intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học môn Tiếng Anh cho học sinh trường Tiểu học thị trấn Bình Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:25

13
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học môn Tiếng Anh cho học sinh trường Tiểu học thị trấn Bình Minh" giới thiệu sử dụng một số phần mềm trực tuyến trong dạy các kĩ năng của môn Tiếng Anh; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy và học đa dạng, phong phú nhằm tiến tới mục đích cao nhất là nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học môn Tiếng Anh cho học sinh trường Tiểu học thị trấn Bình Minh

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Hội đồng thẩm định sáng kiến phòng Giáo dục và Đào tạo Kim Sơn Hội đồng thẩm định sáng kiến trường Tiểu học TT Bình Minh Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ % đóng Trình độ Ngày tháng góp vào việc TT Họ và tên Nơi công tác Chức vụ chuyên năm sinh sáng tạo sáng môn kiến 1 Ngô Thị Hồng 08/10/1984 Tiểu học TT Giáo ĐHNN 100% Bình Minh viên 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng - Tên sáng kiến: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học môn Tiếng Anh cho học sinh trường Tiểu học thị trấn Bình Minh”. - Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến áp dụng trong dạy và học môn Tiếng Anh cấp tiểu học của trường tiểu học thị trấn Bình Minh. 2. Nội dung sáng kiến: 2.1. Giải pháp cũ thường làm: 2.1.1. Nội dung giải pháp : Giải pháp 1: Sử dụng các bài hát và trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh trong phần Khởi động. Khi dạy phần Warm up, tôi thường cho học sinh hát một bài hát liên quan đến bài đã học để kiểm tra xem học sinh có nắm được bài không hoặc liên quan tới bài mới để dẫn dắt vào bài mới. Cũng có khi tôi cho học sinh chơi một trò chơi khoảng 3 đến 5 phút để làm cho học sinh vui vẻ lên hoặc dẫn dắt vào bài mới. Giải pháp này giúp các em sẽ hứng thú và kích thích được các em trước khi tiếp cận các ngữ liệu mới. Giải pháp 2: Sử dụng TPR, tranh ảnh hoặc vật thật để dạy từ vựng và cấu trúc mới. - Phương pháp dạy từ vựng bằng TPR:
  2. 2 TPR là một loại hình học từ vựng mà các em rất thích nhẹ nhàng,thu hút , dễ tiếp thu cho học sinh. Các em có thể TPR theo bài hát, bài chant (xem video clip và làm theo các hoạt động). Hoặc giáo viên vừa đọc từ vừa diễn tả từ đó bằng hành động, các em nói và làm theo. Example : clap your hand – clap, clap ,clap stand up sit down shake your hand Có rất nhiều từ và cụm từ chúng ta có thể dạy và học thông qua hình thức TPR giúp các tiết học Tiếng Anh trở lên sôi nổi hấp dẫn hơn. - Sử dụng tranh ảnh để dạy từ vựng: Đây là một cách dạy từ vựng rất thông dụng nhưng lại đem lại hiệu quả rất cao trong việc giới thiệu và học từ vựng, giúp học sinh học được từ, nhớ từ và nhớ được nghĩa của từ thông qua tranh ảnh một cách dễ dàng hơn. Example : Weather - Sử dụng vật thật để dạy từ vựng và cấu trúc mới Giáo viên có thể chỉ vào các đồ vật thật có ở trong lớp và giới thiệu : “ a book” ,“ a pen” ,“ a ruler” ........ Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào đồ vật và đoán nghĩa của từ. Phương pháp này cho các em hứng thú học tập và sự tập trung cao vì các từ giáo viên giới thiệu là những đồ vật rất gần gũi với các em hằng ngày và dễ đoán nghĩa đối với các em. Đồ vật thật có thể ở xung quanh lớp hoặc giáo viên có thể chuẩn bị ở nhà. a desk a pencil sharpener a school bag -> This is a desk. That’s a pencil sharpener. Giải pháp 3: Sử dụng Cassette để dạy kĩ năng nghe. Khi dạy các đoạn hội thoại trong sách giáo khoa, tôi thường mở loa để học sinh nghe nhắc lại nội dung bài hội thoại, hoặc nghe và thực hiện các nhiệm vụ của các bài nghe. Phương pháp này giáo viên có thể dùng các đĩa CD có sẵn trong 2
  3. 3 chương trình và rất tiện lợi khi mang theo cassette đến từng các lớp học trong các tiết dạy. Giải pháp 4: Sử dụng tranh vẽ để dạy bài viết - Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ những hình đơn giản để học sinh có thể nhớ từ và lắp ghép vào các nội dung bài viết. Với cách học này học sinh rất dễ học, dễ nhớ và rất hứng thú. Các em sẽ rất dễ liên tưởng đến các từ vựng và cấu trúc mới khi viết câu hay đoạn văn. - Phát triển được khả năng sáng tạo của các em trong học kĩ năng viết, không gây nhàm chán cho các em. Example: a flower a cat This is a flower. It’s blue. That is a cat. It’s white. 2.1.2. Ưu và nhược điểm của giải pháp cũ: Ưu điểm: - Các tiết dạy và học không đòi hỏi phải có phòng học tiếng riêng với các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại như máy chiếu, ti vi màn hình lớn,…Giáo viên có thể linh hoạt sử dụng phương pháp này trong các tiết dạy, các lớp học khác nhau mà vẫn có thể gây được hứng thú cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh. - Giáo viên có thể tận dụng tranh ảnh và những đồ dùng dạy học có sẵn trong các tiết học. - Giáo viên không mất nhiều thời gian chuẩn bị bài dạy và giới thiệu hoạt động vì học sinh quen với những cách làm của thầy cô. - Thông qua các hình ảnh, qua TPR của giáo viên hoặc qua các vật thật học sinh vẫn có thể nắm bắt được các từ vựng và vận dụng các từ đó vào kĩ năng nói, viết các mẫu câu một cách nhanh chóng và dễ dàng. Biết thay thế các cụm từ tương đương cùng ngữ cảnh qua các hoạt động làm mẫu của giáo viên. Nhược điểm: - Giáo viên ít có cơ hội sử dụng các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm Tiếng Anh hiện đại trong dạy học nên các tiết học chưa thực sự cuốn hút, chưa thúc đẩy mạnh được sự chú ý và chủ động tiếp cận kiến thức của được toàn bộ các em học sinh hoặc chỉ thu hút được một số ít học sinh có năng
  4. 4 khiếu và yêu thích môn học tham gia vào các hoạt động học tập dẫn đến hiệu quả của tiết dạy không cao. - Học sinh tiểu học là lứa tuổi rất năng động, hầu hết các em rất thích khám phá sự mới mẻ, các em to mò thích sử dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính,…mà các giải pháp cũ thì chưa có nhiều sự đổi mới, sáng tạo và bắt kịp xu hướng hiện đại các em đã được tiếp cận qua các phương tiện truyền thông. Các em còn đang thụ động, chưa tự chủ trong việc lĩnh hội kiến thức qua các phương pháp đó. Những tồn tại cần khắc phục: - Học sinh còn thụ động, chưa tự chủ trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục. - Giáo viên chưa tự đổi mới về phương pháp dạy học để đáp ứng được với đòi hỏi của nền giáo dục hiện đại - giáo dục công nghệ, đặc biệt trong giai đoạn đất nước và thế giới đang gặp nhiều khó khăn trong dịch bệnh hiện nay. 2.2. Giải pháp mới cải tiến: Xuất phát từ những tồn tại và hạn chế và để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền giáo dục hiện đại và sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin bản thân tôi đã nghiên cứu tìm tòi một số ứng dụng, phần mềm hữu ích trong việc dạy học giúp không chỉ kích thích được hứng thú của học sinh trong các tiết dạy mà còn nâng cao chất lượng môn học. Mới đầu khi áp dụng tưởng sẽ rất khó khăn nhưng sau khi ứng dụng các phần mềm cơ bản được đề cập dưới đây là một minh chứng thiết thực cho những hiệu quả đã đạt được tại trường Tiểu học thị trấn Bình Minh trong hai năm học 2019-2020 và 2020-2021. 2.2.1. Sử dụng một số phần mềm trực tuyến trong dạy các kĩ năng của môn Tiếng Anh. - Sử dụng Kahoot trong các mục: Warm-up, Review hoặc Consolidation Phần mềm Kahoot với tính năng vượt trội đã giúp tôi tạo ra một bộ câu hỏi đầy đủ các dạng như Multiple choice, T/F statement, Short answer,... dùng để ôn tập bài cũ, luyện tập hoặc tham gia cuộc thi Rung chuông vàng trong các đợt sinh hoạt ngoại khóa với số lượng câu hỏi không hạn chế. Nếu theo cách truyền thống tôi thường dùng powerpoint, phần mềm Hot potato thường tốn rất nhiều thời gian biên soạn; hơn nữa sự tương tác giữa giáo viên và học sinh không cao; tôi khó xác định được học sinh nào trả lời nhanh và đúng nhất, học sinh nào đúng nhiều câu nhất, những lúc như vậy cần thêm nhiều sự hỗ trợ, giám sát từ các đồng nghiệp 4
  5. 5 nhưng kết quả chưa chắc là khách quan nhất. Nhưng với phần mềm Kahoot tôi không mất nhiều thời gian thiết kế hoạt động, các câu hỏi được thiết kế chuyên nghiệp hơn, học sinh tham gia thi trả lời các câu hỏi thì điểm số được cộng dồn và được xếp hạng từ cao đến thấp sau mỗi lượt câu hỏi. Điều này giúp cả giáo viên lẫn học sinh dễ dàng xác định được học sinh nào trả lời nhanh nhất và có nhiều câu trả lời đúng nhất; học sinh sẽ biết mình đang ở vị trí nào mà sẽ cố gắng hơn ở câu hỏi tiếp theo. Đặc biệt hơn, phần mềm này có thiết kế âm thanh nền rất sôi động và đầy tính thúc giục, khiến cho hoạt động mở đầu của một bài học rất sôi nổi và lôi cuốn hoặc tạo cho học sinh cảm giác luyến tiếc, mong đợi đến tiết học tới sau khi tham gia trò chơi này trong hoạt động củng cố ở cuối bài học. Ví dụ: Sau khi học sinh đã làm xong bài tập đọc hiểu ở hoạt động số 3/Lesson 2 / Unit 7/ Tiếng Anh 5/ Tập 1 như đánh dấu thông tin các câu đề bài đưa ra so với thông tin của đoạn văn, tôi đã cho học sinh tham gia vào cuộc thi có nội dung liên quan đến toàn bộ đoạn văn các em đã đọc với phần mềm Kahoot nhằm kiểm tra nhanh một lần nữa về việc nắm chắc thông tin của các em về bài đọc hiểu này đồng thời tạo không khí sôi nổi và hào hứng cho các em trước khi kết thúc bài học. Cách thực hiện: Bước 1: Trước tiên giáo viên cần truy cập vào trang web trên rồi đăng kí giáo viên. Bước 2: Tôi đã soạn ra các câu hỏi với 2 dạng chính là T/F statement và Multiple Choice. Sau đây là các câu minh họa trong số các câu hỏi được soạn để chuẩn bị cho học sinh tham gia. Bước 3: Học sinh đang sử dụng các thiết bị có thể truy cập internet như máy vi tính để bàn, smart phone, ipad, laptop,... để truy cập vào đường dẫn do giáo viên cung cấp, nhập mã PIN, nhập tên để tham gia trả lời câu hỏi. Sau đây là một số hình ảnh minh họa một số hoạt động trong lớp với phần mềm Kahoot:
  6. 6 Hệ thống tự động tổng hợp thống kê câu trả lời của học sinh Hệ thống tự động xếp hạng người chơi theo điểm số và thời gian Nhìn chung qua một thời gian sử dụng Kahoot trong các mục dạy Warm- up, review hay Consolidation, tôi nhận thấy việc thiết kế gói câu hỏi và trình chiếu chuyên nghiệp, nhanh, tiết kiệm rất nhiều thời gian do ứng dụng này có hỗ trợ upload hình ảnh, âm thanh để soạn câu hỏi, hơn nữa tôi không phải hoạt động quá nhiều như quan sát kết quả của học sinh, không phải chờ xem tất cả học sinh đã trả lời hết chưa để bấm kết quả như thường làm trong Powerpoint vì khi tất cả người chơi đều đã chọn câu hỏi, thì hệ thống tự động báo kết quả mà không cần phải chờ hết thời gian như tôi đã cài đặt cho mỗi câu hỏi trước đó. - Sử dụng GoAnimate trong giảng dạy Dialogue và phần “Cat and mouse” trong chương trình Tiếng Anh 3, 4, 5. Sử dụng phần mềm GoAnimate, tôi đã có thể tự tạo ra một video hoạt hình có hoạt động của nhân vật, có âm thanh lời nói và phụ đề với nội dung tương tự trong sách giáo khoa hoặc có thể thêm/ bớt cho phù hợp với trình độ học sinh của mình. So với giải pháp cũ tôi sử dụng puppets hoặc hình ảnh thủ công của các nhân vật trong sách và thay đổi giọng của mình theo từng nhân vật để dạy phần dialogue trong các phần Look, listen and repeat trong các Lesson của mỗi Unit hoặc kể các 6
  7. 7 câu chuyện trong các chương trình sách tiếng Anh 3,4,5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo dễ gây nhàm chán cho học sinh. Sử dụng phần mềm GoAnimate này thu hút được sự chú ý cao độ của học sinh vì hoạt hình là thể loại phim học sinh rất ưa thích hiện nay sẽ có tác dụng kích thích sự tò mò của các em hơn, tiết dạy mang lại hiệu quả cao hơn. Ví dụ: Để dạy Part 1/ Look, listen and repeat / Lesson 1/ Unit 11/ Sách Tiếng Anh 5/Tập 2 về cuộc nói chuyện giữa gia đình nhà Tony vào một buổi sáng khi Tony ốm nên không dậy ăn sáng được cùng bố mẹ ta có thể thực hiện như sau: Bước 1: Tạo ra một phim hoạt hình thể hiện tất cả các cảnh, các lời thoại của tất cả các nhân vật nhưng không có phụ đề. Chiếu cho học sinh xem 2 lần và yêu cầu học sinh phân tích đoạn hội thoại, đoán nghĩa… Bước 2: Chèn các slide mới, chèn âm thanh lời nói và phụ đề cho từ/cụm từ mới kèm theo nghĩa để dạy từ /cụm từ mới. Cài đặt thời gian và số lần lặp lại cho mỗi từ/ cụm từ ấy cho học sinh nghe và lặp lại. Ví dụ: matter, fever , headache . Bước 3. Sao chép các slide của bước 1, cài đặt thêm thời gian dừng giữa các câu thoại để tạo khoảng thời gian cho học sinh lặp lại 2 lần. Bước 4. Sao chép tất cả các slide của bước 2, chèn thêm phụ đề toàn bộ lời nói của tất cả các nhân vật để học sinh nghe và lặp lại. Ví dụ: Tony’s mother: What’s the matter with you, Tony? Tony: I have a headache. Bước 5: Sao chép các slide của bước 4, xóa âm thanh giọng nói của tất cả nhân vật, chỉ để lại hình ảnh và phụ đề, phân vai và yêu cầu học sinh lồng tiếng cho tất cả các nhân vật. Với cách làm như trên, một phim hoạt hình chiếu liên tục 5 bước như đã trình bày trong thời lượng 5 phút, đã giúp tôi dạy phần Look, listen and repeat một cách nhẹ nhàng, không tốn nhiều thời gian, không vất vả trong việc dạy nhưng đã thu hút được sự chú ý cao độ của học sinh. Các bước làm video với Goanimate: Trước tiên bạn cần đăng kí tài khoản goanimate bằng tài khoản gmail. Bản dùng thử chỉ được sử dụng trong 14 ngày. Nêu muốn dùng thêm bạn cần mua tài khoản. Sau khi đăng kí, ta bắt đầu thiết kế video, chọn style:
  8. 8 Tiêu đề của một video giới thiệu Dialogue của Unit 11/Lesson 1/ sách Tiếng Anh 5 Sử dụng công cụ GoAnimate giúp tạo một video hoạt hình trực tuyến miễn phí mang nội dung giáo dục cần truyền đạt theo ý muốn một cách dễ dàng và nhanh chóng và chuyên nghiệp với các tính năng: + Lựa chọn hình ảnh, động tác và thái độ của nhân vật, phông nền, âm nhạc theo ý thích và phù hợp với từng chủ đề. + Lồng tiếng nhân vật với giọng nam/nữ bản xứ khác nhau giúp học sinh quen dần với giọng điệu của người bản xứ. + Có phụ đề cho từng lời nói của nhân vật, giúp học sinh vừa nghe vừa nhìn được từ hoặc câu. - Sử dụng Quizlet trong việc dạy từ vựng: Có cách nào để có được bộ đồ dùng để dạy từ vựng một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và hiệu quả nhất? Thông thường để chuẩn bị cho một tiết dạy trước khi sử dụng phần mềm Quizlet tôi thường chuẩn bị tranh ảnh, vật thật, in bộ thẻ từ ... hoặc soạn trình chiếu trên phần mềm Powerpoint để dạy hình ảnh. Tuy nhiên việc này cũng khiến tôi tốn nhiều thời gian soạn bài trên Powerpoint và chuẩn bị đồ dùng. Hơn nữa các tranh ảnh chuẩn bị sẵn in ấn không được sắc nét và bị bào mòn theo thời gian sử dụng. Thay vào đó tôi đã ứng dụng phần mềm Quizlet tạo và sử dụng bộ thẻ từ để dạy từ vựng với tốc độ 30 giây cho mỗi từ bao gồm từ, nghĩa, hình ảnh minh họa và âm thanh sẵn có có thể thiết kế theo mục đích đạt theo từng thể loại bài, từng thể loại kiến thức mà giáo viên có thể tạo ra các thẻ từ, game, các bài test,… giúp học sinh sẽ hứng thú hơn, đươc kích thích hơn, học mà như đang được tham gia một trò chơi từ vựng giúp các em sẽ chủ động hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức. Cách thực hiện: Bước 1: Vào quizlet.com lập tài khoản giáo viên Bước 2: Nhấp nút Create là đã tạo ra được bộ thẻ từ vựng gồm từ, hình ảnh 8
  9. 9 minh họa và phát âm cho các từ rồi. Một số bộ thẻ từ đã tạo dành cho học sinh lớp 3 trên phần mềm Quizlet.com Bước 3: Học sinh tham gia làm bài kiểm tra với các dạng bài tập multiple choice (M/C), T/F, circle, short answer trực tuyến qua thẻ Test.Bài tập này giúp học sinh phát triển được kỹ năng viết và vận dụng được các từ đã học. Với việc sử dụng công cụ hỗ trợ như Quizlet giúp tôi tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí, làm cho việc dạy từ vựng thực sự chuyên nghiệp, nhanh chóng và thu hút sự chú ý cao của học sinh. Học sinh được nghe phát âm chính xác từ giọng đọc bản ngữ nên sẽ quen với giọng người bản ngữ khi có điều kiện tiếp xúc. Giúp học sinh tự luyện lại từ đã học ở nhà nhờ các tính năng của phần mềm được mô tả như trên theo đường dẫn tôi cung cấp cho các em ở lớp. - Sử dụng Padlet trong việc dạy kỹ năng viết: Trước đây, khi dạy kỹ năng viết cho học sinh, sau khi gọi vài học sinh lên bảng thể hiện bài viết của mình, tôi tranh thủ giúp đỡ và chấm sửa bài trong sách
  10. 10 cho một số học sinh dưới lớp, sau đó nhận xét sửa bài của học sinh trên bảng. Với cách làm này, học sinh cả lớp chỉ biết được vài bài được trình bày trên bảng hoặc nếu yêu cầu học sinh đổi bài cho nhau xem thì cũng chỉ dừng lại ở mức em này biết bài của em kia. Với phương pháp này các em sẽ cảm thấy rất khó khăn trong quá trình tự đánh giá và đánh giá bạn dẫn đến các em thậm chí sợ kĩ năng viết và không hứng thú trong môn học nữa.Vậy làm thế nào học sinh biết được bài viết của tất cả các bạn trong lớp và tham gia chấm sửa bài cho bạn mình? Phần mềm Padlet sẽ hỗ trợ tôi trong việc giải quyết các vấn đề đó một cách hiệu quả. Sử dụng giải pháp này đã giúp tôi có thể ở tại máy tính của mình nhưng thu thập được toàn bộ ý tưởng, bài viết của học sinh; kiểm soát và theo dõi tiến độ viết của cả lớp cùng một lúc; kịp thời nhắc nhở những lỗi sai thường gặp của một số học sinh để các học sinh khác không mắc phải; dễ dàng thêm các chú thích, sửa lỗi cho các bài viết ấy của học sinh một cách trực quan; đồng thời di chuyển, sắp xếp các bài viết của học sinh theo đúng ý của mình. Phần mềm này cũng tạo điều kiện cho học sinh tham gia chấm chữa bài trực tiếp cho bạn mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên qua thiết bị vì Padlet tương thích với nhiều thiết bị kể cả di động qua đó giúp học sinh học được những cái đúng từ những điều sai của bạn mình Cách thực hiện: Đối với học sinh các lớp không có điều kiện về thiết bị: tôi cho học sinh viết trên giấy hoặc trong sách như cách vẫn làm trước đây, sau đó dùng smart phone của mình chụp nhiều bài viết của học sinh và post lên tường Padlet chiếu sẵn trên màn hình. Sau khi áp dụng phần mềm Padlet trong dạy kĩ năng viết tôi thấy học sinh trường tôi không còn ngại viết, kĩ năng viết của các em tiến bộ hơn vì các em được cả các bạn và thầy cô chấm bài, bên cạnh đó các em còn được tham khảo ý tưởng của các bài viết của các bạn khác giúp các em cải thiện kĩ năng viết của mình.          Một số hình ảnh bải làm của học sinh khi sử dụng phần mềm Padlet: 10
  11. 11 - Sử dụng NaturalReader kết hợp Audacity dạy Listening: Kỹ năng nghe trong phần Listen and number trong các Lesson 2 chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh 3, 4, 5 thường yêu cầu khó hơn so với các phần nghe khác trong Lesson 1. Đây là dạng bài nghe một câu dài hoặc một đoạn hội thoại để lấy thông tin chính để đánh số các bức tranh. Với các lớp có nhiều học sinh năng khiếu hơn, dạng bài nghe lấy thông tin chi tiết này giúp các em phát triển tốt kỹ năng nghe nhưng đây lại là yêu cầu vượt quá khả năng của học sinh nhận thức môn Tiếng Anh còn hạn chế. Thực tế khi gặp những bài nghe này, tôi hầu như phải gợi mở toàn bộ câu bằng thủ thuật “ White Elicitation” nhưng các em vẫn không tự nghe và lấy thông tin được. Việc nghe quá khó khiến các em không hứng thú dần dần đến việc không tập trung, thậm chí còn sợ việc nghe. Cách thực hiện: Lên mạng gõ tìm công cụ thu âm thanh, tôi đã chọn được công cụ Audacity. Tuy nhiên mỗi Audacity vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu vì chỉ có chức năng ghi âm. Tôi đã tìm hiểu được phần mềm NaturalReader, một phần mềm phát âm chuẩn. Có được hai công cụ trên, với các bài nghe quá khó, tôi đã biên tập lại nội dung sao cho phù hợp với với năng lực học sinh. Sử dụng phần mềm NaturalReader để chuyển nội dung thành audio đồng thời kết hợp với phần mềm Audacity để ghi âm audio cần sử dụng. Sau đó xuất file dưới dạng MP3, MP4, đĩa CD…là tôi đã dạy được cho các đối tượng học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong môn Tiếng Anh . Sử dụng hai phần mềm này ngoài việc để tạo ra các file nghe theo ý muốn để dạy Listening trên lớp, tôi có thể tạo ra các audio cho các câu hỏi liên quan đến kỹ năng nghe trong các cuộc thi Rung chuông vàng, Trạng Nhí tiếng Anh trong các đợt sinh hoạt ngoại khóa hoặc bài kiểm tra cuối học kỳ/ năm. Phần mềm còn giúp tôi tạo ra một file nghe có nội dung phù hợp với các đối tượng học sinh khi học môn Tiếng Anh, giúp học sinh yếu thoải mái hơn, đỡ áp lực hơn và tự tin hơn khi học kỹ năng nghe. Bên cạnh đó tôi còn dùng audacity để thiết kế file nghe trong đề kiểm tra hoặc sửa thứ tự các câu. - Dùng phần mềm Story Jumper trong giảng dạy các câu chuyện sử dụng trong các tiết dạy các câu lạc bộ Tiếng Anh hay dạy học ngoại khóa. Với phần mềm Story Jumper giáo viên có thể tạo ra những câu chuyện liên quan đến những nội dung bài học trong sách giáo khoa với các khung tranh có sẵn, rất nhiều hình ảnh đa dạng đẹp mắt cho giáo viên có thể lựa chọn để phù hợp
  12. 12 với câu chuyện của mìn. Kèm theo những âm thanh làm cho câu chuyện sẽ thêm sinh động và học sinh sẽ hứng thú tìm hiểu các câu chuyện đó. Cách thực hiện: Bước 1: Vào phần mềm Story Jumper đăng kí tài khoản. Bước 2: Tạo nội dung câu chuyện ở mục “ Create the story”. Bước 3: Xuất bản câu chuyện vừa tạo. Trình chiếu cho học sinh xem. Một câu chuyện đã tạo trên phần mềm Story Jumper: Sử dụng phần mềm này tôi đã giúp học sinh của mình có thể phát triển kĩ năng nghe, đọc và viết. Qua các câu chuyện các em cũng có thể tăng được vốn từ vựng và dùng đúng vốn từ của mình có phù hợp trong các ngữ cảnh. Các em có thể tham khảo rất nhiều câu chuyện mà giáo viên đã tạo khi ở nhà qua đường link mà giáo viên cung cấp. 2.2.2. Sử dụng các phần mềm thiết kế sẵn trực tiếp trong các tiết dạy - Dùng sách mềm trong giảng dạy Để tiết kiệm thời gian, tôi có thể sử dụng sách mềm trong giảng dạy. Với những bài giảng được thiết kế sẵn, dễ dùng, giao diện đẹp, có cả trò chơi nên hấp dẫn học sinh trong các tiết dạy. Sử dụng sách mềm giáo viên sẽ không cần phải thiết kế các bài giảng điện tử powerpoint sách có rất nhiều tiện ích với các kênh âm thanh và kênh hình có sẵn có thể sử dụng trực tiếp trong giảng dạy. Ngoài ra sách có flashcards giúp giáo viên có thể dạy từ vựng cho học sinh qua kênh hình. Có các trò chơi sẵn mà giáo viên có thể sử dụng trong phần warm up hoặc consolidation của mỗi bài học. Ngoài ra sách còn có các nguồn bài kiểm tra và học liệu giáo viên có thể tham khảo và tận dụng khi kiểm tra đánh giá học sinh. Cách thực hiện: Bước 1: Trước hết ta vào trang sách mềm.vn Bước 2: Rồi đăng kí với tài khoản gmail của mình 12
  13. 13 Trong trang có đủ sách cho các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 12 - Bước 3: Chọn khối lớp dạy; chọn bài và chọn mục cần dạy. Bước 4: Có thể thao tác một số phần sao cho phù hợp với nội dung bài dạy. Lesson 1- Part 1 của Unit 11: This is my family - Tiếng Anh 3 Tập 2 Sử dụng phần mềm này ngoài việc để giảng dạy các nội dung trong sách giáo khoa trên lớp, tôi có thể tham khảo các trò chơi, các bài kiểm tra có sẵn trên phần mềm, các thẻ dạy từ vựng có sẵn. Sách mềm rất thuận tiện cho giáo viên có thể thay thế cho bài giảng điện tử, có tích hợp âm thanh, thẻ từ phù hợp dùng trong phòng học tiếng có computer và projector. ­ Học tập trực tuyến bài giảng E­learning Trên hệ  thống này có thể  làm được rất nhiều công việc như: Tạo khóa học  trực tuyến, đưa các file bài giảng, file tài liệu, video, hình  ảnh..làm đề  thi đánh   đánh giá điểm tự động trên hệ thống…nhưng ở đây đang tập trung hướng dẫn việc   đưa bài giảng E­learning lên hệ thống.
  14. 14 Ứng dụng bài giảng E­learning vào trong giảng dạy sẽ  giúp giáo viên tiết  kiệm được nhiều thời gian, thay vào đó, giáo viên có điều kiện tổ  chức trao đổi,  phát huy tính tích cực, say mê, hứng thú trong học tập. Bằng cách học tập trực   tuyến đã giúp người học chủ  động hơn trong việc tiếp cận kiến thức, phụ  huynh   cũng có thể theo dõi và sát cánh cùng con trong quá trình học tập. \ Một tiết dạy học sinh lớp 5C Trường Tiểu học thị trấn Bình Minh 2.2.3. Một số phần mềm áp dụng trong dạy và học trực tuyến ­ Phần mềm trực tuyến Zoom Cloud Meeting Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, thì việc học trực tuyến trở thành giải pháp của giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực cho xã hội và để làm được việc đó thì phần mềm zoom cloud meeting đang là công cụ hỗ trợ trực tiếp cho việc tổ chức học online. Zoom đang là ứng dụng có tác động rất mạnh mẽ khi các trường học trên cả nước đang rất khó khăn trong việc chống lại đại dịch COVID-19 thì phần mềm này đã giúp cho giáo dục thực hiện một phương châm “ Học sinh không đến trường nhưng không dừng học tập” một cách rất thiết thực và hiệu quả. Với zoom thì thầy cô có thể chủ động mở lớp dạy học dễ dàng, sắp xếp lịch thời khoá biểu cho học sinh dễ dàng theo dõi. Qua ứng dụng phần mềm này giáo viên và học sinh có thể nâng cao được trình độ sử dụng công nghệ thông tin của mình. Đào tạo mọi lúc mọi nơi: truyền đạt kiến thức nhanh chóng, theo thông tin yêu cầu của học viên. Học sinh, sinh viên có thể truy cập vào phòng học zoom ở bất cứ nơi nào chỉ cần có kết nối internet ổn định. Cách thực hiện: Bước 1: Tải Zoom cloud meeting về máy Bước 2: Tạo phòng họp. Bước 3: Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu cho học sinh đăng nhập. 14
  15. 15 Bước 4: Học sinh đăng nhập và tham gia tiết học trên Zoom. Một tiết dạy học qua Zoom của học sinh lớp 5 trường Tiểu học TT Bình Minh Phần mềm Zoom giúp giáo viên và học sinh có thể dạy, học và ôn tập kiến  thức đảm bảo chương trình theo Bộ giáo dục và đào tạo quy định trong mùa dịch­  khi các em không đến trường, các em vẫn có thể nắm bắt được các kiến thức và có   thể tham gia các hoạt động như trên lớp như nghe giảng trực tiếp từ giáo viên, đưa  ra ý kiến thảo luận, phát biểu,…Giáo viên vẫn động viên và nắm bắt được tình  hình học tập của học sinh lớp mình phụ trách từ đó đưa ra các biện pháp hỗ trợ phù   hợp cho các em.      ­ Dạy học trực tuyến hay giao bài cho học sinh qua Zalo và Messenger Ngoài Zoom Clouds meeting có thể tạo các tiết dạy trực tuyến thì giáo viên   và học sinh cũng có thể sử dụng qua  ứng dụng Zalo hay Messenger.  Ưu điểm của  hai ứng dụng này là rất dễ sử dụng chỉ cần điện thoại thông minh hay máy tính có  kết nối Internet giáo viên và học sinh có thể kết nối trực tiếp để  dạy và học. Phần   mềm này còn rất có ích trong giao việc giao bài cho học sinh thông qua kết nối với  phụ huynh học sinh đặc biệt là trong thời kì dịch bênh phức tạp như hiện nay. 
  16. 16 Giao bài cho học sinh trên Zalo nhóm lớp của trường tiểu học thị trấn Bình Minh 2.2.4. Chương trình học Tiếng Anh trực tuyến Edupia cho học sinh t ự  học ngoài các giờ học chính khóa với giáo viên trên lớp. Với  chương trình học Tiếng Anh online  Edupia học  sinh  có thể  học tập   trực tuyến với các trình độ phù hợp với mọi đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh  tiểu học. Các em vừa có thể ôn luyện lại các kiến thức trong chương trình học trên   lớp, vừa có thể phát triển được các kĩ năng giao tiếp vận dụng các kiến thức đó. Và hiện nay trong tình hình dịch bệnh kéo dài thì Edupia luôn đồng hành  cùng các em trong mùa dịch đó là miễn phí 2 tháng học cho tất cả các học sinh trên   mọi miền đất nước. Tạo điều kiện cho các em có hoàn cảnh khó khăn có thể được   học tập Tiếng Anh khi không thể đến trường. Cách thực hiện: Bước 1: Vào trang web edupia.vn sẽ xuất hiện màn hình như giao diện dưới đây: Bước 2: Đăng nhập tên đăng nhập và mật khẩu. Bước 3: Chọn chương trình lớp học, mức độ để học tập. 16
  17. 17 Đặc biệt trên chương trình học trực tuyến Edupia có công nghệ I­speak giúp  học sinh có thể  phát âm chuẩn như  người bản xứ, các video học dễ  hiểu gần gũi  bám sát chuẩn các kiến thức kĩ năng của môn học. Học sinh cũng có thể  giao lưu  với các bạn học trên mọi miền tổ  quốc, thi luyện âm giúp các em phát triển khả  năng ngôn ngữ đặc biệt là kĩ năng nghe và nói.  Chương trình học Tiếng Anh trực tuyến Edupia có nội dung cấu trúc giống   chương trình sách khoa phổ thông hiện hành giúp học sinh tiếp cận khá dễ dàng, có   thể tự học và tự nâng cao kiến thức của mình. Kết quả của một em học sinh lớp 3 học trên phần mềm Edupia.vn Qua kết quả  này các em học sinh và cha mẹ  học sinh có thể  giúp các em   củng cố những phần mình còn chưa vững sau các tiết dạy với giáo viên trên lớp, từ  đó có những kế hoạch học tập phù hợp để nâng cao kiến thức. Đặc biệt phần mềm   Edupia cũng có đội ngũ giáo viên trực tuyến giúp các em giải đáp những khó khăn   trong quá trình tiếp thu các kiến thức. 3. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được 3.1. Hiệu quả kinh tế Vì là giáo dục nên sáng kiến không đem đến những lợi ích về kinh tế có thể cân, đo, đong đếm được nếu tính theo VNĐ nhưng sáng kiến đã mang lại một số hiệu quả kinh tế sau: - Việc thực hiện giải pháp này đã góp phần không lãng phí nguồn tài nguyên công nghệ mà xã hội đã tạo ra cho lĩnh vực giáo dục. - Các cơ sở giáo dục đã không lãng phí các trang thiết bị công nghệ dùng cho dạy học mà nhà nước đã đầu tư cho trường.
  18. 18 - Giáo viên tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và chi phí để chuẩn bị đồ dùng dạy học như trước đây. 3.2.Hiệu quả xã hội: Sáng kiến “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học môn Tiếng Anh cho học sinh trường Tiểu học thị trấn Bình Minh” có thể mang lại những hiệu quả xã hội sau: - Đối với học sinh: + Học sinh trường Tiểu học thị trấn Bình Minh đã tích cực hơn, chủ động hơn trong lĩnh hội kiến thức. Từ đó các em có thể nâng cao được kiến thức của mình, các em yêu thích môn học hơn và đặc biệt hơn nữa đã rất nhiều học sinh đã hình thành thói quen tự học rất tốt. + Việc ứng dụng giải pháp mới làm cho các tiết học không còn nặng nề, học sinh cảm thấy hứng thú tham gia các hoạt động học tập và qua đó học sinh cũng phát huy được kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, nâng cao khả năng tương tác với thiết bị công nghệ trong việc học tiếng Anh giúp học sinh phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết đạt hiệu quả tốt nhất. - Đối với giáo viên: + Giải pháp đã giúp tạo cho giáo viên động lực tự học, tự bồi dưỡng để đáp ứng với đòi hỏi của nền giáo dục hiện đại và yêu cầu đổi mới trong công tác giảng dạy. Ngoài ra áp dụng giải pháp mới giúp giáo viên đã khắc phục được một số tồn tại mà giải pháp cũ chưa mang lại được. + Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã kích thích được sự hứng thú của học sinh, nâng cao được chất lượng học tập của các em học sinh những lớp tôi phụ trách. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn trong trường và các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường tôi cũng đã có những chia sẻ về giải pháp cải tiến và khi thấy được những hiệu quả đạt được thì các giáo viên tiếng anh khác, giáo viên dạy môn học khác trong trường, trong cụm trường có thêm động lực để cùng áp dụng sáng kiến và đã thu được những kết quả bất ngờ. - Đối với các bậc cha mẹ học sinh: Sau khi được đồng hành học tập cùng con qua các phần mềm Tiếng anh trực tuyến tại nhà, thấy được kết quả và sự yêu thích môn học của con em mình với môn học phụ huynh đã quan tâm hơn nữa đến việc phối hợp với giáo viên, với nhà trường trong việc giáo dục các con khi các 18
  19. 19 con không đến lớp, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong dạy và học từ đó nâng cao được chất lượng học tập của học sinh - Đối với xã hội: Chất lượng giảng dạy và thành tích đạt được của cô trò trường tiểu học thị trấn Bình Minh trong hai năm áp dụng sáng kiến đã đạt được một số thành tích đáng kể, được cán bộ địa phương và nhân dân trong thị trấn ghi nhận. Địa phương cũng đã có những động viên kịp thời cả về tinh thần và vật chất để thầy và trò trường tiểu học luôn phát huy tích cực những thành tích đã đạt được. - Sau thời gian áp dụng sáng kiến kết quả của học sinh trong hai năm học 2019- 2020 và năm 2020- 2021 trong môn Tiếng Anh đạt được như sau: Qua quan sát và đánh giá thường xuyên học sinh trong các tiết dạy tôi đã thấy học sinh đã chủ động hơn, tích cực hơn trong học tập. Học sinh cũng hình thành thói quen tự học tốt hơn. Nâng cao khả năng tự đánh giá và đánh giá bạn qua các hoạt động học để từ đó đạt được những tiến bộ hơn nữa trong quá trình lĩnh hội kiến thức. + Chất lượng học sinh đại trà môn học: Kết quả Năm học Kỳ đánh giá Hoàn thành tốt/ Tỷ lệ Hoàn thành/ Tỷ lệ TSHS TSHS Trước khi áp dụng sáng kiến 2018-2019 191/437 43,7% 246/437 56,3%
  20. 20 Sau khi áp dụng sáng kiến 2019-2020 212/452 46,9% 240/452 53,1% 49,06 2020 - 2021 235/479 244/479 50,94% % + Chất lượng giải học sinh đã tham gia trong các cuộc giao lưu môn Tiếng Anh các cấp tổ chức: Năm học Học sinh đạt giải Học sinh đạt giải Học sinh giải cấp huyện cấp tỉnh cấp quốc gia - Toán T. Anh: 5 giải - OTE: 7 giải - Toán T. Anh: 5 giải 2019-2020 4 giải - IOE : 33 giải - IOE: 8 giải - Toán T. Anh: 12 giải - Toán T. Anh: 24 giải - OTE : 5 giải - OTE: 2 giải 2020-2021 3 giải - IOE : 21 giải - IOE : 16 giải 4. Điều kiện và khả năng áp dụng 4.1. Điều kiện áp dụng: Để áp dụng Sáng kiến “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học môn Tiếng Anh cho học sinh trường Tiểu học thị trấn Bình Minh” thì cơ sở giáo dục cần có các điều kiện sau: - Các trường học phải có phòng học Tiếng Anh riêng, có các thiết bị công nghệ thông tin phục vụ cho việc giảng dạy và học tập như: máy tính,Tivi màn hình lớn, thiết bị tương tác có kết nối Internet với đường truyền ổn định,… 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2