intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn luyện kỹ năng gõ phím bằng 10 ngón

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

22
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này sẽ đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao khả năng gõ chữ bằng 10 ngón. Cụ thể như sau: Học sinh hào hứng, say mê học tập phân môn Tin học. Các giờ học Tin học đều diễn ra sôi nổi và hiệu quả. Học sinh được luyện tập và khắc sâu nội dung của từng bài, các em vận dụng được những điều đã học vào việc soạn thảo văn bản trên máy tính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn luyện kỹ năng gõ phím bằng 10 ngón

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TỨ KỲ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC KỲ SÁNG KIẾN RÈN KỸ NĂNG GÕ PHÍM BẰNG MƯỜI NGÓN Người thực hiện : Nguyễn Thị Toàn Đơn vị : Trường Tiểu học Ngọc Kỳ Lĩnh vực nghiên cứu : Môn Tin học. Năm học 2016 - 2017
  2. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Rèn luyện kỹ năng gõ phím bằng 10 ngón” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: môn Tin học Tiểu học. 3. Tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Thị Toàn. Nam (nữ): Nữ. - Ngày, tháng, năm sinh: 01/08/1993. - Trình độ chuyên môn: Cao đẳng. - Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Ngọc Kỳ. - Điện thoại: 01636 735 493 4. Đồng tác giả: Không. 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Ngọc Kỳ – Huyện Tứ Kỳ – Tỉnh Hải Dương. - Số ĐT: 0320 3 748 067. 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Ngọc Kỳ – Huyện Tứ Kỳ – Tỉnh Hải Dương. - Số ĐT: 0320 3 748 067 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên: Được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cơ bản về môn Tin học. - Học sinh: Yêu thích môn học, tích cực. - Cơ sở vật chất: Có 1 phòng máy vi tính với 12 máy, đảm bảo được số lượng máy tối thiểu. 8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2016 – 2017. TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG (Ký, ghi rõ họ tên) SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Toàn
  3. PHẦN I. TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Trong thời đại hiện nay sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển như vũ bão của ngành khoa học công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của loài người. Đối với ngành giáo dục cũng vậy, việc đưa tin học vào giảng dạy cho học sinh ngay từ cấp tiểu học cũng nhằm mục đích tạo ra được những thế hệ công dân có đủ năng lực, khả năng để tiếp cận và phát huy hơn nữa những thành tựu đó. Tuy nhiên để học sinh cấp tiểu học nhận thức được vấn đề này thì mỗi người giáo viên chúng ta phải là người hướng dẫn, dìu dắt các em ngay từ những bước đầu chập chững bước vào thế giới của công nghệ thông tin và hơn ai hết đó chính là những giáo viên phụ trách giảng dạy môn Tin học tại các trường tiểu học. Chúng ta cần nhận thức rõ hơn vấn đề này để từ đó có những biện pháp để giúp đỡ các em. Đối với học sinh tiểu học tiếp cận với công nghệ thông tin (môn Tin học) chỉ ở mức độ đơn giản và là môn học tự chọn (không bắt buộc). Nội dung học tập chủ yếu: - Làm quen với việc sử dụng máy tính; - Sử dụng những thiết bị thông dụng: (chuột, bàn phím, màn hình, sử dụng thiết bị ngoại vi thông dụng (đĩa và ổ đĩa mềm, đĩa và ổ đĩa CD-ROM, …); sử dụng phương tiện giao tiếp phổ biến (bảng chọn, biểu tượng); … - Sử dụng phần mềm trò chơi mang tính giáo dục. - Khai thác phần mềm hỗ trợ việc dạy học những môn học khác; - Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản; - Sử dụng phần mềm đồ họa;
  4. - Học tập thông qua hoạt động trong một phạm vi thế giới (LOGO) với mức độ tương tác trực tiếp tốt mà không thiên về dạy học lập trình; - Bước đầu làm quen với Internet. Tin học là môn học tự chọn, nội dung học tập đơn giản nhưng không vì thế mà giáo viên chúng ta bỏ lơ là thiếu nhiệt huyết vì đây chính là môn học nền tảng cho khả năng phát triển về Tin học cho các em sau này. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến 2.1. Điều kiện áp dụng kinh nghiệm: Kinh nghiệm: “Rèn luyện kỹ năng gõ phím bằng 10 ngón” của tôi có thể áp dụng rộng rãi đối với những đối tượng học sinh ở mọi miền đất nước với mô hình dạy 2 buổi/ ngày hoặc các mô hình khác với các điều kiện sau: + Giáo viên thực sự yêu nghề mến trẻ và tâm huyết với nghề. + Nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy như sách giáo khoa, sách tham khảo, đồ dùng học tập, phòng máy tính, máy chiếu. + Học sinh có thái độ và ý thức đúng đắn trong việc học tập của mình. 2.2. Thời gian: Năm học 2016 – 2017 2.3. Đối tượng áp dụng sáng kiến: - Học sinh lớp 3 trường Tiểu học Ngọc Kỳ. 3. Nội dung sáng kiến: Sáng kiến này chỉ tập trung vào 5 nội dung: - Hướng dẫn học sinh làm quen với bàn phím máy tính. - Học sinh hiểu được ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón và tư thế ngồi đúng. - Hướng dẫn học sinh luyện gõ bàn phím. - Hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm MARIO và phần mềm TYPER SHARK để luyện gõ phím. - Củng cố việc luyện tập gõ mười ngón thông qua soạn thảo văn bản. 4. Khẳng định giá trị kết quả đạt được của sáng kiến
  5. Sau khi áp dụng các kinh nghiệm nêu trên vào các giờ dạy Tin học ở các lớp mình phụ trách, tôi thấy các giờ học về soạn thảo văn bản đều diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả. Các em rất hào hứng, say mê học tập, thao tác của các em thành thạo hơn rất nhiều. Kĩ năng sử dụng chuột, bàn phím linh hoạt. Trong quá trình học, học sinh được luyện tập và khắc sâu nội dung của từng bài, biết vận dụng được những điều đã học, đa số học sinh soạn thảo đúng quy tắc 10 ngón. 4.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm này sẽ đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao khả năng gõ chữ bằng 10 ngón. Cụ thể như sau: - Học sinh hào hứng, say mê học tập phân môn Tin học. Các giờ học Tin học đều diễn ra sôi nổi và hiệu quả. - Học sinh được luyện tập và khắc sâu nội dung của từng bài, các em vận dụng được những điều đã học vào việc soạn thảo văn bản trên máy tính. 4.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Kinh nghiệm của tôi có thể áp dụng rộng rãi đối với những đối tượng học sinh lớp ở mọi miền đất nước với mô hình dạy 2 buổi/ ngày hoặc các cấp học cao hơn. 4.3. Lợi ích thiết thực của sáng kiến: - Rèn cho học sinh các kĩ năng soạn thảo văn bản bằng 10 ngón, kĩ năng sử dụng bàn phím, chuột linh hoạt. 5. Đề xuất kiến nghị * Đối với nhà trường - Thường xuyên sửa chữa, nâng cấp máy tính, mua bổ sung thay thế các máy hỏng, phấn đấu tối đa 2 học sinh/máy thì hiệu quả thực hành mới được nâng cao.
  6. - Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp quản lý giáo dục để tăng cường hơn nữa các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho giáo dục. - Trong các buổi họp phụ huynh ban lãnh đạo nhà trường cũng như các thầy cô giáo chủ nhiệm động viên, khuyến khích phụ huynh trang bị cho con em mình một chiếc máy vi tính để tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập. * Đối với Phòng GD và ĐT: - Nên nhân rộng các sáng kiến kinh nghiệm hay về các trường để giáo viên áp dụng và phát huy hiệu quả của các sáng kiến trong quá trình giảng dạy của mình. - Tham mưu với các cấp quản lý, tạo điều kiện thuận lợi về việc cấp bổ sung máy vi tính cho các trường trong huyện. - Thường xuyên mở những lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ cho giáo viên Tin học. Trên thực tế, việc ứng dụng sáng kiến này mới chỉ trong một phạm vi hẹp, vì thế cũng chưa thể đánh giá được toàn diện và chính xác nhất những ưu điểm và hạn chế của nó trong dạy học. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ cùng những lời góp ý chân thành từ các cấp lãnh đạo và các thầy cô giáo để sáng kiến ngày một hoàn thiện hơn.
  7. PHẦN II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Công nghệ thông tin là một trong những phương tiện quan trọng nhất của sự phát triển, nó đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục của thế giới hiện đại, trong đó có Việt Nam. Ngày nay, kiến thức, kỹ năng Công nghệ thông tin là một trong những văn hóa thiết yếu mà học sinh cần được trang bị cho học tập và cho cuộc sống. Ở tỉnh Hải Dương, một số trường tiểu học được UBNN tỉnh và UBNN các huyện quan tâm đầu tư phòng máy tính để đưa môn học tự chọn Tin học vào bậc tiểu học nhằm tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc, làm quen với máy tính đồng thời giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về máy tính, biết được lợi ích của máy tính trong đời sống và học tập; giúp học sinh có khả sử dụng máy tính điện tử trong việc học những môn khác, trong sinh hoạt cũng như trong vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện để trẻ em thích ứng với đời sống xã hội hiện đại. Do vậy ngay từ khi các em làm quen với máy tính chúng ta phải rèn luyện cho các em kỹ năng và tư thế làm việc với máy tính một cách đúng đắn. Một trong những kỹ năng cần rèn luyện trong giai đoạn này là kỹ năng gõ bàn phím bằng mười ngón tay. - Bên cạnh đó khi giảng dạy bộ môn này cho học sinh tôi nhận thấy phần lớn các em đều gõ văn bản chỉ bằng một hoặc hai ngón tay, mà khi gõ như thế thì mắt các em phải nhìn xuống bàn phím dẫn đến nhiều lỗi sai chính tả không được các em xử lý ngay, tốc độ gõ rất chậm chất lượng các giờ thực hành trong phần soạn thảo văn bản thấp do các em mất rất nhiều thời gian cho việc gõ văn bản. - Mặt khác, rất nhiều người khi đã đi làm việc nhưng với thói quen gõ văn bản theo kiểu “mổ cò” đã được hình thành từ rất lâu thì việc họ muốn rèn luyện để có thể gõ mười ngón tay trên bàn phím cũng rất khó khăn. Vì khi thói quen đã hình thành thì thay đổi nó cũng là cả một quá trình rất dài.
  8. Xuất phát từ những lý do trên tôi đưa ra sáng kiến: “Rèn luyện kỹ năng gõ phím bằng mười ngón”. Nhằm mục đích hình thành cho các em kỹ năng rất quan trọng này, uốn nắn sửa chữa những thói quen không tốt khi làm việc với máy tính ngay từ khi các em bước đầu làm quen với nó. 2. Cơ sở lý luận của vấn đề Trong quan điểm xây dựng chương trình môn Tin học của BGD&ĐT cũng nêu rõ: Mỗi địa phương cần kết hợp chặt chẽ với các cơ sở Tin học ngoài xã hội, các tổ chức kinh tế, các dự án về Tin học, các phương tiện truyền thông đại chúng, tiếp tục phát huy vai trò chủ động, tích cực của các địa phương, các trường để mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu về dạy và học Tin học. Bộ Giáo dục chấp nhận sự đầu tư ưu tiên so với các môn học khác trong việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên, trang bị các phương tiện cần thiết cho việc dạy và học Tin học. Vậy làm thế nào để giúp học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 nói riêng học tốt môn Tin học? Có rất nhiều biện pháp, hình thức, … Trong đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp của cá nhân tôi được đúc kết qua việc giảng dạy Tin học cho học sinh tiểu học. Đó là biện pháp thông qua việc : ‘‘Luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón ’’ để tạo hứng thú học tập môn Tin học cho học sinh khối lớp 3. Để các bạn đồng nghiệp cùng thảo luận và đưa ra những giải pháp tốt hơn trong giảng dạy môn Tin học cho học sinh. 3. Thực trạng của vấn đề Khi dạy cho học sinh lớp 3 thực hành luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón, đa số các em thường không đặt tay đúng vị trí và không gõ đúng các ngón tay theo hướng dẫn của giáo viên mà các em thường chỉ dùng hai ngón tay trỏ của hai bàn tay để gõ. Qua trao đổi với các giáo viên dạy tin học ở những trường khác thì hiện tượng này cũng thường xuyên xảy ra. Vậy nguyên nhân từ đâu mà học sinh thường chỉ dùng hai ngón tay trỏ để gõ phím?
  9. Qua kinh nghiệm giảng dạy môn Tin học những năm qua tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và nhận ra những hạn chế nêu trên là do một trong những nguyên nhân sau: - Độ tuổi của các em là tuổi hiếu động, ham chơi do đó khi giáo viên hướng dẫn thực hiện các em rất mau quên. Các em không nhớ được vị trí các kí tự trên bàn phím do đó sẽ rất khó khăn khi luyện gõ bàn phím. - Giáo viên chưa có những cải tiến mới trong giảng dạy. 4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện 4.1. Về phía học sinh: Các em phải học thuộc và nhớ được vị trí của các kí tự trên từng hàng phím và toàn bàn phím (những chữ cái) vì có thuộc và nhớ được vị trí các kí tự trên bàn phím thì mới có thể luyện gõ bằng 10 ngón tay một cách dễ dàng. 4.2. Về phía giáo viên: - Phải thường xuyên nhắc nhỡ học sinh cách đặt tay đúng vị trí và phải luyện gõ bằng 10 ngón tay. Làm cho học sinh thấy được việc gõ bàn phím bằng 10 ngón giúp chúng ta gõ phím được nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và công sức, ngoài ra giáo viên cần nhấn mạnh và định hướng cho học hiểu rằng việc tập luyện gõ chính xác bằng 10 ngón tay trên bàn phím là một công việc được kéo dài trong suốt thời gian học phổ thông và ngay cả sau này khi làm việc với máy tính. Mục đích cuối cùng là sau khi tốt nghiệp bậc phổ thông, các em ra trường sẽ có một kĩ năng gõ bàn phím tốt. - Phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh, nhất là những học sinh yếu, những học sinh còn lúng túng trong việc đặt tay lên bàn phím sao cho đúng. - Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị sẵn có, các phần mềm hỗ trợ phục vụ công tác giảng dạy môn Tin học để làm sinh động cho tiết dạy. - Nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra những giải pháp mới kích thích được sự đam mê, hứng thú của học sinh đối với môn Tin học.
  10. - Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của trường bạn. 4.3. Các biện pháp 4.3.1. Hướng dẫn học sinh làm quen với bàn phím máy tính - Học sinh bắt đầu làm quen với bàn phím thông qua bài 3: Bàn phím máy tính. Trong bài học này tôi cho học sinh học trực tiếp trên phòng máy. Các em được quan sát trực tiếp bàn phím và ghi nhớ tên, vị trí các hàng phím trong khu vực chính của bàn phím và một số phím được gọi là phím điều khiển, phím đặc biệt. - Hướng dẫn các em phân biệt hàng phím cơ sở với các hàng phím khác ở chỗ: hàng phím cơ sở nằm ở vị trí trung tâm của bàn phím chứa hai phím có gai
  11. là phím F và phím J dùng để đặt hai ngón tay trỏ của tay trái và tay phải. Khi soạn thảo văn bản các ngón tay luôn luôn đặt lên hàng phím cơ sở (A, S, D, F, J, K, L, ;). 4.3.2. Học sinh hiểu được ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón và tư thế ngồi đúng. * Ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón: - Nếu biết gõ bàn phím bằng 10 ngón thì tốc độ gõ nhanh hơn và chính xác hơn, hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp với máy tính. - Kỹ năng gõ mười ngón sẽ giúp con người khi làm việc với máy tính “thoát ly” khỏi việc gõ, cho phép tập trung tư duy vào nội dung gõ, tránh phân tán làm ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản. * Hướng dẫn tư thế ngồi cho học sinh: - Ở phần này tôi đưa ra một số ví dụ về việc ngồi sai tư thế dẫn đến lồng ngực thu hẹp dần thành phẳng đều, các góc xương bả vai cách xa cột xương sống và bắt đầu nhô lên, lưng gù và bụng phình ra phía trước. Nếu không kịp thời điều chỉnh thì cột sống bị cong vẹo, xuất hiện đường uốn nghiêng làm lưng gù rõ rệt tạo nên hình dáng rất xấu. - Nêu cách ngồi đúng và yêu cầu học sinh thực hiện ngay: thẳng lưng, đầu thẳng không ngửa ra sau cũng như không cúi về phía trước. Mắt nhìn thẳng vào màn hình có thể chếch xuống nhưng không được hướng lên trên, nên giữ khoảng cách giữa mắt em và màn hình từ 50 đến 80 cm. Lưu ý không nên nhìn quá lâu vào màn hình. Bàn phím ở vị trí trung tâm, hai tay đặt ngang để thả lỏng trên bàn phím và không phải vươn xa. Chuột đặt bên tay phải. 4.3.3. Hướng dẫn học sinh luyện gõ bàn phím - Trước hết hướng dẫn học sinh mở phần mềm soạn thảo văn bản Word để luyện tập gõ phím. - Nêu nguyên tắc khi luyện tập để học sinh có thể tự rèn luyện ở nhà hoặc tự giác kết hợp rèn luyện trong các bài thực hành khác:
  12. + Đặt các ngón tay lên hàng phím cơ sở + Nhìn thẳng vào màn hình và không nhìn xuống bàn phím. + Gõ phím nhẹ nhưng dứt khoát. + Mỗi ngón tay chỉ gõ một số phím nhất định - Hướng dẫn cách đặt tay và thao tác gõ phím, thu tay về vị trí ban đầu trên hàng phím cơ sở sau khi gõ xong các phím ở hàng phím khác. Cho học sinh quan sát các hình ảnh về luyện gõ từng hàng phím trong bàn phím (SGK – Quyển 1) để nhận biết các ngón tay sẽ phụ trách các phím sau đó gõ theo mẫu. - Sau khi học sinh luyện tập đầy đủ các phím ở tất cả các hàng phím yêu cầu học sinh thống kê theo mẫu sau để ghi nhớ các ngón tay sẽ phụ trách các phím trên bàn phím. * CÁCH GÕ MƯỜI NGÓN Bàn tay trái Các phím cần gõ Bàn tay phải Các phím cần gõ Ngón trỏ Số 4, R, F, V, số 5, T, G, B Ngón trỏ Số 6, Y, H, N, số 7, U, J, M Ngón giữa Số 3, E, D, C Ngón giữa Số 8, I, K, dấu phẩy Ngón áp út Số 2, W, S, X Ngón áp út Số 9, O, L, . Ngón út Số 1, Q, A, Z Ngón út Số 0, P, ;, / Ngón cái Phím cách Ngón cái Phím cách - Cho học sinh quan sát lại bàn phím và phát hiện ra điểm đặc biệt giữa các phím cần gõ và các ngón tay từ đó học sinh dễ nhớ nhất. Điểm đó là: mỗi ngón tay sẽ phụ trách một đường chéo trên bàn phím. Riêng ngón tay trỏ thì phụ trách hai đường chéo của bàn phím. - Lưu ý đối với các phím chứa hai ký hiệu ta sẽ giữ phím Shift để gõ ký hiệu trên. Nếu phím đó thuộc về phía tay phải thì ngón út tay trái ta sẽ giữ phím Shift và tay phải gõ phím đó và ngược lại để cả hai tay đều làm việc tránh tình trạng khi gõ những phím này học sinh chỉ dùng một tay để gõ. Ví dụ phím muốn gõ dấu (
  13. này hay phím muốn gõ dấu (!) thì ngón út tay phải giữ phím Shift và ngón út tay trái gõ phím. 4.3.4. Hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm MARIO và phần mềm TYPER SHARK để luyện gõ phím - Phần mềm Mario được ưu tiên sử dụng cho học sinh vì giao diện của chương trình này rất đẹp mắt, hiệu ứng hình ảnh và âm thanh rất sinh động phù hợp với lứa tuổi. Các em sẽ tập trung vào luyện tập gõ mười ngón mà không bị bỡ ngỡ, không mất nhiều thời gian làm quen với phần mềm. - Trong chương trình Tin học lớp 3 (quyển 1) học sinh luyện gõ bàn phím được học trong 10 tiết. Trong đó gồm 4 tiết luyện gõ với phần mềm Mario nên học sinh cũng không có nhiều thời gian để luyện tập mà chủ yếu ta sẽ thao tác mẫu, hướng dẫn các em cách sử dụng chương trình này để về nhà tự tập luyện. Khó khăn chung đối với việc sử dụng các phần mềm học tập ở chỗ nó đều do người nước ngoài viết, ngôn ngữ là tiếng Anh mà vốn tiếng Anh của các em là rất ít vì vậy tôi cho học sinh ghi vào vở rất chi tiết nghĩa của tất cả các lệnh trong các bảng chọn để các em có những lựa chọn đúng khi thực hiện thao tác. - Các lệnh trên bảng chọn File: + About: Thông tin về phần mềm Mario + Help: Hiện thông tin trợ giúp trên một màn hình nhỏ + Demo: Tự động giới thiệu và trình diễn phần mềm + Keyboard: Hiển thị hình ảnh của bàn phím với các màu sắc mô tả các ngón tay và các phím được gõ tương ứng. + Music: Bật/tắt nhạc nền của phần mềm + Sound F/X: Bật tắt âm thanh + Speech: Bật/tắt tiếng nói thuyết minh + Quit: Thoát khỏi phần mềm - Các lệnh trên bảng chọn Student: + New: Khởi tạo một học sinh mới
  14. + Load: Mở thông tin của một học sinh + Edit: Nhập, điều chỉnh thông tin về bài học của học sinh + Lesson Times: Đặt thời gian cho các mức bài học + Certificates: Xem thông tin - Các lệnh trên bảng chọn Lessons: + Home Row Only: Bài luyện tập các phím ở hàng cơ sở. + Add Top Row: Bài luyện thêm các phím ở hàng trên + Add Bottom Row: Bài luyện thêm các phím ở hàng dưới + Add Numbers: Bài luyện thêm các phím ở hàng phím số + Add Symbols: Bài luyện thêm các phím kí hiệu + All Keyboard: Bài luyện tập kết hợp toàn bộ các phím - Từng bước giới thiệu biểu tượng của phần mềm, hướng dẫn các em khởi động phần mềm, đăng ký người luyện tập ở lần đầu tiên chạy chương trình và cách nạp tên người luyện tập ở những lần sau đó để phần mềm theo dõi, đánh giá kết quả luyện gõ phím của em trong quá trình học tập. Tiếp đến là việc thiết đặt các lựa chọn để luyện tập, lựa chọn bài học và mức luyện gõ bàn phím, cách thoát khỏi phần mềm. Cụ thể như sau: - Cách nạp tên người luyện tập: 1. Nháy vào mục Student -> chọn New -> ghi tên người luyện. 2. Nhấn Enter chọn nhân vật - Cách chọn bài luyện tập: Bài 1: Tập gõ các phím ở hàng cơ sở (1 tiết): - Các em sẽ tập gõ các phím trên hàng cơ sở. - Để chọn bài luyện tập: 1. Nháy chuột vào mục Lesson. 2. Nháy vào mục Home Row Only để chọn bài tập gõ với các phím thuộc hàng cơ sở.
  15. 3. Nháy chuột lên khung tranh số 1 để bắt đầu bài học đầu tiên. Ở bài này giáo viên sẽ hướng dẫn lại thật kỹ cho học sinh về cách đặt các ngón tay đúng vị trí, luôn lấy hàng phím cơ sở và hai phím có gai (F, J) để làm chuẩn trong khi thực hành luyện gõ. Các em phải hiểu được rằng cần học và luyện gõ 10 ngón trong suốt quá trình làm việc với máy tính. Bài 2: Tập gõ các phím ở hàng trên (1 tiết). - Học sinh ôn lại cách gõ tại hàng cơ sở và biết cách gõ các phím ở hàng trên. - Để chọn bài luyện tập: 1. Nháy chuột vào mục Lesson. 2. Nháy vào mục Add Top Row để chọn bài tập gõ với các phím thuộc hàng cơ sở và hàng trên. 3. Nháy chuột lên khung tranh số 1. 4. Gõ lần lượt các phím xuất hiện trên đường đi của Mario. Bài 3: Tập gõ các phím ở hàng dưới (1 tiết). - Học sinh biết được cách gõ các phím ở hàng dưới. - Để chọn bài luyện tập: 1. Nháy chuột vào mục Lesson. 2. Nháy vào mục Add Botton Row để tập gõ các phím đã học và các phím thuộc hàng dưới. 3. Nháy chuột lên khung tranh số 1. 4. Gõ lần lượt các phím xuất hiện trên đường đi của Mario. Bài 4: Tập gõ các phím ở hàng phím số (1 tiết). - Ở bài học này không yêu cầu học sinh phải thực hiện thành thạo toàn bộ kiến thức của bài học. Giáo viên chú ý phân biệt hai khu vực trên bàn phím chứa các số cần gõ của bài học và chủ yếu cho học sinh luyện tập gõ các phím nằm trên hàng phím số trong khu vực chính của bàn phím. - Để chọn bài luyện tập: 1. Nháy chuột vào mục Lesson.
  16. 2. Nháy vào mục Add Number để tập gõ các phím đã học và các phím thuộc hàng phím số. 3. Nháy chuột lên khung tranh số 1. 4. Gõ lần lượt các phím xuất hiện trên đường đi của Mario. - Bảng kết quả: - Thoát khỏi Mario: - Một thực tế là học sinh tự hướng dẫn cho nhau rất nhanh nên tận dụng đặc điểm này, sau khi thao tác mẫu cho cả lớp cùng quan sát tôi đã phân nhóm học sinh sao cho trong nhóm các em có thể hướng dẫn, giúp đỡ lẫn nhau. - Hướng dẫn học sinh cách theo dõi, quan sát, đánh giá kết quả lẫn nhau giữa các nhóm hoặc giữa các học sinh trong nhóm tạo không khí thi đua học tập, lớp học sôi nổi, có hiệu quả. Khuyến khích các em về nhà tự giác luyện tập các bài tập từ dễ đến khó trong phần mềm để chuẩn bị tốt cho việc học soạn thảo văn bản.
  17. Ngoài ra có thể cho học sinh làm quen với phần mềm TYPER SHARK đây là phần mềm Game vừa mang tính giải trí vừa giúp các em luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón rất hiệu quả khi tôi áp dụng vào thực tế giảng dạy cho học sinh lớp 3. (Giao diện của phần mềm) Học sinh nháy chuột vào dòng chữ Click here to continue để tiến hành chọn lựa bài luyện gõ. Học sinh có 3 lựa chọn để luyện gõ bàn phím. ANVENTURE: Giết cá mập theo từng màn và sưu tập kim cương. ABYSS: Như trên nhưng ở mức độ cao hơn. TYPING TUOR: Luyện gõ bàn phím theo từng bài.
  18. Ở lựa chọn ANVENTURE và ABYSS Nhiệm vụ của người chơi là phải đối mặt lũ cá mập, cá ăn thịt người và những loại sinh vật biển khác. Trên mình những con cá có tên khác nhau, học sinh sẽ gõ chính xác tên của chú cá gần mình nhất nếu gõ đúng chú cá sẽ biến mất, cứ lần lượt như vậy khi bắt hết cá các em sẽ được nhặt kim cương đưới đáy biển (có bảy vùng biển để học sinh khám phá). Phần mềm này yêu cầu học sinh phải gõ phím thật nhanh và chính xác nếu không muốn bị những chú cá ăn thịt người nuốt chửng. Việc đánh giá khả năng luyện gõ của học sinh được thể hiện ở việc học sinh có chinh phục được lũ cá mập hung dữ để đi đến những vùng biển khác hay không. TYPING TUOR học sinh sẽ lựa chọn luyện gõ bàn phím theo từng kí tự, từng nhóm từ hoặc từng bài. Kết quả đánh giá khả năng luyện gõ của học sinh thể hiện ngay trên bài luyện của mình (Complete: chỉ số % đạt được; Errops: Số kí tự gõ sai). 4.3.5. Củng cố việc luyện tập gõ mười ngón thông qua soạn thảo văn bản - Trong chương 5: Em tập soạn thảo (7 bài – 14 tiết) – Các em được soạn thảo với phần mềm Word. Biết sử dụng một số phím đặc biệt trên bàn phím như: phím Enter để xuống dòng; nắm được cách gõ chữ hoa theo hai cách: sử dụng phím Caps Lock hoặc nhấn giữ phím Shift. Phân biệt được phím Backspace và
  19. phím Delete để sửa lỗi khi gõ sai. Đặc biệt các em được soạn thảo tiếng Việt và các dấu thanh theo kiểu Telex và Vni. Tất cả các bài đều phải thực hành gõ văn bản đây là điều kiện tốt nhất để học sinh ôn luyện lại các thao tác gõ mười ngón, thấy được tác dụng thiết thực của việc gõ mười ngón. Chỉ khi nào gõ được mười ngón thì mới hoàn thành bài thực hành một cách nhanh chóng, chính xác, có nhiều thời gian cho việc khám phá các công cụ, các cách làm khác nhau trong Word. - Cũng với phương pháp thi đua thực hành theo nhóm (hoặc cá nhân) tôi chia nội dung thực hành ở các bài ra thành hai phần: phần thứ nhất – gõ văn bản và phần thứ hai – đánh giá, tuyên dương kết quả giữa các nhóm. Qua đó thấy rằng học sinh rất hào hứng và thi đua nhau học tập. 5. Kết quả đạt được Thực hiện những giải pháp nêu trên cùng với việc ứng dụng phần mềm Mario vào giảng dạy để giúp học sinh lớp 3 luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón. Tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú và ham thích luyện gõ bàn phím với phần mềm này. TYPING TUOR đây cũng là phần mềm mới đối với các em do đó đã kích thích được sự tò mò, khám phá, muốn thể hiện mình trong việc chinh phục lũ cá mập hung dữ vì thế đã tạo được sự hứng thú hơn cho học sinh khi luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón. Với phần mềm này khi luyện gõ đòi hỏi các em phải thao tác thật nhanh và thành thạo vì gõ chậm thì đàn cá mập sẽ ập tới tấn công. Ngoài việc gõ nhanh các em còn cần phải gõ chính xác nhưng nếu muốn gõ nhanh và chính xác thì bắt buột học sinh phải đặt các ngón tay đúng vị trí và gõ cả 10 đầu ngón tay. Như vậy học sinh sẽ dần bỏ được thói quen chỉ dùng 2 ngón tay trỏ để gõ phím. Khi học sinh hứng thú, say mê luyện tập gõ bàn phím bằng 10 ngón tay thì các em cũng sẽ hứng thú và ham thích học môn Tin học hơn. Từ đó kết quả học tập môn Tin học cũng được nâng lên.
  20. 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng: Kinh nghiệm: “Rèn luyện kỹ năng gõ phím bằng mười ngón” của tôi có thể áp dụng rộng rãi đối với những đối tượng học sinh ở mọi miền đất nước với mô hình dạy 2 buổi/ ngày hoặc các mô hình khác với các điều kiện sau: 6.1. Đối với giáo viên: + Giáo viên thực sự yêu nghề mến trẻ và tâm huyết với nghề. + Giáo viên cần chú ý xác định nhiệm vụ của từng nội dung dạy học, từng tiết học, từng bài tập để có kế hoạch tổ chức các hoạt động cho hợp lí. + Trong quá trình dạy bồi dưỡng giáo viên tăng cường rèn kỹ năng tự tìm tòi, phát hiện ra kiến thức mới dựa trên kiến thức trong sách phù hợp với từng môn học, tạo điều kiện cho các em tích cực tham gia nghiên cứu, học tập, phát huy khả năng sẵn có của học sinh. + Theo dõi và kiểm tra thường xuyên kết quả học tập của học sinh để kịp thời chỉnh sửa nội dung, phương pháp giảng dạy cho phù hợp. + Phối hợp chặt chẽ với Giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội, phụ huynh học sinh, các lực lượng giáo dục trong nhà trường nhằm giáo dục học sinh có ý thức tự tin trong học tập nhưng không thoả mãn với kết quả đạt được. + Tích cực dự giờ, thăm lớp, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy qua đồng nghiệp, sách báo để tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. + Phải nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, không ngừng học hỏi, tích luỹ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đúc rút kinh nghiệm hàng năm trong công tác giảng dạy. 6.2. Đối với học sinh: + Cần có thái độ đúng đắn trong việc học tập phân môn Tin học. + Học sinh có đủ đồ dùng học tập phục vụ cho việc học tập được dễ dàng hơn. 6.3. Đối với cấp trên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2