Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hoạt động hóa người học bằng cách sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong nội dung dạy học bài 5 Các phân tử sinh học Sinh học 10 – KNTT
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Hoạt động hóa người học bằng cách sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong nội dung dạy học bài 5 Các phân tử sinh học Sinh học 10 – KNTT" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đưa ra quy trình sử dụng KT mảnh ghép nhằm phát triển NL hợp tác; Đưa ra cách thức tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học bài 5 - Sinh học 10; Rèn luyện năng lực hợp tác của học sinh THPT; Đưa ra quá trình dạy học bài Các phân tử sinh học bằng kĩ thuật mảnh ghép kết hợp tổ chức trò chơi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hoạt động hóa người học bằng cách sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong nội dung dạy học bài 5 Các phân tử sinh học Sinh học 10 – KNTT
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG HÓA NGƯỜI HỌC BẰNG CÁCH SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG NỘI DUNG DẠY HỌC BÀI 5 - “CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC” SINH HỌC 10 - KNTT LĨNH VỰC: SINH HỌC
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG HÓA NGƯỜI HỌC BẰNG CÁCH SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG NỘI DUNG DẠY HỌC BÀI 5 - “CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC” SINH HỌC 10 - KNTT LĨNH VỰC : SINH HỌC Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuấn SĐT: 0973839995 Email: ntuandc5@gmail.com Năm thực hiện: 2024 Diễn Châu, năm 2024
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu: ......................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: ........................................................................................ 2 5. Thời gian và phạm vi nghiên cứu: ...................................................................... 2 6. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 2 7. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................... 3 8. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài. ............................................................. 3 9. Dự kiến đóng góp của đề tài ............................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI........................... 4 1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 4 1.1. Kĩ thuật dạy học tích cực, kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học. .......................... 4 1.1.1. Kĩ thuật dạy học tích cực. ............................................................................. 4 1.1.2. Khái niệm về kĩ thuật mảnh ghép. ................................................................ 4 1.1.3. Mục tiêu của kỹ thuật mảnh ghép. ................................................................ 4 1.1.4. Quy trình tổ chức dạy học bằng sử dụng kĩ thuật "mảnh ghép": .................... 4 1.1.5. Ưu điểm và hạn chế ...................................................................................... 5 1.2. Trò chơi và sử dụng trò chơi trong dạy học. ..................................................... 7 1.2.1. Khái niệm trò chơi trong dạy học ................................................................. 7 1.2.2. Vai trò của trò chơi trong tổ chức hoạt động học .......................................... 8 1.2.3. Các nguyên tắc sử dụng trò chơi trong dạy học bậc THPT: .......................... 9 1.2.4. Quy trình thiết kế trò chơi ............................................................................. 9 1.3. Năng lực và năng lực hợp tác, thành tố năng lực hợp tác theo rubric. ............ 10 1.3.1. Khái niệm năng lực..................................................................................... 10 1.3.2. Khái niệm năng lực hợp tác. ....................................................................... 10 1.3.3. Bộ tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác theo rubric. ...................................... 11 2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 11 2.1. Khảo sát về thực trạng sử dụng các kĩ thuật và tổ chức trò chơi trong dạy học của GV trong dạy học Sinh học. ........................................................................... 11 2.2. Khảo sát giáo viên mức độ quan tâm của GV về việc sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi trong dạy học bài “Các phân tử sinh học”, Sinh học 10……...12
- 2.2.1. Khảo sát nhu cầu, mong muốn của học sinh được tham gia các hoạt động học để phát triển năng lực hợp tác. .............................................................................. 12 2.2.2. Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh được tham gia các hoạt động học và tổ chức trò chơi học tập để phát triển năng lực hợp tác. ............................................ 13 CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG NỘI DUNG DẠY HỌC BÀI 5 “CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC” - SINH HỌC 10 .................... 15 1. Cấu trúc bài "Các phân tử sinh học". ................................................................ 15 2. Mục đích và quy trình sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi. ........... 15 2.1. Mục đích. ...................................................................................................... 15 2.2. Quy trình sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi trong dạy học. ............ 16 3. Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép và trò chơi trong trong dạy học bài "Các phân tử sinh học" nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. .................................... 20 3.1. Mục tiêu cần đạt học bài 5 - "Các phân tử sinh học" – Sinh học 10. .............. 20 3.1.1. Về năng lực: ............................................................................................... 20 3.1.2. Phẩm chất: .................................................................................................. 20 3.2. Thiết kế các nhiệm vụ học tập và tổ chức dạy học sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, tổ chức trò chơi trong bài "Các phân tử sinh học" nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. ........................................................................................................ 21 3.2.1. Lựa chọn nội dung dạy học có thể áp dụng kĩ thuật mảnh ghép, tổ chức trò chơi và định hướng tổ chức dạy học. .................................................................... 21 3.2.2. Tổ chức dạy học. ........................................................................................ 21 4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp trong đề tài được áp dụng tại đơn vị .............................................................................................................. 39 4.1. Mục đích khảo nghiệm: ................................................................................. 39 4.2. Nội dung khảo sát và phương pháp khảo sát: ................................................. 39 4.3. Nội dung khảo sát: ......................................................................................... 40 4.4. Đối tượng khảo nghiệm: ................................................................................ 42 4.5. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. ...... 42 2.5.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết đã đề xuất. .................................................. 42 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 47 1. Kết luận ............................................................................................................ 47 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 49 PHẦN 4: PHỤ LỤC
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học 2018 kèm theo thông tư 32/2018/TT – BGDĐT đã xác định: Môn Sinh học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, cụ thể các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Thật vậy, năng lực hợp tác có vai trò hết sức quan trọng đối với học sinh, phát triển năng lực hợp tác sẽ thúc đẩy học tập ở các bậc lên cao và suốt đời. Phát triển năng lực hợp tác giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi giao lưu lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh, nâng cao kết quả học tập và chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Theo biểu đồ các mức độ thu giữ thông tin, nếu nghe thì 15% thông tin được thu giữ, nhưng nếu dạy lại cho người khác thì mức độ thu giữ thông tin là 90%. Khi sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học, học sinh được tham gia vào các hoạt động học tập với nhiệm vụ khác nhau và các mức độ yêu cầu khác nhau. Đầu tiên mỗi học sinh tìm tòi trao đổi, thu nhận kiến thức được đào tạo thành chuyên gia, và hoạt động học tập tiếp theo mỗi học sinh khéo léo sử dụng những kiến thức tiếp thu được giảng dạy lại cho các bạn trong nhóm, trong lớp. Như vậy, kĩ thuật mảnh ghép khiến học sinh chủ động, tích cực, nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào các hoạt động để hoàn thành vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân. Việc kết hợp kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi trong dạy học học tạo được không khí vui vẻ, thoải mái, phát huy tính tự lực, tự tìm tòi, sáng tạo, tích cực, chủ động của học sinh; tạo điều kiện cho học sinh giao lưu, trao đổi, học hỏi lẫn nhau thúc đẩy việc học tập, đảm bảo cho học sinh học sâu, học thoải mái, lôi cuốn được sự tham gia của tất cả học sinh. Tạo môi trường thuận lợi cho học sinh được hoạt động, được trải nghiệm để phát huy tính chủ động, sáng tạo, giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi và xây dựng câu hỏi để thảo luận, giải thích, tranh luận hoặc động não trong lớp học; từ đó giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, đánh giá kết quả học tập lẫn nhau. Có nhiều kĩ thuật phát triển năng lực cho học sinh, trong đó kĩ thuật mảnh ghép được coi là một trong những kĩ thuật dạy học tích cực, có hiệu quả cao trong tổ chức các hoạt động học cho học sinh từ đó hình thành và phát triển được các năng lực cốt lõi. Trong quá trình thiết kế tổ chức các hoạt động học tập, tôi nhận nội dung trong bài "Các phân tử sinh học" đầu tiên là tìm hiểu về khái niệm và thành phần cấu tạo của các phân tử sinh học trong tế bào, sau đó là tìm hiểu lần lượt về các phân tử sinh học. Mỗi phân tử sinh học tìm hiểu về đặc điểm chung, cấu trúc, chức năng của phân tử sinh học đó, phù hợp để tổ chức dạy học theo kĩ thuật mảnh ghép. Ngoài ra việc 1
- kết hợp kĩ thuật mảnh ghép với tổ chức trò chơi vừa để vừa tạo không khí lớp học thoải mái, củng cố kiến thức rất phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn và thực hiện đề tài: “Hoạt động hóa người học bằng cách sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong nội dung dạy học bài 5 "Các phân tử sinh học " Sinh học 10 – KNTT”. 2. Mục đích nghiên cứu: - Đưa ra quy trình sử dụng KT mảnh ghép nhằm phát triển NL hợp tác. - Đưa ra cách thức tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học bài 5 – SH 10. - Rèn luyện năng lực hợp tác của học sinh THPT. - Đưa ra quá trình dạy học bài "Các phân tử sinh học" bằng kĩ thuật mảnh ghép kết hợp tổ chức trò chơi. 3. Đối tượng nghiên cứu - Kĩ thuật mảnh ghép và trò chơi học tập nhằm phát triển năng lực hợp tác. - Năng lực hợp tác của học sinh THPT. - Quá trình dạy học bài "Các phân tử sinh học" bằng kĩ thuật mảnh ghép kết hợp tổ chức trò chơi. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi trong dạy học cho học sinh. - Phân tích nội dung kiến thức bài "Các phân tử sinh học" để làm cơ sở xác định những nội dung để tổ chức hoạt động dạy học bằng kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. - Nghiên cứu quy trình tổ chức hoạt động dạy học bằng kĩ thuật mảnh ghép để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. - Thực nghiệm sư phạm và để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài. 5. Thời gian và phạm vi nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2023 -2024. - Phạm vi nghiên cứu: Bài 5 - "Các phân tử sinh học" Sinh học 10 - KNTT. 6. Giả thuyết khoa học - Nếu áp dụng được quy trình sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi một cách hợp lí thì có thể phát triển được năng lực hợp tác cho học sinh. 2
- 7. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu lý thuyết, lí luận. - Nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp và điều tra, quan sát, phân tích so sánh, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học ... 8. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài. - Thông qua việc tham gia, hoàn thành các nhiệm vụ học tập thì học sinh mới phát triển được phẩm chất, năng lực. - Năng lực hợp tác rất cần thiết trong thời đại công nghệ số. 9. Dự kiến đóng góp của đề tài - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức các hoạt động dạy học để phát triển năng lực hợp tác cho HS trong dạy học Sinh học THPT. - Xây dựng được quy trình sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi để dạy học bài 5 - Sinh học 10 – KNTT để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. - Tổ chức được quá trình dạy học bằng kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. - Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác bằng thiết kế rubric và bảng kiểm quan sát và thực hiện đáng giá các sản phẩm học tập của HS trên phần mềm Padlet trong quá trình giảng dạy bài 5 - "Các phân tử sinh học". - Tạo được không khí lớp học sôi nổi, học sinh sáng tạo, chủ động, tích cực, phát huy tốt năng lực của mình với phương châm "Học sâu, học thoải mái". 3
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Kĩ thuật dạy học tích cực, kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học. 1.1.1. Kĩ thuật dạy học tích cực. - Theo Nguyễn Lăng Bình và Đỗ Hương Trà: Kĩ thuật dạy học tích cực là những kĩ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và cộng tác làm việc của HS. Trong dạy học tích cực, HS đóng vai trò là là chủ thể hoạt động còn GV đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn. Vai trò của GV và HS trong dạy học tích cực được thể hiện ở sơ đồ sau: Hình 1.1. Vai trò của người dạy và người học trong dạy và học tích cực. 1.1.2. Khái niệm về kĩ thuật mảnh ghép. Kĩ thuật các mảnh ghép là dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác. 1.1.3. Mục tiêu của kỹ thuật mảnh ghép. - Giải quyết một nhiệm vụ kiến thức phức hợp. - Kích thích sự tham gia tích cực, hiệu quả của học sinh trong hoạt động nhóm. - Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá hợp tác (không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân mà còn phải trình bày truyền đạt lại kết quả và thực hiện nhiệm vụ ở mức độ cao hơn). - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân. 1.1.4. Quy trình tổ chức dạy học bằng sử dụng kĩ thuật "mảnh ghép": 4
- Quá trình thực hiện kĩ thuật mảnh ghép được chia làm 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1 (Vòng 1): “Nhóm chuyên gia”. + Giai đoạn 2 (Vòng 2): “Nhóm mảnh ghép”. * Vòng 1: “Nhóm chuyên gia” - Lớp học được chia thành các nhóm (khoảng từ 8– 9 học sinh). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu sâu một phần nội dung học tập khác nhau nhưng có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Các nhóm này được gọi là “nhóm chuyên gia”. - Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận, đảm bảo mỗi thành viên trong các nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được các nội dung trong nhiệm vụ được giao cho các bạn ở nhóm khác. Mỗi học sinh trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu trong nhóm mới ở giai đoạn tiếp theo. * Vòng 2: “Nhóm mảnh ghép” - Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi HS từ các nhóm “chuyên gia” khác nhau lại hợp lại thành các nhóm mới, gọi là nhóm “mảnh ghép”. Lúc này, mỗi học sinh “chuyên gia” trở thành những “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh ghép”. Các học sinh phải lắp ghép các mảng kiến thức thành một “bức tranh” tổng thể. - Từng học sinh từ các nhóm “chuyên gia” trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được đầy đủ toàn bộ nội dung của các nhóm chuyên gia giống như nhìn thấy một “bức tranh” tổng thể. - Sau đó nhận nhiệm vụ mới được giao cho nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên gia”. Bằng cách này, HS có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là những nội dung học tập quan trọng. Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, tìm hiểu, thảo luận đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm phải nắm chắc nội dung để trình bày trong nhóm “mảnh ghép”. Hình 1.2.. Mô hình “kĩ thuật mảnh ghép” 1.1.5. Ưu điểm và hạn chế Ưu điểm - Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp. - Học sinh hiểu rõ nội dung kiến thức. 5
- - Học sinh được phát triển kĩ năng sống: Kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp hợp tác, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự tin trình bày trước đám đông. - Theo Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà trong cuốn sách “Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học” (NXB Đại học Sư phạm, 2022) thì phong cách học là mỗi học sinh đều có một cách học theo sở thích riêng. Quan tâm đến phong cách học của người học là thúc đẩy tối đa sự phát triển năng lực của người học. Mà trong đó, kĩ thuật mảnh ghép kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm. Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác, không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân mà còn phải trình bày truyền đạt lại kết quả và thực hiện tiếp nhiệm vụ ở mức độ cao hơn. Nhờ vậy, kĩ thuật mảnh ghép tạo ra hoạt động đa dạng, phong phú thông qua 2 giai đoạn của nhóm chuyên gia và nhóm mảnh ghép, học sinh chủ động, tích cực nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào các hoạt động để hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân và trách nhiệm chung của nhóm góp phần hình thành ở học sinh tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao trong học tập đối với chính mình và các bạn trong lớp. Đồng thời hình thành ở học sinh các kĩ năng giao tiếp, trình bày, hợp tác, giải quyết vấn đề... ĐỌC 5% NGHE 15% NHÌN 20% NGHE + NHÌN 25% THẢO LUẬN 55% THU NHẬN KINH NGHIỆM BẰNG HÀNH ĐỘNG 75% DẠY LẠI CHO NGƯỜI KHÁC 90% Hình 1.3. Biểu đồ mức độ thu nhận giữ thông tin 6
- Hạn chế: - Giáo viên phải hiểu sâu lôgic nội dung chương trình từ đó xác định được nội dung bài học trong đó các phần có mối quan hệ lôgic với nhau để giao nhiệm vụ học tập hợp lí. - Quản lí hoạt động nhóm sát sao, kiểm soát thời gian cho từng hoạt động. - Kết quả thảo luận phụ thuộc vào vòng thảo luận thứ nhất, nếu vòng thảo luận này không có chất lượng thì cả hoạt động sẽ không có hiệu quả. 1.2. Trò chơi và sử dụng trò chơi trong dạy học. 1.2.1. Khái niệm trò chơi trong dạy học a. Khái niệm trò chơi. Có nhiều quan điểm khác nhau về trò chơi. Theo Từ điển tiếng Việt: Trò chơi là hoạt động đưa ra để vui chơi, giải trí (Hoàng Phê, 2008). Trò chơi chính là hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất định, có nhiều người tham gia và có những quy định, luật lệ buộc người tham gia phải tuân theo (Nguyễn Ánh Tuyết, 2000). Một số nhà tâm lý - giáo dục học theo trường phái sinh học như K.Gross, S.Hall, V.Stern ... cho rằng, trò chơi là do bản năng quy định, chơi chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa. Còn G.Piagie cho rằng, trò chơi là hoạt động trí tuệ thuần túy là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ. Trên quan điểm Macxit, các nhà khoa học Xô Viết đã khẳng định rằng, trò chơi có nguồn gốc từ lao động và mang bản chất xã hội. Trò chơi được truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng con đường giáo dục. Còn theo tác giả Đặng Thành Hưng thì trò chơi là một thuật ngữ có hai nghĩa khác nhau tương đối: + Một là kiểu loại phổ biến của chơi. Nó chính là chơi có luật (tập hợp quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) và có tính cạnh tranh hoặc tính thách thức đối với người tham gia. + Hai là những thứ công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi, như chơi bằng chơi, chẳng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thể dưới hình thức chơi ... Các trò chơi đều có luật lệ, quy tắc, nhiệm vụ, yêu cầu tức là có tổ chức và thiết kế, nếu không có những thứ đó thì không có trò chơi mà chỉ có sự chơi đơn giản. Như vậy, trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi, có hệ thống và có tổ chức, vì thế luật hay quy tắc chính là phương tiện tổ chức tập hợp đó. b. Trò chơi dạy học. Có những quan niệm khác nhau về trò chơi dạy học. Trong lý luận dạy học, 7
- tất cả những trò chơi gắn với việc dạy học như là phương pháp, hình thức tổ chức và luyện tập... không tính đến nội dung và tính chất của trò chơi thì đều được gọi là trò chơi dạy học. Do những lợi thế của trò chơi có luật được quy định rõ ràng (gọi tắt là trò chơi có luật), trò chơi dạy học còn được hiểu là loại trò chơi có luật có định hướng đối với sự phát triển trí tuệ của người học, thường do giáo viên nghĩ ra và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học. Theo tác giả Đặng Thành Hưng thì những trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động viên học sinh tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kỹ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử xã hội, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và phát triển thể chất, tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh khi họ tham gia trò chơi gọi là trò chơi dạy học. Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệ trong trò chơi dạy học được tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm vụ dạy học và được định hướng vào mục tiêu, nội dung học tập. Dạy học dựa trên trò chơi là một phương pháp gây nhiều hứng thú cho người học nhưng đòi hỏi tính sáng tạo cao của người dạy. Để có thể vận dụng tối ưu phương pháp này cần phân biệt các mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học và đáp ứng các yêu cầu của việc tổ chức thực hiện phương pháp. Trò chơi dạy học là những trò chơi có nội dung gắn với dạy học, được giáo viên thiết kế, chọn lựa, sử dụng như một phương pháp dạy học vận dụng vào các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học nhằm đạt mục tiêu bài học và tích cực hoá hoạt động của người học. 1.2.2. Vai trò của trò chơi trong tổ chức hoạt động học. Phương pháp dạy học ở trường THPT ngày càng được cải tiến theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức - học tập của học sinh. Bên cạnh việc tổ chức cho học sinh tự học, làm việc nhóm, tập luyện nghiên cứu khoa học… thì việc sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học cũng là một cách thức hữu hiệu để kích thích sự tích cực nhận thức của học sinh trên lớp học. Sử dụng trò chơi trong dạy học góp phầ n đổ i mớ i phương pháp da ̣y ho ̣c nhằm phá t huy tinh tich cực, chủ đô ̣ng và sá ng ta ̣o củ a ho ̣c sinh, tăng cường hoa ̣t đô ̣ng cá ́ ́ thể phố i hơ ̣p vớ i ho ̣c tâ ̣p, giao lưu; hinh thà nh và rè n luyê ̣n kỹ năng vâ ̣n du ̣ng kiế n ̀ thứ c và o thực hiê ̣n. Sử dụng trò chơi trong dạy học không chỉ giú p cá c em linh hô ̣i tri thức một ̃ cách dễ dàng mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức. Trò chơi trong dạy học có thể sử dụng trong các hoạt động học tập như hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, luyện tập, hay hoạt động thực hành… 8
- 1.2.3. Các nguyên tắc sử dụng trò chơi trong dạy học bậc THPT: Từ nghiên cứu của các tác giả như: Trịnh Văn Đích (2019), Trần Thị Phương Lan (2021) và Phan Tấn Hùng (2020), theo tôi, khi sử dụng trò chơi học tập (TCHT) trong dạy học ở trường phổ thông cần thực hiện theo những nguyên tắc sau: - Đảm bảo tính khoa học: Nội dung kiến thức phải đảm bảo tính khoa học, đúng với bản chất của sự vật, hiện tượng mà HS cần nghiên cứu. GV trong quá trình dạy học; hình thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học; rèn luyện các kĩ năng và phương pháp học tập; đồng thời dần làm quen với phương pháp nghiên cứu, thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học. - Đảm bảo tính giáo dục và sư phạm: Dạy học không chỉ để mang lại tri thức mà rèn luyện kĩ năng, phẩm chất đạo đức, phát triển tính tư duy sáng tạo của HS. Vì vậy, khi xây dựng trò chơi cần bảo đảm tính sư phạm, tính giáo dục, giúp người học vừa học, vừa chơi. - Đảm bảo tính mục tiêu: Khi xây dựng TCHT cần căn cứ vào mục tiêu và nội dung dạy học, GV cần xây dựng và lựa chọn sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung trọng tâm của bài học. - Đảm bảo tính vừa sức: Khi xây dựng TCHT cần căn cứ vào trình độ, khả năng và năng lực nhận thức hiện có của HS. - Đảm bảo tính khả thi: Trò chơi cần phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của lớp học, trường học (về quỹ thời gian, không gian, các phương tiện cần thiết cho trò chơi) để đảm bảo tính khả thi, có thể thực hiện được trong quá trình dạy học. - Đảm bảo tính hiệu quả: TCHT cần đảm bảo tính hiệu quả khi thông qua trò chơi, người dạy có thể thu hút được sự chú ý của HS tới bài học, đạt được những mục tiêu đề ra. Người học có thể phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác học tập, lĩnh hội kiến thức. 1.2.4. Quy trình thiết kế trò chơi Bước 1: Xác định rõ mục tiêu của bài học Việc xác định mục tiêu của bài học là cơ sở để lựa chọn trò chơi cho phù hợp. Bước 2: Tiến hành thiết kế trò chơi Tên trò chơi, mục đích, luật chơi, cách đánh giá. Bước 3: Chuẩn bị Tuỳ thuộc từng trò chơi nêu các phương tiện vật chất cần thiết như đồ chơi, phần thưởng…. Bước 4: Rà soát, điều chỉnh 1.1.2.4. Quy trình tổ chức trò chơi trong hoạt động dạy học Bước 1: Đặt vấn đề 9
- Giới thiệu tên trò chơi, nêu yêu cầu của trò chơi. Bước 2: Hướng dẫn trò chơi Giáo viên giải thích rõ ràng, mạch lạc nội dung chơi, luật chơi. Bước 3: Thực hiện chơi Giáo viên cho học sinh thực hiện trò chơi theo các hoạt động đã nêu. Giáo viên theo dõi quá trình thực hiện các hành động chơi của học sinh; the o dõi khả năng tư duy, ngôn ngữ của học sinh; động viên, khuyến khích học sinh tham gia chơi. Bước 4: Nhận xét đánh giá sau khi chơi Giáo viên giúp học sinh nhận xét về: Mức độ thực hiện và nắm vững luật chơi. Thành tích của học sinh trong khi chơi. Những quan hệ của học sinh trong nhóm chơi. Giáo viên nhận xét lại (sửa chữa, bổ sung các ý kiến nhận xét chưa chính xác), nhận xét chung, phát phần thưởng (nếu có). 1.3. Năng lực và năng lực hợp tác, thành tố năng lực hợp tác theo rubric. 1.3.1. Khái niệm năng lực. Hiện nay, khái niệm năng lực được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau: Theo tâm lý học: Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo hoạt động có kết quả tốt. Theo Từ điển giáo dục học: Năng lực là khả năng được hình thành hoặc phát triển cho phép một con người đạt thành công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp. Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ. Trong Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình tổng thể (2018), năng lực được định nghĩa: “Là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất có sẵn và quá trình học tập rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí … thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong điều kiện cụ thể”. Như vậy, “Năng lực là khả năng kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức, kĩ năng, thái độ để thực hiện hiệu quả một hoạt động nào đó trong những bối cảnh nhất định”. 1.3.2. Khái niệm năng lực hợp tác. Theo Đinh Quang Báo, Phan Thị Thanh Hội, Trần Thị Gái trong cuốn sách “Dạy học phát triển năng lực sinh học trung học phổ thông” (NXB Đại học Sư phạm, 10
- 2018); năng lực hợp tác là cùng với người khác thực hiện công việc nhằm đạt mục đích chung nhờ xác định được mục đích và các hoạt động mà bản thân có thể đảm nhiệm, biết được các nhu cầu, đặc điểm của người khác để tổ chức, hỗ trợ và chia sẽ kinh nghiệm, huy động được mọi người tham gia hoàn thành công việc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng định nghĩa về NL hợp tác như sau: Là những khả năng tổ chức và quản lí nhóm học tập, đồng thời thực hiện nội dung hoạt động trong nhóm một cách thành thạo, linh động, sáng tạo để giải quyết nhiệm vụ chung một cách tốt ưu nhất. 1.3.3. Bộ tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác theo rubric. NL thành phần Tiêu chí Tổ chức quản lý TC1: Tập trung sự chú ý trong quá trình triển khai công việc nhóm nhóm. TC2: Trình bày được ý kiến, báo cáo của nhóm. TC3: Thể hiện được ý kiến không đồng tình của bản thân Hoạt động hợp một cách lịch thiệp. tác nhóm TC4: Tổng hợp lựa chọn sắp xếp ý kiến của các thành viên trong nhóm. Đánh giá hợp TC5: Biết cách đánh giá lần nhau dựa trên các tiêu chí.. tác nhóm Bảng 1.1. Bộ tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Khảo sát về thực trạng sử dụng các kĩ thuật và tổ chức trò chơi trong dạy học của GV trong dạy học Sinh học. Qua phát phiếu thăm dò đối với 28 giáo viên THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chúng tôi nhận được kết quả khảo sát sau: Mức độ sử dụng (Tỉ lệ % ) Kĩ thuật dạy học Rất thường Thường Chưa bao Thỉnhthoảng xuyên xuyên giờ 1. Kĩ thuật "Động não" 0.00 10.71 21.43 67.86 2. Kĩ thuật phòng tranh. 3.56 7.14 17.86 71.23 3. Kĩ thuật "Mảnh ghép" 0.00 0.00 21.14 78.57 4. Kĩ thuật "Tranh luận ủng 10.71 17.87 35.71 35.71 hộ - phản đối" 11
- Mức độ sử dụng (Tỉ lệ % ) Kĩ thuật dạy học Rất thường Thường Chưa bao Thỉnhthoảng xuyên xuyên giờ 5. Kĩ thuật "Đấu thầu" 0.00 10.71 28.57 60.71 6. Kĩ thuật "Lược đồ tư duy" 14.29 25.00 28.57 32.14 7. Kĩ thuật "Bể cá" 0.00 7.14 17.86 28.57 8. Kĩ thuật khăn trải bàn 7.14 17.86 27.57 53.57 9. Kĩ thuật Kipling 0.00 0.00 28.58 71.42 10. Kĩ thuật dạy học theo góc 0.00 10.71 28.57 60.72 Bảng 2.1. Kết quả quả điều tra về mức độ sử dụng các KTDH của GV Từ kết quả khảo sát cho thấy GV đã có sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên mức độ sử dụng chưa nhiều, chỉ một số ít Gv sử dụng rất thường xuyên và thường xuyên, đa số GV có thỉnh thoảng sử dụng; trong đó kĩ thuật mảnh ghép chỉ 6/28 chiếm tỉ lệ 21.14% GV thỉnh thoảng sử dụng, còn lại đều chưa bao giờ sử dụng kĩ thuật này. Do vậy, GV chưa đa dạng hóa được các kĩ thuật dạy học tích cực dẫn đến nhàm chán cho HS và học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. 2.2. Khảo sát giáo viên mức độ quan tâm của GV về việc sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi trong dạy học bài 5 – “Các phân tử sinh học”, Sinh học 10. Qua phát phiếu thăm dò ở 28 giáo viên, chúng tôi đã thống kê, xử lí số liệu và thu được kết quả ở bảng sau: Không nên tổ Mức độ Rất nên tổ chức Nên tổ chức Phân vân chức Tỉ lệ % 82.14% 14.29% 3.57% 0.00% Bảng 2.2. Kết quả thăm dò ý kiến giáo viên mức độ quan tâm của GV về việc sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong tổ chức dạy học. Qua số liệu khảo sát, có thể thấy giáo viên rất đồng ý với việc tổ chức dạy học bằng kĩ thuật mảnh ghép trong quá trình tổ chức dạy học. 2.2.1. Khảo sát nhu cầu, mong muốn của học sinh được tham gia các hoạt động học để phát triển năng lực hợp tác. Qua phát phiếu thăm dò ở 305 học sinh khối 10, chúng tôi đã thống kê, xử lí số liệu và thu được kết quả ở bảng sau: 12
- Mức độ Rất mong muốn Mong muốn Ít mong muốn Không bao giờ Tỉ lệ% 60.00% 38.03% 1.31% 0.66% Bảng 2.3. Kết quả thăm dò về nhu cầu, mong muốn của học sinh được tham gia các hoạt động học để phát triển năng lực hợp tác. Qua việc khảo sát nhu cầu của học sinh về phát triển năng lực hợp tác, chúng tôi nhận thấy đa phần học sinh rất mong muốn và mong muốn được tham gia các hoạt động học tập để phát triển năng lực hợp tác trong quá trình học. 2.2.2. Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh được tham gia các hoạt động học và trò chơi học tập để phát triển năng lực hợp tác. Qua phát phiếu thăm dò ở 305 học sinh khối 10, chúng tôi đã thống kê, xử lí số liệu và thu được kết quả ở bảng sau: Mức độ Rất hứng thú Húng thú Bình thường Không bao giờ Tỉ lệ % 80.33% 12.13% 6.66% 0.98% Bảng 2.5. Kết quả thăm dò về mức độ hứng thú của học sinh được tham gia các hoạt động học tập để phát triển năng lực hợp tác. Qua việc khảo sát mức độ hứng thú của học sinh được tham gia các hoạt động học và trò chơi học tập để phát triển năng lực hợp tác, cho thấy rằng đa phần học sinh rất hứng thú và hứng thú khi tham gia các hoạt động học tập tích cực để phát triển năng lực hợp tác trong quá trình học. Điều này cho thấy, nếu giáo viên tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học thì có thể tỉ lệ học sinh thích thú với môn Sinh học sẽ tăng lên. Qua đánh giá kết quả khảo sát, tôi đưa ra một số kết luận sau: Từ kết quả khảo sát trên, tôi nhận thấy việc giáo viên sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, trong đó có kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi phát triển năng lực cho học sinh còn chưa nhiều. Điều đó hạn chế việc phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học, chưa đáp ứng nhu cầu mong muốn của học sinh trong học tập. Việc tạo môi trường học tập thoải mái, học sinh có thể đa dạng hóa phong cách học tập thông qua hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau là cần thiết và cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Điều đó kích thích HS tích cực hoạt động, thông qua hoạt động nhóm, trò chơi hấp dẫn để chủ động lĩnh hội kiến thức, vừa thoải mái, vui vẻ mà hiệu quả học tập cao với phương châm chơi mà học, giáo viên không chỉ dạy kiến thức mà còn là người truyền cảm hứng để hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực 13
- đặc thù cho học sinh. Từ đó, sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tối đa hoá hứng thú của học sinh trong dạy học môn Sinh học ở trường trung học phổ thông, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục thông qua thực hiện thành công Chương trình Giáo dục phổ thông môn Sinh học 2018. Trên đây là những cơ sở thực tiễn quan trọng để tôi thiết kế và sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học bài 5 "Các phân tử sinh học" – Sinh học 10. 14
- CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG NỘI DUNG DẠY HỌC BÀI 5 “CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC” – SINH HỌC 10 1. Cấu trúc bài "Các phân tử sinh học". Bài 5 – Các phân tử sinh học gồm có 4 nội dung: Nội dung 1. Carbohydrate – Chất đường bột. Nội dung 2. Lipid – Chất béo. Nội dung 3. Protein – Chất đạm. Nội dung 4. Nucleic acid. Như vậy nội dung kiến thức bài "Các phân tử sinh học là tìm hiểu lần lượt về các đại phân tử hữu cơ. Mỗi nội dung tìm hiểu về khái niệm, thành phần cấu tạo, vai trò, mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò. Từ các kiến thức lí thuyết, HS có thể nêu được các nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể, HS còn có thể vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn. Điều đó rất phù hợp cho việc tổ chức dạy học bằng kĩ thuật mảnh ghép kết hợp tổ chức trò chơi nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học; hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. 2. Mục đích và quy trình sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi. 2.1. Mục đích. - Nguyên tắc trong dạy học bằng kĩ thuật mảnh ghép học sinh chính là đối tượng chính để khai phá kiến thức. Chính vì thế, giáo viên phải làm sao đó, với những cách thức gợi mở vấn đề ở một mức độ nhất định sẽ tác động đến tư duy của học sinh, khuyến khích học sinh tìm tòi và cùng bàn luận về vấn đề đó. - Đối với phương pháp dạy học tích cực bằng kĩ thuật mảnh ghép, giáo viên sẽ chú trọng cho học sinh cách thức rèn luyện, tự học, tự tìm ra phương pháp học tốt nhất để có thể tự lĩnh hội kiến thức mới. 15
- Giáo viên phải biết cách chia đội, nhóm cho phù hợp về số lượng và nhiệm vụ giúp các học sinh phối hợp cùng với nhau để tìm ra phương pháp học tốt nhất. Ở mỗi hoạt động, giáo viên sẽ cùng học sinh tổng hợp lại những kiến thức tìm hiểu được, đồng thời giải đáp những vấn đề học còn thắc mắc, cùng trao đổi và chốt lại kiến thức cho tiết học. 2.2. Quy trình sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi trong dạy học. Hình 2.1. Quy trình sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi trong dạy học. Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt chương/ chủ đề/bài. Xác định mục tiêu cần đạt của chương/bài về năng lực và phẩm chất. Về năng lực bao gồm năng lực chung (Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học và tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) cũng như các năng lực đặc thù (Năng lực nhận thức sinh học, năng lực tìm hiểu thế giới sống, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn). Tuy nhiên đối với mỗi nội dung bài học chúng ta cần xác định chú trọng phát triển năng lực nào cho học sinh để sử dụng phương pháp dạy học và các kĩ thuật dạy học phù hợp. Bước 2: Thiết kế các nhiệm vụ học tập để tổ chức dạy học sử dụng kĩ thuật mảnh ghép. - Để sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và tổ chức trò chơi hiệu quả, giáo viên cần thiết kế các hoạt động học phù hợp, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm học sinh. - Nhằm phát huy tối đa ưu điểm của kĩ thuật mảnh ghép cần phối hợp khéo léo các phương pháp như: hỏi đáp – tìm tòi, phương pháp trực quan, hay dạy học hợp tác … - Dự kiến thành lập nhóm phân công nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập GV thiết kế: + Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm cần được phân công các nhiệm vụ như sau: 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường THPT Thớ Lai
26 p | 173 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 69 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học theo nhóm phần Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11
37 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu dạy học phần Động cơ đốt trong - Công nghệ 11 theo định hướng giáo dục STEM
21 p | 56 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học – kỹ thuật cho học sinh trường THPT Xuân Hòa – Tỉnh Vĩnh Phúc
64 p | 26 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp tổ chức hoạt động chuyên đề thư viện đạt hiệu quả cấp cụm trường THPT trên địa bàn thị xã Tân Châu tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu
24 p | 34 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong chuyên đề oxi- ozon – Hóa học 10- ban cơ bản
65 p | 47 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp xây dựng, quản lý nền nếp dạy học ở trường THPT
16 p | 29 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trường THPT Hoa Lư A
21 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn