intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Biện pháp áp dụng phương pháp dạy học kiến tạo vào một số nội dung của mạch kiến thức số học trong chương trình môn Toán lớp 3

Chia sẻ: Trần Văn An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

107
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đưa ra biện pháp áp dụng phương pháp dạy kiến tạo vào một số nội dung của mạch kiến thức số học trong chương trình môn toán lớp 3 nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực để đạt được mục tiêu giáo dục trong thời đại mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Biện pháp áp dụng phương pháp dạy học kiến tạo vào một số nội dung của mạch kiến thức số học trong chương trình môn Toán lớp 3

I. Phần mở đầu:<br /> 1. Lý do chọn đề tài.<br /> <br /> Trong thời đại khoa học công nghệ  phát triển như  vũ bão, thế  giới ngày <br /> càng phẳng hơn; tri thức xã hội vận động phát triển không ngừng, liên tục cập  <br /> nhật nội dung mới và liên tục tụt hậu. Vì vậy lượng kiến thức được giới thiệu <br /> trong sách giáo khoa, trong tài liệu hướng dẫn học sẽ  không  ổn định lâu dài.  <br /> Điều đó yêu cầu người lao động, mà trước đó là người học phải có năng lực tự <br /> học, năng lực tiếp nhận và xử lí thông tin,… <br /> Xác định tình hình, thời cơ và thách thức trong thời đại mới, Đảng và Nhà <br /> nước ta đã kip thời đề  ra những đường lối đổi mới, chiến lược phát triển giáo <br /> dục. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước chỉ rõ một trong những yêu cầu <br /> đổi   mới, phát triển giáo dục là dạy học theo hướng phát triển năng lực học <br /> sinh, dạy cho học sinh khả năng tự học,… <br /> Để  đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào thực tiễn,  <br /> ngành giáo dục cũng đã có những động thái tích cực, những bước tiến mạnh mẽ <br /> trong lộ  trình cải cách giáo dục từ  đổi mới những yếu tố  căn bản tiến tới đổi <br /> mới toàn diện như: Đổi mới cách kiểm tra đánh giá kết quả  học tập, đổi mới <br /> mục tiêu dạy học, đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi giáo viên phải tích cực <br /> thực hiện phong trào Bồi dưỡng thường xuyên, tự học và sáng tạo,…<br /> Tuy nhiên, trong thực tiễn, nội dung chương trình hiện tại và phương <br /> pháp dạy học truyền thống không thể thực hiện được yêu cầu này, vì vậy chúng <br /> ta phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học. Với bản thân, để  đáp ứng yêu  <br /> cầu dạy học tôi  đã tích cực tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng cách dạy mới, đó là  <br /> cách dạy mà giúp học sinh tự tìm ra kiến thức mới dựa trên nền kiến thức đã có <br /> hoặc những kinh nghiệm bản thân đã tích lũy được. Lúc bấy giờ, tôi tạm đặt tên <br /> là “ Cách dạy trao cho học sinh cái cần câu”. Đến khi tham khảo ý kiến chuyên <br /> gia và tiếp thu nội dung tập huấn về Dạy học theo định hướng phát triển năng <br /> lực học sinh ở trường tiểu học do tiến sĩ Hoàng Nam Hải làm báo cáo viên cấp  <br /> bộ triển khai tôi đã nhận ra nội dung, bản chất và quy trình dạy “ Cách dạy trao <br /> cho học sinh cái cần câu” mà tôi đang áp dụng trùng hợp với Phương pháp dạy  <br /> học theo lối kiến tạo mà tài liệu tập huấn giới thiệu. Vì vậy tôi tiếp tục nghiên  <br /> cứu, vận dụng, khảo nghiệm và mạnh dạn viết thành đề  tài “ Biện pháp áp <br /> <br /> 1<br /> dụng phương pháp dạy học kiến tạo vào một số nội dung của mạch kiến  <br /> thức số học trong chương trình môn toán lớp 3”                      <br /> <br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br /> 2.1. Mục tiêu:<br /> Đề  tài đưa ra biện pháp áp dụng phương pháp dạy kiến tạo vào một số <br /> nội dung của mạch kiến thức số học trong chương trình môn toán lớp 3 nhằm <br /> đổi mới phương pháp dạy học t heo hướng tiếp cận năng lực để đạt được mục <br /> tiêu giáo dục trong thời đại mới. <br /> 2.2. Nhiệm vụ:<br /> Vận dụng phương pháp dạy học kiến tạo vào một số  đơn vị  kiến thức <br /> của chương trình môn toán lớp 3; tổ chức thực hiện dạy theo phương pháp kiến  <br /> tạo; khảo nghiệm đánh giá hiệu quả theo các chỉ báo  mà mục tiêu đề tài đã xác <br /> định. <br /> 3. Đối tượng nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu lí thuyết về phương pháp dạy học kiến tạo.<br /> Nghiên cứu nội  dung chương trình môn toán  ở  tiểu  học nói chung  và <br /> chương trình môn toán lớp 3 nói riêng (cấu trúc chương trình, ý tưởng thiết kế <br /> của nhà biên soạn sách)<br /> Nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng để  xác định kiến thức nền (kiến <br /> thức đã có), kiến thức, kĩ năng hiện tại phải tiếp cận và định hướng kiến thức  <br /> sẽ học ở lớp học sau. <br /> 4. Giới hạn của đề tài.<br /> Môi trường nghiên cứu của đề  tài: Là hoạt động dạy học môn toán  ở <br /> trường tiểu học.<br /> Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp dạy học toán, áp dụng cho  <br /> học sinh lớp 3 trường Tiểu học Lê Hồng Phong từ năm học 2016­2017 và hoàn <br /> thành quá trình khảo nghiệm vào cuối học kì I năm học 2017­2018.<br /> Vấn đề đề  tài đã và đang nghiên cứu là: Biện pháp áp dụng phương pháp <br /> dạy học kiến tạo vào một số  nội dung kiến thức mới của mạch kiến thức số <br /> học.<br /> Đề  tài sẽ  tiếp tục nghiên cứu việc áp dụng phương pháp dạy học kiến  <br /> <br /> 2<br /> tạo vào nội dung hình học, giải toán và đại lượng. Các nội dung về  luyện tập,  <br /> ôn tập sẽ vận dụng phương pháp dạy học tích cực khác.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu.<br /> a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br /> ­ Phương pháp phân tích ­ tổng hợp tài liệu;<br /> ­ Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.<br /> b) Nhom ph<br /> ́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br /> ­ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; <br /> ­ Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;<br /> ­ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;<br /> ­ Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br /> c) Phương pháp thống kê toán học<br /> II. Phần nội dung<br /> 1. Cơ sở lý luận <br /> Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp quản lí giáo dục:<br /> Khoản 2 Điều 28 Luật Giáo dục 2005 và Luật Giáo dục sửa đổi 2009  <br /> Quốc hội khóa XI quy định: “Phương pháp giáo dục phổ  thông phải phat huy  <br /> tính tích cực của học sinh; phù hợp với đặc diểm của từng lớp học, môn học; <br /> bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng <br /> vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, <br /> hứng thú học tập cho học sinh”. <br /> Nghị  quyết số  29­NQ/TƯ  ngày 04 tháng 11 năm 2013 quyết nghị  “Tiếp  <br /> tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tich cực, <br /> chủ  động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục  <br /> lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách <br /> nghĩ, khuyến khích tự  học; tạo cơ sở  để  người học tự  cập nhật và đổi mới tri <br /> thức, kĩ năng, phát triển năng lực...”<br /> Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011­2020 Ban hành kèm theo <br /> Quyết định số  711/QĐ­TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ  tướng Chính <br /> phủ  chỉ  rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả  học <br /> tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và <br /> 3<br /> năng lực tự học của người học...”.<br /> Các quan niệm của cá nhân, tổ chức giáo dục khác:<br /> Tổ chức Văn hóa Giáo dục Liên hợp quốc UNESCO đưa ra 4 trụ cột giáo <br /> dục: Học để biết > Học để làm > Học để cùng chung sống > Học để  tự  khẳng  <br /> định.<br /> Nhà giáo dục học Destewerg từng nói: Người thầy giáo tồi truyền đạt  <br /> chân lí, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lí. <br /> Quán triệt quan điểm chỉ  đạo của Đảng, Nhà nước hay tiếp thu các tư <br /> tưởng giáo dục tiên tiến trên thế giới thì ta thấy: Việc dạy học tích cực không <br /> chỉ  là biện pháp nâng cao hiệu quả  dạy học mà còn là mục tiêu của việc dạy <br /> học. Điều đó đặt ra yêu cầu nhiệm vụ cho người giáo viên là phải nhanh chóng <br /> tiếp cận các phương pháp dạy học tích cực và một trong các phương pháp dạy <br /> học tích cực đó chính là Phương pháp dạy học kiến tạo.<br /> Vậy dạy học theo lối kiến tạo là gì?<br /> Lí thuyết về dạy học theo phương pháp kiến tạo:<br /> Dạy học theo lối kiến tạo là dạy học trong đó học sinh là chủ thể tích cực <br /> xây dựng nên những kiến thức cho bản thân mình dựa trên những kiến thức đã  <br /> có hoặc những kinh nghiệm bản thân đã tích lũy được.<br /> Đặc trưng của dạy học theo lối kiến tạo<br /> Vai trò của học sinh: Là chủ  thể  tích cực kiến tạo nên những kiến thức  <br /> mới.<br /> Quá trình kiến tạo tri thức mang tính cá thể. Vì vậy, phải tổ  chức quá  <br /> trình dạy học để mỗi học sinh phát huy hết khả năng của bản thân.<br /> Phải xây dựng môi trường học tập khuyến khích học sinh trao đổi, thảo  <br /> luận, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề.<br /> Vai trò của giáo viên: Tổ chức môi trường học tập mang tính kiến tạo để <br /> học sinh tự tìm tòi, khám phá xây dựng tri thức.<br /> Mục đích dạy học không giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mà còn làm <br /> thay đổi, phát triển về quan niệm, phương pháp học tập cho học sinh, phát triển  <br /> trí tuệ và nhân cách của mình. <br /> Quy trình dạy học theo lí thuyết kiến tạo<br /> <br /> 4<br /> ­ Ôn tập, củng cố, tái hiện<br /> ­ Tạo tình huống có vấn đề về nhận thức<br /> ­ Giải quyết vấn đề<br /> ­ Thảo luận, đề xuất giả thuyết<br /> ­ Kiểm nghiệm kết quả<br /> ­ Kết luận, rút ra kiến thức, kĩ năng mới <br /> Mô hình dạy học theo lối kiến tạo<br /> Vốn tri thức > Dự đoán > Kiểm nghiệm > Điều chỉnh > Tri thức mới <br /> 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu <br /> 2.1. Ưu điểm<br /> Vận dụng các phương pháp dạy học truyền thống và một số phương pháp <br /> dạy học khác có những ưu điểm sau:<br /> ­Về mục tiêu bài dạy: Học sinh vẫn đạt các chuẩn kiến thức, kĩ năng theo  <br /> quy định, hoàn thành mục tiêu bài học<br /> VD: Kết quả  sau khi hoàn thành tiết dạy bài Bảng nhân 9 (Toán 3, Sgk  <br /> trang 63, PPCT tiết 63) cho học sinh lớp 3A năm học 2016­2017 là: <br /> 100% học sinh lập được bảng nhân 9<br /> 100% học sinh thuộc bảng nhân 9<br /> ­Về  hình thức tổ  chức dạy học: Đơn giản, gọn nhẹ, mang tính cố  định, <br /> giới hạn trong 4 bức tường lớp học, giáo viên đối diện với cả  lớp, kiểm soát, <br /> chỉ định học sinh đi từng bước theo ý mình ­ như vậy giáo viên không mất nhiều <br /> tâm, trí, lực và tinh thần vào việc tổ chức tiết dạy.<br /> ­Về  nội dung: Nội dung tiết dạy chỉ  lấy từ  sách giáo khoa và sách giáo  <br /> viên của riêng một tiết đó­ như vậy giáo viên không cần bỏ công sức để nghiên  <br /> cứu cấu trúc chương trình, nghiên cứu bài học.<br /> ­Về việc đánh giá kết quả học tập: Giáo viên chỉ  cần đánh giá mang tính <br /> đại diện, việc tư  vấn gần như  không phải làm vì mức độ  và tiến độ  học tập <br /> của học sinh trong lớp không quá chênh lệch.<br /> Tuy nhiên những  ưu điểm trên là thuộc về thực trạng vấn đề, nó trở  nên  <br /> không thuận lợi khi thực hiện mục tiêu giáo dục trong thời đại mới, cụ thể thực  <br /> <br /> 5<br /> trạng đó bộc lộ những hạn chế sau :<br /> 2.2. Những hạn chế:<br /> ­Việc lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh không bền  <br /> chắc.<br /> VD:Kết quả khảo nghiệm học sinh lớp 3A­ năm học 2016­2017 về bảng  <br /> nhân 9 qua các thời điểm như sau:<br /> * 1 tuần sau khi học bài Bảng nhân 9 (tuần 13), tỉ  lệ  học sinh quên các  <br /> phép tính trong bảng nhân 9 là 31,3 %<br /> * 2 tuần sau khi học bài Bảng nhân 9 (tuần 15 ), tỉ lệ học sinh quên phép  <br /> tính trong bảng nhân 9 là 37,5 %      <br /> * Đến lúc học bài Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (Sgk Toán  <br /> 3 trang 161, PPCT tiết 148) thì học sinh phải ôn lại các bảng nhân mới vận dụng  <br /> thực hiện được phép nhân Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.<br /> Các kĩ năng như: làm tính, giải toán thông minh không có điều kiện để trau <br /> dồi.<br /> ­Về việc hình thành phát triển năng lực, phẩm chất:<br /> Các năng lực chung và năng lực riêng của môn toán, đặc biệt năng lực tự <br /> học và giải quyết vấn đề không có cơ hội rèn luyện; phẩm chất tự tin khó được <br /> hình thành và phát triển.<br /> ­Về việc hình thành phát triển nhân cách:<br /> Những hạn chế  về  mặt kiến thức, kĩ năng; về  năng lực; phẩm chất nêu <br /> trên đã dẫn tới việc nhân cách học sinh phát triển không toàn diện, không bền  <br /> chắc<br /> Những hạn chế  trên đều có những nguyên nhân, những yếu tố  tác động, <br /> cụ thể: <br /> 2.3. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br /> a) Nguyên nhân chủ quan<br /> Bản chất của phương pháp dạy học truyền thống là truyền thụ  tri thức <br /> theo niệm “Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ <br /> năng, tư  tưởng, tình cảm”. Như  vậy nhân cách học sinh được hình thành một <br /> cách mặc định theo công thức­ không phù hợp với mục tiêu giáo dục mà Đảng,  <br /> <br /> 6<br /> Nhà nước đã đề ra, không phù hợp trụ cột giáo dục mà UNESCO đề xuất.<br /> Đặc trưng của các phương pháp dạy học truyền thống là diễn giảng,  <br /> truyền thụ kiến thức một chiều dẫn đến việc lĩnh hội kiến thức của học sinh là <br /> thụ động, không bền chắc.<br /> Hình thức tổ chức hoạt động dạy học là cố  định, giới hạn trong bốn bức  <br /> tường, giáo viên đối mặt với cả lớp, điều khiển, kiểm soát tần số hoạt động và  <br /> giữ nhịp tiến độ học của mỗi học sinh theo một mặt bằng chung của cả lớp. Vì <br /> vậy học sinh không được phân hóa, không được phát huy năng lực phù hợp với  <br /> cá nhân.            <br /> b) Nguyên nhân khách quan<br /> Trong những năm “bản lề” thực hiện quá trình đổi mới căn bản để  tiến <br /> tới đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo nên chưa có sự  đồng bộ  trong việc  <br /> đổi mới các thành tố  giáo dục. Cụ thể: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết  <br /> quả  học tập của học sinh ( TT22/2016, Ban hành kèm theo Quy định đánh giá <br /> học sinh tiểu học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ); Đổi mới mạnh mẽ <br /> phương pháp dạy học nhưng nội dung chương trình giáo dục vẫn chưa được  <br /> đổi mới, trong khi các thành tố  giáo dục nó có mối quan hệ  biện chứng với  <br /> nhau, điều đó đã gây tác động đến mục tiêu, hạn chế chất lượng giáo dục<br /> c) Các yếu tố tác động<br /> Các yếu tố  tác động mạnh mẽ  làm cho giáo viên vẫn thường xuyên sử <br /> dụng phương pháp dạy học truyền thống là:<br /> Yếu tố  về  nội dung chương trình: Phương pháp truyền thống thực hiện  <br /> luôn trên nội dung chương trình sách giáo khoa hiện tại còn phương pháp tích <br /> cực buộc phải nghiên cứu nội dung, nghiên cứu bài học để điều chỉnh.<br /> Về yếu tố tiếp cận phương pháp: Phương pháp dạy học truyền thống đã <br /> có sẵn trong tâm thức giáo viên, trong khi đó phương pháp mới có khi còn bỡ <br /> ngỡ. <br /> Về  yếu tố  môi trường hoạt động dạy học trên lớp: Phương pháp truyền  <br /> thống, giáo viên kiểm soát hoạt động theo ý mình dưới hình thức tổ  chức đơn  <br /> giản, còn phương pháp dạy học tích cực thì học sinh được phân hóa mạnh mẽ vì <br /> vậy giáo viên phải tập trung cao tâm, trí, lực vào trong tiết dạy. <br /> Phân tích tìm ra được những tồn tại, xác định rõ nguyên nhân, những yếu <br /> tố  tác động như  trên nên bản thân tôi đã tích cực nghiên cứu, vận dụng các  <br /> <br /> 7<br /> phương pháp dạy học mới vào các tiết dạy trong thực tế và mạnh dạn xây dựng  <br /> thành đề tài khoa học để được trao đổi cùng đồng nghiệp “ Biện pháp áp dụng  <br /> phương pháp dạy học kiến tạo vào một số nội dung của mạch kiến thức số  <br /> học trong chương trình môn toán lớp 3”.<br /> 3. Nội dung và hình thức của biện pháp:<br /> a) Mục tiêu của biện pháp<br /> Biện pháp áp dụng phương pháp dạy kiến tạo vào một số  nội dung của  <br /> mạch kiến thức số  học trong chương trình  môn toán lớp 3 đưa ra nội dung và  <br /> chỉ  ra biện pháp áp dụng phương pháp dạy học kiến tạo vào một số  nội dung  <br /> kiến thức môn toán lớp 3 nhằm đạt mục tiêu dạy học trong thời đại mới ­ dạy <br /> học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học. Nhằm giúp học sinh  <br /> điều chỉnh cách học; học tập tích cực, nâng cao năng lực, chủ  động lĩnh hội <br /> kiến thức, rèn luyện kĩ năng tự học và giải quyết vấn đề, bồi dưỡng phẩm chất  <br /> tự tin. <br /> b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.<br /> * Nội dung<br /> Biện pháp áp dụng phương pháp dạy học kiến tạo vào một số  nội dung <br /> của mạch kiến thức số  học trong chương trình  môn toán lớp 3  là cách mà ta <br /> nghiên cứu nội dung chương trình, nghiên cứu bài học,lựa chọn nội dung, xây <br /> dựng kế  hoạch bài dạy theo hướng tiếp cận năng lực, lấy học sinh làm trung  <br /> tâm, học sinh là chủ  thể  tích cực xây dựng nên những kiến thức mới cho mình <br /> dựa trên những kiến thức đã có hoặc vốn kinh nghiệm đã tích lũy được.<br /> * Cách thực hiện:<br /> Với giáo viên: Thực hiện các bước sau:<br /> 1. Nghiên cứu nội dung chương trình, nghiên cứu bài học­xác định chuẩn <br /> kiến, kĩ năng học sinh cần phải đạt<br /> 2. Xác định kiến thức nền, vốn kinh nghiệm học sinh đã có<br /> 3. Dự đoán những tình huống, những khó khăn học sinh có thể mắc phải<br /> 4. Điều chỉnh nội dung phù hợp đối tượng học sinh, theo lối kiến tạo(tạo <br /> tình huống có vấn đề)<br /> 5. Tổ chức môi trường học tập mang tính kiến tạo­giám sát hoạt động, tư <br /> vấn động viên, nhận xét đánh giá học sinh<br /> 8<br /> 6. Ghi nhận kết hoạt động của học sinh (kiến thức mới mà học sinh tìm <br /> được)<br /> Cả 6 bước trên đều quan trọng, trong đó bước 1, 2, 3, 4 thuộc về công tác  <br /> chuẩn bị, yêu cầu chúng ta phải cẩn thận, chu đáo; bước 5, 6 là tổ  chức thực <br /> hiện, yêu cầu chúng ta phải nhiệt tình, linh hoạt.<br /> Với học sinh: Thực hiện theo quy trình 6 bước học tập sau:<br /> 1. Ôn tập, củng cố, tái hiện kiến thức<br /> 2. Tiếp nhận tình huống có vấn đề<br /> 3. Giải quyết vấn đề<br /> 4. Đưa ra nhận định (giả thuyết)<br /> 5. Kiểm nghiệm, phân tích kết quả<br /> 6. Kết luận, rút ra kiến thức, kĩ năng mới<br /> Cả 6 bước đều quan trọng, bước trước là tiền đề  của bước sau, như  thế <br /> mới thành sự kiến thiết để tạo ra kết quả ở bước cuối cùng.<br /> Khi thực hiện quy trình học, học sinh thường hay mắc một số  hạn chế <br /> như: không biết cách giải quyết vấn đề; đưa ra nhận định lệch xa vấn đề; kết  <br /> luận chung chung. Trong trường hợp này, giáo viên cần giám sát, tư vấn, hỗ trợ <br /> kịp thời.<br /> Cũng có một số  em bỏ  qua bước 4 và bước 5, khi đó kiến thức rút ra có  <br /> thể  không chân lý. Trường hợp này, giáo viên có thể  sửa như  sau: tạo ra một <br /> tình huống có vấn đề khác bằng cách lật ngược khẳng định mà học sinh vừa có. <br /> * Cách áp dụng phương pháp dạy học kiến tạo vào mạch kiến thức  <br /> số học trong chương trình môn toán lớp 3<br /> Phân tích nội dung chương trình mạch kiến thức số học:<br /> Mạch kiến thức số  học trong chương trình môn toán lớp 3 là mạch kiến  <br /> thức chính, được phân thành các cấp độ tư duy; đan xen vào đó là các mạch kiến  <br /> thức khác, cụ thể:<br /> Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000; các số đến 10 000; các số đến <br /> 100 000. Trong đó, các đơn vị  kiến thức Bảng nhân 6, nhân 7, nhân 8, nhân 9; <br /> Bảng chia 6, chia7, chia 8, chia 9; Nhân số có hai, ba, bốn, năm chữ số với số có <br /> một chữ  số; Chia số  có hai, ba, bốn, năm chữ  số  cho số  có một chữ  số; Phép <br /> <br /> 9<br /> cộng, phép trừ  các số  trong phạm vi 100 000 là những đơn vị  kiến thức thuộc  <br /> dạng bài mới phù hợp việc áp dụng phương pháp dạy học kiến tạo để dạy.   <br /> Cách áp dụng với một số nội dung cụ thể: <br /> (Ở  phần này, đề  tài chỉ  nêu cách thực hiện riêng cho bài dạy tiêu biểu <br /> trong từng nhóm nội dung kiến thức đặc trưng, còn cách thực hiện chung như <br /> quy trình dạy, nguyên tắc dạy đã giới thiệu ở phần trên).<br /> Nhóm các nội dung kiến thức:Bảng nhân, bảng chia <br /> Dạy Bài 35. Bảng nhân 9 ( Sách giáo khoa Toán 3, trang 63; PPCT tiết 63)<br /> Phân tích nội dung chương trình; chuẩn kiến thức, kĩ năng; ý tưởng <br /> thiết kế sách giáo khoa; xây dựng phương án kiến tạo<br /> Kiến thức nền:<br /> Các bảng nhân 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; cách tính tổng nhiều lần của cùng một số <br /> hạng đã học.<br /> Chuẩn kiến thức, kĩ năng tối thiểu phải đạt:<br /> Học sinh thuộc bảng nhân 9; vận dụng các phép nhân 9 vào làm tính, giải  <br /> toán.<br /> Kiến thức, kĩ năng cần định hướng làm nền tảng cho học sinh tiếp tục <br /> kiến tạo kiến thức mới sau này:<br /> Vận dụng bảng nhân 9 để thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với 9; <br /> dựa vào bảng nhân 9 và mối quan hệ  giữa phép nhân với phép chia để  lập ra <br /> bảng chia 9.<br /> Dự đoán những khó khăn có thể gặp phải và cách xử lí:<br /> Đối tượng học sinh được phân hóa mạnh mẽ, tiến độ  hoàn thành các nội  <br /> dung học tập sẽ khác nhau. Vì vậy, giáo viên cần linh hoạt, giám sát, động viên, <br /> tư vấn và nhận xét kết quả học tập<br /> Cách thiết kế nội dung chương trình hiện  tại:<br /> Chương trình hiện tại thiết kế  cách lập bảng nhân 9 và các bảng nhân  <br /> trước bằng cách kết hợp trực quan và thực hiện biểu thức cộng cùng một số <br /> <br /> <br /> <br /> 10<br /> hạng   (chẳng   hạn:   9   được   lấy   6   lần,   ta   có: 9 + 9 + 9 + 9 + 9 + 9 = 9 6 = 54 ,   vậy: <br /> 9 6 = 54  <br /> Phương án kiến tạo:<br /> Tạo tình huống có vấn đề: Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân và  <br /> các phép tính nhân với 9 trong các bảng nhân đã học, em hãy lập bảng nhân 9.<br /> Tổ chức học sinh thực hiện các bước học tập theo hướng kiến tạo<br /> Bước 1. Ôn tập, củng cố, tái hiện kiến thức nền<br /> Hoạt động 1: Khởi động tạo tâm thế (trò chơi) <br /> Nối tiếp nêu nhanh các phép tính nhân với 9 trong các bảng nhân 2 đến 8 <br /> đã học.<br /> Hoạt động 2: Bài tập <br /> a) Tính rồi so sánh kết quả: <br /> <br /> 4 7......7 4                                           8 6......6 8<br /> <br /> b) Điền vào chỗ chấm:<br /> 4 8 = 8 ....                                           a b = b ....<br /> Bước 2. Tiếp nhận tình huống có vấn đề<br /> Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân và các phép tính nhân với 9  <br /> trong các bảng nhân đã học, em hãy lập bảng nhân 9.<br /> Bước 3. Đọc, xử lí tình huống<br /> Bước 4. Nhận định :        a b = b ....  ; 2 x 9  sẽ bằng  9 x 2 <br /> Bước 5. Kiểm nghiệm:    2 9 = 18<br /> Bước 6. Kết luận:            vậy   9 2 = 18<br /> Cứ như thế, học sinh kiến tạo ra các phép tính:<br />                                    9 1 = .....                            9 5 = .....<br />                                    9 2 = .....                            9 6 = .....<br />                                    9 3 = .....                            9 7 = .....<br />                                    9 4 = .....                            9 8 = .....<br /> Trường hợp  9 9 ;  9 10  học sinh sẽ làm sao? <br /> 11<br /> Ta tư vấn cho học sinh cách:  9 9  hơn  9 8  một lần 9 hay: <br /> 9 9 = 9 8 + 9                     <br />                               = 72  + 9<br />                               = 81 <br />              Vậy    9 9 = 81<br /> Trên đây là trình bày cụ thể cách thực hiện cách dạy bài Bảng nhân 9 theo  <br /> lối kiến tạo. Trong thực tế, năng lực tư  duy và kĩ năng thao tác, làm tính học <br /> sinh đã bắt đầu tiếp cận, làm quen khi học bài Bảng nhân 6 từ tuần 4.<br /> Dạy Bài 37. Bảng chia 9 (Sách giáo khoa Toán 3, trang 68; PPCT tiết  <br /> 176)<br /> Phương án kiến tạo:<br /> Củng cố, tái hiện kiến thức nền<br /> Hoạt động 1. Khởi động<br /> Học sinh nối tiếp đọc nhanh các phép tính trong bảng nhân 9.<br /> Nêu lại cách tìm thừa số chua biết trong biểu thức nhân<br /> Hoạt động 2. Thực hành (thảo luận nhóm)<br /> Điền vào chỗ chấm để hoàn thiện bài tập sau: (phiếu bài tập)<br /> Cho biểu thức:              a b = c                                  9 3 = 27<br />                   Vậy                 a  =  c  :  …                   27  : 3 = …<br />                                          b  =  c  :  …                   27 : 9  = …<br /> Giáo viên nhận xét rồi tổ  chức cho học sinh tiếp nhận tình huống kiến  <br /> tạo:<br /> <br /> Dựa vào bảng nhân 9 và cách tìm thừa số  chưa biết, em hãy lập ra bảng <br /> chia 9.<br /> Với cách dạy này, học sinh không phải cố  học thuộc một cách máy móc <br /> bảng chia 9 mà dựa vào bảng nhân để tìm ra bảng chia dễ dàng hơn.<br /> Nhóm các nội dung kiến thức: Phép cộng, phép trừ<br /> Dạy Bài 82. Phép cộng các số  trong phạm vi 100 000 ( SGK trang 155, <br /> PPCT tiết 145; tuần 29)<br /> 12<br /> Phân tích nội dung chương trình, kiến thức, kĩ năng:<br /> Phép tính cộng các số có ba chữ số học sinh học ở lớp 2; phép cộng các số <br /> trong phạm vi 10 000 học  ở  lớp 3 (tiết 98, tuần 20). V ề ki ến th ức, các phép <br /> cộng đều giống nhau, vì vậy ta tập trung kiến tạo kĩ năng làm tính (đặt tính, vận <br /> dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện,..)<br /> Với bài học này ta có phương án kiến tạo như sau:<br /> Bước 1. Củng cố, tái tạo kiến thức nền<br /> Hoạt động 1. Tính: 456 + 379<br /> Việc 1: Đặt tính rồi tính<br /> Việc 2: Nêu cách tính cho bạn nghe<br /> Hoạt động 2. Các phép tính sau, phép tính nào đúng, phép tính nào sai? Vì <br /> sao?<br /> a)  123                     b)    257                                        c)   146<br /> +  634                      +  372                                           + 336<br /> 1864                          629                                              472<br /> Bước 2. Tiếp nhận tình huống có vấn đề<br /> Dựa vào cách thực hiện phép cộng em đã học, em hãy thực hiện phép tính  <br /> sau:  52364 + 27483<br /> Bước 3. Đọc, xử lí tình huống: Đặt tính rồi tính<br /> Bước 4. Nhận định: Việc đặt tính đã đúng, thứ  tự  tính đúng, vậy kết quả <br /> đúng<br /> Bước 5. Kiểm nghiệm: Tính lại (trường hợp này, chưa dùng được tính trừ <br /> để kiểm tra kết quả tính cộng).   <br /> Bước 6. Kết luận: vậy  52364 + 27483 = 79847<br /> Một số em nêu cách tính trước lớp <br /> Nhóm các nội dung kiến thức: Phép nhân, phép chia.<br /> Dạy Bài 85. Nhân số  có năm chữ  số  với số  có một chư  số   (Sách giáo <br /> khoa Toán 3, trang 161; PPCT tiết 150)<br /> Cách thiết kế nội dung chương trình hiện  tại:<br /> <br /> 13<br /> Chương trình hiện tại thiết kế cách thực hiện tính nhân số có năm chữ số <br /> với số có một chữ số vẫn lặp lại tương tự như cách nhân các số  trong phạm vi  <br /> 100; 1000; 10000 đã học trước đó. Ta có thể  tổ  chức cho học sinh tư  duy kiến <br /> tạo theo phương án sau:<br /> Phương án kiến tạo:<br /> Củng cố, tái hiện kiến thức nền:<br /> Hoạt động 1. Tính và nêu cách tính<br /> 142<br />                                                   <br /> 6<br /> <br /> Tổ chức cho học sinh thực hiện tình huống: Dựa vào cách nhân số có hai,  <br /> ba, bốn chữ  số  với số  có một chữ  số; và các bảng nhân đã học, em hãy thực <br /> hiện phép tính sau:<br />                           21526 3<br /> <br /> c. Điều kiện thực hiện biện pháp<br /> Để thưc hiện biện pháp áp dụng phương pháp dạy học kiến tạo vào một <br /> số nội dung của mạch kiến thức số học trong  chương trình môn toán lớp 3 hiệu <br /> quả, cần chú ý một số điều kiện sau:<br /> Một là: Việc kiến tạo tri thức mới buộc phải dựa trên nền tri thức học  <br /> sinh đã có. Vai trò của học sinh là chủ  thể  kiến tạo nên những kiến thức mới.  <br /> Giáo viên phải tổ chức môi trường học tập mang tính kiến tạo để  học sinh tìm  <br /> tòi, khám phá.<br /> Hai là: Khi xây dựng kế  hoạch bài dạy theo hướng kiến tạo, giáo viên  <br /> cần quan tâm đến cách bố  cục nội dung chương trình trong sách, ý tưởng thiết  <br /> kế của người viết sách. <br />  d) Mối quan hệ giữa các bước thực hiện trong biện pháp.<br /> Đề tài đã xây dựng các bước thực hiện khi áp dụng phương pháp dạy học <br /> theo lối kiến tạo. Các bước đó được sắp xếp thành quy trình, nghĩa là bước thực <br /> hiện trước sẽ là tiền đề của bước sau. Trong đó bước xây dựng tình huống kiến <br /> tạo là bước then chốt. Các bước khác có nhiệm vụ hỗ trợ tích cực. <br /> 4. Kết quả  khảo nghiệm, giá trị  khoa học của vấn đề  nghiên cứu, <br /> <br /> 14<br /> phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br /> 4.1. Kết quả khảo nghiệm<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 15<br />                  Kết <br /> Kết quả khi sử <br /> quả Kết quả khi áp dụng PPDH <br /> dụng PPDH truyền <br /> kiến tạo<br /> thống<br /> Chỉ báo <br /> <br /> Mạch   kiến   thức  Bài kiểm tra khảo sát  Bài kiểm tra định kì cuối kì I: <br /> số   học   trong   bài  đầu   năm:   9,5%   HS  79,3   %   HS   hoàn   thành   cả   4 <br /> kiểm tra  hoàn   thành   cả   4   câu,  câu,   95%   trong   số   đó   làm <br /> trong   số   đó   chỉ   có  đúng câu mức 3;4. <br /> 26%   làm   đúng   câu   ở  Bài kiểm tra định kì cuối cuối <br /> mức độ 3;4. năm : 81,7 % HS hoàn thành <br /> cả  4 câu, 96,8% trong số  đó <br /> làm đúng câu mức 3;4.<br /> <br />     Chuẩn   KT,   KN       Đạt  25/25   em  =     Đạt 25/25 em = 100% <br /> bài   học   ngay   sau  100%<br /> tiết học<br /> <br />       Kiến   thức,   kĩ       56,7% HS còn nhớ     91,3% HS nhớ và vận dụng <br /> năng bài học khảo  kiến   thức,   có   khả  tốt.<br /> nghiệm     khi   kết  năng   vận   dụng   làm     8,7% HS nhớ, vận dụng lan  <br /> thúc   năm   học  bài tập. man.<br /> 2016­2017      21,2% HS nhớ, vận    06 HS được công nhận Học <br /> dụng lan man. sinh   giỏi   toán   Olimpic   cấp <br />    22,1% HS không còn  huyện. 01 HS đạt giải Ba kì <br /> nhớ gì thi Olimpic toán cấp tỉnh.<br /> <br />      Năng lực chung        Không   được   hình       100% HS được hình thành <br /> môn Toán  thành và phát triển<br /> <br />       Năng  lực  riêng       Một số  ít em dược     100% HS hình thành và phát <br /> môn Toán hình  thành, phát  triển  triển; 45,5% có năng lực vận <br /> không rõ ràng dụng ở mức 4<br /> <br />    Năng lực tự học       Một số  ít em được     100% HS hình thành và phát <br /> 16<br /> và giải quyết vấn  hình  thành, phát  triển  triển; 75,5%  có khả  năng tự <br /> đề không rõ ràng hoàn thành bài học đúng tiến <br /> 4.2. Giá trị khoa học của đề tài<br /> Thành công của đề tài không chỉ mang lại hiệu quả về việc nâng cao chất <br /> lượng dạy học mà đề tài còn góp phần làm giàu phương pháp dạy học, như vậy <br /> đề tài cũng mang lại một giá trị khoa học – Khoa học giáo dục.<br /> III. Phần kết luận, kiến nghị<br /> 1. Kết luận: <br /> Với tinh thần tích cực bồi dưỡng thường xuyên, tích cực tự  học và sáng <br /> tạo, tôi đã tìm ra Biện pháp áp dụng phương pháp dạy học kiến tạo vào một số <br /> nội dung của mạch kiến thức số học trong chương trình môn toán lớp 3.<br /> Biện pháp Tiếp cận phương pháp dạy học kiến tạo vào một số nội dung <br /> của chương trình môn toán lớp 3 đã được áp dụng và khảo nghiệm có hiệu quả <br /> thực sự  góp phần nâng cao hiệu quả  giảng dạy theo đúng mục tiêu giáo dục <br /> trong thời đại mới. Đề  tài cũng mang lại giá trị khoa học­ khoa học giáo dục là <br /> làm giàu phương pháp dạy học tích cực ­ yêu cầu cấp thiết trong những năm  <br /> “bản lề” của lộ trình cải cách toàn diện nền giáo dục Việt Nam.<br /> Không chỉ  thu được hiệu quả  trong hoạt  động dạy học, qua quá trình <br /> nghiên cứu, bản thân tôi cũng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm:<br /> Một là: Quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, <br /> sự  chỉ  đạo của các cấp quản lí giáo dục, xác định lập trường tư  tưởng vững  <br /> vàng là tiền đề tư tưởng đem lại sự thành công.<br /> Hai là:  Tích cực Học tập và làm theo tấm gương tư  tưởng, đạo đức và  <br /> phong cách Hồ  Chí Minh; tích cực tự  học và sáng tạo là điều kiện quan trọng  <br /> giúp giáo viên vận động thích ứng, tồn tại và phát triển.<br /> Ba là:  Chủ  động tiếp cận cái mới, kết hợp năng lực với lương tâm và  <br /> trách nhiệm sẽ giúp chúng ta năng động và thành công.<br /> Mặc dù biện pháp tiếp cận phương pháp dạy học kiến tạo vào một số <br /> nội dung của chương trình môn toán lớp 3 đã mang lại những hiệu quả  nhất  <br /> định nhưng dù sao đề  tài cũng không thể  tránh được những thiếu sót. Vì vậy, <br /> bản thân rất mong nhận được sự  tư vấn của Hội đồng xét duyệt sáng kiến, sự <br /> góp ý, chia sẻ của đồng nghiệp. <br /> 2. Kiến nghị:<br /> Để góp phần làm giàu phương pháp dạy học tích cực, nhân rộng hiệu quả <br /> 17<br /> của biện pháp áp dụng phương pháp dạy học kiến tạo vào một số nội dung của  <br /> của mạch kiến thức số  học trong chương trình môn toán lớp 3, tôi kính kiến <br /> nghị một số nội dung sau:<br /> Với quản lí chuyên môn trường Tiểu học Lê Hồng Phong<br /> Phê duyệt đưa đề tài làm nội dung đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo <br /> hướng chuyên sâu.<br /> Với Phòng Giáo dục và Đào tạo<br /> Cho phép đề  tài được tham gia các diễn đàn sinh hoạt chuyên môn cấp  <br /> phòng để làm giàu kinh nghiệm.                                                      <br /> <br /> <br />                                                                 Krông Ana, ngày 25 tháng 2 năm 2018<br />                                                                                         TÁC GIẢ<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                                                     Phan Văn Quản   <br /> <br /> <br /> DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Đảng Cộng sản Việt  Nam:<br /> Nghị quyết số 29­ NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị <br /> lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI<br /> 2. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam:<br /> Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009­ Khoản 2 Điều <br /> 28<br /> 3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam:<br /> Quyết định số 711/QĐ­TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 13 tháng <br /> 6 năm 2012 về chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011­ 2020<br /> 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo:<br /> Thông tư số 32/2011/TT­BGDĐT, ngáy 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ <br /> Giáo dục và Đào tạo về  việc Ban hành chương trình bồi dưỡng thường <br /> <br /> 18<br /> xuyên giáo viên tiểu học Thông tư số 22/2016/TT­BGDĐT ngày 22 tháng 9 <br /> năm 2016 của Bộ  trưởng Bộ  Giáo dục và Đào tạo về  việc Ban hành Quy  <br /> định đánh giá học sinh tiểu học<br /> 5. Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk<br />  Tài liệu tâp huấn dạy học theo định hướng phát triển năng lực học <br /> sinh ở trường tiểu học ( TS Hoàng Nam Hải )<br />  6. Trường Tiểu học Lê Hồng Phong:<br />  Báo cáo chất lượng cuối kì I, cuối năm học<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                            <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 19<br /> MỤC LỤC<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nội dung Trang<br /> <br /> I. Phần mở đầu<br /> 1<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> 1<br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br /> 2<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu<br /> 2<br /> 4. Giới hạn của đề tài<br /> 2<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> 2<br /> II. Phần nội dung:<br /> 3<br /> 1. Cơ sở lí luận<br /> 3<br /> 2. Thực trạng<br /> 5<br /> 3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br /> 7<br /> 4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học…<br /> 14<br /> III. Phần kết luận, kiến nghị<br /> 15<br /> 1. Kết luận<br /> 15<br /> 2. Kiến nghị<br /> 16<br /> Tài liệu tham khảo<br /> 17<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 20<br /> NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP TR<br /> ́ ƯƠNG<br /> ̀<br /> <br /> .............................................................................................................................<br /> .....................................................................................................................................<br /> <br /> .............................................................................................................................<br /> <br /> .............................................................................................................................<br /> .....................................................................................................................................<br /> <br /> .............................................................................................................................<br /> <br /> .............................................................................................................................<br /> .....................................................................................................................................<br /> <br /> .............................................................................................................................<br /> <br /> CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br /> <br />                                                              (Ký tên, đóng dấu)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP HUY<br /> ́ ỆN<br /> <br /> .............................................................................................................................<br /> <br /> .............................................................................................................................<br /> <br /> .............................................................................................................................<br /> <br /> .............................................................................................................................<br /> <br /> <br />                                              CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br /> <br />                                                                (Ký tên, đóng dấu)<br /> <br /> 21<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2