Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tạo hứng thú học tập qua nội dung phát triển khả năng Âm nhạc của học sinh tiểu học
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Tạo hứng thú học tập qua nội dung phát triển khả năng Âm nhạc của học sinh tiểu học" nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh tiểu học. Để cho học sinh say mê môn học nghệ thuật hát đúng lời ca, đúng giai điệu, hát có sắc thái truyền cảm cùng với những động tác phụ hoạ đơn giản học sinh dễ thuộc, dễ nhớ. Người giáo viên phải giúp cho các em có sự hào hứng, sôi nổi trong giờ học, tránh việc học âm nhạc là việc làm miễn cưỡng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tạo hứng thú học tập qua nội dung phát triển khả năng Âm nhạc của học sinh tiểu học
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU . BIỆN PHÁP Tạo hứng thú học tập qua nội dung phát triển khả năng âm nhạc của học sinh tiểu học Họ và tên: Nguyễn Thị Liễu Đơn vị: Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. TP. Bắc Giang, tháng 10 năm 2022
- 1 MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................... 2 1. Lí do chọn biện pháp........................................................................... 2 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................ 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 4 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................ 5 1. Cơ sở lí luận của vấn đề....................................................................... 5 2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................... 5 3. Các biện pháp........................................................................................ 6 3.1. Thay đổi vị trí ngồi học của học sinh................................................... 6 3.2. Dạy kể chuyện âm nhạc...................................................................... 7 3.3. Dạy nghe nhạc ……………………………………........................... 10 3.4. Dạy giới thiệu nhạc cụ........................................................................ 12 3.5. Tạo kịch tính trong giờ học ................................................................ 15 3.6. Vẽ tranh minh họa ............................................................................ 16 III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG.............................................................. 18 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 21
- 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn biện pháp Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, góp phần giáo dục học sinh toàn diện, hình thành nhân cách con người. Đồng thời, bước đầu hình thành khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc. Mục tiêu và nhiệm vụ của môn Âm nhạc ở nhà trường còn trang bị cho học sinh một số kiến thức về kỹ năng ca hát, đọc và nghe nhạc; về lý thuyết âm nhạc ở mức độ đơn giản để ở chừng mực nào đó, các em có thể tham gia các hoạt động âm nhạc của cộng đồng. Hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc, ý nghĩa, tác dụng của âm nhạc với đời sống, đồng thời mở mang vốn hiểu biết về âm nhạc dân tộc Việt Nam, tinh hoa âm nhạc thế giới, góp phần bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, trí tuệ, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, làm phong phú thế giới tinh thần nhằm phát triển hài hòa, toàn diện nhân cách học sinh. Nhận rõ tầm quan trọng của chương trình, tôi luôn trao đổi, tìm tòi và nghiên cứu biện pháp: “Tạo hứng thú học tập qua nội dung phát triển khả năng âm nhạc của học sinh tiểu học”. Và đã rút ra cho mình những kinh nghiệm, có những biện pháp giáo dục am nhạc phù hợp. 2. Mục đích nghiên cứu Từ những nhận thức trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh tiểu học. Để cho học sinh say mê môn học nghệ thuật hát đúng lời ca, đúng giai điệu, hát có sắc thái truyền cảm cùng với những động tác phụ hoạ đơn giản học sinh dễ thuộc, dễ nhớ. Người giáo viên phải giúp cho các em có sự hào hứng, sôi nổi trong giờ học, tránh việc học âm nhạc là việc làm miễn cưỡng. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo để làm cho tiết học sôi nổi, sinh động và có hiệu quả, đáp ứng được nhu
- 3 cầu của xã hội về mặt giáo dục nghệ thuật trong trường phổ thông, để phát triển tính toàn diện, hài hòa mọi hoạt động của học sinh. Đây cũng chính là mục đích luôn khiến tôi tìm tòi và viết lên những kinh nghiệm để dạy tiết Âm nhạc làm sao có hiệu quả và chất lượng cao. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Việc xác định nội dung, phương pháp và đối tượng nghiên cứu là vấn đề quan trọng mang tính chất quan trọng của biện pháp. - Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh thì phải có sự đầu tư thích đáng, nghiên cứu tỉ mỉ, có hệ thống nội dung kiến thức cần truyền đạt, phải nắm được nội dung chương trình, yêu cầu của cấp học. Trên cơ sở liên hệ phương pháp đặc trưng của bộ môn và những kinh nghiệm đã được đúc kết từ việc hình thành từ việc soạn, giảng đến hướng dẫn học sinh phương pháp học tập khoa học, chủ động vấn đề nhận thức giải quyết bản thân. - Người thầy phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, không ngừng học tập nhằm đáp ứng nhu cầu trong giảng dạy theo phương pháp đổi mới, chủ động nội dung học tập, thầy là người hướng dẫn truyền đạt, học sinh là người tích cực thực hiện nội dung học. - Giáo viên bộ môn trực tiếp kiểm tra việc thực hiện của học sinh nhằm kịp thời uốn nắn, sửa chữa. Qua đó hình thành cho các em những kiến thức cơ bản cần thiết cho từng phân môn: hát đúng giọng, giai điệu của bài hát đã học một cách chính xác, biết hát diễn cảm, am hiểu 1 số kiến thức âm nhạc, nhạc lý. - Tóm lại chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập là một vấn đề quyết định. Vậy, nhiệm vụ trên có đạt được hay không nó tuỳ thuộc chủ yếu vào sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên, cộng với sự nỗ lực của học sinh. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Giáo viên dạy môn Âm nhạc tiểu học. - Học sinh trường tiểu học - Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. - Phạm vi nghiên cứu: Trường tiểu học nơi tôi công tác
- 4 5. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp đàm thoại. Trực tiếp trao đổi với giáo viên chủ nhiệm xem tình hình học tập của các em, xem các em có hứng thú học môn Âm nhạc không. Trao đổi với các em trong các giờ dạy và đánh giá trong các bài hát sau khi học sinh thực hiện. * Phương pháp điều tra. Khi trực tiếp giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp có thể điều tra các em bằng cách: đặt ra câu hỏi cho nhiều đối tượng khác nhau, để xem các em có thích học hát hay không, có hiểu bài không. Ngoài ra còn xem lại sự thống nhất giữa các phương pháp dạy của các giáo viên để phù hợp với đối tượng học sinh. * Phương pháp quan sát. Dùng trực quan sinh động để dẫn dắt học sinh vào bài học một cách lôgic. Thực tế giảng dạy ở các lớp giáo viên cần chú ý quan sát kĩ năng lấy hơi, nhả chữ, hát rõ lời ca, bước đầu hát luyến, nối chuẩn xác qua các bài hát dân ca, bài hát nước ngoài và bài hát thiếu nhi Việt Nam phù hợp với lứa tuổi của các em học sinh tiểu học. * Phương pháp phỏng vấn. Gặp gỡ trực tiếp một số học sinh để hỏi và tìm hiểu nguyên nhân các em hát thuộc bài hay chưa thuộc, từ đó có biện pháp khắc phục giúp các em ham học và nhanh chóng thuộc bài. * Phương pháp trắc nghiệm. Qua quá trình dạy, khảo sát tôi thấy đa số các em hát đúng giai điệu, tính chất của bài hát. Tuy nhiên còn một số em chưa hát đúng giai điệu, nội dung của bài.
- 5 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận Lâu nay việc dạy Âm nhạc ở trường phổ thông người ta thường trú trọng đến lí thuyết âm nhạc (Nhạc lí) và xướng âm (Tập đọc nhạc) với hi vọng học sinh sẽ nắm được những kĩ năng âm nhạc để vận dụng vào việc sử dụng bản nhạc (đọc nhạc để hát, nhìn bản nhạc để chơi đàn). Điều đó hoàn toàn đúng với cách học âm nhạc ở các trường nhạc, ở các câu lạc bộ có số thời gian thích hợp nhưng với trường phổ thông, việc dạy như vậy khó đạt được mục tiêu của cấp học, bậc học. Môn Âm nhạc ở trường tiểu học phải dạy cho tất cả học sinh dù có hay không có năng khiếu, yêu thích hay không yêu thích âm nhạc và dạy với thời lượng khiêm tốn là 1 tiết/tuần. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc ở trường tiểu học không phải đơn thuần thay đổi, thêm bớt một vài thủ thuật, kĩ xảo dạy học mà trước hết phải thay đổi từ nhận thức, xuất phát từ mục tiêu trường tiểu học, mục tiêu môn học. Đặc điểm âm nhạc là nghệ thuật thời gian. Âm nhạc vang lên và tan biến đi ngay. Âm nhạc tác động trực tiếp vào thính giác và không để lại “vật chất” gì ngoài những ấn tượng trong não. Về mặt thực tiễn, chúng ta thấy trẻ em tiểu học không hào hứng, thích thú với việc học âm nhạc trên lí thuyết khô khan, trừu tượng. Phương châm “Học vui - vui học” và “lấy cái đã biết để dạy cái chưa biết” cần được quán xuyến trong suốt quá trình giảng dạy âm nhạc cho học sinh tiểu học. Âm nhạc ở xung quanh ta, vốn là một nhu cầu bình thường của những con người phát triển bình thường. Tổ chức cho các em tiếp xúc trực tiếp với nghệ thuật này, đó là con đường dẫn học sinh đến với thế giới âm thanh kì diệu. Tất cả những mong muốn ấy phụ thuộc một phần quan trọng vào phương pháp giáo dục và giảng dạy của người giáo viên dạy môn Âm nhạc. 2. Cơ sở thực tiễn * Thuận lợi:
- 6 - Các em học sinh đều yêu thích môn Âm nhạc, đây là một thuận lợi lớn trong quá trình dạy nội dung Phát triển khả năng âm nhạc. - Đại đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình, học sinh có đầy đủ đồ dùng, sách vở. - Ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất như: phòng học Âm nhạc, đàn Oocrgan, đàn Piano kĩ thuật số, bộ gõ, băng đĩa, tivi, máy tính có kết nối mạng… * Khó khăn: - Còn một số học sinh chưa chịu khó, không ham học bộ môn. Và đặc biệt không thích học nội dung Phát triển khả năng âm nhạc. - Sự thiếu quan tâm của một số phụ huynh cho đây là môn học phụ nên không đôn đốc, nhắc nhở con em học bài. - Đồ dùng dạy học như: học liệu số lớp 2 chưa đủ, lớp 3 chưa có. * Phân tích và tiến hành. Muốn thực hiện có hiệu quả nội dung Phát triển khả năng âm nhạc cho học sinh tiểu học người giáo viên cần: - Có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực sư phạm, nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học. - Tâm huyết với nghề, yêu trẻ. Luôn yêu quý các em như con của mình, tận tình, ân cần, luôn theo dõi và gần gũi đối với các em. - Không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. 3. Các biện pháp 3.1. Thay đổi vị trí ngồi học của học sinh Bàn ghế của học sinh được sắp xếp lại, nhằm hỗ trợ hoạt động học tập của các em. Thay cho kiểu truyền thống, giáo viên xếp bàn ghế của học sinh thành các cặp, các nhóm hoặc hình chữ U để tạo không gian cho các em hoạt động, vui chơi hoặc biểu diễn. Xếp theo cách nào sẽ phụ thuộc vào nội dung học tập, hoạt động của học sinh và mục tiêu của từng bài học.
- 7 Phòng học bàn ghế được kê hình chữ U 3.2. Dạy kể chuyện âm nhạc Kể chuyện âm nhạc là nội dung chỉ có ở tiểu học, học sinh tiểu học rất thích nghe kể chuyện và tham gia các trò chơi. Học âm nhạc ở tiểu học, mỗi năm các em được nghe 1 - 2 câu chuyện, đó là những câu chuyện âm nhạc của Việt Nam và các nước. Giáo viên có thể tiến hành kể chuyện theo các bước sau:
- 8 Bước 1: Giáo viên có thể đặt một vài câu hỏi trước khi kể chuyện, như: Theo các em, câu chuyện này nói về điều gì? Em nghĩ điều gì sẽ xảy ra trong câu chuyện? Trong truyện có nhân vật nào? Em nghĩ nhân vật đó như thế nào, sẽ làm gì?... Bước 2: Giáo viên kể chuyện Đây là bước quan trọng nhất khi dạy nội dung này, những điều giáo viên cần lưu ý là: - Nắm vững nội dung câu chuyện. - Ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu, có cảm xúc. - Biết thêm bớt tình tiết để câu chuyện trở nên sinh động, tự nhiên và hấp dẫn hơn. - Biết sử dụng ánh mắt và cử chỉ để diễn đạt câu chuyện. Để hấp dẫn học sinh và giúp các em có thể kể lại câu chuyện đã nghe, giáo viên nên chuẩn bị một vài bức tranh minh họa cho nội dung từng đoạn của câu chuyện. Giáo viên treo tranh lên bảng theo thứ tự, rồi dựa vào đó để kể chuyện. Học sinh theo dõi để ghi nhớ nội dung câu chuyện. Một số lưu ý về vẽ tranh minh hoạ: Một câu chuyện dùng khoảng 4-5 bức là thích hợp; mỗi bức cần thể hiện được nội dung của từng đoạn; nên vẽ trên cùng khổ giấy, cùng chiều giấy, cùng màu sắc và cách vẽ. Nếu không có tranh, giáo viên có thể kể chuyện rồi phát huy trí tưởng tượng của học sinh bằng cách yêu cầu các em vẽ một bức tranh minh họa (đơn giản) cho nội dung từng đoạn trong chuyện. Khi đang kể chuyện, giáo viên có thể tạm dừng lại và đặt một vài câu hỏi, như: Theo các em, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Chuyện gì đang xảy ra trong bức tranh này? Tại sao nhân vật đó lại hành động như vậy? Nếu có điều kiện, có thể tổ chức cho các nhóm đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Bước 3: Củng cố Cách 1: Giáo viên đặt một vài câu hỏi, học sinh trả lời để khắc sâu nội dung câu chuyện.
- 9 Ví dụ: - Câu chuyện xảy ra ở đâu? - Câu chuyện có những ai? Tại sao nhân vật lại hành động như vậy? - Điều gì xảy ra ở phần đầu câu chuyện? Điều gì xảy ra tiếp theo? Điều gì xảy ra ở cuối câu chuyện? - Em yêu thích nhân vật nào, không thích nhân vật nào? - Tên câu chuyện là gì? - Vai trò của âm nhạc trong câu chuyện? - Cảm nhận của em về câu chuyện? Cách 2: Giáo viên đưa ra các chi tiết, yêu cầu học sinh sắp xếp chúng theo trình tự câu chuyện. Ví dụ: Hãy sắp xếp các chi tiết sau theo trình tự câu chuyện Khúc nhạc dưới trăng (Lớp 5). - Bét-tô-ven chơi đàn trong tâm trạng xúc động. - Bét-tô-ven sáng tác bản Sô-nát Ánh trăng. - Bét-tô-ven nghe tiếng nhạc. - Bét-tô-ven mời cha con người thợ giầy đi xem. - Bét-tô-ven nhận ra cô gái bị mù. - Bét-tô-ven gõ cửa và được mời vào nhà. - Cha con người thợ giầy nhận ra Bét-tô-ven. - Bét-tô-ven đi dạo trong đêm. - Câu chuyện của cha con người thợ. Đáp án đúng sẽ là: (1) Bét-tô-ven đi dạo trong đêm (2) Bét-tô-ven nghe tiếng nhạc (3) Câu chuyện của cha con người thợ (4) Bét-tô-ven gõ cửa và được mời vào nhà (5) Bét-tô-ven nhận ra cô gái bị mù (6) Bét-tô-ven chơi đàn trong tâm trạng xúc động (7) Cha con người thợ giầy nhận ra Bét-tô-ven
- 10 (8) Bét-tô-ven mời cha con người thợ giầy đi xem (9) Bét-tô-ven sáng tác bản Sô-nát Ánh trăng Bước 4: Học sinh tập kể chuyện Học sinh có thể đứng tại chỗ hoặc lên trước lớp, dựa vào tranh minh hoạ, kể từng đoạn (phần đầu, phần giữa, phần cuối) hoặc toàn bộ câu chuyện, các em cũng có thể dựa vào những chi tiết đã sắp xếp theo thứ tự để tập kể chuyện. Ngoài ra, tổ chức cho học sinh đóng kịch cũng là một cách dạy học sáng tạo. Giáo viên hoặc một em làm người dẫn truyện, còn phần đối thoại sẽ do các em khác thực hiện. Bước 5: Giáo dục thái độ - Dạy học sinh chăm chú lắng nghe mà không làm việc riêng, không ngắt lời người khác. - Giáo viên nêu vai trò của âm nhạc trong chuyện. - Liên hệ với thực tế để động viên học sinh cố gắng học âm nhạc. Bước 6: Nghe nhạc - Giáo viên giới thiệu một bản nhạc minh họa cho câu chuyện. - Cho học sinh nghe đoạn trích. Với lớp 4,5 giáo viên cần nắm vững câu chuyện và kể lại sao cho sáng tạo, không nhất thiết phải truyền đạt đúng từng từ, mà giáo viên phải trở thành tác giả của câu chuyện, như thế mới tạo được sự hấp dẫn, thu hút được hứng thú của học sinh. 3.3. Dạy nghe nhạc Nghe nhạc là một kĩ năng quan trọng để phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, vì thế hoạt động này được thực hiện khi dạy học tất cả các phân môn, từ Học hát, Tập đọc nhạc, Âm nhạc thường thức đến Nhạc lí. Nghe nhạc là nghe một bài hát hoặc tác phẩm âm nhạc không lời. Hoạt động này nhằm bổ sung cho học sinh hiểu biết về các tác phẩm âm nhạc và năng lực cảm thụ, giúp các em hình thành kĩ năng nghe, đó là sự tập trung và chăm chú, không ồn ào, biết nhận xét hoặc đánh giá về tác phẩm. Nghe nhạc
- 11 còn nhằm giáo dục cho học sinh thị hiếu âm nhạc lành mạnh, phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của các em. Giáo viên có thể cho học sinh nghe nhạc theo các bước sau: Bước 1: Giới thiệu bản nhạc - Giáo viên giới thiệu khái quát về tên bản nhạc, tác giả. - Giáo viên quy định thời gian nghe khoảng bao lâu. Bước 2: Nghe nhạc lần thứ nhất - Giáo viên tự trình bày hoặc mở băng, đĩa nhạc. - Học sinh nghe nhạc có thể kết hợp các hoạt động như gõ nhịp, vận động nhẹ nhàng, vẽ tranh... Bước 3: Trao đổi về bản nhạc - Học sinh nói cảm nhận của mình như: bản nhạc sổi nổi hay tha thiết? nhanh hay chậm? vui hay buồn? đã từng nghe, từng đàn hoặc hát… - Giáo viên đặt câu hỏi và yêu cầu, ví dụ: + Em yêu thích nét nhạc nào trong bản nhạc, hình ảnh nào trong bài hát? + Giọng hát trong băng, đĩa nhạc là giọng nam hay nữ (nếu là bài hát)? + Hình thức trình bày là đơn ca, song ca hay tốp ca (nếu là bài hát)? + Diễn tả lại một nét nhạc nào đó (huýt sáo hoặc đọc bằng nguyên âm)? - Giáo viên kết luận về nội dung, tính chất của bản nhạc. Giáo dục thái độ tập trung khi nghe nhạc hoặc khuyến khích học sinh thường xuyên tìm hiểu và nghe những bản nhạc hay. Bước 4: Nghe nhạc lần thứ hai - Giáo viên tự trình bày hoặc mở băng, đĩa nhạc. - Giáo viên cho học sinh nghe lại một lần nữa. Trước khi cho nghe, giáo viên có thể nhắc lại tên tác phẩm và tác giả để học sinh thêm nhớ. Trong khi nghe cho học sinh chuyển động, nhún nhảy, lắc lư hoặc tự nghĩ ra những động tác múa phụ hoạ theo âm nhạc Lỗi cần tránh khi dạy nghe nhạc là: để học sinh khoanh tay ngồi im, giáo viên cho học sinh nghe bài hát rồi dạy các em bài hát đó. Giáo viên
- 12 hướng dẫn các em tập hát từng câu, yêu cầu học sinh hát đúng giai điệu kết hợp gõ đệm hoặc vận động. Điều này là sai trọng tâm và không đúng mục tiêu, mục tiêu nghe nhạc chỉ để các em hiểu biết về bài hát chứ không phải hát đúng giai điệu bài hát đó. 3.4. Dạy giới thiệu nhạc cụ Môn Âm nhạc ở tiểu học không dạy học sinh cách sử dụng nhạc cụ mà chỉ giới thiệu một số loại nhạc cụ của Việt Nam và thế giới, để các em có hiểu biết sơ lược về những phương tiện biểu diễn âm nhạc. Bước 1: Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của từng nhạc cụ. - Sẽ rất tốt nếu giáo viên có nhạc cụ thật để giới thiệu với học sinh (với những loại phổ biến, dễ tìm kiếm). Nếu không có nhạc cụ thật, giáo viên nên sử dụng tranh ảnh để giới thiệu tên, hình dáng, cấu tạo sơ lược hoặc đặc điểm của từng nhạc cụ. - Giáo viên mô tả tư thế trình diễn nhạc cụ. Ví dụ: Giới thiệu đàn Nhị (Lớp 4) - Giáo viên giới thiệu vai trò của nhạc cụ, ví dụ hay biểu diễn ở dàn nhạc nào, thường đảm nhận vai trò độc tấu hay hoà tấu…
- 13 Bước 2: Nghe âm sắc https://youtu.be/jJD4GqcipTc - Giáo viên dùng ngôn ngữ để mô tả về âm sắc của nhạc cụ. - Giáo viên cho học sinh nghe âm sắc của nhạc cụ (nghe qua nhạc cụ thật, qua âm sắc đàn phím điện tử hoặc qua băng đĩa nhạc). Giáo viên có thể kết hợp với nội dung trong các câu chuyện, bài thơ hoặc bài hát để nói về âm sắc các nhạc cụ. Ví dụ: Bài hát Cộc cách tùng cheng (Phan Trần Bảng) đã mô tả âm sắc của sênh, thanh la, mõ, trống: Sênh kêu nghe tiếng vui nhất cách cách cách cách cách cách. Thanh la kêu tiếng rất vang cheng cheng cheng cheng cheng cheng. Mõ kêu nghe sao đĩnh đạc cộc cộc cộc cộc cộc cộc. Trống kêu rộn rã tưng bừng tùng tùng tùng tùng tùng tùng. Bài Một mùa xuân nhỏ nhỏ (Trần Hoàn) để nhắc đến sênh tiền: Nước non ngàn dặm tình, nước non ngàn dặm mình, đất Huế nhịp phách tiền. Bước 3: Củng cố Có thể chọn một trong các cách sau: - Giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu từng nhạc cụ theo tranh ảnh. - Tổ chức trò chơi, ví dụ học sinh nghe âm sắc rồi đoán tên nhạc cụ hoặc giáo viên mở băng đĩa âm sắc nhạc cụ nào, học sinh thể hiện tư thế trình diễn nhạc cụ đó. - Nghe hoặc xem dàn nhạc biểu diễn có sự tham gia của nhạc cụ nào. Ngoài cách dạy trên, giáo viên có thể dạy kết hợp giữa bước 1 với bước 2. Theo cách này, giáo viên sẽ giới thiệu riêng từng loại nhạc cụ: Tên, hình dáng, đặc điểm, tư thế biểu diễn rồi cho học sinh nghe âm sắc. Giới thiệu xong nhạc cụ này mới chuyển sang nhạc cụ khác. Để phát huy tính tích cực, năng lực tự học và khả năng làm việc theo nhóm, giáo viên có thể chia lớp thành một vài nhóm, giao cho mỗi nhóm giới thiệu một loại nhạc cụ. Tuy nhiên, cần hướng dẫn và tổ chức thật chặt chẽ mới đảm bảo về thời gian và hiệu quả.
- 14 Ví dụ: Cách tổ chức cho học sinh lớp 4 giới thiệu về các nhạc cụ là: đàn Nhị, đàn Tam, đàn Tứ, đàn Tì bà. Nhóm 1 giới thiệu về đàn Nhị, đàn Tam, nếu có nhạc cụ thật thì rất tốt, nếu không thì học sinh phải chuẩn bị tranh ảnh. Trong khoảng 4-5 phút các em cần giới thiệu được về chất liệu của đàn Nhị, đàn Tam, kích thước, cách sử dụng, vai trò, sau đó cho mọi người nghe âm thanh của đàn Nhị, đàn Tam. https://youtu.be/jJD4GqcipTc https://youtu.be/7HMl9caYKIM Đàn Nhị Đàn Tam Nhóm 2 sẽ giới thiệu về đàn Tứ. Nhóm 3 giới thiệu về đàn Tì bà. https://youtu.be/k2cf_uGsiLs https://youtu.be/TC31s4_dHXw
- 15 Đàn Tứ (Đàn Đoản) Đàn Tì bà Giáo viên đánh giá về kết quả công việc của từng nhóm rồi bổ sung thông tin cần thiết cho bài học thêm sinh động. 3.5. Tạo kịch tính trong giờ học Các tiết học cứ diễn ra bình thường theo những bước đã định sẵn sẽ tạo cho học sinh sự nhàm chán, không có hứng thú, học sinh sẽ biết bược tiếp theo sẽ làm gì. Thay vì giảng dạy theo trình tự bình thường, đối với một số tiết học có nội dung kể chuyện âm nhạc, tôi thường tổ chức cho học sinh đóng vai thành một vở kịch với những hình ảnh, tình huống sống động, khiến học sinh quên cả giờ ra chơi. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh biết cách ứng xử các tình huống trong cuộc sống. Qua quá trình giảng dạy, tôi được biết: Phương pháp dạy học sinh đóng vai có rất nhiều ưu điểm và một trong những ưu điểm sau mang lại nhiều kiến thức cho học sinh: - Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. - Gây hứng thú và chú ý cho học sinh.
- 16 - Tạo điều kiện để học sinh được sáng tạo. - Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức. - Thấy được hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. Đối với phương pháp này, tôi thực hiện như sau: + Chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn bị. + Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai: + Các nhóm lên trình bày. Sau khi học sinh trình bày, tôi phỏng vấn học sinh đóng: - Vì sao em lại ứng xử như vậy? - Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử? + Lớp thảo luận, nhận xét: Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở điểm nào? Vì sao? Cuối cùng tôi kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống. Với phương pháp dạy này cần lưu ý: + Tùy vào từng nội dung của tiết dạy Ví dụ: Dạy Kể chuyện Âm nhạc với câu chuyện có nhiều lời thoại như tiết 28: Kể chuyện âm nhạc: Khúc nhạc dưới trăng với những lời thoại của người cha, người con và nhạc sĩ Bét - tô - ven + Tình huống nên để mở, không cho trước “kịch bản”, lời thoại. + Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai + Phải hướng dẫn HS hiểu rõ nhân vật của mình trong khi đóng vai để không bị lạc đề. + Khích lệ cả những học sinh nhút nhát tham gia. + Chuẩn bị một vài đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn khi học sinh đóng vai. 3.6. Vẽ tranh minh họa.
- 17 Khi cho học sinh nghe nhạc hoặc bài hát hoặc về chủ đề thiên nhiên giáo viên nên động viên học sinh vẽ tranh để diễn tả cảm nhận của mình. Hoạt động này phát huy trí tưởng tượng phong phú và năng lực mĩ thuật của các em. Học sinh có nhu cầu vẽ những bức tranh thể hiện sở thích của mình như các nhân vật yêu thích, minh họa câu chuyện cổ tích, các loài vật, cảnh thiên nhiên… Học sinh vẽ tranh khi nghe nhạc Vui đến trường (Chủ đề 3-lớp 2) Học sinh vẽ tranh khi nghe nhạc Vũ khúc đàn gà con (Chủ đề 7-lớp 2)
- 18 Học sinh vẽ tranh khi nghe nhạc về chủ đề Thiên nhiên (Chủ đề 2-lớp 5) Học sinh tiểu học rất thích vẽ minh họa. Muốn vẽ tranh minh họa, giáo viên cần nhắc học sinh chú ý tới những hình ảnh, tình tiết in đậm nét trong trí tưởng tượng của mình. Các em có thể vẽ bằng bút chì, bút mực, bằng một hoặc nhiều màu, có thể vẽ phác thảo hoặc vẽ chi tiết. Với các bức vẽ của học sinh, giáo viên không nên đánh giá về kĩ thuật vẽ mà nên tập trung nhận xét về trí tưởng tượng, sự sáng tạo và cảm xúc của các em với tác phẩm. III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG Kết quả năm học 2021-2022 Khối TSHS Hoàn thành tốt % Hoàn thành % 1,2,3,5 811 130 16,1 681 83,9 Cuối năm học 2021-2022 Khối TSHS Hoàn thành tốt % Hoàn thành % 1,2,3,5 811 350 43,1 461 56,9 - Ứng dụng: Biện pháp này có thể ứng dụng ở tất cả các khối lớp bậc tiểu học. Tôi đã chia sẻ biện pháp này tới một số đồng nghiệp cùng dạy môn
- 19 Âm nhạc trong nhà trường và một số trường bạn, các đồng chí đã áp dụng và có sự phản hồi rất tích cực. Tôi hy vọng rằng, biện pháp tôi đưa ra sẽ phần nào đóng góp thêm cho công tác giảng dạy, phù hợp với các đối tượng học sinh và sẽ được áp dụng trong quá trình giảng dạy trong các trường tiểu học. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - Kết luận: + Ý nghĩa của biện pháp: Theo quan điểm Học vui – Vui học, nhà trường nên tổ chức các buổi sinh hoạt âm nhạc ngoại khóa riêng hoặc lồng ghép với các hoạt động khác dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: Tổ chức cho đội văn nghệ các lớp biểu diễn trong các giờ chào cờ, giờ ra chơi, phối hợp hát trong các buổi phát thanh măng non, biểu diễn trong các ngày lễ....và tham gia các hội diễn văn nghệ của địa phương. Ngoài ra, có thể tận dụng phòng nghe nhìn, phòng bộ môn, nơi có các phương tiện, thiết bị để học sinh được nghe, được xem biểu diễn âm nhạc qua băng hình, băng tiếng nhằm từng bước nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh. + Bài học kinh nghiệm: Trên đây tôi chỉ nêu một số cách giảng dạy nội dung Phát triển khả năng âm nhạc của học sinh trong trường tiểu học mà bản thân tôi thực nghiệm. Với sự cố gắng của mình, tôi hy vọng giáo dục âm nhạc sẽ được trở về đúng vị thế, vai trò của nó trong việc mở rộng tầm hiểu biết, làm phong phú thế giới nội tâm, chắp cánh cho tâm hồn trẻ thơ bay về thế giới trong lành và kì diệu của Chân - Thiện - Mỹ. - Kiến nghị Để nâng cao chất lượng học tập Phát triển khả năng âm nhạc cho học sinh tiểu học tôi xin có ý kiến đề xuất như sau: * Đối với ngành + Cần quan tâm đầu tư về phòng học đạt tiêu chuẩn cho các trường tiểu học. + Trang bị các tư liệu, dụng cụ như: nhạc cụ, học liệu số và các thiết bị liên quan đến bộ môn Âm nhạc. * Đối với trường và địa phương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi tỉnh Kiên Giang, thực trạng và giải pháp
21 p | 815 | 111
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 5
36 p | 88 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 5
27 p | 42 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phân môn học vần lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả
39 p | 39 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3
38 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
30 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học (2021)
21 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4
28 p | 10 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi vận động trong tiết dạy Thể dục cho học sinh lớp 1 ở Tiểu học
59 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở lớp 2
25 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy chuyên đề hình học cho học sinh lớp 5
26 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Đổi mới phương pháp tổ chức lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh cho thiếu nhi trường tiểu học Thanh Liệt (2021)
25 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn