Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số
lượt xem 0
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là phát huy được kế hoạch bản thân đề ra trong suốt quá trình giảng dạy. Sáng tạo, nghiên cứu được nhiều tiết học hay, giờ học bổ ích để học sinh hào hứng khi học, phấn đấu phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế còn dang dở. Tìm ra những nguyên nhân các em hay nghỉ học và xây dựng được giải pháp để khắc phục duy trì sĩ số học sinh đi học chuyên cần hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bản thân là giáo viên tiểu học. Người gieo mầm xanh cho đất nước, người đem lại hạnh phúc sự yên tâm cho mỗi gia đình. Trẻ em trước xã hội phát triển các em được ăn học, phát triển toàn diện. Trước sự đổi mới của nền giáo dục nước nhà. Đặc biệt là chương trình đổi mới của nền giáo dục hiện nay. Dạy học theo chương trình GDPT mới phát huy năng lực và phẩm chất của người học. Các em tiếp cận môi trường học tập hiện đại, tích cực đọc thông viết thạo, tính toán nhanh nhẹn, viết đúng, viết nhanh rõ ràng là mục tiêu để các em phấn đấu. Là người đặt nền móng xây những viên gạch đầu tiên cho ngôi nhà vững chắc, cô giáo lớp 1 tràn đầy nhiệt huyết, là người tiên phong trong con đường đổi mới để nâng cao chất lượng dạy học, sáng tạo và đổi mới trong giáo dục. Tôi đến với Tây Nguyên bởi một cái duyên đó là tình yêu nghề mến trẻ. Đã 11 năm bước vào nghề, thời gian chưa dài nhưng những niềm vui nỗi buồn, những khó khăn vất vả, những thành tích đạt được cũng đủ để tôi vững vàng, yêu nghề, tự hào về sự nghiệp trồng người mà tuổi thơ đã từng ao ước. Tôi được phân công giảng dạy lớp 1, gặp rất nhiều khó khăn. Giảng dạy giữ vai trò và trọng trách rất lớn để quyết định được kết quả học tập và hình thành rèn luyện đạo đức để các em bước vào đời. Công tác trên vùng đất Cao Nguyên đầy nắng và gió. Nơi có sự góp mặt của các dân tộc anh em dân tộc Tày, Nùng, ÊĐê, Thái, Dao, Mường đến làm kinh tế mới. Các em đang gặp khó khăn về học tập, khó khăn về cuộc sống gia đình, khó khăn về tinh thần và vật chất. Các em rụt rè và tự ti trong giao tiếp, tiếng phổ thông còn hạn chế. Khả năng tiếp thu bài của học sinh dân tộc có phần gặp khó khăn hơn với những học sinh thị trấn. Các em cảm thấy sợ khi học, còn nhút nhát không muốn giao tiếp khi tới trường. Học sinh DTTS hay nghỉ học và đi học không đều giáo viên gặp khó khăn trong quá trình dạy học. Cách tổ chức dạy học chưa thu hút học sinh, chưa có nhiều đồ dùng dạy hoc phong phú bắt mắt và các trò chơi để các em thấy vui, tự tin học tập, phát triển năng lực bản thân nên cũng là lí do học sinh không hào hứng và cảm thấy áp lực trước những buổi học các con không thích các em lại nghỉ học. Giáo viên chưa hiểu tâm sinh lý học sinh DTTS để gần gũi uốn nắn chăm sóc các em, còn nghiêm khắc hay la mắng các em nên đây cũng là lý do học sinh đi học không đều. Học sinh DTTS các em quen với môi trường tự do và sự chiều chuộng của các bậc phụ huynh người DTTS vô tình tạo cho các con một thói quen xấu, các con không xác định được mục tiêu học tập nên đi học theo cảm tính. Nhận thấy được vai trò và lợi ích của việc đi học đều là vô cùng quan trọng và cấp thiết đối học sinh DTTS. Rất nhiều lý do làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện của các em ở trường. Vẫn biết để làm tốt công tác giảng dạy nâng chất lượng tại vùng đặc biệt khó khăn Buôn Đliêya và việc duy trì sĩ số học sinh lớp 1dân ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 1
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- tộc thiểu số đang là vấn đề, tinh thần và trách nhiệm cần quan tâm. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy tại vùng đặc biệt khó khăn Buôn Đliêya A học sinh phần đa là con em dân tộc thiểu số. Bằng tình yêu nghề mến trẻ, đạo đức của một người giáo viên dạy chữ, trang bị kiến thức nhân cách làm người. Trong suốt quá trình học tập và giảng dạy bản thân tôi thực hiện giải pháp và áp dụng trong kế hoạch dạy học của bản thân đạt kết quả cao trong suốt những năm công tác. Tôi mạnh dạn chọn đề tài “Những giải pháp duy trì sĩ số học lớp 1 dân tộc thiểu số”. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học và bắt kịp với trường trình đổi mới giáo giáo dục phát huy năng lực phẩm chất của học sinh. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2.1 Mục tiêu: Hoàn thành tốt chất lượng và nhiệm vụ được giao là giáo viên giỏi chuyên môn và nhà tâm lý khéo léo, rèn luyện, giáo dục văn hóa cung cấp kiến thức giúp các em đọc thông viết thạo tính toán nhanh nhẹn, bước đầu hình thành nề nếp, đạo đức phẩm chất toàn diện cho các em trong suốt năm học. Quản lý tốt học sinh 28 em đi vào nề nếp đạo đức tốt, đảm bảo sĩ số 28 em không có học sinh nghỉ học, đi học chưa chuyên cần. Thu hút mọi đối tượng học sinh. Hoàn thành chất lượng đúng chỉ tiêu nhà trường đề ra. Các em phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe và phát triển phẩm chất tốt vốn có của dân tộc Việt Nam, bước vào lớp 2 tự tin và mạnh dạn. Phát huy được kế hoạch bản thân đề ra trong suốt quá trình giảng dạy. Sáng tạo, nghiên cứu được nhiều tiết học hay, giờ học bổ ích để học sinh hào hứng khi học, phấn đấu phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế còn dang dở. Tìm ra những nguyên nhân các em hay nghỉ học và xây dựng được giải pháp để khắc phục duy trì sĩ số học sinh đi học chuyên cần hơn. 2.2 Nhiệm vụ: Đóng góp một số giải pháp nhỏ bản thân đã làm trong những năm công tác giảng dạy, chia sẻ học hỏi đồng chí đồng nghiệp về công tác duy trì sĩ số học sinh đối với học sinh lớp 1 nói chung và học sinh dân tộc nói riêng và học sinh tất cả các khối khác. Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Nâng cao chất lượng và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh Hoàn thành chất lượng giáo năm học 2020-2021và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người giáo viên trong năm học 2020-2021của trường TH Nguyễn Thị Minh Khai. Nhân rộng đề tài tới tay học sinh, giáo viên, phụ huynh. Để phối hợp cùng nhau mang lại điều tốt nhất đến với học sinh của mình. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu “Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số.” ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 2
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 4. Giới hạn của đề tài: Đề tài nghiên cứu một số điều cơ bản cần làm và lưu ý để duy trì sĩ số học sinh lớp 1. Nâng cao chất lượng dạy và học. Tìm ra nguyên nhân vì sao học sinh của mình hay nghỉ học, chưa ham học và chưa có nề nếp, khắc phục tình trạng học sinh nghỉ học bỏ học, hình thành ý thức nề nếp, tình yêu trường, yêu lớp, yêu thầy mến bạn của 28 em học sinh lớp 1A5 và toàn thể học sinh khối 1 Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học - Phương pháp điều tra khảo sát thu thập số liệu qua những năm học khác - Phương pháp quan sát theo dõi hs trong quá trình chủ nhiệm - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận - Dựa vào nhiệm vụ năm học 2020-2021 và chương trình đổi mới giáo dục và đặc biệt chương trình giáo dục phổ thông đang áp dụng ở khối lớp 1 hiện nay. - Học sinh lớp 1, các em đang ở độ tuổi vui chơi chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học hết sức mới lạ và bỡ ngỡ, các em ham chơi ưa hoạt động, thích tò mò khám phá. Hơn nữa rất dễ xúc động và bắt chước học theo rất nhanh. Một tâm hồn trong trẻo, một tờ giấy trắng tinh. Cô giáo người họa sĩ tài ba nếu khéo léo sẽ có sản phẩm là bức tranh tuyệt đẹp. Vô tình cũng có thể trở thành người họa sĩ làm bức tranh bị vấy bẩn. Lứa tuổi các em tư duy đang phát triển, tưởng tượng sáng tạo nhưng cũng dễ học đòi ỷ lại, nhanh chán. Các em đang cần vòng tay, cần một tấm lòng rộng mở, cần người mẹ thứ hai che chở uốn nắn dìu dắt. Giáo viên một nhà tâm lý tinh tế trong suốt quá trình học tập rèn luyện. - Trong suốt những năm công tác ở phân hiệu vùng khó khăn Buôn Đliêya A, xã Đliêya. Các em là những các con em thuộc nhiều dân tộc anh em khác nhau, đều là người Việt Nam, là những trẻ thơ đến từ những hoàn cảnh khác nhau. Nên cách giáo dục rèn luyện không thể áp dụng giống nhau. Cần phải hiểu và phân loại học sinh một cách linh hoạt và tìm ra phương pháp tối ưu, nhẹ nhàng, hiệu quả nhất áp dụng vào thực tế học sinh lớp mình để phát triển năng lực của học sinh và nhất là học sinh dân tộc thiểu số. - Người giáo viên mang trọng trách rất lớn. Là người tiên phong trong giáo dục sáng tạo và tự chủ trong dạy học, trang bị kiến thức đọc thông viết thạo tính toán nhanh nhẹn làm nền móng vững là bàn đạp cho các em bước vào lớp 2, cũng là người đầu tiên hình thành phẩm chất, đạo đức, nề nếp, là con ngoan, người trò giỏi. Người ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 3
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- đào tạo ra những công dân tốt cho xã hội. Người giáo viên không những phải có trình độ chuyên môn giỏi, có tâm với nghề, nhiệt tình kiên trì nhẫn lại mà còn phải là nhà tâm lý thực thụ, phải hiểu và yêu thương học sinh như con của chính mình. Một cô giáo năng động, sáng tạo vui nhộn và hài hước, hiện đại và tinh tế, mạnh dạn sáng tạo cách mạng trong quá trình dạy học. - Các em phần đa con em dân tộc thiểu số người Tày, Thái, Ê đê, Nùng. Các em nhút nhát, rụt rè, giao tiếp tiếng phổ thông còn hạn chế, kĩ năng sống và vốn tiếng việt còn chậm, thiếu thốn về mọi mặt thậm chí mơ đến một chiếc xe đạp đi học những đôi dép quai hậu xinh xinh để đi học như học sinh thị trấn vẫn còn xa vời. Học sinh trong phân hiệu có đường xá đi lại rất xa xôi, hiểm trở, đường đất, đường rẫy bụi bặm và trơn lầy vào những mùa mưa. Đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, ăn chưa no, mặc chưa ấm. Con đường tìm đến cái chữ còn gặp nhiều chông gai. Người giáo viên phải mang trong mình tình thương đồng loại, một sự quyết tâm cao, nhiệt huyết yêu nghề, yêu trẻ, không ngần ngại khó khăn, không trốn tránh trách nhiệm, thổi niềm đam mê yêu trường, yêu lớp, tình đoàn kết bè bạn, rút ngắn khoảng cách sự phân biệt giữa các dân tộc. Là người đem đến cái chữ những dòng văn hay nhưng bài toán khó đến với núi rừng để tuổi thơ các em không hề lãng phí. Phát huy năng lực, nhen nhóm ước mơ cho tương lai. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu a. Khó khăn - Điều kiện học tập giảng dạy đặc thù của vùng khó khăn thuộc phân hiệu Buôn Dliêya anh hùng, các em phần đa học sinh dân tộc thiểu số người Tày, Thái, Ê đê, nùng nhút nhát, rụt rè, giao tiếp tiếng phổ thông còn hạn chế, kĩ năng sống và vốn Tiếng Việt còn chậm, thiếu thốn về mọi mặt. Học sinh hay nghỉ học vì nhút nhát còn sợ khi thấy đông người hay do bị các bạn trêu trọc các em cũng nghỉ học. - Học sinh lớp 1 sĩ số lúc nào cũng đông, bên cạnh niềm vui khi được thấy trẻ đến trường, được nhìn thấy những khuôn mặt ngây thơ, trong sáng. Nhưng bên cạnh niềm vui đó thì nỗi niềm băn khoăn cũng luôn hiện hữu trong tâm trí của một người giáo viên như tôi đó là: Dạy như thế nào? Quản lí các em ra sao gặp nhiều khó khăn? Phòng học, chỗ ngồi, ánh sáng phải cố gắng khắc phục. Làm sao phân bổ thời gian phù hợp để dạy dỗ quan tâm các em. Để các em thấy vui khi học tập và rèn luyện. - Lớp 1A5 tôi chủ nhiệm có 28 học sinh trong đó dân tộc thiểu số. Hộ nghèo 13 em, gia đình hoàn cảnh khó khăn rất nhiều. Các em lớn lên từ hoàn cảnh khác nhau nhưng giống nhau độ phát triển tâm lí lứa tuổi tiểu học và giống nhau đều tìm đến cái chữ và nhận được tình yêu thương từ cô giáo. Một số học sinh còn thiếu thốn đồ dùng học tập và quần áo không mặc đúng đồng phục các em tự ti và tự ý nghỉ học thất thường. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 4
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Các em là người dân tộc thiểu số ngôn ngữ, cách giao tiếp của mỗi dân tộc mang màu sắc riêng. Phong tục tập quán lối sống các dân tộc khác nhau. Tiếng phổ thông với các em còn hạn chế nên giảng dạy truyền đạt kiến thức cũng gặp khó khăn. Đặc biệt học sinh tiếp thu chậm các em lo sợ khi chưa hiểu bài, không đọc viết được các em cũng không thích học và lười giao tiếp đông người, hay nghỉ học và đi học không chuyên cần. - Lớp 1 là lớp đầu cấp, năm đầu tiên các em làm quen với môi trường học tập mới tự lập xa bố mẹ và học tập rất nhiều môn hơn nữa tâm sinh lý các em đang độ tuổi ham chơi hiếu động, hay khóc, ưa dỗ dành. Giáo viên hay phải dỗ dành chiều chuộng, nhẹ nhàng và hiểu được tâm lý học sinh nhiều lúc cũng thấy rất áp lực. - Các em chưa biết chữ khả năng nhớ lời cô dặn có phần hạn chế nên mỗi khi có công việc gì cần trao đổi nhắc nhở phụ huynh giáo viên phải ghi giấy về nhà. Lấy thông tin cá nhân của các em rất lâu và gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa nhiều phụ huynh người dân tộc tại chỗ chưa dùng điện thoại. - Đồ dùng học tập của các em giáo viên phải mua riêng để ở lớp vì các em hay quên chưa cẩn thận và chưa ý thức được việc phải ngăn nắp gọn gàng, các em chưa soạn bài và chuẩn bị chu đáo như học sinh lớp lớn hơn. - Một số em do điều kiện khó khăn chưa qua chương trình mẫu giáo nên các em còn rụt rè, sợ đi học hoặc là đi học nhưng các em chưa nắm được chữ cái chưa nhận diện mười chữ số. Các em còn mặc cảm hay nản trong quá trình học tập nên các em đi học không đều và nghỉ học. - Một số phụ huynh người dân tộc thiểu số còn xem nhẹ về học văn hóa nhiều nguyên nhân, lí do chưa xứng đáng mà không tuyển sinh cho con đi học. VD: Cho con ở nhà vì con không thích đi học, học làm gì tốn tiền đi rẫy đi nương có lợi hơn, không có tiền tuyển sinh cho con rồi giấy khai sinh giấy tờ thiếu không chịu đi làm tuyển sinh cho con... Họ thường cho con nghỉ và ủng hộ con khi con không thích đến trường, họ không kiên trì trong việc dạy dỗ và kèm cặp con cái. - Các bậc phụ huynh người dân tộc thiểu số chưa nhận thức được tính kỉ luật và nề nếp nội quy trường học thích thì đi học không thích là tự ý cho con em nghỉ ở nhà, khó khăn cho giáo viên trong khi đứng lớp và học sinh không theo kịp bài. Đặc biệt chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay, chương trình và nội dung bài nhiều và kiến thức lôgic với nhau, các em hay nghỉ học thì không đảm bảo được lượng kiến thức và theo kịp bạn bè. Giáo viên rất mệt mỏi thấy lo lắng với những đối tượng học sinh hay nghỉ học. - Học sinh học tại phân hiệu rất xa, một số em người dân tộc Thái, Nùng, Tày xa trường mấy chục cây số, họ đưa con đi học rất vất vả, tiền xăng cộ ăn uống hàng ngày của con và những ngày mưa bão đường trơn và lầy lội việc đi lại đến trường gian nan, vất vả, nhiều em ăn trưa tại lớp chế độ ăn uống nghỉ trưa cũng thất thường. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 5
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ăn uống chưa đảm bảo được chất dinh dưỡng. Buôn Dliêya nằm sâu và cao nhất của xã khí hậu lạnh học sinh hay ốm đau, đề kháng yếu mỗi lần ốm các em phải nghỉ học vài ngày vất vả cho các em, giáo viên và gia đình. Ảnh hưởng chất lượng và tiếp thu kiến thức. - Lớp 1 là năm đầu tiên tiếp cận với chương trình sách mới. Đặc biệt bộ sách “Kết nối tri thức với Cuộc Sống” các em thấy mới lạ, kiến thức, từ ngữ và hình ảnh đối với các em càng lạ lẫm. Các em không thể tự ôn bài một mình ở nhà được nên phụ huynh ỷ lại phó thác việc dạy và kèm con cho giáo viên và nhà trường, đặc biệt là người dân tộc Ê đê họ chưa quan tâm đến con em vì lý do đi làm về mệt hoặc là buông xuôi học được cái gì thì học. Học sinh đọc viết chưa tự tin, sợ khi cô giáo kiểm tra bài các em cũng nghỉ học. b. Thuận lợi Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai thuộc xã khó khăn được Đảng, Nhà nước, Ban Giám Hiệu nhà trường quan tâm, hỗ trợ. Cơ sở vật chất trường học khang trang sạch sẽ có bàn ghế, đầy đủ phòng học. Có chế độ cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ gạo, học phí động viên các em trong suốt quá trình học tập. Các em được hưởng chế độ 116 được trợ cấp tiền ăn, tiền trọ … * Một số em hộ nghèo gia đình khó khăn được ưu tiên miễn giảm tiền học và đồ dùng sách vở. * Được giáo dục toàn diện các môn học đảm bảo vừa học vừa chơi không gây áp lực cho học sinh. * Lớp 1 phụ huynh đa phần trẻ năng động nhận thức tiến bộ. Quan tâm đến các em và hoạt động của lớp khi phát động. Tham gia cuộc họp đầy đủ tự giác. Đã quan tâm con em học tập và chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp, đã hợp tác nhiệt tình cùng với giáo viên để nâng cao chất lượng. Phụ huynh thực hiện đúng nội quy trường học và nghỉ học có lý do và xin phép đầy đủ. * Lớp học được lắp tivi và máy chiếu phục vụ quá trình giảng dạy, giáo viên áp dụng linh hoạt công nghệ thông tin vào soạn giảng và tổ chức được rất nhiều giờ học hay bổ ích và thu hút được học sinh. * Phong trào đoàn đội do liên đội đề ra các em rất hào hứng tham gia tích cực, hiệu quả. Phong trào khen thưởng động viên học sinh có thành tích trong học tập nhà trường, phụ huynh tham gia nhiệt tình hiệu quả. 3. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp như sau a. Mục tiêu của giải pháp: - Nâng cao chất lượng dạy và học đảm bảo kiến thức cơ bản cần thiết để chuẩn bị lên lớp 2 học sinh, giáo viên, lớp học ngoan nề nếp. Lễ phép đoàn kết giúp đỡ bạn ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 6
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- bè 100% học sinh lên lớp đọc viết nhanh nhẹn, thành thạo. Giáo viên yên tâm trong quá trình giảng dạy và chủ nhiệm. - Duy trì sĩ số học sinh, không có học sinh đi học không chuyên cần. 100% học sinh dân tộc thiểu số đi học đúng độ tuổi. Học sinh ham học, hứng thú tự giác mạnh dạn trong quá trình học và đến trường đầy đủ. - Phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế khó khăn rút ra kinh nghiệm trong quá trình công tác chủ nhiệm ở vùng có học sinh con em dân tộc thiểu số. - Xác định được ý nghĩa của việc đi học đều, hình thành nhân cách đạo đức tốt cho các em. - Phối kết hợp gây dựng niềm tin và có sự phối hợp tốt giữa phụ huynh nhà trường và xã hội. Tuyên truyền xã hội hóa giáo dục để giáo dục là mối quan tâm và tầm quan trọng của mọi nhà. Đặc biệt là phụ huynh người dân tộc thiểu số. b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: Giải pháp thứ nhất: Nắm bắt tâm lý, tính cách, sự nhận thức của học sinh DTTS nâng cao chất lượng và duy trì được sĩ số lớp. - Các em học sinh DTTS cũng giống như học sinh người kinh ở độ tuổi này các em tri giác chưa được sâu sắc còn dễ sai lầm, có khi còn lẫn lộn. Các em học sinh DTTS cộng thêm một khó khăn về ngôn ngữ là tiếng phổ thông để diễn tả lại nội dung các em sẽ gặp nhiều khó khăn. Người giáo viên không chỉ dựa vào lời nói để đánh giá kết quả tri giác của các em mà phải hiểu nội dung em học sinh DTTS đó đang muốn diễn đạt, người giáo viên cần gợi mở thêm về ngôn ngữ để các em diễn tả hoàn chỉnh trọn vẹn và đầy đủ hơn nội dung bài học. - Hạn chế về khả năng nghe hiểu Tiếng Việt cũng là một trong những yếu tố làm hạn chế khả năng chú ý của học sinh DTTS. Bởi một lẽ trong quá trình các em lắng nghe mà không hiểu hết lời giảng của cô giáo cũng làm sao nhãng sự chú ý của các em. Vì vậy mà giáo viên cũng phải chú ý tâm trạng và khả năng nghe hiểu của các em để điều chỉnh kịp thời về tốc độ lời giảng và có thể nhắc lại nhiều lần và diễn giải thêm hỗ trợ khả năng chú ý của các em, có thời gian quan tâm các trong giờ học. - Về khả năng ghi nhớ của học sinh DTTS vẫn không có gì khác biệt với học sinh cùng lứa tuổi nhưng ghi nhớ về nội dung dài là khó khăn lớn nhất về quá trình nhận thức của học sinh DTTS. Có khi các em không nhớ hết, có khi nhớ mà không diễn đạt được bằng lời thậm trí còn đọc vẹt là điều có thể xảy ra. Giáo viên hiểu được đặc điểm này và thông cảm cho các em không được nóng nảy, la mắng hối thúc các em mà phải kiên trì nhẫn lại, giúp các em hiểu và nhớ từng âm, từng vần từng câu, từng chữ. Các em học tập cảm thấy tự tin không bị áp lực. - Trí tưởng tượng của học sinh DTTS cũng hồn nhiên như học sinh khác nhưng các em gặp khó khăn về lời nói để diễn tả lại kết quả tưởng tượng của mình. Nên ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 7
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- giáo viên cần biết lắng nghe, phán đoán và kịp thời gợi mở giúp các em diễn đạt được được ý nghĩ của mình một cách trọn vẹn và đầy đủ - Khả năng tư duy của học sinh DTTS vẫn cao bằng với học sinh kinh nên học sinh DTTS vẫn tính toán nhanh và tính chính xác, các em chỉ gặp khó khăn với dạng kiến thức về nghe và chữ viết. Vốn Tiếng Việt ít ỏi lại không được sử dụng thường xuyên nên không phát triển được kĩ năng. Chính vì thế các em ngại giao tiếp bằng tiếng việt, lo sợ phải phát biểu xây dựng bài. Điều này cũng đồng nghĩa làm kìm hãm sự phát triển tư duy ở các em. - Học sinh DTTS có một ưu điểm tốt là sớm có thái độ và thói quen tốt với lao động. Hầu hết các em đều giúp đỡ ba mẹ từ rất sớm ,các em thích tham gia những lần lao động nhỏ nhẹ của tập thể đông vui. Nhưng chính phụ huynh những bậc cha mẹ của các em lại xem nhẹ việc học tập hàng ngày đều đặn của các em nên ảnh hưởng chất lượng kiến thức và việc duy trì sĩ số, giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh động viên kịp thời để các em học tập nề nếp hơn. - Giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học vốn đã khó rồi giáo dục tình cảm cho học sinh DTTS lại càng khó khăn hơn đặc biệt là học sinh lớp 1. Học sinh DTTS nhiều em chưa trải qua sự chăm sóc của bậc mầm non, các em chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ khi ra ngoài. Học Tiếng Việt với các em y như học ngoại ngữ là dạng ngôn ngữ thứ hai. Đến trường đến lớp với sự e ngại rụt rè. Chính vì vậy mà người giáo viên hết sức ân cần, vui vẻ tạo không khí vui nhộn tự nhiên để các em có một tâm lý thoải mái thì ham học tập đi học đều, học tập sẽ hiệu quả hơn. - Tóm lại để có sự hiệu quả trong giảng dạy và duy trì sĩ số học sinh,nhất là đối tượng học sinh là con em DTTS, người giáo viên càng phải cố gắng nỗ lực hơn nữa ,gần gũi yêu thương để hiểu được tâm lý, tính cách của các em, từ đó mới có những cư xử đúng mực, những biện pháp dạy học phù hợp để thu hút, giúp các em học sinh DTTS ham học mạnh dạn hòa nhập có tâm lý thoải mái thì các em thích đến trường đi học đều, tự tin trong giao tiếp và học tập. Giải pháp thứ hai : Tìm hiểu thông tin học sinh, phân hóa học sinh xây dựng kế hoạch, phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh Nhũng công việc quan trọng cần làm của một người giáo viên trước năm học mới. Những em học sinh DTTS nào đã qua chương trình mẫu giáo. Bao nhiêu em học sinh DTTS lưu ban năm cũ, những em nào tuyển mới. Bao nhiêu em học đúng độ tuổi? Bao nhiêu em dân tộc Ê đê? bao nhiêu em dân tộc Tày? Thái, Nùng, Kinh? Em nào nhà xa trường đi lại khó khăn. Em nào hoàn cảnh khó khăn? ...giáo viên phải nắm vững để lên kế hoạch giảng dạy,theo dõi độ chuyên cần và tiến bộ của các con. Xác định nhiêm vụ cho mình, tư tưởng lập trường vững vàng yên tâm công tác. Qua danh sách lớp và hồ sơ tuyển sinh và lấy thông tin hai chiều giáo viên phân loại học sinh xây dựng kế hoạch giảng dạy kèm cặp cụ thể như sau: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 8
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Học sinh có kết quả học tập xuất sắc, khả năng tiếp thu tốt - Học sinh tiếp thu chậm, cần cố gắng, nhận thức chậm - Học sinh thuộc hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn - Học sinh hay nghịch ham chơi đạo đức chưa ngoan, cá biệt - Học sinh khuyết tật - Học sinh nào hay nghỉ học thường xuyên. Học sinh chưa được gia đình quan tâm Học sinh thuộc hộ nghèo và hoàn cảnh khó khăn: Vào cuộc họp hội đồng giáo viên đề xuất lên Ban giám hiệu, bên Đ ội về trường hợp các em thuộc hộ nghèo. Giáo viên trình bày hoàn cảnh các em học sinh DTTS qua tìm hiểu để tìm phương pháp giúp đỡ các em về mặt vật chất sách vở quần áo. Bản thân giáo viên chia sẻ động viên các em để tiếp thêm nghị lực các em cố gắng. Có thái độ thân thiện cảm thông hỏi thăm các em thường xuyên liên tục để biết xem các em có được ăn no mặc ấm đến trường không? VD: Sáng nay các em ăn gì trước khi đi học, về nhà em giúp gì cho bố mẹ mình? em học vào lúc nào trong ngày? Thái độ thân thiện một chút là giáo viên chúng ta sẽ nhận được những câu trả lời chân thành ngây thơ của các em. Những lúc gần các em có hoàn cảnh khó khăn giáo viên thấy thương các em hơn và nảy ra nhưng phương án giúp đỡ các em cực kì hiệu quả mặc dù chỉ là phần quà nhỏ động viên các em. Những viên kẹo những lát bánh mì cũng ấm lòng nhân văn và tình cảm cô trò, nhìn được sự vui mừng trong những đôi mắt ấy. - Phối hợp với tổng phụ trách Đội kêu gọi lên các hội nhóm của các nhà từ thiện giúp đỡ các em, 2 năm gần đây Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai nhận được rất nhiều sự quan tâm. Đặc biệt phân hiệu Buôn Dliêya các em được phát áo ấm mùa đông, được trợ cấp ăn trưa cho những học sinh ở xa, được nhận quà tết, được nhận học bổng học sinh nghèo vượt khó và học sinh lớp 1A5 của tôi được ưu tiên nhiều nhất . - Trao đổi với phụ huynh làm đơn miễn giảm trình lên ban giám hiệu xin miễn giảm tiền học. Lớp tôi 5 em thuộc diện khó khăn được nhà trường quan tâm miễn giảm. Đây cũng là động lực lớn để phụ huynh và học sinh yên tâm đến trường và gửi gắm con em. - Giáo viên luôn gần gũi không những áp lực cho phụ huynh và học sinh VD: Nhắc nhở nộp các khoản thu, nạt nộ HS khi không có đồ dùng dạy học rất nhiều tình huống khác thì người giáo viên luôn luôn cảm thông nhắc nhở nhẹ nhàng phù hợp với hoản cảnh. Có như vậy học trò tự tin trong học tập và đi học đều tâm trạng vui tươi mỗi ngày - Giáo dục các em trong lớp hòa đồng động viên giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn về tinh thần và bằng khả năng của các em. Giáo dục các em ý thức tiết kiệm không lãng phí vở, đồ dùng, phải biết chia sẻ gìn giữ giúp nhau trong học tập. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 9
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 10
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- * Đối với học sinh khuyết tật: Lớp tôi 1 em học sinh DTTS khuyết tật khó khăn ngôn ngữ. Em chậm phát triển hơn các bạn thiệt thòi hơn với mọi người. Vẻ bề ngoài các em chưa được nhanh nhưng trái tim ấy vẫn có sở thích vẫn thích chơi như bao bạn khác. Nhìn em bằng cả tình thương tôi gần gũi hỏi thăm gia đình tìm cho em người bạn thân nhất giúp đỡ em về tinh thần và học tập, tôi xếp em ngồi bàn đầu cho em tham gia vào các hoạt động học tập nhóm 2, nhóm 6 với nội dung nhẹ nhàng gợi mở để em có cơ hội học tập và thể hiện bản thân trước các bạn để em quên đi sự tự ti mặc cảm phấn chấn hơn trong học tập. Liên lạc cha mẹ học sinh để bố mẹ các em, lưu ý thông báo tình hình sức khỏe và học tập của em hằng ngày ở nhà. Các em đi học đều và đau ốm phụ huynh phải gọi điện xin phéo giáo viên. * Đối với học sinh chưa ngoan ham chơi cá biệt . Những học sinh có cá tính mạnh mẽ lớp tôi có hai em học sinh người dân tộc Ê đê nghịch hơn so với các bạn, đi học không đều. Tình trạng nghỉ học cũng hay xảy ra. Sau khi dạy các em một vài tuần đầu, tôi cảm thấy gặp trở ngại rất nhiều tưởng như chán nản. Nhưng bằng nghị lực sự kiên trì và ý thức cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ cam kết đầu năm học 100% số học sinh lên lớp hoàn thành chương trình lớp học. Thêm một chút bản tính hiếu thắng tôi cũng muốn thử sức chinh phục khó khăn. Kết quả gần hết 1 năm học 2 em bây giờ cải thiện tiến bộ, học tập kết quả khả quan với 2 em tôi đã tác động tình cảm dỗ dành rất nhẹ nhàng khi thì tôi nghiêm khắc một lát sau tôi lại tìm một vài điểm tốt khen khích lệ các em. Giao nhiệm vụ, thường xuyên gọi quan tâm các em trong giờ học, giao quyền quản lí nhóm, tổ, hoặc lớp để các em háo hức ít có thời gian chơi từng bước dần dần các em điều chỉnh bản thân. Nhận thức và ý thức với việc học tập ở trường và nề nếp lớp học, đi học chuyên cần hơn. * Đối với học sinh học nhận thức chậm hay nghỉ học, đi học chưa chuyên cần, gia đình chưa thật sự quan tâm ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 11
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Để biết em học sinh DTTS đó học chậm như thế nào? Nguyên nhân từ đâu mà em kết quả học tập chưa cao? là do bản thân em ham chơi không tập trung, hay một phần do gia đình chưa thực sự quan tâm đến con em học tập ở nhà ở trường. Phần nữa do các em tư duy còn chậm chạp. Lớp tôi nhiều em chữ cái, chữ số chưa thuộc có em thuộc nhưng viết chưa được... em học toán nhanh, Tiếng Việt tiếp thu chậm bản thân tôi đã tính toán cân nhắc vạch ra kế hoạch cách dạy hiệu quả các em tiến bộ hơn, cô giáo cũng đỡ mệt hơn. + Trong giờ học tôi thường xuyên gọi các em với câu hỏi vừa sức, khen góp ý tạo động lực cho các em. + Giảng dạy cẩn thận chậm và chắc không lướt qua và đi quá nhanh làm các em lo lắng khi chưa hiểu hết bài. Lắng nghe những câu hỏi của các em không nóng giận chê trách các em. + Đầu giờ 15 phút hoặc giờ ra chơi gọi các em lên. Hỏi thăm quá trình học tập ở nhà có ai giúp đỡ không? Và khảo sát bài học bằng câu hỏi đố vui để các em thấy vui vẻ, không lo lắng, ham học tập hơn. + Tổ chức các cặp, nhóm và đôi bạn cùng tiến để các em bộc lộ với nhau giúp nhau trong học tập, cải thiện mối quan hệ bạn bè. + Thường xuyên trao đổi thông tin với cha mẹ học sinh động viên tiếp thêm năng lượng để bố mẹ các em nhìn thấy niềm tin ở các con. Em nào còn chậm thì nhắc nhở tế nhị để cùng nhau phối hợp cho các em tiến bộ. + Không nên có thái độ phân biệt, chê bai các em, điều này làm các em thấy xấu hổ, chán học, nản chí trong học tập rèn luyện. Những lúc gần gũi nắn từng con chữ tình cảm cô trò lại gần gũi, các em thấy yên tâm khi được cô kèm cặp . Học sinh không cảm thấy sợ, lo lắng trong quá trình học. Các em mạnh dạn tự tin đi học chuyên cần và chia sẻ với cô những câu chuyện những bài học các con chưa hiểu hết. Các bạn trong lớp đoàn kết đôn đốc gọi nhau đi học đối với những em học sinh nhà gần nhau. Giúp nhau tiến bộ và hoàn thiện phẩm chất cho nhau. *Đối với em học tốt, nhanh nhẹn, tích cực trong hoc tập đi học chuyên cần Quán triệt tinh ý trong tất cả các môn học: em học sinh DTTS nào chữ đẹp, làm toán nhanh thông minh sáng dạ, em hát hay vẽ đẹp tìm ra học sinh có năng khiếu bồi dưỡng cho các em. Những bạn trong lớp hay đi học đầy đủ đúng giờ. Lớp tôi 10 em viết chữ đẹp tham gia cuộc thi chữ đẹp cấp trường và 8 em múa tham gia cuộc thi giai điệu tuổi hồng. Tham gia nhảy dân vũ cha cha cha do liên Đội tổ chức và các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu. Bản thân tôi là người mừng đầu tiên hơn cả phụ huynh các em. Để được thành quả như mong muốn bản thân tôi khơi dậy niềm đam mê hứng thú học tập động viên các em bằng món quà nhỏ qua các hội thi, qua thành tích các em làm được. Bằng những bông hoa thi đua khen những bạn đi học đều đúng giờ và thực tốt nội quy được các tổ trưởng theo dõi. Bằng viên kẹo thưởng nóng cho các con trong mỗi giờ học sôi nổi. Những gương mặt hân hoan. Nêu gương các em khác cố gắng. Thu hút học sinh về mình, lấy uy tín vị trí trong suy nghĩ các em. Kích thích sự hào hứng trong thi đua rèn luyện của học sinh lớp mình. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 12
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp thứ ba : Giữ vững kênh thôn tin giữa giáo viên, phụ huynh, nhà trường xã hội hóa giáo dục, quan tâm, đôn đốc học sinh đi học đều nâng cao chất lượng dạy học và rèn luyện Người giáo viên giảng dạy tốt có thành tích trong dạy học, tâm huyết với học sinh ai là người công nhận đầu tiên. Phụ huynh, nhà trường và xã hội là ba mối quan hệ gắn bó sâu sắc trong nền giáo dục xưa nay. Trước hết công tác dạy học tốt công tác tuyên truyền vận động, công tác tổ chức. Ngoài việc trao đổi về học tập rèn luyện của các em ở trường thông qua bài vở các em học tập ở lớp giáo viên chấm chữa, nhận xét thường xuyên để học sinh và phụ huynh nắm được tình hình học tập con em của mình. Nhận xét đánh giá theo đúng thông tư 27 của chương trình giáo dục phổ thông mới dành cho khối lớp 1. Nhận xét thường xuyên và định kì, qua bài vở hàng ngày qua đợt thi kì 1 và cuối năm. Giáo viên là người nhận xét và trao đổi với các bậc cha mẹ học sinh nhằm phối hợp để cùng nhau chăm sóc dạy dỗ kèm cặp con em mình, trao đổi kế hoạch dạy học và sự tiến bộ của các con. Ngoài ra người giáo viên tuyên truyền vận động phụ huynh tham gia phong trào do ngành, nhà trường phát động như các cuộc thi của học sinh trong năm học. Tổ chức cuộc họp cha mẹ học sinh chi tiết, đề ra được kế hoạch dạy học nâng cao chất lượng học sinh lớp mình, hướng dẫn phụ phụ huynh cách dạy và kèm con em ở nhà nâng cao tốc độ đọc viết nói nghe, kĩ năng tính toán cho các em qua hai môn học quan trọng Toán và Tiếng Việt. Trong khi họp phụ huynh và trao đổi với phụ huynh giáo viên có thái độ thân thiện dễ gần, biết lắng nghe biết tiếp thu, sửa chữa và khéo léo tế nhị để phụ huynh người dân tộc thiểu số hiểu và tự tin phối hợp kèm học sinh ở nhà, đôn đốc nhắc nhở các con đi học chuyên cần và nghỉ học phải có lý do và xin phép cô khi cần thiết. Họ có suy nghĩ tích cực về môi trường giáo dục, họ thấy yên tâm vào chương trình đổi mới giáo dục, họ kiên trì dạy con có dịp bộc lộ suy nghĩ và tự tin thăm hỏi con em của mình. Giải pháp thứ tư : Thường xuyên khen, động viên, chia sẻ, góp ý sửa lỗi cho học sinh để thu hút học sinh ham học đi học đều và luôn có tinh thần cố gắng. Tục ngữ có câu “Mười đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng” từ xưa tới nay công tác khen thưởng động viên được áp dụng mọi mặt mọi lĩnh vực khác nhau. Trong nền giáo dục tiểu học khen thưởng giữ vai trò quan trọng đây là hình thức khích lệ động viên các em trong quá trình học tập. Các em lớp 1 rất thích được khen thích được nghe lời ngọt ngào. Ngoài giấy khen của ban giám hiệu nhà trường cuối năm học. Bản thân tôi đã tổ chức các hình thức khen các em trong tuần trong tháng bằng thư khen, hoa điểm tốt bằng món quà nhỏ để các em hào hứng phấn đấu thi đua với nhau trong học tập và rèn luyện. + Với cá nhân học sinh có tiến bộ trong học tập các tổ bầu ra, giáo viên bầu ra 1 em có sự tiến bộ trong tuần. Giáo viên trích tiền quỹ lớp mua món quà nho nhỏ như vở đồ dùng, bút thước tặng cho cá nhân học sinh có thành tích trong tuần. + Với cá nhân học sinh trong giờ học đóng góp xây dựng bài tốt giáo viên khen bằng lời hoặc tặng cho học sinh hộp màu, cục tẩy, cây bút, bằng tràng pháo tay... ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 13
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Luôn luôn động viên quan tâm học sinh tiếp thu còn chậm không được trách mắng làm tổn thương các em Vậy thôi chỉ một vài cử chỉ xoa đầu, những cái cầm tay nhẹ nhàng, hay những cái vỗ vai truyền thêm động lực, thêm một vài món quà nho nhỏ tất cả đem lại hiểu quả rất cao trong học tập các em tiếp thu bài tự tin ý thức học tốt hơn. Học sinh rút kinh nghiệm khắc phục những môn còn chậm, các em học tập noi gương nhau cùng cố gắng. Những tấm giấy khen, những quyển vở mới nhìn các em hào hứng lắm. Đã có một số học sinh đạt giải cao và công nhận là học sinh “giữ vở sạch viết chữ đẹp” được nhà trường trao tặng. Học sinh DTTS các em cũng làm được kì diệu ấy. Trong một tập thể mỗi em có tính cách và sự nhận thức khác nhau, em tiếp thu nhanh, em tiếp thu chậm, em chịu khó, em lơ là, người giáo viên không nên so sánh học sinh này với học sinh kia, không la mắng khi các con nghỉ học. Mà nên tận dụng các hoạt động nhóm, tổ, để các em học hỏi kèm cặp giúp nhau cùng tiến, những phần quà những cuốn vở sẽ được trích từ quỹ lớp để động viên các em hàng tuần. Đối với những em chậm tiến thì giáo viên lên kế hoạch phụ đạo cho các em, góp ý nhẹ nhàng động viên cho tinh thần các em thêm phấn khích. Công tác khen thưởng lúc nào cũng giữ vai trò quan trọng, và cần thiết trong việc giáo dục giảng dạy học sinh đặc biệt là học sinh DTTS. Để các em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Vui vẻ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 14
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- lạc quan tự tin trong môi trường giáo dục, đi học chuyên cần và hiểu được quyền lợi nhiệm vụ của một học sinh ngoan. Giải pháp thứ năm : Kiên trì vận động, nhiệt tình, khi có học sinh nghỉ học dài ngày xảy ra. Đi học đều đúng giờ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng về mọi mặt đối với một người học sinh, tạo sự liên tục gắn kết trong quá trình học tập. Đối với học sinh dân tộc thiểu số lại càng phải cấp thiết hơn. Trước khi bước vào lớp việc làm đầu tiên tôi thường kiêm tra sĩ số lớp. Em nào vắng, lý do vắng của em thế nào? Tìm cách liên lạc động viên nhắc nhở kịp thời. Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai thuộc xã Đliêya có 2 điểm trường, Trường chính tại thôn Ea Bi, phân hiệu tại buôn Đliêya A anh hùng tổng số học sinh 710 em có 21 lớp, trong đó số học sinh dân tộc thiểu số tập trung tại phân hiệu. Lớp 1A5 tôi chủ nhiệm tại phân hiệu, có trường hợp các em nghỉ. VD em học 4 ngày nghỉ 1 ngày, em học chính buổi sáng buổi chiều nghỉ, rồi có những em nghỉ một tuần học một tuần. Vào những ngày đầu năm học tôi lo lắng, sốt ruột lo lắng áp lực. Áp lực nhiều khi nản lòng. Thế rồi trong những lúc khó khăn là chúng ta tư duy giải quyết công việc thấy hiệu quả rõ rệt. Tôi bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân giải quyết khéo léo, tế nhị. Em nào nghỉ do ốm đau giáo viên gọi điện thăm hỏi, học sinh ốm nặng giáo viên tới nhà thăm. Học sinh nghỉ không có lý do dù chỉ là một buổi giáo viên gọi hỏi thăm, nhắc nhở để hình thành tính kỉ luật cho các em. Những năm đầu công tác những trường hợp học sinh nghỉ cũng xảy ra thường xuyên. Những năm gần đây việc duy trì sĩ số không còn áp lực với tôi. Muốn các em ham học, ý thức được nhiệm vụ học tập của mình. Hàng ngày cô phải kiểm tra sĩ số khen động viên các em, tạo không khí thoải mái hào hứng, phương pháp dạy học tích cực. Tuyệt đối không la mắng trách phạt gây áp lực tổn thương các em, không kì thị phân biệt để các em tủi thân xấu hổ vối bạn bè. Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Trường học là ngôi nhà thứ hai nuôi các em khôn lớn, thường xuyên giành thời gian quan tâm học sinh chậm tiến, học sinh khuyết tật, khó khăn, học sinh cá biệt nghỉ học, chán học thường xảy ra với các em nhiều hơn những em học sinh học tốt. Đừng vì thế mà nản lòng, buông xuôi bỏ rơi các em. Muốn học sinh đi học đều thì tinh thần học tập phải phấn trấn, không khí học tập thoải mái vui vẻ, dù các em có chậm, các em có hư, không được có cái nhìn tiêu cực về học sinh của mình, thường xuyên tổ chức các trò chơi các hoạt động học kích thích sự ham học của các em, đến lớp giáo viên la mắng hay bỏ bê không quan tâm để học sinh không muốn đến lớp, chính vì vậy tinh thần học tập là trên hết. Các em đi đều sẽ hình thành thói quen, định hướng nhiệm vụ của mình rồi giáo viên mới có cơ hội để giảng dạy uốn nắn từ từ một ngày, hai ngày rồi cả một năm. Bình tĩnh tư duy áp dụng những phương phương khả thi nhất cho học sinh của mình. Nếu chúng ta đã áp dụng mà trường hợp học sinh nghỉ dài vẫn xảy ra thì giáo viên trực tiếp đến thăm nhà điều tra nguyên nhân học sinh nghỉ học. VD: Do hoàn cảnh, do thiếu đồ dùng học tập, do không có đồng phục, do ham chơi, do thích đi rẫy với bố mẹ là giáo viên tác động với phụ huynh, giúp đỡ các em bằng cuốn vở hay ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 15
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- cái bút, nhắc nhở phụ huynh đưa con em đến trường, phụ huynh đồng tình cho con em nghỉ ở nhà là thương con không đúng. Cô và cả lớp, nhà trường giúp đỡ các em. Khó khăn phức tạp nữa là giáo viên cần sự giúp đỡ bên hội phụ huynh và bên Đội đến động viên đưa học sinh đi học trở lại. Tôi nghĩ học sinh ở lứa tuổi tiểu học các em rất biết nghe lời thích được yêu thương chăm sóc nên học tập mà thoải mái vui vẻ là các em đi học đều đúng giờ.Không có trường hợp học sinh bỏ học xảy ra. Trồng cây xanh cũng vậy phải kiên trì, cần cù chịu khó chăm sóc tưới tắm phân tro, phải dũng cảm đương đầu với nắng mưa rồi sẽ đến ngày hái trái. Trồng người cũng vậy có khi còn vất vả hơn trăm ngàn lần. Người gieo mầm xanh cho đất nước, những người thợ xây là những thầy cô tâm huyết. Chấp nhận đến với cái khó là chúng ta thành công đi lên từ khó khăn, môi trường học tập thân thiện là các em sẽ tự giác trong học tập yêu trường, yêu lớp, yêu thầy mến bạn ý thức nhiệm vụ học tập là các em đi học đều đúng giờ, xin phép đầy đủ trước khi nghỉ học. Có những kỉ niệm đẹp thậm chí là bữa cơm ấm lòng của bậc phụ huynh dành cho tôi trong những lần đi thăm học sinh và vận động học sinh đi học trở lại. Giải pháp thứ sáu : Có đầy đủ đồ dùng dạy học đa dạng, phong phú. Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm kích thích phát huy tinh thần học tập thu hút học sinh trong giờ học, giờ chơi - Là người giáo viên tiên phong trong con đường đổi mới giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông đã và đang áp dụng với khối lớp 1. Qua các lớp tập huấn qua các modun được tập huấn kĩ càng và nhiệt tình của giáo viên cốt cán và các trang tập huấn trên intenet của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Bản thân tôi học hỏi và mở mang rất nhiều. Không ngừng tìm tòi sáng tạo tìm ra phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 16
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- học phù hợp với đối tượng học sinh nơi tôi công tác. Được tiếp cận các đồ dùng ,giảng dạy trên tivi, máy chiếu và sử dụng các tranh ảnh, học liệu đưa vào giảng dạy rất sinh động, thu hút và kích thích sự vui vẻ ham học của học sinh. Học sinh đi học đều đặn và có sự tương tác tốt giữa giáo viên và học sinh. Đặc biệt các em thao tác trên đồ dùng và có cơ hội trao đổi nhóm, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau và phát huy được năng lực. - Đặc biệt một ưu điểm của chương trình giáo dục phổ thông mới là giáo viên được tự chủ trong quá trình dạy học. Giáo viên lên kế hoạch dạy học, phân bổ thời gian và tiến trình dạy học phù hợp với đối tượng học sinh lớp của mình. Giáo viên và học sinh không cảm thấy áp lực trong quá trình giảng dạy và kích thích được sự sáng tạo trong dạy học và tập trung chủ yếu là phát triển năng lực của học sinh. - Tiết học sinh động thoải mái học sinh ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn. Đối với học sinh đồ dùng học tập cũng quan trọng làm nên ý thức học tốt cho các em. Giáo viên phải nghiên cứu và chuẩn bị chu đáo đồ dùng trước khi lên lớp. VD: Bộ đồ dùng dạy Toán, Tiếng Việt lớp 1, bảng âm, vần, bộ tranh Toán, Tiếng việt, Đạo đức và Tự nhiên xã hội trên hành trang số hình ảnh sinh động rõ ràng xát với thực tế. Kích thích dẫn dắt kiến thức vừa sức với các em. Ngoài ra bản thân tôi còn sáng tạo và tìm tòi thêm, làm đồ dùng đơn giản một số đồ vật thật để các em được trải nghiệm phục vụ bài học . - Sau đây là một số hình ảnh bản thân tôi và học sinh của mình sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học cuốn hút học sinh và học sinh không cảm thấy áp lực và nhàm chán trong giờ học và tất cả các hoạt động khác. Học sinh đi học chuyên cần nên kiến thức các em nắm được vững vàng hơn. Hết học kì I mà các em đọc trơn và đọc hiểu văn bản, tính toán nhanh nhẹn. Hình thành được rất nhiều phẩm chất tốt đẹp. Trong quá trình dạy học bản thân tôi đã nghiên cứu phân loại và lên kế hoạch, vạch ra mục tiêu cần đạt cho học sinh chậm tiến, chưa tập trung và chưa tự tin trong học tập. Để tất cả các em đều được quan tâm và tham gia hoạt động học một cách tích cực. Và nhận thấy sự tiến bộ của học sinh. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 17
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 18
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- d. Kết quả khảo nghiệm ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 19
- Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trong 11 năm công tác tôi đã tích lũy đã và đang thực hiên giải pháp nêu trên, lớp tôi đạt hiệu cao trong mọi mặt như sau: - Không có học sinh bỏ học - Lớp nhi đồng xuất sắc do liên đội bầu ra - 100% học sinh lên lớp theo chỉ tiêu nhà trường đề ra, học sinh xuất sắc viết chữ đẹp rất nhiều - Tham gia cuộc thi, phong trào đội phát động rất tích cực phong trào nuôi heo đất, phong trào hoa điểm mười, phong trào thu gom phế liệu, phong trào gói bánh chưng xanh, phong trào hũ gạo tình thương, phong trào hướng về Miền Trung các em tham gia đạt kết quả cao. Được Đội khen và nêu gương. - Lớp học sạch sẽ, trang trí đẹp… Học sinh dân tộc tham gia văn nghệ múa hát sân trường tự tin mạnh dạn có giải cao. Sau đây là kết quả gần nhất tôi đạt được khi áp dụng các giải pháp bản thân đề ra vào đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm 1A5 Trường Tiểu Học Nguyễn Thị Minh Khai. DUY TRÌ SĨ SỐ LỚP 1A5 TRONG CÁC NĂM HỌC NĂM HỌC Năm học Sĩ số Học sinh đi học Học sinh phải đến Học sinh bỏ học chưa chuyên cần nhà vận động 2018-2019 40 6 3 0 Đầu năm Cuối năm 40 0 0 0 2019-2020 32 3 2 0 Đầu năm Cuối năm 32 0 0 0 III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Bước chân vào nghề giáo viên mang trong mình nhiệm vụ cao cả công việc của người giáo viên không ai có thể định nghĩa được. Đòi hỏi tình yêu nghề mến trẻ làm việc bằng một cái tâm. Một cô giáo chuyên môn giỏi còn là một nhà tâm lí sâu sắc. Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy kỉ niệm buồn vui đã trải qua rất nhiều. Công tác giảng dạy tại Buôn Dliêya A, xã Dliêya, Krông Năng, Đăk Lăk thuộc thôn buôn khó khăn vùng sâu vùng xa. Nhìn học sinh dân tộc các em ngây thơ đang gặp khó khăn thiếu thốn trăm bề, khơi dậy trong tôi tình yêu nghề mến trẻ. Suốt 11 năm qua nhờ sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp và Ban Giám Hiệu trường Tiểu Học Nguyễn Thị Minh Khai.Và tập thể phụ huynh của lớp. Bản thân tôi hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phụ huynh, học sinh tin yêu. Năm này qua đi năm khác tới cứ thế các thế hệ học sinh trưởng thành lòng tôi thấy tự hào phấn chấn. Mỗi giáo viên phương pháp dạy học quản lí lớp khác nhau, có cách thu hút học sinh, năng khiếu có duyên với ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 221 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 170 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 192 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 176 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 148 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn