Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Ứng dụng dạy học theo góc trong phân môn Tập đọc lớp 5
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là mong góp một phần nhỏ để nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Ứng dụng dạy học theo góc trong phân môn Tập đọc lớp 5
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NAM ĐỊNH PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN NAM TRỰC TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM THẮNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG DẠY HỌC THEO GÓC TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5 Tác giả : Phạm Thị Nhung Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm Chức vụ : Giáo viên Nơi công tác : Trường Tiểu học Nam Thắng Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định `
- THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Ứng dụng dạy học theo góc trong phân môn Tập đọc lớp 5. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2015 đến nay. 4. Tác giả: Họ và tên: PHẠM THỊ NHUNG Năm sinh: 1984 Nơi thường trú: Nam Thắng – Nam Trực – Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ công tác: Giáo viên + Tổ phó CM tổ 4+5 Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nam Thắng Điện thoại: 0985489488 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học Nam Thắng Địa chỉ: Xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định Số điện thoại : 0350 3829 854
- MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................................... 3 DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................................ 4 HS: Học sinh ............................................................................................................................ 4 SGK: Sách giáo khoa ................................................................................................................ 4 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN. ............................................................. 1 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ............................................................................................................... 3 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. ..................................................................... 3 1.1. Thuận lợi, khó khăn khi dạy học phân môn Tập đọc 5 theo góc. ............................. 3 1.2. Thực trạng của việc dạy theo góc trong phân môn Tập đọc 5. ................................ 4 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến ................................................................................ 5 2.1. Giải pháp 1: Giáo viên cần nắm vững bản chất dạy học theo góc. ........................ 5 2.2. Giải pháp 2: Giáo viên phải thực hiện tốt việc đổi mới không gian lớp học. ........ 8 2.3. Giải pháp 3: Giáo viên phải lập kế hoạch chi tiết cho từng tiết dạy. ................... 10 2.3.1. Phải bám sát mục tiêu của bài học. .................................................................. 11 2.3.2. Phải nghiên cứu kĩ vị trí, không gian lớp học để bố trí các góc và đặt tên cho góc. ............................................................................................................................... 11 2.3.3. Phải chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo. .......................................................... 16 2.3.4. Giáo viên phải phân loại được trình độ học sinh; bầu được nhóm trưởng và dự kiến được các tình huống có thể xảy ra. ............................................................... 21 2.3.5. Xây dựng cách đánh giá kết quả học tập của học sinh hợp lý. ....................... 23 2.4. Giải pháp 4: Giáo viên phải rèn tốt kĩ năng đọc hiểu, thu thập thông tin cho học sinh trong các tiết học khác. ............................................................................................. 24 2.5. Giải pháp 5: Giáo viên cần chú trọng phát triển văn hóa đọc cho học sinh. .......... 25 2.6. Giải pháp 6: Giáo viên phải có kiến thức chuyên môn tốt, có lòng nhiệt tình, tâm huyết với học trò. ............................................................................................................. 27 III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI. .......................................................................... 28 1. HIệu quả kinh tế. ............................................................................................................. 28 2. Hiệu quả về mặt xã hội. ................................................................................................. 28 IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN. ................................ 31
- DANH MỤC VIẾT TẮT GV: Giáo viên HS: Học sinh SGK: Sách giáo khoa
- BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN. Môn Tiếng Việt trong chương trình bậc tiểu học là môn học nền tảng quan trọng nhằm hình thành và phát triển giúp học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Trong đó phân môn Tập đọc có tầm quan trọng rất lớn. Bởi vì, kĩ năng đọc luôn song hành và giúp ích cho con người ta đến mãi về sau. Học tập đọc là một yêu cầu đầu tiên đối với HS. Đầu tiên HS phải học đọc (Tập đọc), sau đó HS đọc để học. Nó cũng chính là công cụ để HS học tập các môn học khác. Vì thế, dạy Tập đọc không chỉ đơn thuần để đọc trôi chảy, lưu loát mà ở đây dạy để đọc và hiểu văn bản. Thông qua đó giúp HS hiểu biết hơn; bồi dưỡng cho các em có lòng yêu cái thiện, cái đẹp; dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgíc cũng như biết tư duy hình ảnh. Cũng thông qua việc dạy Tập đọc học sinh thấy được rằng khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Học sinh sẽ thấy được đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Nhưng trên thực tế hiện nay, một bộ phận GV còn coi nhẹ giờ dạy Tập đọc hoặc đã chú trọng đổi mới tiết dạy tức là HS đã đọc theo nhóm rồi trả lời các câu hỏi… nhưng vô hình chung tiết học vẫn còn nặng nề, khiên cưỡng, mang tính đồng loạt, dàn trải không kích thích được sự sáng tạo của HS. Mà như chúng ta đã biết, mỗi trẻ em đều có sự khác biệt khác nhau về phong cách học, về tư duy, về tố chất và về tốc độ phát triển. Đặc biệt, mỗi em có một loại hình trí thông minh khác nhau. Nếu như dạy học mang tính đồng loạt thì sẽ san bằng sự khác biệt vốn có của trẻ thơ. Chính vì vậy, tôi nghĩ phải đổi mới phương pháp dạy học Tập đọc. Một trong những phương pháp đổi mới dạy Tập đọc theo hướng phát triển năng lực HS, đặc biệt là theo sự khích lệ được từng loại hình trí thông minh của HS, tôn trọng sự khác biệt 1
- của từng HS đó chính là dạy theo góc. Bởi vì, khi dạy theo góc các em phát huy được phong cách học của cá nhân như: tự học, học qua bạn, học qua việc tìm hiểu thu thập thông tin, qua sự dẫn dắt của thầy cô…Để từ đó, các em được thể hiện tư duy sáng tạo khác nhau, các loại hình trí thông minh khác nhau. Đồng thời, phương pháp dạy học này còn giúp các em được trải nghiệm, tự khám phá để phát hiện, hình thành, củng cố kiến thức tại các góc của môn học. Vì thế có thể nói, dạy Tập đọc theo góc không chỉ phát triển năng lực của bản thân mỗi HS mà còn giúp tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho các em. Nhưng để tổ chức một tiết học theo góc nhất là đối với các tiết Tập đọc đạt hiệu quả không phải là chuyện dễ dàng. Trong thực tế, khi áp dụng dạy học theo góc đôi khi chúng ta còn lúng túng, thực hiện chưa đúng với bản chất của phương pháp dạy học này. Điều đó luôn làm tôi băn khoăn, trăn trở làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy học theo góc đối với phân môn Tập đọc. Và tôi đã mạnh dạn đưa phương pháp dạy học theo góc vào để giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 5 cho các em. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài : “Ứng dụng dạy học theo góc trong phân môn Tập đọc lớp 5” mong góp một phần nhỏ để nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 2
- II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. 1.1. Thuận lợi, khó khăn khi dạy học phân môn Tập đọc 5 theo góc. * Thuận lợi : HS hào hứng và cảm thấy thoải mái với phương pháp dạy học mới. Các em được học tập thông qua các hoạt động và được học theo cách mà mình dễ hiểu nhất, yêu thích nhất. Dạy Tập đọc theo góc cũng rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS Tiểu học. Ở bậc học này, HS nhận thức từ cụ thể đến khái quát, từ thích thú đến tự giác. Nên khi dạy theo góc sẽ kích thích sự tò mò, thích thú khám phá các yêu cầu ở mỗi góc xem có gì khác lạ để từ đó HS tự giác tham gia vào các góc và bộc lộ được trí tưởng tượng sáng tạo của riêng mỗi em. Dạy Tập đọc theo góc còn phát huy được năng lực của mỗi HS. Qua việc được tiếp thu kiến thức theo cách của mình thích và lựa chọn, HS phát triển được các năng lực khác biệt về: đọc đúng, đọc thầm, đọc lướt, đọc biểu cảm; đọc hiểu. Không chỉ thể các em còn được phát triển năng lực viết, vẽ, tạo hình… là những năng lực hầu như trong các tiết Tập đọc trước đây không được đề cập đến. Mặt khác, dạy học Tập đọc theo góc sẽ huy động được 100% HS của lớp tham gia. Bởi vì, cùng một lúc tất cả các em sẽ được tham gia vào các nhiệm vụ ở các góc mà mình lựa chọn. Không còn hiện tượng HS chỉ ngồi một chỗ không di chuyển, không hoạt động để nghe bạn đọc, nghe bạn trả lời, xem bạn thể hiện. 3
- Ngoài ra, tổ chức dạy Tập đọc theo góc sẽ không quá tốn kém. GV hoàn toàn có thể tự thiết kế về nội dung, hình thức các phiếu học tập phù hợp với mục tiêu đặt ra. Tự bố trí không gian lớp học, những đồ dùng cần thiết cũng là những việc thầy trò có thể chuẩn bị và làm mà không mất quá nhiều thời gian và kinh phí. Bên cạnh đó, do không yêu cầu về không gian ngoài lớp học nên GV có thể tự chủ động về địa điểm học không quá phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như: thời tiết, môi trường, điều kiện về cơ sở vật chất… * Khó khăn: Đây là phương pháp dạy học còn mới, cách tổ chức của những tiết học đầu có thể chưa đạt hiệu quả cao, rất dễ phá vỡ kế hoạch, mục tiêu ban đầu. Nếu tổ chức không tốt sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn có thể nói như “ong vỡ tổ”. Số lượng HS của một lớp đông, không gian chật hẹp nên rất khó khăn trong việc bố trí các góc cho phù hợp, hiệu quả và khoa học. GV rất khó bao quát việc thực hiện nhiệm vụ của HS, việc di chuyển tới các góc của các em. 1.2. Thực trạng của việc dạy theo góc trong phân môn Tập đọc 5. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy có rất nhiều phương pháp dạy học mới có thể áp dụng khi dạy phân môn Tập đọc nhưng dạy học theo góc có số ít GV áp dụng, nghiên cứu phương pháp này bởi vì: Còn một bộ phận giáo viên coi nhẹ tầm quan trọng của việc dạy học phân môn Tập đọc, cho nên việc đầu tư nghiên cứu phương pháp dạy học cho phân môn này chưa được chú trọng. 4
- Một số GV chưa hiểu rõ về phương pháp dạy học theo góc, còn lúng túng khi tổ chức và cảm thấy đây là phương pháp dạy học mới lạ nên chưa mạnh dạn áp dụng. Một số GV đã được tập huấn, hiểu về bản chất cũng như cách tổ chức khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc nhưng ngại, chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, còn sử dụng phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với phân môn Tập đọc làm cho một số HS nhàm chán, không tích cực trong giờ học. Vậy làm thế nào để dạy học theo góc đối với phân môn Tập đọc đạt hiệu quả cao? Điều đó làm tôi luôn trăn trở suy nghĩ. Chính vì thế, tôi đã tìm tòi, học hỏi và rút ra một số kinh nghiệm để dạy theo góc đối với phân môn Tập đọc sau đây. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1. Giải pháp 1: Giáo viên cần nắm vững bản chất dạy học theo góc. Muốn áp dụng phương pháp dạy học theo góc có hiệu quả, trước tiên người GV phải nắm vững bản chất dạy học theo góc. Nếu không hiểu được bản chất của dạy học theo góc thì GV không thể tổ chức được tiết học phát huy được tính tích cực chủ động của HS. Vậy để dạy học thành công theo phương pháp dạy học theo góc thì đòi hỏi người GV phải nắm chắc về bản chất của phương pháp dạy học này. Chỉ khi nắm vững được bản chất thì GV mới có thể tiến hành dạy theo đúng mục tiêu, yêu cầu của phương pháp dạy học này cũng như mục tiêu của bài học. Để hiểu rõ bản chất của dạy học theo góc thì mỗi người GV chúng ta cần trau dồi tìm hiểu, học hỏi qua việc: tham gia tích cực các lớp tập huấn về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, tìm và đọc tài liệu, học hỏi qua bạn bè đồng nghiệp. Đặc biệt, trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin, mạng Internet sẽ cung cấp cho chúng ta kho tư liệu quý giá. 5
- Bên cạnh đó chúng ta cần mạnh dạn đột phá trải nghiệm phương pháp dạy học mới này đối với HS lớp mình. Qua thời gian áp dụng phương pháp dạy học theo góc trong phân môn Tập đọc, theo tôi, dạy học theo góc là một phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS. Trong đó học sinh được thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học tập khác nhau. Qua việc thực hiện các nhiệm vụ tại các góc, HS không chỉ học tập tích cực, chủ động mà còn có cơ hội khám phá, trải nghiệm trong học tập và cơ hội để phát triển năng lực cá nhân theo những cách khác nhau. Cụ thể khi dạy học tập đọc theo góc, các em sẽ thực hiện nhiệm vụ ở 4 góc: góc đọc, góc tìm hiểu nội dung, góc viết và góc sáng tạo. Đến với góc đọc, HS có cơ hội tự trải nghiệm, tự nghiên cứu tài liệu, tra từ điển để tìm ra cách đọc đúng, đọc biểu cảm, hiểu nghĩa của từ. Với góc tìm hiểu nội dung, HS đọc bài, phân tích, suy luận… để các em trả lời được những câu hỏi hoặc làm bài tập phù hợp với nhận thức của bản thân. Còn ở góc viết và góc sáng tạo HS phát huy được năng lực viết hoặc năng lực vẽ, tạo hình trên cơ sở hiểu và cảm nhận cái hay, cái đẹp của nội dung bài. Và cái đích cuối cùng dù có tham gia ở góc nào thì HS cũng phải đọc và hiểu được nội dung bài. Tùy theo sự khác biệt khác nhau của mỗi em, HS có thể lựa chọn góc phù hợp. Nếu HS có năng khiếu văn chương chắc chắn sau khi đọc và hiểu bài các em sẽ chọn góc viết để có cơ hội thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình sau khi đọc bài thơ, bài văn đó. Nếu các em năng khiếu hội họa, tạo hình…các em sẽ chọn góc sáng tạo để có cơ hội trải nghiệm được vẽ, được xé dán, được tạo hình… mô phỏng những gì mình thích có trong bài Tập đọc. Với phân môn tập đọc, khi dạy các GV có thể tổ chức cho HS hoạt động theo các góc sau: 6
- Để thực hiện một tiết Tập đọc theo góc theo đúng bản chất thì khi dạy chúng ta phải biết phối hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học khác. Đó là phương pháp hợp tác nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp trình bày vấn đề… Mặt khác, nếu tổ chức dạy học Tập đọc theo góc theo đúng bản chất của phương pháp này, người GV còn cần phải chú ý lựa chọn các bài Tập đọc phù hợp, phát triển được các năng lực khác nhau của HS. Vì như thế mới phát huy được các khả năng tự nhiên của các em mà không bị gò ép, bó buộc. Chẳng hạn như, một văn bản hành chính thì GV không thể đưa vào dạy theo góc để phát huy năng lực viết, năng lực hội họa của HS. Cho nên khi áp dụng dạy học Tập đọc theo góc, trước tiên, tôi đã luôn chú trọng đến việc lựa chọn bài dạy. Đó là những bài tản văn, bài văn miêu tả, bài thơ hay. Để từ đó các em không chỉ được rèn kĩ năng đọc, hiểu mà còn phát triển trược năng lực viết, vẽ, tạo hình...Qua việc tìm hiểu chương trình Tập đọc lớp 5, tôi đã lựa chọn những bài dạy theo góc như bảng thống kê dưới đây: TT Tên bài Tác giả Trang Tuần 7
- Quang cảnh làng mạc ngày 1 Tô Hoài 10 1 mùa 2 Sắc màu em yêu Phạm Đình Ân 19 2 3 Bài ca về trái đất Định Hải 41 4 4 Trước cổng trời Nguyễn Đình Ảnh 80 8 5 Về ngôi nhà đang xây Đồng Xuân Lan 149 15 6 Phong cảnh đền Hùng Đoàn Minh Tuấn 68 25 7 Tà áo dài Việt Nam Trần Ngọc Thêm 122 30 8 Những cánh buồm Hoàng Trung Thông 141 32 Như vậy, GV có hiểu rõ về bản chất của phương pháp dạy học theo góc thì chúng ta mới làm tốt mọi việc sau đó (lập kế hoạch, chuẩn bị và tiến hành tổ chức dạy theo góc). Cho nên, tôi cho rằng đây là một trong các biện pháp rất quan trọng mà người GV cần phải thực hiện trước khi tiếp hành dạy học theo góc trong phân môn Tập đọc. 2.2. Giải pháp 2: Giáo viên phải thực hiện tốt việc đổi mới không gian lớp học. Như chúng ta đã biết tạo môi trường học tập hấp dẫn và thân thiện sẽ góp phần nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp giảng dạy, đồng thời khuyến khích HS tự giác học tập. Đặc biệt, đổi mới không gian lớp học rất quan trọng khi áp dụng phương pháp dạy Tập đọc theo góc. Chúng ta thay đổi không gian lớp học không phải để cho đẹp, để trang trí cho đúng quy định, để kiểm tra, càng không phải để khoe với phụ huynh, hay là thay đổi để thi lớp học thân thiện mà đi quan trọng là phải mang tính khoa học, chú trọng mục đích sử dụng và tính hiệu quả của các góc. Chẳng hạn như, trong tiết học, HS có thể sử dụng phiếu học tập, tài liệu học, các bài đọc… từ góc học tập hay sử dụng từ điển, các sách tham khảo, sách hướng dẫn… trong góc thư viện. Từ đó nâng cao được hiệu quả dạy học theo góc. Do đó, đổi mới không gian lớp học để thuận tiện cho việc dạy tập đọc theo góc thì trong lớp học không thể thiếu hai góc, đó là góc thư viện và góc học tập. Trong góc thư viện phải có ngăn sách giáo khoa dùng chung, từ điển HS, sách tham khảo… nhằm phát triển cao văn hoá đọc, hình thành kĩ năng đọc, kĩ năng tự tìm kiếm tài liệu, 8
- khả năng tự học cho học sinh. Góc học tập phải là nơi trưng bày những bài viết, những sản phẩm của HS và cần có các đồ dùng khác (bút ghi nhớ, sổ chi chép, thẻ từ). Hai góc này và các đồ dùng, sách, tư liệu đó sẽ giúp cho HS đọc, tìm hiểu nghĩa từ, phân tích, suy luận, ghi nhớ nội dung trong giờ tập đọc theo góc. Vì vậy có thể nói, việc xây dựng không gian lớp học có tầm quan trọng rất lớn trong việc dạy học các môn học nói chung và trong dạy phân môn Tập đọc nói riêng. Nó tạo nên thành công của tiết dạy theo góc. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, cô trò chúng tôi đã cùng nhau xây dựng, trang trí không gian lớp mình. Tôi đã quan tâm, chú ý hơn đến một số góc hỗ trợ khi dạy Tập đọc theo góc như: góc học tập, góc thư viện, góc sáng tạo. Dưới đây là một số hình ảnh về không gian lớp học của lớp tôi, sau khi đã được cô trò chúng tôi cùng nhau trang trí để thuận tiện cho việc dạy Tập đọc theo góc: Góc học tập 9
- Góc thư viện Góc sáng tạo 2.3. Giải pháp 3: Giáo viên phải lập kế hoạch chi tiết cho từng tiết dạy. Như chúng ta đã biết, việc lập kế hoạch chi tiết có tầm quan trọng rất lớn, nó quyết định đến sự thành công cho từng tiết dạy nói chung, thì đối với những tiết dạy học theo góc trong phân môn Tập đọc việc lập kế hoạch chi tiết càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi trong những tiết này, nếu không lập kế hoạch chi tiết thì người GV sẽ không chủ động được khi định hướng cho 10
- các em. GV sẽ dễ bị động, bị cuốn theo HS mà không bao quát được. Nếu không tổ chức tốt sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn, mất kỉ luật trật tự như ong vỡ tổ. Chính vì thế, để tiết dạy tập đọc theo góc thành công thì người GV phải lập được kế hoạch chi tiết, khoa học với tất cả tâm huyết của mình cho từng tiết dạy. Để lập được kế hoạch khoa học, hiệu quả khi dạy học theo góc trong phân môn Tập đọc theo tôi cần chú ý những điểm sau: 2.3.1. Phải bám sát mục tiêu của bài học. Dù áp dụng bất cứ hình thức, phương pháp dạy học nào thì cũng không thể xa rời mục tiêu. Giáo viên phải xác định rõ mục tiêu yêu cầu, nội dung bài học để từ đó có thể truyền thụ tốt các kiến thức của bài tới các em học sinh. 2.3.2. Phải nghiên cứu kĩ vị trí, không gian lớp học để bố trí các góc và đặt tên cho góc. Việc dự kiến bố trí vị trí các góc, số lượng góc trong tiết dạy có thể dựa vào diện tích, không gian của lớp học và mục tiêu của bài học. Khi bố trí các góc cũng cần lưu ý vị trí các góc có thuận tiện cho việc học của HS. Chẳng hạn như sắp xếp các góc gần với góc học tập, góc thư viện, góc sáng tạo… để HS có thể sử dụng tài liệu học tập một cách tốt nhất. Vị trí các góc cũng phải bố trí lôgíc, khoa học, tránh việc đi lại của HS bị lộn xộn, chồng chéo. Thông thường các góc được sắp xếp theo chiều kim đồng hồ để tiện cho HS di chuyển. GV có thể giới thiệu sơ đồ luân chuyển đến các góc để tránh tình trạng lộn xộn. Ngoài ra, dựa vào mục tiêu, nội dung của bài mà GV lựa chọn được các loại góc cần có của tiết học đó. Sau đó đặt tên góc sao cho khi đọc tên sẽ hiểu được mục tiêu, yêu cầu thực hiện của góc đó. Tên góc cũng cần ngắn gọn, súc tích thường là một từ hoặc một cụm từ. Đồng thời, dựa vào mục tiêu, nội dung cần thực hiện của từng góc, có thể chia góc đó thành các góc nhỏ. 11
- Trước khi tổ chức cho HS học theo nhóm, GV cần giới thiệu về các góc . Nếu không giới thiệu về các góc học sinh sẽ không hiểu được mục tiêu, yêu cầu và vị trí của từng góc. Do vậy, các em sẽ khó đưa ra lựa chọn góc phù hợp với năng lực của bản thân. Từ đó sẽ có trường hợp lựa chọn không phù hợp và kết quả thu được sẽ không chính xác, năng lực bộc lộ không bền vững. Cho nên, đây cũng là việc làm cần thiết giúp HS lựa chọn góc để phát huy được năng lực của bản thân. Cụ thể như: Xác định được mục tiêu của phân môn Tập đọc lớp 5, khi dạy theo góc, tôi đã lựa chọn cần có 4 góc và đặt tên như sau: góc đọc, góc tìm hiểu nội dung, góc viết, góc sáng tạo. Do góc đọc, góc tìm hiểu nội dung là hai góc mà hầu hết các em thường lựa chọn và tham gia nên tôi bố trí có 3 góc đọc, 3 góc tìm hiểu nội dung. Cứ một góc đọc thì liền kề tiếp theo là một góc tìm hiểu nội dung. Tôi đã đặt các cặp góc này ở xung quanh lớp như hình chữ U. Mặt khác, vì nhiệm vụ ở đây là: đọc trong SGK, tìm kiếm thông tin, tra tư liệu ở sách tham khảo, ở từ điển và làm các bài tập trắc nghiệm nhanh nên tôi bố trí các góc này dựa vào các góc có sẵn của lớp (góc thư viện, góc học tập, góc sáng tạo… ) và không bố trí ghế cho HS ngồi. Đối với góc viết, góc sáng tạo là những góc có yêu cầu cao hơn nhằm mục đích rèn năng lực cảm thụ văn học, phát huy óc sáng tạo, trí tưởng tượng cho HS. Do đó, chỉ có một lượng không quá nhiều HS tham gia nên tôi bố trí 2 góc viết, 2 góc sáng tạo ở giữa lớp. Nhưng để HS ngồi viết đúng tư thế ; sáng tạo theo đúng sở trường, năng lực của mình thì ở hai góc này luôn cần phải có đầy đủ bàn ghế. Trong tiết dạy, tôi luôn lưu ý HS xuất phát từ góc đọc rồi đến góc tìm hiểu nội dung và nên thực hiện đầy đủ không được bỏ qua góc nào trong hai góc đó để hiểu được nội dung của bài tập đọc. Sau đó, HS có thể lựa chọn đến với cả 2 góc viết và góc sáng tạo hoặc chỉ lựa chọn một trong hai góc đó. Điều này phụ thuộc vào khả năng của từng em. Nếu HS có khả năng cảm thụ tốt, kĩ năng viết tốt có thể lựa chọn góc viết còn những học sinh có trí tưởng tượng tốt, tư duy về hình ảnh phong phú sẽ lựa chọn góc sáng tạo. Đây chính 12
- là dạy học để HS được trải nghiệm khả năng của mình ở các góc và phát triển được năng lực riêng biệt của các em. Tôi thường bố trí các góc và hướng di chuyển của HS trong tiết Tập đọc như sơ đồ sau: Góc tìm Góc hiểu đọc nội dung Góc tìm hiểu Góc Góc Góc nội viết viết đọc dung Góc tìm Góc Góc Góc hiểu sáng sáng đọc nội tạo tạo dung Dưới đây là một số hình ảnh bố trí các góc khi dạy phân môn Tập đọc 5 của lớp tôi. 13
- Hình ảnh bố trí các góc trong tiết Tập đọc. Hình ảnh bố trí các góc trong tiết Tập đọc. 14
- Hình ảnh 3 nhóm HS tham gia góc đọc và góc tìm hiểu nội dung. 15
- Hình ảnh HS tham gia góc viết, góc sáng tạo và chia sẻ ý tưởng trước lớp. 2.3.3. Phải chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo. Việc chuẩn bị đồ dùng trước tiết dạy của các tiết học nói chung đã rất quan trọng thì việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy phân môn tập đọc theo góc còn quan trọng hơn. Bởi vì, trong phương pháp dạy học này, HS phải làm việc cá nhân rất nhiều. Vì vậy, thiết bị đồ dùng sẽ hỗ trợ, định hướng cho các em khi thực hiện các nhiệm vụ ở từng góc. Để chuẩn bị đồ dùng cho tiết Tập đọc học theo góc, chúng ta cần chuẩn bị những nhóm đồ dùng sau: Biển tên các góc giúp các em phân biệt các góc của môn học với các góc của lớp học; giúp các em biết vị trí của từng góc trong môn học nên các 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 218 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 188 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn