SKKN-Năm học 2014 - 2015<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KRÔNG ANA<br />
TRƢỜNG THCS LÊ VĂN TÁM<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
Đề tài :<br />
<br />
KINH NGHIỆM DẠY BÀI “PHƢƠNG HƢỚNG TRÊN<br />
BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ”<br />
( ĐỊA LÍ LỚP 6)<br />
Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Nga<br />
Đơn vị công tác:<br />
Trƣờng THCS Lê Văn Tám<br />
Trình độ:<br />
CĐSP Địa lí<br />
Chức vụ:<br />
Giáo viên<br />
<br />
Bình Hòa, ngày 15 tháng 02 năm 2015<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Nga – THCS Lê Văn Tám<br />
<br />
Trang 1<br />
<br />
SKKN-Năm học 2014 - 2015<br />
<br />
KINH NGHIỆM DẠY BÀI<br />
<br />
“PHƢƠNG HƢỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TỌA<br />
ĐỘ ĐỊA LÍ” (ĐỊA LÍ LỚP 6)<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lí do chọn đề tài.<br />
Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động tích cực, chủ<br />
động, sáng tạo của học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động. Đổi mới phương<br />
pháp dạy học bao gồm đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của GV và HS, đổi<br />
mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới hình thức tương tác trong dạy học, đổi mới<br />
kĩ thuật dạy học.<br />
Mục đích của đổi mới PPDH ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy truyền thụ<br />
một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực” với các kĩ thuật dạy,<br />
học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo,<br />
rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến<br />
thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin,<br />
niềm vui, niềm hứng thú trong học tập; làm cho học là quá trình kiến tạo; học sinh<br />
tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành tri<br />
thức, có phẩm chất và năng lực của con người mới tự tin, năng động, sáng tạo trong<br />
cuộc sống. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân<br />
lí. Chú trọng hình thành các năng lực, dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa<br />
học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương<br />
lai. Những điều đã học cần thiết cho bản thân học sinh và cho sự phát triển của xã<br />
hội.<br />
Qua nhiều năm giảng dạy môn Địa lí lớp 6 và qua trao đổi với đồng nghiệp, tôi<br />
nhận thấy có một số đơn vị kiến thức quả là khó trong việc truyền thụ cho học sinh.<br />
Về phía GV, để giảng cho HS hiểu được, nắm được và biết vận dụng vào thực tế<br />
kiến thức đó thật là vất vả. Về phía HS, đây là những kiến thức cơ bản Địa lí đại<br />
cương, lại là những kiến thức trừu tượng nên rất khó đối với những HS có lực học<br />
trung bình và yếu. Một trong những đơn vị kiến thức đó là bài “ Phương hướng trên<br />
bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí”. Để các em tiếp thu và hiểu được, nắm vững<br />
được kiến thức thì phải có phương pháp dạy học phù hợp, phải tìm cách làm sao để<br />
các em tiếp thu dễ nhất.<br />
Với lí do đó tôi đã trăn trở, tìm tòi chọn đề tài này để nghiên cứu, trao đổi với<br />
các bạn đồng nghiệp nhằm tìm ra phương pháp tối ưu giúp HS hiểu được đơn vị kiến<br />
thức trên.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Nga – THCS Lê Văn Tám<br />
<br />
Trang 2<br />
<br />
SKKN-Năm học 2014 - 2015<br />
<br />
Tôi viết kinh nghiệm này nhằm giải quyết những khó khăn trong việc lựa chọn<br />
phương pháp giảng dạy phù hợp trong việc truyền thụ kiến thức bài “ Phương hướng<br />
trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí” (Địa lí lớp 6).<br />
3. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
- Các phương pháp dạy học bộ môn Địa lí THCS.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu.<br />
- Bài giảng bộ môn Địa lí lớp 6, áp dụng cho học sinh khối 6 trường THCS Lê<br />
Văn Tám, huyện Krông Ana.<br />
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Phương pháp lí luận: Nghiên cứu tài liệu.<br />
- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi với đồng nghiệp.<br />
- Phương pháp thực tế: Trải nghiệm thực tế, thống kê.<br />
II. Phần nội dung.<br />
1. Cơ sở lí luận:<br />
- Dựa vào yêu cầu, nhiệm vụ của bộ môn.<br />
- Dựa vào yêu cầu của đổi mới phương pháp bộ môn.<br />
- Muốn có một tiết dạy hay, thành công thì yêu cầu đầu tiên là phải có phương<br />
pháp giảng dạy phù hợp với đơn vị kiến thức đó, với đối tượng học sinh của lớp đó.<br />
Do đó đối với đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp trực quan, đàm thoại gợi mở<br />
kết hợp thảo luận nhóm, suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ, liên hệ thực tế nhằm phát huy<br />
trí tưởng tượng và tư duy logic của các em để giảng dạy thành công.<br />
2. Thực trạng:<br />
a. Thuận lợi – khó khăn:<br />
* Thuận lợi:<br />
- Nhà trường có đủ phòng học cho các lớp, số lượng học sinh mỗi lớp đúng<br />
tiêu chuẩn, không phải học dồn, học ghép.<br />
- Đa số học sinh ngoan, yêu thích môn Địa lí, có ý thức học tập tốt.<br />
- Nhà trường mua sắm tương đối đầy đủ sách giáo khoa, tư liệu, ĐDDH phục<br />
vụ cho giảng dạy môn Địa lí.<br />
* Khó khăn:<br />
- Một số học sinh ý thức học tập chưa cao, chưa tích cực, chưa nhiệt tình, còn<br />
lơ là, tư duy logic còn hạn chế.<br />
- Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình,<br />
chưa mua đủ dụng cụ, sách vở liên quan đến bộ môn cho con học tập.<br />
b. Thành công – hạn chế:<br />
* Thành công:<br />
- GV nghiên cứu, nắm vững, vận dụng, kết hợp tốt các phương pháp dạy học<br />
tích cực.<br />
- Học sinh tích cực, hứng thú học tập, không thụ động khi tìm hiểu kiến thức.<br />
GV: Nguyễn Thị Nga – THCS Lê Văn Tám<br />
<br />
Trang 3<br />
<br />
SKKN-Năm học 2014 - 2015<br />
<br />
* Hạn chế:<br />
- GV làm việc nhiều, nói nhiều.<br />
- Một số học sinh không hiểu, không xác định được kinh độ, vĩ độ của một<br />
địa điểm trên bản đồ.<br />
c. Mặt mạnh – hạn chế:<br />
- GV chủ động về kiến thức và phương pháp thì giảng dạy thành công.<br />
Ngược lại, nếu GV không chuẩn bị chu đáo về bài soạn, về ĐDDH thì rất lúng túng,<br />
dễ sa vào dạy chung chung, mơ hồ dẫn đến học sinh khó hiểu.<br />
- Đây là nội dung kiến thức trừu tượng nên những em học khá, giỏi thường<br />
ham thích học hỏi, thích khám phá tự nhiên thì rất hứng thú. Còn những em học lực<br />
trung bình và yếu thường rất ngại khi tiếp thu và trình bày ý kiến của bản thân.<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:<br />
- GV nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, các phương pháp thể hiện, chuẩn bị<br />
đầy đủ các đồ dùng liên quan đến bài dạy; giảng dạy nhiệt tình, có tinh thần trách<br />
nhiệm cao trong công việc.<br />
- Học sinh phối hợp tốt với giáo viên, tích cực xây dựng bài.<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
- Đây là nội dung kiến thực trừu tượng nên nếu GV không nghiên cứu kĩ<br />
bài, không tìm ra phương pháp tối ưu để giảng dạy thì rất khó thành công. Một số<br />
đồng nghiệp rất băn khoăn khi lựa chọn phương pháp. Nếu chỉ thuyết trình và đàm<br />
thoại thì chưa đủ. Nếu sử dụng phương pháp trực quan không tốt thì dẫn đến nhàm<br />
chán. Hoặc không liên hệ thực tế thì học sinh chẳng hiểu gì cả …<br />
- Về phía học sinh, những em học yếu thường hay ngại tiếp thu, ngại trình<br />
bày ý kiến của mình dẫn đến nhút nhát, lười không chịu suy nghĩ và hổng kiến thức.<br />
- Vì vậy GV phải khéo léo để dẫn dắt các em cùng chú ý nghe giảng, cùng<br />
tiếp thu, cùng xây dựng bài để nắm bắt kiến thức tùy theo mức độ trí tuệ của các em.<br />
3. Giải pháp, biện pháp.<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
- Trong đề tài này tôi tiến hành thực hiện phương pháp dạy học cụ thể nhằm<br />
mục đích thảo luận với đồng nghiệp để áp dụng vào thực tế học sinh để giảng dạy<br />
đạt hiệu quả cao nhất.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
Tôi xin trình bày một tiết giáo án cụ thể về môn Địa lí lớp 6:<br />
Tiết 4. Bài 4: PHƢƠNG HƢỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ,<br />
<br />
VĨ ĐỘ VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ (Địa lí lớp 6).<br />
I. Mục tiêu bài học:<br />
1. Kiến thức:<br />
GV: Nguyễn Thị Nga – THCS Lê Văn Tám<br />
<br />
Trang 4<br />
<br />
SKKN-Năm học 2014 - 2015<br />
<br />
- Học sinh biết và nhớ được các quy định về phương hướng trên bản đồ.<br />
- Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một địa điểm.<br />
2. Kĩ năng:<br />
- Biết cách tìm phương hướng, kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm trên<br />
bản đồ và trên quả Địa Cầu.<br />
3. Thái độ:<br />
- Học sinh có tính tích cực, tự giác học bài.<br />
- Yêu thích khám phá thiên nhiên.<br />
III. Phƣơng tiện dạy học:<br />
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.<br />
- Bản đồ Đông Nam Á<br />
- Quả Địa Cầu.<br />
IV. Các hoạt động trên lớp:<br />
1. Kiểm tra bài cũ:<br />
- Tỉ lệ bản đồ là gì? Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? (Là tỉ số giữa khoảng cách trên<br />
bản đồ so với khoảng cách tương ứng ngoài thực địa. Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ<br />
được thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa).<br />
- Trên bản đồ tỉ lệ 1: 200 000, một đoạn đường đo được là 5 cm. Trên thực tế,<br />
đoạn đường đó dài bao nhiêu km? ( 10 km).<br />
2. Bài giảng:<br />
Khi nghe bản tin dự báo thời tiết trên truyền hình: có một cơn bão đang hình<br />
thành trên biển Đông, để làm tốt công tác phòng chống bão và theo dõi diễn biến<br />
cơn bão chuẩn xác cần phải xác định được vị trí và đường di chuyển của bão. Hoặc<br />
một tàu của ngư dân đi đánh cá bị nạn đang phát tín hiệu cấp cứu, cần phải xác định<br />
vị trí chính xác của con tàu đó để làm công tác cứu hộ. Để làm được nhũng công<br />
việc trên, ta phải nắm vững phương pháp xác định phương hướng và tọa độ địa lí các<br />
địa điểm trên bản đồ.<br />
Hoạt động của thầy và trò<br />
Nội dung chính<br />
HĐ 1: Tìm hiểu Phƣơng hƣớng trên bản đồ.<br />
1. Phƣơng hƣớng trên bản<br />
* HS làm việc cá nhân/ phương pháp trực quan và đồ.<br />
thảo luận theo nhóm nhỏ.<br />
- Trái Đất là một quả cầu tròn, làm thế nào xác định<br />
được phương hướng trên mặt quả Địa Cầu?<br />
(Lấy hướng tự quay của Trái Đất để chọn Đông, Tây<br />
; hướng vuông góc với hướng chuyển động của Trái<br />
Đất là hướng Bắc, Nam. Đã có bốn hướng cơ bản<br />
Đông, Tây, Nam, Bắc rồi định ra các hướng khác).<br />
GV: Nguyễn Thị Nga – THCS Lê Văn Tám<br />
<br />
Trang 5<br />
<br />