cao; trước đây khi tham gia Hội thi giáo viên, học sinh chỉ đạt ở các giải công nhận là phần đa, nay đã có giải Nhì, Ba, … Đặc biệt hơn nữa là tất cả giáo viên khi được dự giờ phân môn Tập viết đều đã sử dụng thuật ngữ đồng nhất trong hướng dẫn học sinh viết chữ; học sinh hiểu và thực hành tốt trên sản phẩm vở viết và vở Chính tả. Kết quả đạt được như sau: Giáo viên có kỹ Giáo viên chưa Giáo viên có kỹ thuật Thời gian thuật viết chữ có kỹ thuật viết viết chữ tốt khá chữ 9
- 9 (cô Hoài, Hân, Dinh, Năm học Lương, Kiều, Tô Nguyên, 7 0 2017 2018 Bạch Nguyên, thầy Vượng, Hoàng) Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Kết luận Nâng cao kỹ thuật viết chữ cho giáo viên ở trưởng Tiểu học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thực hiện hoạt động giáo dục. Bởi lẽ cha ông ta đã từng nói “Nét chữ nết người”, muốn giáo dục thế hệ phát triển toàn diện có nhân cách tốt như bác Hồ đã dạy “Học để làm người cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự tổ quốc là nhân loại”. Còn trong thời đại công nghệ 4.0 UNESCO đề ra 4 mục tiêu của việc học: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống; Học để làm người. Mỗi giáo viên Tiểu học phải bắt đầu từ những việc dạy học nhỏ nhất đó là hướng dẫn học sinh viết chữ; người giáo viên có kỹ thuật viết chữ tốt dẫn đến học sinh viết đúng và viết đẹp có sáng tạo góp phần cho việc hình thành nết người, hình thành nhân cách tốt. Qua việc nghiên cứu, trải nghiệm ở tại trường, bản thân tôi thấy rằng việc làm này có thể áp dụng cho các trường bạn có tình hình chung như đã nói ở trên. Để hoạt động bồi dưỡng kỹ thuật viết chữ cho giáo viên đạt hiệu quả cao cần phải thật sự tâm huyết và nghiên cứu sâu về chữ viết. Đồng thời nắm bắt tình hình thật cụ thể thông qua nhiều hình thức và các mối quan hệ. Trong phần nắm bắt tình hình phải khéo léo, tế nhị không áp đặt hay chê trách. Vui lòng tiếp nhận thông tin dù nội dung thông tin chưa thỏa đáng. Điều chỉnh công tác chỉ đạo kiểm tra giám sát tư vấn thúc đẩy về vấn đề dạy học viết chữ theo từng giai đoạn giữa học kỳ và cuối kỳ. Động viên khích lệ giáo viên, học sinh khi các đối tượng này có bước tiến bộ. Duy trì hoạt động phối kết hợp trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng kỹ năng viết của học sinh, giáo viên để phát huy cao độ tinh thần làm việc tập 10
- thể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi khối lớp nói riêng toàn trường nói chung. Buôn Trấp, ngày 08 tháng 04 năm 2019 NGƯỜI VIẾT Lê Thị Minh Tâm TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
- TT Nội dung Ghi chú Công văn 5150/CVTHBGD ĐT Bộ giáo dục & Đào 1 ngày 17/06/2002 Dạy học viết chữ tạ o ở trường Tiểu học Nhà xuất bản Giáo 2 Sách giáo viên Tiếng Việt 1 dục Lê A – Đỗ Xuân 3 Dạy tập viết ở trường Tiểu học Thảo, nhà xuất bản Giáo dục 12
- 13
- NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐ SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG CH Ủ T ỊCH Tr ần Th ị Hoa NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐ SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN CH Ủ T ỊCH 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn