Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp huấn luyện để nâng cao thành tích thi đấu nội dung môn Bơi Ếch cấp Tiểu học
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là tìm ra được các phương pháp tối ưu để hỗ trợ nâng cao thành tích bơi Ếch cho học sinh Tiểu học. Sáng kiến này được áp dụng vào lĩnh vực huấn luyện, thi đấu thành tích cao môn Thể thao dưới nước cấp Tiểu học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp huấn luyện để nâng cao thành tích thi đấu nội dung môn Bơi Ếch cấp Tiểu học
- BÁO CÁO KẾT QUẢ 1 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Môn bơi là một trong những môn thể thao được đưa vào thi đấu chính thức trong các kỳ thi học sinh giỏi, các kỳ Đại hội Thể dục thể thao, Seagame, Olympic…và đã trở thành một môn thể thao phù hợp với mọi lứa tuổi được nhiều người yêu thích, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Giáo dục thể chất cho trẻ em hôm nay là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm bởi vì “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” để ngày mai thế giới có những nhân tài tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ tốt…Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn luôn được quan tâm nhưng quan trọng hơn vẫn là các nhà trường, đặc biệt là trường tiểu học. Bởi vì nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là nơi kết tinh, ươm mầm những nhân tài cho xã hội mai sau. Hiện nay, trong công cuộc xây dựng đất nước, đưa đất nước phát triển cùng hoà nhập với các nước tiên tiến trên thế giới. Đảng và nhà nước ta xem giáo dục là “Quốc sách hàng đầu” ngành giáo dục được chú trọng, được các cấp, các ngành quan tâm. Chính vì thế học sinh ngày càng được giáo dục một cách toàn diện (văn thể mĩ …) khi lớn lên các em là một công dân vừa có trí tuệ vừa có sức khoẻ tốt. Trong giáo dục toàn diện cho học sinh một phần không thể thiếu được là giáo dục về thể chất. Vì nó tác động tới sức khoẻ học sinh, cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản làm cơ sở cho học sinh để rèn luyện thân thể đạo đức tác phong con người mới. Trong giáo dục thể chất có nhiều môn thể dục, thể thao khác nhau. Bơi lội là một trong những môn thể thao được các em học sinh yêu thích. Những năm gần đây môn bơi lội được phát triển rộng rãi trong cả nước nói chung và trong tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Cứ hai năm ngành giáo dục lại tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng, một năm thi học sinh giỏi thể dục thể thao, để các em có dịp thi tài những môn thể thao khác nhau như môn: Vovinam, Cờ vua, bóng bàn, điền kinh, đá cầu… Bơi lội được tổ
- chức với nhiều bộ huy chương cho cả nam và nữ, được các trường tham thi đấu rất nhiệt tình, sôi nổi. Là một giáo viên dạy môn thể dục luôn thôi thúc làm thế nào để đưa đội tuyển Bơi của trường giành được nhiều huy chương cao nhất trong mỗi lần tham gia các giải thi đấu cấp huyện, đồng thời học sinh được chọn vào đội tuyển Huyện tham gia thi đấu cấp tỉnh có nhiều em tham gia nhất. Bơi lội không chỉ là môn thể thao quan trọng của nền thể thao nước ta mà còn là môn thể thao có ý nghĩa thực dụng rất lớn trong đời sống của nhân dân ta, nhất là đối với những vùng có nhiều ao hồ sông ngòi như tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt trong những năm gần đây thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt, bảo lũ xảy ra thường xuyên đã cướp đi biết bao nhiêu sinh mạng nguời dân. Biết bơi có lợi cho bảo vệ tính mạng và cuộc sống con người trong cuộc sống, sản xuất, chiến đấu và chống thiên tai. Chính vì vậy trong những năm gần đây giải Bơi lội học sinh phổ thông ở tỉnh Vĩnh Phúc rất được chú trọng. Qua nhiều năm giảng dạy và huấn luyện môn bơi lội tôi nhận thấy hầu hết các em chưa mạnh dạn, còn e thẹn trong quá trình tập luyện, giáo viên đưa ra các bài tập còn chưa phù hợp. Vì vậy khi tham gia thi đấu tại giải Bơi lội học sinh các cấp thành tích đạt được chưa cao. Để đạt được thành tích cao trong quá trình thi đấu, Giáo viên phải biết cách đưa ra những bài tập phù hợp, phải có những biện pháp làm thế nào để học sinh nắm vững chuyên môn, mạnh dạn, tự tin trong tập luyện và thi đấu. Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Phương pháp huấn luyện để nâng cao thành tích thi đấu nội dung Bơi Ếch cấp Tiểu học ” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tên sáng kiến “Phương pháp huấn luyện để nâng cao thành tích thi đấu nội dung Bơi Ếch cấp Tiểu học” 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hương Địa chỉ: Trường Tiểu học Hoàng Hoa Số điện thoại: 0975990866 2
- Gmail: nguyenthithuhuong.c2hoanghoa@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Nghiên cứu và tìm ra được các phương pháp tối ưu để hỗ trợ nâng cao thành tích bơi Ếch cho học sinh Tiểu học. Sáng kiến này được áp dụng vào lĩnh vực huấn luyện, thi đấu thành tích cao môn Thể thao dưới nước cấp Tiểu học. 6. Ngày sáng kiến áp dụng lần đầu Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 2 năm 2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Nội dung của sáng kiến 7.1.1. Cơ sở của đề tài 7.1.1.1. Cơ sở lí luận Bơi Ếch là kiểu bơi mang tính truyền thống có từ rất lâu đời. Kiểu bơi này mô phỏng các động tác bơi dưới nước của con ếch. Đây là kiểu bơi phổ biến đối với nhiều người tập bơi với mong muốn rèn luyện sức khỏe. Bơi ếch không nhanh bằng các kiểu bơi khác nhưng điều này không có nghĩa là bơi ếch không thể phát huy được sức mạnh và đạt được tốc độ. Ngoài ra, đây cũng là kiểu bơi căn bản cho người mới tập vì các lý do sau đây: Dễ phân tích động tác. Phối hợp động tác dễ dàng, nhịp nhàng với hơi thở. Người tập thoải mái vì có thời gian nghỉ trong khi bơi . Khi biết bơi , người tập cố thể đứng trong nước (nổi người một chỗ khi ngừng bơi ) dễ dàng, làm nền tảng để tập luyện và thi đấu. Trong luyện tập nội dung bơi ếch để có được những giờ huấn luyện đạt kết quả cao trước tiên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong khi tập luyện nắm vững nội dung và thực hiện các động tác một cách tốt nhất... Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung bài tập, làm mẫu chính xác từng động tác, thao tác thuần thục, phân tích rõ ràng từng chi tiết kĩ thuật động tác trước khi lên huấn luyện. Giáo viên làm mẫu động tác phải đạt được yêu cầu chính xác, đúng kĩ thuật. Vì những động tác làm mẫu dễ gây được ấn tượng trong trí nhớ các 3
- em. Khi phân tích, giảng giải kĩ thuật động tác nên ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu mặt khác dùng tranh, ảnh video để minh hoạ tạo sự chú ý cho các em. Do đặc điểm tâm sinh lý của các em là học sinh thường hay hiếu động, thiếu tập trung nhất là trong những giờ học ngoại khoá do ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài. Vậy huấn luyện viên cần quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui trong khi tập luyện. Chia thành từng nhóm, đội và thường xuyên cho các nhóm này thi đua với nhau để kích thích trong mỗi học sinh luôn luôn có sự phấn đấu trong học tập hơn nữa mặt khác tạo điều kiện cho các em có nhiều cơ hội tập luyện vận dụng những bài tập đã học một cách nhuần nhuyễn, mạnh dạn... Để mỗi khi tham gia dự thi ở các cấp luôn tự tin mạnh dạn không nhút nhác, e dè, sợ sệt... Giáo viên thường xuyên tuyên dương khích lệ những cá nhân tích cực tham gia tập luyện và ghi nhận những thành quả của học sinh đã đạt được trong những buổi tập. Tạo được niềm tin, lòng tự hào của mỗi thành viên trong đội. Đồng thời cũng nhẹ nhàng nêu phân tích những khuyết điểm còn yếu kém, khó khăn chưa khắc phục được. Để làm được những điều như trên huấn luyện viên cần phải tìm hiểu kĩ thực trạng của học sinh mình từ đó đưa ra những biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất nhằm giúp cho đội tuyển bơi lội khi tham gia các giải đấu có được chất lượng tốt nhất mang về nhiều thành tích cao nhất. 7.1.1.2. Cơ sở thực tiễn 7.1.1.2.1. Thực trạng Khi bước vào làm đề tài, số lượng học sinh trong nhà trường biết bơi cơ bản chiếm số đông. Nhưng chủ yếu là học để biết bơi, kỹ thuật còn yếu, chỉ dừng lại ở mức biết bơi. Nên việc lựa chọn đội tuyển để huấn luyện tương đối dễ dàng. Ý nghĩa của việc huấn luyện thi đấu môn bơi phổ thông chủ yêu là khơi dậy phong trào học tập, yêu thích môn bơi, rèn luyện bơi cứu đuối, phòng tránh tai nạn đuối nước trong cộng đồng và tham gia thi đấu ở các giải đấu phong trào. Hiện nay đuối nước đang là một vấn đề đáng quan tâm, nó đã cướp đi tính mạng nhiều người, gây nhiều đau thương, mất mát cho người thân và xã hội. Nạn nhân chủ yếu lại nằm ở lứa tuổi thiếu niên những chủ nhân tương lai của đất nước. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hàng năm ở Việt Nam có khoảng 6.000 trẻ em chết vì tai nạn đuối nước, chỉ sau tai nạn giao 4
- thông. Một con số làm nhức lòng các bậc cha mẹ, thầy cô và các nhà quản lý. Việt Nam là một nước nhiều sông, suối, hồ ao, đập… lại chịu mưa bão, lũ lụt hàng năm. Thực trạng có các đặc điểm sau: a. Thứ nhất Bơi lội là môn thể thao có trong các cuộc thi lớn trong nước cũng như quốc tê, thành tích bơi của các vận động viên nước ta gần đây gần như bắt kịp với thế giới như vận động viên bơi Ánh Viên, Hoàng Qúy Phước của TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Hữu Kim Sơn, Nguyễn Huy Hoàng và nhiều vận động viên trẻ khác. b. Thứ hai Trên cả nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, mật độ mạng lưới sông ngòi dày đặc, thể hiện rất rõ rệt: Sông Hồng chảy qua Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ vào địa phận Vĩnh Phúc từ Ngã Ba Hạc đến xã Tráng Việt (Mê Linh ) dài 41 km, trên tiếp với sông Bạch Hạc, dưới thông với sông Đại Hoàng chảy vào biển. Như thế, sông Lô tức là khúc sông Hồng phía dưới ngã ba Hạc chảy ra biển. Sông Hồng có lưu lượng dòng chảy trung bình trong cả năm là 3.860m3/giây, lớn gấp 4 lần lưu lượng sông Thao, gấp đôi lưu lượng sông Đà, gấp 3 lưu lượng sông Lô. Lưu lượng dòng chảy thấp nhất về mùa cạn là 1.870m3/giây. Lưu lượng dòng chảy trung bình trong mùa mưa lũ là 8.000m3/giây. Lưu lượng lớn nhất là 18.000m3/giây. Mực nước cao trung bình là 9,75m, hàng năm lên xuống thất thường, nhất là về mùa mưa, có những cơn lũ đột ngột, nước lên nhanh chóng, có khi tới 3m trong vòng 24 giờ. Mực nước đỉnh lũ thường cao hơn mực nước mùa kiệt trên dưới 9m (Trong cơn lũ lịch sử năm 1971, chênh tới 11,68m). Sông Lô chảy vào giang phận Vĩnh Phúc từ xã Quang yên (Lập Thạch) qua xã Việt Xuân (Vĩnh Tường) đến ngã ba Bạch Hạc thì đổ vào sông Hồng, có chiều dài 34km. Có lưu lượng dòng chảy bình quân (năm 1996) 1.213m3/giây; về mùa mưa lên tới 3.230m3/giây; cao nhất năm 1966 là 6.560m3/giây, đột xuất ngày 20/8/1971, lên tới 14.000 m3/giây. Mực nước lúc cao nhất so với mực nước lúc thấp nhất thường chênh nhau 6m; năm 1971 chênh tới 11,7m; năm 1996, chênh 6,27m. Sông Phó Đáy chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Sơn (Lập Thạch) ở bên bờ phải và xã Yên Dương ở bên bờ trái, chảy giữa huyện Lập 5
- Thạch (bên phải) và hai huyện Tam Dương, Vĩnh Tường (bên trái) dài 41,5km, rồi đổ vào sông Lô, giữa xã Sơn Đông (Lập Thạch) và xã Việt Xuân (Vĩnh Tường) phía trên cầu Việt Trì độ 200m. Sông Phó Đáy có lưu lượng bình quân 23 m3/giây; lưu lượng cao nhất là 833m3/giây. Chảy trong nội tỉnh, hệ thống sông Cà Lồ gồm sông Cà Lồ và nhiều nhánh của nó, đáng kể nhất là sông Phan, sông Cầu Bòn, sông Bá Hạ, suối Cheo Meo… Sông Phan bắt nguồn từ núi Tam Đảo, địa phận các xã Hoàng Hoa, Tam Quan, Hợp Châu, chảy qua các xã Duy Phiên, Hoàng Lâu (Tam Dương ), Kim Xá, Yên Lập, Lũng Hoà, Thổ Tang (Vĩnh Tường) theo hướng Đông Bắc Tây Nam; vòng sang hướng Đông Nam qua các xã Vũ Di, Vân Xuân (Vĩnh Tường) rồi theo hướng Tây Nam Đông Bắc qua các xã Tề Lỗ, Đồng Văn, Đồng Cương (Yên Lạc) đổ vào đầm Vạc (Vĩnh Yên), qua xã Quất Lưu chảy về Hương Canh (Bình Xuyên) qua xã Sơn Lôi, nhập với sông Bá Hạ rồi đổ vào sông Cà Lồ ở địa phận xã Nam Viêm (Mê Linh). Sông Cầu Bòn bắt nguồn từ Thác Bạc núi Tam Đảo, đổ xuống làng Hà, xã Hồ Sơn, hợp với suối Xạ Hương, suối Bàn Long, xã Minh Quang (Tam Đảo), chảy từ phía Bắc xuống phía Nam qua các xã Gia Khánh, Hương Sơn, Tam Hợp đổ vào sông Cánh ở địa phận xã Tam Hợp (đều thuộc Bình Xuyên). Sông Phan và sông Cầu Bòn hình thành một đường vòng cung, hai đầu móc vào sườn Tam Đảo, Phía Tây và Phía Đông. Khu nghỉ mát, chiều dài khoảng 120 km. Về mùa khô, mực nước hai con sông này rất thấp, nhiều chỗ lội qua được. Nhưng về mùa mưa, nước từ Tam Đảo trút xuống, không tiêu kịp vào sông Cà Lồ thường ứ lại ở đầm Vạc và làm ảnh hưởng cả một vùng rộng giữa hai huyện Yên Lạc và Bình Xuyên. Phía Đông huyện Yên Lạc ngày nay còn lại nhiều dải đầm dài ở các xã Bình Định, Minh Tân, Tam Hồng, Liên Châu (có thể đây là những vết tích của một dòng sông ngày xưa, một chi lưu sông Hồng chảy từ làng Cẩm Khê, tổng Nhật Chiểu (Yên Lạc) về Đầm Vạc). Sông Bá Hạ bắt nguồn từ suối Nhảy Nhót giữa xã Trung Mỹ (Bình Xuyên) và xã Ngọc Thanh (thị xã Phúc Yên ), sông Bá Hạ chảy giữa xã Bá Hiến (Bình Xuyên) và xã cao Minh (Mê Linh) đến hết địa phận xã Bá Hiến đầu xã Sơn Lôi (Bình Xuyên), nhập với sông Cánh chảy về sông Cà Lồ. 6
- Suối Cheo Meo bắt nguồn từ xã Minh Trí (Sóc Sơn) chiều dài 11,5km, đổ vào sông Cà Lồ ở xã Nam Viêm (Mê Linh). Sông Cà Lồ là một nhánh của sông Diệp Du, còn gọi là sông Nguyệt Đức, nó là một nhánh sông Hồng tách ra từ xã Trung Hà (Yên Lạc). Sông cà Lồ chảy ngoằn ngoèo từ xã Vạn Yên (Mê Linh) theo hướng Tây Nam Đông Bắc, giữa hai huyện Bình Xuyên, Mê Linh, vòng quanh thị trấn Phúc Yên rồi theo một đường vòng cung rộng phía Nam hai huyện Kim Anh, Đa Phúc cũ, đổ vào sông Cầu ở thôn Lương Phúc, xã Việt Long (nay thuộc huyện Sóc Sơn), dài 86km. Nguồn nước sông Cà Lồ ngày nay chủ yếu là nước các sông, suối bắt nguồn từ núi Tam Đảo, núi Sóc Sơn, lưu lượng bình quân chỉ 30m3/giây. Lưu lượng cao nhất về mùa mưa chỉ 286m3/giây. Riêng khúc sông đầu nguồn cũ, từ Vạn yên đến sông Cánh đã được đắp chặn lại ở gần thôn Đại Lợi (Mê Linh), dài gần 20km, biến thành một hồ chứa nước lớn. Ngoài các sông suối, Vĩnh Phúc còn có các đầm, hồ Ngoài hệ thống sông ngòi và trữ lượng nước ngầm, Vĩnh Phúc còn có nhiều đầm, hồ lớn, thiên tạo có Đầm Vạc (Vĩnh Yên ), đầm Dưng, vực Xanh, vực Quảng Cư, đầm Ngũ Kiên (Vĩnh Tường); đầm Tam Hồng, đầm Cốc Lâm (Yên Lạc), hồ Đá Ngang, hồ Khuôn, hồ Suối Sải (Lập Thạch ), đầm Riệu (Phúc Yên)… nhân tạo có hồ Đại Lải (Mê Linh), hồ Xạ Hương (Bình Xuyên), hồ Làng Hà (Tam Dương), hồ Vân Trục, hồ Bò Lạc (Lập Thạch)… Đầm vạc có diện tích mặt nước lên tới 48,4km2. Hồ Đại Lải là hồ nhân tạo lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc, thuộc địa bàn hai xã Ngọc Thanh (Thị xã Phúc Yên) và Cao Minh (Mê Linh), cách tỉnh lỵ Vĩnh Yên 21 km, cách thủ đô Hà Nội 45km. Diện tích mặt hồ rộng 525km2, chứa 26,4 triệu m3 nước, cung cấp nước của hai huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và Sóc Sơn (Hà Nội). Hồ Xạ Hương nằm trong thung lũng núi Con Trâu thuộc làng Xạ Hương, xã Minh Quang. Hồ được xây dựng từ năm 1984, nằm ở độ cao 53m so với mực nước biển. Ở đây có đập chính cao 41m, phía trong được kè đá tảng kiên cố để có thể tích nước hồ lên cao tới cốt 92 tạo mặt hồ rộng tới 83ha, với sức chứa hơn 10 triệu m3 nước.Với lưu vực hơn 24 km2 gồm 4 con 7
- suối lớn và hàng chục khe nước nhỏ chảy vào quanh năm, hồ Xạ Hương không bao giờ hết nước. Theo thiết kế, dù nước hồ xuống đến mức không tự chảy ra mương được nữa thì trong lòng hồ vẫn còn tới 700.000m3 nước dự trữ, nhiều chỗ có độ sâu tới 13 m. Như vậy, Vĩnh Phúc có một hệ thống sông ngòi khá dày đặc ảnh hưởng đến sự an toàn cho tính mạng của mọi người đặc biệt là các em học sinh. 7.1.1.2.2.Thuận lợi Phong trào bơi lội phát triển, các giải thi đấu các cấp luôn được tỉnh và sở GD&ĐT chủ trọng. Tạo nhiều sân chơi thi đấu, môn bơi gần đây đã thể hiện được sự thành công của tỉnh khi tham gia và đã đem về những thành tích cao trong tỉnh cũng như khu vực. Đó là một trong nhưng điều kiện rất tốt để thúc đẩy sự phát triển phong trào môn bơi lội trong nhà trường cũng như trên toàn huyện và tỉnh nhà. Cuộc sống phát triển, nhu cầu bảo vệ an toàn đối với con em cũng được phụ huynh học sinh đề cao, luôn ủng hộ cho các em học bơi, để thi đấu và phòng chống tai nạn đuối nước, đặc biệt bơi còn giúp mang lại sức khỏe cho học sinh. 7.1.1.2.3. Khó khăn Trên địa bàn huyện nhà có rất nhiều sông hồ nhưng lại có mật độ bể bơi thưa thớt, hạn chế để các em vui chơi, tập luyện và thực hành những kỹ thuật đã học. Môn bơi lội lại không phải là môn học chính khoá và các trường không có đủ điều kiện vật chất như bể bơi để giảng dạy vì thế mà phong trào tập luyện chưa thường xuyên, không có hệ thống bài bản và phương pháp cần thiết để hỗ trợ môn bơi lội này. Từ những khó khăn về cơ sở vật chất cho nên dẫn đến những hạn chế nhất định khi hướng dẫn kỹ thuật cho học sinh tập luyện, vì vậy thành tích của môn bơi còn hạn chế. Việc thí điểm dạy bơi trong các trường tiểu học kể cả các trường trung học đã được thực hiện và cho thấy những hiệu quả tích cực. Nhưng hiện nay, việc đưa bơi lội vào dạy thí điểm trong trường tiểu học và các trường trung học là một việc làm hết sức khó khăn: Hệ thống cơ sở vật chất cho dạy bơi trong các trường tiểu học hầu như không có; đội ngũ giáo viên thể dục chuyên trách còn thiếu và không mạnh về chuyên môn bơi lội, đặc biệt là phương pháp dạy bơi và huấn luyện bơi thi đấu cho học sinh... 8
- Những năm gần đây, tại các bể bơi ở các nhà văn hóa huyện, thị xã, thành phố ngành thể thao và Nhà Văn hóa thiếu nhi cũng đã quan tâm tổ chức được một số lớp dạy bơi cho các em nhỏ, một số gia đình cũng đã quan tâm dạy bơi cho con em, nhưng số lượng trẻ em biết bơi hàng năm còn rất ít. Số còn lại các em nhỏ tự tập bơi ở các ao, hồ, sông suối gần nhà, điều này luôn tiềm ẩn nhiều hiểm nguy… Một khó khăn phổ biến hiện nay được nhiều nhà trường cho biết là thiếu người để huấn luyện bơi. Mặc dù, trường nào cũng có ít nhất một giáo viên thể dục, nhưng không phải ai cũng được đào tạo để có thể huấn luyện học sinh bơi.. Thực trạng học sinh trước khi vận dụng sáng kiến Đối với học sinh + Kết quả khảo sát bới Ếch: Kết quả khảo sát trước khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm Tại trường Tiểu học Hoàng Hoa – Tam Dương năm học 20182019 Thành TT Họ tên Nội dung tích 1 Bùi Thị Minh Khuyên 50m 51 giây 2 Nguyễn Thành Trung 50m 50 giây 3 Nguyễn Quang Huy 50m 53 giây 4 Bùi Huyền My 50m 55 giây 5 Trần Thùy Linh 50m 52 giây 6 Bùi Quang Huy 50m 50 giây Đa số các em biết bơi là do tự học, tự hình thành trong cuộc sống lao động sản xuất hàng ngày, nên trong quá trình huấn luyện việc hình thành kĩ 9
- thuật động tác cho các em là rất lâu, các em sai sót nhiều về kĩ thuật động tác, làm cho các em mất sức nhiều nhưng lại bơi không nhanh, không xa được. Đối với giáo viên Đa số giáo viên dạy môn Thể dục ở các trường chưa được đào tạo chuyên sâu về môn bơi lội. Hầu hết các trường học ở tỉnh ta chưa có điều kiện để xây bể bơi, đây là một trở ngại vô cùng lớn đến công tác huấn luyện cho các em, vì vậy để tìm ra phương pháp huấn luyện môn Bơi lội an toàn hiệu quả gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi người giáo viên Giáo dục thể chất phải thực sự có tâm huyết với nghề, luôn trau dồi, tìm tòi, học hỏi, tìm ra phương pháp huấn luyện phù hợp để nâng cao sức khoẻ cho học sinh, góp phần nâng cao thành tích thi đấu môn bơi lội nói chung và nội dung bơi Ếch nói riêng. 7.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO THÀNH TÍCH BƠI ẾCH 7.2.1. Chọn trang phục Chúng ta nên chọn trang phục áo, quần gọn gàng, chọn chất liệu nhẹ, ôm sát người, không vướng, ít cản nước, tốt nhất nên chọn loại trang phục bơi ở các cửa hàng thể thao, chất liệu vải tốt lại có tính thẩm mĩ cao, tạo cho các em sự thoải mái, tự tin trong quá trình tập luyện. 7.2.2. Khởi động Khởi động là một hoặc nhiều hành động chuẩn bị cho việc tập luyện thể thao hoặc tập thể dục bằng cách tập các bài thể dục trong một thời gian ngắn trước đó. Khởi động sẽ giúp giảm nguy cơ chấn thương các hệ cơ và đau nhức khi tập thể dục, chơi thể thao. Khởi động là để cơ thể ấm lên, khi đó hệ thống tuần hoàn sẽ bơm máu giàu ôxy đến các cơ bắp của chúng ta. Ngoài ra nó còn giúp tăng cường khả năng lưu thông máu khắp cơ thể lên một cách dần dần không quá đường đột dễ dẫn đến các ảnh hưởng phụ nguy hiểm. Cách khởi động tốt nhất là tập từ từ theo trình tự nhanh dần, Cơ bắp của nếu không được khởi động trước sẽ dễ rơi vào tình trạng lạnh dễ bị sốc và 10
- dễ bị tổn thương bên trong. Khi khởi động sẽ giúp chúng ta chuẩn bị cả về tinh thần và thể chất một cách tốt nhất để thực hiện các bài tập nặng phía sau và hơn hết nó hạn chế nguy cơ chấn thương trong lúc tập luyện. Các bài tập khởi động chung + Các động tác khởi động: Xoay khớp cổ tay, khớp cổ chân Xoay khớp đầu gối Xoay khớp hông Xoay khớp bả vai Xoay khuỷu tay Xoay khớp cổ Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông, chạy đá má trong, chạy đá má ngoài. Ép dây chằng chân: Dây chằng ngang, dây chằng dọc. Chú ý: Thời gian khởi động khoảng từ 10 đến 15 phút, khi thấy cơ thể nóng lên, mồ hôi lấm tấm là được. 7.2.3. Bài tập chân ếch Trên cạn 11
- Nằm ngửa, hai chân khép thẳng, thả lỏng toàn thân co hai chân về sát mông hai đầu gối áp sát nhau giang rộng đầu gối sang hai bên, lòng bàn chân vẫn áp sát nhau giữ gót chân dính nhau rồi vặn hai mũi bàn chân ra phía ngoài đạp lòng bàn chân xuống dưới theo hình vòng cung cho đến khi chân duỗi thẳng thì khép chân lại và trở về tư thế ban đầu và cứ như thế tiếp tục nhiều lần cho thuần thục. Để dễ thực hiện bài tập này giáo viên cần cho học sinh nhớ 4 chữ ( co, bẻ, đạp, khép), khi tập cho các em, giáo viên cũng hô 4 chữ trên để học sinh thực hiện theo. Nằm sấp trên ghế băng, hai tay bám đầu ghế tập động tác chân ếch có sự hổ trợ của giáo viên trong động tác bẻ chân chuẩn bị đạp chân, giáo viên nắm hai bàn chân bẻ cả bàn và cẳng chân sang hai bên. Dùng lực hổ trợ vừa phải phù hợp với nhịp tự bẻ chân của người tập. – Ngồi chống tay, tập động tác chân: Ngồi trên ghế hoặc trên thành bể, thân người ngả ra sau, hai tay chống phía sau, hai chân khép duỗi thẳng, tập co chân, bẻ chân đạp khép và dừng. Trước hết tập theo khẩu lệnh và tập từng động tác riêng lẻ, sau đó tập liên hoàn. Tập chân Ếch trên cạn Yêu cầu: Khi co, đùi kéo theo cẳng chân, vừa co vừa tách. Khi bẻ thì tách bàn chân ra phía ngoài, diệp đạp nước phải vuông góc với hướng đạp, gối hơi ép vào trong. Khi đạp khép chân, đạp chếch ra sau theo đường vòng cung hẹp, khi dừng hai chân khép, duỗi thẳng, thả lỏng. Người mới học bơi thường không quen với động tác bẻ chân. Vì vậy cần tăng cường động tác này để có cảm giác cơ bắp khi bẻ chân. 12
- Nằm sấp trên ghế, tập động tác co, bẻ, đạp, khép dừng.Đầu tiên tập chậm và riêng lẻ từng phần động tác, sau đó tập động tác hoàn chỉnh. Khi tập động tác này, có thể nhờ đồng đội giúp đỡ. Dưới nước Bài tập này cần có phao bơi (loại phao trái tim), hoặc huấn luyện viên hỗ trợ. Người nằm sấp trên mặt nước, hai cánh tay thẳng, hai bàn tay cầm phía trên phao, mũi nhọn của hình trái tim hướng về hướng tiến, mặt người tập úp vào nước, nín thở. Tiến hành động tác chân: co, bẻ, đạp, khép (khi nào muốn thở thì ngẩng đầu lên thở, thở xong lại úp mặt vào nước nín thở...). Tập chân Ếch dưới nước Co chân: Khi co chân, cẳng chân, bàn chân thả lỏng, dùng sức vừa phải, co chân nhẹ nhàng, cẳng chân nấp sau hình chiếu của đùi để giảm lực cản, làm sao cho động tác co chân tạo ra lực cản nhỏ nhất. Xoay bàn chân (bẻ chân): Khi bẻ chân cần bẻ ra ngoài hết cở, phía trong cẳng chân và bàn chân phải đối diện với nước, diện đạp nước phải vuông góc với hướng đạp, gối hơi ép vào trong, lòng bàn chân hướng lên trên. Đạp chân: Giai đoạn đạp nước quyết định chủ yếu đến hiệu quả của động tác chân. Khi đạp nước cần chú ý các yếu tố: diện đạp nước lớn, tốc độ đạp nước nhanh, lực đạp nước mạnh thì hiệu quả đạp nước càng lớn. 13
- Chân Ếch khi đạpduỗi Chú ý: Co chân, xoay bàn chân và đạp chân là một quá trình liên tục, tránh có độ dừng ở giữa các giai đoạn, co, bẻ, đạp, khép. Lướt nước: Sau khi đạp khép, chân cần có độ dừng để lướt nước, không vội thực hiện chu kì sau, không co vào đạp ra liên tục. Tay bám vào điểm tựa, thân người nằm sấp ngang bằng trong nước, duỗi thẳng khớp động, hai chân thả lỏng duỗi thẳng và khép lại, tập động tác co, bẻ, đạp, khép, dừng. Trước hết tập động tác riêng lẻ, sau đó tập hoàn chỉnh. Chú ý: Vai chìm trong nước, căng cơ lưng, cơ lườn, cánh tay đưa gần sắt mặt nước. không được võng lững, ưỡn bụng và để mông chìm quá sâu. Kho co chân cần thả lỏng, co chậm, cẳng chân và bàn chân nằm trong hình chiếu của đùi. Khi bẻ chân cần bể ra ngoài hết cỡ, phía trong cẳng chân và bàn chân phải đối diện với nước, lòng bàn chân hướng lên trên. Khi đạp khép phải liên hoàn theo hướng ra sau thành hình vòng tròn hẹp, tốc độ tương đối nhanh (gia tốc nhanh dần lên), chân cần khép lạo, thả lỏng và nổi một lát. Sau đó lại làm động tác co chân. Bài tập này có thẻ tập hai người. – Bài tập chân với thở: Khi đã nắm vững được từng kỹ thuật động tác cơ bản của chân, có thể tập đạp chân kết hợp với thở. Khi kết thúc đạp chân, hai chân duỗi thẳng thì ngẩng đẩu lên thở, sau đó cúi đầu vào nước nín thở, rồi lại tiếp tục co chân. Bài tập này lặp lại nhiều lần. 14
- – Tập đạp lướt chân ếch: Đập vào thành bể hoặc đáy bể để cho thân người lướt nước, sau đó làm động tác chân. Chân chú ý hiệu quả đạp nước và nhịp điệu động tác. – Tập động tác chân với điểm tựa di động: Bám ván bơi, hai tay duỗi thẳng, mặt úp vào trong nước, tập động tác đạp chân ếch. Có thể kết hợp với động tác thở. 7.2.4. Bài tập tay Ếch Trên cạn Bài tập tay Ếch trên cạn Người đứng khom về phía trước. Đầu hơi cúi xuống, mắt nhìn thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng ở phía trước, lòng bàn tay úp xuống đất. Hai tay quạt mạnh ra hai bên và xuống dưới, lòng bàn tay hướng ra hai bên đầu ngước lên, miệng há ra thở. Khi hai tay kéo tới ngang vai, lập tức khép nhanh, thu hai khuỷu tay gần sát vào nhau và duỗi thẳng về phía trước như tư thế ban đầu, cứ như thế tập cho đến khi nhuần nhuyễn. Dưới nước 15
- Bài tập tay Ếch dưới nước Kẹp phao bơi giữa hai đùi (loại phao hình trái tim), hai chân duỗi thẳng ra phía sau, tiến hành bài tập quạt tay ếch, phối hợp với thở. Kết thúc quạt tay ở giai đoạn duỗi tay thì nín thở, tay tì nước từ từ thở ra, tay quạt nước nhô miệng lên khỏi mặt nước hít vào nhanh, sau đó lại úp mặt vào nước nín thở, cứ như vậy động tác lặp đi lặp lại. 7.2.5. Bài tập phối hợp chân tay thở Phối hợp chân tay thở là sự phối hợp toàn bộ, hoàn chỉnh kĩ thuật bơi ếch, có thể phối hợp 1 chu kì bơi 1 lần thở hoặc 2 3 chu kì bơi 1 lần thở. Bài tập trên cạn: 16
- Bài tập phối hợp trên cạn Đứng cúi người về trước, hai tay duỗi thẳng ra trước, lòng bàn tay úp xuống dưới, tập động tác quạt tay bơi ếch. Khi quạt tay, lòng bàn bay hướng ra hai bên và xuống dưới, xoay khuỷu, dùng sức ôm nước, sau khi nắm được động tác này có thể phối hợp động tác tay với thở sớm. Bắt đầu quạt nước thì ngẩng đầu và hít vào, khi duỗi tay thì cúi đầu nín thở và thở ra. Bài tập dưới nước: Bài tập phối hợp dưới nước + Đứng quạt tay dưới nước: Đứng trong nước, mức nước sâu ngang ngực, thân người hơi gập về trước, hai tay duỗi thẳng phía trước, tập động tác quạt tay nhỏ tại chỗ và di động. Tay thể nghiệm áp lực nước. Mỗi lần quạt nước, hai tay duỗi thẳng khép lại và hơi dừng ở phía trước, chủ yếu thể nghiệm đường quật nước. + Tập quạt tay nhỏ khi nằm sấp lướt nước. + Phối hợp tay với thở: Lúc đầu đi bộ dưới nước, sau đó nằm sấp lướt nước và tập động tác quạt tay phối hợp với thở, khi bắt đầu quạt tay, ngẩng đầu hít vào (thở sớm) hoặc quạt tay kết thúc thì ngẩng đầu hít vào (thở muộn). Động tác phối hợp toàn bộ: 17
- + Lướt nước và tập động tác phối hợp tay chân: Lúc đầu quạt tay một lần rồi đạp chân một lần, để có khái niệm quạt tay trước, đạp chân sau. + Phối hợp động tác chân liên tục: Trên cơ sở của bài tập trên chuyển sang quạt tay nhưng chân duỗi thẳng. Khi thu tay thì co chân, khi duỗi tay về trước gần thẳng thì đạp chân ra sau; khi tay chân cùng duỗi thẳng thì dừng một lát để lướt nước. + Phối hợp hoàn chỉnh: Trên cơ sở của hai bài tập trên, kết hợp với động tác thở. Lúc đầu cứ hai chu kỳ tay – chân thì thở một lần, dần chuyển sang một chu kỳ tay – chân thở một lần. Chú ý sau đó tăng dần cự ly bơi. Tóm tắt kĩ thuật phối hợp chân tay thở như sau: Động tác chân Động tác tay Động tác thở Tì nước Kết thúc thở ra, chuẩn bị Duỗi thẳng để người lướt ngẩng đầu để hít vào Duỗi thẳng thả lỏng tự nhiên Quạt nước Hít vào Thu tay Kết thúc hít vào, chuẩn Tách chân, co gối, bắt đầu co chân bị úp mặt vào nước Co nhanh đạp khép duỗi thẳng Duỗi tay Nín thở thở ra 7.2.6. Bài tập xuất phát Trong bơi ếch kĩ thuật xuất phát được thực hiện trên bục nhảy xuống nước, nếu học sinh thực hiện không đúng kĩ thuật, không đúng góc độ vào nước có thể làm cho học sinh đau, ngộp nước, hóc nước, làm ảnh hưởng đến thành tích. Do vậy giáo viên cần phải tập cho học sinh kĩ thuật xuất phát và vào nước thuần thục. 18
- Bài tập xuất phát trên cạn Hai chân đứng rộng bằng vai, khi giáo viên hô chuẩn bị thì học sinh gập người ở tư thế chuẩn bị xuất phát. Khi có khẩu lệnh nhảy thì học sinh vung tay từ sau ra trước, nhún chân bật nhảy lên, hơi hóp bụng, hai chân thẳng khép sát nhau, duỗi mũi chân, tập đi tập lại nhiều lần, giáo viên theo dõi và ghi chép từng lần một. Bài tập xuất phát dưới nước Người tập đứng trên thành bể đổ người về trước, đầu gối chùng, người gập về trước đầu hơi cúi, hai tay duỗi thẳng trước đầu. Thân người từ từ đổ về 19
- trước kết hợp đạp chân vào thành bể, người bay trên không vào nước, thân người vào nước lướt nước. Tập từ tư thế thấp lên cao dần, từ đơn giản đến phức tạp, phải ghi chép theo dõi cẩn thận, vì hoàn thiện mỗi kỹ thuật đều ảnh hưởng tới thành tích chung. 7.2.7. Bài tập quay vòng Quay vòng là một trong những kĩ thuật để giúp cho học sinh rút ngắn được thời gian bơi, cũng như quay vòng đúng luật không phạm quy. Bài tập trên cạn: Làm mẫu thị phạm động tác, chia ra 03 giai đoạn đó là chân, tay, và xoay người: + Chân: Đứng chân trước chân sau, gập người ra phía trước, di chuyển 3 bước chân về phía giá đỡ(hay bức tường), chân thuận co lên đạp vào tường rồi chuyển hướng ngược lại + Tay: Khi chân di chuyển khoảng 3 bước, 2 tay chạm vào tường đồng thời cùng chân(tư thế co người), rồi chuyển hưởng cơ thể ngược lại. + Xoay người: Khi chân thuận và 2 tay(bơi Ếch) chạm tường, khom người chuyển hướng ngược lại, thân người lúc này theo phương ngang, hóp bụng, tay thuận áp tai, tay không thuận thu lại, chân thuận đạp xong để chuẩn bị cho nhịp bơi ếch đầu tiên khi quay vòng. Có hai tư thế quay: quay theo phương nghiêng hoặc ngang cúi đầu, gập thân đưa cơ thể lộn ngược trở lại. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 221 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 170 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 192 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 176 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 148 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn