Sinh học 10 - CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀ VẬT CHẤT TRONG TẾ BÀO - Tiết 22 (bài 21) CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
lượt xem 48
download
ơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -Trình bày được các khái niệm năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào là thế năng, động năng. Phân biệt được thế năng và động năng bằng cách đưa ra các ví dụ. -Xác định được quá trình chuyển hóa năng lượng. Cho ví dụ sự chuyển hóa các dạng năng lượng. -Nhận biết được cấu trúc và chức năng của ATP. 2/ Trọng tâm -Các dạng năng lượng, trạng thái tồn tại của năng lượng. -Sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sinh học 10 - CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀ VẬT CHẤT TRONG TẾ BÀO - Tiết 22 (bài 21) CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
- CHƯƠNG III: CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀ VẬT CHẤT TRONG TẾ BÀO Tiết 22 (bài 21) CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG I/ MỤC TIÊU 1/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -Trình bày được các khái niệm năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào là thế năng, động năng. Phân biệt được thế năng và động năng bằng cách đưa ra các ví dụ. -Xác định được quá trình chuyển hóa năng lượng. Cho ví dụ sự chuyển hóa các dạng năng lượng. -Nhận biết được cấu trúc và chức năng của ATP. 2/ Trọng tâm -Các dạng năng lượng, trạng thái tồn tại của năng lượng. -Sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên
- -Hình vẽ 21.1, 21.2 SGK và hình 21.1 SGV. -Một quả bóng bàn. -Phiếu học tập: Quang hợp ………(1)……(động năng) hóa năng trong các liên kết hóa học (3) (Hoạt động) (……..(2)……..) (4) sinh công nhiệt năng thải vào môi trường. 2/ Học sinh -HS chuẩn bị: +Khái niệm năng lượng, các dạng năng lượng. +Sự chuyển hóa năng lượng. +Cấu trúc và chức năng của ATP. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Kiểm tra Không kiểm tra bài cũ. 2/ Bài mới Chúng ta thường hay nhắc tới các khái niệm vật chất và năng lượng. Vậy vật chất là gì? Năng lượng là gì? Chúng có mối liên hệ với nhau? -Vật chất: chiếm một không gian nhất định và có trọng lượng.
- -Năng lượng: là khả năng gây ra những biến đổi vật chất và cho vật chất chuyển động - có khả năng sinh ra công. Vật chất là năng lượng luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhưng trong tế bào, chúng liên hệ với nhau và chuyển hóa như thế nào. Chương III: “Chuyển hóa năng lượng và vật chất trong tế bào” sẽ giải quyết cho chúng ta những vấn đề đó. Hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem năng lượng là gì? Có những dạng năng lượng nào và nó chuyển hóa ra sao? Chúng ta đi vào bài 21: Chuyển hóa năng lượng. Hoạt động 1: KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG Mục tiêu: Học sinh hiểu rõ khái niệm năng lượng, nhận biết các dạng năng lượng trong đời sống và phân tích trạng thái tồn tại của năng lượng. Hoạt động của thầy - trò Nội dung I/ Khái niệm về năng lượng và các dạng năng lượng -GV: Năng lượng là gì? 1/ Khái niệm HS nghiên cứu SGK trả lời. Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.
- 2/ Các dạng năng lượng -GV: Các em hãy kể tên một số loại năng lượng mà các em biết. HS: Điện năng, nhiệt năng, cơ năng, hóa năng, quang năng, …. -GV: Xét về trạng thái tồn tại thì có mấy loại năng lượng, đó là những loại năng lượng nào? -Thế năng là năng lượng tiềm ẩn HS: có hai loại: động năng và thế (kéo dây thun, liên kết giữa các năng. nguyên tử). -GV: Động năng và thế năng Ví dụ: vật nặng đặt ở độ cao nhất được phân biệt như thế nào? định, năng lượng các liên kết hóa GV cho học sinh quan sát hình học. 21.1 SGK và hình 21 SGV để trả lời câu hỏi thông qua hoạt động nhóm -Động năng là dạng năng lượng nhỏ. hoạt động (chuyển động vật chất, cắt -GV: Tìm sự khác nhau giữa hai đứt liên kết). dạng trạng thái của năng lượng? Ví dụ: Bắn cung tên, đốt lửa đun Gv dùng quả bóng bàn để thể nước,… hiện hai trạng thái tồn tại của năng
- lượng. Sau khi học sinh mô tả, giáo viên nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức. -GV: Các em hãy lấy ví dụ thể hiện rõ hai trạng thái tồn tại của năng lượng. -GV: Thế năng và động năng có liên quan với nhau như thế nào? HS: Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng. -GV: Động năng có thể chuyển thành thế năng hay không? Cho ví dụ. Các dạng năng lượng có thể Hs không thể cho ví dụ. chuyển hóa tương hỗ và cuối cùng GV gợi ý cho học sinh trả lời: các thành dạng nhiệt năng. liên kết chứa trong hợp chất hữu cơ; chất hữu cơ do cây xanh tổng hợp nhờ quá trình quang hợp. -GV: Động năng có thể chuyển
- hóa thành thế năng. Động năng của mặt trời chứa trong chuyển động của các proton ánh sáng nhờ diệp lục mà CO2 và H2O tương tác với nhau để tạo thành chất hữu cơ và liên kết hóa học trong chất hữu cơ này là động năng của mặt trời đã được chuyển hóa thành thế năng. Như vậy, Các dạng năng lượng có thể chuyển hóa tương hỗ và cuối cùng thành dạng nhiệt năng. Hoạt động 2: CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm chuyển hóa năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng trong thế giới sống. II/ Chuyển hóa năng lượng GV nêu một số hiện tượng về chuyển hóa năng lượng: hoạt động của nhà máy thủy điện, khi cắm điện quạt máy quay, quang hợp tổng
- hợp chất hữu cơ ở TV, hô hấp nội bào ở sinh vật, … -GV: Sự chuyển hóa năng lượng ở các ví dụ trên diễn ra như thế nào? HS trả lời: +Thủy điện: cơ năng (sức nước) điện năng. +Quạt máy chạy: điện năng cơ năng. +Quang hợp: quang năng (năng 1/ Khái niệm chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời) hóa năng lượng (ở dạng thế năng). Chuyển hóa năng lượng là sự biến +Hô hấp nội bào: hóa năng (thế đổi năng lượng từ dạng này sang năng) APT. dạng khác do các hoạt động sống. -GV: Như vậy, chúng ta thấy rằng ở quá trình hô hấp và quang hợp của cơ thể sống cũng có sự chuyển hóa năng lượng. 2/ Chuyển hóa năng lượng trong -Vậy, chuyển hóa năng lượng là thế giới sống gì?
- Học sinh khái quát các ví dụ để nêu khái niệm về chuyển hóa năng Năng lượng ánh sáng mặt trời Quang hợp lượng. (động -GV: Như vậy, trong thế giới sống năng lượng được chuyển hóa năng) hóa năng như thế nào? trong các GV yêu cầu hs viết một chuỗi Người, động vật tiêu hóa, hô hấp thức ăn. liên kết hóa học (thế năng) bào nội HS viết chuỗi thức ăn. -GV: Thông qua chuỗi và lưới (Hoạt động) thức ăn, các em hãy viết sơ đồ và năng lượng giàu ATP phân tích sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái. sinh công nhiệt năng HS vận dụng kiến thức lớp 9 và thải vào môi trường. nội dung SGK để trình bày: Sinh vật riêu thụ (động vật, người) lấy năng lượng từ thức ăn (thực vật), sử dụng năng lượng để hoạt động và thải nhiệt vào môi trường. -GV: Các em hãy hoàn thành sơ
- đồ chuyển hóa năng lượng theo phiếu học tập sau trong vòng 5 phút. HS thảo luận, trả lời: GV: Dòng năng lượng trong thế giới sống bắt đầu từ năng lượng mặt trời, đi theo 1 chiều. Sự chuyển hóa trong tế bào là quá trình đồng hóa, dị hóa. Năng lượng được dự trữ trong các liên kết hóa học. Trong cơ thể sinh vật có nhiều quá trình đòi hỏi năng lượng thường xuyên. Hoạt động 3: ATP – ĐỒNG TIỀN NĂNG LƯỢNG CỦA TẾ BÀO Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu trúc và vai trò của ATP. III/ ATP – đồng tiền năng lượng
- GV cho học sinh quan sát tranh về của tế bào sơ đồ cấu tạo ATP và hỏi: -ATP là gì? Được cấu tạo như thế nào? -ATP có vai trò gì trong tế bào? -Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào? 1/ Cấu trúc của ATP Học sinh quan sát hình vẽ, nghiên -Gồm Ađênin, đường 5C (ribôzơ), cứu nội dung sách giáo khoa để trả 3 nhóm photphat. lời: +Phân tử đường 5C làm khung. -Cấu trúc ATP. +Hai liên kết photphat ngoài cùng -Vai trò của ATP (dựa vào hình là liên kết cao năng mang nhiều 21.3). năng lượng dễ bị phá vỡ để giải Tế bào sử dụng ATP cho các quá phóng năng lượng. trình, cần sử dụng năng lượng ATP 2/ Vai trò của ATP như việc tiêu dùng tiền tệ hàng ngày. -ATP có khả năng cung cấp đủ năng lượng cho tất cả mọi hoạt động của tế bào. -Sinh tổng hợp các chất. -Sinh công cơ học (co cơ).
- GV bổ sung: -Dẫn truyền xung thần kinh. -Một liên kết cao năng bị phá vỡ -Vận chuyển các chất qua màng. giải phóng 7,3 Kcal/phân tử gram, gấp 2 lần một phản ứng trung bình trong tế bào. -Hầu như các phản ứng thu nhiệt trong tế bào cần ít hơn 7,3 Kcal/phân tử gram năng lượng hoạt hóa, nên ATP cung cấp năng lượng cho hoạt động của tất cả các tế bào. -Quá trình tổng hợp và thủy phân ATP xảy ra thường xuyên trong tế bào sống. -Ngoài ATP là các chất giàu năng lượng, trong tế bào còn có NADH và FADH2 (là các coenzim) đóng vai trò là nguồn dự trữ năng lượng. GV liên hệ thực tế: mùa hè vào buổi tối, chúng ta thường hay thấy những con đom đóm phát sáng nhấp
- nháy như ánh sáng đèn. Hiện tượng này được giải thích như thế nào? HS suy nghĩ, giải thích. -Chỉ có con đom đóm đực mới phát sáng vào thời kỳ sinh sản để thu hút con cái. -Để phát sáng được, đom đóm đực đã sử dụng nhiều đồng tiền năng lượng bằng cách thủy phân ATP tạo ra ánh sáng lạnh (không tỏa nhiệt) nhấp nháy. -Nếu đom đóm tạo ra ánh sáng thông thường bằng cách đốt dầu, mỡ như chúng ta đốt đèn cầy thì nhiệt tỏa ra đủ để thiêu chết chúng trước khi chúng gặp được con cái.
- 3/ Củng cố -Kết luận SGK. -Sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong thế giới sống. -Trả lời câu hỏi SGK 4/ Dặn dò -Học bài. -Xem trước bài 22 và trả lời các câu hỏi sau: +Cơ chế tác dụng của enzim? +Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzim? 5/ Nhận xét – đánh giá tiết học 6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .....................................................................................................................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần II chương II – Sinh học 10
9 p | 277 | 30
-
Ôn thi tuyển sinh vào 10 môn Hóa học
8 p | 214 | 27
-
Giáo án Sinh học 10 bài 1: Các cấp trong tổ chức thế giới sống
3 p | 447 | 22
-
Giáo án Sinh học 10 bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
3 p | 499 | 20
-
Hướng dẫn giải bài tập Sinh học 10: Phần 1
26 p | 87 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi dạng PISA trong dạy học chương Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 cơ bản theo hướng phát triển năng học sinh
42 p | 38 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng học liệu số trong dạy học một số bài thực hành sinh học 10
52 p | 15 | 7
-
Bài giảng Sinh học 10 - Bài 27: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
34 p | 62 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học chủ đề Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 THPT nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh
50 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần: thành phần hoá học của tế bào - Sinh học 10
31 p | 21 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10
48 p | 53 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
3 p | 99 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
5 p | 60 | 3
-
Giáo án Sinh học 10 năm học 2020-2021
114 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
3 p | 69 | 3
-
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Hoá học năm 2022-2023 - Trường phổ thông Năng Khiếu, ĐHQG
2 p | 7 | 2
-
Bài giảng Sinh học 10 - Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước - Nguyễn Mai Thùy Mi
14 p | 45 | 2
-
Đề KTCL HK1 Sinh Học 10 - THCS-THPT Hòa Bình 2012-2013 (kèm đáp án)
3 p | 61 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn