Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy nghe cho từng đối tượng học sinh và luyện nghe qua các trò chơi
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm giúp học sinh hình thành kĩ năng nghe, học nghe một cách khoa học, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh. Giúp tất cả các đối tượng học sinh đạt được yêu cầu tối thiểu của bài nghe, bên cạnh đó phát huy khả năng của những học sinh có năng khiếu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy nghe cho từng đối tượng học sinh và luyện nghe qua các trò chơi
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành giáo dục Thị xã Bình Long Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Trình đóng góp Ngày tháng Chức độ Họ và tên Nơi công tác vào việc năm sinh danh chuyên tạo ra sáng môn kiến TRƯƠNG THỊ 30/10/1989 Trường Tiểu học Giáo viên Cao 100% KIM THẢO An Lộc A – TX Tiếng đẳng sư Bình Long - tỉnh Anh phạm Bình Phước 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Phương pháp dạy nghe cho từng đối tượng học sinh và luyện nghe qua các trò chơi.” 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Tiếng Anh) 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 05/9/2020 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Tiếng Anh được xem là một ngôn ngữ quốc tế, nó được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay nhu cầu biết và sử dụng được tiếng Anh càng trở nên cấp thiết. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh và đưa tiếng Anh trở thành một môn học bắt buộc ngay từ bậc học Tiểu học. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020” cùng với sự thay đổi chương trình sách giáo khoa tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện các kĩ năng cho học sinh. Việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa nhằm tạo cơ hội tối đa cho học sinh có cơ hội thực hành cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc và viết. Tuy nhiên, trong
- 2 thực tế giảng dạy giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng với yêu cầu và mục tiêu của chương trình trong việc rèn các kĩ năng cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng nghe. Các em học sinh đa số chưa có kĩ năng nghe tốt, khó khăn trong việc nắm bắt thông tin bài nghe dẫn đến kĩ năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh không đạt hiệu quả. Trong những năm học vừa qua, đa số giáo viên tiếng Anh đã được tham gia các lớp tập huấn về phương pháp dạy học. Tuy nhiên, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc dạy kĩ năng nghe, chưa áp dụng được những phương pháp dạy học hiệu quả, chưa gây được hứng thú học cho học sinh và đặc biệt là chất lượng dạy học chưa cao. Làm thế nào để giáo viên nắm chắc các bước dạy nghe, áp dụng được những hình thức tổ chức dạy học nhằm đưa chất lượng môn tiếng Anh, đặc biệt là chất lượng học kĩ năng nghe của học sinh trong trường được nâng lên là điều mà bản thân tôi luôn trăn trở. Chính vì những lý do đó mà tôi đã chọn đề tài “Phương pháp dạy nghe cho từng đối tượng học sinh và luyện nghe qua các trò chơi ” làm đề tài nghiên cứu của mình. 5.2. Nội dung sáng kiến: 5.2.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Đề tài đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh tiểu học. Thông qua việc khảo sát và quá trình thực nghiệm sư phạm đối với học sinh lớp 3,4,5 giáo viên lựa chọn những biện pháp phù hợp, hiệu quả nhằm hình thành kĩ năng nghe và tạo hứng thú trong việc học nghe, giúp học sinh có thể nghe hiểu được ở mức độ đơn giản. Mục tiêu của nhà nước ta theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2010 là đến năm 2010 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng và Đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Để đạt được mục tiêu lớn đó thì ngay từ bậc Tiểu học, học sinh phải được học tiếng Anh một cách bài bản và được đi đúng hướng. Trong những năm qua, đề kiểm tra định kì môn tiếng Anh tập trung kiểm tra kĩ năng nghe ( chiếm 40% số điểm trên tổng số điểm của bài kiểm tra) điều đó cho ta thấy tầm quan trọng trong việc dạy nghe cho học sinh ở tiểu học. Giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học đòi hỏi phải có trình độ năng lực ngoại ngữ B2 (theo khung tham chiếu Châu Âu) và được đào tạo những kĩ năng sư phạm cần thiết để đáp ứng yêu cầu của việc dạy học Tiếng Anh.
- 3 Vì vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ để từng bước nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là dạy kĩ năng nghe cho học sinh. Tiểu học là cấp học hình thành nền tảng kiến thức, tạo tiền đề cho các cấp học tiếp theo nên việc dạy học của giáo viên ở cấp tiểu học là đặc biệt quan trọng. Việc dạy kĩ năng nghe tốt cho học sinh đóng vai trò quyết định trong việc hình thành khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh của học sinh, giúp học sinh yêu thích và học tốt hơn. 5.2.2 Thực trạng Trong những năm qua, việc dạy và học tiếng Anh nhận được sự quan tâm của sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như ban lãnh đạo nhà trường. Giáo viên tiếng Anh trẻ, nhiệt tình Đa số giáo viên có ý thức tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, hết lòng vì học sinh thân yêu. Trường tiểu học An Lộc A được dạy tiếng Anh theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 với phân phối chương trình dạy 4 tiết/ 1 tuần, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho học sinh được thực hành các kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng nghe. Trường đã có phòng dạy tiếng Anh riêng Đa số học sinh ngoan, yêu thích học tiếng Anh. Nhưng mức độ nhận thức của học sinh trong trường không đồng đều, một số em tiếp thu bài còn chậm. Một số phụ huynh học sinh ít có sự hiểu biết về bộ môn tiếng Anh. Chất lượng bộ môn tiếng Anh trong những năm gần đây có sự chuyển biến đáng kể. Đa số học sinh đã biết cách tự học, tự tìm tòi về cách học hiệu quả, đạt được những thành tích cao trong việc học tiếng Anh. Thông qua các kỳ thi, các em có động lực học và ngày càng thích học tiếng Anh. Kĩ năng nghe của học sinh dần đuợc cải thiện đáng kể, đa số học sinh có hứng thú với tiết học. Giáo viên chưa phân loại được đối tượng học sinh trong việc dạy kĩ năng nghe. Một số học sinh trong lớp mức độ tập trung không cao, không tự giác trong việc thực hành các yêu cầu và bài tập giáo viên đề ra, vốn từ vựng và ngữ pháp của học sinh còn hạn chế, chưa chủ động trong việc học.
- 4 Giáo viên đã tham gia bồi dưỡng năng lực và đạt trình độ B2, đủ điều kiện để dạy tiếng Anh theo chương trình Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020. Bên cạnh đó, bản thân giáo viên rất nhiệt tình, biết khắc phục những khó khăn để dạy học đạt kết quả tốt. Chuẩn bị đồ dùng dạy học thường xuyên và đầy đủ, luôn tìm những phương pháp mới để khắc phục những điểm yếu trong quá trình dạy học. Đa số học sinh rất thích thú với các bài học trên lớp, tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức, nhiều học sinh có năng khiếu học tiếng Anh. Bên cạnh những mặt mạnh nêu trên còn có những mặt yếu như giáo viên còn ít kinh nghiệm giảng dạy, còn lúng túng trong việc lựa chọn hình thức dạy học phù hợp. Một số học sinh khả năng tiếp thu bài chưa cao, đặc biệt là một số học sinh cá biệt, không tập trung, tiếp thu bài còn chậm. * Các nguyên nhân, yếu tố tác động: Trong những năm qua, phòng Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm tới việc dạy và học tiếng Anh. Nhà trường cũng có những chỉ đạo sát sao và quan tâm đúng mức cho việc dạy và học. Giáo viên ý thức được trách nhiệm của mình trong nâng cao chất lượng dạy học, tìm tòi những biện pháp dạy học phù hợp, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Nhu cầu học tiếng Anh trong xã hội ngày một tăng, phụ huynh học sinh mong muốn con em mình học tốt bộ môn này. Học sinh ngày càng yêu thích học tiếng Anh, tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức. Mặc dù giáo viên đã chủ động trong công tác tự học để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ nhưng kinh nghiệm vẫn còn hạn chế. * Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra: Trong những năm học vừa qua việc nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm. Bên cạnh đó còn tổ chức các sân chơi bổ ích, giúp học sinh vừa học vừa chơi, tăng hứng thú học tiếng Anh. Giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng về năng lực, các lớp tập huấn về phương pháp giảng dạy từ đó đúc rút được kinh nghiệm dạy học cho bản thân.
- 5 Học sinh ngày càng có điều kiện và cơ hội luyện tập, thực hành nghe tiếng Anh nhiều hơn, có cơ hội học nghe với những phương pháp mới, thú vị và cuốn hút hơn. Mặc dù được tham gia các khóa học về phương pháp dạy học nhưng trong quá trình dạy nghe, giáo viên thường chỉ bật băng cho học sinh nghe, yêu cầu học sinh phải hoàn thành yêu cầu bài nghe, không chú trọng các bước dạy nghe, không gây được hứng thú học tập nên học sinh thường không thích học nghe. Hơn nữa một số giáo viên thường tự đọc nội dung bài nghe nên học sinh không được làm quen với giọng đọc chuẩn gây khó khăn khi nghe để hiểu nội dung người khác nói. Bên cạnh đó, giáo viên dạy kĩ năng nghe chưa quan tâm được hết các đối tượng học sinh, những học sinh tiếp thu chậm còn gặp nhiều khó khăn để hoàn thành các yêu cầu của bài nghe dẫn đến tâm lý học chán nản. 5.2.3 Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 5.2.3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Các giải pháp, biện pháp trong đề tài nhằm: - Giúp học sinh hình thành kĩ năng nghe, học nghe một cách khoa học, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh. - Giúp tất cả các đối tượng học sinh đạt được yêu cầu tối thiểu của bài nghe, bên cạnh đó phát huy khả năng của những học sinh có năng khiếu. - Tạo môi trường học tập thân thiện, hứng thú, giúp học sinh hiểu được lợi ích của việc học tiếng Anh. - Sau khi học xong chương trình tiểu học, các em học sinh có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh với những câu, những cấu trúc đơn giản, biết cách giao tiếp và thái độ giao tiếp đúng đắn, hiểu phần nào về văn hóa một số nước trên thế giới. 5.2.3.2 Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp a. Thiết kế lại một số phần nghe phù hợp với đối tượng học sinh * Phân loại đối tượng học sinh Việc phân loại đối tượng học sinh có vai trò quan trọng giúp giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy, việc phân loại đối tượng ngay từ đầu năm học thông qua khảo sát chất lựợng học sinh do giáo viên chủ động làm.
- 6 Xây dựng đề khảo sát phải đảm bảo củng cố kiến thức của năm học trước nhằm nắm được chất lượng của học sinh, biết được học sinh nào có năng khiếu, học sinh nào chưa nắm vững kiến thức. Bên cạnh việc phân loại được đối tượng theo kiến thức môn học, giáo viên nên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp đó để nắm được hoàn cảnh của học sinh từ đó có những hình thức giúp đỡ khác nhau và có những hình thức tổ chức dạy phù hợp. Căn cứ vào nội dung kiến thức, mục tiêu cần đạt được của từng đối tượng từ đó thiết kế các dạng bài nghe phù hợp với đối tượng giúp học sinh. + Đối vơi các đối tượng học sinh khác nhau theo từng lớp , mức độ nhận thức của các em khác nhau rất nhiều vì thế tôi phải thiết kế lại bài nghe để giảm độ khó hoặc tăng độ khó lên. Đối với lớp học sinh tiếp thu bài chậm thì giáo viên thiết kế bài nghe sao cho mức độ khó giảm xuống để học sinh dễ dàng hơn trong việc thực hiện yêu cầu bài. Những hình thức bài nghe khó thường là Listen and complete (nghe điền từ vào chỗ trống) hay Listen and answer the questions (nghe và trả lời câu hỏi), giáo viên có thể thiết kế lại thành các hình thức bài nghe dễ như là: Listen and tick (nghe và chọn đáp án), Listen and circle (nghe và khoanh chọn đáp án) hay Listen and tick True/ False (nghe và chọn cột T cho câu đúng và chọn F cho câu sai)… Ngược lại, đối với đối tượng lớp học mà học sinh học tốt thì giáo viên sẽ thiết kế lại bài nghe sang các hình thức khó hơn để tránh nhàm chán cho học sinh. Sau đây là một số ví dụ trong việc thiết kế bài nghe khó thành bài nghe dễ: Ví dụ1: Trong sách giáo khoa tiếng Anh 5, với yêu cầu bài nghe như sau: Nội dung bài nghe:
- 7 1.Mai: Do you like winter, Tony? Tony: Yes, I like it very much. Mai: What’s winter like in your country? Tony: It’s usually very cold. And there’s a lot of wind. 2. Mai: What’s your favourite season in your country, Akiko? Akiko: I like winter Mai: Is it cold in winter? Akiko: Yes, it is. And there’s a lot of snow. 3. Hakim:What’s your favourite season, Mai? Mai: I like summer Hakim: What’s summer like in your country? Mai: It’s usually hot. There’s a lot of rain. Với dạng bài nghe trên, giáo viên có thể thiết kế lại như sau: 3.Listen and tick (v) True (T) or False(F): T F 1. It’s usually cold and windy in winter in Tony’s country 2. Akiko’s favourite season is summer 3. It’s usually hot and a lot of rain in summer in Mai’s country Ví dụ 2: Dạng bài nghe và hoàn thành câu trả lời trong sách giáo khoa lớp 5. Nội dung bài nghe:
- 8 Number Content (Nội dung bài nghe) Answer (số câu) (Nội dung cần điền) 1 Quan: I don’t feel very well. should go to the Mai: What’s the matter with you ? doctor now Quan: I have a stomach ache Mai: Sorry to hear that. You should go to the doctor now, Quan. Quan: Ok, I will. Thanks 2 Tony’s mother: You don’t look very well. shouldn’t What’s the matter with you ? go to school Tony: I have a fever. today Tony’s mother: Let me see. Oh, you’re very hot. You shouldn’t go to school today. 3 Mai: Let’s have ice cream Nam: Great idea! Phong: Sorry I can’t. Mai: What’s the matter with you, phong? shouldn’t Phong: I have a bad toothache eat ice cream Mai: Oh, then you shouldn’t eat ice cream. How about milk? Phong: Good idea. Thanks, Mai. 4 Nam: Hi, Mrs Green. What’s the matter with you? shouldn’t carry heavy Mrs Green: I have a backache. thing Nam: Sorry to hear that. Oh, you shouldn’t carry heavy things. Let me help you. Mrs Green: Thanks, Nam. That’s very kind of you
- 9 Dạng bài nghe này là dạng bài khó đối với đối tượng là học sinh yếu nên giáo viên có thể thiết kế lại như sau thành dạng bài nghe và khoanh chọn đáp án như sau: 2. Listen and circle: 1.Quan has a stomach ache. He should ………………… a. go to school b. go to the doctor c. go to the zoo 2. Tony has a fever. He shouldn’t ……………….. a. go to the doctor b. stay at home c. go to school 3. Mai has a toothache. She shouldn’t ……………….. a. eat ice cream b. carry heavy things c.stay at home 4. Mrs Green has a backache. She shouldn’t……………. a. go to school b. carry heavy things c. stay at home Nhờ vậy mà học sinh hoàn thành bài nghe một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. + Đối với trường hợp một lớp có các đối tượng học sinh khác nhau thì giáo viên cần thiết kế bài dạy đáp ứng được tất cả học sinh cần nắm được yêu cầu cần đạt. Bên cạnh đó cần có những yêu cầu nâng cao đối với học sinh học tốt hơn. Ví dụ: bài nghe Listen and tick (nghe và chọn đáp án) Để đảm bảo mục tiêu chung cần đạt là tất cả học sinh phải nghe và chọn được các nghề nghiệp mà các bạn muốn làm trong tương lai, giáo viên không thiết kế bài nghe thành hình thức khác. Tuy nhiên, sau khi đã nghe xong, giáo viên cần đưa ra thêm yêu cầu đối với học sinh học tốt hơn như: Em hãy nêu lại nội dung chính của các câu hoặc em hãy nói về nghề nghiêp mà em muốn làm trong tương lai. * Ngoài ra, để động viên, khích lệ và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong tiết học giáo viên cần linh hoạt trong việc lựa chọn các hình thức
- 10 kiểm tra và đánh giá học sinh giúp học sinh phát huy hết khả năng, và tạo hứng thú trong học tập. b. Sử dụng trò chơi để rèn luyện kỹ năng nghe cho học sinh Việc lựa chọn trò chơi trong các phần Pre- Listening hay Post- Listening không chỉ tạo hứng thú học tập cho học sinh, các em vừa học mà vừa được chơi. Bên cạnh đó, việc sử dụng trò chơi còn giúp củng cố, ôn lại kiến thức cho học sinh khi thực hiện bài nghe thông qua đó rèn luyện cho các em kỹ năng nghe qua thầy cô và bạn bè, giúp các em tiếp nhận bài nghe một cách đa dạng, tích cực và chủ động hơn. * Cách thức thực hiện Tùy thuộc vào từng bài nghe cụ thể mà giáo viên thiết kế các trò chơi phù hợp. Dưới đây là một số trò chơi mà giáo viên có thể sử dụng để cho học sinh luyện tập kĩ năng nghe. - Trò chơi Chinese Whisper hay Whispering (trò chơi thì thầm) Cách chơi: Trò chơi này học sinh có thể chơi theo dãy bàn hoặc chơi theo hàng. Giáo viên nói thầm câu tiếng Anh cho những học sinh đầu bàn hoặc đầu hàng, học sinh có nhiệm vụ nói thầm câu đó cho bạn kế tiếp của mình. Học sinh cuối cùng của các dãy bàn hoặc học sinh đứng cuối các hàng có nhiệm vụ phải nói lại câu tiếng Anh đó. Đội nào nói chính xác và nhanh sẽ là đội thắng cuộc. Ví dụ: Sau khi học sinh lớp 3 đã học xong bài nghe về các hoạt động ngoài trời , tôi cho các em chơi trò chơi Chinese Whisper để củng cố và tạo điều kiện luyện tập cho các em. - Trò chơi Slap the board (Trò chơi đập bảng) Cách chơi: Giáo viên chuẩn bị sẵn tranh, thẻ từ hoặc viết lên bảng từ. Chia học sinh thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử ra 2 bạn chơi đứng xếp hàng trước bảng. Giáo viên đọc hoặc có thể mời 1 học sinh khác làm trọng tài (người đọc các từ vựng hoặc mẫu câu). Khi trọng tài đọc lên 1 từ nào đó hoặc một câu nào đó, 1 bạn đứng đầu hàng sẽ dùng tay chạy lên bảng và vỗ vào tranh có nội dung vừa nghe được, sau đó đổi vị trí lại cho bạn khác. Đội nào đập đúng nhiều bức tranh hơn sẽ thắng cuộc. Ví dụ: Tôi cho học sinh chơi trò Slap the board để ôn lại các từ vựng và mẫu câu của các loại bệnh mà các em thường gặp.
- 11 Giáo viên chú ý nên đổi học sinh để nhiều em được tham gia trò chơi. Trò chơi Bingo Cách chơi Trò chơi này học sinh chơi cả lớp. Đầu tiên giáo viên sẽ cung cấp cho học sinh 10 từ hoặc cụm từ bằng tiếng Anh theo chủ đề nào đó và một ô gồm chín ô nhỏ như ví dụ sau: BINGO 1.Good morning 4. Good afternoon 7. See you again 2. Hello 5. Good night 8. How are you? 3. Nice 6. Goodbye 9. Bye 10. Thank you Học sinh dưới lớp sẽ chọn 9 trong 10 từ hoặc cụm từ tùy ý thích để viết vào 9 ô trong giấy của mình, mỗi học sinh có thể viết vào những ô nào các em thích. Sau đó mỗi một học sinh sẽ đứng dậy để đọc một từ lên, học sinh còn lại chú ý nghe xem từ đó có trong ô của mình không để đánh dấu vào. Học sinh nào có 3 từ hàng ngang, hàng dọc hoặc hàng xéo sẽ hô to Bingo và trở thành người thắng cuộc.
- 12 Trên đây là một số trò chơi mà giáo viên chúng ta thường dùng để luyện kĩ năng nghe cho học sinh, còn rất nhiều trò chơi khác nữa các đồng nghiệp có thể tìm hiểu thêm để phục vụ cho việc dạy nghe của mình được phong phú, đa dạng. c. Các bước dạy kĩ năng nghe Để thực hiện việc kĩ năng nghe tiếng Anh, trước tiên giáo viên cần phải nắm chắc 3 bước dạy. Trong quá trình dạy kĩ năng nghe, giáo viên cần tiến hành đủ 3 bước dạy: Pre- Listening (trước khi nghe), White- Listening (trong khi nghe) và Post- Listening (sau khi nghe) để hình thành kĩ năng nghe cho học sinh, giúp học sinh dễ dàng hoàn thành yêu cầu của bài nghe, tạo hứng thú cho học sinh trong việc học nghe. Bước 1: Pre- listening (Trước khi nghe) + Mục tiêu Mục tiêu của biện pháp là giúp học sinh ôn lại các mẫu câu và từ vựng liên quan đến nội dung bài nghe, giúp học sinh nhận diện bài nghe dễ dàng hơn. Nắm được yêu cầu của bài nghe và nhiệm vụ của mỗi lần nghe và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi nghe. + Cách tiến hành Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn lại từ vựng và cấu trúc câu liên quan đến nội dung bài nghe, giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi như Bingo, Slap the board, Kim’s game hay What and Where...vv... Ví dụ: trong phần nghe và đánh dấu vào tranh có nội dung về các loại bệnh trong sách tiếng Anh lớp 5, tôi cho học sinh chơi trò chơi Slap the board để ôn lại các từ vựng về các loại bệnh. Kết thúc trò chơi, giáo viên cho học sinh đọc lại nội dung các bức tranh sau đó dựa và tranh và để ổn lại cấu trúc câu bằng cách yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi như: What’s the matter with him ? What’s the matter with her ?
- 13 Nguyên tắc đầu tiên để nghe tốt là HS phải giữ trật tự, tập trung cao độ. Chỉ cần một học sinh gây ồn là sẽ ảnh hưởng đến cả lớp. Vì vậy, giáo viên cần quy định số lần mà học sinh được nghe và nhiệm vụ của từng lần nghe. Thường thì giáo viên cho học sinh nghe 3 lần: - Lần 1: nghe và quan sát, định hình nội dung. Lần nghe này học sinh chưa nên thực hiện yêu cầu của bài nghe vì rất dễ đưa ra phương án sai vậy nên tôi chỉ cho học sinh nghe để định hình nội dung, giúp nghe lần 2 đạt hiệu quả cao. - Lần 2: nghe và thực hiện yêu cầu của bài nghe. - Lần 3: nghe và kiểm tra lại đáp án. Lứa tuổi của học sinh tiểu học các em rất hiếu động, khả năng tập trung không được lâu, không chịu ngồi yên một chỗ và hay thưa cô, thưa thầy và treo chọc bạn. Vì vậy, để nâng cao khả năng tập trung của học sinh, giáo viên có thể tổ chức quản lý lớp học như sau: chia lớp ra làm các tổ thi đua, tặng trước cho các tổ những ngôi sao hoặc những con thú nhỏ, nếu tổ nào học tốt, ngoan ngoãn sẽ cộng thêm điểm, nếu tổ nào chưa tập trung học sẽ lấy điểm của tổ đó. Hoặc là giáo viên có thể ghi tên các tổ lên bảng, tổ nào nói chuyện sẽ gắn lên bảng một mặt méo, tổ nào tiếp thu bài tốt sẽ cho 1 mặt cười. Với việc làm như vậy thì dù là lớp hiếu động nhất vẫn chú ý học rất tốt. Bên cạnh đó, tôi còn phải suy nghĩ để thiết kế ra những hình thức dạy học thu hút sự chú ý của học trò, giúp các em tập trung vào bài của mình. Trong thực tế dạy học, để tìm ra được đáp án đúng không nhất thiết người nghe phải nghe được tất cả nội dung bài nghe nhưng cần phải hiểu được ý chính, những ý quan trọng để chỉ có thể chọn đáp án đó chứ không phải là đáp án khác, đây chính là vấn đề cơ bản nhất (kĩ năng này gọi là kĩ năng nghe lướt). Vì vậy, trước khi chuẩn bị vào bài nghe, giáo viên cần nhắc nhở học sinh chú ý tới những từ khóa (key words), các loại câu hỏi và câu trả lời từ đó sẽ chọn được đáp án đúng. Bên cạnh đó, giáo viên nên dành một khoảng thời gian để học sinh đọc lướt lại các câu cần nghe, suy nghĩ để đoán trước nội dung nghe nhằm gây hứng thú cho các em. Bước 2: While- listening (Trong khi nghe) + Mục tiêu: giúp học sinh: - Lấy được thông tin của bài nghe để hoàn thành yêu cầu bài nghe. - Luyện tập, thực hành nghe + Tiến hành
- 14 Bài nghe phải được chiếu trên bảng bằng tranh ảnh, phương tiện trực quan giúp học sinh dễ tìm hiểu bài nghe hơn. Khi học sinh đã sẵn sàng vào bài nghe, tôi bật nội dung nghe 3 lần cho học sinh nghe ( chú ý phải cho học sinh nghe giọng đọc chuẩn chứ giáo viên không nên đọc để các em làm quen và tạo thành kĩ năng ngay từ đầu). Sau khi có kết quả HS có thể trao đổi kết quả với bạn cùng bàn. Tôi gọi HS nêu đáp án kết hợp hỏi HS tại sao lại có đáp án đó, em nghe được gì? Ngoài 3 lần nghe của học sinh, tôi còn bật bài nghe lần thứ tư để kiểm tra đáp án của học trò. Chúng ta có thể kiểm tra đáp án bằng cách yêu cầu HS giơ tay sau đó xuống dưới lớp kiểm tra kết quả của một số em. * Lưu ý: Nếu là đối tượng học sinh tiếp thu bài chậm thì giáo viên có thể cho học sinh nghe thêm 1 lần nữa và có thể thiết kế lại hình thức và nội dung của bài nghe như đã nêu ở mục 3.2.1. Bước 3: Post- listening (sau khi nghe) + Mục tiêu: - Củng cố và kiểm tra lại mức độ nghe của học sinh. - Tạo cơ hội cho học sinh luyện nói, giao tiếp bằng tiếng Anh. - Giúp học sinh liên hệ với bản thân theo từng chủ đề bài nghe. + Tiến hành: Giáo viên nên áp dụng nhiều hình thức khác nhau để củng cố lại phần nghe nhưng chủ yếu là cho HS luyện tập nói sau khi nghe, yêu cầu học sinh kể lại nội dung bài nghe bằng ngôn ngữ của mình, giáo viên có thể gợi ý bằng tranh ảnh và dưa ra các câu hỏi cho học sinh trả lời (có thể thực hiện thảo luận theo nhóm). Bên cạnh đó, học sinh có thể đóng vai trong bài nghe để mô tả lại nội dung bài nghe dựa vào gợi ý. Ngoài ra giáo viên còn có thể yêu cầu học sinh nhìn tranh trả lời các câu hỏi dựa vào nội dung bài nghe. Thường thì giáo viên hướng sang những câu không phải là đáp án để học sinh phản bác lại và đưa ra câu trả lời đúng về nội dung và để học sinh có cơ hội nhận xét nhau, thực hành nói tiếng Anh nhiều hơn. Ví dụ: trong phần nghe Listen and tick phía dưới. giáo viên có thể hỏi học sinh các câu hỏi như: - What does Linda like doing ?/ What does Tony like doing ? Nếu học sinh trả lời là : She likes cooking. / He likes flying kite.
- 15 Giáo viên sẽ hỏi tiếp những câu hỏi khác để học sinh có cơ hội trả lời và nhận xét lẫn nhau. Trong quá trình dạy, việc đánh giá, nhận xét, khen thưởng là việc làm rất cần thiết nhằm khích lệ, động viên HS trong quá trình học. Ngoài những bài học trong SGK, tôi còn hướng dẫn cho học sinh học nghe trên mạng internet như trang IOE. Go. vn, Tiếng Anh 123. com, ESL- Kids. Com, Gogos.clubefl.gr… nghe thêm những bài hát bằng tiếng Anh, khuyến khích các em xem phim hoạt hình bằng tiếng Anh để rèn luyện kĩ năng nghe. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Các giải pháp này có thể áp dụng dạy nghe cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã nói chung và các em học sinh khối 3,4,5 của trường TH An Lộc A nói riêng. 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Có sự chấp thuận của BGH, tổ bộ môn. Giáo viên cần xác định đúng mục tiêu bài học từ đó có kế hoạch dạy học cụ thể, phù hợp với đối tượng học sinh. Học sinh cần có đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập cần thiết để phục vụ cho việc học tập được hiệu quả. Có sự nỗ lực, tự giác tích cực trong việc học tập bộ môn….Có sự hợp tác trong học tập. - Trường cần có tranh ảnh, thiết bị phục vụ cho việc dạy nghe như băng, đài, bảng phụ và một số đồ dùng cần thiết khác (tùy thuộc vào từng nội dung nghe). - Áp dụng trong giảng dạy thực tế trên lớp, các tiết thao giảng, dự giờ góp ý rút kinh nghiệm…….
- 16 - Cơ sở vật chất và thiết bị cần thiết khi áp dụng kiến thức: Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, mô hình…. 8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: a. Kết quả Sau khi áp dụng đề tài chất lượng học tiếng Anh của học sinh được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là kĩ năng nghe của học sinh. Chất lượng của học sinh khối 3,4 và khối 5 của nhà trường được so sánh dựa trên mức độ hoàn thành và chưa hoàn thành kĩ năng nghe cụ thể như sau: Khi chưa áp dụng sáng kiến : Điểm kỹ năng nghe 40% Số TSHS % đạt HK2 Trường TSHS lớp dự thi 2.0-4,0 dưới 2.0 từ 2.0- 4.0 2019- 3.1 44 44 42 2 95,5 2020 3.2 43 43 42 1 97,7 3.3 40 40 39 1 97,5 3.4 41 41 38 3 92,7 Tổng cộng 168 168 161 7 95,8 Kết quả học kì 1 của học sinh khối 4 đã áp dụng sáng kiến : Điểm kỹ năng nghe 40% Số TSHS % đạt HK1 Trường TSHS lớp dự thi 2.0-4,0 dưới 2.0 từ 2.0- 4.0 2020- 4.1 44 44 44 0 100 2021 4.2 43 43 43 0 100 4.3 40 40 40 0 100 4.4 41 41 41 0 100 Tổng cộng 168 168 168 0 100 Việc học tốt kĩ năng nghe cũng phần nào góp phần nâng cao chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn bộ môn tiếng Anh. Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi đã đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân, đề tài cũng đã được chia sẻ thành chuyên đề áp dụng được hiệu quả tại trường và các đơn vị khác trong thị xã.
- 17 Chất lượng dạy và học tiếng Anh được nâng lên rõ rệt, tạo niềm tin yêu của học sinh và phụ huynh học sinh. HS hứng thú học tiếng Anh hơn góp phần to lớn trong việc khích lệ các em tham gia các cuộc thi giải tiếng Anh trên internet cũng như tự tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng Anh với cô giáo cũng như bạn bè. Trong quá trình dạy học, việc tạo hứng thú học tập cho học sinh là điều quan trọng nhất, chính vì vậy đề tài đã đưa ra những giải pháp thiết thực nhất, áp dụng những phương pháp dạy học mới để tạo được hứng thú học tập cho các em, tạo cơ hội cho tất cả học sinh đều đạt được yêu cầu của bài học. Đề tài giải quyết được những thực trạng hiện nay của việc dạy kĩ năng nghe tại trường nói riêng và trong thị xã nói chung, bản thân đã áp dụng triệt để yếu tố công nghệ thông tin trong dạy học, phù hợp với xu hướng dạy học tiên tiến mang lại hiệu quả thiết thực. b. Bài học kinh nghiệm Qua việc nghiên cứu và vận dụng đề tài “Phương pháp dạy nghe cho từng đối tượng học sinh và luyện nghe qua các trò chơi” tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau : Đối với giáo viên: Giáo viên phải có tâm huyết với nghề, có trách nhiệm với tiết dạy của mình, quan tâm đến các đối tượng học sinh và chất lượng giảng dạy thì mới chọn được phương pháp linh hoạt theo hướng đổi mới phù hợp với học sinh của mình. Chuẩn bị bài dạy chu đáo, chi tiết, tỉ mỉ, Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có hoặc tự làm phong phú, thiết thực, có hiệu quả. Để học sinh ghi nhớ lâu những kiến thức đã học trước hết phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học. Phạt là cách nhắc nhở nhau đồng thời động viên người chơi cố gắng hơn nên hình phạt nhẹ nhàng, tế nhị…tránh trở thành nhục hình. Khen thưởng, tuyên dương học sinh có năng khiếu, có tiến bộ và có tham gia phát biểu ý kiến. Ngoài ra, cần thường xuyên giúp đỡ động viên các em còn yếu kém và kịp thời sửa lỗi ngoại ngữ của các em một cách nhẹ nhàng để các em không bị mặc cảm, xấu hổ, sợ sai dẫn đến việc ngại nói hoặc lười học. Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải không ngừng nâng cao kiến thức, tạo cho mình môt trình độ chuyên môn vững vàng, thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp. Tóm lại, ở tất cả các trường hợp học sinh yếu nghe, việc quan tâm của giáo viên đến từng học sinh và phương pháp giảng dạy sát đối tượng, kịp thời khích lệ động viên, đáp
- 18 ứng đúng những điều các em còn thiếu về kiến thức, kỹ năng nghe thế nào đạt hiệu quả nhất… sẽ giúp các em dần theo kịp yêu cầu về chất lượng nghe ở cấp tiểu học… Đối với học sinh: Phải có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Phải có đủ các loại sách vở phục vụ cho tiết học. Tuân thủ các hướng dẫn và chỉ đạo của thầy (cô). …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………… Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử nếu có. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………… Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bình Long, ngày 16 tháng 02 năm 2021 Người nộp đơn Trương Thị Kim Thảo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn