Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Sử dụng trò chơi học tập trong môn Lịch sử lớp 5
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Sử dụng trò chơi học tập trong môn Lịch sử lớp 5" nhằm giúp học sinh học lịch sử thông qua các trò chơi học tập là một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học. Nhằm ứng dụng những điều học sinh đã học trong môn Lịch sử vào giải quyết những tình huống thực tế trong đời sống hàng ngày.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Sử dụng trò chơi học tập trong môn Lịch sử lớp 5
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU . BIỆN PHÁP Sử dụng trò chơi học tập trong môn lịch sử lớp 5 Họ và tên: Nguyễn Thu Hằng Đơn vị: Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. TP. Bắc Giang, tháng 10 năm 2022
- 1 MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn biện pháp 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 1. Cơ sở lý luận 4 2. Cơ sở thực tiễn 4 2.1. Thực trạng 5 2.2. Kết quả khảo sát trước khi sử dụng trò chơi học tập trong môn 5 Lịch sử lớp 5 2.3. Nguyên nhân hạn chế 6 3. Các trò chơi sử dụng trong biện pháp 7 3.1. Trò chơi trên Kahoot, Google Forms… 7 3.2. Trò chơi: Thi hiểu biết về các danh nhân mang tên đường phố 7 3.3. Trò chơi: Vẽ tranh và kể lại câu chuyện lịch sử theo tranh 8 3.4. Trò chơi: Sưu tầm và thuyết minh những hình ảnh lịch sử 9 3.5. Một số trò chơi khác 10 III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG 13 1. Kết quả 13 2. Ứng dụng 15 IV. KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
- 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn biện pháp Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc phụ huynh và các thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn diện, có thể nói rằng mọi người vẫn coi Toán và Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng còn những môn học khác là môn phụ không quan trọng. Song như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Qua bộ môn lịch sử các em được hiểu sâu hiểu kĩ về quá trình và từng thời kì xây dựng đấu tranh và gìn giữ đất nước. Thời gian dành cho hai môn Toán và Tiếng Việt là chủ yếu, môn Lịch sử chưa thực sự được chú trọng. Vì vậy muốn các em học tốt môn học thì điều trước tiên phải tạo cho các em say mê và hứng thú với môn học. Trên quan điểm đó giáo viên cần lưạ chọn những phương pháp dạy học phù hợp để phát huy tính hiệu quả trong từng bài học đảm bảo theo những yêu cầu kiến thức, năng lực, phẩm chất cần thiết, nhằm đáp ứng được những yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018. Song phát triển trí tuệ cho học sinh thông qua hoạt động học tập, hoạt động vui chơi là một quá trình bền bỉ không thể tính bằng tuần, bằng tháng. Hơn nữa còn phải xuất phát từ trình độ nhận thức và hoàn cảnh sống của trẻ em để các em luyện tập dần dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nhằm phát huy ở trẻ một óc quan sát tinh nhạy, trí tưởng tượng phong phú, tư duy suy luận lôgíc... Trên tinh thần "học mà chơi, chơi mà học", "chơi vui học càng vui" nhằm thoả mãn được nhiều loại nhu cầu trong khi chơi. Với ưu thế như vậy trò chơi thực sự là một phương tiện hữu hiệu để tạo ra sự hài hoà, thoải mái,
- 3 không dập khuôn, khô cứng, đảm bảo tính tự nhiên trong học tập của học sinh tiểu học một cách hứng thú và bổ ích. Trong những năm học vừa qua, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu thực hiện nhiều phương pháp dạy học tích cực. Theo những phương pháp này, có rất nhiều cơ hội để giáo viên hoặc học sinh tự tổ chức các trò chơi học tập trong nhóm và lớp. Nếu giáo viên khéo léo biết áp dụng các trò chơi vào giờ học thì việc học môn Lịch sử thực sự trở nên hứng khởi và lôi cuốn với học sinh. Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn chọn viết về biện pháp" Sử dụng trò chơi học tập trong môn Lịch sử lớp 5 ". 2. Mục đích nghiên cứu Giúp học sinh học lịch sử thông qua các trò chơi học tập là một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học. Nhằm ứng dụng những điều học sinh đã học trong môn Lịch sử vào giải quyết những tình huống thực tế trong đời sống hàng ngày. Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở học sinh lớp 5 bao gồm các trò chơi có mục đích học tập rõ rệt. Nó là dấu ấn của những cuộc chơi làm lắng đọng mãi trong tâm hồn trẻ và làm nên nguồn sức mạnh thôi thúc trẻ sống tốt hơn, học tốt hơn và phát triển tốt hơn. Đồng thời những hoạt động trò chơi học tập là những phương tiện dạy học và giáo dục phù hợp với đối tượng phong phú và hình thức nhằm tránh lối học vẹt, tư duy thụ động, máy móc, dập khuôn..... 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện biện pháp trên bản thân tôi phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu các tài liệu về “Phương pháp dạy học môn Lịch sử”. - Kiến thức, năng lực, phẩm chất học sinh cần đạt trong môn Lịch sử. - Dự giờ đồng nghiệp. - Tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. - Rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. - Nghiên cứu tài liệu gây hứng thú học tập trong môn Lịch sử.
- 4 - Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Lịch sử lớp 5. - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để từ đó có những điều chỉnh bổ sung hợp lý. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Học sinh lớp 5 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu biện pháp này tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp, nhưng trong đó các phương pháp được vận dụng chủ yếu là: Phương pháp nghiên cứu lý luận; Sử dụng đồ dùng trực quan; Điều tra, quan sát; Thực nghiệm sư phạm; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm...Với mục đích làm cho tiết học bớt khô khan, nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn, hiệu quả đồng thời tạo cho học sinh hứng thú trong giờ học. Rèn luyện cho học sinh những phẩm chất và năng lực cơ bản của bộ môn. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận Trong quá trình dạy - học nói chung và đối với môn Lịch sử nói riêng ở trường tiểu học, việc thiết kế và tổ chức trò chơi cho học sinh đóng vai trò quan trọng nhưng ít khi giáo viên chú ý. Thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học lịch sử cho học sinh được sử dụng để củng cố bài học, áp dụng để dạy các dạng bài bài ôn tập, sơ kết, tổng kết, bài tập lịch sử hay tổ chức ngoại khoá và có tác dụng thiết thực đối với sự nhận thức của học sinh. Thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học lịch sử cho học sinh không những nhằm mục đích cung cấp kiến thức mới cho học sinh mà còn củng cố kiến thức cũ, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp….. Dựa vào kiến thức cơ bản về sự kiện, các mặt hoạt động chính của từng giai đoạn hay quá trình lịch sử đã biết, giáo viên thiết kế tổ chức các trò chơi trong dạy - học lịch sử giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích nắm vững bản chất. Vì vậy khi tiến hành, giáo viên phải suy nghĩ sâu sắc cẩn thận về nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục; về nội dung và cách thức tổ chức tiến hành.
- 5 Tổ chức và thiết kế trò chơi trong dạy học lịch sử là yếu tố quan trọng để nhằm nâng cao chất lượng kiến thức của học sinh, hình thành cho các em nhiều hiểu biết khoa học về lịch sử và tính quy luật của sự phát triển xã hội, bồi dưỡng và rèn luyện các năng lực, phẩm chất thông qua việc học môn lịch sử. Đồng thời là một “món ăn tinh thần” cổ vũ thúc đẩy các em học tập. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng Trong những năm học trước, tôi được giao chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5, qua việc trực tiếp giảng dạy, dự giờ thăm lớp và trao đổi với đồng nghiệp tôi rút ra thực trạng chung như sau: - Giáo viên còn lệ thuộc quá nhiều vào sách hướng dẫn nên thường rập khuôn một cách máy móc, cứng nhắc thiếu sự mở rộng, sáng tạo. - Phương pháp dạy học nhiều khi mang nặng phương pháp truyền thống, cách thức tổ chức cho học sinh học tập còn lúng túng, đôi khi là giáo viên giảng giải, thuyết trình, chưa phát huy được hết thế mạnh của các phương pháp dạy học tích cực. - Trong giờ học, nhiều học sinh còn chưa tích cực hoạt động nhóm để xây dựng kiến thức cần học, cần biết. - Học sinh và cha mẹ các em còn xem nhẹ các môn học ít tiết, họ cho rằng đây là môn phụ nên chỉ tập trung vào các môn học nhiều tiết như: Toán, Tiếng Việt… 2.2. Kết quả khảo sát trước khi sử dụng trò chơi học tập trong môn Lịch sử lớp 5 Qua khảo sát học sinh lớp 5A2 do tôi chủ nhiệm, tôi thu được một số kết quả và nhận xét sau: * Sự chú ý của học sinh Học sinh tập trung chú ý chưa thật cao để học tập, chỉ 50% học sinh có ý thức học tập tốt.
- 6 * Sự hứng thú của học sinh Một số học sinh chưa tích cực tương tác nhóm, còn ỉ lại và thủ động. 60% học sinh làm việc, giờ học chưa sôi nổi, đạt kết quả chưa cao. * Thái độ của học sinh về môn học Các em còn xem nhẹ môn Lịch sử coi là môn học không quan trọng bằng Toán và Tiếng Việt. Trong học tập còn uể oải, thụ động, không hào hứng thích thú với môn học * Kết quả học tập: Tôi tiến hành kiểm tra và thu được kết quả đầu năm học như sau: Tổng số bài kiểm tra HS HHT HT CHT lớp 5A2 SL % SL % SL % 35 8 22 26 75 1 3 2.3. Nguyên nhân hạn chế Từ thực tế dạy - học của giáo viên và học sinh, tôi rút ra nguyên nhân tồn tại như sau: - Về phía giáo viên: + Giáo viên đã quen với phương pháp dạy học truyền thống nên có nhiều khó khăn khi áp dụng phương pháp dạy học mới. + Một số giáo viên chưa nắm vững phương pháp, cách thức tổ chức cho học sinh hoạt động học tập để tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới của bài học theo mô hình mới. + Thời gian dành cho môn học đôi khi không trọn vẹn do giáo viên đầu tư nhiều môn Toán, Tiếng Việt. + Năng lực của giáo viên hạn chế. - Về phía học sinh: + Vốn kiến thức cơ bản từ lớp dưới còn yếu, các em có thói quen học vẹt, ghi nhớ máy móc kiến thức học tập.
- 7 + Một số không ít học sinh còn thụ động không chịu suy nghĩ, chỉ tiếp nhận những điều đã có sẵn. + Năng lực tư duy của các em còn nhiều hạn chế. 3. Các trò chơi được sử dụng trong biện pháp 3.1. Trò chơi trên Kahoot, Google Forms… Đặc biệt khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giáo viên có thể thiết kế các trò chơi ôn tập qua mạng Internet cho học sinh ôn tập thông qua các trang Wed như: Kahoot, Google Forms… Hình thức này có thể áp dụng khi tìm hiểu kiến thức mới hoặc củng cố kiến thức cho học sinh. Trước tiên giáo viên cần có cho mình một tài khoản trên các trang wed trên. Sau khi tạo tài khoản của giáo viên xong, giáo viên có thể tạo các trò chơi trên wed đó. Giáo viên gửi đường link để học sinh tham gia chơi. Kết quả sẽ được tổng hợp ngay sau khi học sinh tham gia chơi xong. Wed sẽ tổng hợp cho giáo viên danh sách điểm theo thứ tự, những câu học sinh sai nhiều, dựa vào đó giáo viên có thể củng cố kiến thức hổng cho học sinh. Giáo viên cũng có thể gửi kết quả cho phụ huynh nắm được kết quả học tập của con em mình. HS tham gia làm bài trên Kahoot
- 8 3.2. Trò chơi: Thi hiểu biết về các danh nhân mang tên đường phố Trong các giờ ôn tập (kiểm tra đầu giờ), tôi cho học sinh nhớ lại tên đường, địa điểm (công viên) của thành phố Bắc Giang, mang tên các danh nhân, các nhân vật lịch sử. Rồi yêu cầu các em nêu hiểu biết về các nhân vật lịch sử hoặc các danh nhân đó. Ví dụ: Tôi cho học sinh quan sát bản đồ thành phố Bắc Giang và chỉ cho học sinh thấy những con đường mang tên của các nhân vật lịch sử như: Hoàng Văn Thụ, Lý Thái Tổ, Quang Trung, Nguyễn Du, Công Viên Hoàng Hoa Thám, Ngô Gia Tự,... Rồi gọi từng học sinh trình bày về sự hiểu biết của mình về từng nhân vật lịch sử trên. Đây là một trò chơi mà qua đó giáo viên có thể đánh giá được những hiểu biết của học sinh về các nhân vật lịch sử, các danh nhân. Từ đó đã giúp HS đưa hiểu biết thưc tế vào bài học. Giúp các em có thêm hứng thú tìm tòi, suy nghĩ về các con đường mang tên các nhân vật lịch sử, các danh nhân. Mặt khác trò chơi thi hiểu biết về các danh nhân mang tên đường phố còn tạo cho học sinh niềm thích thú khi học tập môn lịch sử. 3.3. Trò chơi: Vẽ tranh và kể lại câu chuyện lịch sử theo tranh Đây là một trò chơi tương đối mới mẻ đối với học sinh. Trong chương trình hiện nay học sinh đã được học môn Mỹ thuật trong chương trình chính khoá, vì vậy giáo viên có thể phát huy năng khiếu hội hoạ của học sinh bằng cách cho học sinh vẽ lại các nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử sau đó cho các em kể lại những nét chính về nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử mình đã vẽ.
- 9 Tranh vẽ của HS khi học về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 3.4. Trò chơi: Sưu tầm và thuyết minh những hình ảnh lịch sử - GV chia lớp thành nhiều nhóm, yêu cầu mỗi nhóm sưu tầm các tranh ảnh lịch sử liên quan đến bài học và có lời thuyết minh cho các tranh ảnh đó,
- 10 cử đại diện của các nhóm lần lượt lên giới thiệu và thuyết minh về bức tranh, ảnh lịch sử mà nhóm mình đã sưu tầm được. Sau đó giáo viên có thể nhận xét và bổ sung thêm để hoàn thiện kiến thức của bài học. Ví dụ: Ảnh Bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỷ XX. Ảnh bộ đội ta kéo pháo lên mặt trận Điện Biên Phủ. Ảnh dân công mở đường tải đạn ra chiến trường Ảnh chân dung các nhân vật lịch sử. Trò chơi sưu tầm và thuyết minh những hình ảnh lịch sử giúp học sinh có thái độ quan tâm, chú ý đến các bức tranh ảnh có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử. Từ đấy có ý thức tìm tòi các tranh ảnh lịch sử và có những tình cảm, cảm nhận cũng như những hiểu biết đối với các tranh ảnh lịch sử đó. Hơn thế nữa, trò chơi này đã giúp cho học sinh phát huy được năng khiếu bình luận, thuyết minh, sự tự tin khi đứng trước đám đông và góp phần tạo cho học sinh có những tình cảm tốt đối với bộ môn Lịch sử. 3.5. Ngoài ra còn một số trò chơi khác tuy tên cũ nhưng giáo viên có thể làm mới thông qua cách thức tổ chức hoặc sử dụng các thiết bị dạy học để hấp dẫn lôi cuốn học sinh hơn 3.5.1. Trò chơi " Tiếp sức" - Mục đích: Củng cố các sự kiện lịch sử. - Chuẩn bị: Giáo án điện tử. - Cách tiến hành: Chọn hai đội chơi, mỗi đội có 6 học sinh. Giáo viên treo bảng phụ cho cả hai đội và cả lớp cùng quan sát, sau đó giáo viên phát cho hai nhóm, mỗi nhóm 1 tờ giấy có nội dung như trên bảng phụ, mỗi đội có 15 giây đọc các thông tin trên bảng. Sau khi giáo viên hô "1, 2, 3. Bắt đầu!" và tính giờ thì mỗi đội cứ 1 em lên nối, nối xong em đó trở về đứng cuối hàng em thứ hai mới được lên. Cứ như vậy cho đến học sinh cuối cùng. Hết giờ đội nào nối đúng nhiều hơn, thời gian nhanh hơn, nối đẹp hơn đội đó là đội chiến thắng.
- 11 Học sinh lớp 5A3 tham gia trò chơi - Tác dụng của trò chơi này: Học sinh nhớ, kiểm tra nhanh được nhiều sự kiện 3.5.2. Trò chơi " Ai nhanh ai đúng" - Mục đích: Tạo hứng thú học tập cho học sinh, nhớ nhanh được các sự kiện lịch sử, thời gian và địa danh lịch sử và ý nghĩa lịch sử - Chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi ẩn. Các câu hỏi và đáp án đều được chuẩn bị đủ trên giáo án điện tử. - Cách tiến hành: GV mở câu hỏi, ai nhanh sẽ được quyền trả lời. Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho bạn khác. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được tặng một phần thưởng (Trò chơi này có thể áp dụng cho tất cả các bài học khi củng cố kiến thức). 1 2 3 4 5 6 7 Hệ thống câu hỏi Câu hỏi 1: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào ngày tháng năm nào? Câu hỏi 2: Ngày 2/9/1945 đã diễn ra sự kiện gì? Câu hỏi 3: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập ở đâu? Câu hỏi 4: Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào? Câu hỏi 5: Phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh diễn ra ở đâu? Câu hỏi 6: Tại sao ngày 19/8 hàng năm được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám?
- 12 Câu hỏi 7: Nêu nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám?... - Tác dụng của trò chơi này: Học sinh có thể chọn bất kỳ ô chữ nào, không nhất thiết máy móc chọn lần lượt các ô chữ. Trò chơi này có thể tổ chức chơi cá nhân, nhóm hoặc có thể chơi cả lớp bằng cách học sinh viết câu trả lời vào bảng con. Học sinh được củng cố, khắc sâu được lượng kiến thức nhiều. 3.5.3. Trò chơi "Nhân vật – sự kiện" - Mục đích: Nhớ các nhân vật lịch sử tiêu biểu gắn với các sự kiện. - Chuẩn bị: Bóng ghi các sự kiện, bên dưới là các ô vuông ghi tên các nhân vật lịch sử. - Cách chơi: Học sinh nối bóng với ô ghi tác giả đúng ở dưới. Mỗi em trong đội chỉ được nối 1 lần. Em này nối xong mới được đưa bút cho bạn khác nối tiếp. Đội nào xong trước và đúng đội đó sẽ được nhận cờ thi đua (có thể chơi theo hình thức cá nhân). Đảng cộng Phong trào Chiến thắng sản Việt Nam Đông Du Điện Biên ra đời Phủ Hồ Chí Minh Võ Nguyên Giáp Phan Bội Châu Tác dụng của trò chơi này: Học sinh dễ nhớ, nhớ lâu các sự kiện và nhân vật lịch sử. 3.5.4. Trò chơi " Ô chữ kì diệu" - Mục đích: Củng cố kiến thức về thời gian, nhân vật và sự kiện lịch sử - Chuẩn bị: Các ô chữ, các câu hỏi và đáp án trên giáo án điện tử. - Cách tiến hành: Ô chữ gồm một số từ hàng ngang và 1 từ hàng dọc. Cách chơi như sau:
- 13 Cả lớp chia thành 6 đội chơi. Các đội chơi lần lượt chọn từ hàng ngang, giáo viên sẽ đọc gợi ý về các từ hàng ngang, đội chơi nào rung chuông nhanh sẽ giành quyền trả lời. Nếu sai hoặc sau 30 giây không có câu trả lời thì đội khác được quyền đoán và ghi điểm. Mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, từ hàng dọc được 30 điểm. Trò chơi kết thúc khi có đội tìm ra từ hàng dọc. Học sinh hứng thú khi tham gia trò chơi Ngoài ra còn rất nhiều trò chơi khác như: Đố vui, Rung chuông vàng, Đoán tên nhân vật… III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG 1. Kết quả đạt được sau khi áp dụng biện pháp Về kiến thức: Học sinh có sự tiến triển rõ rệt thông qua bài kiểm tra định kì cuối năm học Tổng số Trong đó HS HTT HT CHT SL % SL % SL % 35 20 58 15 42 0 0
- 14 Về năng lực - Trước khi áp dụng giải pháp + HS học tập lệ thuộc vào sách giáo khoa, chưa tự học. + Giao tiếp rụt rè, hợp tác không hiệu quả. + Chưa tự giải quyết được vướng mắc, chưa sáng tạo. - Sau khi áp dụng giải pháp + HS chủ động trong việc học, thoát li, sử dụng sách giáo khoa tài liệu nghiên cứu. + Mạnh dạn, tự tin trình bày, hợp tác xoay quanh vấn đề hiệu quả. + Tự chia sẻ tìm cách giải quyết, học tập sang tạo(biết tìm hiểu thông tin trên mạng, học thuộc theo sơ đồ...) Về phẩm chất - Trước khi áp dụng biện pháp + HS chưa thực sự hứng thú với môn học. + Các em lơ mơ chưa nắm được trách nhiệm của việc học…. - Sau khi áp dụng biện pháp + HS yêu, tự hào về quê hương đất nước mình. + Chăm chỉ, hào hứng, thích thú với môn học (mong chờ được học). + Trách nhiệm với việc học của mình để góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Hứng thú của HS trước và sau khi áp dụng biện pháp
- 15 2. Ứng dụng Giải pháp có thể áp dụng rộng rãi cho các em học sinh khối 4 và 5 toàn trường. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Áp dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử là một trong những cách đổi mới về hình thức tổ chức dạy học được nhiều người quan tâm nhằm gây hứng thú cho học sinh khi học Lịch sử ở lớp 5 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung. Đặc biệt là đáp ứng yêu cầu tăng cường hoạt động và tương tác của học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bản thân tôi và đồng nghiệp đã ít nhiều rút ra được kinh nghiệm như sau: Muốn dạy được tốt môn Lịch sử chúng ta cần phải: - Tìm hiểu và nắm bắt được vấn đề cơ bản đổi mới phương pháp dạy học thông qua hình thức sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học. - Tìm hiểu cách thiết kế bài dạy theo kiểu dạy học tích cực. Tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng nhiều hoạt động tự giác, sáng tạo và tự tin. - Khi chuẩn bị bài lên lớp, giáo viên phải tiến hành qua các bước sau: Bước thứ nhất: Giáo viên cần phải xác định rõ được kiến thức, năng lực, phẩm chất của bài học. Bước thứ hai: Giáo viên chia mục tiêu thành các nội dung (Ví dụ: nguyên nhân - diễn biến - kết quả, ý nghĩa). Bước thứ ba: Với mỗi nội dung, giáo viên nghiên cứu các hình thức tổ chức trò chơi phù hợp (cặp đôi, nhóm, cả lớp). Chuẩn bị phiếu, lôgô, lệnh,...để giao việc. Bước thứ tư: Giáo viên cùng với học sinh đánh giá kết quả và chốt nội dung kiến thức. - Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả để học sinh được trải nghiệm và tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự hỗ trự kịp thời của giáo viên. (Bởi giáo viên là người trợ giúp khi cần thiết và bao quát, kiểm soát quá trình hoạt động của học sinh).
- 16 Với cách làm như vậy, học sinh sẽ rất thích thú khi có cảm giác kho tàng kiến thức như mở ra vô tận trước mắt, tạo cho các em những cuộc chạy đua thầm lặng trong việc kiếm tìm, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức và tạo tiền đề cho các em học tốt hơn ở những lớp cấp trên. 2. Kiến nghị Trên đây là biện pháp mà tôi đã rút ra được trong quá trình trực tiếp giảng dạy và trao đổi, thống nhất chuyên môn với đồng nghiệp trong việc tổ chức trò chơi học tập trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5. Sau khi áp dụng biện pháp, tôi thấy chất lượng học sinh học môn Lịch sử có hiệu quả cao, các em học tập tự giác hơn, hứng thú hơn, kiến thức môn học được các em ghi nhớ lâu. Để biện pháp đạt hiệu quả cao, tôi có một số kiến nghị như sau : Đối với nhà trường : - Trang thiết bị, phòng học, đồ dùng dạy học cần được đầu tư. - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa thăm các di tích lịch sử… Trên đây, tôi đã trình bày biện pháp của mình, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp để biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Tài liệu: Hướng dẫn học Lịch sử và Địa lí lớp 5. [2]. Bảo Hưng "đố vui- đố hình" thử trí thông minh NXB phụ nữ 2004. [3]. Đinh Nguyễn Thu Trang và Nguyễn Thị Cẩm Hường "Thiết kế bài giảng Lịch sử" lớp 5 NXB Hà Nội 2005. [4]. Nguyễn Trại ( chủ biên) - Lê Thị Hoài Thu " Thiết kế bài giảng Lịch sử" lớp 5 NXB Hà Nội 2005. [5]. SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5 NXB Giáo dục. [6]. Bài soạn TN&XH (Phần 2: Địa lý và Lịch sử - Đại học Quốc gia HN) [7]. Giáo dục và thời đại (Giáo sư Lê Khánh Bằng). [8]. Dạy học lấy học sinh làm trọng tâm (Giáo sư Lê Khánh Bằng). [9]. Một số chuyên mục trên Internet. TP. Bắc Giang, ngày 12 tháng 10 năm 2022 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Hằng
- 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn