SKKN: Biện pháp phát huy hiệu quả tiết thực hành qua mẫu tường trình thí nghiệm hóa học ở trung học phổ thông
lượt xem 3
download
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm trên đã được áp dụng trong năm học 2010 – 2011 tại trường, đã được kiểm nghiệm qua thực tế giảng dạy, đã chứng minh tính hiệu quả của một tiết thực hành là nâng cao trình độ năng lực và kỹ năng thực hành của học sinh. Điều đó cho thấy, nó rất phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy – học hiện nay của ngành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Biện pháp phát huy hiệu quả tiết thực hành qua mẫu tường trình thí nghiệm hóa học ở trung học phổ thông
- Trường THPT Bắc Bình Tổ : Hóa SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ TIẾT THỰC HÀNH QUA MẪU TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM MÔN HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Phần I: Đặt vấn đề Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứu sự biến đổi của các chất. Nhờ thí nghiệm hóa học mà học sinh được làm quen với các tính chất, hiểu và giải thích được bản chất của các quá trình diễn ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống. Đối với bộ môn hóa học, thí nghiệm giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy và học. Có thể nói thí nghiệm hóa học là cơ sở để học sinh học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành. Qua mỗi bài thực hành, học sinh sẽ nắm vững kiến thức một cách hứng thú và vững chắc hơn, từ đó lôi cuốn các em vào thế giới diệu kì, say mê bộ môn và có niềm tin vào khoa học hóa học. Ngoài ra, thí nghiệm hóa học còn giúp học sinh phát triển tư duy và hình thành những đức tính tốt như: Trật tự, ngăn nắp, gọn gàn, …. Tuy nhiên, qua nhiều năm giảng dạy chúng tôi nhận thấy một thực tế : Về phía học sinh: Thời gian để học sinh tiến hành thí nghiệm một bài trong sách giáo khoa là không đủ, cũng như cơ hội để mỗi học sinh tự làm thí nghiệm là không có,… Về phía giáo viên: Phải hướng dẫn cho học sinh rất nhiều cả khâu viết bảng tường trình, cũng như hướng dẫn học sinh cách lắp ráp dụng cụ thí nghiệm trong mỗi bài thực hành vì hình vẽ trong sách giáo khoa không có,….Từ đó dẫn đến thời gian để hoàn thành một bài thực hành là không đủ. Từ vai trò quan trọng của thí nghiệm hóa học như đã nêu và qua nhiều năm giảng dạy. Chúng tôi nhận thấy cần phải đổi mới phương pháp thí nghiệm thực hành để phù hợp với việc thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới theo hướng Sáng Kiến Kinh Nghiệm 1 Mộng Trinh Văn Yên
- Trường THPT Bắc Bình Tổ : Hóa tích cực hóa hoạt động của học sinh như hiện nay của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Xuất phát từ mục tiêu và vai trò quan trọng của tiết thí nghiệm thực hành, đồng thời mong muốn nâng cao chất lượng bộ môn, sự thành công của thí nghiệm. Chúng tôi đã lựa chọn, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm: “ Biện pháp phát huy hiệu quả tiết thực hành qua mẫu tường trình thí nghiệm hóa học ở trung học phổ thông”. Để cùng trao đổi và tìm ra biện pháp hiệu quả nhất cho một tiết thực hành. Phần II: Nội dung và cách thực hiện II.1/ Nội dung: Trước đây, khi chưa có mẫu tường trình thí nghiệm thì đến tiết thực hành học sinh tự lập bảng tường trình, tự ghi cách tiến hành thí nghiệm, …Số lượng học sinh trong một nhóm đông (khoảng 8 – 10 học sinh), dẫn đến tỉ lệ học sinh tự tay làm thí nghiệm là rất ít, không rèn luyện được kỹ năng thực hành. Bên cạnh đó, học sinh được mang SGK vào phòng thí nghiệm, các em phụ thuộc rất nhiều vào SGK như không xem trước nội dung kiến thức ở nhà, mà chỉ ghi chép từ SGK từ cách tiến hành đến giải thích hiện tượng, phương trình phản ứng. Từ đó, các em không phát huy được năng lực tư duy sáng tạo. Về phía giáo viên, mất rất nhiều thời gian trong việc hướng dẫn học sinh cách tiến hành, lắp ráp dụng cụ, quản lí nhóm thực hành. Giáo viên không đánh giá chính xác năng lực, kỹ năng thực hành của học sinh, không hình thành cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng tự làm việc. Đáp ứng nhu cầu của phòng thí nghiệm thực hành mới hiện nay, thiết kế cho 12 nhóm thực hành (4 học sinh cho một nhóm), để đảm bảo thời gian cho một tiết thực hành và mỗi học sinh đều được tự làm thí nghiệm, làm việc nhóm theo phương pháp tự nghiên cứu. Mẫu tường trình thí nghiệm về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên. Mẫu tường trình được trình bày rất cụ thể cho một bài thực hành: Hóa chất và dụng cụ, cách tiến hành có hình ảnh minh họa (SGK không có). Bằng phương pháp trực quan, học sinh quan sát mô tả thí nghiệm, giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng. Mẫu tường trình thí nghiệm là công cụ để kiểm tra, đánh giá trình độ của học sinh về kiến thức chuyên môn qua các bài đã học, về mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành. Kiểm tra năng lực, kỹ năng thực hành, làm việc theo nhóm của học sinh : “Học đi đôi với hành”. Sáng Kiến Kinh Nghiệm 2 Mộng Trinh Văn Yên
- Trường THPT Bắc Bình Tổ : Hóa Mẫu tường trình Lớp : ………………………………. thí nghiệm Nhóm thực hành : …………………. được viết Họ và tên : 1/ ……………………………. dựa trên 2/ …………………………….. các bài 3/ …………………………….. thực hành 4/ …………………………….. trong sách giáo khoa của 3 khối lớp (10 ; 11 ; 12) cả cơ bản và nâng cao, tất cả có 6 tập tường trình được trình bày gồm 2 phần: 1/ * Lớp, nhóm thực hành, họ và tên học sinh trong nhóm: * Lưu ý : Khi sử dụng tập tường trình thí nghiệm. Mỗi nhóm thực hành chỉ có 1 tập tường trình thí nghiệm. Giữ gìn cẩn thận để làm suốt năm học. Không để thấm nước, thấm hóa chất khi làm thí nghiệm. Nộp lại cho Thầy (Cô) sau mỗi buổi thí nghiệm. 2/ Các bài thực hành: * Ngày thực hành , tên học sinh vắng, điểm số, nhận xét: Ngày thực hành: Học sinh ghi ngày thực hành. Tên học sinh vắng: Học sinh ghi tên học sinh vắng (nếu có). Bài tường trình: 4 điểm Thao tác thực hành: 4 điểm Trật tự : 1 điểm Vệ sinh : 1 điểm * Tổng cộng: 10 điểm Điểm số: Được quy định. Nhận xét của giáo viên về nhóm thực hành, rút kinh nghiệm. * Dụng cụ Hóa chất: Sáng Kiến Kinh Nghiệm 3 Mộng Trinh Văn Yên
- Trường THPT Bắc Bình Tổ : Hóa Trong mẫu tường trình đã ghi rất đầy đủ và cụ thể, giáo viên và học sinh dựa vào để lấy hóa chất và dung cụ tiến hành thí nghiệm (không được mang sách giáo khoa vào phòng thí nghiệm). Trong mỗi bài thực hành, giáo viên cần chuẩn bị trước cho mỗi nhóm học sinh các hóa chất và dung cụ cần thiết. * Tiến hành theo từng thí nghiệm: Cách tiến hành: Được trình bày cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu theo (SGK hay SGV), có hình vẽ minh họa và lưu ý (SGK không có), rất dễ để học sinh sử dụng và quan sát khi làm thí nghiệm. Quan sát hiện tượng: Học sinh quan sát hiện tượng từ thí nghiệm thực tế ( phương pháp trực quan). Giải thích hiện tượng: Từ thí nghiệm thực tế, học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng. Viết phương trình phản ứng: Học sinh viết phương trình phản ứng từ các chất cụ thể trong thí nghiệm thực tế và cân bằng phản ứng. (Xác định vai trò của các chất trong phản ứng nếu có, …). * Ví dụ : Bài thực hành số 4 – Lớp: 11CB (mẫu) CHƯƠNG 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA ETILEN AXETILEN 1/ Ngày thực hành:…………………. Nhận xét của Thầy (Cô): 2/ Tên HS vắng: 1……………………………. 2……………………………. 3/ Điểm số: Bài tường trình: ………. Thao tác thực hành: ………. Trật tự : ………. Vệ sinh : ……….. * Tổng cộng : ………………… * Dụng cụ: Giá sắt thí nghiệm 6 ống nghiệm Sáng Kiến Kinh Nghiệm 4 Mộng Trinh Văn Yên
- Trường THPT Bắc Bình Tổ : Hóa Giá để ống nghiệm 1 ống nghiệm có nhánh 4 cái ống nhỏ giọt 3 kẹp ống nghiệm 1 ống thông hai đầu 1 đèn cồn 1 ống TT dẫn khí thẳng. ống TT đầu vuốt nhọn 1 ống TT dẫn khí cao su. * Hóa chất: CaC2 H2O cất Cát sạch C2H5OH (khan) H2SO4 đ bông gòn. Dung dịch AgNO3/NH3 dd KMnO4 Tiến hành thí nghiệm : I. Thí nghiệm 1:Điều chế và thử tính chất của etylen . 1/ Cách tiến hành : * Ống nghiệm (khô): Một ít cát sạch + 2 ml C2H5OH (khan) + Hình vẽ: từng giọt, khoảng 4 ml dd H 2SO4 đặc, đồng thời lắc đều. Lắp dụng cụ như hình vẽ. * Đun nóng hổn hợp, sao cho hổn hợp không trào lên ống dẫn C2H4 khí, (hổn hợp chuyển thành màu Hoãn hôïp đen). 2ml C2H5OH + 4 ml dd H 2SO4 ñaëc Đốt khí sinh ra ở đầu vuốt Boâng taåm NaOH ñaëc nhọn của ống dẫn khí. * Lưu ý: H2SO4 đặc; đ/cháy C2H4. Ñaùboït ( CaCO3) ……………………………. Boâ ng taå m NaOH ñaë c Hoã n hôïp 2ml C2H5OH + C2H4 * Dẫn khí qua ống nghiệm khác 4 ml dd H 2SO4 ñaë c chứa dd KMnO4 . Ñaùboït ( CaCO3) dd KMnO4 Sáng Kiến Kinh Nghiệm 5 Mộng Trinh Văn Yên
- Trường THPT Bắc Bình Tổ : Hóa 2/ Quan sát hiện tượng : Màu ngọn lửa: ………………………………………………………... Ống nghiệm chứa dd KMnO 4 : ………………………………………... ………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………... 3/ Giải thích hiện tượng : ................................................................................................................ ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… 4/ Viết phương trình phản ứng: ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… II.2/ Cách thực hiện – Tác dụng : Đầu năm, giáo viên chia nhóm (có thể chia theo bàn học trong lớp), mỗi nhóm khoảng 3 – 4 học sinh và phát cho mỗi nhóm một tập tường trình thí nghiệm để các em sử dụng trong cả năm học. 1/ Đối với học sinh: Các em phải lưu ý cách sử dụng tập tường trình. Khi đến giờ thực hành, giáo viên phát tập tường trình cho các nhóm. Sau khi thực hành xong, học sinh nộp lại tập tường trình và được lưu tại phòng thí nghiệm, học sinh không được mang tập tường trình về nhà.Tập tường trình có tác dụng rất hữu ích đối với học sinh về kiến thức cũng như thời gian và thao tác tiến hành thí nghiệm: Về kiến thức: Học sinh phải xem trước bài thực hành trong SGK và chuẩn bị kiến thức trước ở nhà. Đây là một biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức trước khí tiến hành thí nghiệm để chứng minh cho kiến thức mà các em vừa được học trên lớp, vì các em không được mang sách giáo khoa vào phòng thí nghiệm. So với cách làm cũ: Học sinh được phép mang SGK vào phòng thí nghiệm. Vì vậy các em phụ thuộc rất nhiều vào SGK, có em không xem trước bài thực hành ở nhà, không chuẩn bị kiến thức. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, các em chỉ chép từ SGK ra từ hiện tượng đến phương trình phản ứng, có em không làm thí nghiệm mà chép bài của nhau, vì số lượng học sinh trong một nhóm quá đông. Điều đó dẫn đến một tác hại là giáo viên không phân biệt, không đánh giá được trình độ năng lực của Sáng Kiến Kinh Nghiệm 6 Mộng Trinh Văn Yên
- Trường THPT Bắc Bình Tổ : Hóa học sinh. Về phía học sinh không phát triển được năng lực trí tuệ, không có cơ hội để làm việc nhóm, không phát triển được thế giới quan. Về tiến hành thí nghiệm: Các em thực hành theo nhóm (4 hoc sinh/ một nhóm), tất cả các em đều được làm thí nghiệm, chiếm tỉ lệ 100%. Các em tự lắp ráp dụng cụ , tự tay lấy hóa chất để làm thí nghiệm (đã được hướng dẫn rất cụ thể trong tập tường trình mà trong SGK không có). Qua đó, các em được rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ năng trao đổi thông tin, hợp tác, làm việc nhóm, từ đó hình thành kỹ năng sống cho học sinh. So với cách làm cũ: Hoc sinh không có cơ hội để làm việc nhóm, có em không có cơ hội để làm thí nghiệm rèn luyện kỹ năng, vì số lượng học sinh trong một nhóm khá đông. Thông thường mỗi lớp chia ra khoảng 4 hay 8 nhóm thực hành, từ đó ta thấy tỉ lệ các em được tự tay làm thí nghiệm là rất ít, không phát huy được kỹ năng thực hành của học sinh. Về thời gian: Sử dụng mẫu tường trình thí nghiệm giúp học sinh rất tốt về mặt thời gian, vì trong tập tường trình đã có sẵn: Hóa chất và dụng cụ cần thiết cho buổi thực hành (đã được giáo viên chuẩn bị ), cách tiến hành có hình ảnh minh họa rất cụ thể và dễ hiểu, học sinh có thể quan sát hình vẽ để lắp dụng cụ hay làm theo các bước. Học sinh được nhiều thời gian hơn để tiến hành thí nghiệm, quan sát, giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng, ít phụ thuộc vào sự hướng dẫn của giáo viên. Từ đó, học sinh giải thích được các vấn đề mà các em được học theo lý thuyết, giúp các em nắm vững kiến thức một cách sâu sắc và hoàn thành bài thực hành theo yêu cầu . So với cách làm cũ: Thường thì không đủ thời gian để các em làm các thí nghiệm, hoàn thành bài thực nành.Vì các em còn mất nhiều thời gian cho lập bảng tường trình, ghi cách tiến hành, vẽ hình ảnh minh họa, vừa làm vừa xem SGK,…. Từ đó, các em chưa giải thích hết các vấn đề mà các em thắc mắc, các em phụ thuộc vào SGK và giáo viên rất nhiều trong việc tìm câu trả lời. Các em không phát huy được tư duy sáng tao, nghiên cứu khoa học. * Từ các vấn đề trên, chúng tôi nghĩ việc phải có một tập tường trình thí nghiệm hóa học là chính đáng để đáp ứng và phù hợp với phương pháp dạy và học ngày nay. 2/ Đối với giáo viên: Giáo viên lưu tập tường trình tại phòng thí nghiệm và phát cho mỗi nhóm khi đến giờ thực hành. Sáng Kiến Kinh Nghiệm 7 Mộng Trinh Văn Yên
- Trường THPT Bắc Bình Tổ : Hóa Giáo viên chịu trách nhiệm chuẩn bị cho mỗi nhóm các dụng cụ và hóa chất cần thiết theo mẫu tường trình. Giáo viên có nhiều thời gian hơn để quan sát đánh giá quá trình học sinh tiến hành thí nghiệm. Chấm điểm theo nhóm thực hành được dễ dàng hơn tại phòng thí nghiệm trong quá trình học sinh tiến hành thí nghiệm, giáo viên chấm điểm các mục: Cách tiến hành , trật tự, vệ sinh theo qui định về điểm số. * So với cách làm cũ: Giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách viết bảng tường trình, hướng dẫn học sinh cách lấy hóa chất, cách lắp ráp dụng cụ,… Giáo viên chỉ chuẩn bị một khây hay hai khây hóa chất trên bàn giáo viên, học sinh phải lên lấy hóa chất làm thí nghiệm. Về mặt trật tự của phòng thí nghiệm không được nghiêm, bên cạnh đó quá trình học sinh mang hóa chất đến nơi thực hành không an toàn (với các hóa chất độc hại). 3/ Đối với tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường: Quản lý và theo dõi quá trình thực hành của giáo viên được thuận tiện và dễ dàng hơn, nhắc nhỡ giáo viên thực hành chậm so với nội dung chương trình. Phần III: Kết quả và khả năng phổ biến Qua một năm áp dụng mẫu tường trình thí nghiệm tại trường, chúng tôi nhận thấy: * Về thời gian tiến hành thí nghiệm trong một tiết: Thực hiện theo cách làm cũ: Số lượng thí nghiệm để học sinh thực hành trong một tiết có bài chỉ đạt 80%, không làm hết thí nghiệm. Thực hiện theo mẫu tường trình: Số lượng thí nghiệm thực hành trong một tiết đạt 100%. * Về tiến hành thí nghiệm: Tỉ lệ học sinh trực tiếp lấy hóa chất, lắp ráp dụng cụ để tiến hành thí nghiệm. Thực hiện theo cách làm cũ: Số lượng học sinh trực tiếp tiến hành thí nghiệm trong một tiết đạt 70%, vì số lượng học sinh trong một nhóm quá đông . Thực hiện theo mẫu tường trình: Số lượng học sinh trực tiếp tiến hành thí nghiệm trong một tiết đạt 100% * Về kiến thức: Tỉ lệ học sinh nắm vững kiến thức qua tiết thực hành. Giỏi Khá Trung bình Yếu Không có mẫu tường trình 5% 20% 50% 25% Sáng Kiến Kinh Nghiệm 8 Mộng Trinh Văn Yên
- Trường THPT Bắc Bình Tổ : Hóa Có mẫu tường trình 15% 35% 40% 10% Các kết quả trên đã được các giáo viên trực tiếp hướng dẫn thực hành nhận xét và đánh giá. Phần IV: Kết luận và khuyến nghị Thí nghiệm hóa học giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình nhận thức, phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ năng phối hợp trao đổi thông tin và làm việc nhóm của học sinh. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học môn hóa học và hình thành kỹ năng sống cho học sinh rất phù hợp với yêu cầu hiện nay của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Đặc biệt, khi sử dụng mẫu tường trình thí nghiệm được xem là biện pháp phát huy hiệu quả nhất của tiết thực hành ở Trung Học Phổ Thông. Qua mẫu tường trình giúp học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo, tính gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh,…Do đó, giáo viên cần cho học sinh sử dụng mẫu tường trình này để thực hành trong cả năm học. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm trên đã được áp dụng trong năm học 2010 – 2011 tại trường, đã được kiểm nghiệm qua thực tế giảng dạy, đã chứng minh tính hiệu quả của một tiết thực hành là nâng cao trình độ năng lực và kỹ năng thực hành của học sinh. Điều đó cho thấy, nó rất phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy – học hiện nay của ngành. Mặc dù chúng tôi đã có rất nhiều cố gắng, xong có thể nói không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp của quí cấp và đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi được hoàn thiện hơn nhằm mục đích: Nâng cao chất lượng dạy – học, để bộ môn khoa học hóa học là môn học được học sinh yêu thích và say mê khám phá nhất. Xin chân trọng cảm ơn ! Bắc bình, ngày 25 tháng 4 năm 2011 Người viết Nguyễn Thị Mộng Trinh Diên Văn Yên TÀI LIỆU THAM KHẢO Sáng Kiến Kinh Nghiệm 9 Mộng Trinh Văn Yên
- Trường THPT Bắc Bình Tổ : Hóa 1. Sách giáo khoa hóa học lớp 10 , 11 , 12 (Cơ bản và nâng cao) Sách giáo viên hóa học lớp 10 , 11 , 12 (Cơ bản và nâng cao) (Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 2008) 2. Tài liệu hướng dẫn thiết kế thí nghiệm hóa 10 , 11 , 12. Tác giả : Hoàng Văn Hoan Sáng Kiến Kinh Nghiệm 10 Mộng Trinh Văn Yên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp quản lí chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
8 p | 309 | 75
-
SKKN: Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở
7 p | 1508 | 58
-
SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh lớp 3 trong phân môn Tập làm văn
28 p | 676 | 58
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy bài 28: thực hành “quan sát vi sinh vật” Sinh học 10 ban cơ bản
14 p | 264 | 53
-
SKKN: Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5
19 p | 640 | 32
-
SKKN: Biện pháp phát huy tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch Sử lớp 4
26 p | 204 | 29
-
SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
18 p | 172 | 27
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời - Trường mầm non Hoa Hồng
32 p | 231 | 20
-
SKKN: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chi bộ trường tiểu học Ea Bông
23 p | 103 | 10
-
SKKN: Góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
18 p | 105 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ
24 p | 103 | 7
-
SKKN: Kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản trong công tác chủ nhiệm
29 p | 64 | 7
-
SKKN: Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet
22 p | 73 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp Xây dựng Thư viện đề kiểm tra trong trường tiểu học
33 p | 69 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi
25 p | 114 | 5
-
SKKN: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy đọc hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
24 p | 85 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên trường Mầm Non Hoa Sen
25 p | 45 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn