Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
I.Phần mở đầu:<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Môn lịch sử ở tiểu học nói chung, môn lịch sử ở lớp 4 nói riêng đều nhằm <br />
cung cấp cho học sinh thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước <br />
cho tới nay. Dạy môn lịch sử là bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng <br />
quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn <br />
thông tin khác nhau, biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập, trình bày kết quả <br />
bằng lời nói, hình vẽ, sơ đồ,… Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời <br />
sống. Góp phần bồi dưỡng ở học sinh những thái độ và thói quen: ham học hỏi, <br />
tìm hiểu để biết các kiến thức về lịch sử dân tộc Việt Nam, tôn trọng các di tích <br />
văn hóa và tìm hiểu về lịch sử thế giới. Việc sử dụng phương pháp dạy học <br />
(PPDH) giống như đồ nghề của người thợ mộc, chúng đều bình đẳng với nhau. <br />
Việc sử dụng chúng tùy vào mục đích và khả năng của người dạy học và học, <br />
tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể: Đối tượng học sinh, thiết bị dạy học và không <br />
khí học tập. Trong thực tiễn không một giáo viên có kinh nghiệm nào lại sử <br />
dụng đơn điệu một phương pháp trong hoạt động dạy học của mình. Nghệ <br />
thuật dạy học là nghệ thuật phối hợp các PPDH trong một bài dạy của một giáo <br />
viên.<br />
Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi băn khoăn suy nghĩ phải làm gì và thế <br />
nào để các em có hứng thú học tập nhất là đối với phân môn lịch sử. Chính vì <br />
vậy tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp thiết thực và hữu hiệu để tăng <br />
cường tích cực hóa học tập của học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức môn <br />
này. Hình thành nhân cách cho mỗi học sinh hiểu và yêu thương, kính trọng, tôn <br />
vinh các anh hùng dân tộc, yếu quý tôn trọng các chiến công hiểm hách hào hùng <br />
của ông của ông cha ta, các di tích lịch sử lừng danh thế giới, từ đó tăng lòng yêu <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 1<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
quê hương đất nước, tinh thần xây dựng và ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Đó <br />
cũng chính là lí do thúc đẩy tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
“Biện pháp phát huy tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch Sử <br />
lớp 4”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
Mục tiêu:<br />
Tìm hiểu nguyên nhân tại sao học sinh không yêu thích môn lịch Sử. Học <br />
sinh thường học trước quên sau, hay nhầm giữa các sự kiện hay các mốc thời <br />
gian.<br />
Tìm ra phương pháp dạy học nhằm khơi dậy lòng tự hào và yêu thích môn <br />
học. Qua đó nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử lớp 4.<br />
Nhiệm vụ của đề tài:<br />
Trên cơ sở kết hợp lí thuyết với thực hành, phát huy những mặt mạnh, <br />
điều chỉnh, khắc phục những tồn tại. Tìm hiểu thực trạng của việc dạy và <br />
học môn Lịch sử lớp 4 qua đó tìm ra các giải pháp giúp học sinh học môn Lịch <br />
sử tốt hơn.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch <br />
Sử lớp 4.<br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
Học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Lê Lợi năm học 20152016.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 2<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
Phương pháp điều tra giáo dục.<br />
Phương pháp thực nghiệm giáo dục.<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
II. Phần nội dung.<br />
1.Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài.<br />
Mỗi chúng ta sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt Nam. Mỗi người đều <br />
mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, chúng ta đều là con một mẹ, sống chung <br />
một mái nhà nước Việt. Vậy tại sao con em chúng ta không hiểu biết gì về lịch <br />
sử nước ta. Không biết không hiểu sao yêu mến được? Tất cả phải làm sao cho <br />
các em biết – hiểu – yêu mến – tự hào về lịch sử dân tộc. Trách nhiệm nặng nề <br />
vẻ vang này là của mỗi giáo viên. Người giáo viên là người lãnh sứ mệnh cao cả <br />
đó. Là cầu nối để đưa các em đến gần hơn với trang lịch sử hào hùng của ông <br />
cha ta. Nhưng làm được điều đó trước hết người giáo viên phải có kiến thức, am <br />
hiểu lịch sử dân tộc và bản thân người giáo viên đã yêu mến tự hào thì mới <br />
thực sự làm tròn trách nhiệm vẻ vang đó.<br />
Trong sự nghiệp giáo dục hiện nay, theo tinh thần đổi mới phương pháp <br />
dạy học, trong đó người giáo viên luôn giữ vai trò tổ chức chỉ đạo, học sinh tích <br />
cực chủ động nắm tri thức, tạo cho học sinh sự tham gia hứng thú và trách <br />
nhiệm. Người giáo viên đảm nhận vai trò xây dựng kế hoạch, hướng dẫn hoạt <br />
động và hợp tác. Người học được người dạy theo sát giúp đỡ trong quá trình học <br />
nên tích cực tự giác và thể hiện sự năng động trong hoạt động học tập, kết quả <br />
cuối cùng là học sinh đã tiếp thu được nguồn tri thức mới. Bằng sự khám phá <br />
của bản thân với sự định hướng, giúp đỡ của giáo viên. Tự mình khám phá ra tri <br />
thức học sinh sẽ cảm nhận được sự hứng thú say mê và yêu mến môn học.<br />
2.Thực trạng.<br />
Thuận lợi:<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 3<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
Lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến việc giáo dục học <br />
sinh.<br />
Hiện nay các nguồn thông tin từ sách báo,truyền hình truyền thanh khá <br />
phong phú.<br />
Nội dung sách giáo khoa phù hợp với học sinh.<br />
Gia đình học sinh phần lớn đã có sự quan tâm đế việc học tập và rèn <br />
luyện ở trường, nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh <br />
học sinh có nhiều thuận lợi. Bản thân các em đều có nhận thức, tương đối <br />
ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện, luôn cô gắng vượt lên học tập.<br />
Khó khăn:<br />
Tập thể lớp 4B với sĩ số là 18 học sinh, trong đó 100% học sinh là con <br />
em đồng bào dân tộc, gia đình làm nông nghiệp, một số em hoàn cảnh gia <br />
đình còn khó khăn, có em bố mẹ đi làm xa, ở với ông bà, thiếu sự quan tâm <br />
thường xuyên của bố mẹ; còn một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến <br />
việc học và giáo dục con em mình.<br />
Bên cạnh đó, một số học sinh còn có tính ham chơi, chưa xác định rõ <br />
nhiệm vụ học tập nên chưa tích cực và tự giác học bài.<br />
Chất lượng học sinh chưa thật sự đồng đều, có sự phân rõ giữa ba đối <br />
tượng cụ thể.<br />
*Nguyên nhân, các yếu tố tác động.<br />
Giáo viên:<br />
Trong quá trình dạy học chưa chú ý phân loại đối tượng học sinh, chưa <br />
thực quan tâm đến tâm lí học sinh, chưa đầu tư nhiều đến việc thay đổi <br />
phương pháp và hình thức dạy học phù hợp.<br />
Học sinh:<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 4<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
Một số học sinh chưa xác định động cơ học tập đúng đắn, chơi các trò <br />
chơi vô bổ của điện tử ảnh hưởng đến việc học tập.<br />
Phụ huynh học sinh:<br />
Một số phụ huynh học sinh khoán trắng cho trường, chưa tạo điều kiện <br />
cho con em tham gia các phong trào sợ con em mệt vất vả.<br />
Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
Trong những năm học qua, bên cạnh việc đổi mới cách thức đánh giá học <br />
sinh cũng như yêu cầu thay đổi hình thức, phương pháp dạy học phù hợp thì <br />
toàn xã hội cũng rất coi trọng việc dạy học môn lịch sử. Bởi qua việc học <br />
phân môn này sẽ góp phần thúc đẩy và khơi dậy trong các em lòng tự tôn và <br />
tự hào dân tộc.<br />
Giúp các em biết yêu các truyền thống dựng nước và giữ nước của ông <br />
cha ta.Từ đó xây dựng cho các em lòng yêu nước và ý thức giữ nước.<br />
Trong những năm học qua, với mục tiêu là tìm hiểu nguyên nhân vì sao <br />
học sinh chưa đam mê môn Lịch sử và tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề <br />
này. Học hỏi được những cái hay cũng như thay đổi nhìn nhận khách quan sát <br />
thực hơn nên tôi đã mạnh dạn đưa ra những thay đổi về cách thức và biện <br />
pháp như trong đề tài.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp.<br />
Dạy học môn lịch sử lớp 4 cũng như việc tiếp thu một cách tích cực của <br />
học sinh khi học môn lịch sử là một nhiệm vụ có vai trò quan trọng trong việc <br />
giúp các em hoàn thành tốt môn học, nắm được các nội dung bài học phân <br />
môn, yêu thích môn học. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử lớp <br />
4.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 5<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
*Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng đọc và phân tích tư <br />
liệu:<br />
Phân môn lịch sử lớp 4 được chia làm 8 giai đoạn, gồm 33 bài, trong đó có <br />
27 bài kiến thức mới, 5 bài ôn tập và 1 bài tổng kết. Ngoài việc dạy học theo <br />
chương trình môn lịch sử tôi đã lồng ghép những kiến thức đã học vào các <br />
môn học để từ đó các em ghi nhớ kiến thức cũ và tích hợp nội dung mới giúp <br />
các em ghi nhớ một cách có hệ thống. Học sinh muốn tiếp thu tri thức mới <br />
cần có sự hướng dẫn của giáo viên bằng một hệ thống câu hỏi phù hợp. Giáo <br />
viên tổ chức các hoạt động dạy học nhằm chuyển giao ý đồ sư phạm của <br />
thầy thành nhiệm vụ học tập của trò. Hướng cho kiến thức lịch sử đến với <br />
các em bằng nhiều kênh thông tin khác nhau để học sinh am hiểu và nắm bắt <br />
kiến thức một cách vững chắc hơn chứ không phải là những bài giảng nhàm <br />
chán thiếu hấp dẫn.<br />
Phương pháp dạy và học bây giờ là hạn chế tối đa việc học thuộc lòng. <br />
Để học sinh dễ hiểu, dễ nắm được những sự kiện, thời gian lịch sử, cần rèn <br />
cho học sinh kĩ năng đọc và phân tích tư liệu.<br />
Ví dụ: Các kênh chữ nhỏ trong bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm, <br />
phân tích, giúp các em hiểu những thông tin do kênh chữ nhỏ cung cấp sau khi <br />
đi vào tìm hiểu những sự kiện qua kênh chữ lớn. Giáo viên dựa vào các câu <br />
hỏi trong sách giáo khoa ở giữa và cuối bài chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù <br />
hợp, vừa sức giúp các em phát huy khả năng nói.<br />
Ví dụ ở bài: “ Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm <br />
938)”.<br />
Các em muốn biết nguyên nhân nào có trận Bạch Đằng, thì các em phải <br />
đọc thầm kênh chữ nhỏ và nắm được thông tin ở đầu bài…<br />
Hoặc bài: “ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 6<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
Để biết được tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất, các em đọc thầm <br />
kênh chữ nhỏ nắm chắc nội dung kênh chữ sau đó trả lời câu hỏi:<br />
Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào? (Sau khi Ngô <br />
Quyền mất triều đình lục đục, tranh nhau ngai vàng…).<br />
Hay bài: “ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng( năm 40)”. Giúp học sinh ghi nhớ <br />
nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Giáo viên đọc cho học sinh <br />
nghe một số câu thơ:<br />
“ Giận thay Tô Định bạo tàn.<br />
Nay ta dấy nghĩa diệt loài sói lang!<br />
Một xin rửa sạch nước thù.<br />
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng.<br />
Ba kẻo oan ức lòng chồng.<br />
Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này”.<br />
Và bài: “ Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII”.<br />
Để các em mô tả đúng ba thành thị lớn của nước ta thế kỉ XVI – XVII. Tôi <br />
đưa ra bài tập như sau:<br />
<br />
<br />
Đặc Dân cư Quy mô thành thị Hoạt động<br />
điểm buôn bán<br />
Thành thị<br />
<br />
<br />
Đông dân hơn Lớn bằng thành Những ngày chợ <br />
Thăng Long nhiều thành thị ở thị ở một số phiên, dân các <br />
châu Á nước châu Á vùng lân cận <br />
ghánh hàng hóa <br />
đến đông không <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 7<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
thể tưởng tượng <br />
được<br />
Buôn bán nhiều <br />
mặt hàng như áo, <br />
tơ lụa,…<br />
Có nhiều dân Có hơn 2000 nóc Là nơi buôn bán <br />
nước ngoài như nhà của người tấp nập.<br />
Phố Hiến Trung Quốc, Hà nước khác đến ở.<br />
Lan, Anh, Pháp.<br />
Là dân địa Phố cảng đẹp và Thương nhân <br />
phương và các lớn nhất Đàng ngoại quốc <br />
Hội An nhà buôn Nhật Trong thường lui tới <br />
Bản. buôn bán.<br />
<br />
<br />
Tôi tiến hành theo các bước sau: <br />
Bước 1 : Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK hoàn thành bảng thống kê <br />
( như trên).<br />
Bước 2 : Yêu cầu mỗi nhóm mô tả về một thành thị.<br />
Bước 3 : Nhận xét, tuyên dương nhóm mô tả đúng.<br />
Cách học này các em mô tả đúng về thành thị và ghi nhớ kiến thức đã học.<br />
*Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng quan sát và kể lại, <br />
trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến qua bản đồ, lược đồ,…<br />
Qua 3 bài đầu của môn Lịch sử Địa lí đã hướng dẫn cho cho các em kĩ <br />
năng quan sát, chỉ, mô tả, kể những sự kiện lịch sử trên bản đồ, lươc đồ. Vì <br />
vậy, một số bài có bản đồ, lược đồ, giáo viên cần sử dụng đúng lúc, đúng <br />
chỗ, dễ cho học sinh quan sát. Phóng to để hấp dẫn, thu hút sự chú ý, giúp các <br />
em có ấn tượng sâu sắc và không bị lãng quên khi học xong.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 8<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
Giáo viên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức, giúp các em <br />
phát huy kĩ năng nói, khả năng diễn đạt khi kể hoặc trình bày, diễn biến theo <br />
bản đồ hoặc lược đồ.<br />
Ví dụ bài: “ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ <br />
nhất <br />
( năm 981)”. Để học sinh trình bày được diễn biến cuộc kháng chiến, tôi xây <br />
dựng câu hỏi như sau:<br />
1. Quân Tống xâm lược nước ta vào thời gian nào?<br />
2. Chúng tiến quân vào nước ta theo mấy đường, là những đường nào?<br />
3. Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở những đâu để đánh <br />
giặc?<br />
4. Kể lại trận đánh lớn giữa quân ta và quân Tống?<br />
5. Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?<br />
Các bước tiến hành:<br />
Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, quan sát lược đồ, thảo <br />
luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi.<br />
Bước 2: Yêu cầu trình bày các câu hỏi: 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời, <br />
vừa trình bày vừa chỉ lược đồ, nhóm khác nhận xét.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 9<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Lược đồ khu vực cuộc kháng chiến chống quân Tống ( năm 981).<br />
Bước 3: Gọi một số em trình bày toàn bộ diễn biến cuộc kháng chiến.<br />
Bước 4: Nhận xét, tuyên dương nhóm trình bày đúng.<br />
Biện pháp này giúp các em hứng thú trong học tập, ghi nhận các mốc thời <br />
gian, sự kiện lịch sử chính xác và nhớ lâu.<br />
Hoặc bài: “ Chiến thắng Chi Lăng”.<br />
Giúp học sinh trình bày tóm tắt được diễn biến trân Chi Lăng, tôi xây dựng <br />
nội dung như sau: Hãy sắp xếp các câu sau theo thứ tự thích hợp về diễn biến <br />
trận Chi Lăng. <br />
a. Kị binh ta nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử quân kị binh của địch <br />
vào ải.<br />
b. Liễu Thăng bị chết, quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta tấn công.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 10<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
c. Đạo quân của địch do Liễu Thăng cầm đầu đến cửa ải Chi Lăng.<br />
d. Khi quân địch vào ải, từ hai bên sườn núi quân ta bắn tên và phóng lao <br />
vào kẻ thù.<br />
e. Hàng vạn quân Minh bị chết, số còn lại rút chạy.<br />
Tôi tiến hành theo các bước sau:<br />
Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK quan sát lược đồ, thảo <br />
luận nhóm đôi, sắp xếp các câu trên theo thứ tự thích hợp diễn biến trận Chi <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lăng. <br />
Hình 1: Lược đồ trận Chi Lăng.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 11<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý theo thứ tự diễn biến trận Chi Lăng <br />
( dựa vào nội dung các câu): 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời, nhóm khác nhận <br />
xét.<br />
Bước 3: Gọi 1 số em trình bày tóm tắt lại diễn biến cuộc khánh chiến. <br />
Bước 4: Nhận xét, tuyên dương nhóm trình bày đúng.<br />
Vừa trình bày vừa chỉ lược đồ, giúp các em hứng thú trong học tập. <br />
* Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng quan sát và phân <br />
tích qua tranh ảnh( làm bài tập trắc nghiệm). Để hiểu và nhớ thời gian lịch <br />
sử, sự kiện và nhân vật lịch sử.<br />
Các bài lịch sử lớp 4 đa số bài nào cũng có kênh hình minh họa giúp học <br />
sinh hình dung rõ hơn các sự kiện lịch sử của từng giai đoạn lịch sử. Giáo <br />
viên nắm vững kiến thức lịch sử để qua các hình ảnh giới thiệu cho học <br />
sinh. Các em bằng cặp mắt quan sát, óc phân tích của mình, các em sẽ mô tả, <br />
trình bày, nêu nội dung tranh, làm bài tâp,… Từ đó giúp các em ghi nhớ sâu <br />
sắc những hình ảnh của lịch sử để lại.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 12<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
Ví dụ bài: “Trịnh – Nguyễn phân tranh”. Các em quan sát lược đồ để <br />
biết được địa phận Bắc Triều – Nam Triều và Đàng Trong, Đàng ngoài, sông <br />
Gianh là nơi chia cắt đất nước ( thế kỉ XVI ).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lược đồ địa phận Bắc triều – Nam triều và Đàng Trong, Đàng Ngoài.<br />
Bài : “ Quang Trung đại phá quân Thanh ( năm 1789 )”. Yêu cầu dựa <br />
vào lược hình 1 hãy kể lại trận Ngọc Hồi, Đống Đa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 13<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hay bài: “ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40 )”. Các em quan sát lược <br />
đồ hình 1 và nêu nội dung tranh ( Vẽ cảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận ).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 14<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Trận Bạch Đằng năm 938 ( tranh trưng bày bảo tàng lịch sử ).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 15<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
Ví dụ: Khi dạy bài: “ Ôn tập” : Để ôn lại kiến thức đã học giúp các em <br />
nhớ lâu sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử, cho học sinh làm bài sau:<br />
Nối mỗi sự kiện ở cột A với tên 1 nhận vật lịch sử ở cột B sao cho đúng:<br />
A B<br />
a. Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938). 1. Đinh Bộ Lĩnh.<br />
b. Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất <br />
́ ường Kiệt.<br />
2. Ly Th<br />
đất nước.<br />
c. Dời đô ra Thăng Long. 3. Ngô Quyền.<br />
d. Xây dựng phòng tuyến trên sông <br />
4. Lý Thái Tổ.<br />
Như Nguyệt.<br />
Tôi tến hành theo các bước sau:<br />
Bước 1: Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học, thảo luận nhóm đôi, <br />
nối mỗi sự kiện ở cột A với tên một nhân vật lịch sử ở cột B. <br />
Bước 2: Yêu cầu các nhóm trình bày từng ý, nhóm khác nhận xét.<br />
Bước 3: Nhận xét, tuyên dương chung. <br />
Với cách làm này giúp học sinh nhớ lâu những sự kiện lịch sử nối liền với <br />
những nhân vật lịch sử tiêu biểu.<br />
* Phát huy tính tích cực hóa của học sinh qua các hình thức tự học tập và <br />
đánh giá.<br />
Muốn học sinh nhớ lâu và không bị sai lệch thời gian, nhân vật, sự kiện <br />
lịch sử thì giáo viên phải tổ chức nhiều hình thức học tập, các hình thức vừa <br />
mang tính khoa học, mềm dẻo, vừa mang tính thực tế sâu sắc. Phối hợp các <br />
hình thức khác nhau để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học. Phát huy tính <br />
độc lập suy nghĩ, sáng tạo, mạnh dạn trình bày ý kiến riêng hăng hái và biết <br />
bảo vệ ý kiến của mình đồng thời biết lắng nghe ý kiến của người khác, chia <br />
sẻ, hợp tác công việc với bạn.<br />
Ví dụ bài: “ Nước ta cuối thời Trần”.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 16<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
Câu hỏi giữa bài: Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào?<br />
Giáo viên cho học sinh làm bài tập: Viết tiếp vào chỗ chấm trong các câu <br />
sau đây cho đủ ý về tình hình nước ta cuối thời Trần: <br />
Vua quan ………..( 1).<br />
Những kẻ có quyền thế………….( 2) của dân để làm giàu.<br />
Đời sống nhân dân ……………(3).<br />
( Từ cần điền : Ngang nhiên vơ vét; vô cùng cực khổ; ăn chơi sa đọa).<br />
Tôi tiến hành các bước sau: <br />
Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, suy nghĩ tìm từ thích hợp <br />
để điền vào chỗ…<br />
Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý, các em khác nhận xét.<br />
Bước 3: Nhận xét, tuyên dương học sinh làm đúng.<br />
Cách học này giúp các em nhớ lâu, nhớ chính xác sự kiện lịch sử đã diễn <br />
ra. Tạo cho các em học tập tích cực.<br />
Hay bài: “ Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ( năm 1786)”<br />
Câu hỏi: Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc khi nào? Ai là người chỉ <br />
huy? <br />
Mục đích của cuộc tiến quân là gì?<br />
Giáo viên chuẩn bị nội dung bài tập vào bảng phụ như sau:<br />
a. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1771. Do Nguyễn Huệ <br />
tổng chỉ huy để tiêu diệt chúa Trịnh, thống nhất giang sơn.<br />
b. Nghĩa quân Tây sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786 do Nguyễn Nhạc <br />
tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh. <br />
c. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786 do Nguyễn Huệ <br />
tổng <br />
chỉ huy lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 17<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
Tôi tiến hành các bước sau:<br />
Bước 1: Yêu câu học sinh đọc kênh chữ SGK, suy nghĩ chọn ý trả lời <br />
đúng và viết chữ cái a ( b, c) vào bảng con.<br />
Bước 2: Yêu cầu giơ bảng, nhận xét bài làm.<br />
Bước 3: Nhận xét, tuyên dương học sinh làm đúng.<br />
Cách học này khuyến khích các em giải thích lí do tại sao chưa đúng, giúp <br />
học sinh tự tìm ra kiến thức, ghi nhớ kiến thức đã học.<br />
Khi dạy bài: “ Nhà Lý dời đô ra Thăng Long”.<br />
Câu hỏi ở giữa bài: Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời <br />
đô về thành Đại La.<br />
Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi như sau:<br />
Điền từ thích hợp ( dân cư không khổ; ở trung tâm đất nước; cuộc sống <br />
ấm no; từ miền núi chật hẹp) vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn nói về <br />
suy nghĩ của vua Lý Thái Tổ khi quyết định dời đô về thành Đại La.<br />
Vua thấy đây là vùng đất………(1) đất rộng lại bằng phẳng……………<br />
(2) vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, vua càng tin rằng <br />
muốn cho con cháu đời sau xây dựng được………………………(3) thì phải <br />
dời đô…………….(4) Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này.<br />
Các bước tiến hành:<br />
Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, thảo luận nhóm đôi suy <br />
nghĩ tìm từ thích hợp điền vào chỗ…sao cho phù hợp.<br />
Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý, các em khác nhận xét.<br />
Bước 3: Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng.<br />
Cách học này tạo ra cho các em ý thức học tập tích cực.<br />
Hoặc bài: “ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 18<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
Để học sinh trả lời đúng cấu hỏi giữa bài và ghi nhớ những việc Đinh Bộ <br />
Lĩnh đã làm được. Tôi xây dựng câu hỏi như sau:<br />
Những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm được là:<br />
a. Thống nhất giang sơn lên ngồi Hoàng Đế.<br />
b. Chấm dứt thời kì đô hộ phong kiến phương Bắc, mở đầu cho thời kì <br />
độc lập dân tộc lâu dài của đất nước ta.<br />
c. Đánh tan xâm lược Nam Hán.<br />
d. Đặt tên nước là Đại Cổ Việt.<br />
Tôi tiến hành các bước sau:<br />
Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, thảo luận nhóm đôi suy <br />
nghĩ tìm ý đúng.<br />
Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý, các em khác nhận xét.<br />
Bước 3: Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng.<br />
Cách làm này kích thích trí óc tìm kiếm suy luận, tư duy tưởng tượng của <br />
học sinh giúp các em nhớ lại, nhớ lâu, nhớ chính xác các sự kiện lịch sử đã <br />
diễn ra. Tạo cho các em ý thức học tập tích cực tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn <br />
nhau.<br />
Và còn vận dụng nhiều phương pháp khác nữa, nó đem lại cho các em <br />
lòng say mê ham thích tìm hiểu môn lịch sử. Điều quan trọng đối với học sinh <br />
là gợi cho các em các sự kiện, nhân vật lịch sử có liên quan gần gũi với cuộc <br />
sống của các em. Vì vậy, cần thường xuyên gắn nội dung lịch sử với tên <br />
đường phố, tên quê hương, tên liên đội thiếu niên, chi đội,… hiểu được vì <br />
sao lại kỉ niệm các ngày lễ lớn.<br />
Ví dụ: Trường hiện tại thầy trò tôi đang giảng dạy mang tên người anh <br />
hùng Lê Lợi. Thị trấn Buôn Trấp cũng có con đường mang tên Lê Lợi…<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 19<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
Cần phải cho học sinh tìm hiểu về người anh hùng áo vải của dân tộc <br />
Việt Nam, một người con của quê hương Thanh Hóa với chiến thắng lẫy <br />
lừng đó là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, chiến tranh giải phóng chống quân <br />
Minh(14181427).<br />
Từ đó càng hiểu rõ về lịch sử và càng có trách nhiệm, lòng yêu quê hương <br />
đất nước.<br />
Khi dạy các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi kể cho các em nghe về nữ <br />
anh hùng Phan Thị Ràng( Chị Sứ); các bà mẹ Việt Nam anh hùng của quê <br />
hương Hòn Đất, và nếu có điều kiện tổ chức cho các em tham quan, được <br />
chứng kiến tận mắt các di tích lịch sử Hòn Đất, hang huyện ủy, mộ chị Sứ, <br />
đền thờ Nguyễn Trung Trực,… Có thể tổ chức cho các em kể chuyện về Bác <br />
Hồ hoặc một nhân vật lịch sử mà em biết hoặc thuật lại một sự kiện lịch sử <br />
mà em thích nhất trong chương trình lịch sử lớp 4 đã học.<br />
Vào các ngày lễ lớn khi thông báo cho các em nghỉ học, giáo viên tổ chức <br />
cho các em trao đổi về ý nghĩa ngày lễ đó giúp các em hiểu được: Đó là ngày <br />
gì? Có ý nghĩa như thế nào? Các em cần tỏ thái độ như thế nào? Phải làm gì <br />
để xứng đáng với những công hiến của người đi trước?<br />
Ví dụ: Ngày 2 tháng 9 hàng năm là ngày Quốc khánh: Kỉ niệm ngày mà <br />
Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng <br />
hòa (2/9/1945). Giáo viên đọc cho học sinh nghe một số câu thơ:<br />
“ Hôm nay sáng mồng 2 tháng 9.<br />
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình….”<br />
Hoặc ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương <br />
( nhân dân tổ chức hội đền Hùng ở Huy Chương, Lâm Thao, Phú Thọ). Giáo <br />
viên đọc cho học sinh nghe một số câu thơ:<br />
“ Dù ai đi ngược về xuôi.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 20<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.<br />
Dù ai buôn bán gần xa.<br />
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười”.<br />
Hay: Ngày 30 tháng 4 hàng năm ( ngày này của… năm về trước ngày 30 /<br />
4/1975 ) đất nước ta đánh tan quân xâm lược đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn <br />
toàn đất nước, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc cho nhân dân…<br />
Từ đó giúp các em phát huy cao ý thức vai trò trách nhiệm của mình, tăng <br />
cường vốn kiến thức lịch sử, khả năng ghi nhớ lâu dài và chính xác khi nhắc <br />
đến các nhân vật hay sự kiện lịch sử bất kì tình huống nào. Phát huy tính tích <br />
cực hóa, tự học tập tăng cường kiến thức về lịch sử trong học tập, sao cho <br />
xứng đáng với những gì Bác Hồ đã nói: “ Dân ta phải biết sử ta”.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
Trong đề tài này, giữa biện pháp và giải pháp có mối quan hệ mật thiết <br />
lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau để đem lại hiệu quả thiết thực.<br />
Hình thức phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau như: Đội TNTP, Thư viện, <br />
Văn thư; Giáo viên bộ môn và gia đình học sinh. <br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm <br />
vi và <br />
hiệu quả ứng dụng.<br />
* Điểm kiểm tra môn lịch sử năm học 2015 – 2016 theo diễn biến thời <br />
gian như sau:<br />
(9 10) (7 8) (5 6) (dưới 5)<br />
TSHS<br />
TS % TS % TS % TS %<br />
Đầu năm 18 0 0 0 0 8 44,4 10 55,5<br />
Cuối học kì I 18 2 11,1 3 16,6 10 55,5 3 16,6<br />
Cuối năm học 18 4 22,2 5 27,7 9 50 0 0<br />
Sau khi nghiên cứu thực hiện đề tài và áp dụng vào thực tế giảng dạy tại <br />
lớp 4B trường tiểu học Lê Lợi năm học 20162017 tôi nhận thấy có một sự <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 21<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
chuyển biến rõ rệt về ý thức thái độ, tình cảm của các em đối với lịch sử <br />
nước nhà. Các em có tình yêu quê hương đất nước và đặc biệt là lòng say mê <br />
học tập, lòng tự hào dân tộc.<br />
III.Phần kết luận, kiến nghị.<br />
1.Kết luận:<br />
Bậc Tiểu học là bậc quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình <br />
thành và phát triển nhân cách của học sinh, trên cơ sở cung cấp tri thức ban <br />
đầu về tự nhiên, xã hội trong cuộc sống thông qua các môn học. Thầy và trò <br />
chúng ta là những lớp hậu sinh trong lịch sử. Người thầy phải khơi dậy và <br />
truyền lửa cho học sinh đảm bảo sự kế thừa và phát huy truyền thống dân <br />
tộc và làm nổi bật được những đặc trưng riêng của phân môn lịch sử mà <br />
những môn học khác không có được. Để có được những lớp thanh niên <br />
trưởng thành đầy đủ nhân cách. Người giáo viên phải không ngừng trau dồi <br />
chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức. Vì “ Cây tốt sẽ sinh trái tốt”. <br />
Nhu cầu phát triển của xã hội nói chung, nghành giáo dục nói riêng đòi hỏi <br />
chúng ta không ngừng học tập, vươn lên nâng cao tri thức để xứng đáng với <br />
sứ mệnh cao cả “ trồng người” của đất nước mai sau.<br />
Bản thân tôi thấy lòng phấn khởi vì mình đã góp một phần nhỏ khơi dậy <br />
lòng yêu nước, tính tự hào dân tộc đối với thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của <br />
đất nước. Các em hiểu biết sâu sắc về truyền thống cách mạng, các em ghi <br />
nhớ về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử và đặt ra cho mình trách nhiệm với <br />
tổ quốc Việt Nam thân yêu.<br />
2.Kiến nghị:<br />
Đối với nhà trường:<br />
Cần trang bị đầy đủ hơn nữa các bộ tranh ảnh lịch sử, sách tham khảo lịch <br />
sử cho giáo viên, các loại băng hình, tư liệu về các chiến dịch.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 22<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
Đối với Phòng giáo dục:<br />
Nên tổ chức giao lưu học sinh giỏi môn lịch sử vì đây là môn học giúp học <br />
sinh “ Tìm về cội nguồn dân tộc”.<br />
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong nhiều năm <br />
giảng dạy môn lịch sử lớp 4, phần nào đã đáp ứng được yêu cầu của bộ môn <br />
Tự nhiên xã hội nói chung và phân môn lịch sử nói riêng. Đây là những cách <br />
làm mà tôi đã thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên khi viết <br />
thành đề tài sẽ không tránh khỏi thiếu sót, kính mong hội đồng khoa học các <br />
cấp góp ý để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
Ea na, ngày 06 tháng 03 năm 2017<br />
Giáo viên thực hiện<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thế Nghiệp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 23<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bùi Thị Thu Hoài<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Lịch sử và địa lí lớp 4 ( SGK + Sách giáo viên) – Nhà xuất bản giáo dục.<br />
Thiết kế bài giảng Lịch sử và địa lí 4 – Nhà xuất bản Hà nội.<br />
Tra cứu thông tin trên mạng.<br />
Hướng dẫn viết SKKN của phòng giáo dục và đào tạo Krông Ana.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 24<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC TRANG<br />
I. Phần mở đầu: 1<br />
1. Lí do chọn đề tài. 1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 2<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 25<br />
Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp <br />
4<br />
3. Đối tượng nghiên cứu. 2<br />
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu. 2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu. 2<br />
II. Phần nội dung: 2<br />
1.Cơ sở lí luận. 2<br />
2. Thực trạng. 3<br />
3. Nội dung và hình thức giải pháp. 5<br />
a) Mục tiêu giải pháp và biện pháp. 5<br />
b) Nội dung và cách thực hiện giải pháp. 5<br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. 18<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 19<br />
cứu.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị: 19<br />
1. Kết luận. 19<br />
2. Kiến nghị. 20<br />
Tài liệu tham khảo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thế Nghiệp 26<br />