intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5-6 tuổi

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

91
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non tôi dạy, từ đó đề xuất một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ 5- 6 tuổi. Giúp cho các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo, nhanh nhẹn, hoạt bát, tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết... Đồng thời làm giàu vốn sống và kinh nghiệm cho trẻ, qua đó trẻ biết yêu quý, bảo vệ, gìn giữ các trò chơi dân gian một nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5-6 tuổi

  1. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp   PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam  đã nói: " Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi   dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ  con mà nó chứa đựng cả   nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian   không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà   còn giúp các em hiểu về  tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.   Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc mà không   có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em   không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày   trước ­ đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố   mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các   trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết". Thật đúng như  vậy, vui chơi là một hoạt động luôn đi cùng và gắn bó  với cuộc sống con người ngay từ thuở  ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Nội  dung và hình thức chơi ở mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi có khác nhau, nhưng nó  có chung một mục đích là thỏa mãn nhu cầu hoạt động của con người trong  cuộc sống.  Đối với trẻ Mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ  đạo, thông qua  hoạt động vui chơi, trẻ  phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ  xã hội,  qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy, giáo viên  cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng.   Trong đó có thể  nói,  trò chơi dân gian là một loai tro ch ̣ ̀ ơi không thê thiêu ̉ ́  được trong đơi sông tre th ̀ ́ ̉ ơ, la ho ̀ ạt đông văn hóa đ ̣ ược lưu truyền trong tự  nhiên, rộng rãi trong cộng đồng. Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ  thơ  một cách nhẹ nhàng tạo điều kiện cho trẻ “ vừa học, vừa chơi, không cầu kỳ,   tốn kém nên có thể  dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ  dễ tìm kiếm,  dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên. Việc đưa trò chơi dân gian vào trường  học mang một ý nghĩa thiết thực, nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe,  mà còn giúp trẻ phát triển kĩ năng sinh hoạt, làm việc theo nhóm.  Tuy nhiên qua quá trình thực hiện, tôi thấy giáo viên hiện nay chưa thật  sự  chú ý nhiều đến việc tìm kiếm các biện pháp tổ  chức trò chơi dân gian  phong phú, đa dạng và phù hợp. Việc tích hợp trò chơi dân gian vào các hoạt   động chưa được chú trọng. Mặt khác khi tổ  chức trò chơi, giáo viên chưa   trang bị cho mình một số thủ thuật để hướng dẫn, tổ chức nên chưa hấp dẫn   trẻ tham gia chơi, dẫn đến trẻ chơi nhanh chán. Một số trò chơi trẻ chưa hiểu  1
  2. nội dung và ý nghĩa nên việc tổ chức các trò chơi dân gian đạt hiệu quả chưa   cao.  Nhận thấy lợi ích của việc cho trẻ  chơi các trò chơi dân gian, Bộ  Giáo   dục và Đào tạo đã khuyến khích việc phát triển và đưa các trò chơi dân gian   vào trường học thông qua phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học  sinh tích cực”. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực  sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó đối với các   giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non.  Là một giáo viên được nhà trường phân công trực tiếp phụ trách lớp 5­6   tuổi  ở  trường mầm non. Đứng trước thực trạng hiện nay, tôi luôn đau đáu  trong lòng mình là phải làm sao đây để tìm ra những giải pháp, cách làm hay   để  tổ  chức tốt các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả  nhất. Từ  những  thực tế của lớp mình phụ  trách, tôi đã nghiên cứu và quyết định chọn đề  tài:  “Một số  biện pháp tổ  chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ  mầm non 5­6   tuổi” nhằm nâng cao tay nghề chuyên môn cho bản thân.          1.2. Điêm m ̉ ơi va ph ́ ̀ ạm vi áp dụng của đề tài: 1.2.1. Điểm mới của đề tài:           Đề tài sáng kiến này tuy đã từng có nhiều người nghiên cứu song ở mỗi   độ  tuổi khác nhau và mỗi trường, mỗi vùng miền lại mang một đặc điểm  riêng. Do vậy các giải pháp đưa ra áp dụng cũng không thể  giống nhau. Và  thực tế   ở  trường mầm non nơi tôi đang công tác, trò chơi dân gian được tổ  chức ở trường vào rất nhiều thời điểm trong ngày, thế  nhưng giáo viên chưa   thực sự chú trọng đến việc tổ chức các trò chơi dân gian sao cho phù hợp, hấp   dẫn, lôi cuốn mang lại hiệu quả cao nhất. Chính vì thế  các trò chơi dân gian   vẫn còn thể hiện một cách hình thức, chưa đi vào tâm hồn và cuộc sống của  trẻ. Vì lẽ đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này nhằm:  Đánh giá thực trạng việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5­ 6   tuổi  ở trường mầm non tôi dạy, từ  đó đề  xuất một số  biện pháp tổ  chức có  hiệu quả  trò chơi dân gian cho trẻ  5­ 6 tuổi. G iúp cho các em rèn luyện thể  chất, sự  khéo léo, nhanh nhẹn, hoạt bát, tạo sự  hoà đồng, thân thiện, đoàn  kết... Đồng thời làm giàu vốn sống và kinh nghiệm cho trẻ, qua đó trẻ  biết  yêu quý, bảo vệ, gìn giữ  các trò chơi dân gian một nét đẹp văn hóa của dân  tộc . 1.2.2. Pham vi ap dung c ̣ ́ ̣ ủa đề tài:  2
  3. Tôi chọn đề tài này áp dụng cho tất cả các lớp mẫu giáo 5­6 tuổi ở trong  trường tôi và tôi cũng mong muốn rằng đề tài này được áp dụng rộng rãi,  có  hiệu quả đối với các trường mầm non trên toàn quốc. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của nội dung cần giải quyết:  Hoạt động chủ  đạo của trẻ  em chính là hoạt động vui chơi. Trẻ  em   không chỉ  cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất   trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng   của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này,   tôi thấy việc tổ  chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần  thiết và rất có ý nghĩa. Hiện nay hoạt động vui chơi  ở  các trường Mầm non  nói chung và trò chơi dân gian nói riêng còn chưa được chú trọng, chưa được  giáo viên và các nhà quản lý quan tâm đúng mức, do vậy trẻ chưa thực sự có  một khoảng không gian chơi thật sự thoải mái, hứng thú và chủ động. Một bộ phận giáo viên chưa thực sự tự chủ trong việc tự học, tự nghiên  cứu về chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức các hoạt động của trẻ  theo kiểu lối   mòn chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Các tài liệu và vốn   hiểu biết về  các trò chơi dân gian  ở  một số  giáo viên còn hạn chế, do vậy  việc tổ chức các trò chơi thường lặp đi, lặp lại dẫn đến trẻ mau nhàm chán. Trẻ mầm non thường rất mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia   vào các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian. Tuy nhiên, khả  năng chú ý   có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh  chóng tự rút ra khỏi trò chơi khi trẻ không còn hứng thú. Chính vì những lý do  trên mà việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ ở các trường Mầm non nói   chung và trường Mầm non nơi tôi đang công tác nói riêng chưa thực sự mang   lại kết quả như mong muốn. Quá trình thực hiện đề  tài tại lớp mẫu giáo 5­6 tuổi, tôi nhận thấy có  được những thuận lợi và gặp phải một số khó khăn sau: 2.1.1. Thuận lợi           Được sự quan tâm của BGH nhà trường, tổ  chuyên môn luôn tích cực  chỉ  đạo trong công tác chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để  giáo viên có năng lực vững vàng hơn. 3
  4.      Trường tôi là trường trọng điểm chất lượng cao, là trường đạt chuẩn   quốc gia, luôn đi đầu trong mọi hoạt động. Nhà trường đã trang bị về CSVC,  mua sắm đồ  dùng dạy học và hoạt động tương đối đầy đủ, đặc biệt là đồ  dùng đồ  chơi dành cho khu trò chơi dân gian như  cát, nước, ném còn, chèo   thuyền, ô ăn quan, cướp cờ, kéo co… đồ dùng  đồ chơi có màu sắc đẹp, hấp   dẫn trẻ tham gia hoạt động.    Bản thân tôi lớn lên ở vùng nông thôn nên cũng biết một số trò chơi dân  gian truyền miệng. Luôn học hỏi và tìm tòi thêm một số  trò chơi dân gian  thông qua bạn bè, đồng nghiệp và sách báo. Đặc biệt trường đã lắp đặt hệ  thống mạng Internet cho 100% nhóm lớp, thuận tiện cho việc tìm kiếm những   trò chơi mới trên mạng để tích luỹ thêm kinh nghiệm cho bản thân. Bản thân tôi luôn yêu nghề  mến trẻ, nhiệt tình trong công tác chăm sóc   giáo dục trẻ, tích cực tự học, tự bồi dưỡng cho bản thân. Không ngừng phấn  đấu nâng cao năng lực chuyên môn, thường xuyên học hỏi chị  em, bạn bè  đồng nghiệp. Bên cạnh đó được sự quan tâm giúp đỡ của các bậc phụ huynh   về  việc sưu tầm nguyên vật liệu như  vỏ  ngao, sò,  ốc, hến, vải vụn, tranh,  sách báo … để  làm đồ  dùng đồ  chơi nhằm tổ  chức tốt các trò chơi dân gian  cho trẻ.        Trẻ  mẫu giáo lớn mạnh dạn, tự  tin, thông minh, thích tham gia vào các  trò chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian.  Song bên cạnh những thuận lợi đó bản thân tôi còn gặp không ít khó   khăn: 2.1.2. Khó khăn: Ở  lớp tôi phụ  trách có 24/32 trẻ  bố  mẹ  làm nghề  nông hoặc đi làm ăn   xa, giao trẻ  cho ông bà chăm sóc nên ít quan tâm và còn xem nhẹ  đến việc   chơi của trẻ.           Mức độ chơi của các trò chơi dân gian không giống nhau, có trò chơi rất  đơn giản, nhưng lại có trò chơi rất phức tạp, đòi hỏi người chơi phải có tính  tư duy cao mà giáo viên vẫn đang còn hạn chế về vốn kiến thức và hiểu biết   các trò chơi dân gian. Nhiều lúc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải  có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao, nhưng giáo viên vẫn chưa thật linh hoạt   và sáng tạo.      Thời gian tổ  chức cho trẻ  chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể  diễn ra trong suốt cả  một hoạt động của trẻ, mà nó chủ  yếu chỉ  được lồng  ghép và tích hợp vào các hoạt động mà thôi. 4
  5. Khả  năng chú ý có chủ  định của trẻ  còn hạn chế. Trẻ  dễ  dàng nhập   cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự  rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn   hứng thú. Trong lớp còn một số  trẻ  rụt rè, nhút nhát, thiếu tự  tin và không thích  tham gia vào các hoạt động tập thể. Phụ huynh ít quan tâm đến trò chơi dân gian vì họ thiếu thông tin về tác   dụng của trò chơi đối với sự  phát triển của trẻ. Nhiều phụ  huynh nghĩ trò  chơi dân gian không còn phù hợp với con em mình, nên hướng tới các trò chơi  hiện đại hơn.  2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng trên: Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề  của giáo viên không đồng  đều và còn hạn chế. Giáo viên chưa xây dựng được kế hoạch tổ chức cho trẻ  vui chơi một cách khoa học và kỹ  lưỡng. Cách tổ  chức của cô chưa thực sự  gây hứng thú, lôi cuốn trẻ. Giáo viên chưa chủ động tìm kiếm nguồn trò chơi   mới mà vẫn chỉ hạn chế ở những trò cḥ ơi có sẵn trong chương trình, nên khi  tổ chức các trò ch ̣ ơi dân gian bị lặp lại, thiếu sự đổi mới khiến trẻ không tập  trung và nhàm chán. Do cơ sở vật chất còn hạn chế, các đồ  dùng đồ chơi cũ, thiếu và không  gây được hứng thú cho trẻ khi chơi. Do điều kiện kinh tế và hoàn cảnh sống của mỗi gia đình trẻ khác nhau  nên ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ.  2.1.4. Điều tra thực tiễn: Ngay từ  những ngày đầu nhận lớp, tôi đã tiến hành khảo sát lớp với  tổng số 32 cháu, nhưng có đến 18 cháu sinh từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2013   nên nhìn các cháu rất dại so với những cháu sinh đầu năm. Phần đa các cháu   chưa hứng thú với các trò chơi dân gian, chưa nắm bắt được cách chơi, luật   chơi của các trò chơi dân gian.  Để có cơ sở cho việc nghiên cứu của mình, tôi tiến hành điều tra, khảo  sát tình hình của trẻ ở lớp tôi đầu năm. Qua quá trình tiếp xúc, trò chuyện làm  quen với các cháu, tôi đã tìm hiểu khả năng nhận biết và hứng thú của trẻ về  các trò chơi dân gian như sau: Tổng số học sinh trong lớp là: 32 cháu                      Các tiêu chí Số   trẻ  Tỷ lệ   đạt Ham thích, hứng thú với trò chơi dân gian  13/32 40,6% Trẻ  thuộc lời đồng dao, biết cách chơi đúng  15/32 46,8% 5
  6. luật Mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động  10/32 31,2% Thể hiện tinh thần đoàn kết  18/32 56,2% Biết tự tổ chức trò chơi  12/32 37,5%% Từ những đặc điểm và tình hình thực tế của lớp mình, tôi đã suy nghĩ và  tìm ra phương pháp thích hợp, để từng bước dẫn dắt trẻ tích cực tham gia vào   các trò chơi dân gian. Để làm được điều đó tôi đã sử dụng một số biện pháp  sau: 2.2. Các biện pháp thực hiện 2.2.1. Lập kế  hoạch, chọn trò chơi dân gian phù hợp với đô tuôi và ̣ ̉   kha năng nhân th ̉ ̣ ưc cua tre ́ ̉ ̉: Vui chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ  ở trường mầm non đặc biệt là  ở lứa tuổi mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ  đạo của trẻ. Điều này được thể  hiện rất rõ trong cuộc sống hằng ngày của trẻ   ở  trường mầm non. Qua trò  chơi bản thân trẻ được bộc lộ hết mình, trẻ tự tin hoà mình vào trò chơi một  cách vô tư, thoải mái, số  lượng tham gia không hạn chế. Đặc biệt hơn trò  chơi dân gian thường gắn với các bài đồng dao (có vần, có điệu). Khi tham  gia trò chơi trẻ được ca hát, nhảy múa, đối đáp…Qua đó vốn từ của trẻ được  phong phú, ngôn ngữ mạch lạc. Qua trò chơi dân gian các trẻ nhút nhát, tự kỷ  được hoà đồng hơn với các bạn trong nhóm lớp.  Muốn tổ  chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ  mẫu giáo 5­6 tuổi, đầu   tiên tôi lập kế  hoạch hoạt động rõ ràng để  tổ  chức cho trẻ  chơi các trò chơi  dân gian sao cho phù hợp với từng chủ đề của lớp mình phụ trách. Để lập được kế hoạch tôi luôn bám sát chương trình mục tiêu chăm sóc  giáo dục trẻ với những nội dung, công việc rõ ràng cụ thể : TT Tên chủ đề Tên trò chơi 1 Trường mầm non Ô ăn quan, Cắp cua, Kéo co…. 2 Bản thân Nhảy dây, nu na nu nống, rồng rắn lên  mây, trốn tìm…. 3  Gia đình Rồng rắn lên mây, lộn cầu vồng, đánh  chuyền, thả đĩa ba ba… 4  Nghề nghiệp Kéo cưa lừa xẻ, dệt vải… 5 Thế giới thực vật Chồng nụ chồng hoa, ném còn, cắp cua,  câu ếch, cờ lúa ngô… 6 Thế giới động vật Mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê… 7 Phương tiện giao thông Thả đĩa ba ba, cướp cờ… 6
  7. 8 Nước và một số HTTN Ném vòng cổ chai, chong chóng… 9 QH­ ĐN­ Bác Hồ Chèo thuyền, kéo co, đánh chuyền… Trò chơi dân gian rât phong phú va đa dang, vi thê không hăn tro ch ́ ̀ ̣ ̀ ́ ̃ ̀ ơi  nao cung phu h ̀ ̃ ̀ ợp vơi tre nho. Vi thê, khi l ́ ̉ ̉ ̀ ́ ựa chon tro ch ̣ ̀ ơi dân gian giao viên ́   ̉ ́ ự cân nhăc va l phai co s ́ ̀ ựa chon nh ̣ ưng tro ch ̃ ̀ ơi đơn gian, dê hiêu va dê nh ̉ ̃ ̉ ̀ ̃ ớ đôí  vơi tre. Bên canh đo, kha năng nhân th ́ ̉ ̣ ́ ̉ ̣ ưc cua tre  ́ ̉ ̉ ở  giai đoan nay vân con han ̣ ̀ ̃ ̀ ̣   chê. Chinh vi thê cac tro ch ́ ́ ̀ ́ ́ ̀ ơi cung cân phai đ ̃ ̀ ̉ ược lựa chon phu h ̣ ̀ ợp vơi t ́ ưng ̀   ̉ ̣ ̉ ư sau: nhom tre, cu thê nh ́ Đôi v́ ơi tre co kha năng chu y con han chê, nhân th ́ ̉ ́ ̉ ́ ́ ̀ ̣ ́ ̣ ức chưa cao thi giao ̀ ́  viên cân chon nh ̀ ̣ ưng tro ch ̃ ̀ ơi đơn gian va dê nh ̉ ̀ ̃ ớ, ngăn h ́ ơn như: Lôn câu ̣ ̀  vông, Vu ̀ ốt hột nổ, dung dăng dung dẻ, … Đôi v́ ơi tre co kha năng chu y tôt va nhân th ́ ̉ ́ ̉ ́ ́ ́ ̀ ̣ ức cao hơn nhưng tre khac ̃ ̉ ́  ́ ̉ ̉ ức cac tro ch thi giao viên co thê tô ch ̀ ́ ́ ̀ ơi  ở cac m ́ ưc đô kho h ́ ̣ ́ ơn va dai h ̀ ̀ ơn cho   nhưng tre nay.  ̃ ̉ ̀           Khi đã lập được kế hoạch tôi thường xuyên bám sát kế hoạch để cho  trẻ  làm quen và rèn luyện. Đặc biệt đối với những trẻ  nhút nhát, trầm cảm,  tôi luôn tìm cách để  lôi cuốn trẻ  tham gia vào trò chơi. Bản thân luôn tự  rèn  luyện mình trong chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi kiến thức, kĩ năng và biết  sáng tạo trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ. 2.2.2.  Chuẩn bị tốt các điều kiện cho trẻ hoạt động : * Nghiên cứu tài liệu:  Để  tổ  chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ, tôi đã nghiên cứu kỹ  các   văn bản chỉ  đạo của ngành, tìm hiểu trên mạng internet và ghi chép đầy đủ  vào sổ nhật kí để làm tư liệu vận dụng vào từng bài dạy cụ thể.  * Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian:  Đô dung đô ch ̀ ̀ ̀ ơi cua tro ch ̉ ̀ ơi dân gian cung thât s ̃ ̣ ự  phong phu va mang ́ ̀   ̣ ̣ ̃ ̀ ơi co môi loai đô dung t đăc thu riêng biêt, môi tro ch ̀ ́ ̃ ̣ ̀ ̀ ương ưng ma khi thiêu no ́ ̀ ́ ́  thi chung ta không thê th ̀ ́ ̉ ực hiên đ ̣ ược. Chinh vi vây, tr ́ ̀ ̣ ươc khi tô ch ́ ̉ ức cho trẻ  chơi môt tro ch ̣ ̀ ơi dân gian nao đo thi giao viên phai tim hiêu tr ̀ ́ ̀ ́ ̉ ̀ ̉ ước vê cach ch ̀ ́ ơi   ̀ ̣ va luât ch ơi, cung nh ̃ ư  cac đô dung trong tro ch ́ ̀ ̀ ̀ ơi cân đên. Đê t ̀ ́ ̉ ừ đo co thê ́ ́ ̉  ̉ ̣ ̀ chuân bi đây đu nh ̉ ưng th ̃ ứ cân thiêt cho môt tro ch ̀ ́ ̣ ̀ ơi nhằm tô ch̉ ức trò chơi  được tôt. ́ Ví dụ  như  trò: ” Bịt mắt bắt dê” đòi hỏi phải có một mảnh vải màu   sẫm để làm khăn bịt mắt…Trò chơi ” Nhảy dây” không thể diễn ra nếu thiếu   7
  8. dây thừng  Hay đơn giản như trò chơi ” Kéo co” cũng không thể tổ chức được   nếu không có dây thừng dài và mảnh vải đỏ buộc chính giữa …  * Người chơi:    Bất kì một trò chơi nào muốn tiến hành được thì phải có người chơi và  điều đặc biệt trò chơi dân gian là trò chơi tập thể, vui nhộn đòi hỏi các người  chơi phải tích cực trong suốt quá trình chơi.  Trẻ  mầm non có đặc điểm chơi nhanh chán nên tôi làm công tác tư  tưởng động viên trẻ  trước khi chơi, gợi ý để  trẻ  khám phá ý nghĩa của trò  chơi. * Phổ biến luật chơi, cách chơi: Trò chơi dân gian có từ  rất xa xưa, việc hướng dẫn cho trẻ  biết cách  chơi, luật chơi là điều rất quan trọng. Khi phổ biến luật chơi, cách chơi một  cách ngắn ngọn, rõ ràng, dễ hiểu trẻ sẽ dễ tiếp thu và nắm bắt nhanh.  * Địa điểm: Việc chuẩn bị  địa điểm rất quan trọng có trò chơi chỉ  cần không gian  nhỏ vì trò chơi ít người và mang tính chất trò chơi tĩnh.  Ví dụ:  Trò chơi “Ô ăn quan” trẻ  có thể  chơi ngoài trời hoặc trong nhà, hai trẻ  ngồi đối diện nhau, một cái bảng, 50 viên sỏi và 2 viên sỏi to để chơi.  Trò chơi “ Đánh chuyền’ chơi ngoài trời hoặc trong nhà, hai trẻ ngồi đối  diện nhau, người đánh chuyền tung quả lên cao vừa nhặt hay đánh que. Trò chơi nhiều người tham gia và mang tính chất động, cần khoảng  không gian rộng.  Ví dụ:  Trò chơi “ Mèo bắt chuột” chọn 2 trẻ, một trẻ làm mèo và một trẻ  làm  chuột, các bạn còn lại đứng thành vòng tròn cầm tay nhau khi có hiệu lệnh thì   trẻ thực hiện chơi.  Trò chơi “ Ném còn” có một cột mốc cao 3m, trên đỉnh cắm một vòng  tròn (đường kính khoảng 30­ 40cm) từ chân cột 2­ 4m thì kẻ  vạch mốc. Chia   người chơi thành 2 đội đứng  ở  2 phía cột mốc sau đó lần lượt từng người  chơi ném còn qua cột mốc, người chơi phía bên kia ném còn trở  lại. Cứ  tiếp   tục như  vậy cho đến hết. Ngoài ra còn có nhiều trò chơi như: “ Kéo co”, “   Rồng rắn lên mây”, “ Thả đỉa ba ba”, “ Chồng nụ chồng hoa”…  * Dạy trẻ đọc thuộc lời đồng dao trong trò chơi:        Khác với trò chơi vận động và các trò chơi khác, trò chơi dân gian trong  quá trình chơi trẻ  vừa hát hoặc đọc bài đồng dao nào đó, các bài đồng dao  8
  9. mang đến sự vui tươi và nhí nhảnh nhộn nhịp cho trẻ. Mặc dù, không phải bài  đồng dao nào cũng mang lại ý nghĩa, song bài nào cũng hồn nhiên và phù hợp  với trẻ. Hầu hết các trò chơi giân gian đều có lời ca đặc trưng của trò chơi là   những lời ca ngộ nghĩnh, dễ thuộc…  VD như: Trò chơi “ Lộn cầu vòng” trẻ đọc: Lộn cầu vòng                   Hoặc          “Lộn cầu vòng Nước trong nước chảy Nước sông đang chảy Có cô mười bảy Thằng bé lên bảy Có cậu mười ba Con bé lên ba Hai chị em ta Đôi ta cùng lộn”. Cùng lộn cầu vòng”.  Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Khi trẻ  đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời  đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia vào trò chơi. Đối với lớp tôi, trước khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian có gắn   bài đồng dao, tôi thường tận dụng những khoảng thời gian vào các hoạt động  chơi tự do, mọi lúc mọi nơi để tập cho trẻ thuộc lời ca trước. Tôi thường đọc  cho trẻ nghe qua 2 lần, giọng đọc truyền cảm kết hợp với điệu bộ minh hoạ  và đưa người theo nhịp điệu của bài đồng dao để kích thích lôi cuốn trẻ hứng  thú muốn được đọc, được chơi trò chơi gắn với bài đồng dao đó. Cho trẻ đọc  theo cô nhiều lần đến khi trẻ  thuộc lời ca. Thực tế tôi thấy khi trẻ đã thuộc  lời ca thì trò chơi được tổ  chức sôi động, nhộn nhịp hẳn lên, trẻ  hào hứng   tham gia chơi một cách say mê, nhiệt tình. 2.2.3.  Tô ch ̉ ưc tro ch ́ ̀ ơi phu h ̀ ợp vơi t ́ ưng hoat đông: ̀ ̣ ̣ Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì  thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung  được tổ  chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ  thì hoạt động ngoài trời   lại giúp trẻ  được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự  nhiên  và phát triển thể  chất; hay như  ở hoạt động góc trẻ  lại được mở  rộng thêm  về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần  chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của  từng hoạt động. 9
  10.       * Với HĐ ngoài trời:  Mỗi trò chơi có một sắc thái riêng, một quy luật   riêng vì thế khi tổ chức cho trẻ chơi tôi luôn dựa vào tính chất, tác dụng của  từng trò chơi dân gian, lựa chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi và thời điểm.  Đối với trò chơi dân gian nhằm phát triển các tố  chất vận động, mang tính  tập thể đòi hỏi phải có không gian rộng, nên tôi chọn tổ  chức vào buổi hoạt   động ngoài trời.   Có thể  nói rằng,  ở  hoạt động này trẻ  được hít thở  khí trời, được tiếp  xúc với thiên nhiên cảnh vật xung quanh, thả  mình vào những trò chơi vui  nhộn cùng bạn bè. Tôi đã tận dụng khoảng không gian thoáng mát của sân  trường để tổ  chức các trò chơi dân gian cho trẻ, với hoạt động này giáo viên  nên lựa chọn những trò chơi vận động nhằm tăng cường sức khoẻ  và rèn  luyện các yếu tố  thể  lực cho trẻ  như : Mèo đuổi chuột, Cướp cờ, Kéo co,  Rồng rắn lên mây, Bịt mắt bắt dê,…     * Với hoạt động góc: Khi tổ chức hoạt động góc tôi đã chuẩn bị  nhiều  đồ dùng,  đồ chơi tạo sự kích thích hứng thú để trẻ tích cực tham gia vào góc   chơi trẻ  đã chọn. Tổ  chức cho trẻ  chơi theo nhóm nhỏ  trong một không gian  hẹp như  trò chơi : Kéo cưa lừa xe, ô ăn quan… Bên cạnh đó tôi chú ý lồng   ghép những trò chơi mà trong đó trẻ em tự tay làm nên những đồ vật bằng vật  liệu trong thiên nhiên như xếp lá mít, lá đa thành con trâu, lá dừa thành con cào   cào, thành chong chóng.. để kích thích sự sáng tạo ở trẻ, rèn luyện sự khéo léo  của đôi bàn tay, khơi dậy khiếu thẩm mĩ của trẻ.              * Với hoạt động chung và hoạt động chiều:  ( chủ  yếu diễn ra trong  phòng học): nên tổ  chức cho trẻ các trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhận thức  cho trẻ  như: "Ô ăn quan", "Tập tầm vông", “Đếm sao”, “ Chơi cờ”, “ Đọc  câu”, “Vấn đáp”…Trong hoạt động chung giáo viên nên lựa chọn phù hợp với  từng môn học:  Với lĩnh vực phát triển thể  chất: nên lựa chọn các trò chơi vận động  nhằm rèn luyện thân thể  khoẻ  mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi   đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có  sức khỏe mới có thể  vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ  thêm khỏe  mạnh và năng động.          Tôi thay thế trò chơi vận động bằng trò chơi dân gian như kéo co, cướp   cờ, đẩy gậy, đua thuyền, hò kéo pháo…          VD: Với trò chơi “ Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối: “ Xin   khúc đuôi, Tha hồ  thầy đuổi”, lập tức trẻ  làm “ đuôi” (đứng sau cùng) phải   10
  11. chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị “ thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay người   khác hoặc lại phải làm“ thầy” để đi đuổi những trẻ khác. ́ ơi cac hoat đông Toan, kham pha, văn hoc: nên chon nh Đôi v ́ ́ ̣ ̣ ́ ́ ́ ̣ ̣ ững tro ch ̀ ơi   ̀ ́ ̉ nhăm phat triên nhân th ̣ ưc, ngôn ng ́ ư, cung câp nh ̃ ́ ững ky năng cân thiêt cho tre ̃ ̀ ́ ̉  như: ky năng hoat đông theo nhom, ren luyên kha năng ghi nh ̃ ̣ ̣ ́ ̀ ̣ ̉ ớ va t ̀ ư duy cho   tre.̉ VD: Đối với hoạt động làm quen với Toán: Có thể  sử  dụng trò chơi  “nhảy cạnh” để  cho trẻ vừa nhảy qua từng cạnh vừa đếm số  cạnh mà mình  đã nhảy qua. Để lồng ghép cũng cố kiến thức về toán có thể sử dụng trò chơi  “Tập tầm vong”, “ Chồng nụ chồng hoa”, “Ô ăn quan”, … Ngoai ra, khi l ̀ ựa chon cac tro ch ̣ ́ ̀ ơi dân gian cho hoat đông hoc. Môt điêu ̣ ̣ ̣ ̣ ̀  ̀ ̣ cân đăc biêt l ̣ ưu y đo la l ́ ́ ̀ ựa chon tro ch ̣ ̀ ơi phu h̀ ợp vơi đê tai va chu đê cua bai ́ ̀ ̀ ̀ ̉ ̀ ̉ ̀  day.̣ ̉ ̀ VD: Chu đê “Thê gi ́ ới đông vât” co thê cho tre ch ̣ ̣ ́ ̉ ̉ ơi cac tro ch ́ ̀ ơi “ Biṭ   măt băt dê”, “ Meo đuôi chuôt”. ́ ́ ̀ ̉ ̣ Với lĩnh vực phát triển thẩm mỹ  (âm nhạc) nên chọn các trò chơi có  giai điệu và lời hát như  các trò chơi: “Tập tầm vông”, “Chèo thuyền”, “ Hát   chuyền dép”…         Trong trò chơi dân gian còn có loại trò chơi sáng tạo, trò chơi này cô  hướng dẫn trẻ  làm những đồ  vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như  làm  chong chóng, xếp con trâu, con châu chấu bằng lá cây, trò chơi này giúp trẻ  khéo tay phát huy sáng kiến, phát triển năng khiếu thẩm mỹ.        Bên cạnh đó, khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung,   một điều cần đặc biệt lưu ý đó là: phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề  tài  và chủ đề của bài dạy.         Đối với chủ  đề  “Thế  giới động vật” có thể  tổ  chức các trò chơi: ‘ Bịt   mắt bắt dê”, “ Mèo đuổi chuột”…        Chủ  đề  “Thế  giới thực vật” có thể  cho trẻ  chơi các trò chơi: “ Chồng   nụ chồng hoa” …  Chủ đề “Tết và mùa xuân” giới thiệu cho trẻ các trò chơi truyền thống   của dân tộc trong dịp lễ tết như: “ Kéo co”; “ Cướp cờ ”; “ Đẩy gậy ”; …. * Hoạt động mọi lúc mọi nơi : Việc tổ chức, lồng ghép tích hợp các trò chơi dân gian không những gây   hứng thú trong giờ  học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời…mà ngay cả  những hoạt động tự do, mọi lúc, mọi nơi trẻ đều thích thú tham gia. 11
  12.        Qua theo dõi tôi thấy khi đã được cô giáo dạy cho cách thức chơi thì   các cháu rất hứng thú với các trò chơi,  ở  những giờ  chơi tự  do các cháu   thường tự  mình chơi các trò chơi như  "lộn cầu vồng, dung dăng dung dẻ,   rồng rắn … " và lôi cuốn được các bạn trong lớp tham gia.         Biết được những nhu cầu của trẻ, tôi đã tuyên truyền phụ  huynh sưu  tầm những trò chơi dân giản đơn giản, quen thuộc  ở  địa phương để  cho trẻ  làm quen với lời ca hoặc trò chơi  ở nhà.        Trong các ngày lễ, ngày hội, tôi cũng đã tham mưu với nhà trường lồng   ghép những trò chơi dân gian để tổ chức cho trẻ chơi dưới hình thức tổ chức   các hội thi như : Hội thi "bé với ca dao ­ dân ca" nhân các ngày 20/11, 8/3…  Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất   cả  những ai muốn chơi. Không bao giờ  trò chơi dân gian quy định số  người  chơi nhất định. Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả  các trẻ  tham  gia chơi càng đông càng vui. Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau.   Nếu trẻ  nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ  bị  tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh thần   tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều. Ví dụ : Với trò chơi « Mèo đuổi chuột » nếu thêm người vào chơi thì  vòng chơi sẽ rộng ra chứ trò chơi không thay đổi gì, nên mỗi khi chơi trò chơi  này tôi luôn động viên tất cả các cháu trong lớp cùng tham gia chơi, hình thành  ở các cháu ý thức, tinh thần tập thể cao, phối hợp cùng nhau để chơi được trò  chơi. 2.2.4  Phối hợp với phụ huynh cho trẻ chơi các trò chơi dân gian ở   nhà.        Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với internet, điện  tử, ty vi. Trẻ  về  nhà không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi.  Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân   gian của thiếu nhi ngày trước đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không   chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và   quay về  nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết.  Tôi thiết  nghĩ, với bất kì một hoạt động nào của trẻ  ở  trường mầm non thì việc phối  kết hợp giữa phụ  huynh và cô giáo là không thể thiếu được. Tôi thường tận   dụng khoảng thời gian đón trẻ  và trả  trẻ  để  trao đổi với phụ  huynh về  ý   nghĩa của các trò chơi dân gian và sự  cần thiết cho trẻ tham gia vào trò chơi   dân gian đó. Gợi ý cho phụ huynh một số trò chơi dân gian để phụ huynh về  12
  13. nhà tập cho trẻ. Mặt khác qua các cuộc họp phụ huynh, Tôi thường xây dựng   kế hoạch vận động phụ  huynh ủng hộ nguyên vật liệu sẵn có ở  địa phương   phù hợp với trò chơi dân gian. Đồng thời vận động phụ  huynh thường xuyên  đưa trẻ đến với các lễ hội văn hóa của quê hương, nơi đó thường diễn ra các  hoạt động dân gian giúp trẻ hiểu biết hơn về các bản sắc văn hóa, con người   nơi quê hương trẻ sinh sống.         2.3. Kêt qua đat đ ́ ̉ ̣ ược: Sau một thời gian vận dụng và thực hiện các biện pháp trên để tổ chức  trò chơi dân gian cho trẻ. Tuy thời gian đầu còn gặp nhiều bỡ  ngỡ  khó khăn   nhưng bản thân tôi đã nổ  lực phấn đấu làm việc hết mình nên lớp tôi đã đạt  được một số kết quả đáng phấn khởi:           * Đối với trẻ: Tổng số học sinh trong lớp là: 32 cháu                      Các tiêu chí Số trẻ  Tỷ lệ đạt Ham thích, hứng thú với trò chơi dân gian  32/32 100% Trẻ  thuộc lời đồng dao, biết cách chơi đúng  32/32 100% luật Mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động  31/32 96,8% Thể hiện tinh thần đoàn kết  32/32 100% Biết tự tổ chức trò chơi  29/32 90,6% * Đối với giáo viên: ́ ̀ ̀ ơi dân gian cua nhiêu vung quê khac nhau. Co ky Biêt thêm nhiêu tro ch ̉ ̀ ̀ ́ ́ ̃  ̀ ơi đê phuc vu tuy theo nôi dung t năng lam đô dung đô ch ̀ ̀ ̀ ̉ ̣ ̣ ̀ ̣ ừng tro ch ̀ ơi. ́ ̀ ̉ ức giao viên linh hoat, sang tao thu hut s Trong qua trinh tô ch ́ ̣ ́ ̣ ́ ự hưng thu ́ ́  ̉ tham gia cua tre ̉.  Với lòng yêu nghề, mong muốn được góp một phần công  sức nhỏ  bé của mình vào việc giữ  gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bản thân tôi   không ngừng nổ lực phấn đấu và hiện nay các cháu lớp tôi đề rất thích tham   gia vào các trò chơi.            * Đối với phụ huynh:        Phụ huynh cảm thấy mãn nguyện với thành công của trẻ, tin tưởng vào  kết quả giáo dục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo mà ngược lại   cha mẹ  biết thông cảm, chia sẻ  những khó khăn của cô, cung cấp vật liệu,  phụ giúp cô giáo trang trí lớp, làm đồ chơi. 13
  14.          Phụ huynh ngày càng quan tâm và đã có nhận thức cao về tâm quan trong ̀ ̣   ̉ ̣ ̉ ơi các tro ch cua viêc cho tre ch ̀ ơi dân gian. Tre vê nha đ ̉ ̀ ̀ ược gia đinh day nhiêu ̀ ̣ ̀  tro ch̀ ơi dân gian gân gui co y nghia mang tinh giao duc cao. ̀ ̃ ́ ́ ̃ ́ ́ ̣ 3. KẾT LUẬN: 3.1. Ý nghĩa của đề tài:          Trò chơi dân gian là một loại hình văn hoá dân gian đặc sắc của mỗi dân  tộc, không có dân tộc nào lại không có những trò chơi riêng cho con em mình.  Nó có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Qua   các trò chơi trẻ  không những được thoả  mãn nhu cầu vui chơi mà còn góp  phần nâng cao nhận thức, phát triển tình cảm, phát triển ngôn ngữ và sự phối  hợp linh hoạt của các giác quan, tăng cường thể lực giúp trẻ trở thành nguồn  nhân lực tài giỏi của đất nước trong tương lai.            Bằng việc vận dụng các biện pháp trên để   tổ  chức các trò chơi dân  gian cho trẻ, không những giúp trẻ  thoả  mãn nhu cầu  ước muốn được vui  chơi. Mà tôi thấy trẻ lớp tôi ngày càng hoạt bát, nhanh nhẹn hơn, có vốn hiểu  biết rộng mở về thế giới xung quanh cùng bạn bè chia sẻ niềm vui. Làm cho   tuổi thơ  của trẻ trở thành một kí  ức đẹp. Trong xã hội hiện đại, trẻ  em cần   có những trò chơi hiện đại nhưng không thể  thiếu được những trò chơi dân  gian truyền thống. Nó chính là sự tiếp nối các giá trị văn hoá dân tộc từ đó góp   phần tạo dựng nên nhân cách văn hoá dân tộc cho trẻ.           Việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong các trường học nói  chung và trường mầm non nói riêng là rất cần thiết và quan trọng, góp phần  vào việc bảo tồn những giá trị  văn hoá sinh hoạt tốt đẹp của cha ông ta để  lại. Đồng thời góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “ Xây dựng trường học   thân thiện – học sinh tích cực” của Bộ  GD & ĐT.  Ngoài ra, trong quá trình  thực hiện giúp cho giáo viên thêm phần linh hoạt, sáng tạo trong việc thiết kế  các hoạt động phù hợp với mục tiêu chương trình giáo dục mầm non.              3.2. Kiến nghị, đề xuất:           *  Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Tổ chức các hội thi lồng ghép “trò chơi dân gian” cho trẻ mầm non giữa  các cụm, giữa các trường để có sự giao lưu học hỏi thêm kinh nghiệm. *  Đối với nhà trường:  Tham mưu tích cực với lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể để nhằm tăng  trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động vui chơi của trẻ. Cần tạo điều kiện cho chị em học hỏi, sưu tầm thêm các trò chơi mới   và hình thức tổ chức các trò chơi dân gian ở các trường bạn qua các buổi sinh   hoạt chuyên đề, dự giờ góp ý. Vào các ngày hội, ngày lễ tăng cường đưa các   trò chơi dân gian vào dưới hình thức tổ chức các hội thi như: Hội thi “ Bé với  ca dao – dân ca – đồng dao” ...     *  Đối với giáo viên:  14
  15. Tích cực phối hợp với phụ  huynh, dành nhiều thời gian quan tâm đến   con em mình. Sưu tầm và truyền dạy cho trẻ thuộc những lời đồng dao liên   quan đến các trò chơi dân gian tại nhà.      Trên đây là một số  kinh nghiệm của tôi trong việc  tổ  chức tốt trò chơi  dân gian cho trẻ mầm non 5­6 tuổi đã được thực hiện trong lớp, trong trường  mầm non.  Rất mong nhận được sự  đóng góp ý kiến của các chị  em đồng  nghiệp và các cấp lãnh đạo, để sáng kiến của tôi được hoàn thành tốt hơn.             Tôi xin chân thành cảm ơn./. XÁC NHẬN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG                   XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2