intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh lớp 3 trong môn âm nhạc ở tiểu học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

43
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là giáo dục hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàn diện, có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống hiện đại. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khỏe, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục họ biết nhìn nhận, phân biệt, thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy, có thể nói giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh lớp 3 trong môn âm nhạc ở tiểu học

  1.          BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Như chúng ta đã biết, mục đích giáo dục hiện nay là đào tạo những con người  phát triển toàn diện, có đủ  năng lực cần thiết, đáp  ứng sự  đòi hỏi của cuộc sống  hiện đại. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục họ có đạo đức  tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khỏe,  biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục họ biết nhìn nhận, phân biệt,   thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình  nói riêng. Vì vậy, có thể nói giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể  thiếu   được.   Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ  nhanh nhất và hiệu quả  nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó Âm nhạc có vị trí   rất quan trọng. Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi   hỏi của sự phát triển xã hội, Bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo  dục nghệ  thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là  phương tiện giáo dục hiệu quả  trong nhà trường phổ  thông, đặc biệt là  ở  bậc   tiểu học. Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ nhưng   thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu đặc  biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em   phát triển hài hòa, toàn diện hơn từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.  Ở lớp 2 các em được học Âm nhạc trong môn nghệ thuật. Việc học Âm nhạc  lớp 2 chủ yếu là học các bài hát, kết hợp với các hoạt động gõ đệm, phụ họa, thông  qua học hát các em được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ, phát triển nhạc cảm và làm   quen với việc thể hiện chính xác cao độ, trường độ của âm thanh dựa trên giai điệu  bài hát. Qua thực tế giảng dạy, chúng ta đều biết so với chương trình Âm nhạc lớp  1, lớp 2 đến lớp 3 (bắt đầu giai đoạn II của chương trình môn Âm nhạc bậc tiểu   1
  2.          học), học sinh (HS) không chỉ  học các bài hát mà còn học thêm số  kí hiệu âm  nhạc. Tuy chưa yêu cầu HS lớp 3 tập đọc nhạc nhưng các em cần thiết  nhận   biết và nhớ được một số kí hiệu âm nhạc mà chương trình đã quy định (Tiết 22:  Giới thiệu khuông nhạc và khóa son; tiết 24: Giới thiệu một số  hình nốt nhạc,   tiết 25: Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông, tiết 28 Tập viết các nốt   nhạc trên khuông nhạc). Đó là những yêu cầu mới khá khó đối với HS lớp 3 và  cũng là một trong những khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy bộ môn   Âm nhạc lớp 3. Song song với nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 3  hiện nay hầu hết chỉ trình bày các bài hát và hình minh họa. Các kiến thức liên  quan đến một số kí hiệu âm nhạc mà HS lớp 3 cần nắm thì sách Âm nhạc lớp 3  vẫn chưa thể hiện đầy đủ so với chương trình Bộ Giáo dục qui định. Trong khi   đó các thiết bị  phục vụ  cho việc dạy và học môn Âm nhạc lại chưa đầy đủ  hoặc chưa có.  Mặt khác khi tiến hành tìm hiểu thực tế ở trường, tôi nhận thấy rằng đa số  các em học sinh thích học nội dung học hát hơn phần kiến thức âm nhạc. Do   vậy sau khi học xong lớp 3 nghỉ hè, bắt đầu lên lớp 4 HS chẳng còn nhớ  được   bao nhiêu về các kí hiệu âm nhạc đã học.  Tóm lại: Vấn đề  khó khăn đặt ra  ở  đây là một số  kiến thức về  kí hiệu âm   nhạc mà HS lớp 3 cần nắm lại không có trong tập bài hát của HS, phương tiện  dạy học chưa đáp  ứng được nhu cầu dạy và học dẫn đến chất lượng học tập   của HS chưa như mong muốn.  2. Tên sáng kiến "Phát huy tính tích cực chủ  động sáng tạo của học sinh lớp 3 trong môn   âm nhạc ở tiểu học” 3. Tác giả sáng kiến ­ Họ và tên: Nguyễn Thị Oanh 2
  3.          ­  Địa  chỉ  tác giả  sáng kiến: Trường Tiểu học Hợp Thịnh huyện  Tam   Dương  tỉnh Vĩnh Phúc. ­ Số điện thoại: 0369276788. Email: oanhnhacthht@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Nhà giáo: Nguyễn Thị  Oanh – Giáo viên trường tiểu học Hợp Thịnh – Tam  Dương – Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Môn âm nhạc lớp 3 ở trường Tiểu Học Hợp Thịnh 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử  Ngày 6 tháng 3 năm 2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến      7.1. Tình trạng của giải pháp đã biết       7.1.1 Đặc điểm của học sinh tiểu học Đối với các em học sinh kh ối 1, 2, 3 ch ủ  y ếu là các em học phân môn  học hát, chưa biết các kí hiệu âm nhạc, chưa biết đọ c tên nố t nhạc nên khi   các em học lên lớp 4, 5 b ắt đầu có các bài tập nhạc các em gặp rất nhiều  khó khăn trong vi ệc đọc nhạc. Với mong muốn nâng cao chất lượ ng ki ến th ức v ề  Âm nhạc cho học   sinh lớp 3 có thể nhận biết và nhớ  đượ c các kí hiệu Âm nhạc tôi đư a ra mộ t  số giải pháp để chia sẻ và trao đổi với các bạn đồ ng nghiệp. Nghiên cứu các biện pháp giúp các em nhận biết và nhớ lâu một số kí hiệu  âm nhạc cho HS lớp 3.  Từ  đó chỉ  ra  ưu điểm của phương pháp này để  đồng  nghiệp chia sẻ nhằm nâng cao chất lượng môn học cho học sinh. ­ Các biện pháp đưa ra trong đề tài dễ hiểu, áp dụng phù hợp với tất cả đối   tượng học sinh. ­ Giáo viên có thể lựa chọn các biện pháp phù hợp với từng bài bằng hình  thức trò chơi "Học mà chơi, chơi mà học" thay cho phương pháp dạy truyền  thống không gây sức ép cho HS trong quá trình học tập. Đối với phương pháp  này các tạo cho các em niềm vui, hứng thú say mê học tập mà vẫn đạt hiệu quả  3
  4.          Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học.   Vấn đề học và kết quả  học tập của các em là rất quan trọng, điều đó không chỉ  phụ  thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức mà còn phụ  thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý  thức học tập của các em cùng với sự  quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia   đình và toàn xã hội. Vậy làm thế nào để các em không những biết hát đúng giai điệu, đúng tính  chất các bài hát mà đặc biệt các em còn nhận biết được các nốt nhạc và các kí  hiệu âm nhạc thường gặp trong quá trình học hát và tập đọc nhạc. Trước tiên  GV phải tạo được động cơ, hứng thú học tập cho học sinh, nghiên cứu kĩ nội  dung bài dạy trước giờ  lên lớp, sử  dụng triệt để  đồ  dùng dạy học,  ứng dụng  thông tin trong giảng dạy, qua các bài dạy giáo viên cho học sinh chơi các trò   chơi củng cố bài học giúp các em ghi nhớ các kí hiệu âm nhạc trong bài dạy. Là giáo viên được đào tạo chuyên ngành sư  phạm Âm nhạc, qua thời gian   trực tiếp giảng dạy bộ  môn với lòng yêu nghề  mến trẻ  và sự  nỗ  lực học hỏi   của mình, bản thân ít nhiều đã đúc rút được những kinh nghiệm trong công tác,  tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc  biệt là nhận biết các kí hiệu âm nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn   chưa nắm được. Đứng trước những hạn chế  thực tại, tôi đã giành thời gian  nghiên cứu, tìm tòi, cùng học sinh thực hành, đúc rút kinh nghiệm tìm ra phương  pháp hiệu quả nhất mà tôi đã thực hiện có hiệu quả tại trường. 7.1.3 Đặc điểm môn âm nhạc đối với học sinh lớp 3 ­ Luôn được sự quan tâm sâu sắc của ban giám hiệu và các tổ chuyên môn trong  nhà trường. ­ GV giảng dạy có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn tâm huyết với nghề,  nhiệt tình, hăng say trong giảng dạy. HS hào hứng, thích thú với môn học. ­ Cơ  sở  vật chất của nhà trường khang trang, đầy đủ, có một phòng học  Âm nhạc riêng cho các em học sinh. 4
  5.          ­ Trang thiết bị  phục vụ  cho việc dạy và học đáp  ứng được yêu cầu cho  giảng dạy đầy đủ như Đàn, máy nghe nhạc, đàn oocgan cho HS... ­ Đối với bộ  môn Âm nhạc luôn đòi hỏi học sinh phải mạnh dạn, tự  tin   trong học tập.Trường nằm trên địa bàn trung tâm huyện tuy nhiên số HS dân tộc  lên tới 80%  nên các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn trong giao tiếp  ảnh hưởng   không nhỏ tới chất lượng môn học. ­ Nhiều phụ huynh còn coi trọng môn Toán, Tiếng việt, xem nhẹ môn Âm   nhạc, chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng đến môn học này. ­ Ngoài ra học sinh còn có thói quen thụ động trong quá trình học tập, trong   giờ học âm nhạc cụ thể là phân môn học hát, các em chưa chủ động tìm hiểu bài  mà chỉ trông chờ vào giáo viên để hát lại một cách máy móc. Đối với các kí hiệu  ghi trên bài hát thì các em tỏ ra lúng túng trong việc ghi nhớ.  7.1.4. Các phương pháp và giải pháp để thực hiện Từ  những nguyên nhân đã nêu trên, để  giúp học sinh lớp 3 khắc phục khó  khăn, nắm vững các nội dung theo yêu cầu của chương trình, tôi xin đưa ra các  biện pháp thực hiện như sau. 7.1.4. 1. Biện pháp  "Trò chơi". a. Trò chơi “Tìm đường về nhà của gấu”  Áp dụng cho bài dạy: Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi Ở nội dung này nhiều HS có thể nêu được tên nốt nhạc nhưng kể tên các nốt   nhạc lại không đúng thứ tự. Về nhà, HS muốn luyện tập nhưng tập bài hát  không  có các nội dung đó. Điều này sẽ dẫn đến việc sau này HS dễ nhầm lẫn khi thực  hành viết  tên các nốt nhạc trên khuông nhạc.  Để giải quyết khó khăn trên, sau khi giúp HS nắm được tên gọi của 7 nốt nhạc  (Đô – Rê – Mi – Pha – son – La – Si) tôi đã tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động   sau: ­ Chuẩn bị:  5
  6.          + Dùng giấy Krô­ ki cắt khoảng 7­8 mũi tên dài khoảng 20cm­25cm (hoặc   dùng phấn màu) + GV trình bày trên 4 bảng phụ  (hoặc giấy Krô­ki ,…tuỳ  theo điều kiện,  từng cách lựa chọn phương pháp của từng GV) như sơ đồ dưới đây:                                                                                Si Bắt đầu    Pha Đô                                              Nhà của gấu Mi Rê La Son ­ Tiến hành cho HS chơi như sau: HS sẽ chơi theo 4 nhóm. GV phát cho mỗi nhóm 1 bảng như đã chuẩn bị ở  phần trên, 8 mũi tên (hoặc phấn màu). Sau đó yêu cầu các nhóm dùng mũi tên  (hoặc phấn màu để vẽ) đính vào tên các nốt nhạc trên sơ đồ sao cho đúng thứ tự  các nốt nhạc đã học qua đó tạo thành đường đi về nhà của gấu.  Ví dụ như hình dưới đây: Bắt đầu  Si  Đô  Pha Nhà của gấu  Mi   Rê Son   La Sau khi có hiệu lệnh của GV, các nhóm tiến hành chơi, GV theo dõi. Nhóm  nào xong đính lên bảng lớp. Sau đó GV cho nhận xét, bình chọn xếp thứ tự thi  đua, tuyên dương.  6
  7.           Có thể  thay đổi thành trò chơi tiếp sức: GV đính 4 bảng phụ  (hoặc bảng  bằng giấy krô­ki trình bày như phần chuẩn bị) lên bảng. Sau đó cho 4 nhóm chơi  tiếp sức đính mũi tên (hoặc dùng phấn màu vẽ) vào các nốt nhạc trên sơ đồ sao  cho đúng thứ tự các nốt nhạc đã học qua đó tạo thành đường đi về nhà của gấu.  b. Trò chơi "Gọi tên theo nốt nhạc" Cho các em bốc thăm thành lập ngẫu nhiên 7 nhóm, mỗi nhóm mang tên   một nốt nhạc. Trong các hoạt động các nhóm đượ c mời, gọi nhau b ằng tên  của nốt nhạc  (Ví dụ: nhóm Son, nhóm Mi…). Như thế sẽ hình thành ở HS thói  quen gọi tên các bạn theo tên nhóm nốt nhạc.  Hoặc mỗi lớp thường được chia thành 4, 5 nhóm. Trong mỗi nhóm các em  tự  phân công mỗi em mang tên một nốt nhạc. Sau đó cho các em tự  sắp xếp  ngồi đúng theo thứ tự 7 nốt nhạc đã học (sau một thời gian có thể đổi lại tên). Quá trình gọi tên theo nốt nhạc được lặp đi lặp lại từ đó giúp HS nhớ đủ  tên và nhớ  đúng thứ  tự  7 nốt nhạc theo yêu cầu. GV sử  dụng giấy Krô­ki vẽ  hình các nốt nhạc, ghi tên 7 nốt nhạc treo lên tường làm dụng cụ  trực quan lúc  nào HS cũng nhìn thấy – “Mưa dầm thấm lâu " Qua trò chơi này sẽ giúp HS nhớ lâu được tên và thứ tự 7 nốt nhạc c. Trò chơi "Tìm nốt nhạc vui" Áp dụng tiết 24: Giới thiệu một số hình nốt nhạc. Sau hoạt động 1, 2 (giới thiệu hình nốt nhạc, tập viết hình nốt nhạc) GV   tiến hành cho HS chơi trò chơi Tìm nốt nhạc vui: Cách 1: Chuẩn bị và tiến hành cho HS chơi như sau: ­ GV chuẩn bị các thanh cài giống các thanh cài trên bảng nỉ ở lớp 1 (khoảng 4 thanh hoặc nhiều hơn hay ít hơn do GV qui định số lượng nhóm chơi).   Dùng giấy Krô­ki cắt khoảng 40 hình nốt nhạc như đã học.   ­ Tiến hành trò chơi (cho HS chơi tiếp sức theo 4 nhóm): + GV đính 4 thanh cài lên bảng lớp, yêu cầu mỗi nhóm cử 6 em lên xếp hàng  trước 7
  8.           bảng lớp.  + Trong mỗi nhóm, GV phát cho mỗi em 1 hình nốt nhạc đã học (không  trùng  nhau). Khi có hiệu lệnh của GV như   hình nốt đen (hoặc hình nốt móc   đơn,…) HS  nào có thẻ hình nốt như GV hô lập tức lên đính vào thanh cài của nhóm mình.  Sau mỗi lần chơi GV cho HS nhận xét, xếp thứ tự thi đua, tuyên dương.  * Lưu ý: Có thể không dùng thanh cài, GV chỉ phát cho mỗi nhóm khoảng 10   hình nốt nhạc. Sau đó cho HS trong mỗi nhóm tự  đố  nhau tìm đúng hình nốt  nhạc vừa học, GV theo dõi giúp các nhóm.  Cách 2: Chuẩn bị và tiến hành cho HS chơi như sau: ­ Dùng giấy Krô­ki cắt khoảng 35­ 40 hình nốt nhạc như đã học, 4 bảng giấy  Krô­ki rộng khoảng 50cm, dài khoảng 70cm (hoặc 4 bảng phụ) chia thành 2 cột,  mỗi cột có 6 ô, trong mỗi ô dùng nhựa trong cứng bấm đè lên làm khe để dễ cài   hình các nốt nhạc; 6 thẻ từ ghi tên gọi của các hình nốt nhạc rồi đính sẵn vào  cột bên trái bảng giấy Krô­ki (như  trình bày như  dưới đây); cột bên phải để  trống. Bấm nhựa trong  Hình nốt tròn cứng vào đây để  làm khe Hình nốt trắng Hình nốt đen Hình nốt móc đơn Dấu lặng đen Dấu lặng đơn ­ Tiến hành chơi: Cho HS chơi theo 4 nhóm (nhiều hay ít nhóm tuỳ theo sự  chuẩn bị của GV. GV đính 4 bảng cài lên bảng lớp, và hướng dẫn học sinh chơi. 8
  9.          Cách 3: Có thể đổi chỗ một vài tên gọi hình nốt nhạc từ cột trái qua cột phải để  thực hiện trò chơi mang tính nâng cao hơn. GV chuẩn bị  mỗi  túi nhỏ  đựng  khoảng 10 hình các nốt nhạc khác nhau. Cho 4 nhóm chơi tiếp sức, khi có hiệu  lệnh của GV mỗi HS của mỗi nhóm tìm 1 hình nốt nhạc trong túi của nhóm   mình rồi đính vào ô trống ở cột bên phải sao cho thích hợp.  GV có thể tổ chức cho HS chơi nhiều hay ít lần tuỳ vào điều kiện thời gian   hay trình độ  HS của từng lớp. Sau mỗi lần chơi GV cho HS nhận xét, tuyên  dương. Chuẩn bị như cách 2 nhưng có sự thay đổi nhỏ theo dạng như trình bày dưới   đây.  Hình nốt tròn H Hình nốt đen    E Dấu lặng đen Dấu lặng đơn ­ Tiến hành chơi: Giống như cách 2 nhưng tuỳ yêu cầu từng ô trống mà HS   phải đính hình hoặc tên gọi hình nốt nhạc sao cho đúng yêu cầu.  Cách 4:  Chuẩn bị và tiến hành cho HS chơi như sau: ­ Giáo viên chuẩn bị  như  3 cách trên nhưng trong mỗi bảng cột bên trái GV   xếp tên gọi hình các nốt nhạc đủ  6 ô trống, cột bên phải GV xếp đủ  các hình  nốt nhạc nhưng lộn xộn, không tương ứng với cột bên trái. Hình nốt tròn Q Hình nốt trắng E Hình nốt đen Q 9
  10.          Hình nốt móc đơn w Dấu lặng đen h Dấu lặng đơn E ­ Tiến hành chơi: GV phát cho 4 nhóm mỗi nhóm 1 bảng, cho các nhóm thi sắp  xếp lại sao cho hình nốt nhạc cột bên phải đúng với tên gọi của chúng ở cột bên  trái.  Hình nốt tròn q Hình nốt trắng e Hình nốt đen Q Hình nốt móc đơn w Dấu lặng đen h Dấu lặng đơn E * Giáo viên có thể chọn hình thức chơi tuỳ theo cách tổ chức của mình. (HS chơi  tiếp sức, chơi tại chỗ trong nhóm,…)   d. Trò chơi "Gắn nhanh, gắn đúng tên các nốt nhạc vào khuông" Áp dụng Tiết 25: Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông.  Ở tiết này GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Gắn nhanh, gắn đúng tên các   nốt nhạc vào khuông”. Trò chơi nhằm giúp HS xác định đúng vị trí và hình nốt  nhạc trên khuông nhạc. Từ  đó HS nhớ  lâu các kí hiệu âm nhạc. Cũng qua trò   chơi này luyện cho HS  kĩ năng nhanh nhẹn, chính xác…  Chuẩn bị và tiến hành cho HS chơi như sau :   ­ GV chuẩn bị 4 bảng cài bằng giấy krô­ki (hoặc có thể  làm bằng chất liệu  khác) rộng khoảng 25cm, dài khoảng 70cm. Trên mỗi bảng cài có trình bày 5   10
  11.          đường  kẻ   để   tạo  thành  khuông  nhạc,  có   khoá  son   đặt  ở   đầu  mỗi  khuông  nhạc. Dùng nhựa cứng trong su ốt b ấm đè lên mỗi dòng kẻ và trên mỗi khe để  tạo   thuận   lợi   khi   cài   các   nốt   nhạc   vào   một   cách   nhanh   chóng,   chính   xác  (giống thanh gài bảng nỉ   ở  lớp 1). Dùng giấy krô­ki cắt thành hình các nốt   nhạc đã học (Giống như hình nốt nhạc  ở  tiết 24, khoảng 40 hình sao cho đủ  số lượ ng cho 4 nhóm), mỗi hình cao khoảng 10 đến 12 cm rồi tô màu để phân   biệt với màu nền của bảng cài.  ­ Tiến hành trò chơi:  Trò chơi được tiến hành sau khi HS được ôn tập hai bài hát Chú bộ đội, Bài   ca đi học (sau hoạt động 1 và 2 trong SGV trang 55). GV cho HS chơi tiếp sức   theo 4 nhóm trong một thời gian nhất định. Mỗi nhóm khoảng 7 em. Khi nghe   hiệu lệnh của GV (son trắng, la đen, pha móc đơn ,…) lần lượt từng HS trong   mỗi nhóm lên đính vào bảng cài tên một nốt nhạc theo yêu cầu của GV. Sau mỗi   lượt chơi GV cho HS nhận xét, sửa sai, tuyên dương (Có thể chơi nhiều lần tuỳ  theo điều kiện thời gian của tiết học).  7.1.4. 2. Biện pháp kể chuyện a. Kể chuyện âm nhạc "Bảy anh em" Áp dụng cho tiết học "Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi"  Ngày xưa trong một gia đình nọ có bảy anh em. Người anh cả tên Đô, người   anh thứ  hai tên Rê, người anh thứ  ba tên Mi, người anh thứ  tư  tên Pha, người   anh thứ năm tên Son, người anh thứ  sáu tên La và người em út tên Si. Khi mùa   đông đến, một hôm trời rét đậm, người anh cả tên Đô và người anh thứ hai tên   Rê phải đi vào rừng lấy củi đem về  cho cả  nhà sưởi  ấm. Đến trưa mà vẫn   không thấy hai anh Đô và Rê về, người anh thứ ba và thứ tư là Mi và Pha đã lên   đường đi tìm hai người anh. Cũng như  Đô và Rê, đến chiều mà Mi và Pha vẫn   không về. Thấy thế, hai người anh còn lại là Son và La đã vội vã vào rừng tìm   kiếm bốn người anh Đô, Rê, Mi, Pha. Chẳng khác gì số phận các người anh của   mình, Son và La cũng biệt tăm. Chờ mãi, đã tối lắm rồi mà vẫn không thấy sáu   11
  12.          người anh trở về, người em út tên Si trong lòng bồn chồn, đứng ngồi không yên,   đã lo lắng lại càng lo lắng hơn. Nhưng vốn là người thông minh, tài trí Si đã   quyết định lên đường tìm các anh của mình. Khi đi, ngoài các thứ cần thiết phải   đem theo, Si đã cẩn thận bỏ vào túi một cái bật lửa, rồi đốt đuốc soi đường vào   rừng tìm các anh. Đến nửa đêm Si đã lần lượt tìm đủ sáu người anh của mình:   Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La. Thì ra các anh đã bị cóng vì trời quá rét. Si đã đốt lửa   sưởi ấm cho các anh. Sau đó bảy anh em lại đưa nhau về nhà.  Sau khi kể chuyện, GV có thể hỏi HS vài câu hỏi như sau: ­ Em hãy kể  lại tên bảy anh em trong câu chuyện trên theo thứ  tự  từ  anh cả  đến em út ? (hoặc ngược lại) ­ Người em út tên gì ? Người em út đã đi tìm những ai ? Kể theo thứ tự.  (Theo thứ  tự  nào tuỳ  HS nhưng đúng là được; GV có thể  hỏi những câu hỏi   khác, tuỳ theo điều kiện của lớp) Cuối tiết học GV dặn dò HS tập kể  cho người khác nghe, càng nhiều càng  tốt. Qua việc nghe và kể chuyện nhiều lần sẽ giúp HS nhớ được thứ tự và tên 7   nốt nhạc đã học. b. Kể chuyện "Bảy anh em đoàn kết"  Áp dụng Tiết 22: Giới thiệu khuông nhạc và khoá Son. Chúng ta thấy hầu hết các bài hát trong tập bài hát HS lớp 3 đều được viết  theo khoá Son. Vì thế  khi dạy nội dung này, ngoài việc chuẩn bị  bảng phụ  kẻ  sẵn khuông nhạc, khoá Son GV cho HS quan sát kĩ bất kì một khuông nhạc nào  trong các bài hát của tập bài hát lớp 3 (đây chính là hình ảnh trực quan thường   xuyên xuất hiện nhất). Từ đó GV giúp HS nhận ra khuông nhạc gồm có 5 dòng   kẻ song song cách đều nhau, kí hiệu đứng ở đầu khuông nhạc (nối liền 5 dòng kẻ)   chính là khoá Son. Sau khi HS nhận biết khoá son, nắm được hình khuông nhạc   và khoá Son giáo viên kể cho HS nghe chuyện “Bảy anh em đoàn kết”:  …Ngày xưa có bảy anh em mồ  côi cha mẹ. Họ  luôn sống chung với nhau   trong một khu rừng. Nơi đây thường xuyên xảy ra lũ lụt. Trong nhà họ  lúc nào   12
  13.          cũng có 5 tấm ván lớn (tượng trưng cho 5 dòng kẻ của khuông nhạc) được buộc   chặt với nhau bằng một sợi dây (Khoá Son) tạo thành một con thuyền.  Mỗi khi lũ đến họ đã cùng nhau lên thuyền, căng buồm mang tên 4/4. bám chặt thuyền, nguyện sống chết có nhau. Nhờ  thế  mà họ  đã tránh được sự   hung hãn cuả các cơn lũ…  Vừa kể GV vừa vẽ minh họa lên bảng nhằm thu hút sự chú ý của HS. HS sẽ  nhìn thấy 5 dòng kẻ, khoá son. Đây là động tác gây ấn tượng cho HS.  Ngoài các biện pháp nêu trên, GV còn sử  dụng thêm đàn Or­gan để  giúp HS  nhận biết vị trí 7 nốt nhạc trên đàn Or­gan cũng như nhận biết thêm về âm thanh  của chúng.  7.1.4. 3. Một số biện pháp khác dành cho các tiết (Tập kẻ khuông nhạc và   viết khoá son), (Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc), (Ôn tập các nốt  nhạc) Tục ngữ Việt Nam có câu "Trăm hay không bằng tay quen"  hay là "Văn ôn  võ luyện".  Trong học âm nhạc cũng thế,  GV cần tạo điều kiện giúp HS thực   hành thường xuyên, trong mọi hoạt động, càng nhiều càng tốt. Chúng ta tiến  hành như sau:  a. Sử dụng bảng con Trong những tiết ôn tập có kí hiệu nốt nhạc, khuông nhạc, khoá son GV cần  thường xuyên cho HS thực hiện trên bảng con. Sau đó GV cho HS nhận xét, sửa  sai.  Khi viết hình nốt nhạc HS thường hay bị  sai, GV cần chú ý sửa cho các  em ngay, không để thành thói quen sau này rất khó sửa. Hình nốt nhạc như hình  13
  14.          bầu dục, khi viết hơi nghiêng. Nhưng thực tế  HS thường chỉ  viết như  một  chấm tròn sau đó viết đuôi nốt nhạc tạo thành hình như que diêm.                                             Một số trường hợp viết sai   :       °    °       °   °  GV cần chú ý giúp HS viết đúng đầu nốt nhạc, đuôi nốt nhạc cân đối, không   nghiêng phải hoặc nghiêng trái, không lệch.                                                                            Đuôi nốt nhạc        Đầu nốt nhạc                        (viết đúng) Hoặc khi viết đuôi nốt nhạc không nên viết quá dài sẽ làm mất cân đối.  b. Khuông nhạc bàn tay GV thường xuyên nhắc nhở HS luôn sử  dụng trò chơi “khuông nhạc bàn   tay”. Đây là trò chơi mang tính trực quan cao, mọi lúc, mọi nơi.  Trong mỗi tiết  âm nhạc GV vận dụng trò chơi này khi cho HS khởi động giọng. Ví dụ: GV yêu  cầu HS đưa bàn tay trái ra, hướng lòng bàn tay về phía trước (như hình vẽ). Sau đó   GV cho HS khởi động giọng từ nốt đô chẳng hạn, tiếp theo là rê,… Miệng khởi  động giọng còn tay phải chỉ  vào bàn tay trái   đúng vào vị  trí nốt nhạc đang  xướng. Hoạt động này được thực hiện thường xuyên trong các tiết âm nhạc kể  từ tiết 16 ở lớp 3 trở đi. Và chắc chắn HS sẽ nhớ lâu, nhớ vững chắc.  Khuông nhạc bàn tay c. Viết các kí hiệu âm nhạc 14
  15.          Cho HS tập ghi các kí hiệu âm nhạc vào vở  chép nhạc. Nếu HS không   có vở chép nhạc GV cho HS ghi vào vở trắng (tốc độ sẽ lâu hơn). Có thể ghi  ở  lớp,  ở  nhà. Sau khi HS ghi xong GV c ần ki ểm tra và sửa sai cho các em.  Giáo viên cần tuyên dươ ng, gi ới thi ệu nh ững bài làm tốt để  cả lớp học tập.  * Lưu ý: Như  đã nêu  ở  phần trên “Mưa dầm thấm lâu; Văn ôn võ luyện",   GV    cần tạo cho HS thói quen thực hành nhiều, thói quen tự  học, tự  v ận   dụng vào thực tiễn. Có như  thế  thì hiệu quả  mang lại sẽ  càng cao hơn, với   việc sử dụng phươ ng pháp trên tôi đã thu đượ c kết quả đáng khích lệ. HS đã   tự  nhận biết và nhớ  đượ c các kí hiệu âm nhạc. Khi áp dụng phươ ng pháp  này học sinh r ất hứng thú trong học tập, thích học môn Âm nhạc.  Kết quả đạt được Trong năm học 2017­ 2018 tôi đã áp dụng giảng dạy bằng các biện pháp  trên tại trường TH Hợp Thịnh mà tôi rất tâm đắc và đã thu được kết quả  cao,  với phương pháp dạy học phù hợp đã thu hút được sự chú ý của HS, các em tích  cực, chủ  động, tự  tin hơn trong học t ập đồng thời phát huy tính sáng tạo và  khả  năng cảm thụ  âm nhạc của học sinh, tạo cho các em niềm say mê, hứng   thú và đạt hiệu quả  cao trong các tiết học, các em HS nhận biết và nhớ  lâu  được các kí hiệu âm nhạc đã học. Để  một lần nữa khẳng định tính hiệu quả,  khả thi của nó, tôi xin minh chứng b ởi k ết qu ả th ực t ế nh ư sau: HS biết các kí hiệu ghi  HS chưa nhớ các kí hiệu  nhạc ghi nhạc Tên lớp  Sĩ số SL % SL % 3D 36 35 97,2 1 2,8 3B 35 33 94,3 2 5,7 8. Những thông tin cần được bảo mật (không có) 9. các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 15
  16.          Điều kiện thường 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến Sau khi triển khai thể nghiệm, tôi nhận thấy rằng: Các biện pháp nêu trên dễ  thực hiện, có thể  vận dụng mọi lúc mọi nơi,  không tốn kém nhiều về thời gian cũng như  tiết kiệm được tiền bạc. Các đồ  dùng dễ làm, làm một lần có thể  sử  dụng được lâu dài. Đặc biệt là giải quyết   được tình trạng SGK và thiết bị  dạy học chưa đáp  ứng được yêu cầu dạy và   học. Được sự đồng tình của tất cả đồng nghiệp, nhất là giáo viên  đang dạy lớp  3. Với các biện pháp trên có thể vận dụng cho cả việc dạy âm nhạc tại các lớp   4, 5.  Từ những giải pháp và kết quả đã đạt được trong năm học 2017 ­ 2018. Tôi  nhận thấy rằng: Cần áp dụng các biện pháp nêu trên để giúp các em HS có hiệu  quả học hiệu quả nhất, đối với sáng kiến này có thể áp dụng cho HS toàn cấp  và có thể sử dụng được ở nhiều đơn vị trường học khác. Từ thực tế nghiên cứu sáng kiến và áp dụng vào giảng dạy tại trường TH Số  1 Thanh Xương tôi rút ra một vài kinh nghiệm sau: ­ Ngoài việc nhà trường trang bị phương tiện dạy học phù hợp cho giảng  dạy âm nhạc thì GV cần tìm tòi, tích lũy và chế biến tư liệu khác nhằm bổ sung  cho nội dung giảng dạy thêm phong phú, đa dạng, sinh động, hấp dẫn hơn đồng  thời phải chú ý đến sự phù hợp với nội dung cần truyền đạt, tránh tối đa những  sự chú ý không chủ định cho học sinh. ­ Đặc biệt chú ý đến tính giáo dục của hệ thống phương tiện dạy học. Quan  trọng hơn cả là GV biết tự trang bị cho mình khả năng thích ứng và sử dụng  thành thạo các loại phương tiện dạy học. ­ GV cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện  tử của mình sẽ giúp giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các  phương pháp dạy học tích cực khác ­ Đề tài này nghiên cứu dựa trên thực tế tôi đã giảng dạy trong những năm  qua tại trường Tiểu học Hợp Thịnh đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế  tôi  xin trình bày với quý đồng nghiệp. Tôi tin rằng đây sẽ là cẩm nang hữu ích,  mang lại hiệu quả tốt nhất cho tất cả những người thầy, người cô tâm huyết  với sự nghiệp trồng người. Tôi rất mong được sự đóng góp và bổ sung ý kiến  của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được thành  công hơn. 16
  17.          11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng  sáng kiến lần đầu Số  Tên tổ chức / cá  Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực áp  TT nhân dụng sáng kiến 1 Nguyễn Thị Phương GV âm nhạc Trường  Âm nhạc TH Hợp Thịnh 2 Lê Thị Hồng GV âm nhạc Trường  Âm nhạc TH Hợp Thịnh Hợp Thịnh, ngày 02 tháng 3 năm 2019 Hợp Thịnh, ngày 28 tháng 2 năm 2019 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIÉN Trần Thị Nga Lan Nguyễn Thị Oanh 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2