Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang
lượt xem 74
download
Sáng kiến kinh nghiệm thực hiện với mục đích để bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kĩ năng giải toán hình học, tạo điều kiện để học sinh thể hiện khả năng tư duy, vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống; góp phần nâng cao hiệu quả dạy học giải toán diện tích hình tam giác, hình thang cho học sinh lớp 5. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang
Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang. MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………………..……………….……………..2 I.1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………………….……….….. .....2 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài..............................................................................................................2 I.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................................................3 I.4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................................3 I.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................................................3 II. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................................................................3 II.1. Cơ sở lí luận ...........................................................................................................................................................3 II.2. Thực trạng .................................................................................................................................................................4 a. Thuận lợi, khó khăn................................................................................................................................................4 b. Thành công, hạn chế ..............................................................................................................................................5 c. Mặt mạnh, mặt yếu..................................................................................................................................................5 d. Nguyên nhân...................................................................................................................................................................5 II.3. Giải pháp, biện pháp........................................................................................................................................6 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp..........................................................................................................6 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ................................................ 7 c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp............................................................................19 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp...............................................................................19 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu ..........................19 II.4. Kết quả .................................................................................................................................................................... 20 III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................21 III.1. Kết luận ....................................................................................................................................................................21 II.2. Kiến nghị 22 ................................................................................................................................................................. Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm 1 Trường Tiểu học Krông Ana Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang. I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài Hình học là nội dung cơ bản, chủ yếu của chương trình môn Toán ở Tiểu học, nó được rải đều tất cả các khối lớp và được nâng cao dần về mức độ. Hình học tương đối khó vì nó đòi hỏi học sinh khả năng tư duy trừu tượng, những em có óc sáng tạo sẽ rất thích học môn này, ngược lại những em có khả năng tư duy chậm hơn thì rất ngại học. Trong chương trình Toán lớp 5, bài toán giải có liên quan đến yếu tố hình học chiếm số lượng lớn. Các bài toán có nội dung hình học ở các lớp giai đoạn đầu chỉ yêu cầu học sinh quan sát các biểu tượng mà nhận ra các hình đơn giản, tính diện tích với các số đo cho sẵn. Đến lớp 5, yêu cầu về các yếu tố hình học đã được nâng cao, đặc biệt các bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang đã góp phần tích cực vào việc giúp cho học sinh nắm chắc hơn kiến thức và các kỹ năng cơ bản của hình học, tạo khả năng giải toán một cách sáng tạo và linh hoạt, nó còn giúp các em có cơ sở ban đầu về hình học, giúp các em học tốt ở cấp học trên và trong ứng dụng thực tế. Những bài toán về diện tích hình tam giác, hình thang đòi hỏi các em không chỉ hiểu được công thức tính diện tích của các hình cơ bản mà còn phải sử dụng các phương pháp suy luận, áp dụng công thức để tính diện tích các hình phức tạp hơn. Điều này góp phần không nhỏ vào việc phát triển tư duy, năng lực toán cho học sinh. Để học sinh nắm vững kiến thức về phần toán diện tích thì giáo viên cần hình thành cho học sinh một số phương pháp giải đặc thù liên quan đến diện tích các hình của phần hình học ở lớp 5. Vậy dạy và học như thế nào để học sinh nắm chắc nội dung, vận dụng kiến thức đã học để giải đúng các bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang ? Từ ý nghĩa và thực tiễn của vấn đề trên, là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi đã chọn đề tài : “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang” để nghiên cứu và thực nghiệm; hi vọng đề tài sẽ có những ứng dụng thiết thực cho việc dạy học sinh lớp 5 trong trường Tiểu học. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài a) Mục tiêu Đề tài chỉ ra cách giải những bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang; chỉ ra những nhầm lẫn học sinh thường mắc khi giải toán liên quan đến diện tích các hình này, từ đó giúp giáo viên có thêm phương pháp, cách thức giảng dạy tốt hơn. Bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kĩ năng giải toán hình học, tạo điều kiện để học sinh thể hiện khả năng tư duy, vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học vào Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm 2 Trường Tiểu học Krông Ana Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang. thực tế cuộc sống. Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học giải toán diện tích hình tam giác, hình thang cho học sinh lớp 5. b) Nhiệm vụ Nghiên cứu các bài toán về diện tích, việc vận dụng các công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang để giải một số bài toán có yếu tố hình học cho học sinh lớp 5. Nghiên cứu cách giải những bài toán liên quan đến diện tích các hình; phát hiện những nhầm lẫn học sinh thường mắc khi giải toán; chỉ ra các biện pháp giúp học sinh sửa chữa nhầm lẫn, giúp giáo viên có kinh nghiệm khi dạy giải toán diện tích các hình. I.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về việc dạy bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang, nội dung chuyên đề giải toán về hình học lớp 5. Nghiên cứu trình độ tiếp thu bài của học sinh lớp 5C, trường Tiểu học Krông Ana, năm học 2014 – 2015. Nghiên cứu phương pháp giải các bài tập có nội dung liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang. Chữa kĩ bài làm của học sinh để phát hiện những nhầm lẫn mà các em thường mắc. I.4. Phạm vi nghiên cứu Các dạng toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang và những nhầm lẫn mà học sinh thường mắc phải, trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học. I.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp quan sát. Phương pháp phân tích. Phương pháp trải nghiệm thực tế. II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Cơ sở lí luận Nội dung hình học được đưa vào dạy ở tiểu học là những nội dung cơ bản, cần thiết và thường gặp trong cuộc sống như điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn, hình lập phương, …..Dạy học các yếu tố hình học góp phần củng cố kiến thức số học, đại lượng và đo đại lượng, phát triển năng lực thực hành, năng lực tư duy đối với học sinh Tiểu học. Các bài toán có nội dung hình học, toán có liên quan đến diện tích nói chung, diện tích hình tam Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm 3 Trường Tiểu học Krông Ana Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang. giác, hình thang nói riêng là khó đối với học sinh tiểu học. Cái khó là các em phải nắm, hiểu, nhớ đầy đủ cả một hệ thống công thức tính chu vi, diện tích, thể tích các hình. Đồng thời phải biết vận dụng công thức đó nhuần nhuyễn khi giải các bài toán liên quan. Vì vậy, học sinh thường gặp khó khăn hay lẫn lộn các đặc điểm, khái niệm, công thức, đơn vị đo….trong từng bài tập. II.2. Thực trạng Nhiều năm liên tục được lãnh đạo nhà trường phân công dạy học sinh lớp 5, tôi thường xuyên quan tâm đến chất lượng giải các bài toán có nội dung liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang. Tôi nhận thấy có sự đổi mới rõ rệt về phương pháp dạy trong giờ học đó là : học sinh đã tự mình làm việc nhiều hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên việc giảng dạy giải các bài toán có nội dung liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang còn có những mặt thuận lợi và khó khăn sau : a) Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi Lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Krông Ana cũng như Ban giám hiệu nhà trường Tiểu học Krông Ana luôn quan tâm đến chất lượng học tập của học sinh. Đội ngũ giáo viên của trường có năng lực, nhiệt tình, có trách nhiệm cao. Giáo viên đã dạy đầy đủ kiến thức cho học sinh. Nội dung phần diện tích hình học ở lớp 5 có sự kế thừa, bổ sung và phát triển các kiến thức toán đã học ở các lớp trước. Các bài toán có nội dung liên quan đến diện tích các hình trong sách giáo khoa được giáo viên giải quyết thông qua việc dạy kiến thức, kỹ năng mà học sinh vừa học. * Khó khăn Một số giáo viên chưa nghiên cứu để khai thác hết kiến thức, chưa chú trọng làm rõ bản chất toán học. Việc tiếp cận chương trình bậc học chưa thực sự chủ động và sáng tạo nên còn gặp khó khăn trong dạy học, mới chỉ cho học sinh hình thành khái niệm mà chưa rèn được kỹ năng giải toán. Học sinh chỉ nhớ công thức tính diện tích các hình và vận dụng công thức một cách máy móc để làm bài, chưa có sự sáng tạo trong từng nội dung cụ thể. Có em chưa nắm được bản chất các quy tắc, công thức tính diện tích các hình. b) Thành công, hạn chế * Thành công Vận dụng đề tài này giáo viên sẽ có thêm phương pháp giảng dạy những bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang; qua đó nâng cao chất lượng học toán cho học sinh. Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm 4 Trường Tiểu học Krông Ana Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang. Trong quá trình dạy, giáo viên nhấn mạnh những điểm cần chú ý của từng công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang. Khuyến khích các em tự làm bài, như thế sẽ phát huy tính tích cực, độc lập, tự giác, sáng tạo của học sinh. * Hạn chế Nhiều học sinh còn quên công thức, chưa phân biệt dạng toán, tiếp thu bài máy móc, chỉ làm theo mẫu chứ chưa tự suy nghĩ để tìm cách giải. Trong quá trình học tập, học sinh còn mắc sai lầm trong nhận dạng các hình, vẽ hình, gọi tên hình, chia hình… Một số giáo viên chưa có sự đầu tư về thời gian trong việc nghiên cứu cách giải để dạy cho học sinh. c) Mặt mạnh, mặt yếu * Mặt mạnh Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết với các em. Đa số học sinh chăm chỉ học tập, được cha mẹ quan tâm. Thư viện nhà trường có nhiều đồ dùng phục vụ cho việc dạy học. * Mặt yếu Một số em chưa nắm chắc kiến thức về các yếu tố hình học ở lớp dưới hoặc còn nắm kiến thức một cách mơ hồ; chưa nắm chắc các bước vẽ hình, các bước giải toán mang nội dung hình học, các quy tắc, công thức tính diện tích đã học. Không hiểu được bản chất, đặc điểm của các yếu tố hình học do đó trong học tập còn áp dụng máy móc, kém linh hoạt. d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động * Nguyên nhân thành công Giáo viên nhận thức được rằng : bài toán liên quan đến diện tích các hình là dạng toán có lời văn tương đối trừu tượng nhưng đây là nội dung hay, có tác dụng rất tốt trong việc củng cố các kiến thức về số học và phát triển khả năng tư duy cho học sinh nên đã nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học để góp phần nâng cao chất lượng học toán. Các yếu tố hình học ở lớp 1 đến lớp 4 được rải ra và sắp xếp xen kẽ với các kiến thức số học, yếu tố đại số, đo đại lượng và giải toán nhằm hỗ trợ chặt chẽ giữa các tuyến kiến thức với nhau. Nhưng ở lớp 5, các yếu tố hình học được dạy tập trung trong một chương, số tiết dạy nhiều hơn nên giáo viên dễ khác sâu kiến thức, rèn kĩ năng hơn so với các lớp dưới. * Nguyên nhân hạn chế Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm 5 Trường Tiểu học Krông Ana
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4 – Lớp 5
11 p | 1072 | 263
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi
23 p | 815 | 129
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học 9
31 p | 662 | 86
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm quản lý giáo dục bảo vệ môi trường ở trường trung học cơ sở Đồng Vương
10 p | 462 | 82
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm sử dụng phần mềm Cabri 2D và GeoGebra trong giảng dạy chương I Hình học lớp 11 tại trường THPT Chu Văn Thịnh
34 p | 227 | 68
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giúp học sinh yêu thích môn học lịch sử lớp 5
13 p | 267 | 61
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy bài "Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí" (Địa lí lớp 6)
16 p | 335 | 52
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực tự học môn Vật lý cho học sinh khối 9
20 p | 260 | 51
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập vật lý phần thấu kính
30 p | 245 | 33
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong dạy học Địa lý cấp THCS
43 p | 201 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm để học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhóm của môn Tin học lớp 12 ban cơ bản tại trường THPT Sông Ray
19 p | 134 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giảng dạy chạy tiếp sức đối với học sinh khối 12
13 p | 212 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giải bài toán hình học sử dụng tính chất ba đường đồng quy của tam giác ở THCS
31 p | 198 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Vật lý ở trường THPT
10 p | 236 | 23
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm xây dựng trường điểm của chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
12 p | 171 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt chi hội trường tiểu học
19 p | 104 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm khi thiết kế bài giảng cho giáo án điện tử
36 p | 14 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn