Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong môn Khoa học
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm chia sẻ kinh nghiệm vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Vật lý với các đồng nghiệp. Mong muốn học sinh thấy được tầm quan trọng của môn cũng như với các vấn đề liên quan trong cuộc sống thực tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong môn Khoa học
- PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Xã hội ngày càng phát triển thì người ta cũng càng quan tâm và đòi hỏi nhiều ở Giáo dục. Nghị quyết Trung Ương đã chỉ rõ "Giáo dục là quốc sách hàng đầu phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII khẳng định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội”. Nâng cao chất lượng đào tạo là nhu cầu bức thiết đối với các cơ sở đào tạo, là sự sống còn tác động mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của xã hội. Xuất phát từ thực tế đó, ngay từ đầu năm học, trường THPT Tiên Lữ đã xây dựng và thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2019 2020 (Số: 90/KHTHPTTL ngày 20 tháng 9 năm 2019); thành lập tổ Chuyên gia với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học. Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong hoạt động dạy học là một hướng đang nhận được sự quan tâm của nhà giáo dục nói chung và thầy cô giáo nói riêng, tích cực nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục và Giáo dục Tiểu học. Luật Giáo dục, điều 24.2 đã ghi: "Phương pháp Giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại sự niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” 1/17
- Vậy việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học là không thể thiếu để giúp học sinh có thể chủ động tiếp cận với hàng loạt các kiến thức mới đầy lí thú, bổ ích và vận dụng vào thực tiễn. Từ thực tế giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy đặc điểm khi dạy học tiểu học có rất nhiều nội dung thuận lợi để áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Chẳng hạn như: Phương pháp “Bàn tay nặn bột”, “hoạt động nhóm”, “dạy học theo góc”; Kỹ thuật “Khăn trải bàn”, “Sơ đồ tư duy”, kỹ thuật công não, kỹ thuật KWLH Chính vì vậy, để thay đổi tôi xin mạnh dạn được đề xuất đề tài “Vận dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong môn Khoa học ”. II. Mục đích nghiên cứu. Khi thực hiện đề tài này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Vật lý với các đồng nghiệp. Đặc biệt hơn, tôi mong muốn học sinh thấy được tầm quan trọng của môn cũng như với các vấn đề liên quan trong cuộc sống thực tế. III. Nhiệm vụ nghiên cứu. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan tới các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Nêu ra một số kinh nghiệm trong việc vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy môn học trong tiểu học. IV. Đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. V. Thời gian nghiên cứu Tôi đã trăn trở và suy nghĩ về đề tài này từ năm học 2019 2020 đến nay. 2/17
- 3/17
- PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Phương pháp dạy học tích cực là gì? Phương pháp dạy học tích cực có thể hiểu là các biện pháp của giáo viên nhằm giúp họ truyền tải kiến thức đến học sinh, làm sao để các em học sinh tiếp thu được tối đa lượng kiến thức mà giáo viên muốn truyền tải. Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng áp dụng được phương pháp dạy học tích cực. Những giáo viên muốn áp dụng được phương pháp dạy học này phải là những người thực sự có bản lĩnh, nắm vững được kiến thức chuyên môn và kiên nhẫn tìm ra các phương pháp dạy học phù hợp đối với học sinh của mình. Bởi vì, nếu như giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực không phù hợp với học sinh sẽ mang lại những kết quả trái ngược với những lợi ích mà phương pháp dạy học tích cực mang lại. Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh. Có nhiều phương pháp dạy học tích cực để giáo viên áp dụng vào các bài dạy của mình như “Bàn tay nặn bột”, “Dạy học nêu vấn đề”, “Dạy học theo dự án”, “Dạy học theo hợp đồng”, “Vấn đáp”, “Hợp tác trong nhóm nhỏ”… 2. Kĩ thuật dạy học tích cực là gì? Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập, chúng là những thành phần của phương pháp dạy học. Kỹ thuật dạy học là đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Trong mỗi phương pháp dạy học có nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, kỹ thuật dạy học khác với phương pháp dạy học. Tuy nhiên, vì đều là cách thức hành động của giáo viên và học sinh, nên kỹ thuật dạy học và phương pháp dạy học có những điểm tương tự nhau, khó phân biệt rõ ràng. Năng lực sử dụng các kỹ thuật dạy học khác nhau trong từng giáo viên và nó được xem là rất quan trọng đối với người đứng lớp, nhất là trong bối cảnh đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường phổ thông. Rèn luyện để nâng cao năng lực này là một nhiệm vụ, một vấn đề cần thiết của mỗi 4/17
- giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường. Có rất nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau mà người giáo viên có thể sử dụng trong quá trình giảng dạy để phát huy tính tích cực của học sinh, như: Kỹ thuật “Dạy học theo góc”, “dạy học theo trạm”, “Hỏi chuyên gia”, KWL – KWLH, “Động não”, XYZ, “Bể cá”, “Ổ bi”, “Tia chớp”, “3 lần 3”, “321”, “Sơ đồ tư duy”, “Khăn trải bàn”, “Các mảnh ghép”, “Trình bày 1 phút”, “Hoàn tất một nhiệm vụ”… 1.3. Tầm quan trọng của các kỹ thuật dạy học tích cực đối với giáo viên và học sinh Những phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo. Đặc biệt, tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Khi vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, giáo viên sẽ hạn chế được việc phải nói nhiều trên lớp, tiết kiệm được thời gian, mở rộng thêm kiến thức, liên hệ thực tế. Ngoài ra, giáo viên còn có cơ hội sưu tầm, tìm tòi những tư liệu, cập nhật những kiến thức mới. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm trên, giáo viên sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để chuẩn bị bài, chuẩn bị các phương tiện trước khi lên lớp. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1. Thực trang. ̣ Học sinh ngại động não, suy nghĩ, chỉ quen nghe giảng, chờ đợi giáo viên thông báo đáp án, ít có hứng thú học tập. Do đó kiến thức hời hợt, khi phải vận dụng vào các trường hợp cụ thể thì lúng túng, sai lầm. Học sinh ngại và sợ phát biểu sai. Do đó nếu không được khích lệ, tạo điều kiện thì thường ngồi ì, không động não. 2. Nguyên nhân của thực trạng đó. 5/17
- Giáo viên chưa tạo ra những tình huống gây sự chú ý và kích thích hứng thú học tập của học sinh, chưa đầu tư thích đáng cho hệ thống câu hỏi hướng dẫn nhằm phát huy tính tích cực, tìm tòi, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Giáo viên chưa bám sát mức độ nội dung kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm vững nên chưa có biện pháp làm nổi bật, khắc sâu những kiến thức đó, nhất là chưa rèn được cho học sinh kỹ năng nhận diện dạng bài (học sinh phải biết được bài tập phải giải thuộc dạng nào, phải vận dụng những kiến thức nào để giải quyết vấn đề đó). Học sinh chịu ảnh hưởng nặng nề của cách học thụ động. Những điều các em có được sau mỗi bài học không phải là kết quả của sự hoạt động tích cực, tự lực để chiếm lĩnh kiến thức. Do đó các em nắm kiến thức hời hợt, khi vận dụng dễ mắc sai lầm. Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi, bài tập không hợp lí, không đảm bảo xu hướng tăng dần từ dễ đến khó hoặc đòi hỏi quá cao làm học sinh khó theo kịp dẫn đến tâm lí “sợ học” Giờ học quá căng thẳng, chỉ là mệnh lệnh câu hỏi và bài tập khiến các em căng thẳng, sợ học, chán học. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Để học sinh yêu thích bộ môn, tinh thần học tập vui vẻ, thông qua hoạt động học giúp cho các em nắm kiến thức bộ môn được tốt, tôi đã mạnh dạn “Vận dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong môn Khoa học ” 1. Kĩ thuật “Động não” 1.1. Mục tiêu Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên trong lớp được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng. Từ đó phát huy tính tích cực của học sinh, tạo không khí sôi nổi trong dạy học. Đây là kĩ thuật mà tôi thường sử dụng trong rất nhiều tiết học, bởi khi khai thác được nhiều ý kiến từ học sinh, tôi có thể tận dụng được các ý kiến của học sinh, thậm chí là những đáp án gây mẫu thuẫn để có thể khai thác được kiến thức của bài một cách dễ dàng. 1.2. Thực hiện 6/17
- Giáo viên dẫn nhập vào chủ đề, đưa ra câu hỏi định hướng rõ một vấn đề nào đó. Học sinh đưa ra những ý kiến của mình trong thời gian mà giáo viên quy định. Trong khi thu thập ý kiến, giáo viên, học sinh không đánh giá, không nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau. Trong khi học sinh đưa ra đáp án, giáo viên ghi lại các đáp án trên bảng. Giáo viên đánh giá hoặc nhóm các đáp án có sự tương đồng với nhau để học sinh dễ theo dõi. Từ đó rút ra được các kiến thức, kết luận chung cho vấn đề. Giáo viên có thể cho học sinh đưa ra các ý kiến bằng lời nói hoặc có thể cả bằng các ý kiến viết trên giấy (động não viết). 1.3. Ví dụ: Tôi áp dụng kĩ thuật này khi dạy một số bài như: Tên bài học Các kỹ năng sống cơ bản Các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực Bài 14: Phòng Kỹ năng tự nhận thức: nhận thức Động não bệnh lây qua về sự nguy hiểm của bệnh lây qua Làm việc theo căp ̣ đường tiêu hoá đường tiêu hoá (nhận thức về trách nhiệm giữ vệ sinh phòng bệnh của bản thân) Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: trao đổi ý kiến với các thành viên của nhóm, với gia đình và cộng đồng về các biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. Bài 10: Ăn Kỹ năng tự nhận thức về lợi ích Động não nhiều rau và của các loại rau, quả chín. Làm việc nhóm quả chín. Sử Kỹ năng nhận diện và lựa chọn dụng thực thực phẩm sạch và an toàn phẩm sạch và an toàn Bài 18. Phòng Kỹ năng phân tích phán đoán các Động não tránh bị xâm hại tình huống có nguy cơ bị xâm hại Làm việc nhóm 7/17
- Kỹ năng ứng phó, xứng xử phù hợp Đóng vai khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại Kỹ năng sự giúp đỡ nếu bị xâm hại Bài 39 – 40: Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông Động não (làm việc ́ ̣ Không khi bi ô tin về các hành động gây ô nhiễm theo nhóm) ̃ ̉ nhiêm, Bao vê ̀ không khí.Kỹ năng xác định giá trị Quan sát theo nhóm bâu không khi ̀ ́ bản thân qua đánh giá các hành nhỏ ̣ trong sach động liên quan đến ô nhiễm không Kỹ thuật hỏi, trả lời khí. Kỹ năng trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong lành Tôi mời các học sinh khác nhau trả lời liên tục. Kết quả tôi ghi lại được rất nhiều cách làm của học sinh lên bảng.Từ các cách làm đó, tôi yêu cầu phân loại làm 2 nhóm và nêu đặc điểm chung của từng nhóm. Sau đó, tôi giới thiệu cho học sinh. Học sinh dễ dàng tiếp nhận và hiểu bản chất, thể hiện ở việc các em làm đúng các câu hỏi vận dụng liên quan. 1.4. Nhận xét Khi thực hiện phương pháp này tôi nhận thấy đây là phương pháp dễ thực hiện, không tốn kém, diễn biến nhanh, mất ít thời gian, huy động tối đa trí tuệ của tập thể; tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia. Tuy nhiên, nếu giáo viên không có định hướng rõ ràng, bao quát học sinh tốt thì có thể đi lạc đề, tản mạn; có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp. Vì vậy giáo viên phải chủ động, nắm vững kiến thức trong điều hành hoạt động học này. 2. Kĩ thuật "Khăn trải bàn" 2.1. Mục tiêu Đây là một kĩ thuật dạy học tích cực mà giáo viên rất dễ dàng để áp dụng để khai thác kiến thức của học sinh. Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân, phát triển sự tương tác giữa học sinh với học sinh. 8/17
- 2.2. Thực hiện Hoạt động theo nhóm (4 6 người / nhóm). Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa: tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...), viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng thời gian mà giáo viên quy định. Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời. Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn. Để học sinh đủ diện tích viết và có thể nhìn rõ, trong hoạt động này giáo viên nên dùng giấy A0. Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy "khăn trải bàn" lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Nếu giáo viên dùng giấy nhỏ hơn, thì nên dùng máy chiếu vật thể phóng lớn. Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu. 2.3. Ví dụ: Tôi sử dụng phương pháp khăn trải bàn khi yêu cầu học sinh làm bài tập. Tôi yêu cầu mỗi cá nhân trình bày bài làm của mình vào phần của mình trong phiếu "khăn trải bàn". Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận chung rồi thống nhất kết quả vào phần chính giữa. Các nhóm thống nhất xong, tôi gọi đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung nếu cần. Tôi hướng dẫn cả lớp thảo luận chung để thống nhất đáp án. Tôi áp dụng kĩ thuật này khi dạy một số bài như: 9/17
- Tên bài Các kỹ năng sống cơ bản Các phương pháp kỹ học thuật dạy học tích cực Bài 7. Tại Kỹ năng tự nhận thức sự cần thiết của Khăn trải bàn sao cần phối hợp nhiều loại thức ăn. Thảo luận phối hợp Bước đầu hình thành kỹ năng tự phục nhiều loại vụ khi lựa chọn các loại thực phẩm thức ăn phù hợp cho bản thân, có lợi cho sức khoẻ. Bai 58: ̀ Ky năng h ̃ ợp tac trong nhom nho ́ ́ ̉ Khăn trải bàn Nhu câu ̀ ̀ baỳ san̉ phâm Kỹ năng trinh ̉ thu thâp ̣ Lam viêc nhom ̀ ̣ ́ nươc cua ́ ̉ được va cac thông tin vê chung ̀ ́ ̀ ́ Sưu tâm, ̀ trinh ̀ baỳ thực vâṭ ̉ san phâm ̉ Bài 29: Kỹ năng xác định giá trị bản thân trong Khăn trải bàn Tiết kiệm việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước. Thảo luận theo nhóm nước Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm trong nhỏ việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước. Vẽ tranh cổ động Kỹ năng bình luận về việc sử dụng nước Bài 15: Kỹ năng tự nhận thức để nhận biết Khăn trải bàn Bạn cảm một số dấu hiệu không bình thường Thảo luận thấy thế của cơ thể. nào khi bị Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi có bệnh dấu hiệu bị bệnh 2.4. Nhận xét. Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi. Trong một bài, một nhóm sẽ có tới hai, ba cách làm khác nhau. Tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú với hoạt động này bởi nó đã phát huy được cả trí lực của cá nhân và trí lực tập thể. Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề. Để thực hiện kĩ 10/17
- thuật này, giáo viên phải có sự bao quát lớp tốt để nhắc nhở kịp thời học sinh, quan sát được kết quả của học sinh để định hướng. Khi trưng bày kết quả thảo luận, nếu lớp đông có quá nhiều nhóm, giáo viên có thể ưu tiên chữa bài thảo luận tốt nhất và bài làm của nhóm vẫn chưa đạt yêu cầu để có thể phân tích, so sánh, đối chiếu; các nhóm còn lại tự chấm chữa hoặc đổi các nhóm chấm chéo. 3. Kỹ thuật KWLH 3.1. Mục tiêu Đây là một kĩ thuật mà tôi nghĩ giáo viên nên dùng khi dạy học theo chủ đề và có thể dùng vào phần giới thiệu chủ đề, để nhằm giúp cho giáo viên nắm bắt được kiến thức nền tảng của học sinh để giáo viên chủ động định hướng phương pháp, nội dung dạy học tiếp theo phù hợp với thứ học sinh cần về chủ đề đó. 3.2. Tổ chức thực hiện Bước 1: Giáo viên chuẩn bị phiếu KWLH cho học sinh trong lớp. Bước 2: Giáo viên giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt được của tiết học. Bước 3: Giáo viên phát phiếu cho học sinh và hướng dẫn học sinh điền thông tin của bản thân mình vào phiếu sao cho phù hợp. Trong đó: K (know) là cột để học sinh viết những điều đã biết về bài học. W (want) là cột để học sinh viết những điều muốn biết thêm điều gì về bài học. L (learned) là cột để học sinh viết về những điều học sinh đã học được sau khi học xong bài học này. H (how) là cột để học sinh tư duy những kiến thức đã học sẽ vận dụng vào trong thực tế như thế nào. Tên chủ đề:............................................................................. Họ và tên:.......................................................................... Câu hỏi định hướng:.......................................................... Những điều ) Những điều Vận dụng đã biết Những điều học được vào thực tế ( muốn biết (L) (H) (W) ............................. ............................. ............................. ............................. 11/17
- ............................. ............................. ............................. ............................. ............................. ............................. ............................. ............................. ............................. ............................. ............................. ............................. ............................. ............................. ............................. ............................. Bước 4: HS điền thông tin vào phiếu KWLH theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Trước khi nghiên cứu chủ đề, học sinh hoàn thiện thông tin vào cột 1 và cột 2: K và W Giai đoạn 2: Sau khi học xong chủ đề, học sinh hoàn thiện cột 3 và cột 4: L và H. 3.3. Ví dụ: Tôi áp dụng kĩ thuật này khi dạy một số bài như: Tên bài Các kỹ năng sống cơ bản Các phương pháp kỹ học thuật dạy học tích cực Bài 52: Vật Kỹ năng lựa chọn các giải pháp cho các Kỹ thuật KWLH dẫn nhiệt tình huống cần dẫn nhiệt, cách nhiệt Thi nghiêm theo ́ ̣ và vật cách tốt. nhom nho ́ ̉ nhiệt Kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến dẫn nhiệt, cách nhiệt Bai 57: ̀ Kỹ năng lam viêc nhom ̀ ̣ ́ Kỹ thuật KWLH Thực vât ̣ ̃ ́ ́ ́ ́ ứng Lam viêc nhom Ky năng quan sat, so sanh co đôi ch ̀ ̣ ́ ̀ ̀ ̉ cân gi đê ̉ ́ ự phat triên khac nhau cua cây đê thây s ́ ̉ ́ ̉ Thi nghiêm theo ́ ̣ sông ́ trong nhưng điêu kiên khac nhau ̃ ̀ ̣ ́ nhoḿ ́ ̣ Quan sat, nhân xet ́ Bài 53. Cać Kỹ năng xac đinh gia tri ban thân qua ́ ̣ ́ ̣ ̉ Kỹ thuật KWLH nguôn nhiêt ̀ ̣ viêc ̣ đanh gia viêc s ́ ́ ̣ ử dung cac nguôn ̣ ́ ̀ Thaỏ luâṇ nhoḿ về nhiêṭ sử dung ̣ an toaǹ tiêt́ Ky năng nêu vân đê liên quan t ̃ ́ ̀ ơi s ́ ử kiêm cac nguôn nhiêt ̣ ́ ̀ ̣ ̣ dung năng l ượng chât ́ đôt va ́ ̀ ô nhiêm ̃ Điêu tram tim hiêu ̀ ̀ ̉ môi trương̀ ́ đề sử dung về vân ̣ ̣ lựa choṇ về cać nguôǹ nhiêṭ ở gia Kỹ năng xać đinh ̀ ̣ ược sử dung nguôn nhiêt đ ̣ đinh va xung quanh ̀ ̀ ̃ ̀ ́ ̀ ử ly thông tin vê Ky năng tim kiêm va x ́ ̀ ̣ ử dung cac nguôn nhiêt viêc s ̣ ́ ̀ ̣ 12/17
- Khi bắt đầu học chủ đề này, tôi phát phiếu KWLH như trên, yêu cầu học sinh điền vào cột K và W. Qua đây, tôi nắm được học sinh của mình còn nhớ được những kiến thức gì. Sau đó, tôi hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức, giải đáp các thắc mắc. Với kĩ thuật này tôi đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian học lý thuyết của các con. Tôi có nhiều thời gian hơn cho việc luyện bài tập cho học sinh và tìm hiểu thêm các thông tin trên mạng về các vấn đề liên quan. Cuối chủ đề, tôi yêu cầu các em hoàn thiện cột L và H. Tôi thấy kết quả ngoài những kiến thức trong sách giáo khoa, các em còn tìm hiểu thêm nhiều thông tin mở rộng khác.Thực sự, so với phương pháp dạy truyền thống thì phương pháp này giúp cho học sinh của tôi có kiến thức sâu, rộng hơn. 3.4. Nhận xét: Căn cứ trên kết quả KWLH, tôi nhận thấy học sinh ngoài việc tìm hiểu kiến thức sách giáo khoa thì còn có nhu cầu muốn biết về các vấn đề liên hệ thực tế, mở rộng, vận dụng kiến thức liên môn. Nhờ có việc khảo sát học sinh như này, tôi mới nắm bắt được nhu cầu của học sinh, cũng nhờ đây, tôi có thời gian để dạy những thứ học sinh cần biết, tránh bị dạy lan man kiến thức. Ngoài ra, giáo viên thông qua phiếu đánh giá được năng lực, kiến thức, kỹ năng của học sinh. Trên cơ sở đó, có những điều chỉnh về nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp. Qua đây, tôi cũng giải quyết được nhiều vấn đề thực tế, kiến thức liên môn cho học sinh. Nhờ đó mà chất lượng của giờ dạy được nâng cao. 4. Dạy học theo góc (trạm) 4.1. Mục tiêu Dạy học theo góc vừa được xem là một kĩ thuật dạy học, vừa được gọi là một phương pháp dạy học tích cực. Khi giáo viên áp dụng dạy học theo góc cho một hoạt động và phối hợp cùng thực hiện với các kĩ thuật khác trong một phương pháp dạy học khác thì được gọi là kĩ thuật dạy học. Còn nếu giáo viên sử dụng dạy học theo góc là hình thức chủ đạo để dạy học trong cả tiết thì khi này được gọi là phương pháp dạy học. Với tôi, tôi thường sử dụng dạy học theo góc là một kĩ thuật dạy học áp dụng trong một hoạt động của phương pháp “dạy học nêu vấn đề” hoặc phương pháp “bàn tay nặn bột”. 13/17
- Đây là một kĩ thuật dạy học mà tôi tâm đắc nhất, thường lựa chọn để áp dụng trong các chuyên đề hoặc thi giáo viên giỏi. Dạy học theo góc là kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy cao độ tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập, giúp học sinh chủ động thực hành, khám phá và trải nghiệm tìm hiểu các kiến thức. Hình thành tốt các năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp cho học sinh. 4.2. Tổ chức thực hiện * Giai đoạn chuẩn bị gồm 2 bước: Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả. Nơi học phải có không gian đủ lớn và số học sinh vừa phải có thể dễ dàng bố trí các góc hơn diện tích nhỏ hơn và có nhiều học sinh. Cần rèn cho học sinh có khả năng tự định hướng làm việc tốt, chủ động, tích cực. Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học với những nội dung cơ bản sau: Mục tiêu bài học: Đạt theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, làm việc độc lập, chủ động của học sinh khi thực hiện học theo góc. Chuẩn bị: Thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, nhiệm vụ cụ thể và kết quả cần đạt được ở mỗi góc tạo điều kiện để học sinh tiến hành các hoạt động. Xác định tên mỗi góc với các phương tiện phù hợp. Căn cứ vào nội dung, giáo viên cần xác định 3 4 góc để học sinh thực hiện học theo góc. Ở mỗi góc cần có: Bảng nêu nhiệm vụ của mỗi góc, sản phẩm cần có và tư liệu thiết bị cần cho hoạt động của mỗi góc phù hợp theo phong cách học hoặc theo nội dung hoạt động khác nhau. Biên soạn phiếu học tập, hướng dẫn nhiệm vụ, bản hướng dẫn tự đánh giá (nếu cần). * Tổ chức cho học sinh học theo góc Bước 1: Bố trí không gian lớp học Bước 2: Giới thiệu bài học/nội dung học tập và các góc học tập. Nêu sơ lược về nhiệm vụ, phương tiện ở các góc, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ tại một góc. Dành thời gian cho học sinh chọn góc xuất phát, giáo viên có thể điều chỉnh nếu có quá nhiều học sinh cùng chọn một góc. Giáo viên có thể giới thiệu sơ đồ luân chuyển các góc để tránh lộn xộn. Bước 3: Tổ chức cho học sinh học tập tại các góc. 14/17
- Bước 4: Tổ chức cho học sinh trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần). 4.3. Ví dụ: Tên bài Các kỹ năng sống cơ bản Các phương pháp kỹ học thuật dạy học tích cực Bài 65: Kỹ năng khai quat, tông h ́ ́ ̉ ợp thông tin Dạy học theo góc Quan hê ̣ ̀ ự trao đôi chât vê s ̉ ́ ở thực vât. ̣ (trạm) thưc ăn ́ Ky năng phân tich, so sanh, phan đoan ̃ ́ ́ ́ ́ Trinh bay 1 phut ̀ ̀ ́ trong tự về thưć ăn cuả cać sinh vâṭ trong tự Lam viêc theo căp ̀ ̣ ̣ nhiên nhiên ̀ ̣ Lam viêc theo nhom ́ Ky năng giao tiêp va h ̃ ́ ̀ ợp tac gi ́ ưa cac ̃ ́ thanh viên trong nhom ̀ ́ Bài 2 3: Kỹ năng phân tích, đối chiếu các đặc Dạy học theo góc Nam hay điểm đặc trưng của nam và nữ. (trạm) nữ Kỹ năng trình bày suy nghĩ của mình Làm việc nhóm về các quan niệm nam và nữ trong xã -Hỏi - đáp với hội chuyên gia Kỹ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân Bài 1. Sự Kỹ năng phân tích và đối chiếu các Dạy học theo góc sinh sản đặc điểm của bố, mẹ và con cái để (trạm) rút ra nhận xét bố mẹ và con có đặc Làm việc nhóm điểm giống nhau Hỏi - đáp với chuyên gia Bài 17. Kỹ năng xỏc định giỏ trị bản thõn, tự Dạy học theo góc Thái độ tin và cú ứng xử, giao tiếp phự hợp (trạm) với người với người bị nhiễm HIV/AIDS. Trò chơi nhiễm - Kỹ năng thể hiện cảm thụng, chia - Đóng vai HIV/ AIDS sẻ, trỏnh phõn biệt kỳ thị với người - Thảo luận nhóm nhiễm HIV. Tại sao tôi lại chọn phương pháp dạy học theo góc để dạy bài này? Lí do là bộ đồ dùng thí nghiệm được cấp để làm thí nghiệm về tác dụng hóa học chỉ có một, nếu giáo viên làm thí nghiệm biểu diễn, HS ở dưới không thể nhìn được hiện tượng có bọt bám vào thỏi than nối với cực âm và lớp đồng bám 15/17
- vào thỏi than đó. Sử dụng kĩ thuật này, HS được làm được trực tiếp, quan sát rõ hiện tượng, hiệu quả giờ dạy cao hơn hẳn. 4.4. Nhận xét Qua quá trình tiến hành thực nghiệm một số tiết dạy theo góc tôi nhận thấy kĩ thuật này có rất nhiều ưu điểm giúp mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái của học sinh; học sinh được học sâu và hiệu quả bền vững; giáo viên có nhiều thời gian hơn cho hoạt động hướng dẫn người học... Tuy nhiên tôi thấy rằng khi áp dụng kĩ thuật này thường không đủ thời gian, và với lớp học đông thì giáo viên không thể bao quát được hết. Vì vậy, giáo viên phải tìm nội dung và điều chỉnh cách thức điều khiển hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện Nhà trường. 5. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” 5.1. Mục tiêu Nếu như dạy học theo góc là kĩ thuật dạy học mà tôi tâm đắc nhất, thì với phương pháp dạy học, tôi luôn lựa chọn “Bàn tay nặn bột” là phương pháp “tủ” của mình. Với tôi, mục tiêu của phương pháp “Bàn tay nặn bột” là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp bàn tay nặn bột còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết của học sinh. 5.2. Tổ chức thực hiện Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học. Câu hỏi phải phù hợp với trình độ học sinh, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò của học sinh. Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu. Giáo viên khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật, hiện tưởng mới. Giáo viên cho học sinh trình bày bằng nhiều hình thức: viết, vẽ, nói,… Giáo viên tuyệt đối không phủ định câu trả lời của học sinh. Bước 3: Đề xuất giả thuyết và phương án thực nghiệm. Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu, giáo viên giúp học sinh đề xuất các câu hỏi. 16/17
- Từ những câu hỏi của học sinh, giáo viên định hướng để các em đề xuất các phương án thực nghiệm nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó. Giáo viên ghi chú lên bảng các đề xuất của học sinh để các ý kiến sau không trùng lặp. Khuyến khích học sinh tự đánh giá ý kiến nhau hơn là ý kiến của giáo viên nhận xét. Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu. HS sử dụng các tài liệu, các nguồn thông tin, quan sát tranh và mô hình và thực nghiệm trên mẫu vật thật... để kiểm chứng lại các đáp án đưa ra ban đầu. Bước 5: Kết luận, hệ thống hoá kiến thức mới. Từ phần kiến thức mới khi tìm tòi trải nghiệm, so sánh với nhận định đưa ra ban đầu, học sinh tự rút ra kết luận cho vấn đề đang được đề cập đến. 5.3. Ví dụ: Tôi áp dụng kĩ thuật này khi dạy một số bài như: Tên bài Các kỹ năng sống cơ bản Các phương pháp kỹ học thuật dạy học tích cực Bài 31. Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về Bàn tay nặn bột Chất dẻo công dụng của vật liệu Quan sát và thảo Kỹ năng lựa chọn vật liệu thích hợp luận theo nhóm nhỏ với tình huống/yêu cầu đưa ra Kỹ năng bình luận về việc sử dụng vật liệu Bài 32. Tơ Kỹ năng quản lý thời gian trong quá Bàn tay nặn bột sợi trình tiến hành thí nghiệm. Thí nghiệm theo Kỹ năng bình luận về cách làm và các nhóm nhỏ kết quả quan sát Kỹ năng giải quyết vấn đề Bài 36. Kỹ năng tìm giải pháp để giải quyết Bàn tay nặn bột Hỗn hợp vấn đề (tạo hỗn hợp và tách các chất Thực hành ra khỏi hỗn hợp) Trò chơi Kỹ năng lựa chọn phương án thích 17/17
- hợp Kỹ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện. Bài 3839. Kỹ năng quản lý thời gian trong quá Bàn tay nặn bột Sự biến trình tiến hành thí nghiệm. Quan sát và trao đổi đổi hóa Kỹ năng ứng phó trước những tình theo nhóm nhỏ học (2 tiết) huống không mong đợi xảy ra trong khi Trò chơi tiến hành thí nghiệm (của trò chơi) 5.4. Nhận xét Với phương pháp này, tôi có thể áp dụng được vào rất nhiều bài. Căn cứ vào kết quả sau khi thực hiện “Bàn tay nặn bột” tôi nhận thấy học sinh được nói, được làm nhiều hơn, để từ đó các em thấy được sự mâu thuẫn trong nhận biết của mình. Học sinh tự rút ra được kết luận và khắc sâu kiến thức cần nhớ. Tuy nhiên, với phương pháp này giáo viên cần định hướng câu hỏi rõ ràng, chuẩn bị chu đáo các tài liệu, phương tiện dạy học, linh hoạt hơn trong bao quát học sinh thực hiện nhiệm vụ. Tóm lại, muốn nâng cao chất lượng các môn học, khi thiết kế các bài dạy người giáo viên cần chú ý đảm bảo được năm đặc trưng sau: Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp vói học tập hợp tác. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Giáo viên giữ vai trò thiết kế, tổ chức, hướng dẫn. Tùy từng bài, giáo viên có thể lựa chọn một hay nhiều kĩ thuật dạy học, có thể sử dụng một hay phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. III. KẾT QUẢ Sau một năm áp dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học trên tôi đã nhận thấy học sinh đã có những thay đổi tích cực với mônKhoa học, hứng thú hơn trong việc chuẩn bị bài ở nhà, học tập trên lớp, các em đã nhận thấy được những điều thiết thực mà bộ môn mang lại. Đặc biệt hơn, còn thể hiện trên kết quả học tập của học sinh ở các lớp mà tôi phụ trách giảng dạy. Cụ thể như sau: Thời gian Sĩ Đạt hoàn thành tốt Đạt hoàn thành 18/17
- số SL % SL % Năm học 2019 – 2020 34 18 52 16 48 (Chưa áp dụng đề tài) HK1 Năm học 2020 – 2021 34 28 82 6 18 (Sau khi áp dụng đề tài) PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Để đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu giáo dục đào tạo của đất nước ta, xu thế giáo dục của thế giới hiện nay thì việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực cho môn vật lý trong trường THCS là không thể thiếu được. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu ứng dụng có hiệu quả các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực thì sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Giáo viên thường xuyên ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật đó giúp cho học sinh tích cực, chủ động, hào hứng, giải quyết các vấn đề trong thực tế phù hợp với trình độ của học sinh, số lượng học sinh giỏi, khá môn vật lý tăng lên. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả học tập cũng như chất lượng giáo dục. II. KHUYẾN NGHỊ. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng và cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Để nâng cao chất lượng giảng dạy theo tôi cần phải: Tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực tham gia cac chuyên đê vê vi ́ ̀ ̀ ệc vận dụng phương pháp dạy học tích cực. Thường xuyên áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại, kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy và rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy. Tạo mối quan hệ giữa thầy và trò thật gần gui và thân thi ̃ ện, thường xuyên quan tâm, khích lệ học sinh để các em luôn cảm thấy thoải mái và tin tưởng vào việc học tập của mình, từ đó khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh; tạo niềm vui, hứng khởi giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân. Trên đây là một vài biện pháp tôi đã áp dụng trong việc giảng dạy tại trường . Đó chỉ là ý tưởng cá nhân, việc áp dụng còn phải tuỳ 19/17
- thuộc từng giáo viên, từng điều kiện dạy và học cụ thể của từng trường. Tuy tôi nhận thấy nó có nhiều ưu điểm nhưng cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và để tôi càng ngày càng tiến bộ hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngày 15 tháng 03 năm 2021 20/17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2237 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn