Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp làm tốt công tác chủ nhiệm
lượt xem 2
download
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với một số biện pháp như sau: Nắm thông tin về học sinh; Tổ chức bầu Ban cán sự lớp; Ổn định nề nếp; Tiếp xúc với phụ huynh học sinh; Khen thưởng, động viên kịp thời khi học sinh làm việc tốt; Giúp các em ham học và nâng cao hiệu quả trong học tập; Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp làm tốt công tác chủ nhiệm
- 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Ngành giáo dục thị xã Bình Long Tôi ghi tên dưới đây: Stt Tỷ lệ (%) Trình Ngày đóng Nơi Chức độ Họ và tên tháng góp vào công tác danh chuyên năm sinh việc tạo môn ra sáng kiến 1 Trường ĐHSP NGUYỄN THỊ Tiểu học 22/9/1980 Giáo viên Tiểu 100% TUYẾT Thanh học. Phú A 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Phương pháp làm tốt công tác chủ nhiệm”. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (chủ nhiệm). 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ ngày 01 tháng 5 nãm 2020. 5. Mô tả bản chất của sáng kiến 5.1. Tính mới của sáng kiến: Là một giáo viên chủ nhiệm đã trải qua nhiều năm công tác, tôi luôn luôn tìm tòi thực hiện và đúc kết các biện pháp trong việc dạy dỗ các em. Song để đạt được kết quả như vậy không phải là dễ, điều đó đòi hỏi mỗi chúng ta phải có biện pháp riêng của mình đối với từng học sinh, phải kiên trì, bền bỉ, dịu dàng . Là một người giáo viên, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng mong muốn những thế hệ học sinh mà mình đã, đang dìu dắt trở thành học sinh ngoan, kính trọng thầy cô giáo và đạt kết quả cao trong học tập . Người giáo viên phải lấy “Kỷ cương – tình thương – trách nhiệm” để giáo dục học sinh, không phải bất cứ lúc nào, chỗ nào dù khuyết điểm nặng hay nhẹ đều kỷ luật và kỷ luật và cũng sẽ không phải nếu như người giáo viên lúc nào cũng nhẹ nhàng, êm ái …. Các em học sinh có nhiều hoàn cảnh khác nhau “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, có em là con nông dân, con thương binh, con công nhân, con nuôi …thậm chí hiện nay các em là con ngoài giá thú rất nhiều.
- 2 Từ thực tế tôi thấy muốn giáo dục các em hiệu quả phải nhẹ nhàng kết hợp với cứng rắn, biết xử lý tình huống đúng lúc đúng chỗ . Tình thương yêu của người giáo viên chính là cái gốc giúp các em tiến bộ và tôi đã chọn đề tài để nghiên cứu và thực hiện công tác chủ nhiệm và đã đưa lại hiệu quả về phương pháp giáo dục học sinh “Lạt mềm buộc chặt” 5.2. Nội dung sáng kiến: 5.2.1. Thực trạng: - Là một giáo viên chủ nhiệm trực tiếp đứng lớp, tính đến nay 19 năm trong nghề. Trong suốt quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng học sinh ở lớp tôi chủ nhiệm chủ yếu là con em lao động, cha mẹ làm công nhân cạo mủ nên ít có thời gian quan tâm đến việc học của con em mình. Hầu hết phụ huynh có trình độ văn hoá thấp nên mức hiểu biết rất hạn chế, mọi vấn đề liên quan đến việc học tập của con em mình chỉ trông chờ và giao phó cho giáo viên chủ nhiệm. Chính vì vậy vai trò của người giáo viên đứng lớp quả thật rất vất vả. Năm học 2020- 2021, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp Một 3. Lớp tôi có 15 học sinh. Một số phụ huynh bận việc nên chưa có thời gian đi sâu, đi sát theo dõi con em mình trong việc học tập hằng ngày. Để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp tôi tiến hành các biện pháp như sau: 5.2.2. Các giải pháp thực hiện: a) Nắm thông tin về học sinh: Sau khi nhận lớp tôi liền tiến hành cho học sinh làm lí lịch học sinh ( cần chính xác- yêu cầu phụ huynh kí tên). Tôi còn rất chú trọng đến công tác bàn giao công tác chủ nhiệm lớp. Trong buổi bàn giao này tôi sẽ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ về lực học, tính tình của một số em cá biệt, tìm hiểu hoàn cảnh của một số em…, nắm bắt tình hình học sinh về mọi mặt để tôi dễ dàng hơn trong công tác chủ nhiệm. Tôi sẽ xem kĩ sổ chủ nhiệm, sổ điểm, sổ theo dõi nhận xét học sinh hàng tháng tôi còn nhờ Ban Giám hiệu tư vấn thêm. b) Tổ chức bầu Ban cán sự lớp: Bên cạnh việc nắm sĩ số, lý lịch, kết quả học tập năm trước của các em, công tác bầu ban cán sự lớp đóng một vai trò rất quan trọng. Đội ngũ học sinh này là trợ lý sẽ giúp tôi theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và kịp thời uốn nắn các học sinh chưa tốt. Lớp có tự quản lý tốt hay không còn tùy thuộc vào uy tín của các em trong ban cán sự, đặc biệt là lớp trưởng. Tiến trình bầu chọn Ban cán sự được diễn ra như sau: Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu được vai trò và trách nhiệm của Ban cán sự lớp với lớp trưởng, lớp phó và tổ trưởng. Sau đó tôi khuyến khích các em xung phong nếu trong lớp không có em nào xung phong tôi sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu chọn. Với phương pháp này tôi thấy rất hiệu quả. Cụ thể là các em rất vui, hào hứng và cảm thấy tự hào vì thể hiện được quyền dân chủ của mình. Khi lớp đã bầu chọn xong, Ban cán sự ra mắt lớp tôi tiếp tục phân công nhiệm vụ cho đội ngũ Cán sự lớp để từ đó các em tiến hành thực hiện nhiệm vụ mà mình được giao phó.
- 3 c) Ổn định nề nếp: Đây là công tác rất quan trọng và khó khăn. Trong việc này giáo viên chủ nhiệm không chỉ có nhiệm vụ ổn định lớp trong tiết học mà còn có nhiệm vụ nhắc nhở các em luôn thực hiện tốt nội quy. Vì vậy: Tuần thứ nhất trong ba ngày đầu chưa đi vào bài giảng, tôi chú trọng đến việc xếp hàng, nội quy nề nếp lớp thật tốt. Giờ xếp hàng ra vào lớp tôi vẫn luôn đi sâu đi sát với các em tránh tình trạng hiếu động gây hậu quả khó lường. Tôi thường xuyên nhắc nhở các em giữ gìn vệ sinh trường lớp, ý thức bảo vệ của công, không lãng phí điện, nước. Tôi giáo dục các em cách chào khách, cách tự quản, tìm hiểu bài, hoạt động nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí, nhận xét, trao đổi. Giáo dục các em tư thế ngồi học và cách phát biểu. Có được điều đó tôi mới thực sự yên tâm để bước vào công tác giảng dạy. d) Tiếp xúc với phụ huynh học sinh: Ngay từ đầu năm tôi chuẩn bị thật kĩ các nội dung cần trao đổi với phụ huynh trong buổi họp phụ huynh đầu năm để phụ huynh yên tâm khi con em họ được học tôi. Để tạo sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường, tôi bắt đầu tiếp xúc lần lượt với từng phụ huynh để trao đổi các điểm mạnh, yếu của từng em và nhờ phụ huynh hợp tác với tôi trong việc giáo dục các em; thường xuyên giữ liên lạc với phụ huynh khi cần thiết; luôn biết lắng nghe ý kiến của các em cũng như của phụ huynh học sinh. Sau mỗi lần thực hiện được kế hoạch, cuối mỗi ngày, mỗi tuần tôi lại ghi vào sổ chủ nhiệm kết quả và có thể điều chỉnh thêm, đưa ra hướng hoạt động mới cho kế hoạch chủ nhiệm cho tuần tới. e) Khen thưởng, động viên kịp thời khi học sinh làm việc tốt Ngay từ đầu năm học, tôi đã phát động các phong trào: “Nói lời hay làm việc tốt” qua cách ứng xử lễ phép như đi hay về phải thưa gửi, chào hỏi, lễ phép với thầy cô và những người lớn tuổi, xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm ơn khi được tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè,... và tổng kết vào các tiết sinh hoạt lớp. Bên cạnh đó, tôi học cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân và dùng lời lẽ nhẹ nhàng bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương và ân cần của mình khi yêu cầu điều gì đó với học sinh. Tránh nói nặng lời hay trách phạt để các em bớt đi tính hung hăng đối với những học sinh chưa ngoan, hay nghịch ngợm, mắc lỗi. Đồng thời theo dõi hằng ngày, trong tiết sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được ngồi bàn danh dự. Vì vậy, các em cùng nhau “ nói lời hay, làm việc tốt” và cuối tuần nào cũng có rất nhiều em ngồi bàn danh dự. Cứ mỗi đợt thi đua là tổng kết phong trào rèn luyện và học tập để khen thưởng những em có nhiều tiến bộ về học tập và rèn luyện bằng những phần quà. Tuy món quà nhỏ nhưng các em rất vui và hãnh diện khi được nhận những món quà của cô giáo tặng. Vì thế các em không ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt. Đây là một hình thức động viên vô cùng giá trị và hiệu quả, các em đã nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp. f) Giúp các em ham học và nâng cao hiệu quả trong học tập:
- 4 Thực tế học sinh học buổi chiều, đầu giờ vào lớp 1 còn mệt mỏi chưa quen với việc học bậc tiểu học nên trước khi vào tiết học tôi cho lớp phó văn thể mĩ điều khiển cho lớp hát hoặc hướng dẫn trò chơi nhỏ để lấy không khí vui cho tiết học. Trong các tiết học, đôi khi tôi kể những câu chuyện có ý nghĩa giáo dục để các em thư giãn hoặc học hỏi những điều hay lẽ phải. Sau một tháng theo dõi việc học tập của HS tôi đã lập cho mình kế hoạch dạy học phù hợp nhằm giúp các em đạt kết quả tốt hơn. Tôi xếp lại chỗ ngồi theo đối tượng học sinh để dễ dàng hơn trong việc giảng dạy, uốn nắn các em. Bên cạnh đó, tôi lên kế hoạch giúp đỡ học sinh học còn chậm theo môn, theo buổi dạy và có kế hoạch tìm hiểu, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu như Toán, Tiếng Việt, Chữ đẹp… Trong các giờ lên lớp, tôi luôn luôn xác định rằng khi học muốn có một kết quả tốt thì trước hết cần phải thực hiện được một số nề nếp học tập thật tốt. Vì vậy, tôi thường tạo không khí thoải mái mà không gây căng thẳng với các em trong các tiết học; nhắc nhở các em ngồi học đúng tư thế, nhẹ nhàng khuyên bảo các em khi các em chưa ngoan vì ở độ tuổi này rất “ưa ngọt”. Ngoài ra, để tăng cường chất lượng học tập đều khắp của lớp, tôi đã xây dựng các tổ học nhóm, đôi bạn cùng tiến, kèm cặp nhau trong học tập. Để các em có những tiết học vui, dễ nắm bắt kiến thức, tôi luôn đổi mới và thực hiện các phương pháp dạy học tích cực. Trong những tiết dạy, tôi luôn khuyến khích các em chủ động phát biểu bằng cách nếu trả lời chưa đúng thì sửa, bổ sung; em hiểu được như thế nào về bài học thì em trả lời; luôn khen ngợi các em tích cực theo dõi bài vì thật sự đầu năm lớp tôi rất thụ động. Tôi luôn quan sát thái độ, cử chỉ của học sinh khi học. Tôi luôn hướng dẫn các em các phương pháp ôn tập đạt hiệu quả. Có cách học bài và chuẩn bị bài để trở thành một thói quen, nề nếp trong học tập. Những ghi nhận hay kết quả đạt được của lớp tôi đều ghi ngay vào sổ chủ nhiệm. Mặt khác, tôi tuyên dương các em trên bản tin của lớp. Các em trong ban cán sự lớp có nhiệm vụ theo dõi, giúp đỡ các thành viên trong lớp. g) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Một học sinh muốn có kết quả học tập tốt, ngoài việc tiếp thu những kiến thức ở trên lớp thôi chưa đủ mà việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới tại nhà cũng vô cùng quan trọng. Trong khi đó, tôi thấy điều kiện gia đình, không gian sống của học sinh cũng như nhận thức của cả phụ huynh lẫn học sinh chỉ dừng lại ở nhận thức học tại lớp là đủ. Và điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Muốn học sinh tự học ở nhà có kết quả thì các em phải có góc học tập, lập thời gian biểu và mỗi em phải có phương pháp tự học ở nhà. Căn cứ vào thời gian học bài ở nhà của từng em, tôi kiểm tra, hướng dẫn các em tự học ở nhà. Việc kiểm tra các em học bài ở nhà được tôi thực hiện đều đặn và duy trì thường xuyên. Khi việc học bài ở nhà của học sinh đã đi vào nề nếp, tôi phân chia lớp thành các nhóm giúp đỡ nhau và phân công mỗi nhóm một nhóm trưởng. Em nhóm trưởng sẽ kiểm tra và báo cáo với tôi tình hình tự học ở nhà của các thành viên trong nhóm và đặc biệt lưu ý đến những bạn học chưa tốt hoặc chưa có ý thức tự học ở nhà. Khen thưởng học sinh và phối hợp
- 5 với phụ huynh cùng giúp tôi kiểm tra bài vở của con em mình. Vì vậy, phụ huynh rất vui và có ý thức quan tâm đến việc học của các em hơn. h) Giáo dục tập thể: Cuối tuần vào thứ sáu, giờ giáo dục tập thể, tôi không đặt vấn đề quan trọng là cứ phải nhận xét phê bình. Mà đối với lớp, tôi chủ yếu là tuyên dương và nhắc nhở để các em noi gương phấn đấu. Cuối tuần cũng là dịp để cô trò chúng tôi ôn lại quá trình mà tôi cùng cả lớp đã thực hiện được những gì theo kế hoạch đề ra, những gì chưa thực hiện được để tiếp tục phấn đấu. Ban cán sự lớp có kế hoạch rõ ràng cho tổ dựa trên kế hoạch của lớp. Có những tiết tôi còn hướng dẫn các em làm thiệp, xếp hạc giấy, viết thư, kể chuyện, múa hát, trò chơi, xem phim tài liệu kỉ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, tổ chức thi tìm hiểu an toàn giao thông… vào những dịp chuẩn bị cho ngày lễ, ngày hội trong năm học. Tôi thường xuyên khen thưởng các em về sự tiến bộ trong nề nếp kỉ luật, trong học tập, tạo động lực thúc đẩy các em hăng say thi đua. Tôi cũng luôn nhắc nhở các em thực hiện 5 nhiệm vụ của người học sinh và 10 yêu cầu của “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” mà cô trò chúng tôi thống nhất ngay từ đầu năm học. Tôi luôn nghĩ: Nếu người giáo viên nghiêm túc quá thì sẽ gây sự căng thẳng cho các em, làm cho các em sợ mà khó gần. Nhưng không vì vậy mà chúng ta lại quá dễ dãi trong việc giáo dục làm cho các em dễ đi quá đà mà quên đi đạo lý giữa thầy và trò, dẫn đến hậu quả khó uốn nắn hơn. Tôi luôn theo sát kế hoạch của trường, của Đoàn, Đội đề ra và thông báo ngay cho lớp thực hiện. Muốn các em tham gia tốt phong trào trước tiên tôi phải ngồi lại phân tích cho các em hiểu ý nghĩa của việc đó. Khi hiểu rồi chắc chắn các em sẽ tự nguyện tích cực tham gia mà không hề đắn đo, suy nghĩ. i) Trang trí lớp học xanh – sạch – đẹp: Môi trường học cũng không kém phần quan trọng. Để tạo một không gian lớp học một cách hài hòa, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao, tôi cùng học sinh thực hiện trang trí lớp. Các em rất thích được ngắm nhìn những sản phẩm tự tay mình làm ra, tự tay mình sưu tầm được trưng bày. Từ đó, các em thích tìm tòi và cập nhật các thông tin cần thiết mà không cần giáo viên nhắc nhở. k) Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Là một người giáo viên chủ nhiệm lớp, khi đã xác định vị trí của mình trong tập thể học sinh thì phải luôn quan tâm, gần gũi, chia sẻ, khuyến khích, giáo dục học sinh mọi lúc, mọi nơi. Với những em học sinh chưa ngoan, ta quan tâm hơn, tranh thủ trò chuyện với các em vào các giờ ra chơi. Nếu học sinh mắc khuyết điểm, tôi tìm cách gặp riêng như ở lại cuối buổi học để hỏi han, tìm nguyên nhân và giải quyết, tránh mạt sát các em nhất là trước lớp. Muốn công tác chủ nhiệm thành công thì giáo viên chủ nhiệm cần phải nhiệt tình, kể cả kiên nhẫn, có tình thương yêu đối với các em học sinh. Với đồng nghiệp tôi luôn tôn trọng và chuẩn mực trong văn hóa giao tiếp. Vì theo tôi người giáo viên phải là
- 6 điểm tựa, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Chính vì thế tôi sẽ phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, để gặt hái kết quả tối ưu, đưa thế hệ tương lai cùng hòa chung nhịp đập của toàn cầu, toàn nhân loại. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Phương pháp này có thể áp dụng cho toàn thể học sinh khối 1 ở trường Tiểu học Thanh Phú A và học sinh khối 1 trong toàn địa bàn thị xã Bình Long 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để làm tốt công tác giáo dục học sinh chưa hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục giáo viên chủ nhiệm cần làm tốt những việc sau: - Giáo viên phải nắm rõ hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng... của trẻ để có biện pháp giáo dục thích hợp. - Có biện pháp giáo dục riêng cho từng đối tượng học sinh, không giáo dục chung chung. - Luôn luôn kết hợp với gia đình, hội cha mẹ học sinh, nhà trường, chính quyền địa phương để giúp học sinh chưa hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục. - Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên trao đổi gặp gỡ phụ huynh học sinh để giáo dục giúp đỡ các em cùng tiến bộ. - Cần vận dụng các biện pháp giáo dục học sinh chưa hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục một cách khéo léo. - Luôn tạo cho các em cảm giác an toàn, thân thiện . - Cần phối hợp với các BCH công Đoàn, Đội TN, Hội CMHS,…thường xuyên để giáo dục các em kịp thời. 8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: 8.1. Kết qủa đạt được: Qua nhiều năm giảng dạy lớp 1, thường xuyên vận dụng những biện pháp trên tôi nhận thấy những học sinh chưa hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục của lớp tôi bước đầu đã tiến bộ đọc viết tốt hơn, làm toán nhanh hơn và chính xác hơn. Nhờ sự nổ lực hết mình của cả thầy và trò nên tôi đã thành công trong việc “xoá sổ” nhanh hiện tượng học sinh chưa hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục. Chính vì vậy mà cuối học kì I năm học 2020 - 2021 đã đạt được kết quả như sau: Mức độ hoàn thành môn học và hoạt động giáo dục Môn Lớp TSHS Đánh giá định kì về học tập hoặc hoạt động giáo dục Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành TS % TS % TS % Tiếng Một/3 15 5 33 10 76 Việt
- 7 Toán Một/3 15 6 40 9 60 T .anh Một/3 15 6 40 9 60 Đạo đức Một/3 15 5 33 10 67 TN&XH Một/3 15 5 33 10 67 GD Một/3 15 10 67 5 33 Thể chất Âm Một/3 15 5 33 10 76 nhạc Mĩ thuật Một/3 15 5 33 10 67 HĐTN Một/3 15 6 40 9 60 Đánh giá định kỳ (Bài kiểm tra cuối kỳ I) năm học 2020-2021 đối với các môn học: ĐIỂM 5 MÔN TSHS % ĐIỂM DƯỚI 5 % TRỞ LÊN Tiếng 15 Việt 15 100 0 Toán 15 15 100 0 *Về Năng lực và Phẩm chất: Mức độ hình thành và phát Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất triển năng lực TS- STT Lớp HS Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Tổng Tổng Tổng Tổng % % % % số số số số Một 3 15 15 100 15 100 - Viết chữ đẹp đạt 5 em cấp Trường, trong đó có 1 em đạt giải nhất, 2 giải II và 2 giải III. 1em giải khuyến khích. Lớp tôi luôn đi đầu trong phong trào viết chữ đẹp của trường. - Về văn nghệ, TDTT: +Tham gia tốt các phong trào do trường, Đội phát động. - Về tham gia các hoạt động, phong trào của Đội : + Tham gia tốt Nghĩa tình biên giới, mái ấm tình thương. + Cây mùa xuân cho bạn 32kg gạo
- 8 * Về phía phụ huynh: Theo dõi việc học của con nhiều hơn, luôn gắn bó, kết hợp với giáo viên để con em họ đạt kết quả tốt trong học tập và phát triển nhân cách một cách toàn diện. 8.2. Bài học kinh nghiệm: Qua thực hiện đề tài, qua thực tế giảng dạy ,tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm như sau: Muốn giáo dục học sinh có hiệu quả, điều đầu tiên người giáo viên phải có tâm huyết, có tình thương thực sự và có trách nhiệm, tình thương là cơ sở, là sức mạnh giáo dục giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong sự nghiệp giáo dục . Phải biết kết hợp nhiều biện pháp sáng tạo, sử dụng một cách sáng tạo trong những hoàn cảnh riêng. - Bên cạnh sự kiên quyết phải có sự dịu dàng, mềm mỏng, khéo léo “ mưa dầm thấm lâu”… - Phải tôn trọng lắng nghe, cố gắng tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh. - Hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của học sinh và hãy chia sẻ những thất bại của chúng. Bạn là người rất gần gũi với học trò, vì thế hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là thầy vừa là bạn của chúng . - Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó .Hãy cùng chúng tìm câu trả lời . - Hãy bước vào lớp với nụ cười, với một tâm trạng thật thoải mái - Không cần che dấu tình cảm của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố gắng nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm ấy. Bạn hãy giúp các em nhận ra phát triển chúng. - Hãy nhớ rằng, trên lớp mỗi lời nói của giáo viên học sinh phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung, chú ý vào bài học . - Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai. Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của bạn trong mắt các em mà thôi. Khi các em mắc lỗi bạn cũng đừng nóng nảy quá. - Cần chuẩn bị thật kĩ những nội dung cần trao đổi, thông báo với phụ huynh trong các buổi họp phụ huynh học sinh vì uy tín và tình cảm mà phụ huynh sẽ dành cho bạn nếu bạn tổ chức thành công các buổi họp phụ huynh học sinh. Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh, bạn cần nhớ rằng đối với họ đứa con là quý giá nhất trên đời. Vì thế, bạn hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương. Khen thưởng và động viên kịp thời những học sinh xuất sắc, những học sinh có tiến bộ dù nhỏ.
- 9 Đánh giá của hội đồng sáng kiến trường Tiểu học Thanh Phú A Thanh Phú, ngày tháng 02 năm 2021 CTHĐKH TRƯỜNG Phạm Văn Hưng Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thanh Phú, ngày 28 tháng 02 năm 2021 Người nộp đơn Nguyễn Thị Tuyết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 218 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 188 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 95 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn