Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường Tiểu học
lượt xem 5
download
Mục đích của sáng kiến này là xác định cơ sở thực tiễn của một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đổi mới phương pháp dạy học - lấy người học làm trung tâm. Tìm ra những phương pháp mới dựa trên cơ sở khoa học để truyền thụ kiến thức cho học sinh thêm sinh động và thực tế hơn, đặc biệt đối với chương trình Tin học là phần kiến thức mới và trừu tượng đòi hỏi học sinh phải có sự tư duy, sáng tạo và kỹ năng thực hành trong giải quyết vấn đề cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường Tiểu học
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIN HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Lĩnh vực/ Môn: TIN HỌC Cấp học: TIỂU HỌC Tên Tác giả: NGUYỄN QUỲNH MAI Đơn vị công tác: TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG LIỆT Chức vụ: GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2018 – 2019
- MỤC LỤC
- Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại hiện nay, thời đại của nền kinh tế tri thức. Trong đó yếu tố con người trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển của đất nước và phương tiện cho sự phát triển đó chính là tri thức công nghệ Tin học đóng vai trò then chốt cho sự sáng tạo, mở đường, thúc đẩy cho sự phát triển các ngành các lĩnh vực khác. Môn Tin học cũng giống như nhiều môn học khác ở trường Tiểu học, nó có một vị trí đặc biệt không thể thiếu được trong thời đại hiện nay. Tin học bậc Tiểu học là cơ sở để hình thành kiến thức, kỹ năng thực hành máy tính, giúp các em tìm kiếm được kiến thức và kỹ năng mới, bài tập thực hành tin học là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh. Giúp giáo viên phát hiện được trình độ của học sinh, làm bộc lộ những khó khăn sai lầm của học sinh trong học tập tin học. Đồng thời có biện pháp giúp các em mở mang kiến thức, giáo dục tư tưởng đạo đức, kỹ năng cho học sinh ngay từ những ngày đầu tiên. Như vậy thông qua môn Tin học, học sinh được rèn về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, về đạo đức và tư duy thực hành, từ đó gây hứng thú học tập và nghiên cứu bộ môn đối với học sinh trong những năm tiếp theo. Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho nguồn lao động hiện đại như: + Góp phần hình thành và phát triển tư duy; + Bước đầu hình thành về năng lực tổ chức và xử lý thông tin; + Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong học tập, lao động; + Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm của Tin học; + Hình thành phẩm chất của con người hiện đại, con người “IT”. Mục tiêu giáo dục tiểu học là trang bị cho các em vốn kiến thức cơ bản, cần thiết làm nền tảng vững chắc cho các em, vốn kiến thức cơ bản, để các em học lên cấp học sau này. Đó là cơ sở đầu tiên giúp học sinh phát triển toàn diện về thể chất và tâm hồn cũng như là tri thức và lý trí. Qua các năm giảng dạy, tôi nhận thấy bộ môn Tin học là một bộ môn mới ở trường Tiểu học, phụ huynh học sinh hầu như coi Tin học chỉ là môn 3/18
- học tự chọn và chưa được quan tâm đến vì nhiều lí do khách quan. Trường Tiểu học đến 90% các em học sinh vào lớp 3 mới được làm quen với máy tính, vì vậy có nhiều kiến thức cơ bản về Tin học như: Bộ phận máy tính, một số thuật ngữ chuyên môn, các khái niệm, rèn luyện các thao tác kỹ năng thực hành cơ bản sử dụng máy tính, sử dụng các chương trình, mà các em phải tiếp thu. Dạy Tin học thường gồm có hai phần: Lý thuyết và thực hành, cả hai được kết hợp song song với nhau trong quá trình dạy học. Vì thế nên trong một tiết học lý thuyết Tin học thường rất khô khan, có thể nói sự cung cấp kiến thức thường diễn ra một chiều, bởi vì: Đây là một môn học mới, khó học, có nhiều khái niệm trừu tượng, nhiều thuật ngữ chuyên ngành, ngôn ngữ Tin học. Vì vậy học sinh khó hiểu, khó hình dung, còn xa lạ với nhiều người mà nhất là học sinh Tiểu học ở lứa tuổi nói chưa rõ chữ, hiểu chưa thông, ngôn ngữ Tiếng Việt chưa nắm vững mà nói chi là Tin học thì việc học Tin học rất dễ bị chán nản, tiết học nhàm chán. Một thực tế phổ biến hiện nay là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học Tin học còn hạn chế. Thế nên tiết học thực hành ít có hiệu quả cao, giờ thực hành còn có nhiều lộn xộn, xảy ra tình trạng học sinh dành máy, ba học sinh một máy, thậm chí có những học sinh nhút nhát bị bạn dành máy nên rất ít khi thực hành. Trong dạy học môn Tin học, tôi nhận thấy nếu có một phương pháp tốt sẽ rất dễ gây hứng thú cho học sinh vì học sinh luôn muốn học những điều mới lạ, học sinh rất thích làm quen và khám phá máy tính, có thể nhận thấy đây là một điều kiện thuận lợi cho giáo viên. Tuy nhiên với chương trình Tin học đòi hỏi sự linh hoạt rất cao của các giáo viên, sử nhạy bén, tư duy có sự quan sát và sáng tạo và kỹ năng sử dụng máy tính của học sinh để giải quết vấn đề, vì vậy đòi hỏi phải tìm ra phương pháp giảng dạy để học sinh dễ hiểu, dễ dàng tìm được sự móc nối giữa các kiến thức, kỹ năng thực hành. Với những lý do như trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phương pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường Tiểu học ” . 2. Mục đích nghiên cứu Xác định cơ sở thực tiễn của một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. 4/18
- Tìm ra những phương pháp mới dựa trên cơ sở khoa học để truyền thụ kiến thức cho học sinh thêm sinh động và thực tế hơn, đặc biệt đối với chương trình Tin học là phần kiến thức mới và trừu tượng đòi hỏi học sinh phải có sự tư duy, sáng tạo và kỹ năng thực hành trong giải quyết vấn đề cho học sinh. Để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, thì phải nâng cao được chất lượng từ các bộ môn, trong đó có môn tin học. Làm thế nào để học sinh lĩnh hội được kiến thức từ nhiều hướng, nhiều khía cạnh khác nhau từ lý thuyết và từ thực tế thực hành học sinh hiểu được kiến thức, có những tư duy, sáng tạo dẫn tới ham học hỏi, yêu thích môn học mà học sinh đang cần. Từ thực tế đó ta thấy được việc cần thiết phải có sự đổi mới phương pháp trong giảng dạy và đó cũng là điều cần để có sáng kiến “Phương pháp nâng cao chất lượng môn Tin học Trường Tiểu học . 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu a) Khách thể nghiên cứu Học sinh khối 3, 4, 5 trường . b) Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng Tin học trường. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận của đề tài: Khái niệm Tin học là gì? Vai trò và đặc điểm hứng thú, các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến môn học. Khảo sát thực trạng học môn Tin học của học sinh trong Trường Tiểu học Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao tính sáng tạo trong dạy học môn Tin học cho học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho môn Tin học. 5. Phạm vi nghiên cứu Do khả năng của bản thân còn hạn chế nên sáng kiến kinh nghiệm chỉ nghiên cứu được một số phương pháp dạy tốt môn Tin học Trường Tiểu học . 6. Phương pháp nghiên cứu 5/18
- a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu Đọc tài liệu và sách tham khảo có liên quan và phục vụ cho việc nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện nhằm nghiên cứu lý thuyết, làm cơ sở cho phần lý luận. Nghiên cứu tài liệu, giáo trình, kiến thức đã được học, nghiên cứu sách giáo khoa, internet. Tìm hiểu tài liệu có liên quan. b) Phương pháp khảo sát thực tiễn Tổng kết kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp cùng giảng dạy ở Trường Tiểu học . Thông qua các bài kiểm tra lý thuyết và thực hành. Khảo sát, điều tra thực tế dạy Tin học ở một số trường Tiểu học nhằm nghiên cứu thực trạng dạy Tin học hiện nay tại Trường Tiểu học . Qua dự giờ, trao đổi, thảo luận và chia sẻ với giáo viên trong tổ, khối. Dự giờ, phỏng vấn giáo viên và học sinh. c) Các phương pháp sử dụng Phương pháp thống kê số liệu; Phương pháp quan sát: thông qua dự giờ, phỏng vấn và trao đổi; Phương pháp phân loại; Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu; Tìm hiểu trên Internet. 7. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm Phần 1: Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài a. Lý do về mặt lý luận b. Lý do về mặt thực tiễn 2. Mục đích nghiên cứu 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4. Giả thuyết khoa học 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Phạm vi nghiên cứu 7. Phương pháp nghiên cứu 8. Cấu trúc đề tài Phần 2: Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 6/18
- Chương 3: Đề xuất một số biện pháp thực hiện Phần 3: Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận Khuyến nghị 7/18
- Phần 2: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm Tin học Từ “Tin học” được người Pháp tên là Phillipe Dreyfus dùng đầu tiên vào năm 1962 để định nghĩa cho một môn khoa học mới mẻ trong lĩnh vực xử lý thông tin. Sau đó năm 1966, viên hàn lâm khoa học Pháp đã đưa ra định nghĩa như sau: “Tin học là môn khoa học về xử lý hợp lý các thông tin, đặc biệt bằng các thiết bị tự động, các thông tin đó chứa đựng kiến thức của loài người trong các lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế và xã hội”. Vậy ta có thể coi môn Tin học là môn học ngiên cứu việc tự động hóa quá trình xử lý thông tin. Định nghĩa trên cho phép phân tin học thành hai lĩnh vực: + Phần mềm (Soft Ware): Sử dụng các thuật toán, các câu lệnh, các chương trình máy tính để xử lý thông tin. + Phần cứng (Hard Ware): Thiết kế, lắp đặt, bảo trì các thiết bị tự động để xử lý thông tin. “Trích giáo trình Tin học đại cương Nhà xuất bản ĐHNN” 2. Các định nghĩa khái niệm liên quan Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động và giao lưu của giáo viên gây nên những hoạt động và giao lưu cần thiết của trò nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Phương pháp nâng cao chất lượng là cách thức tiến hành các hoạt động dạy học để nâng cao quá trình tiếp thu bài của học sinh. Phương pháp dạy học Tin học là nghiên cứu những mối liên hệ có tính quy luật giữa các thành phần của quá trình dạy học môn Tin học chủ yếu là giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học môn này theo các mục đích đặt ra. “Trích Phương pháp dạy học đại cương môn tin học Nhà xuất bản ĐHSP” 3. Dạy và học với phương pháp dạy học mới trong môn Tin học ở trường tiểu học Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu các cơ sở tâm lý của học sinh tiểu học và cơ sở phương pháp luận dạy học, tôi thấy vận dụng các phương pháp dạy 8/18
- học mới trong giảng dạy môn Tin học ở tiểu học sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, nâng cao chất lượng dạy và học. Xu hướng chung trong phương pháp dạy học mới hiện nay chủ yếu dựa trên ứng dụng của lý thuyết kiến tạo: “Dạy học lấy người học làm trung tâm hay hoạt động hóa người học, phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh”. Người học có vai trò tích cực và tự điều khiển. Học là quá trình kiến tạo tích cực. Quá trình học được tiến hành trong các chủ đề phức hợp và theo tình huống cụ thể không nhìn thấy trước. Người dạy có nhiệm vụ đưa ra các tình huống có vấn đề và chỉ dẫn các công cụ để giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học mới trong giảng dạy Tin học ở tiểu học còn dựa trên lý thuyết hành động nhận thức, lý thuyết hoạt động. Bởi vì trong quá trình nhận thức cần có sự kết hợp giữa tư duy và hành động, giữa lý thuyết và thực hành: “Tâm lý của con người hình thành và thể hiện qua hoạt động”. 9/18
- Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Thuận lợi Tuy môn Tin học là một môn mới và là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, mua sắm máy móc và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học đầy đủ. Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về Tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn Tin học trong bậc Tiểu học. Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành. Nhà trường đã trang bị được 85 bộ máy tính và hai máy chiếu để phục vụ cho việc dạy học, ngoài ra các phòng học cũng được trang bị máy chiếu, máy tính phục vụ cho nhu cầu công tác giảng dạy ứng dụng CNTT của giáo viên. Các em học sinh rất đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau phấn đấu nên cũng thuận lợi cho việc học tập. 2. Khó khăn: Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc Tiểu học, nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu chưa có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. Trình độ nhận thức của nhiều học sinh còn hạn chế, một số em còn lười học, chưa xác định được mục đích, động cơ học tập, thiếu tìm tòi sáng tạo, không có sự phấn đấu vươn lên trong học tập, có thói quen lười suy nghĩ, ỉ lại hay dựa vào giáo viên, bạn bè. 3. Thực trạng Bản thân nhiều gia đình mỗi học sinh chưa có điều kiện trang bị máy tính, chỉ học từ những tiết học trên lớp, nhiều học sinh ban đầu còn lúng túng chưa biết cầm và sử dụng chuột như thế nào, trong khi đó môn Tin học có rất nhiều nội dung bài lý thuyết cần đến kỹ năng thao tác sử dụng máy tính mà môn Tin học lại là môn cần có sự thực tế như thực hành, nếu không có những bài giảng và phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, dễ làm cho học sinh không có hứng thú học với môn học. Nhiều giáo viên chỉ đơn thuần khai thác kiến thức như lâu nay chúng ta vẫn làm dạy lý thuyết trên lớp bình thường, đến bài thực hành, học sinh mới
- được thực hành, khi đó bài học trở nên khó gợi được hứng thú tích cực cho học sinh, vì khi đó học sinh gần như lại phải học lại lý thuyết trong giờ thực hành mới làm được.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2237 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn