intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Trò chơi chuyển tiếp trong HĐHT

Chia sẻ: Ffsfff Thng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

228
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Trò chơi chuyển tiếp trong HĐHT giúp trẻ ôn lại các biểu tượng, đặc điểm về các con vật:tiếng kêu, hình dáng, nơi hoạt động,lợi ích của chúng đối với con người. Qua đó giúp trẻ thư giãn các hoạt động nhận thức và phát triển ngôn ngữ, rèn luyện cơ quan phát âm cho trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Trò chơi chuyển tiếp trong HĐHT

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Trò chơi chuyển tiếp trong HĐHT
  2. Như chúng ta đều biết , trẻ Mầm non như tờ giấy trắng.Do đó muốn trẻ phát triển một cách tòan diện thì trong quá trình chăm sóc giáo dục các cháu đòi hỏi người giáo viên phải chú ý phát triển đồng bộ các mặt:Thể chất, tình cảm xã hội, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ sáng tạo.Vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì người giáo viên phải linh hoạt, chủ động lựa chọn, sắp xếp các nội dung diễn ra một cách nhẹ nhàng và trẻ được hoạt dộng một cách nhẹ nhàng và trẻ được hoạt dộng một cách tích cực nhất.Để làm được diều này, theo tối thì vai trò của các trò chơi chuyển tiếp cũng góp một phần không nhỏ để giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục của mình:vì trẻ Mầm non “Học mà chơi,chơi mà học” Tuy nhiên trong thực tế, các tròc hơi này chưa được biên soạn nhiều nhằm phục vụ tốt cho nền giáo dục Mầm Non theo hướng đổi mới như hiện nay.Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn đưa các trò chơi chuyển tiếp mà tôi đã sưu tầm và biên soạn vào trong công tác và giáo dục các cháu. A.Vai trò của trò chơi chuyển tiếp trong Giáo dục Mầm non. Trò chơi chuyển tiếp giúp cho các hoạt động diễn ra một cách nhẹ nhàng.
  3. Ví dụ: Trong hoạt động làm quen với Toán: chuyển từ hoạt động nhận thức sang hoạt động ôn luyện củng cố nếu ta đưa một trò chơi nhỏ vào sẽ giúp cho hoạt động không bị cắt khúc, rạch ròi. *Trò chơi chuyển tiếp giúp giáo viên thu hút và ổn định các cháu dễ dàng hơn. Ví dụ: Khi chuẩn bị đưa ra một hoạt động nào đó mà cô giáo sử dụng trò chơi thì trẻ sẽ chú ý đến cô hơn, và cũng chú ý tới bài giảng hơn. *Trò chơi chuyển tiếp giúp cô giáo gần gũi với trẻ, đồng thời tạo mối quan hệ giữa trẻ và bạn.. *Trò chơi chuyển tiếp giúp trẻ luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. *Trò chơi chuyển tiếp giúp trẻ ôn lại một số kinh nghiệm về các sự vật hiện tượng xung quanh mình. B.Một số trò chơi chuyển tiếp I.Chủ điểm Động vật a/Mục đích: Trẻ ôn lại các biểu tượng, đặc điểm về các con vật:tiếng kêu, hình dáng, nơi hoạt động,lợi ích của chúng đối với con người. Giúp trẻ thư giãn các hoạt động nhận thức. Phát triển ngôn ngữ, rèn luyện cơ quan phát âm cho trẻ. b/Hướng dẫn:
  4. Tập cho trẻ đọc thuộc lời của tròi chơi Trẻ đọc kết hợp với động tác minh họa của trò chơi 1.Trò chơi: Chị gà mái Con gà cục tác cục ta (Dưa 2 tay ngang vai, bàn tay nắm và mở theo yêu vần) Hay đỗ đầu hè hay chạy rong rong (2 tay đặt lên vai rôi xoay tròn trước bụng) Má gà thì đỏ hồng hồng(2 tay chỉ 2 má, nghiêng đầu qua lại) Cái mỏ thì nhọn,cái mào thì tươi (2 tay chụm trước miệng, rồi đưa lên đầu) Cái chân hay đạp hay bươi (trẻ dậm 2 chân, tay chống hông) Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay.(2 tay vỗ vào hai bên hông) 2.Trò chơi Chú thỏ con: 5 chú thỏ con mà tôi được biết(đưa 5 ngón tay phía trước và lắc qua lắc lại) Thỏ nhảy qua bên phải(đưa 2 tay lên lại làm tai thỏ và nhảy qua phải) Thỏ nhảy qua bên trái (đưa 2 tay lên lại làm tai thỏ và nhảy qua phải) Thỏ nhặt quả rụng là thỏ nhặt quả rụng ( 1 tay chống hông làm giỏ, tay còn lại làm động tác bỏ quả vào giỏ) Thỏ rung cây quả rụng(đọc 2 lần)(2 tay đưa lên cao làm động tác rung cây) Nhiều quả thỏ thích quá(đọc 2 lần) ( trẻ vỗ tay) Trò chơi: Con trâu nhỏ
  5. Ông có con trâu (Đặt hai tay lên vai lắc qua lắc lại) Đôi sừng cong cong(2 tay đưa cao đầu làm sừng) Lúc ra cách đồng (dậm chân tại chỗ) Giúp ông cày ruộng.(1 tay đưa cao, 1 tay thấp làm như chèo thuyền) Trò chơi: Đàn gà Chú gà con (2 bàn tay chụm lại) Lon ta lon ton(1 bàn tay xòe và đặt 2 ngón(trỏ và giữa)như đang đi Quanh quẩn bên mẹ (2 bàn tay xoay tròn vào nhau) Đôi chân bé xíu (2 tay vỗ lên 2 chân) Chiếc mỏ tẻo teo (2 bàn tay chụm lại để trước miệng) Chiếp chiu chíp chíp.(2 bàn tay chụm lại để trước miệng và mổ vào nhau) II.Chủ điểm trường lớp a/Mục đích: Giúp trẻ nhận biết, ôn lại tên một số đồ dùng vfa các hoạt động trong trường MN. Giúp trẻ thư giãn trong các hoạt động. Phát triển ngôn ngữ và rèn phát âm cho trẻ. Hướng dẫn: Tập cho trẻ đọc thuộc lời của trò chơi.
  6. Tập các động tác minh họa và cho trẻ vận động kết hợp với lời của trò chơi. Trò chơi: Cái ca Con có cái ca (nắm 1 bàn tay đưa ra phía trước) Cô cắt quả cà (2 bàn tay xòe ra và đánh lên đánh xuống) Con cầm cái ca (2 tay nắm lại) Cùng cười ha ha (Trẻ đọc và cười) Trò chơi: Em vẽ Em thích vẽ (1 cánh tay đưa lên như đang cầm cọ) Vẽ ngôi trường (làm như đang vẽ) Có bạn em (chỉ sang một bạn bên cạnh) Cùng hát múa (rung 2 tay như đang múa) Trò chơi :Cô giáo Cô giáo em Là lá la (2 tay vỗ vào vai) Cô hay cười (2 taychỉ lên miệng) Đầu rung rung .(lắc đầu rung rung)
  7. Trò chơi: Bè bạn Bé và bạn (Đưa 2 bàn tay chỉ vào mình và bạn) Oẳn tù xì (2 trẻ quay vào nhau và oẳn tù tì) Chơi bắn bi (Làm động tác bắn bi) Ôi thích quá (vỗ tay) Trò chơi: Ghế ngồi. Bé có cái ghế(1 chân đứng, chân còn lại bắt chéo qua như ngồi ghế) Lúc thấp, lúc cao (trẻ ngồi xuống rồi đứng lên) Giúp bé học bài (làm động tác viết bài) Điểm mười thật vui (vỗ tay) III.Chủ điểm gia đình a/Mục đích: Giúp trẻ ôn lại đặc điểm một số đồ dùng, nhận dạng hình dáng đặc trưng, vị trí và mối quan hệ của các thành viên trong gia đinh mình. Giúp trẻ thư giãn trong các hoạt động nhận thức. Phát triển ngôn ngữ, thể lực, rèn cơ quan phát âm cho trẻ.. Hướng dẫn: Tập trẻ đọc thuộc lời của bài thơ Tập trẻ đọc kết hợp với động tác minh họa của lời của trò chơi.
  8. Trò chơi :Nhà em Nhà em có 4 người (dưa 4 ngón tay) Ba em thì cao lớn (vươn người cao lên) Mẹ em thì hiền dịu (vỗ 2 tay để chéo trước ngực) Chị em hay vỗ tay (vỗ tay) Mỗi khi em được điểm 10 (đưa 10 ngón tay lên lắc qua lắc lại) Trò chơi :Mẹ và bé Tùng dinh tùng dinh (đưa 2 tay làm như đang đánh trống) Con đẹp con xinh (2 tay múa qua 2 bên) Như hoa hồng nhỏ (2 tay chụm lại như nụ hoa) Mẹ hôn mỗi ngày.(2 tay chỉ lên má) Trò chơi :Chiếc quạt máy Nhà em có cây quạt (2 tay nắm lại tạo thành 1 chiếc quạt to) Quay nhanh rồi quay chậm ( 2 tay quay chậm trước ngực) Mang gió đến mọi người.(2 tay rung cao và đưa qua đưa lại) Trò chơi: Nấu ăn
  9. Cái chảo cái nồi (2 tay làm hình vòng tròn to và nhỏ) Cái chiên cái nấu (2 tay làm động tác cầm xạn xới) Cái to cái nhỏ (2 tay đưa trước ngực xòe ra (to),chụm lại (nhỏ)) Giúp bé nấu cơm.( 1 tay làm động tác cầm bát, 1 tay làm động tác cầm muỗng múc cơm.) Trò chơi :Chiếc đồng hồ. IV.Chủ điểm Bản thân. a/Mục đích: Giúp trẻ ôn lại một số các bộ phận trên cơ thể, giúp trẻ biết cách mô tả hình dáng của mình và của bạn. Giúp trẻ thư giãn trong các họat động nhận thức. Phát triển ngôn ngữ, rèn cơ quan phát âm, thể lực cho trẻ. b/Hướng dẫn: Tập cho trẻ đọc thuộc lời của bài thơ. Trẻ đọc kết hợp với động tác minh họa cho lời của trò chơi. Trò chơi: Năm chú vịt Năm chú vịt con mà tôi được biết (2 tay xòe trước ngực đưa qua đưa lại) Chú thì cao nhồng, (nhón gót) lùn tịt (tay đưa xuống thấp, ngồi xổm) Chú thì ốm nhom (2 tay chụm lại đưa ra trước ngực)
  10. Chú thì mập ú (2 tay làm thành vòng tròn) Chú thì điệu quá (2 tay chụm lại lắc người) Chú thì bé tẹo teo (đưa ngón tay út ra phía trước lắc qua lắc lại Nhưng các chú vịt này rất yêu thương nhau (2 tay xoay xoay trước ngực) Là lá la la la ( 2 tay lắc lư và nhảy vòng tròn) Là lá la la la ( 2 tay lắc lư và nhảy vòng tròn) Trò chơi : Hai bàn tay Bàn tay nắm lại – 2lần (lần lượt nắm từng bàn tay đưa lên trước ngực) Đập bàn tay nhé (vỗ tay) Bàn tay nắm lại -2lần (lần lượt nắm từng bàn tay đưa ngang vai) Lắc chúng xoay đi nào (hai tay ngang vai và xoay tròn bàn tay)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0