intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập vật lý phần thấu kính

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

253
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập vật lý phần thấu kính" được thực hiện nhằm giúp cho học sinh gặp bài tập nào cũng có thể giải được, với yêu cầu là học sinh biết được bài tập đó thuộc dạng nào thì sẽ dễ dàng giải được ngay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập vật lý phần thấu kính

Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập Vật lý phần thấu kính.<br /> <br /> PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA<br /> TRƢỜNG THCS BUÔN TRẤP<br /> <br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> ĐỀ TÀI:<br /> <br /> Họ và tên: PHƢƠNG NGỌC TUẤN<br /> Đơn vị công tác: Trƣờng THCS Buôn Trấp<br /> Trình độ đào tạo: Đại học<br /> Môn đào tạo: Vật lý<br /> <br /> Tháng 03/2015<br /> <br /> Tác giả: Phương Ngọc Tuấn – Trường THCS Buôn Trấp<br /> <br /> Trang 1<br /> <br /> Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập Vật lý phần thấu kính.<br /> <br /> I. PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1) Lí do chọn đề tài:<br /> Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn nói<br /> riêng, việc cải tiến phương pháp dạy học là một yếu tố quan trọng cùng với việc bồi<br /> dưỡng kiến thức bộ môn. Bởi vì, xét cho cùng công việc dạy học phải<br /> được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động, việc khơi dậy phát triển ý thức<br /> năng lực tư duy, bồi dưỡng phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của<br /> giáo dục. Cũng như trong học tập các bộ môn khác, học Vật lý lại càng cần phát triển<br /> năng lực tích cực, năng lực tư duy của học sinh để không phải chỉ biết mà còn phải<br /> hiểu để giải thích hiện tượng Vật lý cũng như áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các<br /> hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng.<br /> Trong quá trình dạy học môn Vật lý, các bài tập có tầm quan trọng đặc biệt.<br /> Hiện nay, việc hướng dẫn học sinh biết phân loại, nắm vững phương pháp và làm tốt<br /> các bài tập trong chương trình sách giáo khoa đã góp phần không nhỏ trong việc thực<br /> hiện thành công công tác dạy học theo phương pháp đổi mới.<br /> Chương trình Vật lý 9 thuộc giai đoạn hai của chương trình Vật lý THCS nên<br /> tạo điều kiện phát triển các năng lực của học sinh ở mức cao hơn. Trên cơ sở những<br /> kiến thức, kĩ năng, ý thức và thái độ học tập học sinh đã đạt được qua các lớp 6, 7 và<br /> 8, chương trình Vật lý 9 đã làm tăng khả năng phân tích, tổng hợp các thông tin và dữ<br /> liệu thu nhập được để vận dụng vào việc giải bài tập. Trong SGK Vật lý 9 yêu cầu về<br /> mặt định lượng được nâng cao hơn trong việc trình bày kiến thức cũng như trong việc<br /> vận dụng kiến thức để giải các bài tập định lượng. Ngoài SGK học sinh còn có thêm<br /> quyển sách bài tập giúp cho học sinh có điều kiện hệ thống lại các kiến thức đã học,<br /> rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi và khả năng giải toán Vật lý một cách có hệ thống.<br /> Trong chương trình Vật lý 9, phần quang học (thấu kính) có bài tập rất đa dạng<br /> và khó đối với học sinh. Hơn nữa, trong phân phối chương trình lại ít có tiết bài tập để<br /> luyện tập. Do đó, học sinh rất lúng túng khi giải các bài tập.<br /> Qua nhiều năm công tác với những hiểu biết và chút kinh nghiệm của bản thân,<br /> tôi mạnh dạng nêu lên một số suy nghĩ của mình và viết nên đề tài “Kinh nghiệm<br /> hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập Vật lý phần thấu kính.” với mong muốn giúp<br /> học sinh sẽ vận dụng và làm tốt hơn các dạng bài tập của phần này.<br /> 2) Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br /> * Mục tiêu của đề tài :<br /> Bài viết này phân ra từng dạng bài tập cụ thể và với mỗi dạng bài tập thì có<br /> phương pháp giải đặc trưng. Do vậy, đề tài này giúp cho học sinh gặp bài tập nào cũng<br /> có thể giải được, với yêu cầu là học sinh biết được bài tập đó thuộc dạng nào thì sẽ dễ<br /> dàng giải được ngay. Vậy nên, tôi mong chuyên đề này có thể cung cấp một nguồn<br /> tham khảo nâng cao thêm cho cả giáo viên và học sinh.<br /> * Nhiệm vụ của đề tài :<br /> - Phát hiện ra những hạn chế của học sinh khi giải bài tập về thấu kính.<br /> - Nghiên cứu chương trình Vật lý (thấu kính) để cung cấp đủ kiến thức cơ bản và<br /> mở rộng, bổ sung các đơn vị kiến thức nâng cao.<br /> - Nghiên cứu phương pháp dạy học và kinh nghiệm giảng dạy giúp học sinh khắc phục<br /> hạn chế khi giải bài tập về thấu kính.<br /> Tác giả: Phương Ngọc Tuấn – Trường THCS Buôn Trấp<br /> <br /> Trang 2<br /> <br /> Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập Vật lý phần thấu kính.<br /> <br /> - Phân loại bài tập và hướng dẫn học sinh thực hành tốt các bước giải bài tập Vật lý<br /> vào giải bài tập thấu kính.<br /> - Mở rộng, nâng cao năng lực giải bài tập thấu kính cho học sinh.<br /> 3) Đối tƣợng nghiên cứu:<br /> - Học sinh học môn Vật lý 9.<br /> - Giáo viên dạy môn Vật lý 9.<br /> 4) Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br /> - Chương trình cơ bản và nâng cao dành cho học sinh môn Vật lý 9<br /> - Phân loại và hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lý lớp 9 chương III: Quang học (về<br /> các dạng bài tập thấu kính).<br /> - Những điểm cần lưu ý khi giải bài tập thấu kính.<br /> 5) Phƣơng pháp nghiên cứu:<br /> - Phương pháp quan sát sư phạm<br /> - Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh<br /> - Phương pháp trải nghiệm thực tế<br /> - Thu thập ý kiến từ phía giáo viên trong nhóm, tổ, trường đặc biệt là giáo viên dạy<br /> môn Vật lý 9.<br /> II. PHẦN NỘI DUNG<br /> 1) Cơ sở lí luận:<br /> Đối với môn Vật lý ở trường phổ thông, bài tập đóng một vai trò hết sức quan<br /> trọng, việc hướng dẫn học sinh làm bài tập là một hoạt động dạy học, là một công việc<br /> khó khăn, ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên Vật lý trong việc hướng dẫn<br /> hoạt động trí tuệ của học sinh. Vì thế, đòi hỏi người giáo viên và cả học sinh phải học<br /> tập và lao động không ngừng. Bài tập Vật lý sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn những qui<br /> luật, những hiện tượng Vật lý. Thông qua các bài tập ở các dạng khác nhau tạo điều<br /> kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt những kiến thức để tự lực giải quyết thành công<br /> những tình huống cụ thể khác nhau thì những kiến thức đó mới trở nên sâu sắc hoàn<br /> thiện và trở thành vốn riêng của học sinh.<br /> 2) Thực trạng:<br /> a/ Thuận lợi – khó khăn:<br /> * Thuận lợi:<br /> - Ứng dụng công nghệ thông tin, thầy cô giáo và các em học sinh có rất nhiều thuận lợi<br /> trong việc thu thập tài liệu học tập và tham khảo nói chung, môn Vật lý nói riêng.<br /> - Ngày càng có nhiều em học sinh quan tâm, lựa chọn môn Vật lý là môn học ưa thích<br /> và cần thiết cho mình vì đây sẽ là cơ sở để các em trước mắt vượt qua các kì thi, góp<br /> phần định hướng nghề nghiệp cho các em.<br /> - Đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao nên đa số các gia đình đã có điều kiện để<br /> đầu tư cho con em mình học tập cũng như quan tâm đến việc học tập của con em mình<br /> tốt hơn.<br /> * Khó khăn:<br /> <br /> Tác giả: Phương Ngọc Tuấn – Trường THCS Buôn Trấp<br /> <br /> Trang 3<br /> <br /> Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập Vật lý phần thấu kính.<br /> <br /> - Thiết bị dạy và học, đặc biệt là thiết bị thí nghiệm ở một số trường còn thiếu, bị hư<br /> hỏng nhiều, các nguồn tham khảo cho học sinh trong nhà trường như sách, tài liệu<br /> tham khảo còn ít, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu.<br /> - Nhiều trường chưa có phòng chức năng môn Vật lí.<br /> - Khi dạy và kiểm tra, bài tập thường là ra chung cho tất cả các đối tượng học sinh.<br /> Chính vì vậy mà dẫn đến tình trạng học sinh giỏi không hứng thú trong việc giải bài<br /> tập, còn học sinh yếu thường e ngại khi gặp các bài tập vượt quá khả năng của mình.<br /> - Bài tập phần này rất nhiều nhưng chương trình không có nhiều tiết bài tập để giáo<br /> viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện.<br /> - Đa số các em chưa có định hướng chung về phương pháp học lý thuyết, chưa vận<br /> dụng được kiến thức toán học, hay phương pháp giải một bài toán vật lý, ý thức tự<br /> học, tự rèn luyện của phần lớn học sinh chưa tốt.<br /> b/ Thành công – Hạn chế:<br /> - Khơi dậy niềm say mê khám phá – phát huy tính độc lập – sáng tạo ở học sinh.<br /> - Học sinh học tập hứng thú, tích cực và đã tự tin hơn trong làm bài vì học sinh đã nắm<br /> chắc các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập nên cứ tự tin phân tích và làm bài<br /> theo các phương pháp đã học.<br /> - Từ việc hướng dẫn học sinh phương pháp giải một bài tập vật lý nêu trên, trong<br /> những năm học gần đây tôi thấy đa số học sinh đã vận dụng một cách linh hoạt vào<br /> việc giải bài tập, học sinh có khả năng tư duy tốt hơn, có kỹ năng vận dụng kiến thức<br /> vào giải bài tập tốt hơn, linh hoạt hơn, học sinh yêu thích môn học hơn và đặt biệt kết<br /> quả học giỏi các cấp khả quan hơn.<br /> - Việc giúp học sinh nắm vững kiến thức thấu kính cũng như biết cách vận dụng lý<br /> thuyết để giải bài toán thấu kính tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong việc học<br /> phần quang học thấu kính ở cấp cao hơn.<br /> - Học sinh chưa thật sự yêu thích học môn Vật lý nên khi gặp khó khăn các em không<br /> cố gắng vươn lên, ý thức tự học, tự tìm tòi nghiên cứu để nâng cao năng lực giải bài<br /> tập cho phần này hạn chế.<br /> c/ Mặt mạnh - mặt yếu.<br /> - Cung cấp kiến thức lý thuyết liên quan cung cấp cho học sinh vận dụng vào giải các<br /> dạng bài tập ở phần này khá ngắn gọn, đơn giản để học sinh làm bài tập nâng cao đa<br /> dạng và phong phú. Mỗi dạng bài tập lại đòi hỏi một nhận thức, một phương pháp giải<br /> khác nhau, khi học sinh nắm rõ điều này các em sẽ thấy làm bài tập Vật lý là hết sức<br /> thú vị.<br /> - Phát triển tư duy của học sinh: Khi học theo đề tài này học sinh đã có một hướng đi<br /> mới trong việc tham khảo tài liệu, có thể tự mình phân dạng các bài tập để tạo logic<br /> cho việc tham khảo bài tập nâng cao không chỉ cho môn Vật Lý mà các môn khoa học<br /> tự nhiên khác học sinh cũng có thể làm được.<br /> - Trong giảng dạy, giáo viên khắc sâu kiến thức cơ bản mà học sinh thường sử dụng<br /> trong giải bài tập. Khi ôn tập, giáo viên hệ thống, tổng kết kĩ kiến thức cơ bản có liên<br /> quan đến bài tập để học sinh dễ dàng vận dụng khi giải bài tập.<br /> - Giáo viên nên dạy đủ các dạng bài, sắp xếp các bài tập từ dễ đến khó, giúp học sinh<br /> phân tích được hướng giải quyết cho mỗi dạng bài tạo thuận lợi cho việc tư duy nhận<br /> Tác giả: Phương Ngọc Tuấn – Trường THCS Buôn Trấp<br /> <br /> Trang 4<br /> <br /> Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập Vật lý phần thấu kính.<br /> <br /> thức của các em. Trước một bài toán thấu kính, học sinh sẽ có cơ sở, tự tin và tất yếu<br /> làm cho kết quả bài giải đạt kết quả cao.<br /> d/ Các nguyên nhân và các yếu tố tác động.<br /> - Đề tài này chỉ đề cập đến bài tập trong phạm vi nhỏ (phần thấu kính) với những kiến<br /> thức và bài tập cơ bản, phân dạng bài tập và cách giải. Tuy đề tài này ngắn gọn, đơn<br /> giản nhưng nếu áp dụng được trong tình hình thực tế, nó sẽ giúp cho học sinh rất nhiều<br /> kiến thức bổ ích khi các em làm bài tập thấu kính, góp phần nâng cao chất lượng học<br /> tập và yêu thích môn học của học sinh.<br /> - Trong quá trình giảng dạy bộ môn Vật lý ở trường THCS việc hình thành cho học<br /> sinh phương pháp, kỹ năng giải bài tập Vật lý là hết sức cần thiết, để từ đó giúp các em<br /> đào sâu, mở rộng những kiến thức cơ bản của bài giảng, vận dụng tốt kiến thức vào<br /> thực tế, phát triển năng lực tư duy cho các em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục,<br /> cụ thể là :<br /> + Giúp học sinh có thói quen phân tích đầu bài, hình dung được các hiện tượng<br /> Vật lý xảy ra trong bài toán sau khi tìm hướng giải.<br /> + Khắc sâu cho học sinh nắm chắc các kiến thức bổ trợ khác. Có như vậy việc<br /> giải bài tập thấu kính của học sinh mới thuận lợi và hiệu quả.<br /> - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nghiên cứu kỹ các kiến thức cần nhớ để ôn tập,<br /> nhớ lại kiến thức cơ bản, kiến thức mở rộng, lần lượt nghiên cứu kỹ các phương pháp<br /> giải bài tập sau đó giải các bài tập theo hệ thống từ dễ đến khó, so sánh các dạng bài<br /> tập để khắc sâu nội dung kiến thức và cách giải. Trên cơ sở đó học sinh tự hình thành<br /> cho mình kỹ năng giải bài tập.<br /> - Do trong quá trình giảng dạy theo khung phân phối chương trình, giáo viên chưa đủ<br /> thời gian nên đến phần vận dụng thì hướng dẫn, rèn luyện học sinh giải bài tập và khắc<br /> sâu được kiến thức cho học sinh còn hạn chế. Giáo viên chưa bổ sung kiến thức nâng<br /> cao mở rộng cho học sinh và nhấn mạnh những điểm cần lưu ý cho học sinh khi giải<br /> bài tập khó.<br /> e/ Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br /> Trong quá trình giảng dạy bộ môn Vật lý ở trường THCS việc hình thành cho<br /> học sinh phương pháp, kỹ năng giải bài tập Vật lý nói chung và bài tập thấu kính nói<br /> riêng là hết sức cần thiết, để từ đó giúp các em đào sâu, mở rộng kiến thức, vận dụng<br /> tốt kiến thức vào thực tế, phát triển năng lực tư duy, năng lực nhận thức cho các em,<br /> góp phần nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng đồng thời góp phần nâng cao chất<br /> lượng giáo dục. Tuy nhiên, bài tập phần thấu kính thường gây khó khăn cho học sinh.<br /> Qua việc phân tích các đối tượng học sinh, tôi nhận thấy các đối tượng học sinh khác<br /> nhau thường mắc các lỗi cơ bản như sau:<br /> * Đối với học sinh yếu, trung bình:<br /> - Chưa nắm vững kiến thức cơ bản, chưa vận dụng được lý thuyết để giải bài tập.<br /> - Đọc đề hấp tấp, qua loa, không tóm tắt đề.<br /> - Chưa vẽ hình hoặc vẽ hình thiếu chính xác do đó không thể giải được bài toán.<br /> - Chưa định hướng được cách giải.<br /> - Chưa biết phân tích, so sánh tổng hợp những thông tin của đề bài để phân tích<br /> mối quan hệ giữa các yếu tố trong bài, từ đó vạch ra kế hoạch giải tìm yếu tố cần tính.<br /> Tác giả: Phương Ngọc Tuấn – Trường THCS Buôn Trấp<br /> <br /> Trang 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2