intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với một số biện pháp như sau: Sưu tầm nhiều trò chơi dân gian, bổ sung vốn kiến thức về các trò chơi dân gian; Chọn trò chơi dân gian cho phù hợp với học sinh Tiểu học; Lựa chọn địa điểm và không gian chơi;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long Tôi ghi tên dưới đây: Stt Họ và tên Ngày Nơi công Chức Trình Tỷ lệ tháng tác (hoặc danh độ (%) năm sinh nơi thường chuyê đóng trú) n môn góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 NGUYỄN DUY 06/06/19 Trường TH Giáo ĐHSP 100% BẮC 86 Thanh viên Lương B Tổng phụ trách Đội 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học”. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Hoạt động Ngoài giờ lên lớp) 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : Tháng 7/2020. 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Trong quá trình giáo dục học sinh Hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp là một trong hai con đường cơ bản thực hiện quá trình giáo dục học sinh, nó bao gồm các hoạt động nhà trường tổ chức vào thời gia Hoạt động Ngoài giờ lên lớp, và các hoạt động vui chơi ngoài các tiết học cơ bản. Đối với học sinh Tiểu học, thời gian Hoạt động Ngoài giờ lên lớp là thời gian quan trọng để đánh giá phẩm chất và tính
  2. 2 cách của một học sinh, do vậy, nếu học sinh được tổ chức hoạt động theo nội dung tốt, hợp lí, đúng cách thì Hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp sẽ đem lại những lợi ích, tác dụng tích cực phát triển năng khiếu, sở thích.... của các em. Thông qua hoạt động Ngoài giờ, học sinh nắm được cách cư xử giữa người với người, các quy tắc đạo đức, thái độ thật thà, tinh thần tập thể và tình yêu quê hương đất nước con người..... Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng, trò chơi dân gian xưa được xem như là hình thức giáo dục đơn giản, giúp hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhất là các trung tâm đô thị các bậc cha mẹ thì luôn bận rộn với công việc nên ít có thời gian để giải thích ý nghĩa và dạy cho con cách chơi các trò chơi này, còn các nhà trường thì thường vẫn còn tâm lý xem nhẹ các trò chơi dân gian cho trẻ mà chú ý quá nhiều vào vấn đề học của trẻ. Vì vậy đưa trò chơi dân gian vào trường học là phù hợp và cần thiết.Việc chơi các trò chơi dân gian không chỉ là một giải trí đơn thuần mà thông qua việc chơi cũng đã góp phần vào việc giáo dục có hiệu quả, giúp học sinh tăng cường sức khoẻ, phát triển giao tiếp, bình đẳng giới, hình thành nhân cách con người Việt Nam ở các em và trong toàn xã hội. 5.2. Nội dung sáng kiến: 5.2.1. Tình trạng của các giải pháp đã biết. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhất là các trung tâm đô thị, các bậc cha mẹ thì luôn bận rộn với công việc nên ít có thời gian để giải thích ý nghĩa và dạy cho con cách chơi các trò chơi dân gian, còn các nhà trường thì thường vẫn còn tâm lý xem nhẹ các trò chơi dân gian cho trẻ mà chú ý quá nhiều vào vấn đề học của trẻ. Những trò chơi dân gian hồn nhiên hấp dẫn ngày nay đang bị mai một. Hiện nay trong nhà trường có dạy những trò chơi nhưng còn nặng về mục đích “học”, nhẹ về “chơi”, gia đình học sinh thì quá bận bịu với công việc khác nên thiếu quan tâm hướng dẫn các em chơi, còn học sinh thì lại bù đầu vào việc học nên ít có thời gian để chơi. Vì vậy chúng ta rất hiếm khi bắt gặp hình ảnh các em tụm năm, tụm bảy rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê vào những đêm trăng sáng, những giờ ra chơi.
  3. 3 Hơn nữa nền khoa học phát triển, trò chơi điện tử cuốn hút các em, các em mải chơi đã sao nhãng cả việc học, các trò chơi dân gian dường như đã bị lãng quên, có những em không biết gì về các trò chơi dân gian, các bài hát, bài đồng dao, các câu thành ngữ như: “một đập ăn quan” ( Trò chơi Ô ăn quan). Bài đồng dao trò chơi “ Mèo đổi chuột”, trò chơi “ Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”...Chính vì vậy, việc tổ chức các trò chơi dân gian trong hoạt động Ngoài giờ lên lớp cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh Tiểu học nói riêng, học sinh phổ thông trong cả nước nói chung. 5.2.2. Các giải pháp thực hiện. Từ thực tế như trên tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để tổ chức cho học sinh thật nhiều những trò chơi dân gian vào các hoạt động trong nhà trường không chỉ ở sau phần lễ khai giảng mà ở các giờ ra chơi, các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm, ở các tiết học, các tiết sinh hoạt tập thể. Cần thu hút tất cả các em tham gia chơi các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi, với thời gian hoạt động. Tôi đã thực hiện các giải pháp sau: 5.2.2.1. Sưu tầm nhiều trò chơi dân gian, bổ sung vốn kiến thức về các trò chơi dân gian. Biết nhiều trò chơi dân gian là một nhu cầu không thể thiếu được của người quản trò. Trong "bộ nhớ" của người quản trò cần phải có nhiều loại trò chơi. Theo tính chất, nội dung, theo độ tuổi, theo địa hình (vị trí chơi), theo yêu cầu, theo quy mô... để từ đó có thể sử dụng cho bất kỳ cuộc chơi nào, ở đâu, cho đối tượng nào. Trước hết, quản trò cần nắm vững một số trò chơi hay nhất đã được người chơi hưởng ứng và đã được tổ chức thành công để khởi đầu cho những trò chơi tập thể tiếp theo. Muốn vậy người giáo viên cần phải tự sưu tầm, tìm hiểu các trò chơi dân gian, tôi đã hướng dẫn giáo viên tham khảo theo các nguồn sau: - Các loại trò chơi dân gian đã được in thành sách: Cuốn 100 Trò chơi Dân Gian cho thiếu nhi - Nhà xuất bản Kim Đồng. Một số trò chơi được giới thiệu trên internet (Trang web ca dao và tục ngữ).
  4. 4 - Các trò chơi dân gian thường tổ chức trong sinh hoạt cộng đồng mà bản thân được tham dự, được tập huấn, được quan sát, sau đó ghi chép lại. Như tập huấn về trường học thân thiện, học sinh tích cực - Kỹ năng sống. - Đã được in trên báo và giới thiệu trên truyển hình. Cụ thể Báo Tuổi trẻ, Tạp chí Giáo dục và Thời Đại, chuyên đề Giáo dục tiểu học, kênh VTV2 Một số sách tổ chức “Trò chơi dân gian” - Các trò chơi dân gian được người khác phổ biến lại. Người quản trò cần biết ghi chép lại những câu đố dân gian, những mẩu chuyện vui để sử dụng khi cần thiết để làm thư giãn cuộc chơi hay khi chuyển sang trò chơi khác. Đồng thời giáo viên cần phải ghi lại những kinh nghiệm, tư liệu của người khác mà mình đã gặp đề tích luỹ thêm vốn trò chơi, kỹ năng tổ chức trò chơi. 5.2.2.2. Chọn trò chơi dân gian cho phù hợp với học sinh Tiểu học. Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phong phú, mỗi trò chơi dân gian đều có quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau, chính vì thế người quản trò phải chọn những trò chơi phù hợp với học sinh về sức khoẻ, trình độ, hoàn cảnh điều kiện... Đặc điểm chung của trò chơi dân gian được triển khai trong trường học là đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập. Dù bất cứ nơi đâu, trong gia đình, tại trường học
  5. 5 hay trên đường làng đều có thể tổ chức được các trò chơi dân gian phù hợp. Nếu sân nhà nho nhỏ thì các em chơi ô ăn quan, chơi cờ, đánh chuyền, chặt cây dừa chừa cây mận, bắt ve… Nếu diện tích rộng hơn thì có thể chơi đá cầu, trốn tìm, bịt mắt bắt dê… Ở những bãi cỏ lớn thì có thể tổ chức các trò cướp cờ, đánh đu, cờ chém, kéo co… Học sinh tham gia trò chơi “Kéo co” Tuy nhiên những đồ dùng cho các trò chơi dân gian bao giờ cũng đơn giản và dễ kiếm, không cầu kỳ phức tạp, rất tiện lợi khi tổ chức chơi ở bất kỳ chỗ nào chỉ cần một không gian phù hợp, an toàn là được. Cần lưu ý chọn trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp, đồ dùng phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm, cần có sự tham gia của tập thể. Xét về chức năng giáo dục trò chơi dân gian có thể chia thành bốn nhóm: - Nhóm 1: Loại trò chơi vận động: Giúp tăng cường sức khoẻ, thể chất cho học sinh *Ví dụ: Như tập tầm vông; Lò cò; Bịt mắt bắt dê; Mèo đuổi chuột..... - Nhóm 2: Loại trò chơi học tập: Giúp các em biết quan sát, tính toán, tính nhẩm.
  6. 6 *Ví dụ: Trò chơi Ô ăn quan..... Học sinh chơi trò chơi “Ô ăn quan” - Nhóm 3: Loại trò chơi sáng tạo: Giúp học sinh có thể tự làm nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như chong chóng bằng lá dừa, nặn con trâu bằng đất sét, xếp lá dừa thành con châu chấu, làm con sâu bằng lá chuối,.... Những trò chơi này giúp trẻ khéo tay, phát huy sáng kiến, năng khiếu thẩm mỹ cần thiết cho hiện tại và tương lai sau này. *Ví dụ: Chơi diều; Xếp thuyền; làm chong chóng.... - Nhóm 4: Loại trò chơi mô phỏng: là những trò chơi mà học sinh bắt chước cách sinh hoạt của lớn như làm nhà, nấu ăn, mua bán. Trong khi chơi trẻ thi nhau xem ai làm đúng, làm đẹp, ai nhanh hơn... từ đó mà rèn kỹ năng sống cho các em sau này. Không nên đưa ra những trò chơi dân gian mà bản thân không nắm vững luật, chưa có sự chuẩn bị, những trò chơi dân gian nguy hiểm gây thương tích cho học sinh: *Ví dụ: Trò chơi đánh khăng, quay cù. 5.2.2.3. Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi.
  7. 7 - Đồ dùng đồ chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính chất đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có thể không có đồ dùng: *Ví dụ: Mèo đuổi chuột, Tập tầm vông.... + Có trò chơi yêu cầu có một đồ dùng: *Ví dụ: Bịt mắt bắt dê (một chiếc khăn bịt mắt); Cướp cờ (Một lá cờ); Nhảy dây (Một cái dây).... + Nhưng cũng có trò chơi cần phải nhiều đồ dùng: *Ví dụ: Trò chơi nhảy bao bố, trò chơi đi xe đạp chậm, ngậm muỗng truyền chanh... Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian là khi chơi không bao giờ chơi hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn và phù hợp với tư duy của học sinh. Nên người giáo viên muốn tổ chức các trò chơi dân gian có hiệu quả, thu hút học sinh tham gia bắt buộc phải thuộc các lời bài hát hoặc đồng dao của trò chơi đó. Đồng dao bao gồm nhiều loại cung cấp cho các em kiến thức mà không là kiến thức hệ thống như tư duy người lớn mà là trình bày liệt kê, dừng lại ở những nét bề ngoài dễ nhớ, dễ phân biệt, kích động trí tò mò ở trẻ em. 5.2.2.4. Lựa chọn địa điểm và không gian chơi. Trò chơi dân gian đều có luật chơi và cách chơi khác nhau. Có những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, số lượng người tham gia chơi lớn đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như Kéo co; Rồng rắn lên mây; Trồng nụ trồng hoa. Do vậy, giáo viên sẽ thùy theo đại điểm và không gian chơi để tổ chức cho phù hợp với học sinh. + Nếu là không gian rộng thì tổ chức một số trò chơi như kéo co, cướp cờ...... + Nếu là không gian hẹp thì tổ chức Ô ăn quan..... Chính vì vậy người giáo viên cần phải nắm vững cách chơi của từng trò để lựa chọn tổ chức chơi cho phù hợp với yêu cầu.
  8. 8 5.2.2.5. Động viên tất cả học sinh đều tham gia chơi tạo cho học sinh tính tập thể và tính sáng tạo. Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ có thể dung nạp tất cả những ai muốn chơi. Không bao giờ quy định một số người chơi nhất định. Vì vậy yêu cầu người hướng dẫn cần khuyến khích, động viên tất cả học sinh tham gia chơi, càng đông càng vui: *Ví dụ: Trò chơi Bịt mắt bắt dê: Mỗi khi có một người vào thêm vòng tròn chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Trong khi chơi mọi học sinh đều bình đẳng như nhau. Người giáo viên phải khách quan, trung thực đối với mọi nhóm chơi, mọi đối tượng chơi để đảm bảo tính giáo dục của trò chơi, không nên tranh cãi trong lúc chơi và tuyệt đối không dùng nhục hình để phạt người chơi sai, chơi không đúng. Giáo viên phải biết động viên khuyến khích học sinh tham gia chơi. Tuyên dương các em bằng những tràng vỗ tay hay những bài hát tạo không khí vui tươi, thoải mái, phấn khởi tạo những ấn tượng tốt đẹp, gây hứng thú trong những giờ chơi khác. Học sinh biểu diễn thời trang trong Ngày hội “Trò chơi dân gian” 5.2.2.6. Tổ chức chuyên đề cho giáo viên về trò chơi dân gian, thi chơi các trò chơi dân gian của học sinh giữa các khối.
  9. 9 Để tất cả giáo viên có những kiến thức và nhớ về trò chơi dân gian, ngay từ đầu năm học tôi đã triển khai chuyên đề Giới thiệu một số trò chơi dân gian do chính bản thân tôi – giáo viên Tổng phụ trách Đội triển khai. Mỗi trò chơi sau khi đã hướng dẫn cách chơi, tôi yêu cầu giáo viên đều tham gia chơi thử. Đồng thời yêu cầu mỗi giáo viên giới thiệu cho đồng nghiêp của mình một trò chơi khác mà mình đã biết đề bổ sung vốn kiến thức về trò chơi dân gian cho phong phú. Trong năm học Ban Hoạt động Ngoài giờ lên lớp đã thường xuyên tổ chức các sân chơi về các trò chơi dân gian cho học sinh toàn trường như: Tổ chức chơi các trò chơi dân gian trong buổi Lễ khai giảng phần Hội, trong dịp Tết Trung Thu đặc biệt là trong tiết Hoạt động Ngoài giờ lên lớp vào chiều thứ sáu các tuần. . Lồng ghép “Trò chơi dân gian” trong các hoạt động nhà trường Ngoài ra, vào những giờ ra chơi giáo viên đã hướng dẫn cho các em chơi các trò chơi dân gian một vài lần và những trò chơi khác nhau cho các em tham gia chơi tập thể như nhảy bao bố, cướp cờ, Bịt mắt bắt dê; Ô ăn quan.... từ đó các giờ ra chơi hàng ngày các em tự tổ chức chơi với nhau và nhiều giáo viên cũng tham gia cùng chơi với các em. Bên cạnh đó vui nhất, thoải mái nhất là các tiết học thể dục có đan xen chơi, các tiết sinh hoạt tập thể. Đặc biệt các tiết sinh hoạt sao các em học sinh khối 4,
  10. 10 khối 5 đã hướng dẫn và tổ chức cho các em khối 1, khối 2 chơi các trò chơi dân gian rất sinh động, sảng khoái. Giáo viên chủ nhiệm các lớp thường xuyên trao đổi, học tập kinh nghiệm để nâng cao trình độ hiểu biết, cách thức tổ chức các trò chơi dân gian trong các hoạt động của lớp, trường. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Giải pháp này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh, nhiều lớp học khác nhau tùy theo điều kiện và tình hình cụ thể của từng cấp học, từng đối tượng học sinh . 6. Những thông tin cần được bảo mật : Không có 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Chủ quan: Bản thân người giáo viên cần nắm các trò chơi dân gian, có kiến thức và cách tổ chức các trò chơi. + Khách quan: Ban giám hiệu chỉ đạo, quán triệt vai trò của việc tổ chức các trò chơi dân gian trong hoạt động Ngoài giờ lên lớp. Kết hợp các bộ phận có liên quan để tổ chức. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về sân chơi, đồ dùng, địa điểm trong quá trình tổ chức. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 8.1. Kết quả: Qua một số kinh nghiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện các trò chơi dân gian vào trường học, qua một năm thực hiện, tôi nhận thấy kết quả đạt được như sau: * Đối với nhà trường: - Góp phần thực hiện các tiêu chí của phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Thành lập được Thư viện trò chơi dân gian để giáo viên và đồng nghiệp tham khảo. - Góp phần vào việc bảo tồn được di sản văn hoá dân tộc Việt Nam - Ngoài giờ ra chơi, các hoạt động giờ lên lớp các trò chơi dân gian còn được thực hiện ở các giờ thể dục, môn tiếng việt (Phần luyện từ và câu), cả giáo viên và học sinh đều thích thú và thoải mái, giảm căng thẳng sau các giờ học.
  11. 11 - Được đông đảo phụ huynh nhiệt tình ủng hộ nhất là sau khi dự lễ khai giảng năm học. * Đối với giáo viên: - Góp phần gìn giữ, phát huy các trò chơi dân gian, làm cho vốn kiến thức về trò chơi dân gian ngày càng phong phú về thể loại. Phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo trong các hoạt động để có thể lồng ghép các trò chơi đó vào các tiết học với nội dung phù hợp. - Tạo sự thân thiện gần gũi với học sinh vì vừa là người hướng dẫn vừa là bạn chơi với học sinh. - Giáo viên trở nên năng động, linh hoạt, tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động tập thể từ đó tham gia nhiệt tình các phong trào tập thể. - Nâng cao năng lực chuyên môn. Như được sống lại với thuở ấu thơ của mình. * Đối với học sinh: - Học sinh cảm nhận được nét đẹp của văn hoá dân tộc. Từ đó giúp học sinh tạo được lòng ham muốn tạo ra những nét đẹp trong cuộc sống. - Học sinh nhớ tên các trò chơi biết được cách chơi và luật chơi của những trò chơi dân gian, vì vậy tăng khả năng ghi nhớ có chủ đích và khả năng tưởng tượng trong các hoạt động vui chơi. - Đa số các em đều tích cực và thích thú khi chơi các trò chơi dân gian, tham gia nhiệt tình, sôi nổi, thoải mái và tự tin. Các em góp phần không nhỏ vào sự thành công của các hoạt động trong nhà trường như lễ khai giảng ( Phẩn chơi các trò chơi dân gian), các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp... - Tăng cường sức khoẻ, cân bằng nguồn năng lượng dư thừa trong cơ thể, nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người. Giúp học sinh có kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, các em không tham gia các trò chơi vô bổ, bạo lực. - Các em thêm yêu quý và tự hào về văn hoá, phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam, thêm yêu trường lớp, yêu quý bạn bè, thầy cô, thích được đến trường.
  12. 12 8.2 Bài học kinh nghiệm: - Bản thân phải nhận thức sâu sắc về ý nghĩa việc đưa các trò chơi dân gian vào trường học. Nắm được mục đích của việc chơi, đó là hình thức chơi mà học. - Cần phải tích cực tìm tòi, sưu tầm thật nhiều các trò chơi dân gian. Cần lựa chọn các trò chơi mang tính giáo dục, lành mạnh, an toàn cho học sinh. - Luôn tạo không khí thân mật, cởi mở, gần gũi với học sinh, tạo điều kiện và khuyến khích cho tất cả học sinh được tham gia, cần động viên khi các em chơi. - Phát huy vai trò của Tổng phụ trách đội, các đoàn thể, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp. - Cần nắm rõ cách chơi trước khi hướng dẫn các em. Chọn trò chơi dân gian phù hợp với không gian và đặc điểm của buổi chơi. Trên đây là một số giải pháp của tôi trong việc tổ chức thực hiện các trò chơi dân gian trong trường Tiểu học. Bước đầu thực hiện nhưng cũng thu được kết quả tương đối tốt, dễ áp dụng cho mọi đối tượng, cho mọi điểm trường phù hợp với học sinh Tiểu học. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
  13. 13 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................... ................................................................................................................................. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thanh Lương, ngày 15 tháng 02 năm 2021 Người nộp đơn Nguyễn Duy Bắc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2