Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giúp học sinh học hát, luyện tập - trò chơi âm nhạc lớp 2
lượt xem 16
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Kinh nghiệm giúp học sinh học hát, luyện tập - trò chơi âm nhạc lớp 2" được nghiên cứu nhằm mục đích: Giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt "Đức-Trí- Văn -Thể- Mĩ" và đáp ứng yêu cầu của giáo dục là đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, góp phần hình thành nhân cách các em, tạo cho các em có phong cách mạnh dạn, tự nhiên, tự tin hơn trong cuộc sống. Đó cũng là quá trình rèn luyện kỹ năng ca hát của các em và giúp các em cân bằng lại trạng thái tinh thần sau những giờ học căng thẳng và mệt mỏi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giúp học sinh học hát, luyện tập - trò chơi âm nhạc lớp 2
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC HÁT, LUYỆNTẬP – TRÒ CHƠI ÂM NHẠC LỚP 2 Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường tiểu học Ngọc Trạo SKKN thuộc môn: Âm nhạc THANH HOÁ NĂM 2013
- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Âm nhạc là món ăn tinh thần là môn nghệ thuật âm thanh và là nhu cầu không thể thiếu được với con người nói chung và trẻ em nói riêng . Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời mỗi chúng ta ai cũng một lần được nghe tiếng hát ru của mẹ, khi đi mẫu giáo các em được học hát, học múa. Như vậy âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của trẻ nói riêng và âm nhạc đã làm nổi bật lên những sinh hoạt hàng ngày trong đời sống xã hội, đó là những cảnh tượng, những âm thanh tự nhiên cũng được diễn tả khá sinh động và đầy đủ, như vậy ta có thể khẳng định rằng âm nhạc luôn luôn tồn tại ở mọi lúc mọi nơi và mọi thời đại . Âm nhạc là một môn năng khiếu, tuy nhiên việc dạy học âm nhạc trong các nhà trường tiểu học không nhằm đào tạo cho các em trở thành những người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp, những người làm nghề âm nhạc sau này. Mà mục đích chính là thông qua việc học hát các em được hoạt động, được nhận thức và được cảm thụ về âm nhạc. Nhưng với nhiệm vụ, chức năng chủ yếu của mình, giáo dục âm nhạc trước hết phải thể hiện được mục tiêu, yêu cầu giáo dục trội bật của mình là giáo dục thẫm mĩ. Giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt "ĐứcTrí Văn Thể Mĩ" và đáp ứng yêu cầu của giáo dục là đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, góp phần hình thành nhân cách các em, tạo cho các em có phong cách mạnh dạn, tự nhiên, tự tin hơn trong cuộc sống. Đó cũng là quá trình rèn luyện kỹ năng ca hát của các em và giúp các em cân bằng lại trạng thái tinh thần sau những giờ học căng thẳng và mệt mỏi . Vậy làm thế nào để âm nhạc đến với các em một cách tự nhiên, hài hoà mà vẫn mang tính chất một môn học, với mỗi giáo viên vấn đề quan trọng không phải chỉ làm sao dạy cho học sinh những kiến thức trong chương trình mà còn nắm vững khả năng giáo dục nhiều mặt của môn âm nhạc, có ý thức và kế hoạch khai thác các khả năng giáo dục đó thông qua các biện pháp sư phạm cụ thể nhằm góp phần đào tạo các em thành những người có nhân cách và phát triển toàn diện. Là một giáo viên giảng dạy môn âm nhạc tuổi đời còn trẻ, tôi chẳng có được nhiều kinh nghiệm lâu năm như những thầy cô đã dạy tôi cũng như những anh chị trước. nhưng bù lại tôi có lòng yêu trẻ, yêu nghề đó là con đường mà tôi đã chọn.Cho nên để học sinh say mê với môn học này, ngoài những phương pháp mới thì vấn đề học hỏi sáng tạo để gây hứng thú cho các em thì đó là vấn đề luôn trăn trở trong tôi và từ đó thôi thúc tôi tìm hiểu và chọn đề tài này: 2
- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 " Kinh nghiệm giúp học sinh học hát , luyện tập trò chơi âm nhạc lớp 2’’ B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận Ca hát là một nhu cầu của trẻ, trẻ em được ca hát, được tự hoạt động và tự nhận thức được thế giới xung quanh bằng cảm xúc thông qua những hình tượng âm thanh để phát triển trí tuệ đồng thời được giáo dục về đạo đức, tình cảm... Việc dạy hát và chơi trò chơi âm nhạc là một vấn đề đòi hỏi sự nhiệt tình, sáng tạo của người thầy. Bởi lẽ các em đang trong độ tuổi rất nhạy cảm về âm nhạc, hơn nữa giọng hát của các em dang trong thời kỳ phát triển mạnh nên ngươi thầy cần nắm được giọng hát của học sinh lên cao chỉ đến nốt C 3, xuống thấp chỉ đến nốt A1.Giáo viên dạy hát tránh tình trạng để học sinh hát cao quá hoặc thấp quá dẫn đến việc các em hát phô, hát trênh nhạc. Để đảm bảo tính hiệu quả cho một giờ học hiệu quả cho một giờ học hát và chơi trò chơi người thầy phải có biện pháp cụ thể song song. II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Về học sinh Trước đây khi học một bài hát, học sinh chỉ thuộc được lời ca của bài hát mà các em không hát đúng giai điệu lời ca, các em hát tự do, hát không đúng nhạc đã thành thói quen, các em chưa có ý thức để lắng nghe, quan sát kỹ trường độ (độ ngân dài ngắn của âm thanh), độ cao (độ cao thấp) của âm thanh trên đàn để hát cho đúng. Những chỗ móc giật, luyến láy, các cách vận động phụ hoạ theo bài hát, cũng như tình cảm, tính chất của từng bài hát chưa được chú trọng. 2. Về giáo viên Thông qua các tiết dạy còn có những vấn đề sau: Một số đồng chí giáo viên chưa chú trọng đến luyện hát đúng cho học sinh, ít tổ chức các trò chơi âm nhạc giúp học sinh thẩm thấu về âm nhạc. Một số giáo viên ít sử dụng đàn trong các tiết học nên học sinh hát chưa chuẩn về trường độ và cao độ của bài hát. 3 Kết quả thực trạng trên Tình hình nhà trường năm học 2012 2013 có rất nhiều thuận lợi: Trường được xây dựng khang trang với đội ngũ giáo viên trẻ, có năng lực và được sự 3
- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 quan tâm của các cấp lãnh đạo. Năm học 2012 2013 tôi đã được nhà trường phân công dạy môn Âm nhạc từ khối 1 đến khối 5 Như vậy thời gian học của các em mỗi tuần chỉ học có 1 tiết, 1 năm có 35 tiết/năm, tôi thấy rằng việc giảng có nhiều thuận lợi vì chuyên môn đã được đào tạo qua trường cao đẳng sư phạm Âm nhạc. Bản thân lại còn trẻ, có lòng yêu nghề yêu trẻ nên rất nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Bên cạnh đó nhà trường và các đồng nghiệp cùng giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi phấn đấu, tham dự tất cả các cuộc thi có liên quan đến chuyên môn. Về phòng học của lớp: Trường đã được xây dựng khang trang nên phòng học đạt tiêu chuẩn thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Ghế ngồi đạt tiêu chuẩn cho học sinh ngồi hát và hoạt động. Nhưng vì chưa có phòng học chức năng nên khi học hát còn hạn chế, bên cạnh đó còn một số học sinh ở các khu vực Phường Quang Trung, Bắc Sơn một số học sinh ở ga gia đình còn gặp nhiều khó khăn do vậy dân trí thấp, đời sống vật chất thiếu thốn, nên việc phân nhóm học sinh và việc kết hợp với phụ huynh là rất khó khăn, môn âm nhạc còn chưa được coi trọng như như môn học khác Vì thế việc nhận thức bộ môn âm nhạc đang còn cổ hủ và kém cỏi: các em thiếu sách giáo khoa, thiếu vở chép nhạc, thiếu đồ dùng dụng cụ dành cho học sinh (như thanh phách, song loan, Trống con……).Chính vì những khó khăn này nên khi dạy các em tiếp thu kém, khả năng tư duy cũng như năng lực tiếp nhận rất nghèo nàn. Các em có thói quen hát tự do, không đúng nhạc nên khi uốn nắn chỉnh sửa rất lâu và khó hình thành một cách sâu sắc về cách trình bày, thể hiện bài hát, hát đúng nhạc theo đàn, đúng phách, đúng cao độ, trường độ… * Đề khảo sát của tôi như sau: " Em hãy trình bày một bài hát mà em yêu thích nhất trong chương trình đã học ở lớp 1". Qua khảo sát ban đầu ở lớp 2D, bằng thực tế trình độ của học sinh tôi thu được kết quả như sau: Chất lượng đầu năm + SS Hoàn thành tốt (A ) Hoàn thành ( A ) Chưa hoàn thành (B) 29 SL % SL % SL % 2 6,9 24 82,7 3 10,4 * Từ kết quả khảo sát trên tôi rút ra được nguyên nhân như sau: 4
- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 Qua thực tế giảng dạy cho thấy nguyên nhân chủ yếu mà các em vấp phải là khi hát các em đang còn rụt rè, e ngại, chưa mạnh rạn, tự tin để thể hiện bài hát. Phần lớn học sinh của lớp các em chưa biết hát một bài hát có đệm nhạc. Các em hát tự do đã trở thành một thói quen hát không đúng nhạc, không theo đàn, hát không có sức biểu cảm, sai cao độ, trường độ, nhịp phách rất nhiều. Từ thực trạng trên tôi đã rút ra một số kinh nhgiệm nhỏ của bản thân trong việc dạy học hát ở lớp 2. Chính vì thế tôi đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đưa ra một số kinh nghiệm để phục vụ tốt cho việc giảng dạy môn học hát, luyện tập trò chơi âm nhạc lớp 2. III CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Dạy cho các em hát đúng giai điệu, tiết tấu những bài hát phù hợp với lứa tuổi, để tập cho các em hát đồng đều, hoà giọng hát cá nhân trong giọng hát chung của tập thể. 2. Qua giai điệu, tiết tấu lời ca của các bài hát nhằm giáo dục tình cảm đạo đức trong sáng, lành mạnh, góp phần làm cho đời sống tinh thần của các em thêm phong phú. 3. Dạy cho các em biết phân biệt âm thanh cao thấp, dài ngắn với tốc độ khác nhau và tập nhận xét hướng đi của chuỗi âm thanh ( đi lên đi xuống đi ngang,….) 4. Phát triển năng lực nghe nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc thông qua ca hát, biểu diễn, trò chơi và kể chuyện âm nhạc. IV CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN Dạy học sinh học hát một bài hát, giáo viên phải giải quyết 2 vấn đề then chốt: Giúp học sinh nắm được và thực hiện chính xác các bước cần thiết của quá trình học hát và rèn luyện thực hiện các bước đó một cách thành thạo. Giúp các em biết vận dụng các khả năng, năng lực, năng khiếu mà mình vốn có để cảm thụ âm nhạc và thể hiện nó thích hợp với từng bài hát có tính chất giai điệu khác nhau. 1. Phần một: Dạy hát * Vấn đề thứ nhất: Quy trình học hát một bài hát gồm các bước sau : + Giới thiệu bài (giới thiệu về tác giả, tác phẩm) 5
- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 + Nghe hát mẫu bài hát + Đọc lời ca theo tiết tấu + Khởi động giọng ( Luyện thanh) + Tập hát + Luyện tập, kiểm tra đánh giá kiến thức vừa học + Rút ra bài học giáo dục Thực tiễn dạy hát đã khẳng định sự đúng đắn của các bước học trên. Để làm cho học sinh có thói quen và kỹ năng áp dụng các bước học, cần giúp các em từng bước nắm được và biết cách thực hiện vận động ngay từ tiểu học. *Vấn đề thứ hai: Quá trình học hát của học sinh, ta thấy học sinh phải sử dụng khả năng, năng lực có tính chính xác để hát thuộc và đúng giai điệu lời ca bài hát, có khả năng cảm thụ âm nhạc bằng một tình cảm trong sáng, lành mạnh mới có thể diễn đạt được tính chất của bài hát. Trong quá trình dạy chúng ta cần nghiên cứu kỹ hơn các bước học để giúp các em nắm vững kiến thức một cách khoa học và dễ hiểu nhất. a Giới thiệu bài Giới thiệu bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm là một bước quan trọng vì nó là một bước khởi đầu cho việc dạy học một bài hát. Giáo viên phải có một lời giới thiệu hấp dẫn, nhẹ nhàng và cần kết hợp với tranh minh hoạ, giáo viên vừa giới thiệu vừa chỉ vào tranh sao cho phù hợp với nội dung bài hát. VD: Bài hát : Chiến sĩ tí hon Yêu cầu giáo viên phải có bức tranh minh hoạ cho bài hát: Vẽ về các chiến sĩ tí hon, mặc quần áo bồ đội, đội mũ ca nô, bạn đi trước cầm cờ, các bạn đi sau cầm súng, cầm trống. 6
- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 1 7
- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2 8
- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 3 Giáo viên hỏi học sinh: + Bức tranh vẽ gì ? + Bức tranh nói về nội dung bài hát nào ? Tuổi thơ có nhiều ước mơ được làm chến sĩ tí hon. Các em bé trong tranh vai mang súng bước theo lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong tiếng trống nhịp nhàng. Ngoài những bài hát nói về quang cảnh quê hương, đất nước, con người. Còn có những bài hát có xuất xứ được dịch sang lời Việt bằng giai điệu nhạc của nước ngoài, hay làn điệu dân ca thì chúng ta giới thiệu như thế nào? Đối với những bài hát nước ngoài và dân ca, lời giới thiệu bao giờ cũng hướng cho học sinh biết tới xuất xứ của bài hát đó. Giáo viên có thể giới thiệu vị trí địa lý của nước đó, vùng miền đó trên bản đồ, có thể mở rộng cho học sinh bằng các tập tục đặc điểm riêng từng vùng, miền, từng đất nước. Hoặc có thể liên hệ với các bài hát nước ngoài và các bài hát dân ca để dẫn dắt vào bài hát mới. VD Bài hát ''Chúc mừng sinh nhật" nhạc Anh. Giáo viên có thể sử dụng cách như sau: Giáo viên thuyết trình" Trong chương trình học của môn âm nhạc lớp 1 các em đã được học các bài hát nước ngoài như. "Đàn gà con (nhạc 9
- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 Philippencô, lời Việt Anh)…Đến lớp 2 chúng ta sẽ được học thêm một bài hát nước ngoài với một ngày thật vui và tràn đầy ý nghĩa đó là bài "Chúc mừng sinh nhật" nhạc Anh. b Nghe hát mẫu bài hát Hát mẫu: là một bước nắm vai trò then chốt trong việc dạy học hát. Trong bất kể một tiết học nào cũng không thể thiếu bước đi quan trọng này. Ở phần này giáo viên là người truyền đạt và học sinh là người tiếp nhận. Tuy nhiên làm thế nào để tạo ra một tiết học thành công là một việc không dễ. Đây là một hoạt động có sức cuốn hút, lôi kéo hứng thú cho học sinh một cách mạnh mẽ, nên để thực hiện được hoạt động này, giáo viên phải là người ''Nghệ sĩ" thực thụ phải thể hiện thật chính xác bài hát, tình cảm, tính chất ẩn chứa trong bài hát. Vì thế đối với giáo viên hát mẫu như là diễn mẫu. Để giúp học sinh hát chuẩn xác một bài hát trước hết yêu cầu giáo viên cần hát mẫu một cách chính xác, thể hiện tốt sắc thái, tình cảm của bài hát, tác phong của giáo viên từ cách đứng, nét mặt và nhất là một số động tác minh hoạ cũng dất cần thiết cho tiết dạy. Giáo viên cần chững chạc, tự tin, vui tươi sẽ gây hứng thú cho học sinh ngay từ đầu giờ học. Giáo viên cần nhắc học sinh các tư thế ngồi hát, đứng hát thoải mái, đúng cách, khi hát cần hát hoà giọng, hát đều, to tiếng, thể hiện được sắc thái bài hát. Hiện nay phần hát mẫu thường được thay thế từ giáo viên thực hiện thành đài cácsét, băng, đĩa nhạc thâu sẵn bài hát. Đó cũng là một phương pháp đổi mới đang được chú ý và thu được hiệu quả cao. c Đọc lời ca Đối với học sinh lớp 2 việc đọc lời ca so với các lớp trên chưa được thạo cho lắm tuy nhiên các em đã đọc được để giúp các em đọc đúng, đọc đều, giáo viên cần treo bảng phụ có chép sẵn lời ca, đánh dấu từng câu. Giáo viên cần đọc trước, đọc chậm, rõ ràng từng câu cho học sinh đọc theo. Sau đó giáo viên cho các em hát, có thể gõ thước cho cả lớp đọc từng câu. Cần cho học sinh đọc thạo rồi mới cho các em hát. d – Khởi động giọng (Luyện thanh) Quá trình phát âm phải là sự phối hợp chính xác của các hoạt động lấy hơi, đẩy hơi với các hoạt động khác của cơ quan phát âm, như phối hợp với thanh quản, bộ phận truyền âm (cuống họng và mồm). Đó là những hoạt động 10
- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 tương hỗ, nó tác động qua lại với nhau, tất cả mọi hoạt động phải đúng, chính xác phù hợp với nhau tạo nên những âm thanh đẹp, chính vì thế trước khi vào học một bài hát, học sinh phải thực hiện bước luyện giọng khởi động để có một bàn tựa cho bước học hát tiếp theo. Nói cách khác luyện thanh là bước mở âm để chuẩn bị học hát. Khi khởi động giọng cho học sinh không đơn giản là làm theo giáo viên mà phải biết cách mở khẩu hình, biết cách lấy hơi. Mở khẩu hình là khi hát tạo nên hình dáng của mồm và môi. Bởi hình dáng của mồm và môi khi hát thay đổi theo sự phát âm, nhả chữ, nghĩa là phụ thuộc vào nguyên âm và phụ âm. Chẳng hạn nguyên âm A Ô U Ê môi tạo hình dáng mở tròn, nguyên âm. U môi hơi chúm lại đưa ra phía trước, nguyên âm Ê môi hơi nhếch lên…..Tư thế của mồm và môi sẽ làm cho âm thanh phát ra nghe tròn trĩnh, chuẩn và đẹp. Nếu quen dần cách phát âm đó trong bước luyện giọng, khi hát sẽ tạo được âm thanh mềm mại, tự nhiên giúp hát hay hơn và tốt hơn. Đối với học sinh tiểu học giáo viên không nên chọn bài khởi động giọng với những âm vực, những quãng khó. Nên chọn những quãng đơn giản và cơ bản như giọng cdur. Là la la lá lá lá la la la là Với hoạt động luyện giọng khởi động, nếu học sinh tập trung nghe đàn chuẩn xác thì sẽ đạt được mục tiêu đặt ra trong hoạt động này và sẽ tạo được nền móng cho bước tập hát tiếp theo. e Tập hát Hát bài hát so với học bài hát là những vấn đề khác nhau về chất. Học sinh tiểu học trước hết cần biết cách hát. Đó là những tri thức kĩ năng cơ bản phổ thông bước đầu đơn giản nhất cho việc sử dụng giọng hát tự nhiên của mình hướng vào việc học. Biểu hiện cái hay, cái đẹp, tư thế ngồi, cách lấy hơi, phát âm nhả chữ, tình cảm....Biết cách hát là hát một bài hát một cách diễn đạt, không biết cách hát thì không có nghê thuật và diễn cảm được. Vì vậy học hát bài hát là bước rèn luyện có yêu cầu một cách tổng hợp cao hơn. Nó là nội 11
- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 dung trung tâm thể hiện nhưng yêu cầu về mục tiêu để hình thành trực tiếp năng lực hoạt động âm nhạc thích hợp và cần thiết nhất cho trẻ.Đã có rất nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện hoạt động này. Trước đây, dạy hát thường theo cách truyền khẩu móc xích giáo viên thường hát mẫu mỗi câu vài ba lần sau đó bắt nhip cho học sinh hát hoà theo. Tiếp tục như vậy nối tiếp các câu (móc xích) thành bài hát, đây cũng là cách dạy hát truyền khẩu, truyền nghề cho âm nhạc dân gian. Tuy nhiên ngày nay do sự phát triển của đất nước, sự tân tiến trong việc nâng cao công cụ lao động. Dạy hát đã có những nhạc cụ cần thiết để giảng dạy như đàn ócgan, kèn Melodion….Thay cho việc dạy truyền khẩu là giáo viên đàn giai điệu từng câu, học sinh lắng nghe, nhẩm lời ca theo giai điệu, nghe bắt nhịp và hát hoà theo tiếng đàn. VD: Bài hát'' Múa vui'' nhạc và lời Lưu Hữu Phước, học sinh hát được hướng dẫn như sau : Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: 12
- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 Giáo viên đàn giai điệu câu hát 3 lần, (chậm, rõ ràng) sau đó bắt nhịp cho học sinh hát theo, đàn một cách chậm rãi hai lần, tăng tốc độ vừa phải cho các em hát 2 đến 3 lần nữa. Giáo viên lắng nghe nếu học sinh hát sai, giáo viên có thể hát mẫu lai, đàn lại cho học sinh hát.Đến câu 2: Giáo viên cũng dạy như câu 1, khi học sinh hát hoàn chỉnh câu 2 giáo viên đàn ghép hai câu 1 và 2 cho học sinh hát, ghép 2 câu này rồi tiếp tục chuyển sang câu 3 và cứ dạy như thế cho đến hết bài theo lối móc xích. Phương pháp này đã được đổi mới trong nhiều năm trở lại đây, khi sử dụng phương pháp này có rất nhiều yêu điểm dành cho học sinh là: + Nâng cao khả năng nghe nhạc của học sinh + Phát huy tính tích cực của học sinh khi nghe nhạc + Phát huy màu sắc giọng hát từng học sinh Tuy nhiên, để thực hiện tốt, phát huy tốt những ưu điểm đó, giáo viên và học sinh phải năng động trong việc dạy học hát. Đối với giáo viên, vì là người dẫn dắt và chủ động, nên trước yêu cầu được đặt ra là biết sử dụng nhạc cụ của mình một cách thành thạo bởi trong quá trình học, học sinh chủ yếu là nghe đàn để hát. Chỉ cần một câu, một từ, một nốt nhạc sai cao độ cũng làm cho các em hát sai. Bên cạnh đó người giáo viên phải biết quan sát, lắng nghe để uốn nắn, sửa chữa kịp thời những câu học sinh hát sai. Khi phát hiện ra chỗ học sinh hát sai, cần ngừng ngay ở đó, giáo viên hát mẫu và đàn lại giai điệu một vài lần rồi giúp học sinh học hát cho đúng mới tiếp tục học. Sau đó giaó viên lắng tai nghe học sinh hát để sửa đúng hay sai. Tuy nhiên giáo viên không hát to theo học sinh sau mỗi câu hát hoặc mỗi đoạn, nên cho một hoặc vài ba bàn hát, số còn lại nhận xét đúng sai. Khi bắt đầu vào hát giáo viên cần bắt nhịp cho học sinh hát. Khi học sinh hát giáo viên cần nhắc học sinh hát đều, rõ lời, đúng lời ca, giáo viên sửa sai và khen chê kịp thời. Lúc đầu giáo viên dạy học sinh với tốc độ chậm, sau đó các em đã hát đều, giáo viên nhắc học sinh hát với tốc độ vui tươi hơn tạo cho bài hát có sắc thái. Để thay đổi không khí lớp học giáo viên nên thay đổi hình thức dạy học cho học sinh hát, lúc đứng hát, ngồi hát, hát luân phiên các tổ nhóm. Khi các em hát đúng giai điệu lời ca bài hát cần cho học sinh vận động theo bài hát như: Vỗ tay hoặc gõ các dụng cụ theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca. Giáo viên cần đưa một số động tác phụ hoạ đơn giản để tập cho các em, đó cũng là hình thức thay đổi không khí giờ học, góp phần làm tăng sự lôi cuốn, sự sôi nổi tạo cho giờ học âm nhạc đạt kết quả cao. 13
- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 g Luyện tập, kiểm tra và đánh giá kiến thức vừa học Khi học song một bài hát, việc luyện tập, kiểm tra đánh giá những gì vừa được học là việc làm không thể thiếu khi học hát. Để thu hút học sinh trong hoạt động này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh luyện tập lại bài hát thay đổi theo nhiều phương thức khác nhau như : + Hoạt động cá nhân + Hoạt động nhóm, tổ + Hoạt động theo dãy, bàn. Qua hoạt động này, học sinh tự khẳng định kiến thức mình vừa thu nhận, để từ đó bổ sung những thiếu sót và nâng cao phát triển hơn nữa những kết quả đạt được. h Rút ra bài học giáo dục Đây là phần kết thúc của một bài hát, hoạt động này thường được đặt ở phần " củng cố và dặn dò" trong giáo án của giáo viên. Từ hoạt động này giáo viên cho học sinh biết nội dung, ý nghĩa của bài hát. Qua việc học bài hát học sinh đã học hỏi được những điều bổ ích và thú vị. Sau mỗi tiết dạy để khắc sâu bài học giáo viên cần có những câu hỏi như: Hôm nay lớp mình học bài hát gì ? Nội dung bài hát nói lên điều gì? Học sinh trả lời câu hỏi Kết thúc giờ học giáo viên nhận xét, khen ngợi những em hoạt động tích cực trong giờ học, nhắc nhở những em chưa hoạt động tích cực cần cố gắng hơn nữa trong giờ học sau. Dặn học sinh về ôn lại bài hát vừa học 2. Phần hai: Luyện tập Phần này yêu cầu học sinh hát hay hơn, đúng hơn, nâng cao chất lượng tiếng hát vì thế giáo viên cần thay đổi các hình thức ôn luyện cho phù hợp với từng bài dạy. VD: Những tiết dạy ôn luyện 2 3 bài hát giáo viên có nhiều hình thức như tổ chức cho học sinh ôn luyện ngoài sân trường hoặc ở trong lớp. Ôn luyện ngoài sân trường: giáo viên có thể cho học sinh đứng thành vòng tròn hoặc hàng ngang để ôn luyện từng bài, chia lớp thành nhiều nhóm và cho các nhóm thi nhau biểu diễn. 14
- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 Ôn luyện trong lớp: Giáo viên có thể tổ chức một cuộc thi văn nghệ, để các em được tự đánh giá các bạn thông qua việc bầu ra ban giám khảo, giáo viên chia lớp làm 4 đội như : Đội hoạ mi, đội sơn ca, đội thỏ trắng, đội măng non. Giáo viên là người giới thiệu, tổ chức cho đội thi 3 4 lần theo các hình thức: Đơn ca, song ca, tam ca. Sau mỗi phần thi giáo viên sẽ đọc kết quả cho điểm của Ban giám khảo cho từng đội như: A+, A, B. Đây là hình thức khuyến khích các em hoạt động với âm nhac. Để học sinh cả lớp đều vui vẻ, phấn khởi sau giờ học, giáo viên cần có lời khen các đội như: Trong cuộc thi văn nghệ hôm nay tất cả các đội đều chiến thắng. Qua tiết dạy ôn luyện tôi đã tổ chức trên, tôi thấy các em đều tiếp thu bài tốt, hứng thú khi học bài và tôi cũng tìm thấy một số em có năng khiếu âm nhạc thực sự. Như vậy để tạo một giờ học đạt kết quả ngoài việc chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, giáo viên cần khéo léo, linh hoạt, thay đổi các hình thức dạy học, sử dụng tốt đồ dùng dạy học, không ngừng học hỏi các bạn bè đồng nghiệp, cần nghiên cứu kĩ bài dạy thì chắc chắn rằng các tiết dạy sẽ đạt giờ tốt. Bằng các phương pháp đơn giản trên, tôi đã áp dụng thường xuyên, liên tục, tôi thấy tất cả các giờ dạy âm nhạc ở khối 2 đều đem lại những kết quả khả quan. Ngoài việc dạy hát tốt cho các em tôi thiết nghĩ rằng việc tổ chức các trò chơi âm nhạc cho các em là hết sức cần thiết trong giờ học âm nhạc. 3. Phần 3: Trò chơi âm nhạc Trong mục tiêu chung của chương trình tiểu học, phân môn âm nhạc, phần yêu cầu cần đạt nêu ra những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức và kĩ năng của môn học mà tăng cường các hoạt động nhất là trò chơi âm nhạc. Điều đó đã tạo cho các tiết học thêm sôi nổi, vui tươi, sinh động đáp ứng được tính chất đặc thù của phân môn âm nhạc: " Học mà vui Vui mà học” trong mỗi giờ âm nhạc. Tất cả các trò chơi âm nhạc đều phù hợp với nội dung chương trình các em được học, mỗi một trò chơi đều có tác dụng riêng giúp cho các em thêm phần hứng thú hơn khi học môn âm nhạc. Muốn tổ chức tốt các trò chơi âm nhạc, giáo viên cần nghiên cứu kĩ cách chơi. Tuỳ thuộc vào từng trò chơi mà tổ chức, có thể trong lớp hoặc ngoài sân trường. VD: Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật. Giáo viên nên tổ chức trò chơi trong lớp, giáo viên chia lớp làm 3 tổ và lần lượt gọi từng tổ lên chơi. Trò chơi này nhằm phát triển tai nghe cho học sinh. Bạn đi tìm đồ vật phải thật sự nhanh nhạy và thính 15
- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 tai để tìm đúng đồ vật bạn khác giấu. Qua trò chơi tôi thấy câc em rất thích chơi, chú ý trong khi chơi, thật sự thu hút và lôi cuốn các em. VD : Trò chơi : Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ, qua trò chơi này giúp các em phân biệt được một số nhạc cụ gõ dân tộc ở bài 12 (âm nhạc lớp 2) gồm có 2 cách chơi. * Cách chơi 1 : Chuẩn bị : + Một số nhạc cụ gõ + Thẻ điểm + Người chơi : Các nhóm học sinh Cách chơi: + Giáo viên chia lớp làm 2 đội A và B có số người tương đương nhau + Giáo viên giấu nhạc cụ không cho học sinh nhìn thấy, gõ từ 1 đến 2 tiếng. Em đầu tiên của đội A nói tên nhạc cụ vừa gõ, nếu đúng được 2 thẻ điểm, nếu sai không được thẻ nào. Nếu em đầu tiên của đội A nói sai mà em đầu tiên của đội B nói đúng thì đội B được 1 thẻ điểm. + Đội nào vừa ghi điểm thì sẽ được đoán trước ở lượt tiếp theo. + Tiếp tục chơi cho đến khi hết số người của mỗi đội thì cộng số thẻ xem đội nào có nhiều hơn thì đội đó thắng, đội thua hát tặng đội thắng bài “ Cộc cách tùng cheng” *Cách chơi 2: Trò chơi giúp học sinh phân biệt và nhận biết âm thanh của một số nhạc cụ thông dụng mà các em đã được nghe. Chuẩn bị: + Đàn phím điện tử + Người chơi: Nhóm học sinh Cách chơi : Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm và chia bảng lớp làm 3 phần theo chiều dọc ( mỗi phần bảng dành cho một nhóm tham gia) Giáo viên ghi tên các loại nhạc cụ ( hoặc có thể treo tranh các loại nhạc cụ) lên 3 phần bảng dành cho 3 nhóm ( mỗi phần khác nhau về thứ tự tên gọi). Ví dụ: STT Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 1 Sáo Trống Kèn 2 Trống Kèn Sáo 3 Kèn Sáo Trống 16
- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 Giáo viên dùng đàn phím điện tử giả tiếng của các loại nhạc cụ , lần lượt cho học sinh nghe qua âm thanh của từng nhạc cụ. Học sinh nhắc lại đúng tên của từng nhạc cụ trước khi lên tham gia trò chơi. Sau khi đã nhận biết âm thanh của từng nhạc cụ, giáo viên mời mỗi nhóm một em lên tham gia. Giáo viên dùng đàn đánh lên âm thanh của một trong số 3 nhạc cụ mà học sinh vừa nghe. Học sinh nghe và nhận ra đó là âm thanh của nhạc cụ nào thì đánh dấu X vào ô trống bên cạnh tên của nhạc cụ đó. Khi học sinh đoán và đánh dấu song tên một nhạc cụ, giáo viên sẽ đánh lại âm thanh để cả lớp cùng kiểm tra xem bạn nào đoán đúng. Trò chơi cứ thế tiếp tục, đội nào đoán đúng tên các nhạc cụ nhiều nhất thì đội đó thắng. Như vậy: Để giờ học đạt được kết quả ngoài việc chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, thì người giáo viên cần khéo léo linh hoạt thay đổi các hình thức dạy học, sử dụng tốt và triệt để các hình thức dạy học, không ngừng học hỏi bạn bè đồng nghiệp thì chắc rằng các tiết dạy sẽ đạt giờ tốt. Tôi đã dạy thực nghiệm ở lớp 2D – trường Tiểu học Ngọc Trạo. Tiết 11: Học hát: BÀI CỘC CÁCH TÙNG CHENG ( Nhạc và lời: Phan Trần Bảng) I) Mục tiêu Biết thêm bài hát mới của nhạc sĩ Phan Trần Bảng Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, đúng nhịp, đều giọng. Biết hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, nhịp, phách. Qua nội dung bài hát biết thêm một số nhạc cụ gõ như thanh la, sênh tiền, mõ,trống 17
- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 II) Giáo viên chuẩn bị Kế hoạch bài giảng Đồ dùng dạy học (Tranh minh hoạ, bảng phụ, nhạc cụ, băng đĩa song loan thanh phách )vv.. Sưu tầm các loại nhạc cụ gõ có trong bài hát. III) Các ho ạt động dạy, học chủ yếu 1. Ổn đinh tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ (3’) Yêu cầu Hs nghe giai điệu đoán tên bài hát sau đó hát và gõ đệm một trong ba cách nhịp, phách, tiết tấu. Nhận xét sửa sai (nếu có) 3. Bài mới Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh Hoạt động 1(15’) Dạy bài hát Cộc cách tùng cheng Giới thiệu tác giả, nội dung bài hát Lắng nghe Gv giới thiệu bài Cho Hs nghe hát mẫu Nghe Gv hát mẫu Hướng dẫn Hs tập đọc lời ca theo Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của tiết tấu có 6 câu hát , mỗi câu chia Gv thành hai câu nhỏ Đàn giai điệu toàn bài Tập hát từng câu theo lối móc xích Lắng nghe Gv đàn giai điệu cho Hs hát lại nhiều lần Tập hát theo hướng dẫn của Gv chú ý sửa sai (nếu có) hát ôn lại lời nhiều lần để thuộc giai Hướng dẫn các em hát kết hợp gõ điệu theo dãy nhóm, cá nhân. đệm theo nhịp ,phách, hoặc tiết tấu Hát gõ đệm theo phách như hướng lời ca. dẫn của Gv Nhận xét Lắng nghe GV nhận xét Hoạt động 2(5’) Luyện tập Cộc cách tùng cheng Đàn giai điệu một câu trong bài hát Nghe giai điệu đoán tên bài để Hs nhận biết tên bài hát và tác giả +Cộc cách tùng cheng (Phan Trần Đàn giai điệu lại toàn bài Bảng) Lắng nghe Gv đàn giai điệu bài Hướng dẫn ôn lại bài hát dưới Hát ôn bài theo hướng dẫn của Gv nhiều hình thức. + Hát đồng thanh. + Hát theo dãy,tổ. 18
- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 + Hát cá nhân. Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, Cho Hs hát kết hợp gõ đệm như đã tiêt tấu lời ca. học ở tiết trước. Thực hiện từng trò chơi theo hướng Cho Hs hát kết hợp trò chơi Cộc dẫn của Gv. cách tùng cheng( như đã học ở tiết trước. Hoạt động 3(10’) Trò chơi với bài hát Cộc cách tùng cheng Thực hiện trò chơi theo hướng dẫn Gv chia lớp thành 4 nhóm,mỗi nhóm của Gv tượng trưng cho một nhạc cụ gõ trong bài hát.Các nhóm lần lượt hát Thực hiện cac cách chơi luân phiên từng câu theo tên nhạc cụ nhóm nhau mình. Đến câu hát “ nghe sênh thanh la mõ trống...” thì cả lớp cùng hát và nói :Cộc cách tùng cheng. Củng cố Dặn dò(2’) Trả lời : Bài Cộc cách tùng cheng Hỏi Hs tên bài hát vừa học, tác giả? Nhạc và lời Phan Trần Bảng Cho Hs hát lại bài kết hợp gõ đệm Cả lớp đứng tại chỗ hát kết hợp gõ theo phách và tiết tấu lời ca. đệm Nhận xét tiết học nhắc Hs về nhà Lắng nghe Gv nhận xét và dặn dò. học bài Bằng các phương pháp đơn giản trên tôi đã áp dụng thường xuyên, liên tục, tôi thấy tất cả các giờ dạy âm nhạc của khối 2 đều đem lại những kết quả khả quan. V – Kiểm nghiệm Bằng việc mạnh dạn sử dụng các phương pháp nghiên cứu và thực tế của bản thân, tôi đã thực nghiệm vào tiết dạy âm nhạc lớp 2D. Tôi thấy kết quả đã tăng lên rõ rệt, qua quan sát tôi nhận thấy các em yêu thích bộ môn hơn, hào hứng học tập hơn. Đặc biệt là kết quả đã tăng lên rõ rệt, các em đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong khi thực hiện. 19
- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 Qua kiểm tra chất lượng cuối năm kết quả thu được như sau: Chất lượng cuối năm SS Hoàn thành tốt ( A+) Hoàn thành ( A ) Chưa hoàn thành (B) 29 SL % SL % SL % 7 24,1 22 75,9 0 0 C KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Mặc dù âm nhạc là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, là môn học nghệ thuật thuộc năng khiếu, song với những phương pháp giảng dạy đã được nêu ở trên. Cộng với sự say mê yêu nghề, luôn tìm tòi sáng tạo, biết cách khai thác triệt để, cách dạy từng phần. người thầy phải vận dụng tùy theo khả năng các em, chọn phương pháp cho phù hợp thì các em sẽ tiếp thu bài một cách tốt hơn và sẽ yêu thích môn học này. Bên cạnh đó người thầy cần phải cứng rắn, nghiêm túc và có biện pháp cụ thể với những em có tư tưởng không thích môn học này. Người thầy cũng cần phải nhớ được là; Mục đích của việc dạy âm nhạc ở tiểu học là truyền thụ văn hóa âm nhạc chứ không phải là đào tạo trở thành “ca sĩ, nghệ sĩ”. Vì thế phải làm cho giờ học nhạc thật sự có ý nghĩa đối với các em, không nên làm cho các em lo sợ khi có giờ âm nhạc. Có như vậy người thầy mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trên đây là những thủ pháp đối với phân học hát, luyện tập – trò chơi âm nhạc lớp 2 mà tôi đã viết ra. Bản thân kinh nghiệm dạy còn ít, năng lực còn hạn chế. Do đó tôi chỉ xin trình bày một khía cạnh nhỏ trong việc dạy hát,luyện tập trò chơi âm nhạc lớp 2, tôi rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để cùng nhau định ra một phương pháp cơ bản có hiệu quả nhất. 2. Kiến nghị và đề xuất Để nâng cao chất lượng học tập bộ môn âm nhạc cho học sinh tiểu học tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau. - §èi víi nhµ trêng: Nªn cã phßng häc riªng ®Ó c¸c em ®îc thùc hµnh nhiÒu h¬n, ho¹t ®éng tho¶i m¸i h¬n mµ kh«ng ¶nh hëng tíi c¸c m«n häc kh¸c. Tăng cường cấp thêm các loại đồ dùng dạy học như: Đài băng, các tranh ảnh minh họa bài hát, các nhạc cụ gõ. Tôi xin chân thành cảm ơn! 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4 – Lớp 5
11 p | 1073 | 264
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi
23 p | 817 | 129
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học 9
31 p | 663 | 87
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm quản lý giáo dục bảo vệ môi trường ở trường trung học cơ sở Đồng Vương
10 p | 463 | 83
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang
23 p | 466 | 75
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm sử dụng phần mềm Cabri 2D và GeoGebra trong giảng dạy chương I Hình học lớp 11 tại trường THPT Chu Văn Thịnh
34 p | 228 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giúp học sinh yêu thích môn học lịch sử lớp 5
13 p | 269 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy bài "Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí" (Địa lí lớp 6)
16 p | 336 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực tự học môn Vật lý cho học sinh khối 9
20 p | 261 | 52
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập vật lý phần thấu kính
30 p | 247 | 33
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm để học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhóm của môn Tin học lớp 12 ban cơ bản tại trường THPT Sông Ray
19 p | 134 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong dạy học Địa lý cấp THCS
43 p | 202 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giảng dạy chạy tiếp sức đối với học sinh khối 12
13 p | 214 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giải bài toán hình học sử dụng tính chất ba đường đồng quy của tam giác ở THCS
31 p | 198 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Vật lý ở trường THPT
10 p | 236 | 23
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm xây dựng trường điểm của chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
12 p | 173 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt chi hội trường tiểu học
19 p | 104 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm khi thiết kế bài giảng cho giáo án điện tử
36 p | 14 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn