Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học chủ đề Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 THPT nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh
lượt xem 6
download
Nghiên cứu đề tài "Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào” - Sinh học 10 THPT" nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy học phát triển phẩm chất, năng lực, đặc biệt là năng lực vận dụng liên hệ thực tiễn và giáo dục ĐHNN cho HS nhằm tạo ra thế hệ con người mới đáp ứng sự phát triển của xã hội hiện đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học chủ đề Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 THPT nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG II SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO’’ - SINH HỌC 10 THPT NHẰM GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH Lĩnh vực: Sinh học Nhóm tác giả: Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Thị Nguyệt Tổ: Khoa học tự nhiên Số điện thoại: 0986471013; 0399111154 Năm học: 2022- 2023 1
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi con người phải năng động, sáng tạo, không ngừng đổi mới để thích nghi. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó của xã hội, nền giáo dục Việt Nam đã không ngừng đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. Trong đó việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống, nhằm xây dựng thế hệ tương lai sống chủ động hơn, tích cực hơn, tác động hợp lý vào thực tiễn để phát triển bền vững được đặc biệt chú trọng. Vì thế, việc sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học là rất cần thiết trong quá trình giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. Chương trình giáo dục tổng thể 2018 được xây dựng dựa trên quan điểm bảo đảm phát triển phẩm chất, năng lực người học, chú trọng thực hành, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống. Trong đó chương trình giáo dục THPT tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. Về nội dung giáo dục hướng nghiệp, theo chương trình 2018 ở cấp THPT được thực hiện thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Chương trình môn Sinh học tuân thủ các quy định trong chương trình tổng thể, trong đó xu hướng giáo dục định hướng nghề nghiệp cho HS đặc biệt coi trọng. Để thực hiện được định hướng đó, nội dung môn Sinh học vừa phản ánh các thuộc tính cơ bản của tổ chức sống, vừa giới thiệu các nguyên lí công nghệ ứng dụng Sinh học nhằm định hướng cho HS lựa chọn ngành nghề trong bối cảnh phát triển của công nghệ sinh học và cuộc cách mạng công nghệp lần thứ tư. Nội dung phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 nói chung, trong đó chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào” nói riêng có rất nhiều nội dung có thể sử dụng các bài tập thực tiễn trong dạy học để phát triển phẩm chất, năng lực cũng có rất nhiều nội dung có thể giáo dục định hướng nghề nghiệp cho HS. Tuy nhiên, nghiên cứu thực trạng dạy học Sinh học tại trường THPT hiện nay, phần lớn GV mới chỉ chú ý đến giảng dạy hết nội dung trong SGK theo yêu cầu cần đạt mà chưa chú ý đến lồng ghép các kiến thức thực tiễn vào trong từng bài học dẫn đến học sinh không có cơ hội rèn luyện năng lực vận dụng và liên hệ thực tiễn. Bên cạnh đó, việc giáo dục ĐHNN cho HS cũng chưa được quan tâm, chú trọng trong dạy học môn học mà chủ yếu mới thông qua các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2
- Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào” - Sinh học 10 THPT nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy học phát triển phẩm chất, năng lực, đặc biệt là năng lực vận dụng liên hệ thực tiễn và giáo dục ĐHNN cho HS nhằm tạo ra thế hệ con người mới đáp ứng sự phát triển của xã hội hiện đại. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn nhằm giáo dục ĐHNN cho HS THPT thông qua dạy học chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào” - Sinh học 10. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Quy trình thiết kế, sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào” theo hướng giáo dục ĐHNN cho HS; Các kĩ năng thành phần của năng lực ĐHNN. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng và áp dụng được hệ thống các bài tập thực tiễn trong dạy học theo định hướng giáo dục nghề nghiệp cho HS sẽ nâng cao năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đặc biệt lựa chọn được nghề nghiệp tương lai phù hợp sở thích của bản thân cũng như nhu cầu của xã hội. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: các văn bản liên quan đến chương trình giáo dục 2018, giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT; các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển năng lực ĐHNN; các tài liệu liên quan đến bài tập thực tiễn, chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào”… Phương pháp điều tra: sử dụng phiếu điều tra đối với GV và HS về thực trạng hướng nghiệp, sử dụng BTTT trong dạy học, giáo dục ở trường THPT, phân tích, xử lý số liệu điều tra qua các phần mềm công nghệ. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tiến hành thực nghiệm đề tài trong dạy học để rút ra hiệu quả. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu và xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn, áp dụng bài tập này vào dạy học các nội dung trong chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào” nhằm giáo dục hướng nghiệp cho HS thông qua môn Sinh học 10. 7. Đóng góp mới của đề tài Hệ thống được cơ sở lí luận về bài tập thực tiễn trong dạy học, giáo dục ĐHNN trong chương trình giáo dục THPT. 3
- Chỉ ra được các cơ hội thiết kế BTTT liên quan đến nghề nghiệp trong chủ đề “Thành phần hoá học của tế bào”, quy trình thiết kế BTTT theo định hướng giáo dục hướng nghiệp cho HS. Xây dựng được hệ thống các BTTT liên quan đến các lĩnh vực nghề nghiệp, quy trình sử dụng BTTT trong dạy học chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào” theo định hướng giáo dục nghề nghiệp cho HS. Xây dựng được bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng lực ĐHNN của HS trong dạy học chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào”- Sinh học 10 sau khi thực nghiệm sử dụng BTTT trong giáo dục nghề nghiệp cho HS. 4
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1.Trên thế giới Từ thời cổ đại, tư tưởng về hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp đã hình thành ở dạng sơ khai. Qua mỗi giai đoạn lịch sử, tương ứng với sự thay đổi của xã hội thì yêu cầu đặt ra đối với sự lựa chọn nghề nghiệp cũng thay đổi rất nhiều. Năm 1849, cuốn sách “Hướng dẫn lựa chọn nghề” được xuất bản lần đầu tiên ở Pháp là cuốn sách đầu tiên nói về hướng nghiệp, tài liệu này xác định giáo dục hướng nghiệp góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển. Tiếp sau đó đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp như “Lựa chọn nghề nghiệp”- Frank Parson năm 1908 hay “Lựa chọn khoa và điểm qua chương trình Đại học tổng hợp” năm 1897 của Trường Đại học tổng hợp Petecbua.B.F. Kapeev …Tất cả các tài liệu đó đều nói đến tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích bản thân và nhu cầu, sự phát triển của xã hội. 1.1.2. Ở Việt Nam Về nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp cho HS THPT, ở Việt Nam đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu về thực trạng, giải pháp cho công tác hướng nghiệp. Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả như: Phạm Tất Dong, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Như Ất, Lưu Đình Mạc với đề tài do văn phòng chính phủ quản lý “Thực trạng giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông 2004”; Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền trong bài “Để nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong tình hình mới”- Tạp chí giáo dục số 81/2004... cho thấy công tác hướng nghiệp cần được thay đổi. Nhận thức rõ tầm quan trọng của GDHN, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, khôi phục công tác GDHN đặc biệt là GDHN trong trường phổ thông từ năm 2000. Tuy nhiên các công trình về định hướng nghề nghiệp cho HS chủ yếu thực hiện qua bộ môn Hướng nghiệp, còn ở các môn học GV chủ yếu tập trung vào dạy kiến thức, việc GDHN qua môn học chỉ đạt dưới 50%. Ở bộ môn Sinh học, các tác giả như Trần Bá Hoành, Đinh Quang Báo, Trịnh Nguyên Giao…đều nêu rõ nhiệm vụ của công tác ĐHNN cho HS phổ thông trong các tài liệu như “Dạy học sinh học ở THCS”, “Đại cương về phương pháp dạy học Sinh học” nhưng chưa đi sâu vào từng giải pháp hướng nghiệp cụ thể. Ngoài ra có một số tác giả như Phạm Quang Hoan, Nguyễn Văn Hộ đã nghiên cứu về hướng nghiệp HS thông qua bộ môn Sinh học ở trường THPT và khẳng định đây là bộ môn có khả năng mang lại hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cao. Năm 2009, tác giả Nguyễn Phúc Chỉnh đã nghiên cứu tích hợp GDHN trong dạy học Vi sinh vật – Sinh học 10 và đưa ra bảng tiềm năng tích hợp GDHN cho cả phần và đề xuất các nội dung tích hợp theo từng bài. 5
- Đối với vấn đề sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học Sinh học đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu như: Đinh Quang Báo - Phùng Thị Mai Hoa với đề tài “Quy trình thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS trong dạy học chương “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật” – Sinh học 11” hay “Thiết kế bài tập thực tiễn đánh giá năng lực tự học của HS trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12” của tác giả Lê Thanh Oai trên Tạp chí giáo dục. Nhìn chung, các nhà khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam đều rất quan tâm đến giáo dục định hướng nghề nghiệp cho HS THPT; bên cạnh đó việc sử dụng câu hỏi và bài tập thực tiễn trong giáo dục cũng rất được chú trọng. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đề cập đến việc xây dựng, sử dụng bài tập thực tiễn nhằm giáo dục ĐHNN cho HS thông qua dạy học bộ môn Sinh học. Đây là lý do để chúng tôi nghiên cứu đề tài “Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào” - Sinh học 10 THPT nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh” với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDHN ở trường THPT. 1.2. Cơ sở lý luận của đề tài 1.2.1. Giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT 1.2.1.1. Khái niệm giáo dục định hướng nghề nghiệp * Định hướng nghề nghiệp (ĐHNN): Hiện tại,có rất nhiều tài liệu đưa ra khái niệm về ĐHNN. Tuy nhiên, có thể hiểu ĐHNN là quá trình tìm hiểu, đối chiếu, so sánh những yêu cầu về đặc điểm tư chất và yêu cầu của hoạt động lao động xã hội với những điều kiện cụ thể của bản thân trên cơ sở hình dung ra trước hoạt động lao động của cá nhân trong hiện tại và tương lai. * Giáo dục ĐHNN: Tại điều 3 của nghị định 75/2006 - luật Giáo dục Việt Nam xác định: Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu lao động của xã hội. Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 xác định mục tiêu của giáo dục ĐHNN ở giai đoạn THPT là giúp HS có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hoá và cuộc cách mạng công nghiệp mới. 1.2.1.2. Vai trò của giáo dục định hướng nghề nghiệp 6
- - ĐHNN giúp xác định đúng hướng đi, mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. Khi có định hướng đúng đắn, mỗi cá nhân sẽ phát huy khả năng của mình, tiếp cận được công việc phù hợp để thành công trong cuộc sống. -Việc giáo dục ĐHNN đúng hướng cho HS sẽ tạo năng lượng và hứng thú làm việc mỗi ngày, tăng năng suất lao động và hiệu quả làm việc, từ đó sẽ tạo dựng một cuộc sống chất lượng, ý nghĩa hơn. - Giáo dục ĐHNN còn giúp phân bổ nguồn nhân lực đồng đều, đáp ứng nhu cầu của các ngành nghề trong xã hội, tránh tình trạng lãng phí và thiếu hụt nhân lực, từ đó góp phần phát triển hài hoà nền kinh tế, xã hội. 1.2.1.3. Các hình thức hướng nghiệp trong trường THPT * Hướng nghiệp qua dạy học bộ môn hướng nghiệp: Đây là hình thức hoạt động giáo dục thường tiến hành ngoài giờ lên lớp qua việc giáo dục cho HS các ngành nghề đang phát triển và những nơi HS có thể đến đó học nghề hoặc làm việc sau khi ra trường. *Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản: Các môn khoa học cơ bản như Toán, Lý, Hoá, Sinh… có chức năng cung cấp một hệ thống các khái niệm làm nền tảng cho sự hình thành tư duy lí luận, thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng cũng như các kĩ năng thực hành, ứng dụng tri thức vào cuộc sống. Thông qua hoạt động giáo dục qua các môn học giúp HS hiểu được con đường dẫn tới nghề nghiệp, thái độ cần thiết đối với nghề nghiệp tương lai, những yêu cầu nghề nghiệp đang đặt ra… Đặc biệt, môn Sinh học rất có lợi thế trong việc chỉ ra cho HS những triển vọng phát triển của nông, lâm, ngư nghiệp, viễn cảnh của kĩ thuật hiện đại, công nghệ Sinh học…. Qua đó, HS có những hiểu biết nhất định về hướng phát triển của đất nước, từ đó định hướng vào những ngành nghề phù hợp. *Hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khoá trong và ngoài nhà trường: Đây là hoạt động hướng dẫn HS để HS tự mở rộng hiểu biết về nghề nghiệp, tự thử sức mình qua các hoạt động đa dạng trong và ngoài nhà trường như đọc báo, xem phim, tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động do Đoàn, Nhà trường… tổ chức. Từ đó giúp HS mở rộng thông tin nghề nghiệp, nhu cầu lao động và động cơ chọn nghề một cách sinh động, tạo điều kiện để các em bộc lộ và thể nghiệm tài năng, hứng thú của mình sau đó tự giác điều chỉnh nguyện vọng, nghề nghiệp phù hợp nhu cầu xã hội. 1.2.1.4. Sự phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp HS Hiệu quả của việc giáo dục ĐHNN cho HS thể hiện qua sự phát triển và nâng cao năng lực ĐHNN của bản thân HS. Năng lực ĐHNN là một thành phần của năng lực tự chủ và tự học, cụ thể là HS nhận thức được cá tính, giá trị sống 7
- của bản thân, nắm được thông tin chính về thị trường lao động, về yêu cầu và triển vọng của các ngành nghề, xác định được hướng phát triển phù hợp sau THPT, lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp ĐHNN của bản thân. Nó thể hiện qua các thành tố cơ bản sau: Thành tố Biểu hiện 1. Kĩ năng - Xác định được sở thích, khả năng của bản thân. nhận thức về - Thể hiện sự hiểu biết về các đặc điểm cá nhân liên quan đến sở thích và việc đạt được mục tiêu nghề nghiệp của cá nhân. hứng thú của - Xác định được mong muốn, ước mơ, mục tiêu cho mình và bản thân dùng cho việc hướng nghiệp suốt đời. 2. Kĩ năng - Xác định được kiến thức cốt lõi của môn học. nhận thức về - Xác định và giải thích được mối quan hệ giữa kiến thức môn mối quan hệ học và ứng dụng thực tiễn trong các lĩnh vực ngành nghề. giữa kiến thức môn học và - Phân tích được các thông tin về nghề, về các cơ quan doanh nghề nghiệp nghiệp và dùng kiến thức này cho việc lựa chọn nghề nghiệp, liên quan nơi làm việc trong tương lai. - Xác định được những ngành nghề phù hợp bản thân. 3. Kĩ năng lập - Lựa chọn ưu tiên cho nghề nghiệp dự kiến trong tương lai. kế hoạch hướng nghiệp - Xác định mục tiêu học tập liên quan nghề nghiệp dự kiến. - Xác định được các biện pháp phát triển kĩ năng nghề nghiệp. 1.2.2. Bài tập thực tiễn với quá trình giáo dục ĐHNN ở học sinh THPT 1.2.2.1. Khái niệm bài tập và bài tập thực tiễn * Khái niệm Bài tập: Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1986) định nghĩa: Bài tập là bài giao cho HS làm để vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới, củng cố, hoàn thiên, nâng cao kiến thức đã học. *Bài tập thực tiễn: Theo tác giả Lê Thanh Oai (2016): Bài tập thực tiễn là dạng bài tập xuất phát từ các tình huống thực tiễn được giao cho HS thực hiện để vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới hoặc củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học đồng thời phát triển năng lực người học. Như vậy, bài tập thực tiễn được hiểu là dạng bài tập có nội dung gắn với thực tiễn, đòi hỏi HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích hoặc giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Ví dụ giải thích tại sao dịch bệnh Covid 19 8
- lại lây lan rất nhanh, tại sao bảo quản thức ăn trong tủ lạnh được lâu hơn để môi trường ngoài… 1.2.2.2. Vai trò của bài tập thực tiễn trong giáo dục ĐHNN cho HS. - BTTT sẽ kích thích hứng thú HS, giúp HS yêu thích môn học hơn, say mê nghiên cứu khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ Sinh học – một lĩnh vực ngành nghề rất phát triển trong tương lai liên quan đến bộ môn Sinh học. - Trong quá trình giải quyết các BTTT, HS phải nhận biết vấn đề, huy động các kiến thức liên quan, kể cả các kiến thức trong thực tiễn hàng ngày liên quan đến các ngành nghề nên sẽ giúp HS khắc sâu kiến thức, mở rộng hiểu biết hơn về các ngành nghề, kích thích tìm tòi khám phá các nghề nghiệp để có định hướng cho tương lai. - Qua quá trình tìm hiểu, giải quyết các BTTT liên quan đến các lĩnh vực ngành nghề giúp HS phân tích được các thông tin về nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp, lập kế hoạch hướng nghiệp cho bản thân. Đây là những biểu hiện quan trọng của sự phát triển năng lực ĐHNN, giúp HS có nền tảng lựa chọn nghề phù hợp với sở thích của bản thân, nhu cầu xã hội… 1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.3.1. Thực trạng giáo dục ĐHNN cho học sinh ở trường THPT Để xác định được thực trạng giáo dục hướng nghiệp cho HS ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành phiếu khảo sát đối với 37 giáo viên (theo mẫu phiếu phụ lục 1) và 68 học sinh (theo mẫu phiếu phụ lục 2) tại đơn vị công tác qua phần mềm Google Foms . Kết quả cụ thể như sau: * Kết quả khảo sát GV: Hình 1: Nhận thức về tầm quan trọng Hình 2: Các hình thức hướng của GDĐHNN nghiệp ở trường THPT 9
- Hình 3: Mức độ tích hợp GDĐHNN Hình 4: Các khó khăn khi trong dạy học bộ môn GDĐHNN qua môn học Từ các kết quả thu được trên, chúng tôi nhận thấy 100% GV đều cho rằng việc giáo dục ĐHNN cho HS là rất cần thiết (75,7% xác định rất quan trọng; 24,3% cho rằng việc làm đó quan trọng).Tuy nhiên, ở trường THPT thì việc GDĐHNN cho HS chủ yếu thực hiện thông qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp (75,7%), chỉ một số ít GV cho biết có tích hợp GDĐHNN thông qua dạy học bộ môn (13,5%) nhưng cũng chỉ thỉnh thoảng mới tiến hành.Trong quá trình GDĐHNN thông qua tích hợp trong môn học, khó khăn chủ yếu mà thầy cô cho biết là không đủ thời gian thực hiện (37,8%), chưa được bồi dưỡng, tập huấn về GDĐHNN (27%) và một số khó khăn khác. Qua thực trạng đó, chúng tôi nhận thấy bên cạnh các hoạt động hướng nghiệp thì việc bồi dưỡng năng lực ĐHNN cho các giáo viên để tích hợp GDĐHNN thông qua các môn học giúp hình thành ở HS các hiểu biết cơ bản về các ngành nghề, đam mê hứng thú với một số nghề là việc làm rất cần thiết với xu hướng phát triển xã hội hiện đại ngày nay. * Kết quả khảo sát HS: Khi được hỏi về dự định nghề nghiệp trong tương lai có 63,2% HS cho biết đã có dự định, còn 36,8% chưa xác định gì về nghề nghiệp tương lai. Đại đa số HS cho biết các em lựa chọn nghề nghiệp là do sở thích bản thân (73,5%), tuy nhiên khó khăn các em gặp phải chủ yếu là biết một số ngành nghề nhưng chưa biết các tính chất và yêu cầu của các ngành nghề đó. Đặc biệt khi hỏi về các ngành nghề liên quan đến môn Sinh học thì đa số các em chỉ nêu được các ngành nghề như y, dược, nông nghiệp mà còn chưa biết nhiều về các ngành nghề khác. Thực trạng đó đặt ra một yêu cầu cấp thiết là GV phải tăng cường giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho HS thông qua dạy học bộ môn, giúp các em nâng cao hiểu biết, có các thông tin về các ngành nghề từ đó có hứng thú, đam mê với 10
- nghề, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Một số hình ảnh kết quả khảo sát HS về ĐHNN: Hình 5: Căn cứ chọn nghề của HS Hình 6: Khó khăn khi chọn nghề Hình 7: Hiểu biết của HS về một số ngành nghề liên quan môn Sinh học 1.3.2. Thực trạng sử dụng BTTT trong giáo dục ĐHNN cho học sinh ở trường THPT. Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng sử dụng bài tập thực tiễn nhằm giáo dục hướng nghiệp trong dạy học các môn học cho HS THPT thông qua các mẫu phiếu khảo sát GV (câu 5, 6 phụ lục 1). Kết quả thu được như sau: 11
- Hình 8: Vai trò của BTTT Hình 9:Mức sử dụng BTTT trong dạy học Có 59,5% GV được hỏi cho rằng việc sử dụng BTTT trong dạy học là rất cần thiết; 40,5% cho rằng việc là đó cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học nói chung cũng như giáo dục ĐHNN nói riêng chỉ có 45,9% GV thường xuyên sử dụng, còn lại 54,1% cho biết thỉnh thoảng mới sử dụng BTTT trong dạy học. Từ đó cho thấy việc bồi dưỡng năng lực cho GV để biết cách xây dựng, sử dụng bài tập thực tiễn trong giáo dục nói chung và hướng nghiệp nói riêng là việc làm rất cần thiết. Qua những kết quả thu được về thực trạng hướng nghiệp ở trường THPT, chúng tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp tăng cường ĐHNN cho HS thông qua dạy học các bộ môn khoa học nói chung và môn Sinh học nói riêng. Trong giáo dục ĐHNN qua môn học có thể sử dụng nhiều giải pháp khác nhau nhưng giải pháp sử dụng các bài tập thực tiễn liên quan đến các lĩnh vực nghề nghiệp để phát triển và nâng cao năng lực học sinh là một giải pháp rất khả thi. Áp dụng giải pháp đó vào giảng dạy bộ môn Sinh học, chúng tôi đã thiết kế và sử dụng các BTTT liên quan đến các lĩnh vực ngành nghề để lồng ghép vào dạy học các bài học nhằm phát triển năng lực ĐHNN cho HS. 12
- Chương 2: Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào” Sinh học 10 -THPT. 2.1. Cấu trúc chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào” Sinh học 10 - THPT gắn với giáo dục ĐHNN. 2.1.1. Cấu trúc chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào” Sinh học 10 - THPT Chủ đề “Thành phần hoá học của tế bào” gồm các nội dung kiến thức về các nguyên tố hoá học trong tế bào, nước trong tế bào, các phân tử sinh học cấu tạo nên tế bào như: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid…. Cụ thể: Nội dung Yêu cầu cần đạt -Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào ( C, H, O, N, S, P). -Nêu được vai trò của các nguyên tố đa lượng, vi lượng Các nguyên tố hoá trong tế bào. học trong tế bào -Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon (C) trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau) -Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định Nước trong tế bào tính chất vật lý, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào. - Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid - Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học. Các phân tử sinh học - Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân trong tế bào tử sinh học cho cơ thể. (carbohydrate,lipid, - Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế protein, nucleic acid) bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lý, giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm…) - Thực hành xác định (định tính) được một số thành phần hoá học có trong tế bào (protein, lipid…) 13
- 2.1.2. Nội dung chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào” gắn với giáo dục ĐHNN cho HS Các nội dung trong chủ đề “Thành phần hoá học của tế bào” có rất nhiều nội dung có thể tổ chức giáo dục ĐHNN cho HS. Cụ thể, có thể minh hoa các cơ hội giáo dục ĐHNN qua bảng sau: Nội dung Đơn vị kiến Cơ hội giáo dục ĐHNN cho HS thức Vai trò của - Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể sống đối với Các nguyên tố các nguyên các nguyên tố đa lượng, vi lượng, khẩu phẩn ăn hoá học trong tố đa lượng, của cơ thể sinh vật; các bệnh về thiếu các tế bào vi lượng đối nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu. với tế bào - Các vấn đề về vai trò của nước trong cuộc Cấu trúc và sống hàng ngày, trong bảo quản các sản phẩm Nước trong tế vai trò của nông nghiệp => giáo dục các ngành nghề về bào nước công nghiệp thực phẩm: bảo quản và chế biến nông sản, các ngành nghề về nông, lâm nghiệp. - Các vấn đề về bệnh tiểu đường => giáo dục các ngành nghề về y, dược, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm.. Carbohydrate - Thực trạng về các loại đồ ăn nhanh, thức ăn giàu chất bột, đường => giáo dục các ngành nghề về công nghệ thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ. - Các vấn đề về bệnh béo phì, cao huyết áp, mỡ máu… => giáo dục ý thức chăm sóc sức khoẻ, Các phân tử các ngành nghề về công nghệ thực phẩm, y học, sinh học mỹ dược phẩm. - Các vấn đề về chăm sóc da, làm đẹp => giáo Lipid dục hiểu biết các ngành nghề làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ con người. - Các vấn đề về vai trò của lipid trong cấu tạo tế bào, cơ thể => giáo dục hiểu biết các ngành nghề về công nghệ sản xuất thực phẩm, thuốc chữa bệnh… Protein - Tầm quan trọng của amino acid, protein trong chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho người, các 14
- loài sinh vật => giáo dục các ngành nghề về công nghệ thực phẩm, dược phẩm, công nghệ sinh học, chăn nuôi, thú y… -Vai trò của DNA trong việc mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền => giáo dục các ngành nghề như xét nghiệm y học nhằm kiểm tra huyết thống, giám định DNA trong ngành Nucleic acid pháp y để truy tìm tội phạm… - Thực trạng về các loại sinh vật biến đổi gene cho năng suất cao => giáo dục hiểu biết các ngành nghề trong nông, lâm, ngư nghiệp như công nghệ tạo giống vật nuôi, cây trồng… Thực hành: - Các kĩ năng làm việc trong phòng thí nghiệm Nhận biết một => nâng cao hiểu biết và hứng thú về công việc số phân tử sinh nghiên cứu khoa học, các ngành nghề về kĩ sư học nông nghiệp, kĩ sư hoá thực phẩm… 2.2. Thiết kế và sử dụng BTTT trong dạy học chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào” Sinh học 10 - THPT nhằm giáo dục ĐHNN cho HS. 2.2.1. Thiết kế BTTT trong chủ đề “Thành phần hóa học của tế bào” theo định hướng giáo dục nghề nghiệp cho HS. 2.2.1.1. Nguyên tắc thiết kế bài tập thực tiễn. - Đảm bảo tính mục tiêu của chương trình, yêu cầu cần đạt và định hướng giáo dục nghề nghiệp cho HS. - Đảm bảo tính chính xác, khoa học, hiện đại của các nội dung kiến thức và các môn khoa học có liên quan. - Phải gần gũi với cuộc sống và kinh nghiệm học tập của HS. - Phải phát huy được tính tích cực tìm tòi và vận dụng tối đa kiến thức đã có của HS để giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ đặt ra trong bài tập, đồng thời liên hệ các kiến thức ngành nghề liên quan. - Phải có tính hệ thống và đảm bảo logic sư phạm. 2.2.1.2. Quy trình thiết kế BTTT nhằm giáo dục ĐHNN cho HS. Qua nghiên cứu và tham khảo một số tài liệu kết hợp với quá trình tìm tòi, nghiên cứu của bản thân, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế BTTT theo định hướng giáo dục nghề nghiệp cho HS gồm các bước sau: *Bước 1: Xác định tên và mạch kiến thức chủ đề 15
- Trong bước này, GV cần sắp xếp các đơn vị nội dung, các chương bài thành các chủ đề theo mạch logic thuận tiện cho việc thiết kế bài tập thực tiễn, đặc biệt là việc giáo dục định hướng các ngành nghề cho HS. *Bước 2: Thiết kế bảng ma trận quan hệ giữa các mạch nội dung và các cơ hội để thiết kế các BTTT theo hướng ĐHNN cho HS. GV cần lựa chọn các đơn vị kiến thức gắn với các ngành nghề liên quan và hiện thực hoá các cơ hội có thể xây dựng BTTT trong bảng ma trận. Để việc lựa chọn hiệu quả, GV nên chọn những đơn vị kiến thức gắn với các tình huống thực tiễn trong cuộc sống của HS. *Bước 3: Thu thập dữ liệu, thiết kế BTTT gắn với định hướng giáo dục nghề nghiệp Dựa vào bảng ma trận đã lập ở bước 2 để định hướng cho việc thu thập dữ liệu trong thực tiễn liên quan đến các lĩnh vực ngành nghề. GV cần xác định kiến thức nền đã có của HS đề thu thập dữ liệu phù hợp, gia công thành các BTTT dưới dạng câu hỏi, dự án, đề tài…Dữ liệu tìm kiếm có thể là các sự vật, hiện tượng nảy sinh trong môi trường tự nhiên, xã hội mà HS trực tiếp bắt gặp hoặc thông qua các nguồn thông tin đa dạng như hình ảnh, video, bài báo, đoạn văn trên các tạp chí, trang web tin cậy. *Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện BTTT Các BTTT đang ở dạng công cụ nên khi sử dụng dạy học còn bị chi phối bởi nhiều đặc điểm khác nhau như đặc điểm HS, điều kiện cơ sở vật chất…Do đó, GV cần phải chỉnh sửa hình thức diễn đạt, điều chỉnh thông tin, yêu cầu cần đạt về sản phẩm phải hoàn thành của HS… 2.2.1.3. Thiết kế bài tập thực tiễn gắn với các ngành nghề liên quan Quy trình thiết kế chúng tôi thực hiện theo 4 bước (mục 2.2.1.2), trong đó bước 1 đã xác định tên và mạch kiến thức chủ đề “Thành phần hoá học của tế bào” ở mục 2.1.1; bước 2 đã thiết lập bảng ma trận giữa mạch nội dung kiến thức và cơ hội thiết kế các bài tập giáo dục hướng nghiệp ở mục 2.1.2. Dựa trên bảng ma trận đó, chúng tôi đã tiến hành bước 3, bước 4 để hoàn thành xây dựng một số bài tập thực tiễn sau: • Nhóm bài tập về Các nguyên tố hoá học trong tế bào Bài tập 1: Kể tên một số bệnh do thiếu các nguyên tố đa lượng, vi lượng ở sinh vật mà em thường gặp trong thực tiễn, giải thích? Để phòng ngừa, chữa trị các bệnh này cần sự tham gia của các lĩnh vực ngành nghề nào, trình bày hiểu biết của bản thân về các ngành nghề đó? Khả năng áp dụng: áp dụng vào hình thành kiến thức mới nội dung về các nguyên tố hoá học trong tế bào. 16
- Mục đích: nâng cao hiểu biết của HS về vai trò của các nguyên tố đa lượng, vi lượng trong tế bào, các lĩnh vực ngành nghề về công nghệ thực phẩm. Mối liên quan giữa bài tập thực tiễn với sự phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp: Tiêu chí thể hiện sự Câu hỏi Gợi ý câu trả lời phát triển NL ĐHNN cho HS - Một số bệnh do thiếu các - Xác định được kiến Kể tên một số bệnh nguyên tố: thiếu Iod gây bướu cổ, thức cốt lõi của môn do thiếu các nguyên thiếu Fe gây thiếu máu, thiếu Ca học: vai trò của các tố đa lượng, vi gây loãng xương ở người, thiếu nguyên tố hoá học lượng ở sinh vật mà Kali không đậu quả ở thực vật… trong tế bào em thường gặp trong thực tiễn? -Giải thích: Fe là thành phần cấu Giải thích? tạo nên Hemoglobin => thiếu Fe gây thiếu máu… - Để chữa trị các bệnh này cần có - Xác định và giải thích Để phòng ngừa, sự tham gia của các ngành nghề: được mối quan hệ giữa chữa trị các bệnh công nghệ thực phẩm (bổ sung kiến thức môn học và này cần sự tham gia đầy đủ các nguyên tố cần thiết ứng dụng thực tiễn của các lĩnh vực trong thực phẩm), y, dược…(bổ trong các lĩnh vực ngành nghề nào, sung các nguyên tố hoá học cần ngành nghề. trình bày hiểu biết thiết trong thuốc chữa bệnh…) của bản thân về các ngành nghề đó? - Hiểu biết của HS về các lĩnh - Phân tích được các vực ngành nghề này… thông tin về ngành nghề Bài tập 2: Trong những năm gần đây, các cửa hàng cháo dinh dưỡng, bữa ăn dinh dưỡng cho người giảm cân, tăng cân, làm đẹp mở rất nhiều và thu hút được đông đảo khách hàng tham gia và mang lại hiệu quả cao. Em hãy cho biết tại sao bữa ăn dinh dưỡng phù hợp lại mang lại hiệu quả cao như thế? Công việc trên thuộc lĩnh vực ngành nghề nào? Trình bày hiểu biết của bản thân về lĩnh vực ngành nghề đó? Khả năng áp dụng: áp dụng vào luyện tập, vận dụng nội dung về các nguyên tố hoá học trong tế bào. Mục đích: nâng cao hiểu biết của HS về vai trò của các nguyên tố đa lượng, vi lượng trong tế bào, các lĩnh vực ngành nghề về chăm sóc sức khoẻ con người. Mối liên quan giữa bài tập thực tiễn với sự phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp: 17
- Tiêu chí thể hiện sự phát Câu hỏi Gợi ý câu trả lời triển NL ĐHNN cho HS Bữa ăn dinh dưỡng phù hợp sẽ - Xác định được kiến thức Em hãy cho biết tại cung cấp đầy đủ các chất dinh cốt lõi của môn học: kiến sao bữa ăn dinh dưỡng, các nguyên tố hoá học thức về vai trò của các dưỡng phù hợp lại cần thiết cho tế bào và cơ thể nguyên tố hoá học trong mang lại hiệu quả với tỉ lệ cân đối, hợp lí giúp tế bào cao như thế? tăng cường, bảo vệ sức khoẻ. Công việc trên thuộc lĩnh vực - Xác định và giải thích Công việc trên chăm sóc sức khoẻ… được mối quan hệ giữa thuộc lĩnh vực kiến thức môn học và ứng ngành nghề nào? dụng thực tiễn trong các Trình bày hiểu biết lĩnh vực ngành nghề. của bản thân về lĩnh - Các lĩnh vực ngành nghề: - Phân tích được các vực ngành nghề đó? chuyên gia dinh dưỡng, thông tin về ngành nghề Blogger, huấn luyện viên thể dục thể hình…( HS trình bày hiểu biết) • Nhóm bài tập về nước trong tế bào: Bài tập 3: Trong sản xuất nông nghiệp, để bảo quản các loại lương thực, thực phẩm được lâu hơn cũng như tăng giá trị nông sản người ta thường sử dụng phương pháp phơi khô, sấy khô. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của phương pháp đó? Ngoài phương pháp trên, người ta có thể sử dụng các phương pháp nào nữa trong bảo quản và chế biến các loại nông sản? Hãy trình bày hiểu biết của bản thân về ngành công nghệ thực phẩm ? Khả năng áp dụng: áp dụng vào hình thành kiến thức mới hoặc luyện tập, vận dụng sau khi học xong nội dung về nước và vai trò của nước đối với sự sống Mục đích: khắc sâu kiến thức về vai trò của nước đối với sự sống, nâng cao hiểu biết của HS về các lĩnh vực ngành nghề công nghệ thực phẩm. Mối liên quan giữa bài tập thực tiễn với sự phát triển NL ĐHNN: Tiêu chí thể hiện sự phát Câu hỏi Gợi ý câu trả lời triển NL ĐHNN cho HS Em hãy giải Phơi khô, sấy khô để giảm lượng - Xác định được kiến thức thích cơ sở khoa nước lớn trong nông sản. Khi cốt lõi của môn học: kiến học của phương nước giảm thì quá trình hô hấp thức về vai trò của nước pháp đó? giảm, hạn chế sự tiêu hao chất hữu cơ. Đồng thời hạn chế sự 18
- phát triển của các loại nấm mốc gây hư hỏng nông sản. Ngoài phương * Các phương pháp bảo quản, chế - Xác định và giải thích pháp trên, biến nông sản: được mối quan hệ giữa người ta có thể - Bảo quản: phơi khô, sấy khô, kiến thức môn học và ứng sử dụng các bảo quản lạnh, bảo quản trong dụng thực tiễn trong các phương pháp môi trường khí biến đổi, … lĩnh vực ngành nghề: chế nào nữa trong biến thực phẩm bảo quản và chế - Chế biến: chế biến rau quả bằng biến các loại các phương pháp đóng hộp, muối nông sản? Hãy chua, sản xuất nước uống… trình bày hiểu * HS trình bày hiểu biết của bản biết của bản thân về ngành công nghệ thực - Phân tích được các thông thân về ngành phẩm: các ngành kĩ thuật, yêu cầu tin về ngành nghề công nghệ thực về lao động, cơ hội việc làm, các phẩm? môn thi đầu vào…) Bài tập 4: Tại sao khi bón phân cho cây cần phải kết hợp với tưới nước? Những ngành nghề nào trong xã hội có thể góp phần nâng cao năng suất cây trồng? Trình bày những hiểu biết của bản thân em về những ngành nghề đó? Khả năng áp dụng: áp dụng vào hình thành kiến thức mới hoặc luyện tập, vận dụng sau khi học xong nội dung về nước và vai trò của nước đối với sự sống. Mục đích: khắc sâu kiến thức về vai trò của nước đối với sự sống, nâng cao hiểu biết của HS về các lĩnh vực ngành nghề như kĩ sư nông nghiệp, công nghệ di truyền. Mối liên quan giữa bài tập thực tiễn với sự phát triển năng lực ĐHNN: Tiêu chí thể hiện sự Câu hỏi Gợi ý câu trả lời phát triển NL ĐHNN cho HS Tưới nước để hoà tan phân - Xác định được kiến bón giúp cây hấp thụ vì nước thức cốt lõi của môn là dung môi hoà tan các chất học: kiến thức về vai trò Tại sao khi bón phân hữu cơ. Đồng thời tưới nước của nước cho cây cần phải kết để cung cấp nước cho cây vì hợp với tưới nước? nước là thành phần cấu tạo, là môi trường diễn ra các hoạt động sống trong cây. 19
- Những ngành nghề - Các ngành nghề góp phần - Xác định và giải thích nào trong xã hội có nâng cao năng suất cây trồng: được mối quan hệ giữa thể góp phần nâng cao khoa học cây trồng, kĩ sư kiến thức môn học và năng suất cây trồng? nông nghiệp, công nghệ di ứng dụng thực tiễn trong Trình bày những hiểu truyền… các lĩnh vực ngành nghề. biết của bản thân em - HS trình bày hiểu biết về - Phân tích được các về những ngành nghề các lĩnh vực ngành nghề trên thông tin về ngành nghề đó? • Nhóm bài tập về carbohidrat: Bài tập 5: Hiện nay, có một thực trạng là một bộ phận rất lớn trẻ em thường thích sử dụng các loại thực phẩm, đồ ăn nhanh như nước tăng lực, bánh kẹo, đồ ăn chiên rán, các loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt. Theo em, việc làm đó ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ con người, giải thích? Để bảo vệ sức khoẻ cho con người trước thực trạng trên, cần sự vào cuộc của những lực lượng nào? Nêu hiểu biết của bản thân về trách nhiệm của từng lực lượng đó? Khả năng áp dụng: áp dụng để dạy phần luyện tập, vận dụng sau khi học xong các nội dung về carbohidrate, lipid, protein. Mục đích: củng cố kiến thức về vai trò của các phân tử sinh học đối với cơ thể, giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ, hiểu biết về các ngành nghề như công nghệ thực phẩm, kiểm định thực phẩm, … Mối liên quan giữa bài tập thực tiễn với sự phát triển năng lực ĐHNN: Câu hỏi Gợi ý câu trả lời: Tiêu chí thể hiện sự phát triển NL ĐHNN cho HS - Việc làm đó ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. - Giải thích: + các loại đồ ăn trên thường có bổ sung các phẩm màu hoá Theo em, việc làm đó ảnh học, trong đó có những phẩm màu - Xác định được kiến hưởng như thế ngoài danh mục cho phép có thể gây thức cốt lõi của môn nào đến sức ngộ độc, ung thư… học: kiến thức về các khoẻ con + Giá trị dinh dưỡng của đồ ăn nhanh phân tử sinh học như người, giải thường thấp vì chứa nhiều carbohidrat, carbohidrate, lipid… thích? chất béo nhưng ít protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, dẫn đến tình trạng phát triển không cân đối. Một số loại chất béo, chất đường quá nhiều có thể gây xơ vữa động 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 61 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 35 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
23 p | 12 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học chương Halogen, chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học lớp 10 THPT nhằm nâng cao hứng thú cho người học và chất lượng dạy học Hóa học
59 p | 11 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng các bài tập thí nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực tư duy cho học sinh trong chương trình Sinh học 10
58 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 27 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết lập công thức tính nhanh biên độ dao động của con lắc lò xo khi thay đổi khối lượng vật nặng
31 p | 50 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số thí nghiệm nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập bài Axit sunfuric - Muối sunfat môn Hóa học 10
29 p | 31 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế xà treo nghiêng trong tiết dạy kỹ thuật xuất phát, chạy lao sau xuất phát môn chạy cự ly ngắn
8 p | 49 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Cải tiến cách xây dựng tài liệu dạy học về dãy số và cấp số trong chương trình Đại số và Giải tích 11
52 p | 26 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số thí nghiệm tạo học liệu trực quan sinh động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chủ đề trao đổi nước và chủ đề trao đổi khoáng ở thực vật, môn Sinh học lớp 11
43 p | 44 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế hoạt động trãi nghiệm-sáng tạo chủ đề pH cho học sinh lớp 11
18 p | 30 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bài giảng hoá học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (phần phi kim - hoá học 10 nâng cao)
35 p | 38 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế đề kiểm tra tự luận môn sinh học lớp 12 theo khung ma trận
52 p | 28 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “vấn đề dân số - lao động – việc làm ở Việt Nam” (dành cho học sinh lớp 11)
18 p | 25 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn