Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần
lượt xem 7
download
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần được nghiên cứu với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình để gìn giữ và phát triển những giá trị trong thế giới tâm hồn trẻ thơ, là cơ sở giúp đối tượng bạn đọc tiếp cận gần hơn với tác phẩm, đặc biệt giúp các bậc phụ huynh có những nhìn nhận đánh giá khách quan trong việc lựa chọn sách cho con em.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu văn học thiếu nhi nói chung và truyện viết cho thiếu nhi nói riêng được quan tâm chú ý. Nhìn chung các công trình mới đi vào nghiên cứu văn học thiếu nhi trên những nét tổng thể mà chưa đi sâu nghiên cứu các tác giả, tác phẩm cụ thể. Việc bồi đắp tâm hồn trẻ thơ là điều hết sức quan trọng, muốn một tác phẩm hay đến với các em nhỏ thì việc tìm hiểu kĩ càng về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm là hết sức cần thiết. Có thể khẳng định Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là một trong những tác phẩm đem đến giá trị giáo dục cao. Chính sức hút của tác phẩm không chỉ giới hạn ở đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi mà còn lôi cuốn những người đọc lớn tuổi, nên người viết chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần”. Thông qua thế giới nghệ thuật của tác phẩm, chúng tôi muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình để gìn giữ và phát triển những giá trị trong thế giới tâm hồn trẻ thơ, là cơ sở giúp đối tượng bạn đọc tiếp cận gần hơn với tác phẩm, đặc biệt giúp các bậc phụ huynh có những nhìn nhận đánh giá khách quan trong việc lựa chọn sách cho con em. 2. Lịch sử vấn đề Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần đang được rất nhiều độc giả quan tâm đón nhận. Nếu coi tác phẩm là đứa con tinh thần thì quan điểm và tư tưởng của Nguyễn Ngọc Thuần chính là dòng máu, sức sống nội tại nuôi dưỡng đứa con ấy lớn mạnh mãi với thời gian. Những gì nhà văn viết ra đều thể hiện chính tâm tư tình cảm và những quan điểm của mình về cuộc sống con người, về nhân tình thế thái. Nguyễn Ngọc Thuần là một cây bút trẻ nhưng đã nắm trong tay rất nhiều giải thưởng quan trọng. Văn chương của anh đẹp và có sức lôi cuốn kỳ diệu với độc giả ở mọi lứa tuổi. Xung quanh truyện Nguyễn Ngọc Thuần không có quá nhiều tranh cãi, xung đột và những ý kiến trái chiều như sáng tác của nhiều nhà văn hiện đại cùng thời với anh nhưng không vì thế mà tác phẩm của anh bị lãng quên mà ngược lại, dường như cùng với thời gian những giá trị cao đẹp, mang tính nhân văn sâu sắc trong các sáng tác của anh ngày càng được tìm hiểu và nghiên cứu nhiều hơn. Với tâm thế “viết cho thiếu nhi thì không thể dùng tâm hồn của một ông già”, Nguyễn Ngọc Thuần luôn đặt mình vào điểm nhìn của một đứa trẻ để lượm nhặt câu chữ thật cẩn thận. Đôi khi sự gồng gánh cảm xúc chênh vênh khiến tác giả chiêm nghiệm “Trẻ con thích nhìn sự vật lớn hơn hoặc nhỏ hơn với bản thân chúng. Khi giá trị cực tiểu và cực đại đứng gần nhau, thường sự bất thường sẽ xảy ra" và điều bất thường ấy chính là sự khác biệt giữa điểm nhìn người lớn và điểm nhìn trẻ thơ. Người đọc chưa bao giờ bị lẫn cảm xúc “trẻ con người lớn” khi chiêm ngưỡng những tác phẩm của anh. Anh luôn tôn trọng những nhân vật nhí của mình, điều đó được tác phẩm minh chứng sắc nét khi nhân vật người lớn bên cạnh việc giáo dục con bằng những bài học nhỏ, họ hóa thành những người bạn thân thiết để lắng nghe tâm tình của trẻ, thậm chí trẻ có quyền thay đổi quan niệm sống của bố mẹ nếu chúng đúng. Nguyễn Ngọc Thuần viết văn cho thiếu nhi nhưng người lớn đọc cũng phải “say mềm”, bài học không chỉ tặng riêng cho trẻ mà còn nhắn nhủ với cha mẹ chúng “giáo dục phải đúng cách". Cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã từng nói: “Nếu văn nghệ sĩ là kỹ sư tâm hồn và nhà giáo dục cũng là kỹ sư tâm hồn thì văn nghệ sĩ sáng tác cho thiếu nhi là hai lần kỹ sư tâm hồn”. Nguyễn Ngọc Thuần đã thực sự xứng với danh “hai lần kĩ sư tâm hồn” vì trong anh luôn kỳ công đi tìm những mảnh ghép sáng rực để tạo thành một thế giới tình thương, cái nôi tinh thần vững vàng nhất 1
- trong tâm hồn trẻ. Như vậy, những quan niệm của Nguyễn Ngọc Thuần về văn chương cũng như những ý niệm về văn hóa trẻ thơ đã khiến độc giả khâm phục cái “tâm” của một người làm nghệ thuật. Anh luôn hướng trẻ em đến một thế giới tươi đẹp, ở đó trẻ em được ước mơ và thực hiện mơ ước của mình, trẻ được sống một cuộc sống hạnh phúc, đầm ấm, tự do và thoải mái, trẻ thoát khỏi sự trói buộc, sự “cưỡng chế” của người lớn. Anh đã gieo trong tâm hồn các em nhỏ “hạt giống niềm tin” về một điều kỳ diệu. Những sáng tác dành cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý từ giới phê bình và nghiên cứu văn học. Hàng loạt các bài viết xuất hiện trên các tạp chí như minh chứng cho vị trí của tác giả trên địa đàng văn học thiếu nhi Việt Nam. Nguyễn Ngọc Thuần là một cây bút trẻ nhưng đã nắm trong tay rất nhiều giải thưởng quan trọng. Văn chương của anh đẹp và có sức lôi cuốn kỳ diệu với độc giả ở mọi lứa tuổi. Nhìn chung, các bài viết về Nguyễn Ngọc Thuần chủ yếu là các bài phỏng vấn, trao đổi trên báo in và báo mạng. Có thể liệt kê hàng loạt các bài báo viết về Nguyễn Ngọc Thuần như bài Nguyễn Ngọc Thuần: Tôi muốn trở thành một người thợ lành nghề (Báo Thanh niên); Nguyễn Ngọc Thuần và bữa dạ tiệc trên ngón tay (Phạm Thanh Thảo); Nguyễn Ngọc Thuần – Cuộc chơi văn chương cần một tinh thần đẹp (Dương Vân); Vài khơi gợi từ thế giới Nguyễn Ngọc Thuần: Một khu vườn quyến rũ (Nhã Thuyên); Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ; Người kể chuyện cổ tích hiện đại (Nguyễn Thị Minh Thái); Nguyễn Ngọc Thuần – nhà văn thân quý của trẻ em (Trần Viết Nhi)…. Các bài viết đã khai thác phần nào những nét đặc sắc tiêu biểu trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần cũng như quan điểm nghệ thuật của anh – nhà văn thân quý của trẻ em. Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn, trong bài viết Nhìn lại 5 năm văn học nước nhà đăng trên báo điện tử Tienphong.vn (số ra ngày 18/1/2005) đã dành những dòng thật ưu ái cho Nguyễn Ngọc Thuần, coi nhà văn như một hiện tượng nổi bật nhất trên văn đàn văn học thiếu nhi Việt Nam thời hiện đại: “Riêng Nguyễn Ngọc Thuần thực sự là một hiện tượng! Chỉ trong vài năm, Nguyễn Ngọc Thuần cho ra mắt 4 cuốn sách, đoạt 4 giải thưởng văn học danh giá, được báo chí đồng thanh biểu dương, được in đi in lại, điều này không phải cây bút nào cũng làm được. Nguyễn Ngọc Thuần đã vinh danh cho văn học thiếu nhi, lĩnh vực thường bị bỏ sót trong các công trình văn học sử”. Lã Thị Bắc Lý trong Giáo trình văn học thiếu nhi có nhận xét, đánh giá về nhà văn trẻ này như sau: “Nguyễn Ngọc Thuần có lối viết không mới mà vẫn lạ. Anh thu hút người đọc ở giọng văn trong trẻo, với cái nhìn hồn nhiên, đầy sự ngạc nhiên thơ trẻ. Thế giới xung quanh rất quen thuộc qua con mắt của anh bỗng trở nên sống động, tinh khôi, trong vắt và đầy yêu thương mới lạ. Nguyễn Ngọc Thuần được coi là một hiện tượng của văn học thiếu nhi Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XXI”. Trong bài Vài khơi gợi từ thế giới Nguyễn Ngọc Thuần: Một khu vườn quyến rũ [27], tác giả Nhã Thuyên đã bộc lộ cảm xúc và những ghi nhận của mình về văn của Nguyễn Ngọc Thuần. Theo tác giả, thế giới trong văn của anh là một thế giới có sự phiêu lưu, sự lạ… Bên cạnh đó có cả “cấu trúc trò chơi” xâu kết các trang sách, một thế giới trò chơi giữa các nhân vật. Ngoài ra, tác giả Nhã Thuyên đã chỉ ra bút pháp nghệ thuật mà Nguyễn Ngọc Thuần đã sử dụng để sáng tạo nên những trang văn đẹp, giàu sức biểu cảm, đó là bút pháp cổ tích, là những giãn nở bất tận, không gian vườn hoa… Đã lâu lắm rồi từ cái thời còn đắm chìm trong Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài hay Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, một luồng gió mới lạ đã thổi vào dòng văn học thiếu nhi, tạo nên một sức sống mới cho dòng văn học này. Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một tác phẩm như vậy, đó là những câu chuyện rất đỗi đời thường và hồn nhiên của một cậu bé 10 tuổi. Cái thế giới 2
- của cậu bé ấy cũng nhỏ hẹp như chính số tuổi của cậu. Thế giới ấy có bố, có mẹ, có những người hàng xóm, có cô giáo, có tụi bạn cùng lớp, có cả một khu vườn đầy hoa lúc nào cũng thơm ngát dưới ánh trăng đêm. Và cậu bé bằng lòng, hòa mình vào rồi khám phá thế giới ấy. Những câu chuyện của cậu bé 10 tuổi cũng vô cùng giản dị như chính lứa tuổi ấy của cậu. Đó là chuyện về chú Hùng hàng xóm mỗi sáng lại chui vào tấm mền mà cậu đang nằm ngủ và hỏi “Có ai ở nhà không?”. Chuyện về ông Tư bị mất tay vì cứu một cậu bé trong chiến tranh. Chuyện cô giáo Hà có đôi guốc xanh, đỏ. Chuyện cô Hồng mất con. Chuyện hai ông cháu người ăn xin tiếc tiền mua vườn. Chuyện một “người lạ mặt” bí mật để lại những viên kẹo ở bàn sau giờ tan lớp… Những câu chuyện “thuần trẻ thơ” đôi khi ngốc nghếch, ngô nghê, đôi khi khờ khạo đến tức cười. Nhưng đằng sau mỗi câu chuyện là một bài học về sự cho đi và nhận lại, bài học về tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm… Những bài học cứ tự nhiên hiển hiện sau câu chữ, chứ không hề sa vào lối viết khô khan, giáo điều... Trong cuộc sống đang hối hả chảy trôi này, những người lớn như chúng ta, phải chăng đôi khi cũng cần nhắm mắt lại, để trái tim mình cảm nhận, để đôi tai mình lắng nghe những nhịp đập khe khẽ ngân lên từ cuộc sống, những nhịp đập mà đôi khi chúng ta vô tình quên mất bởi guồng quay cuộc sống không chờ đợi một ai. Nguyễn Ngọc Thuần viết đẹp, nhẹ nhàng, văn phong đầy chất thơ mà vẫn không mất đi cái hồn nhiên, nhí nhảnh của tuổi thơ. Tác phẩm được chia thành nhiều truyện ngắn nhỏ, mỗi truyện ngắn lại mang tới cho người đọc một câu chuyện nho nhỏ khác nhau trong cuộc sống dưới cái nhìn của cậu bé 10 tuổi. Ở tác phẩm này không có những nút thắt, những tình huống, câu chuyện li kì bởi lẽ nó đơn giản là cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ về thế giới xung quanh của cậu bé. Đây là tác phẩm đoạt giải A cuộc vận động sáng tác văn học thiếu nhi do Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Trẻ tổ chức, được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, sau đó tác phẩm được dịch sang tiếng Thụy Điển và được trao giải Peter Pan của Thụy Điển.Và sau đó Nhà xuất bản Trẻ tiếp tục cho ra mắt bản dịch Tiếng anh với tên gọi Open the window, eyes closed. Chừng đó đủ để thấy Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ có được sức hấp dẫn như thế nào. Nhà văn Hồ Anh Thái từng thốt lên rằng: “Nghĩ ngợi loay hoay, nhân đọc cuốn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, đọc xong ngẩn ngơ lâu lâu. Văn phong đẹp, trong vắt. Người đọc soi vào đấy, thấy cả những ao ước tuổi thơ mình. Đúng giọng đúng kiểu trẻ con, không phải giả vở ngọng nghịu như phần lớn người viết truyện thiếu nhi dễ mắc. Nhưng cũng không tự nhiên chủ nghĩa ú ớ trẻ con mãi. Sau khi đã tạo dựng được một thế giới trẻ con đáng tin cậy, tác giả khéo lồng vào đó chất lãng mạn tuyệt vời khiến những ai từng là trẻ con đều phải bâng khuâng” . Tiến sĩ văn chương Nguyễn Thị Minh Thái nhận định: “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã thật sự là một cú đúp ngoạn mục về văn chương. Mỗi truyện ngắn nho nhỏ trong đó đã là một truyện tặng cho bạn đọc trẻ thơ, lại vừa là một truyện dành cho người lớn. Bởi chúng nhiều tầng nghĩa, giàu chất thơ, và có lẽ bởi cả tác phẩm chính là kết quả cái nhìn độc đáo của một chủ thể thi sĩ viết văn xuôi, với động thái đắm đuối nhị nguyên rất mới lạ: Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ… nhìn ra thế giới. Và chỉ để phát hiện ra rằng “thế giới” chính là tất cả những gì thân thuộc, thân mến nhất ngay ở trước mắt…” Nhà văn Phan Thị Vàng Anh từng nói: “Cái kỹ thuật tung xa để bắt gọn lại như thế có lẽ là cái rất thiếu trong các sáng tác của nước mình. Cái lấn cấn duy nhất của tôi, có lẽ một phần vì ganh tị, là vì sao lại có người Việt Nam viết được theo lối này, viết được như thế này ?” Nhìn chung có rất nhiều những nhận xét, đánh giá, bàn định của các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học nổi tiếng về truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần. Tuy nhiên, 3
- đó chỉ là những lời nhận xét, bàn định khái quát, chưa đi sâu vào nghiên cứu đầy đủ nghệ thuật trong tác phẩm cụ thể. Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu về sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần trên các phương diện khác nhau như: Đặc điểm truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần của tác giả Tạ Thị Liên hay Đặc sắc nghệ thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần của tác giả Lê Thị Hằng. Nhìn một cách tổng quan, gần như chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Là một độc giả rất yêu mến các tác phẩm của nhà văn, đặc biệt là tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, chúng tôi mong muốn không chỉ tìm hiểu truyện của Nguyễn Ngọc Thuần ở mức độ sơ lược khái quát, mà còn muốn nghiên cứu sâu tác phẩm thông qua “ Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần” để tìm ra nét độc đáo, mới lạ, sức hút của tác phẩm và nhìn nhận những giá trị thẩm mỹ, đặc sắc nghệ thuật đó một cách khoa học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài là thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi khảo sát đặc sắc nghệ thuật ở tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, xuất bản năm 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp phân tích – tổng hợp - Phương pháp hệ thống - Phương pháp so sánh 5. Đóng góp của đề tài Về mặt lí luận, đề tài nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, từ đó đưa ra một cách tiếp cận mới về nghệ thuật trong tác phẩm, qua đó góp phần làm nổi bật vị trí của nhà văn trong quá trình đổi mới của văn xuôi đương đại. Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần vào việc tiếp nhận, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong truyện dài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, qua đó là tài liệu quý cho giáo viên, sinh viên và quý bậc phụ huynh quan tâm và tham khảo. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được thể hiện trong 3 chương: Chương 1. Hành trình sáng tạo của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần. Chương 2. Thế giới nhân vật trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Chương 3. Ngôn ngữ, giọng điệu, biểu tượng trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. 4
- NỘI DUNG CHƯƠNG I: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC THUẦN 1.1. Vài nét về tiểu sử Nguyễn Ngọc Thuần sinh năm 1972 trong một gia đình thuần nông nghèo khó tại tỉnh Bình Thuận, một miền quê bình dị của những “mảnh vườn hoa trái và cả những cơn mưa thườn thượt mấy tháng, rồi trận bão cát trắng xóa một màu” [12, tr.97]. Nguyễn Ngọc Thuần đến với văn học thiếu nhi khi trước đó đã có rất nhiều những cây bút mà tên tuổi cũng như tác phẩm của họ đã thành công và trở thành nhu cầu giải trí không thể thiếu đối với bạn đọc như Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ... Đặc biệt ngay trước anh là Nguyễn Nhật Ánh, người được mệnh danh là cây bút xuất sắc nhất viết cho thiếu nhi cuối thế kỷ XX. Những cố gắng, nỗ lực của Nguyễn Ngọc Thuần đã được ghi nhận bằng các giải thưởng văn học cao quý và đặc biệt anh còn được Thủ tướng chính phủ trao tặng bằng khen “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2004”. Một bằng khen cho sự cách tân đổi mới như tấm huy chương của những phấn đấu không ngừng nghỉ. Nhìn chung, những sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần còn chút khiêm tốn về mặt số lượng nhưng tác giả đã thực sự thành công khi chiếm được một vị trí đắc địa trên cánh đồng văn chương dành cho bạn đọc nhỏ tuổi. 1.2. Quan niệm của Nguyễn Ngọc Thuần về truyện viết cho thiếu nhi 1.2.1. Văn chương phải đẹp và nhân văn Cái đẹp và tính nhân văn trong truyện viết cho thiếu nhi của anh được thể hiện ở mối giao cảm giữa người với người trong cuộc sống. Sự ứng xử có văn hóa của các nhân vật thông qua lời nói và hành động đẹp đã đẩy tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần lên tầm cao và hướng đến giá trị nhân văn. Cái đẹp trong văn xuôi thiếu nhi Nguyễn Ngọc Thuần xuất phát từ điểm nhìn dưới cặp mắt trẻ thơ của nhà văn. Văn thiếu nhi của anh khác với các nhà văn khác ở sự kết hợp giữa các yếu tố màu sắc, đường nét trong hội họa, sự giản dị, trong sáng và tinh khiết trong ngôn từ. Giọng văn đầy chất cổ tích trong từng trang viết của anh đã tạo nên mối giao cảm đa chiều giữa nhân vật với nhân vật, nhân vật với độc giả và giữa độc giả với tác giả. Nguyễn Ngọc Thuần có những suy nghĩ, quan điểm rất độc đáo và mới mẻ. Anh cho rằng: “Văn chương thì phải đẹp và nhân văn. 5
- Trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất. Tôi là dân mỹ thuật, nếu viết không đẹp thì đừng viết” [8, tr.53]. 1.2.2. Nhà văn là người bạn trẻ và văn chương xuất phát từ tâm tính Với Nguyễn Ngọc Thuần khi viết văn điều đầu tiên là phải xác định được đối tượng mình phản ánh để có những điều chỉnh thích hợp. Đó là viết cho ai? Anh viết cho cả thiếu nhi và người lớn nhưng dường như anh có duyên hơn khi viết cho thiếu nhi. Hầu hết các tác phẩm viết cho thiếu nhi của anh đều được giải và được độc giả yêu thích. Nhà văn quan niệm: “Viết cho thiếu nhi và viết cho người lớn cũng là một cách viết nhưng tôi tìm cách trình bày câu văn sao cho ngắn gọn, dễ hiểu. Khi viết, tôi đặt mình vào vị thế của một đứa trẻ để xem chúng có hiểu không, có thích thú không. Tôi cứ viết các ý tứ ra hết, thấy chỗ nào hơi “quá tầm” một chút là gạch bỏ, cứ gạch chỗ này, xóa chỗ kia cho đến khi nào thấy được. Viết truyện cho người lớn đọc thì dễ hơn nhiều, mình nghĩ gì thì viết vậy...” [25]. Anh cho rằng: “Nếu trẻ con thích đọc truyện tôi, có lẽ là bởi... tôi giống trẻ con. Giống ở chỗ thích nhìn sự vật lớn hơn hoặc nhỏ hơn bản thân chúng. Khi giá trị cực tiểu và cực đại đứng gần nhau, thường sự bất thường sẽ xảy ra” và “Tôi viết để sau này con tôi đọc” [24]. Văn chương xuất phát từ tâm tính. Đó cũng chính là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên giọng kể chuyện vừa cổ tích vừa hiện đại trong văn xuôi của Nguyễn Ngọc Thuần. Anh tự nhận mình có trái tim hơi cổ điển. Với một cuộc sống riêng hơi chậm trong việc hòa đồng với môi trường nên anh đưa vào văn chương cái nhìn cuộc sống lạc quan hơn bản tính vốn có của anh và có phần “lạ biệt” hơn so với cuộc sống đang diễn ra xung quanh. Chính vì thế, người đọc luôn thấy thế giới trong những trang văn của anh thật nhẹ nhàng, đầm ấm và tươi đẹp, không có tranh đấu cũng không có nhiều mâu thuẫn, xung đột gay gắt mà bao trùm lên tất cả là tình người, tình yêu thiên nhiên. Trong hành trình cần mẫn gom nhặt những nét đẹp của cuộc sống làm giàu có cho tâm hồn trẻ thơ, Nguyễn Ngọc Thuần đã có những quan niệm nghệ thuật được thể hiện trong các sáng tác cụ thể góp phần tạo nên dấu ấn, phong cách của anh trên văn đàn cũng như trong lòng bạn đọc. Với vốn sống, vốn văn hóa được tích lũy từ chính cuộc đời, bắt đầu từ khi anh còn là một cậu bé học trường làng đến khi trưởng thành, học tập tại trường Đại học Mỹ thuật và công tác tại báo Mực tím, báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. Với những trải nghiệm thú vị, những bài học rút ra từ cuộc sống, Nguyễn Ngọc Thuần bằng tài năng sáng tạo tuyệt vời đã cho ra đời một loạt tác phẩm hay được nhiều độc giả yêu mến. Có thể nói, với những trang viết của mình, Nguyễn Ngọc Thuần đã góp thêm một tiếng nói làm đa dạng thêm cho văn học Việt Nam đương đại. Anh đã đem đến cho người đọc cách hình dung về văn học và cách cảm thụ không giống như trước nữa, giúp cho độc giả tìm được những dư âm trong trẻo, hồn nhiên còn lắng lại trong tâm hồn mình. 1.3. Tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ trên hành trình sáng tạo của Nguyễn Ngọc Thuần Cuốn sách như một cuốn nhật ký của cậu bé Dũng, nơi cậu kể lại tất cả mọi chuyện xảy ra trong cuộc đời mình, qua đó ta thấy được “Một thế giới của cả con trẻ lẫn người lớn, được kể lại trong giọng kể của một cậu bé 10 tuổi. Và con mắt của cậu bé cũng như thể một tấm gương, có độ trong đặc biệt, làm người lớn đọc mà cảm động và... buồn, vì gương của mình đã đục bớt” (nhà văn Phan Thị Vàng Anh). Thế giới của cậu bé có bố, mẹ, bạn bè, cô giáo, hàng xóm…, đều là những người thân thương, chăm chỉ, tình nghĩa, nhân ái, đã vun đắp nên những mầm cây yêu thương, quan tâm, chia sẻ… trong khu vườn tâm hồn tinh khôi và màu mỡ của cậu bé Dũng. Thế giới của cậu có những câu chuyện ngộ nghĩnh như cái răng khểnh, bày tỏ tình yêu, những câu 6
- chuyện gần gũi như trồng hoa, tắm mưa, lại có những chuyến phiêu lưu ly kỳ như lạc trong rừng, bị rắn cắn, cũng có chuyện buồn như bé Thương vừa ra đời đã mất, ông cháu ăn xin… 19 chương là 19 câu chuyện, mỗi câu chuyện cậu bé Dũng lại nhận được những bài học nhỏ trong cuộc sống, và cậu ghi nhớ, nâng niu, học tập theo. Tập truyện đạt gải A cuộc thi văn học nghệ thuật “Cuộc vận động sáng tác văn học thiếu nhi năm 2002” do Nhà xuất bản trẻ Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, đước phát hành lần đầu năm 2004. Sách được tái bản nhiều lần. Năm 2007, truyện được dịch sang tiếng Thụy Ðiển với tên “Blunda och öppna ditt fönster” và đến năm 2008 đã giành được giải thưởng Peter Pan của Thụy Ðiển cho mảng văn học thiếu nhi. Ngoài ra, sách cũng được chuyển ngữ sang tiếng Anh dưới tên “Open the window, eyes closed”. Tờ báo Vnexpress.net đã bình chọn cho Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một trong 10 tác phẩm văn học thiếu nhi kinh điển của Việt Nam. Cuốn sách được mệnh danh là “Hoàng tử bé” của Việt Nam. Nhìn một cách khái quát, truyện dài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một dấu son rực rỡ trên hành trình sáng tạo với những nỗ lực không mệt mỏi của Nguyễn Ngọc Thuần nhằm đem lại một tác phẩm có giá trị đến với độc giả. Theo sát quá trình sáng tạo ấy, chúng ta thấy trong ngòi bút này có sự bay bổng, nên thơ với giọng điệu trữ tình trong trẻo pha chất triết lý hồn nhiên đúng với lứa tuổi của các em nhỏ. Tác phẩm tiêu biểu cho một cố gắng thể nghiệm của nhà văn trên con đường sáng tạo nghệ thuật, được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. CHƯƠNG II: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM “VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ” 2.1. Giới thuyết về nhân vật 2.1.1. Khái niệm nhân vật Lí luận văn học do Phương Lựu (chủ biên) đã định nghĩa: “Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật không tên như thằng bán tơ, lính hầu, con sen, những kẻ đưa tin trong truyện Kiều… đó là những con vật bao gồm cả quái vật, thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung ý nghĩa của người” [10, tr.6]. Một tác phẩm văn học không thể thiếu vắng nhân vật cũng như một vở kịch không thể không có diễn viên. Thông qua nhân vật, nhà văn tái hiện được hiện thực cuộc sống một cách khách quan và cũng thông qua nhân vật nhà văn thể hiện tư tưởng quan niệm của mình về cuộc sống. Nhân vật chính là yếu tố then chốt của tác phẩm văn học. 2.1.2. Vai trò của nhân vật trong các tác phẩm văn học Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật văn học. Một tác phẩm văn học được đánh giá là có giá trị, có chiều sâu, có cuộc sống lâu bền khi tác phẩm ấy khắc họa rõ nét, chân thực và sinh động hình tượng nhân vật. Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn 7
- những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Nói tóm lại, nhân vật có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm văn học. Tất cả tinh thần, tư tưởng của tác phẩm mà nhà văn gửi gắm đều được thể hiện qua hệ thống nhân vật. Đây là yếu tố quan trọng không thể thiếu và làm nên thành công của tác phẩm. 2.2. Nhân vật người lớn 2.2.1. Nhân vật bố, mẹ Nguyễn Ngọc Thuần đã biết đặt mình vào vị trí của trẻ thơ, anh thấu hiểu nỗi lòng con trẻ và biết được con trẻ cần những gì. Vì thế trong truyện viết cho thiếu nhi của anh, nhân vật trẻ em luôn được bố mẹ quan tâm chở che và thương yêu hết mực. Bố mẹ không áp đặt suy nghĩ hay bắt ép con cái làm theo những điều mình nghĩ mà luôn đồng hành tin cậy, người sẻ chia buồn vui, người dẫn dắt các em bước vào đời. Người bố đã khéo léo cho cậu con trai yêu quý của mình biết những điều giản dị trong cuộc sống bình thường bằng cách làm thật hiệu quả. Để dạy con trai biết thưởng thức cái đẹp của những bông hoa trong khu vườn nhà mình, đầu tiên ông đã đưa con ra vườn cùng lao động bằng cách làm những đồ dùng nhỏ phù hợp với sức của con, hướng dẫn con biết tưới nước cho cây, biết bắt sâu nhổ cỏ và chăm sóc để cây tốt tươi đơm bông kết trái. “Nhà tôi có khu vườn rất rộng. Bố trồng nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới. Bố làm cho tôi một cái bình nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất vừa tay. Bố lại lấy hộp lon gò thành cái vòi sen nữa.” [11, tr.9]. Nếu bố là người dạy dỗ, hướng dẫn con cái tìm hiểu và khám phá cuộc sống thì mẹ là người luôn quan tâm tới những điều nhỏ bé thường nhật của con, chăm lo cho con từng miếng ăn giấc ngủ. Tình thương của mẹ dành cho con thật bao la, nồng ấm. Thật hạnh phúc cho những ai lúc nào cũng có mẹ kề bên chăm sóc, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Người mẹ trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã dạy con phải biết san sẻ niềm vui, nỗi buồn với mọi người, nên mang những “món quà yêu thương” như thế nào để tặng người khác. Tặng quà cũng cần những cách riêng với lối ứng xử văn hóa đúng mực – phải xuất phát từ tấm lòng, thực tâm. Cha mẹ còn dạy con tình người cần phải được thử thách, hoạn nạn sẽ hiểu lòng nhau và thương nhau hơn. Trong cuộc sống, giông tố xảy ra bất chợt không báo trước, và điều quan trọng là con người “đối mặt thế nào” trước chúng. Chương 8 Một ngày kinh hoàng là một thử thách lòng người. Khi lũ trẻ tự ý bỏ nhà để “tạo một cuộc thám hiểm chốn rừng sâu” và cuối cùng chúng “thất bại thảm hại”. Một nhà văn Nga đã từng nói: “Viết cho trẻ phải vui tươi, hấp dẫn, dẫu là những việc nghiêm chỉnh nhất. Tiếng cười không chỉ là nghịch ngợm mà cũng là nghiêm chỉnh, dạy dỗ”. Với cái tài và cái tâm của mình cùng với sự thấu hiểu và nắm bắt trọn vẹn tâm lý, Nguyễn Ngọc Thuần thực sự đã làm được điều đó qua những bài viết đầy chất trẻ thơ và đậm chất nhân văn. Nhà văn đã khai thác triệt để mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái bằng hệ thống những bài học về đạo đức làm người và tình yêu cuộc sống. Bố và mẹ ân cần dạy con yêu những bài học làm người, bài học đạo đức truyền thống và luôn lắng nghe con tâm sự như một người bạn tri kỷ. Và cậu bé Dũng đã tiếp nhận điều đó như những món quà mà cha mẹ ban tặng cho cậu. 2.2.2. Những người hàng xóm thân thiết 8
- Trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, những người hàng xóm thân thiết với nhân vật tôi đó chính là chú Hùng, cô Hồng và ông Tư. Chú Hùng là người cùng làng hay sang nhà tôi uống trà với bố. Chú Hùng là người rất vui tính, tính tình hiền lành và chú là người siêng năng chăm chỉ. Buổi sáng chú thường hay sang đánh thức tôi dậy bằng nhiều cách nói khác nhau khiến tôi rất vui. Hôm thì chú chui vào mền của tôi rồi hỏi: Có ai ở nhà không: Tôi nói: có, có…! Sao tui không thấy ai mở cửa vậy cà. Hình như đi vắng phải không? Chú gầm ghè. Tôi nói: Tui cũng không biết nữa chú hai ơi! Vậy ai lên tiếng với tôi vậy cà? Đó là cái nhà. Tui là cái nhà đây! … Hai chú cháu ồ lên cười. Tôi ôm lấy cổ chú và cứ như thế, chú đi thẳng bàn, khồng hề vịn tôi.” [11, tr.23]. Có hôm chú sang và chọc tôi có phải là cái bánh xèo không?. “Tôi hét lớn: Không. Tui là con cọp!”. Chú còn hay chơi trò chơi vật tay với tôi và chú luôn là người thua cuộc, chú lấy lí do thật khéo tại vì buổi sáng tôi không chịu đánh răng nên mới thua. Nhưng thực ra đó là chú nhắc khéo tôi. A! Tui biết rồi, tại vì sáng ngủ dậy, tui không chịu đánh răng. Tôi biết chú nhắc khéo tôi. Ghê lắm! [11, tr.24] Điều này vừa làm tôi vui vừa nhắc nhở tôi phải chăm đánh răng vào mỗi buổi sáng khi mới ngủ dậy. Có một người hàng xóm vui tính và tốt bụng như vậy còn điều gì vui sướng hơn, và chú thường gọi tôi là người láng giềng. Còn cô Hồng là một người xinh đẹp, có mái tóc dài và cô mặc áo dài đẹp nhất là bộ màu xanh theo như những gì cậu bé Dũng cảm nhận. Cô là con gái của ông Tư, cô cũng là người sống rất tình cảm. Cô đã rất vui và hạnh phúc khi chờ đón đứa con đầu lòng chào đời. Nhưng thật không may số phận đứa bé thật ngắn ngủi, nó đã rời xa cô khi mới chào đời. Cô rất buồn và đau khổ, tất cả tình thương và nỗi nhớ về con cô đều gửi gắm vào từng đường kim mũi chỉ để đan mũ len cho tôi và việc làm đó khiến cô vơi bớt phần nào nỗi buồn đang vây kín cõi lòng cô.. Qua câu chuyện, ta còn biết ông Tư là một người hết lòng vì mọi người, một người cha hết lòng vì con như thế khiến mọi người phải nể phục. Ông là tấm gương sáng để thế hệ con cháu sau này học tập. Và không những thế, hành động và cách ứng xử của ông khiến cậu bé Dũng ở chương 3 Thương nhớ ngón tay vô cùng khâm phục và nhận ra những ý nghĩa giản dị của cuộc sống “Lần đầu tiên tôi thấy một niềm vui từ thân thể mình và tôi cũng hiểu nỗi buồn của những người không còn đầy đủ thân thể.” [11, tr.26]. Những nơi thôn quê ấm áp tình người, người ta sống với nhau bằng tình cảm chân thành không vướng bận vật chất, cái nghèo nàn nhếch nhác không che lấp được tình cảm lớn lao sáng trong giữa những người hàng xóm bình dị. Đây cũng là bài học cho tất cả mọi người. Chúng ta phải biết quý trọng những tình cảm chúng ta có với nhau, đồng thời biết yêu quý thân thể mà bố mẹ đã cho và hãy cùng chia sẻ với những thân phận thiệt thòi không có cơ thể lành lặn như mình. Đó cũng là thông điệp mà tác giả trân trọng gửi tới bạn đọc. 2.3. Nhân vật trẻ em 2.3.1. Những người bạn nhỏ 9
- Nguyễn Ngọc Thuần dùng trang văn của mình để ngợi ca những tình bạn đẹp “như một giấc mơ” ấy. Không giống như thế giới đa sắc màu của “tình bạn thăng hoa” tuổi học trò ngốc nghếch tinh nghịch trong Bây giờ bạn ở đâu của Trần Thiên Hương, Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng những mối quan hệ bè bạn trong tác phẩm mang đậm hơi thở yêu thương. Trẻ con luôn thích mình là nhất, mình phải hơn các bạn nên chúng đua nhau nói để mình giành vị trí đứng đầu nhưng khi nhận ra mình đã nói quá, chúng lại trở về bản chất trung thực đến mức ngây ngô. Những khi ấy trông chúng thật đáng yêu. Đối với trẻ em, trong nhóm bạn nếu đứa nào có những đặc điểm riêng khác biệt với chúng thì chúng cho đó là điểm không đẹp. Nhưng đối với trẻ con khi nhìn thấy bạn có cái răng khểnh chúng cho đó là cái xấu. “Tôi có một cái răng khểnh. Khi đến trường tụi bạn bảo đó là cái răng bừa cào. Mỗi lần tôi cười chúng cử chỉ vào đó: Ha ha, bừa cào kìa!.” [11, tr.18]. Những suy luận rất trẻ con ấy thật vui và thú vị, đúng là chỉ có trẻ con mới nghĩ ra được những lí do độc đáo đến thế. Điều này khiến người lớn không khỏi ngạc nhiên và bật cười. Trong câu chuyện Ngày kinh hoàng của truyện dài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Nguyễn Ngọc Thuần đã khắc họa đậm nét thế giới tình bạn đáng được ngưỡng vọng. Khi con Dung bị ngất lịm đi như chết, cả lũ đứa nào cũng bị “chảy máu” và hoảng sợ, thằng Toàn thường ngày mít ướt lại anh hùng hơn tất cả. Cậu bé Toàn đã có những lời nói thể hiện sự mạnh mẽ, cứng cỏi của mình: Nó hét lớn: Đồ hèn, đồ hèn. Nó còn…còn…sống hả. Ừ, nhanh lên. Thật không đó? Đừng có lừa bọn tao à nghen! Lúc này chúng tôi mới từ từ đến gần. Thằng Toàn nói như ra lệnh: Đi kiếm nước nhanh lên. [11, tr.71]. Rõ ràng chúng đã coi nhau là “một người thương yêu” nghĩa là tình bạn đã chạm đến ngưỡng của tình thân, tình cảm tri kỷ. Chúng vẫn là trẻ con thôi, chúng mới chưa tròn mười tuổi vậy mà chúng thương nhau, lo lắng cho nhau như anh em trong nhà. Và khát vọng của một tâm hồn thánh thiện đó chính là tình bạn cần được nhân rộng thêm ra. “Người ta nói khi một người mất đi, ngôi sao của người ấy sẽ tắt. Tôi hú vía vì vẫn thấy ngôi sao của bạn tôi trên bầu trời, càng lúc càng rực rỡ chạm dần đến ngôi sao của tôi.” [11, tr.185]. Truyện của Nguyễn Ngọc Thuần, dường như mỗi đồ vật đều khoác trên mình những ý nghĩa hết sức lớn lao. Mỗi đồ vật tự thân nó chưa có ý nghĩa, nhưng khi được con người thổi hồn vào nó cũng hết sức sinh động. Tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ một đồ vật tưởng chừng nhỏ bé không có gì đáng chú ý thì chính nó đã khiến mọi người phải chú ý. Đó là cái hộp diêm bên trong đựng con dế đã chết khô của cháu ông lão ăn xin. “Những lúc rảnh rỗi thằng Đậu thường lấy chiếc hộp ra và đưa con dế ra chơi nó nói chuyện tâm sự với con dế như với một người bạn”. Cái hộp diêm nhỏ xíu cùng con dế đã trở thành người bạn thân thiết của nó trên mỏi nẻo đường. Vì thế cậu bé cất giữ rất cẩn thận, khi không chơi nữa sẽ bỏ con dế vào hộp diêm sau đó bỏ vào túi áo rồi lấy kim băng gài lại. Dường như đó là một đồ vật vô cùng ý nghĩa với em, mất đồ vật ấy như thể em mất đi một người bạn lớn, một kho báu quý giá. 2.3.2. Nhân vật tôi Nhân vật “tôi” trong truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ không chỉ là em bé bé bỏng, ngây thơ, thật thà đúng với lứa tuổi của mình mà đó còn là đứa trẻ rất tinh tế và nhạy cảm. Như bao đứa 10
- trẻ khác em thích được nũng nịu, được yêu chiều. Mỗi sáng thức dậy em không ra khỏi mền mà phải đợi chú Hùng đến để được nũng nịu, được pha trò và được chú cõng dậy. Mỗi sáng thức dậy với em là một niềm vui khi em được là những món quà nhỏ bé, quý giá trong vòng tay chú Hùng: “Mỗi sáng sớm tôi đều nằm nán lại chờ chú. Tôi luôn nghĩ mình phải đóng vai gì để chú cười to nhất. Tôi yêu giọng cười của chú lắm! Nằm trong mền, tiếng cười thật vang...” [11, tr.23]. Với nhân vật tôi trong truyện thì những điều bố mẹ nói luôn là những chân lý. Bố mẹ luôn là tình thương, là niềm tin và sự ngưỡng mộ của em. Em ghi nhớ và khắc sâu những điều bố mẹ kể hay những lời dạy bảo. Vì thế mỗi khi cần nêu lên một lời nhận định mang tính triết lý, khái quát em đều dẫn lời của bố mẹ: “ Cũng theo lời bố nói, một đứa trẻ khi ra đời, bà mụ sẽ đập đập vào mông gọi nó dậy. Khi còn nằm trong bụng mẹ nó ngủ. Có nhiều đứa phải đánh đến bốn năm cái, thật buồn cười vì nó cứ tưởng vẫn còn nằm trong bụng mẹ”; “Bố nói, giấc ngủ của đứa bé đẹp hơn một cánh đồng”; “Mẹ tôi nói ngày mưa, nỗi buồn bao giờ cũng nhiều hơn ngày nắng, nhất là những ngày mưa kéo dài”; “Mẹ tôi nói một đứa bé sẽ trao cho người phụ nữ quyền thiêng liêng nhất, quyền làm mẹ. Không có đứa bé, họ sẽ không được làm mẹ. Họ sẽ đau khổ lắm. Họ sẽ thấy mình mất đi một nửa cuộc đời. Bởi cuộc đời người phụ nữ luôn gắn liền với những đứa bé, là kho báu quý giá không có gì có thể đánh đổi với họ”; “Bố tôi vẫn nói, khi một người thương yêu của ta ra đi, cũng giống như chúng ta cắt lìa từng khoảng trời trong trái tim mình”; “Bố tôi nói, người sống là một âm thanh nên khi sống, người ta sẽ gây nên tiếng vang bằng chính cuộc sống của mình”… [11]. Tôi đã phát hiện ra một điều thật ý nghĩa, đó là thế giới không phải là những gì xa lạ, con người ta không thể nắm bắt mà đó là những gì thân thuộc, thương mến nhất ngay ở xung quanh ta, trước mắt ta: khu vườn nhỏ cạnh cửa sổ, cuộc sống êm đềm của bố mẹ, bạn bè, cô giáo, những người hàng xóm thân thiết bên cạnh và đặc biệt là nó ở ngay trong chính trái tim mình. Tôi đã cảm nhận thế giới bằng mọi giác quan để có thể lắng nghe được tất cả âm thanh của cuộc sống. Vừa nhắm mắt cửa sổ là cách để nhân vật tôi cảm nhận cuộc sống một cách chân thực và tinh tế nhất. Tôi nhắm mắt và chạm tay rồi gọi tên từng món quà. Tôi chạm phải bố. Tôi là lên: “A! Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!... Đêm, tôi mở cửa sổ và nói: Hoa hồng đang nở kìa bố ơi! Bố không tin, xách đèn ra soi và đúng vậy. những bong hoa cứ đem hương đến cửa sổ như báo cho tôi biết từng mùa. Hoa gì nở sớm, hoa gì nở muộn. Tôi còn phân biệt đồng một lúc những gì hoa đang nở. Bố nói tôi có cái mũi tuyệt nhất thế giới” [11, tr. 47]. Khi chú Hùng và cô Hồng bị mất em bé, em đã động viên an ủi để chú và cô vơi bớt nỗi buồn nhớ con. Em thật tinh tế khi biết nói khéo léo và tránh động đến nỗi đau quá lớn mà cô chú đang phải trải qua: “Tự dưng tôi muốn nói với cô như vầy: Cô Hồng ơi, tối qua con thấy bé Thương. Nó núp trên mặt trăng. Nó đẹp lắm. Mặt sáng bừng như có điện. Nhưng tôi chỉ nói: Cô Hồng ơi, đêm qua trong giấc mơ của con có cả cô nữa” [11, tr.125]. Em cảm thấy mình vẫn là người hạnh phúc và may mắn khi có một cơ thể lành lặn và đã biết nâng niu, trân trọng giá trị con người của mình. Nếu như người lớn muốn bù đắp cho một ai đó thường dùng đồng tiền hay những món quà, thì trẻ con lại có cách quan tâm, chia sẻ theo kiểu đáng yêu của trẻ con. Em chỉ biết bù đắp những ngón tay thiếu hụt của ông Tư bằng cách dùng bàn tay mình để san sẻ cho ông, để ông sai khiến và trêu đùa:“Bàn tay ơi lấy cho tui cái bánh”. 11
- Chuyện đôi guốc của cô giáo Hà là một chi tiết thể hiện sự quan tâm đặc biệt mà tôi dành cho những người mà tôi yêu mến. Chỉ cần một chi tiết nhỏ thôi nhưng ta thấy được tôi đã để ý quan tâm đến từng cái nhỏ nhất của cô giáo. “Thế là một hôm tôi hỏi cô” Cô ơi, sao cô không mang đôi guốc màu xanh? Cô xòe to con mắt nhìn tôi: Em còn nhớ đôi guốc của cô à? Tôi gật đầu: Em thích cô mang đôi guốc đó lắm. Trên bục giảng, trông cô cao vút. Cô gật gù có vẻ sung sướng lắm” [11, tr. 53]. Tôi đã quan sát rất tỉ mỉ đến mức tôi biết đôi dép này cô đi bao lâu, một tuần cô đi mấy hôm, cô có hai đôi màu xanh và màu đỏ. Tôi thấy băn khoăn khi thấy cô chỉ đi đôi màu đỏ mà không đi đôi màu xanh nữa. Tôi thấy đôi màu xanh cô đi vẫn đẹp hơn và tôi đã tâm sự điều đó với cô. Nhân vật cậu bé Dũng luôn yêu quý, quan tâm đến mọi người bằng cả tấm lòng, ngay trong thời buổi con người bị cuốn vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian, không còn nhớ để quan tâm đến mọi người xung quanh nữa, cậu bé trong truyện mới mười tuổi nhưng đã biết suy nghĩ, tự dằn vặt bản thân về những việc làm chưa đúng của mình. Giấc mơ chính là chuyến tàu miễn phí đưa các em đến với những nơi mới mẻ với những điều lạ lẫm, thú vị khác hẳn với nơi mà các em đang sống. Sự tinh tế, nhạy cảm của em bé trong truyện còn thể hiện ở sự thương nhớ, nuối tiếc khi một ai đó rời xa ta mãi mãi. Cậu đã biết nhạy cảm và thương nhớ và cảm thấy tiếc nuối khi ma xơ Hiền người chơi đàn hay nhất trong nhà thờ, người luôn ân cần chở che cho tất cả mọi người đã mất. “Ðêm ngủ tôi mơ thấy chiếc piano gõ từng nhịp một. Những bài hát từ trong đó tuôn ra như dòng suối. Một giấc mơ toàn âm thanh. Khi tỉnh dậy vào lúc nửa khuya, tôi vẫn như còn nghe thấy tiếng đàn. Tôi đi nhẹ ra vườn, trèo lên cây vú sữa, nhìn về hướng nhà thờ. Tôi biết nơi đó những bài hát đang còn trong giấc ngủ, đang nằm trong những chiếc phím ngà chờ người đánh thức. Chờ maxơ Hiền” [11, tr.136]. Thế giới nhân vật trong truyện Nguyễn Ngọc Thuần phong phú và đa dạng. Đó là nhân vật trẻ em vừa bé bỏng, ngây thơ, vừa tinh tế nhạy cảm đã cho người đọc thấy những giá trị sâu kín trong tâm hồn con người. Viết cho thiếu nhi, thế giới nhân vật trong truyện Nguyễn Ngọc Thuần mang nhiều điểm chung với cách viết của Nguyễn Nhật Ánh. Cả hai nhà văn đều có cách miêu tả hay vẽ ra nhân vật thực sự cuốn hút tự nhiên. Nguyễn Nhật Ánh khi miêu tả cái đẹp ông dùng nhiều mỹ từ hơn, đọc những dòng văn đẹp đến lạ kỳ, Nguyễn Ngọc Thuần lại không sử dụng mỹ từ, cái đẹp trong văn của anh giản dị, chân chất. Nhưng cả hai đều thật, đều khiến người đọc cảm thấy nhân vật gần gũi, chẳng quá xa xôi để hình dung. Và đôi khi nhân vật tự miêu tả không bằng văn kể mà bằng những lời đối thoại, chỉ vài câu ngắn thôi, cũng khiến chúng ta hình dung ra tính cách anh ấy, cô ấy hay cậu bé, cô bé ấy. 12
- CHƯƠNG III: NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU, BIỂU TƯỢNG TRONG TÁC PHẨM “VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ” 3.1. Ngôn ngữ 3.1.1. Ngôn ngữ Nam Trung Bộ Trước hết, Nguyễn Ngọc Thuần đã sử dụng đa dạng, phong phú các từ loại mang đậm hơi thở miền Nam Trung Bộ. Từ danh từ, động từ, tính từ đến đại từ xưng hô đều được nhà văn thụ hưởng trực tiếp từ những ngôn ngữ thường nhật của người dân nơi đây. Trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở của sổ, nhà văn đã sử dụng những danh từ “cù nèo”, “ụ rơm”, “bồ lát”, “lu nước”, “áo bà ba”, “bông sen”, “rặng ráng”, “cà ràng” để diễn đạt trong tác phẩm. Cách nhà văn gọi tên các sự vật, hiện tượng bằng ngôn ngữ mộc mạc đã giúp độc giả thấu hiểu sự đa dạng của thế giới xung quanh vùng đất Nam Trung Bộ. Bên cạnh những động từ đặc trưng đó, những tính từ mang đậm màu sắc phương ngữ Nam như : “rất bự”, “lùn xịt”, “dơ”, “bị bịnh”, “nhỏ thó”, “mừng húm”, “sang”. Như vậy, Nguyễn Ngọc Thuần đã vận dụng những yếu tố ngôn từ trong cuộc sống của người dân Nam Trung Bộ để xây dựng những tác phẩm mang đậm tiếng nói văn hóa vùng miền. Nhà văn đã thực sự thành công khi khéo léo khơi gợi tiếng nói quê hương trong từng mẩu chuyện “be bé xinh xinh” của mình. Có thể thấy, việc sử dụng ngôn ngữ ấy vào sáng tạo văn chương không làm nhà văn hiện lên với tư cách như một nhà khảo cứu văn hóa mà bằng thế giới nghệ thuật ngôn từ của mình, Nguyễn Ngọc Thuần đã đánh thức trong tâm hồn độc giả trở về với giá trị văn hóa Việt Nam qua nghệ thuật giao tiếp và sử dụng ngôn từ. 3.1.2. Ngôn ngữ cổ tích Trước hết, hệ thống những từ thông dụng trong truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết được Nguyễn Ngọc Thuần dùng với mật độ dày đặc. Trong tập truyện dài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, rất nhiều lần nhà văn nhắc đến những cụm từ thường có trong mỗi truyện cổ tích, truyền thuyết như : “ngày xửa ngày xưa, ở một khu làng nọ, có một đứa bé luôn cười suốt ngày” [11, tr.20], “Ngày xưa, những người khách lạ thường ghé khu vườn nào đó chỉ vì những bông hoa” [11, tr.112], “Từ ngày lấy cô Hồng về làm vợ, chú Hùng ít sang nhà tôi” [11,64], “Một hôm nọ, lớp học của tôi bỗng xôn xao vì một chuyện lạ” [11, tr.58], “Ngày xưa, ông lang vườn không ở đây. Ông là người xa xứ, một xứ xở nào đó xa xôi” [11, tr.172]. Đặc biệt, những nhân vật cổ tích dân gian quen thuộc cũng được nhắc đến khá nhiều lần như chị Hằng, chú Cuội, cô Tấm,… Những sự tích về “sự ra đời của loài người”, “sự ra đời một bông hoa biết nói”, “sự ra đời của những bà mụ”, “sự ra đời của vị thần Bà Mẹ” được Nguyễn Ngọc Thuần sử dụng như một phương thức truyền tải thế giới cổ tích phong phú, kì diệu đến tâm hồn trẻ thơ. Thêm nữa, chúng tôi nhận thấy tần suất sử dụng từ láy góp phần tăng cường hệ thống biểu cảm cho ngôn ngữ Tiếng Việt. Nhà văn sử dụng rất nhiều từ láy thuần Việt, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao ở thiên truyện như : khủng khiếp, mồn một, rổn rang, ha hả, ngúc ngoắc, tỉnh tình tinh, lanh lảnh, thiệt thà, kỳ kỳ, ghê ghê, gớm ghiếc, biền biệt, đen đúa, ứ ứ,… Bức tranh thiên nhiên nông thôn của Nguyễn Ngọc Thuần còn xuất hiện rất nhiều nắng và mưa. Nắng tạo nên vẻ đẹp riêng cho thiên nhiên của nhà văn. Nắng trải dài trên những con đường, trong những vườn hoa, nắng ngập tràn trong các khu vườn, nắng làm cho khu vườn cùng những bông hoa lung linh, rực rỡ và thêm đẹp hơn. Trong cái nắng oi ả ấy những cơn mưa bất chợt luôn là những khoảnh khắc đẹp. Mưa tưới mát tâm hồn nóng nực của con người và vỗ về cỏ cây, hoa lá. Mưa cất giấu giùm ta bao 13
- kỷ niệm của thời thơ ấu. Trẻ em ở thôn quê ai chẳng từng một lần được tắm mưa, được nô đùa dưới mưa. Mưa trong văn Nguyễn Ngọc Thuần đẹp nhưng không êm ả mà thật dữ dội, nhà văn đã sử dụng từ láy “khủng khiếp” để miêu tả cơn mưa: “Mưa. Mưa khủng khiếp, không biết cơ man nào là nước. Nước xối xả. Nước chảy tràn. Nước lùa vào chân lạnh ngắt” [11, tr.71]. Bên cạnh đó, hàng loạt những ngôn từ đều được Nguyễn Ngọc Thuần lấy chất liệu từ những đối thoại trong cuộc sống trẻ thơ ngoài thực tế. Từ cách xưng hô “cậu, tớ”, “mày, tao”, “em” đến thế giới nội tâm sâu lắng đều tinh khôi, trong trẻo. Khi bắt gặp cháu ông lão ăn xin đang chon cái hộp diêm cậu bé Dũng vòng ra trước mặt nó, bất ngờ hét to: “ – Tao bắt gặp mày rồi. Mày đang làm cái gì? Thằng bé kia té bật ngửa vì hoảng sợ. Khi nhìn thấy tôi, nó lấy lại bình tĩnh rồi mặt vênh lên như cũ: Kệ tao. Tao làm gì mắc mớ gì mày? Nó lấy tay che chỗ đất vừa đảo. Nhưng làm sao giấu được con mắt “thần” của tôi. Tôi nói: Mày làm như tao không biết á. Con dế bên dưới chứ gì. Tao chỉ cần ngửi mùi là đủ biết. Hay vậy đó” [11, tr.143]. Như vậy, thế giới ngôn từ của Nguyễn Ngọc Thuần như một bản đàn có khả năng lách sâu vào cảm giác người đọc, chạm đến chỗ sâu nhất trong tâm linh mỗi con người, đánh thức tình cảm huyết thống thiêng liêng trong tâm thức người Việt. Nó giống như những mảng sáng tinh khôi, không chỉ đại diện cho tiếng nói của thiếu nhi Việt mà còn là tiếng hồn của cả dân tộc Việt. 3.2. Giọng điệu 3.2.1. Giọng điệu trữ tình, trong trẻo Trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, nhà văn đã sử dụng rất nhiều câu cảm thán và câu hỏi tu từ làm cho ta có cảm giác đọc các câu văn mà như đọc thơ vậy. Mỗi câu văn gợi từng cảm xúc dạt dào khó tả: “Bạn vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, và bạn chợt hiểu khu vườn nói gì. Bạn hiểu bây giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì”; “Bạn sẽ tự hỏi, tại sao trong khu vườn không có người dẫn lối? Người ta sẽ ngạc nhiên hỏi lại, người dẫn lối nào? Bạn sẽ từ từ nói, đó là những bông hoa... Những bông hoa chính là người đưa đường!”. Như vậy, câu văn của Nguyễn Ngọc Thuần không có kết cấu gì đặc biệt, nó như dàn trải dần đều khiến cho cảm xúc con người cũng theo đó mà trải dài ra thể hiện được tất cả mọi góc cạnh của đời sống tâm hồn trẻ thơ vui đấy buồn đấy nhưng cũng quên ngay và lại trở về trạng thái hồn nhiên như nó vốn có. Cùng với đó là sự tinh tế trong tâm hồn và cảm nhận của nhân vật hay cũng chính là cảm xúc, cảm nhận của tác giả. Dưới ngòi bút của người họa sĩ trăng được phác họa lên những đường nét màu sắc tươi tắn, hấp dẫn. Trăng được ví von thật lạ và độc đáo với nhiều mảng màu tươi sáng, rực rỡ làm cho khung cảnh thiên nhiên trong văn của anh lung linh, mang màu sắc huyền thoại: “Trăng đã lên sáng vằng vặc. Có nghĩa là trời không mưa. Những đám mây trắng tinh như gấu bông bay nhởn nhơ; lúc thì bay qua, lúc thì bay lại, có lúc dồn ép vào nhau như những núi tuy ết. Lại có một đám mây như hình em bé trôi nhẹ đi, cổ quàng một chiếc khăn lớn. Mặt trăng tròn vành vạnh nhô ra ở giữa như cái nôi bập bềnh, lúc thì lồng bên dưới đứa trẻ, lúc thì chạy lên phía trên không thể nào đoán được.”[11, tr.123]. Viết cho các em bằng tâm hồn tươi trẻ, Nguyễn Ngọc Thuần đã viết với giọng trữ tình, trong sáng, mềm mại và giàu chất thơ. Những câu chuyện anh kể đều chất chứa trong đó bao nhiêu 14
- điều lí tưởng, tươi đẹp mang lại niềm vui và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Anh đã chắt lọc tất cả những gì tinh túy nhất, tươi sáng nhất để dành cho trẻ thơ, những tâm hồn trong trẻo, hồn nhiên và thuần khiết. Có thể nói, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ như một bài thơ trữ tình, êm dịu và du dương đem đến cho người đọc một cảm xúc nhẹ nhàng, mát rượi như những cơn mưa bất chợt giữa trưa hè oi ả. Đó vừa là giá trị riêng của tác phẩm vừa là văn phong độc đáo của Nguyễn Ngọc Thuần. 3.2.2. Giọng điệu triết lý hồn nhiên Theo khảo sát của chúng tôi, tác phẩm của anh đều chứa đựng những câu nói mang tầm triết lý cao. Giọng triết lý ấy được nhà văn gửi gắm qua cái nhìn của những đứa trẻ nên không hề khô cứng, giáo điều mà ngược lại rất hồn nhiên và đáng yêu. Trong những lời nói tưởng như rất ngây ngô của con trẻ lại ẩn chứa trong đó những triết lý sâu xa, thầm kín. Em bé trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã triết lý về cuộc sống bằng những lời văn hết sức nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa. “Mỗi con người đều có một bí mật của riêng mình, khi bạn để ý bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh. Và khi bạn kể cho một người biết giữ bí mật thì người đó sẽ giữ giùm bạn và bí mật ấy sẽ vẫn còn” [11, tr. 102]. Đó chính là triết lý rất đơn giản và ý nghĩa trong cuộc sống để mối quan hệ giữa người với người tốt đẹp và sống có ý nghĩa hơn. Cậu bé Dũng trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần đã triết lý về “điều bí mật” bằng những lời văn hết sức nhẹ nhàng nhưng đong đầy ý nghĩa: “Mỗi con người đều có một bí mật của riêng mình, khi bạn để ý bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình. Và khi bạn kể cho một người biết giữ bí mật thì người đó sẽ giữ giùm bạn bí mật và bí mật ấy vẫn còn” [11, tr.102 ]. Hay những suy tư trong sự bất tử hóa cho tình yêu thương vĩnh viễn, về quy luật sinh sôi của con người “Người ta nói khi một người mất đi, ngôi sao của người ấy sẽ tắt. Tôi hú vía vì vẫn thấy ngôi sao của bạn tôi trên bầu trời… bầu trời sẽ như một tấm thảm sáng kết liền lại. Vì đơn giản thôi, trên trái đất này, trẻ con vẫn không ngừng được sinh ra và lớn lên…” [11, tr.185]. Giọng điệu trữ tình triết lý còn được thể hiện ngay ở nhan đề của mỗi câu chuyện. Nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, vừa nghe đã thấy có một tầng ý nghĩa ẩn sâu trong những từ ngữ bình thường và giản dị đó. Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ để lắng nghe những âm thanh của cuộc sống vọng về. Bạn hãy nhắm mắt lại để lắng nghe những mùi hương quen thuộc của các loài hoa trong khu vườn nhà bạn, bạn sẽ biết được loài hoa nào đang nở. Đặc biệt bạn hãy nhắm mắt lại để nghe từng tiếng bước chân, từng hơi thở của những người thân trong gia đình. Bạn sẽ phát hiện ra những điều vô cùng thú vị từ những âm thanh quen thuộc đó. 3.3. Biểu tượng Luôn dành cho cuộc sống xung quanh một thái độ thẩm mỹ đặc biệt, bằng những thao tác lựa chọn và kết hợp giữa những hình ảnh với hình thức diễn tả phù hợp trên cơ sở của cả hữu thức và vô thức, Nguyễn Ngọc Thuần đã tạo ra trong tác phẩm của mình những biểu tượng để “đả thông” thế giới tâm hồn con người. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy biểu tượng khu vườn và đôi mắt đã làm thành hai hệ biểu tượng nổi bật, xuyên suốt trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần. 3.3.1. Biểu tượng khu vườn Trước hết, khu vườn trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần là biểu trưng cho món quà tinh thần mà con người ban tặng cho nhau trong cuộc sống. Đó là khu vườn mà người bố nâng niu, chăm chút để tặng đứa con trai yêu quý của mình “Tôi hiểu khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là một món quà lớn” [11, tr.47]. Đó còn là khu 15
- vườn mà những đứa trẻ chuyện trò, tâm sự và trao cho nhau những tình cảm bạn bè trong trẻo nhất: một chú dế vườn, những ngọn cỏ non, những bụi hoa lài thơm phức, những trái ổi căng mềm và cả những giấc ngủ ngon lành bất tận. Trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, cậu bé Dũng đã bộc lộ thẳng thắn rằng “Tâm hồn của tôi chính là nằm ở khu vườn” [11, tr.102]. Khu vườn chính là tâm hồn của cậu bé, một tâm hồn đa sắc đa hương. Khu vườn biểu tượng cho thế giới tinh thần tuyệt di ệu, ở nơi đó cậu bé thả sức tưởng tượng những gì mình thích và những gì là nỗi nhớ, niềm thương yêu chân thành nhất “Hàng đêm, tôi vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ vừa nhìn ra khu vườn vừa tưởng tượng. Tôi biết mình sẽ không bao giờ quên được, vì tôi vẫn còn nhớ lắm. Tôi nhớ tất cả những gì đã bay qua bầu trời của tôi. Tôi nhớ từng bông hoa, từng mùa mưa nắng, từng rẻo đất… Bố tôi nói cần phải gieo những hạt mầm vào khu vườn; nhưng tôi cũng biết, mỗi một gương mặt là một hạt mầm gieo vào trí tưởng tượng của tôi. Tôi có nhiều khuôn mặt không ngừng mọc lên, những khuôn mặt buồn vui, những khu vườn đẹp nhất” [11, tr.184]. Có lẽ khi xây dựng biểu tượng khu vườn, Nguyễn Ngọc Thuần đã dùng trí tưởng tượng phong phú của một người họa sĩ kết hợp với cá tính sáng tạo văn chương để mã hóa chúng một cách tinh diệu nhất. Vườn không chỉ là biểu tượng cho miền quê Nam Trung Bộ với những khu vườn bên nhà, mảnh vườn trên đồi tràn ngập hoa trái mà vườn còn là biểu tượng của món quà, niềm khao khát, yêu thương trong tâm hồn con trẻ. 3.3.2. Biểu tượng đôi mắt Đôi mắt trong truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần trở thành điểm sáng bung nở cảm xúc đậm nét nhất. Nó xuyên suốt trong các tác phẩm, từ nhan đề đến cốt truyện đều ẩn hiện một đôi mắt tràn đầy cảm xúc. Đôi mắt hiện hữu như biểu tượng của sức mạnh, của những nội lực bên trong tinh thần con người nói chung và trẻ thơ nói riêng, bởi vì “Nhiều lần tôi đã hỏi bố, tại sao người ta không nhớ một bàn tay ai đó mà phải là khuôn mặt trước tiên. Bố nói, bởi vì trên đó có đôi mắt. Chúng ta không thể nhìn ai đó mà không nhìn vào đôi mắt họ. Một đôi mắt sẽ cho ta biết họ yêu mến điều gì, và quan trọng hơn nữa, họ đã hi sinh cho điều gì” [11, tr.185]. Cũng giống như khu vườn, đôi mắt chính là biểu tượng cho thế giới tâm hồn phong phú của trẻ thơ. Đó chính là thiên đường của những khát vọng, ước mơ và tình yêu cuộc sống. Đó là những đôi mắt biết mơ, biết khát khao, vươn tới những gì hằng ao ước, đôi mắt hàng đêm vẫn “nhìn khu vườn tưởng tượng” để lần tìm ra nỗi nhớ của chính mình, để cảm nhận hương hoa đọng lại trong từng thôn xóm, để ngắm những vì sao “trẻ con” đang kết dính lại thành một tấm thảm rực sáng nhất trên bầu trời,… để thấy được những khát khao và tình yêu cuộc sống. Và cao hơn tất cả là một đôi mắt biết nhận diện những buồn vui của người khác, để rồi “họ hi sinh cho nhau bằng tất cả cuộc đời của họ” [11, tr.123]. Có thể thấy, để xây dựng được hai biểu tượng đa tầng đa nghĩa như đôi mắt và khu vườn, Nguyễn Ngọc Thuần đã sử dụng triệt để phương pháp phân tích tâm lý như một cách thức cơ bản, chủ yếu cho những sáng tạo của mình. Anh tìm hiểu rất kỹ tâm lý lứa tuổi để viết sao cho thật phù hợp với từng đối tượng miêu tả. Những giấc mơ kỳ diệu, đáng yêu, lạ thường của trẻ thơ là điểm sáng trong sáng tác thiếu nhi của anh. Anh nhìn thấy được thế giới tâm hồn trẻ thơ không chỉ là sự hồn nhiên vô tư mà nó còn là những suy nghĩ sâu sắc về tình yêu đồng loại. Anh khám phá và lục tìm cả trong vô thức lẫn ý thức của trẻ để hiểu chúng yêu gì, ghét gì, tưởng tượng gì ở cái thế giới bao la rộng lớn này. Những đôi mắt, khu vườn ẩn hiện trong văn chương Nguyễn Ngọc Thuần là ánh sáng tinh khôi của tâm hồn, là địa đàng lung linh của tinh thần và cao hơn tất cả, là tình yêu của trẻ thơ vào cuộc sống vào tương lai khao khát “bùng bùng”. 16
- KẾT LUẬN 1. Nguyễn Ngọc Thuần là nhà văn trẻ mới xuất hiện vào những năm đầu của thế kỉ XXI. Đến với văn chương thật tình cờ nhưng bằng tài năng và sức sáng tạo của mình Nguyễn Ngọc Thuần đã cho ra đời nhiều tác phẩm hay và đặc sắc dành tặng độc giả, đặc biệt là dành cho thiếu nhi. Anh rất có duyên với giải thưởng, bởi tác phẩm nào anh gửi đi dự thi đều lĩnh được giải thưởng mà toàn là những giải cao. Trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ người đọc cảm nhận được tình cảm yêu thương mà anh dành cho nhân vật. Thế giới con người, thiên nhiên được nhìn nhận dưới con mắt trẻ thơ vì thế mọi thứ hiện lên thật trong trẻo, tinh khôi. Qua những câu chuyện ngây thơ của trẻ, người đọc như thấy được hình ảnh tuổi thơ của mình trong đó. Đằng sau những câu chuyện đời thường giản dị là triết lí sâu sắc về cuộc sống nhà văn muốn gửi đến độc giả. 2. Với văn phong độc đáo, mới lạ, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã mang những đặc điểm riêng hấp dẫn người đọc. Tác phẩm mang đậm dấu ấn trữ tình, tâm lý. Những câu chuyện của anh nhẹ nhàng, giản dị, không có mở đầu cũng không có kết thúc rất dễ hiểu và dễ nhớ, phù hợp với tâm lý trẻ em. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công của tác phẩm đó là thế giới nhân vật đa dạng và phong phú. Đó là những mối quan hệ của người thân trong gia đình, những người hàng xóm thân thiết. Nuôi dưỡng, giáo dục những đứa trẻ tinh tế, nhạy cảm là những ông bố, bà mẹ hết lòng thương yêu con cái, là những người lớn giàu lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người để từ đó có thể dạy cho trẻ con những bài học về tình yêu thương, sự giúp đỡ lẫn nhau cũng như những bài học về cuộc sống vô cùng sâu sắc và quý báu. Những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng rất tinh tế, nhạy cảm trước mọi biến chuyển của thiên nhiên, đất trời cũng như của lòng người. Anh đi sâu khai thác tâm hồn, suy nghĩ của của cậu bé Dũng với mong muốn mang đến cho người đọc những cách tiếp cận trẻ thơ phù hợp đồng thời giúp họ có thể tìm lại được một góc tâm hồn, hồi ức, hoài niệm về tuổi thơ của mình qua nhân vật đó. Nguyễn Ngọc Thuần không chỉ thành công trong việc xây dựng thế giới nhân vật trong sáng, đáng yêu mà thiên nhiên trong tác phẩm của anh cũng lung linh, đa sắc. Thiên nhiên với khu vườn đầy hoa lá, cỏ cây, là nơi nhân vật được sống với chính mình, được hòa mình vào thiên nhiên, đắm mình trong cỏ cây hoa lá, là những khu đồng quê bát ngát, mênh mông, tràn ngập khí trời trong lành. Thế giới thiên nhiên trong truyện hiện lên thật đẹp và huyền ảo. Vì thế con người luôn hòa mình vào với thiên nhiên, xem thiên nhiên như một người bạn thân thiết. Nhà văn không chỉ khắc họa cuộc sống ở hiện thực mà còn thông qua giấc mơ của nhân vật. Đó là thế giới của nhiệm màu, nơi mà nhân vật của anh tìm đến để thỏa mãn những ước muốn, khát vọng mà cuộc sống hiện thực không có được. Thông qua hình ảnh những giấc mơ mà trí tưởng tượng, tâm hồn của nhân vật được thả sức bay bổng, được tự do thể hiện. Bên cạnh đó, biểu tượng khu vườn và biểu tượng đôi mắt trong tác phẩm đã giúp người đọc phần nào cảm nhận rõ hơn về thế giới trẻ thơ thông qua lăng kính biểu tượng. Góp phần đắc lực vào thành công cho tác phẩm, còn là những yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Đó là ngôn ngữ, giọng điệu và biểu tượng. Đó là hệ thống ngôn ngữ mang đậm hương sắc vùng quê Nam Trung Bộ, ngôn ngữ cổ tích hay là những ngôn từ trong trẻo, tinh khôi trong tiếng nói trẻ thơ. Đó còn là giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình và cả những triết lý ẩn sâu trong từng tầng ngữ điệu. Với hai biểu tượng trung tâm là khu vườn và đôi mắt, Nguyễn Ngọc Thuần đã thể hiện sự phong phú 17
- trong tâm hồn con người. Khu vườn không chỉ là đại diện cho những món quà con người ban tặng cho nhau mà còn thể hiện những khát vọng, ước mơ cháy bỏng của họ trong hành trình vươn tới những điều tuyệt mỹ. Đôi mắt chính là khả năng vi diệu của con người trong công cuộc tìm kiếm, khám phá những điều mới mẻ ở cuộc sống bằng những giấc mơ và những hình ảnh vô thức. Những phương thức nghệ thuật ấy đã được tác giả vận dụng thành công, làm cho tác phẩm có một kết cấu chặt chẽ, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. 3. Nguyễn Ngọc Thuần là một họa sĩ và cũng là một nhà văn tài hoa. Bằng tài năng của mình anh đã sáng tác nhiều tác phẩm hay và đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.Với văn phong nhẹ nhàng, giản dị, ngọt ngào đã tạo nên cho anh một phong cách mới lạ và độc đáo, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đến với thiên truyện, người đọc như đang lạc vào thế giới cổ tích thần tiên, ở đó mọi người được thỏa sức tưởng tượng và tìm lại cho mình những kí ức tươi đẹp của tuổi thơ. Có thể thấy tâm thức của một cá tính độc đáo Nguyễn Ngọc Thuần nằm ở việc anh kết hợp hiệu quả giữa nghệ thuật, giáo dục và tâm lý trong chỉnh thể văn bản văn chương. Anh đã hoàn thành sứ mệnh của một nhà văn thiếu nhi đó là giáo dục trẻ thơ nói riêng cũng như con người nói chung nhận thức đúng giá trị cuộc sống. Không chỉ đơn thuần là giáo dục, những tác phẩm mà anh gia công mài giũa còn là sự kết dính của nghệ thuật và cuộc sống, sự lấn sân sang phân tâm học như một luồng gió mới “phả” vào văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại. 18
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lã Thị Bắc Lý (2011), Giáo trình văn học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 2. Phạm Hổ (1994), Văn học cho thiếu nhi mấy năm gần đây, Tạp chí Tác phẩm mới, số 9. 3. Huy Đăng (2011), Thế giới trẻ thơ trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Báo Quân đội nhân dân, số 2, ra ngày 22 6 2011. 4. Nguyễn Thị Minh Thái (2003), “Bài viết của nhà văn Nguyễn Thị Minh Thái về Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”. 5. Từ điển Phan Thị Vàng Anh (2003), Bài viết của nhà văn Phan Thị Vàng Anh về “ Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”. 6. Nhiều tác giả (1992), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. Andersen (2009), Truyện cổ Andersen, Nxb Văn học, Hà Nội. 8. Phan Chính (2008), Nguyễn Ngọc Thuần với khoảng trời đong đầy hoài niệm , Tạp chí Văn học, số 2, tr 45 – 53. 9. Hector Malot (2010), Không gia đình, NXB Thời đại, Hà Nội. 10. Phương Lựu chủ biên (2004), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Nguyễn Ngọc Thuần (2012), Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ, TPHCM. 12. Nguyễn Ngọc Thuần (2000), Giăng giăng tơ nhện, NXB Trẻ, Tp HCM. 13. Nguyễn Ngọc Thuần (2005), Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 14. Nguyễn Ngọc Thuần (2001), Một thiên nằm mộng, NXB Kim Đồng, Hà Nội. 15. Antonie de Saint – Exupery (2011), Hoàng tử Bé, Vĩnh Lạc dịch, NXB Dân trí, Hà Nội. 16. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 17. Hoàng Thị Thu Giang (2009), Cốt truyện và kết cấu truyện ngắn đầu thế kỷ XX – Những biến đổi theo hướng hiện đại, Tạp chí văn nghệ quân đội, số 19, 2009. 18. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Tôi là Bê tô, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 19. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Nxb Trẻ. 20. Nguyễn Quang Sáng (1987), Dòng sông thơ ấy, NXB Kim Đồng, Hà Nội. 21. Nhiều tác giả (1992), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 22. Phạm Khắc Chương (2001), Văn hóa ứng xử trong gia đình, NXB Thanh niên, Hà Nội. 23. Vũ Thảo Anh, “Nguyễn Ngọc Thuần – người vinh danh cho văn học nghệ thuật”. http://www.nxbtre.com.vn/tacgia/nguoivinhdanhchovanhocthieunhi.219.3530.aspx. 24. Trần Viết Nhi (2011), “Nguyễn Ngọc Thuần Nhà văn thân quý của trẻ em”. http://yume.vn/news/sangtac/bantronvannghe/nguyenngocthuannhavanthanquycua treem.35A91C7A.html. 25. Trần Viết Nhi (2011), “Triết lý về giá trị con người trong truyện thiếu nhi Nguyễn Ngọc Thuần”. http://yume.vn/vietnhi110/article/trietlyvegiatriconnguoitrongtruyenthieunhinguyenngoc thuan.35D5E42F.html. 26. Nguyễn Ngọc Thuần (2003), “Tôi muốn trở thành một người thợ lành nghề” http://vietbao.vn/Vanhoa/NguyenNgocThuanToimuontrothanhmotnguoitho lanh nghe/40000368/105/. 19
- 27. Nhã Thuyên, “Vài khơi gợi từ thế giới Nguyễn Ngọc Thuần: Một khu vườn quyến rũ”. http://www.nhietdoi.info/a/news?t=15&id=841722. 28. Dương Vân, “Nguyễn Ngọc Thuần Cuộc chơi văn chương cần một tinh thần đẹp” , http://www.sgtt.com.vn. 29. Hồ Anh Thái (2003), “Bài viết của nhà văn Hồ Anh Thái về Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”. http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=4017&chapter=21 30. Nguyễn Thị Minh Thái (2003), “Bài viết của nhà văn Nguyễn Thị Minh Thái về Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, http://vantuyen.net/iamndex.php?view=story&subjectid=4017&chapter=20. 31. Nguyễn Thị Minh Thái (2004), “Người kể chuyện cổ tích hiện đại”. http://tuoitre.vn/Van hoaGiaitri/Vanhoc/28225/Nguoikechuyencotichhiendai.html. 32. Diễn đàn kiến thức (2010), “Tìm hiểu về cốt truyện và kết cấu tác phẩm văn học” . http://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?t=12370. 33. Phan Thị Vàng Anh (2003), Bài viết của nhà văn Phan Thị Vàng Anh về “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=4017&chapter=20#.UyMmoVB_tog. 34. Phan Thị Vàng Anh (2005), Sự độc đáo trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần, Website: Http://Nxbtre.vn. 35. Diễm Chi (2005), Nguyễn Ngọc Thuần: “Văn chương phải đẹp và nhân văn”. http://www.nxbtre.com.vn/tacgia/vanchuongcanphaidepvanhanvan.218.3530.aspx 36. Hải Minh (2004), Nguyễn Ngọc Thuần: "Thời thơ ấu, tôi là đứa trẻ giàu có". http://giaitri.vnexpress.net/tintuc/gioisao/trongnuoc/nguyenngocthuanthoithoautoiladuatre giauco1880258.html. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2237 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn