Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi học tập vào dạy – học phân môn Học vần
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm giúp các em học tập tốt môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Học vần nói riêng, trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã có những giải pháp thiết thực như: dạy học theo chuẩn kiến thứckĩ năng; điều chỉnh một số nội dung trong chương trình tiếng Việt 1(phần Học vần); …
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi học tập vào dạy – học phân môn Học vần
- MỤC LỤC I. Tóm tắt ……………………………… 2 II. Giới thiệu ……………………………… 3 III. Phương pháp 1. Khách thể nghiên cứu ……………………………… 6 2. Thiết kế nghiên cứu ………………………………. 6 3. Quy trình nghiên cứu ………………………………. 7 4. Đo lường và thu thập dữ liệu ………………………………. 7 IV. Phân tích dữ liệu và kết quả ……………………………… 8 V. Bàn luận ………………………….…... 9 VI. Kết luận và khuyến nghị ……………………..………. 10 Tài liệu tham khảo ……………….………...…… 12 Phụ lục ………………. …..………… 13 1
- I. TÓM TẮT: Trong chương trình Tiểu học, tiếng Việt là một môn học có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là đối với lớp Một. Mở đầu cho chương trình tiếng Việt ở cấp Tiểu học là phân môn Học vần. Có thể coi đây là phân môn giúp cho các em bước đầu làm quen với tiếng Việt, làm quen với một “công cụ giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người”. Qua đó, các em sẽ biết dấu thanh, biết phát âm các chữ cái, biết đọc các tiếng, ghép vần thành tiếng, ghép tiếng thành từ, … biết đọc, viết và sử dụng có ý thức tiếng Việt để làm công cụ học tập, giao tiếp và phát triển tư duy. Hơn nữa cùng với các phân môn khác, phân môn Học vần sẽ giúp các em có những hiểu biết nhất định về tiếng Việt, bồi dưỡng tình yêu tiếng mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam và tạo cơ hội cho các em học tốt các môn học khác. Với tầm quan trọng đó, nhằm giúp các em học tập tốt môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Học vần nói riêng, trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã có những giải pháp thiết thực như: dạy học theo chuẩn kiến thức- kĩ năng; điều chỉnh một số nội dung trong chương trình tiếng Việt 1(phần Học vần); … Riêng về các cấp lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo, bộ phận chuyên môn của nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo, từng bước nâng dần chất lượng dạy và học phân môn Học vần nói riêng và chất lượng tiếng Việt 1 nói chung. Chất lượng dạy học môn Tiếng Việt qua mỗi năm học, đa số học sinh lớp Một nói chung đều đạt được mục tiêu, đặc biệt là 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Sau giai đoạn Học vần, về cơ bản các em đều đã đọc đúng các âm, vần, tiếng của tiếng Việt (trừ các vần khó, ít sử dụng); đọc trơn được các câu ngắn. Các em cũng viết đúng khá đúng quy trình, đúng mẫu các chữ cái ghi âm, vần, tiếng, từ ngữ đã học, viết đúng dấu thanh, chữ viết cỡ vừa rõ ràng, đúng nét và thẳng hàng. Bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế. Nhiều học sinh đến cuối năm vẫn còn tình trạng: đọc chưa thông, viết chưa thạo; việc nhận diện, ghép vần, tiếng, kỹ năng đánh vần, đọc trơn từ, cả câu,... còn chậm. Có thể kể đến nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả học tập môn Tiếng Việt như sau: - Việc dạy phân môn Học vần (mở đầu cho môn Tiếng Việt) thường theo một quy trình nhất định, số lượng bài chiếm phần nhiều thời gian trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 (gồm 103 bài, từ tuần 1 đến tuần 24). Hơn nữa, học sinh mới vào lớp 1, từ hoạt động vui chơi các em chuyển sang hoạt động học tập nên thường nhàm chán với việc học các môn học, nhất là môn Tiếng Việt. Chính vì đó mà kết quả học tập chưa đạt cao như mong muốn. - Giáo viên giảng dạy môn Tiếng Việt thường ít tổ chức trò chơi cho học sinh, chỉ tập trung rèn đọc, viết là chủ yếu. Hơn nữa, nếu tổ chức trò chơi thì thường lặp đi lặp lại một vài trò chơi. Điều đó cũng làm học sinh không hứng thú, tích cực trong học tập môn Tiếng Việt. - Bên cạnh đó, một số phụ huynh học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và trình độ nhận thức còn hạn chế, chưa quan tâm nhiều đến việc học của con 2
- em mình. Đó cũng là một nguyên nhân làm chất lượng học tập của các em chưa cao, trong đó có môn Tiếng Việt. Để nâng cao kết quả học tập môn Tiếng Việt, qua những năm công tác tôi đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học, tăng cường luyện đọc, viết cho học sinh ngay từ khi các em bắt đầu học phân môn Học vần. Một trong những giải pháp mang lại hiệu quả cao đó là tăng cường và chú trọng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong các tiết Học vần. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương: lớp 1A và lớp 1B của trường Tiểu học Vạn Thọ 1. Lớp 1B là lớp thực nghiệm, lớp 1A là lớp đối chứng. Trong khi lớp 1A, giáo viên ít chú trọng đến phương pháp trò chơi học tập trên các tiết dạy mà chỉ kèm cặp, luyện đọc, viết cho học sinh, thì tại lớp 1B, tôi lại tăng cường và chú trọng sử dụng phương pháp trò chơi học tập bên cạnh các phương pháp dạy học khác. Trong khoảng thời gian hơn 4 tháng, kết quả bước đầu cho thấy giải pháp thay thế đã có tác động đáng kể đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,83; điểm bài kiểm tra sau tác động lớp đối chứng là 7,61. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p =0,00140 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Bên cạnh đó, kết quả hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất ở học sinh lớp 1B cũng đạt mức độ cao hơn, như các năng lực: tự quản, giao tiếp, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề tốt hơn; một số phẩm chất phát triển hơn như: tích cực tham gia hoạt động, tự tin, tự chịu trách nhiệm; kỉ luật, đoàn kết, ... Điều đó chứng minh rằng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học làm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần cho học sinh lớp 1B, trường Tiểu học Vạn Thọ 1. II. GIỚI THIỆU: 1. Hiện trạng Có nhiều phương pháp được giáo viên sử dụng để tổ chức và hướng dẫn học sinh trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt, như: phương pháp luyện theo mẫu, phương pháp thực hành, phương pháp trình bày trực quan, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp trò chơi học tập.... Tại trường Tiểu học Vạn Thọ 1, qua quá trình dự giờ, đa số giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học. Tuy nhiên một số giáo viên vẫn còn cứng nhắc trong việc dạy theo đúng quy trình, tập trung rèn đọc, viết, ít chú ý đến việc tổ chức các trò chơi, làm cho tiết học trở nên nhàm chán, gây cho học sinh tính thụ động trong việc tiếp thu và rèn luyện các kiến thức, kĩ năng. Điều đó cũng làm học sinh không hứng thú, tích cực trong học tập môn Tiếng việt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm chất lượng học tập của các em chưa cao. 3
- 2. Giải pháp thay thế Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu của tôi đã tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong các tiết dạy Học vần. Bản chất của phương pháp trò chơi học tập là dạy học thông qua tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi, cách chơi thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và tự đánh giá của người học. Đối với học sinh lớp Một, đây là một bước ngoặt lớn khi các em chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học tập là chính. Nếu ngay từ buổi đầu của cấp học, giáo viên chỉ tập trung vào truyền tải kiến thức kĩ năng mà bỏ qua hoạt động trò chơi sẽ dẫn đến tình trạng thất vọng, mất hứng thú học tập của các em, dẫn đến việc các em không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Như vậy, việc vận dụng trò chơi học tập vào dạy học sẽ góp phần giúp học sinh hứng thú với việc học tập, giảm tính căng thẳng của giờ học, học sinh có nhiều cơ hội chia sẻ, rèn luyện kĩ năng học tập, phát triển một số năng lực, và phẩm chất khi được hợp tác nhóm trong khi tham gia trò chơi. Tuy nhiên, trong khi sử dụng phương pháp trò chơi học tập, giáo viên cũng cần lưu ý một số vấn đề sau: - Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi phù hợp với bài học, nhằm củng cố, khắc sâu nội dung bài học. - Cách chơi, luật chơi phải dễ nhớ, cụ thể, rõ ràng. - Các dụng cụ đồ dùng chơi cũng đơn giản, có tính thẫm mĩ, phù hợp với yêu cầu của trò chơi. - Tăng cường tổ chức trò chơi dưới dạng hợp tác nhóm. - Hình thức chơi phải đa dạng, tránh làm nhàm chán đối với học sinh. Có thể sử dụng nhiều hình thức trò chơi sau khi dạy học âm vần: + Trò chơi tô chữ trên tranh để nhận mặt chữ ghi âm, vần mới và đọc trơn tiếng chứa âm, vần vừa học. + Trò chơi chỉ đúng, nhanh các tiếng, từ có âm, vần vừa học. + Trò chơi ghép vần, thanh, phụ âm đầu tạo thành tiếng, đọc các tiếng đó. + Trò chơi đi tìm lời thơ để luyện ghép tiếng nhanh và chọn từ có nghĩa phù hợp với việc diễn đạt chính xác ý của câu thơ. + Trò chơi nhìn ra xung quanh để tìm nhanh các tiếng có chứa âm, vần mới. + Trò chơi viết thư trong nhóm để tập dùng từ chứa âm, vần và tạo ra lời nói. + Trò chơi nối chữ với chữ để tạo thành từ có nghĩa, đọc được từ đó. 4
- + Trò chơi viết đúng, nhanh, đẹp các tiếng, từ có âm, vần vừa học bằng chữ viết thường... + Ngoài ra giáo viên có thể tham khảo thêm một số trò chơi như: Trò chơi theo tích truyện dân gian, Trò chơi động não, Trò chơi thể hiện tính nhanh nhẹn, ... - Dù là hình thức học tập thú vị, hấp dẫn, song không vì thế mà lạm dụng phương pháp chơi để học. Trong giờ dạy học âm, vần, giáo viên cần phải điều hòa phương pháp trò chơi với các phương pháp dạy học khác. Trong những năm trước đây, đã có nhiều đề tài, sáng kiến kinh nghiệm của anh chị em đồng nghiệp trên khắp cả nước, nhiều tài liệu bồi dưỡng thường xuyên có đề cập đến vấn đề nâng cao kết quả đọc tốt trong dạy học môn Tiếng Việt. Ví dụ: - Kiến thức bổ trợ môn Tiếng Việt Tiểu học ( Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên chu kì III: 2003-2007) - Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy phát âm đúng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở lớp Một – của Nguyễn Thị Thanh – trường Tiểu học Kim Đồng – Đà Bắc – Hòa Bình - Tổ chức trò chơi khi dạy Tập đọc ở phân môn Tiếng Việt lớp Một – Đỗ Thị Thanh Hiên – trường Tiểu học Thụy Thanh - Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt – Nguyễn Thị Lý – trường Tiểu học Nguyễn Huệ - Dạy Học vần qua các trò chơi học tập (Tạp chí Giáo dục Tiểu học số 13/2016) Đối với bản thân, tôi muốn đi sâu nghiên cứu cụ thể hơn về việc tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học phân môn Học vần cho học sinh lớp Một. Từ đó không chỉ giúp các em hứng thú hơn trong học tập môn Tiếng Việt mà còn nâng cao cả chất lượng học tập và giúp các em tự tin hơn, mở rộng giao tiếp và thêm yêu quý, tự hào với vốn tiếng mẹ đẻ trong xã hội. 3. Vấn đề nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau: - Việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập có nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần cho học sinh lớp thực nghiệm là lớp 1B, trường Tiểu học Vạn Thọ 1 không? - Bằng cách nào để khai thác và sử dụng có hiệu quả các trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần cho học sinh lớp 1B, trường Tiểu học Vạn Thọ 1? 5
- 4. Giả thuyết nghiên cứu Sử dụng phương pháp trò chơi học tập sẽ làm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần cho học sinh lớp 1B, trường Tiểu học Vạn Thọ 1. III. PHƯƠNG PHÁP: 1. Khách thể nghiên cứu: Tôi thực hiện nghiên cứu trên học sinh lớp 1B, trường Tiểu học Vạn Thọ 1, vì đây là nơi tôi công tác, sẽ có những điều kiện thuận lợi nhất để tôi ứng dụng nghiên cứu của mình. * Giáo viên: Giáo viên đang giảng dạy môn Tiếng Việt ở hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều là giáo viên đang giảng dạy tại trường Tiểu học Vạn Thọ 1, đã có kinh nghiệm giảng dạy lớp 1 nhiều năm và đều tích cực, nhiệt tình giảng dạy, quan tâm đến chất lượng học sinh tương đương nhau. 1. Phạm Thị Lệ Hà – Giáo viên dạy lớp 1B (Lớp thực nghiệm) 2. Nguyễn Thị Trang – Giáo viên dạy lớp 1A (Lớp đối chứng) * Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau: Bảng 1: Số lượng và thành phần học sinh của 2 lớp: Lớp Tổng số Nam Nữ Tuyển mới Lưu ban 1A 23 13 10 22 1 1B 23 9 14 22 1 Về ý thức học tập, các em đều tích cực học tập như nhau. Số lượng học sinh bằng nhau, tất cả học sinh đều đã qua lớp Mẫu giáo, mỗi lớp đều có 01 học sinh lưu ban ở năm học trước. 2. Thiết kế nghiên cứu: Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 1B là lớp thực nghiệm và lớp 1A là lớp đối chứng. Qua kết quả bài kiểm tra trước tác động cho thấy điểm trung bình ở hai nhóm có sự chênh lệch nhau. Do đó, tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương 6
- Lớp thực nhiệm Lớp đối chứng Điểm trung bình 5,57 5,74 Giá trị p 0,597 p = 0,597 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Vì thế tôi sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương: Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu Nhóm KT trước TĐ Tác động KT sau TĐ Thực nghiệm O1 Sử dụng PP trò chơi học O3 tập Đối chứng O2 Sử dụng các PP khác O4 ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập 3. Quy trình nghiên cứu: * Chuẩn bị của giáo viên: - GV dạy lớp đối chứng (Cô Trang): Thiết kế kế hoạch bài học theo quy trình chuẩn bị bài như bình thường. - GV dạy lớp thực nghiệm (bản thân tôi): Thiết kế kế hoạch bài học có tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi học tập do bản thân tự thiết kế, sưu tầm và tham khảo các trò chơi trong các tài liệu, tạp chí giáo dục, và của đồng nghiệp. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên thay đổi, làm mới, sáng tạo các trò chơi khác nhau trong mỗi bài, mỗi tiết học. * Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Trong khoảng thời gian 14 tuần (từ ngày 13/11/2017 đến ngày 22/2/2018), học sinh đã được học hết các âm, vần từ bài 39: au – âu đến bài 103: Ôn tập 4. Đo lường và thu thập dữ liệu: * Đo lường Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra do 2 giáo viên ra đề để khảo sát chất lượng học sinh. 7
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài học vần, do hai giáo viên dạy 2 lớp 1 thiết kế. Bài kiểm tra sau tác động gồm 2 phần: đọc và viết. Trong đó: - Phần đọc: có đọc âm, tiếng, từ, câu ứng dụng. - Phần viết: có viết chữ cái, tiếng, từ, nối từ thành câu, điền vào chỗ chấm. (xem phần phụ lục 2) * Tiến hành kiểm tra và chấm bài Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, chúng tôi tiến hành bài kiểm tra 1 tiết (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). Sau đó 2 giáo viên tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng (theo thang điểm 10). IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ: 1. Trình bày kết quả: Mô tả dữ liệu : Mốt, trung vị, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của lớp thực nghiệm, lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm: Công thức Giá trị lớp thực nghiệm Mốt =MODE(F8:F30) 9,00 Trung vị =MEDIAN(F8:F30) 9,00 Giá trị TB =AVERAGE(F8:F30) 8,83 Độ lệch chuẩn =STDEV(F8:F30) 1,27 Lớp đối chứng : Công thức Giá trị lớp đối chứng Mốt =MODE(K8 : K30) 8,00 Trung vị =MEDIAN(K8 : K30) 8,00 Giá trị TB =AVERAGE(K8 : K30) 7,61 Độ lệch chuẩn =STDEV(K8 : K30) 1,34 2. Phân tích dữ liệu Dùng phép kiểm chứng T-test so sánh giá trị trung bình các bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động 8
- Thực nghiệm Đối chứng ĐTB 8,83 7,61 Độ lệch chuẩn 0,27 1,34 Giá trị p của T-test 0,00140 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn ( SMD) 0,91 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test phụ thuộc cho kết quả P=0,00140, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,91. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng phương pháp trò chơi học tập đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là lớn. 9 Giả thuyết của đề tài 8 “Nâng cao chất lượng dạy học 7 6 phân môn Học vần cho học 5 Nhóm đối chứng sinh lB, trường Tiểu học Vạn 4 Nhóm thực 3 nghiệm Thọ 1 bằng việc sử dụng 2 phương pháp trò chơi” đã 1 0 được kiểm chứng. Trước TĐ Sau TĐ Hình 1: Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nhiệm và nhóm đối chứng III. BÀN LUẬN: Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8,83, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,61. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,22; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,91. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. 9
- Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0,00140 < 0,05 (tương quan có ý nghĩa). Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động của phương pháp trò chơi vào kết quả học tập của nhóm thực nghiệm. * Hạn chế: Việc tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi trong phân môn Học vần ở lớp Một là một giải pháp rất tốt nhưng lại có những hạn chế sau: - Làm giáo viên mất nhiều thời gian trong khâu chuẩn bị trò chơi, thời gian tiến hành chơi. - Dễ làm học sinh sa đà vào việc chơi mà quên đi tính chất học tập của trò chơi. - Nếu giáo viên không thường xuyên theo dõi, khuyến khích tất cả học sinh tham gia trong quá trình chơi, sẽ có một số học sinh không chơi cùng nhóm. - Nếu tổ chức trò chơi không thay đổi, sáng tạo cũng gây cho học sinh sự nhàm chán. Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả, người giáo viên cần phải có chịu khó sưu tầm, tự sáng tạo những trò chơi phù hợp với trình độ của học sinh, hình thức chơi phải đa dạng để thiết kế bài học hợp lí; đồ dùng phục vụ trò chơi đơn giản, dễ thực hiện trong quá trình hoạt động dạy – học có sử dụng trò chơi học tập. Đồng thời, không phải phương pháp dạy học nào cũng mang lại kết quả tốt ưu nếu người dạy học không biết sử dụng kết hợp và linh hoạt với các phương pháp khác. Trong dạy học, giáo viên cần phải điều hòa phương pháp trò chơi với các phương pháp dạy học khác để mang lại hiệu quả cao nhất. IV. KẾT LUẬN VÀ khuyẾn NGHỊ: 1. Kết luận: Qua một thời gian thực hiện sự tác động bằng việc tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi học tập vào dạy – học phân môn Học vần đã làm cho học sinh lớp thực nghiệm (lớp 1B, trường Tiểu học Vạn Thọ 1) đạt được những kết quả như mong muốn. Chất lượng học tập của các em được nâng cao hơn dựa trên điểm số của bài kiểm tra. Từ điểm trung bình của bài kiểm tra trước tác động là 5,57, qua 14 tuần thực nghiệm, bài kiểm tra của các em đã có kết quả cao hơn với điểm trung bình là 8,83. Với kết quả đó, cũng đã chứng minh được phương pháp trò chơi đã tác động có ý nghĩa đến lớp thực nghiệm. Hơn nữa, qua sự quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét , đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh, một điều dễ nhận thấy là các em học sinh tại lớp 1B đã có những sự tiến bộ: - Về mặt năng lực, các em biết làm theo yêu cầu của giáo viên, biết thực hiện theo sự phân công của nhóm. Một số em lúc đầu còn hạn chế trong giao tiếp nhưng qua hoạt động trò chơi, các em có thêm sự tự tin, mạnh dạn hơn khi thực hiện nhiệm vụ. Hơn nữa, các em có tinh thần hợp tác nhóm rất tốt, biết chia 10
- sẽ và giúp đỡ các bạn trong nhóm, lớp. Một số em học sinh còn phát huy được khả năng đánh giá bản thân và đánh giá kết quả học tập của các bạn trong nhóm và các nhóm khác. - Về mặt phẩm chất, dễ dàng thấy nhất đó là các em có sự hứng thú, tích cực học tập hơn trước, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, làm cho các em thêm yêu quý trường lớp, bạn bè, có thái độ tích cực, chủ động khi tham gia hoạt động nhóm, lớp. Như vậy, việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập vào dạy – học phân môn Học vần đã làm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 1B, trường Tiểu học Vạn Thọ 1. 2. Khuyến nghị - Đối với các cấp lãnh đạo: + Cần quan tâm tạo điều kiện hơn nữa để học sinh có cơ hội sử dụng và mở rộng vốn tiếng Việt, như tổ chức các hội thi, giao lưu tiếng Việt, … + Trang bị đầy đủ hơn về đồ dùng dạy học, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học. - Đối với giáo viên: + Phải nhiệt tình và tâm huyết với nghề. + Không ngừng học hỏi kinh nghiệm trong phương pháp dạy học, trong việc tổ chức các hoạt động. + Tìm tòi sáng tạo những trò chơi học tập phù hợp với bài học, cách chơi đơn giản, hình thức chơi đa dạng và thể hiện được mục tiêu của bài học. - Đối với học sinh: + Trong quá trình tham gia trò chơi, người học sinh phải tuân thủ cách chơi, luật chơi mà trò chơi yêu cầu. + Có sự đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ nhau khi tham gia chơi. + Không sa đà vào trò chơi mà quên đi nhiệm vụ học tập. Đây là đề tài mà bản thân tôi thực hiện tại trường Tiểu học Vạn Thọ 1. Với kết quả của đề tài này, tôi rất mong được sự góp ý đánh giá của quý thầy cô để đề tài của tôi được hoàn thiện và có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học phân môn Học vần nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh khối 1. Vạn Thọ, ngày 8 tháng 3 năm 2018 HIỆU TRƯỞNG Người viết Phạm Thị Lệ Hà 11
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học – Nguyễn Quang Minh - Tài liệu của Trường Đại học Huế, xuất bản năm 2012. 2. Sách giáo viên Tiếng Việt 1 (Tập 1, 2) – Nhà xuất bản Giáo dục, xuất bản năm 2002. 3. Tài liệu tập huấn Một số trò chơi cho trẻ lớp Một – Sở GD-ĐT Khánh Hòa, năm 2010. 4. Tạp chí giáo dục Tiểu học (Tập 52) – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, xuất bản năm 2011. 5. Tạp chí giáo dục Tiểu học (Số 13) – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, xuất bản năm 2016. 6. Một số sáng kiến kinh ghiệm: 6.1. Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 – Tống Thị Hoa – Trường TH Hương Mai – Việt Yên – Hòa Bình, năm học 2012 - 2013 6.2. Tổ chức trò chơi khi dạy Tập đọc ở phân môn Tiếng việt lớp 1 – Đỗ Thị Thanh Hiên – trường TH Thụy Thanh, năm học 2008 – 2009. 6.3. Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt – Nguyễn Thị Lý – trường TH Nguyễn Huệ, năm học 2012 -2013 6.4. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Học vần cho học sinh lớp 1, trường Tiểu học Mỹ Phước D, năm học 2010 - 2011 12
- PHỤ LỤC Phụ lục 1: MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN DỤNG VÀO TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN HỌC VẦN 1. Trò chơi bài 44: on – an (Trò chơi: Ai tinh mắt?) - Chuẩn bị: các thẻ từ được sắp xếp lộn xộn trong mỗi chiếc rỗ (trong đó có 5 thẻ từ chứa vần on - an: thỏ con, cái nón, bàn ghế, bạn bè, lon ton); mỗi đội chơi 1 bảng cài nhỏ. - Tổ chức trò chơi: + Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 1 tên: thỏ con, gấu con, khỉ con, chim non. + Khi có hiệu lệnh của GV, các đội tìm các thẻ từ chứa vần on-an đã học gắn vào bảng cài, hết thời gian các đội treo bảng cài của mình lên bảng lớn. + Đội nào gắn đủ, nhanh 5 thẻ từ vào bảng là đội đó thắng cuộc. 2. Trò chơi bài 47: ôn - ơn (Trò chơi: Chữ gì đây?) - Chuẩn bị: GV chuẩn bị câu đố + Câu đố 1: Không huyền là một vật dài Binh khí chắc chắn dùng hoài chẳng sao. Thêm huyền thành một cù lao, Nổi giữa sông lớn càng cao càng dày. + Câu đố 2: Một mình em chả có ai, Nếu đi với mẫu thành loài đẹp ghê. Thêm huyền để đánh, để vê, Nỉ non thánh thót, nhạc ve nào bằng. Đáp án: 1. côn, cồn 2. đơn, đờn HS chuẩn bị bảng con, phấn,viết, giẻ lau bảng. - Tổ chức trò chơi: + Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 1 tên + GV đọc từng câu đố thong thả cho HS nghe, có thể cho HS đọc đồng thanh lại. + HS suy nghĩ, trao đổi theo nhóm để giải đố, ghi kết quả vào bảng con. + Hết hiệu lệnh của GV, đội trưởng các đội giơ bảng + Đội nào có đáp án đúng, nhanh là đội đó thắng cuộc. 3. Trò chơi bài 54: ung – ưng (Trò chơi: Chim sẻ giúp cô Tấm) 13
- - Chuẩn bị: các thẻ từ được sắp xếp lộn xộn (trong đó có 4 thẻ từ chứa vần ung - ưng: bông súng, cái thúng, tưng bừng, mừng vui); mỗi đội chơi 1 cái rổ. - Tổ chức trò chơi: + Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh là 4 con chim sẻ + Khi có hiệu lệnh của GV: cô Tấm đang cần sự giúp đỡ của các chú chim sẻ nhặt hạt gạo có chứa vần ung, ưng bỏ vào rổ, các đội bắt đầu lần lượt từng HS lên tìm thẻ từ theo yêu cầu và bỏ vào rổ của đội mình. + Đội nào tìm đúng và nhanh 4 thẻ từ là đội đó thắng cuộc. 4. Trò chơi bài 58: inh – ênh (Trò chơi: Em làm họa sĩ) - Chuẩn bị: tranh A3 hình 9 con heo, trong mỗi hình con heo có chứa các tiếng, trong 4 tiếng có vần inh: đinh, mình, xinh, linh, 4 tiếng có vần ênh: mênh, vênh, bềnh, lệnh . - Tổ chức trò chơi: + Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh. + Khi có hiệu lệnh của GV: em hãy tô màu đỏ vào những con heo có tiếng chứa vần inh và tô màu xanh vào những con heo có tiếng chứa vần ênh, các đội bắt đầu tô theo yêu cầu của GV. + Đội nào tô đúng và nhanh hết các hình theo yêu cầu là đội đó thắng cuộc. 5. Trò chơi bài 61: ăm – âm (Trò chơi: Nói đúng đáp tài) - Tổ chức trò chơi: + Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh. + Khi có hiệu lệnh của GV: tìm những tiếng có vần ăm, các đội bắt đầu lần lợt nói 1 tiếng, đội này nói xong, ngay lập tức đội tiếp theo phải nói tiếng khác. Để đảm bảo các đáp án không trùng, GV có thể viết nhanh lên bảng các từ HS đã nói. + Đội nào nói đúng cho đến khi các đội khác không còn đáp án là đội đó thắng cuộc. 6. Trò chơi bài 66: uôm – ươm (Trò chơi: Khắc nhập – khắc xuất) - Chuẩn bị: các thẻ từ chứa các tiếng trong câu: Những/ bông/ cải/ nở/ rộ/ nhuộm/ vàng/ cả/ cánh/ đồng, 4 bảng cài các tiếng tạo thành câu. - Tổ chức trò chơi: + Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh. + Khi có hiệu lệnh của GV: khi hô khắc xuất - các đội nhanh chóng tháo rời các thẻ từ, để lộn xộn (có sự giám sát của GV), khi hô khắc nhập - các đội nhanh chóng ghép các thẻ từ lại với nhau thành câu như ban đầu. 14
- + Đội nào ghép đúng, nhanh là đội đó thắng cuộc. 7. Trò chơi bài 71: et – êt (Trò chơi: Cắm hoa ngày tết) - Chuẩn bị: mỗi đội 5 thẻ bông, 1 bình hoa và 1 cây bút lông. - Tổ chức trò chơi: + Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh. + Khi có hiệu lệnh của GV: các đội bắt đầu viết các tiếng chứa vần et-êt và cắm vào bình hoa của đội mình. + Đội nào viết đúng, nhiều tiếng theo yêu cầu trên bông hoa là đội đó thắng cuộc. 8. Trò chơi bài 74: uôt – ươt (Trò chơi: Đi chợ mua cá) - Chuẩn bị: mỗi đội 6 thẻ con cá, trên mỗi thẻ có ghi sẵn các tiếng chứa vần uôt, ươt và một số vần đã học, 4 rỗ. - Tổ chức trò chơi: + Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh. + Khi có hiệu lệnh của GV: các đội bắt đầu tìm những con cá có vần uôt, ươt và bỏ vào rổ của đội mình. + Đội nào tìm nhiều con cá theo yêu cầu là đội đó thắng cuộc. 9. Trò chơi bài 78: uc – ưc (Trò chơi: Đuổi hình bắt chữ) - Chuẩn bị: đây là trò chơi khi sử dụng giáo sán điện tử, GV chuẩn bị các hình có liên quan đến các từ chứa vần uc, ưc như: máy xúc, cần trục, lọ mực, nóng nực, lực sĩ, thức dậy, bông cúc. - Tổ chức trò chơi: + Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh. + Khi có hiệu lệnh của GV: các đội bắt đầu nhìn hình và giơ cờ ưu tiên xin trả lời để nói từ ngữ thích hợp với nội dung của hình. + Đội nào nêu đúng và nhiều từ là đội đó thắng cuộc. 10. Trò chơi bài 82: ich – êch (Trò chơi: Ghép cánh hoa) - Chuẩn bị: mỗi đội có 5 cánh hoa, trên mỗi cánh hoa có ghi sẵn các tiếng chứa vần ich: lịch, tích, xích, thích và mình, 1 nhị hoa có vần ich . - Tổ chức trò chơi: + Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh. + Khi có hiệu lệnh của GV: các thành viên của mỗi đội lần lượt gắn những cánh hoa có vần ich lên nhị hoa, chú ý sắp xếp sao cho các tiếng trên mỗi cánh hoa có thể đọc được. + Đội nào ghép đúng và nhiều cánh hoa là đội đó thắng cuộc. 15
- 11. Trò chơi bài 86: ôp – ơp (Trò chơi: Tìm về đúng hang) - Chuẩn bị: mỗi đội 6 thẻ con thỏ, trên mỗi thẻ có ghi sẵn các tiếng chứa vần ôp, ơp và một số vần đã học, 4 rỗ. - Tổ chức trò chơi: + Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh. + Khi có hiệu lệnh của GV: các đội bắt đầu tìm những con thỏ có vần ôp, ơp và bỏ vào hang (rổ) của đội mình. + Đội nào tìm nhiều con thỏ theo yêu cầu là đội đó thắng cuộc. 12. Trò chơi bài 89: iêp – ươp (Trò chơi: Trồng hoa) - Chuẩn bị: mỗi đội có 4 bảng phụ, các thẻ từ bông hoa có gắn miếng nam châm, bút lông. - Tổ chức trò chơi: + Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh. + Khi có hiệu lệnh của GV: các đội bắt đầu viết lên các bông hoa những tiếng có vần iêp, ươp, sau đó dán vào vườn hoa của nhóm mình. + Đội nào viết và dán được nhiều bông hoa nhất đội đó thắng. 16
- Phụ lục 2: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG Môn: Tiếng Việt Thời gian: 40 phút A. ĐỀ KIỂM TRA: Họ và tên: …………………………. Lớp: …… I. Phần đọc: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng : (6 điểm) a. Đọc thành tiếng các âm sau: u, s, ch, th b. Đọc thành tiếng các tiếng, từ sau: mẹ, gỗ, phố, ca nô c. Đọc thành tiếng câu sau: bố thả cá mè. 2. Đọc thầm: (4 điểm) a. Nối ô chữ cho phù hợp: cò mẹ có lá cờ bé hà tha cá b. Chọn âm thích hợp điền vào chỗ trống: + c hay k: giỏ ..... á ..... ì cọ + s hay r: lá …..ả ..... ổ cá II. Phần viết: (10 điểm) Nhìn chép các âm, tiếng, từ sau: a. Âm: a, h, gi, th b. Tiếng: rá, đò, lê, gà c. Từ: cá mè, ca nô, quê nhà, tre ngà B. ĐÁP ÁN: I. Phần đọc: (10 điểm) 1. Ñoïc thành tiếng: (6 điểm) Đối với các mục a, b, c, giáo viên gọi từng học sinh lên bảng đọc vừa đủ nghe, không quá 2 phút /học sinh. a. Ñoïc thaønh tieáng caùc âm (2 ñieåm) 17
- - Ñoïc ñuùng, to, roõ raøng, ñaûm baûo thôøi gian quy ñònh: 0,5 ñieåm / âm. - Ñoïc sai hoaëc khoâng ñoïc ñöôïc khoâng tính ñieåm. b. Ñoïc thaønh tieáng caùc tiếng, từ ( 2 ñieåm) - Ñoïc ñuùng, to, roõ raøng, ñaûm baûo thôøi gian quy ñònh: 0,5 ñieåm/ tiếng (từ). - Ñoïc sai hoaëc khoâng ñoïc ñöôïc khoâng tính ñieåm. c. Ñoïc thaønh tieáng câu ( 2 ñieåm) - Ñoïc ñuùng, to, roõ raøng, ñaûm baûo thôøi gian quy ñònh: 2 ñieåm. - Ñoïc sai 1 tiếng: - 0,5 điểm. 2. Đọc thầm: (4 điểm) - Đối với các mục a, b, giáo viên kiểm tra cả lớp trên giấy không quá 8 phút. + Mục a: 2 điểm (nối đúng mỗi cột : 1 điểm) + Mục b: 2 điểm (điền đúng mỗi chỗ 0,5 điểm) II. Phần viết: (10 điểm) a. Âm: (2 ñieåm) - Vieát ñuùng, thaúng doøng, ñuùng côõ chöõ : 0,5 ñieåm/ aâm. - Vieát ñuùng, khoâng ñeàu neùt, khoâng ñuùng côõ chöõ : 0,25 ñieåm/ aâm - Vieát sai hoaëc khoâng vieát ñöôïc : khoâng ñöôïc ñieåm. b. Tiếng: (4 ñieåm) - Vieát ñuùng, thaúng doøng, ñuùng côõ chöõ : 1 ñieåm/ tieáng. - Vieát ñuùng, khoâng ñeàu neùt, khoâng ñuùng côõ chöõ : 0,5 ñieåm/ tieáng - Vieát sai hoaëc khoâng vieát ñöôïc : khoâng ñöôïc ñieåm. c. từ: (4 ñieåm) - Vieát ñuùng, thaúng doøng, ñuùng côõ chöõ :1 ñieåm/töø. - Vieát ñuùng,khoâng ñeàu neùt, khoâng ñuùng côõ chöõ : 0,5 ñieåm/ töø - Vieát sai hoaëc khoâng vieát ñöôïc : khoâng ñöôïc ñieåm. Điểm bài kiểm tra chung là điểm trung bình của phần đọc và phần viết (điểm được làm tròn theo quy định). 18
- Phụ lục 3: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG Môn: Tiếng Việt Thời gian: 40 phút A. ĐỀ KIỂM TRA: Họ và tên: …………………………. Lớp: …… I. Phần đọc: (10 điểm) 1. Ñoïc thành tiếng : (6 điểm) a. Đọc các vần sau: (2 điểm) an, ông, inh, em, ăc, êch, ap, iêp b. Đọc các từ sau: (2 điểm) trái lựu, cuốn lịch, giàn mướp, tức giận c. Đọc câu sau: (2 điểm) Đám mây xốp trắng như bông Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào Nghe con cá đớp ngôi sao Giật mình mây thức bay vào rừng xa. 2. Đọc thầm: (4 điểm) a. Nối ô chữ cho phù hợp: (2 điểm) Bạn Lan đậu trên cành cây. Con chim chăm chỉ viết bài. b. Chọn âm, vần thích hợp điền vào chỗ trống: (2 điểm) + g hay gh: ..... à ri bàn ..... ế + on hay ong: c ..... mèo cái v ..... II. Phần viết: (10 điểm) 19
- Giáo viên đọc cho học sinh viết các vần, từ, câu sau: 1. Vần: ăn, ưng, ênh, ôt, oc, ich, iêp, yêm 2. Từ: bánh chưng, thợ mộc, xem xiếc, cánh buồm 2. Câu: Lúa trên nương đã chín vàng. B. ĐÁP ÁN: I. Phần đọc: (10 điểm) 1. Ñoïc thành tiếng: Đối với các mục a, b, c, giáo viên gọi từng học sinh lên bảng đọc vừa đủ nghe, không quá 2 phút /học sinh. a. Đọc đúng 1 vần được 0,25 điểm. b. Đọc đúng 1 từ được 0,5 điểm. c. Đọc đúng cả câu được 2 điểm, sai mỗi tiếng - 0,1 điểm. 2. Đọc thầm: - Đối với các mục a, b, giáo viên kiểm tra cả lớp trên giấy không quá 10 phút. a. Nối đúng mỗi ô chữ với nhau được 1 điểm. b. Điền đúng mỗi chỗ trống được 0, 5 điểm. + g hay gh: gà ri bàn ghế + on hay ong: con mèo cái võng II. Phần viết: (10 điểm) 1. Vần: (4 điểm) - Viết đúng chữ, thẳng hàng, đúng ô li : 0, 5 điểm/ vần. - Viết đúng chữ, không thẳng hàng, không đúng ô li: 0,25 điểm/ vần. 2. Từ: (4 điểm) - Viết đúng chữ, thẳng hàng, đúng ô li : 1 điểm/từ. - Viết đúng chữ, không thẳng hàng, không đúng ô li: 0, 5 điểm/chữ. 3. Câu: (2 điểm) - Viết đúng chữ, thẳng hàng, đúng ô li cả câu : 2 điểm/từ. - Viết sai 1: - 0, 25 điểm/chữ. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 218 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 188 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 95 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn