SKKN: Biện pháp tổ chức phong trào Hội thao Ngành GD&ĐT trong trường Tiểu học.<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Tên nội dung Trang<br />
Danh mục các từ viết tắt 2<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 3<br />
I. Đặt vấn đề 3<br />
1. Lý do lý luận 3<br />
2. Lý do thực tiễn 3<br />
II. Mục đích nghiên cứu 4<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề 4<br />
1. Sức khỏe 4<br />
2. Thể dục, thể thao 4<br />
3. Phong trào thể dục, thể thao 5<br />
4. Giáo dục thể chất 5<br />
II. Thực trạng vấn đề 5<br />
1. Thực trạng 5<br />
2. Thống kê số liệu 6<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6<br />
1. Tổ chức tuyên truyền, tập luyện TDTT 6<br />
2. Công tác phối hợp, tham mưu 8<br />
3. Tăng cường CSVC 10<br />
4. Đầu tư trang phục, đồng phục 12<br />
5. Sử dụng, bảo quản các thiết bị, dụng cụ tập luyện 13<br />
IV. Tính mới của giải pháp 13<br />
V. Hiệu quả SKKN 13<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 14<br />
I. Kết luận 14<br />
II. Kiến nghị 15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường TH Trần Phú 1 <br />
SKKN: Biện pháp tổ chức phong trào Hội thao Ngành GD&ĐT trong trường Tiểu học.<br />
<br />
<br />
SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm<br />
Ngành: Ngành GD&ĐT<br />
TDTT: Thể dục, thể thao<br />
VĐV: Vận động viên<br />
CLB: Câu lạc bộ<br />
CBQL: Cán bộ quản lý<br />
GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo<br />
LĐTBXH : Lao động Thương binh xã hội<br />
CSVC : Cơ sở vật chất<br />
XHHGD: Xã hội hóa giáo dục<br />
TNCS: Thanh niên cộng sản<br />
SGK: Sách giáo khoa<br />
CMHS: Cha mẹ học sinh<br />
GDTC: Giáo dục thể chất<br />
HLV : Huấn luyện viên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường TH Trần Phú 2 <br />
SKKN: Biện pháp tổ chức phong trào Hội thao Ngành GD&ĐT trong trường Tiểu học.<br />
<br />
I. Đặt vấn đề<br />
1. Lý do lý luận <br />
Hội thao truyền thống Ngành là hoạt động của một trong các phong trào <br />
thi đua, đây là ngày hội thể thao lớn tạo điều kiện cho mọi viên chức được giao <br />
lưu học hỏi, tăng cường đoàn kết giữa các đơn vị; nâng cao đời sống tinh thần, <br />
thể chất của cán bộ, nhà giáo đồng thời đánh giá kết quả phong trào TDTT ở cơ <br />
sở, thúc đẩy công tác GDTC trong các đơn vị trường học.<br />
Chúng ta biết, việc tổ chức các phong trào thi đua là biện pháp tổ chức <br />
thực tiễn, một phương pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực để khơi dậy tinh <br />
thần sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thực tiễn của viên chức và <br />
phong trào Hội thao là một trong những nhiệm vụ của mỗi năm học của nhà <br />
trường. <br />
Bác Hồ đã dạy rằng: “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm <br />
cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết <br />
chặt chẽ để thi đua mãi”. Thông qua phong trào Hội thao Ngành mà phát huy tính <br />
tích cực, chủ động, sáng tạo của cá nhân và những thành tựu, kinh nghiệm điển <br />
hình, khắc phục những khó khăn, hạn chế, thúc đẩy về phong trào TDTT trường <br />
học ngày càng phát triển.<br />
2. Lý do thực tiễn <br />
Trong nhiều năm qua, hưởng ứng các phong trào thi đua do các cấp phát <br />
động, trường Tiểu học Trần Phú đạt những thành tích xuất sắc trong phong trào <br />
Hội thao Ngành, nhiều viên chức của trường đạt giải cao trong kỳ thi các cấp. <br />
Nhờ vậy, phong trào TDTT của nhà trường ngày càng lớn mạnh, luôn năng động, <br />
có nhiều sáng kiến tổ chức phong trào này sáng tạo; có đóng góp lớn trong việc <br />
đưa ra nhiều giải pháp tích cực, hữu hiệu. <br />
Tập thể viên chức không ngừng nỗ lực phấn đấu tập luyện và thi đấu, tô <br />
thêm truyền thống vẻ vang của nhà trường về hoạt động TDTT, đơn vị luôn <br />
nhận được sự cỗ vũ tích cực của phụ huynh, học sinh, các lực lượng trong và <br />
ngoài nhà trường.<br />
Bên cạnh những thành tích đạt được ở trên, trong quá trình tổ chức phong <br />
trào Hội thao Ngành còn gặp nhiều khó khăn. Mỗi cá nhân có những cá tính <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường TH Trần Phú 3 <br />
SKKN: Biện pháp tổ chức phong trào Hội thao Ngành GD&ĐT trong trường Tiểu học.<br />
<br />
riêng, năng lực, năng khiếu và sở trường, hoàn cảnh gia đình khác nhau. Về điều <br />
kiện sân bãi, dụng cụ, CSVC, phương tiện tập luyện TDTT chưa được quan tâm <br />
đầu tư, chưa đào tạo được nguồn VĐV mang tính chuyên nghiệp để tham gia <br />
các giải TDTT thành tích cao ở các cấp. Mặt khác mỗi môn, mỗi nội dung thi <br />
còn đòi hỏi những khả năng đặc biệt khác nhau của các cá nhân, nhiều nội dung, <br />
hình thức chưa phong phú.<br />
Để tổ chức phong trào Hội thao Ngành được rộng khắp trong toàn trường <br />
và đạt chất lượng, đề tài tập trung nghiên cứu về đội ngũ viên chức, phong trào <br />
TDTT tại trường Tiểu học Trần Phú từ năm 2015 đến năm 2017.<br />
Thực tế, phong trào Hội thao Ngành phát triển chưa đồng đều giữa các cá <br />
nhân trong đơn vị, công tác bồi dưỡng các đội tuyển, đầu tư CSVC, phong trào <br />
tập luyện TDTT của viên chức, bước đầu có sự quan tâm nhưng kết quả đạt <br />
được chưa tương xứng với sự phát triển của xã hội; với lí do trên tôi chọn đề <br />
tài: Biện pháp tổ chức phong trào Hội thao Ngành GD&ĐT trong trường Tiểu <br />
học.<br />
II. Mục đích nghiên cứu<br />
Nghiên cứu đề tài nhằm đề ra biện pháp tổ chức phong trào Hội thao <br />
Ngành trong nhà trường, nhằm tạo nên sức lan tỏa, ngày càng có chiều sâu, phát <br />
huy, khơi dậy giữ gìn và phát huy tốt truyền thống, thành tích xuất sắc đã đạt <br />
được, góp phần khẳng định được vị thế của mỗi viên chức, trong việc đóng góp <br />
thành tích của mình với nhà trường và thu hút viên chức, tuyên truyền rộng khắp <br />
trong nhân dân cùng tích cực, thường xuyên tập luyện TDTT nhằm sống khỏe và <br />
sống có ích cho xã hội. <br />
<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
1. Sức khoẻ <br />
Sức khoẻ bao gồm sức khoẻ cá thể, sức khoẻ gia đình, sức khoẻ cộng <br />
đồng, sức khoẻ xã hội. Sức khoẻ là một trong những yếu tố cơ bản, đầu tiên để <br />
học tập, lao động, đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, bảo vệ và xây dựng <br />
đất nước. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường TH Trần Phú 4 <br />
SKKN: Biện pháp tổ chức phong trào Hội thao Ngành GD&ĐT trong trường Tiểu học.<br />
<br />
2. Thể dục, thể thao<br />
TDTT là bộ phận của nền văn hoá xã hội, một loại hình hoạt động mà <br />
phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực nhằm nâng cao sức khoẻ, tăng cường <br />
thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú <br />
sinh hoạt văn hoá và giáo dục con người phát triển cân đối hợp lý. <br />
TDTT là hoạt động của GDTC kết hợp các mặt giáo dục khác như: đức, <br />
trí, thể, mĩ nhằm phát triển con người cân đối toàn diện, là tổng hoà những giá <br />
trị vật<br />
chất và tinh thần loài người sáng tạo ra trong lĩnh vực tập luyện.<br />
Hoạt động TDTT là một trào lưu xã hội bao gồm nhiều loại hình hoạt <br />
động thể chất và trò chơi có tính cạnh tranh, đem lại niềm vui, hứng khởi cho <br />
những người tham gia và sự giải trí cho mọi người, đặc biệt là người hâm mộ <br />
thể thao, tạo thành một phong trào TDTT sôi nổi.<br />
3. Phong trào TDTT <br />
Đó là một trào lưu xã hội, bao gồm nhiều người hoạt động hợp tác với <br />
nhau, nhằm chủ yếu, trực tiếp sử dụng, phổ biến và nâng cao những giá trị của <br />
TDTT. Do nhu cầu và trình độ phát triển TDTT khác nhau nên ngày càng có <br />
nhiều phong trào đa dạng, với quy mô liên kết càng rộng lớn, đáp ứng những <br />
hứng thú, nhu cầu TDTT khác nhau. <br />
4. Giáo dục thể chất<br />
Quá trình sư phạm nhằm giúp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện <br />
về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của <br />
con người; đáp ứng nhu cầu vận động, vui chơi, giải trí, giao lưu văn hoá của <br />
các tổ chức và cá nhân trong xã hội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự <br />
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.<br />
Bác Hồ lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế <br />
giới. Bác là người thầy thiên tài, người khai sinh nền TDTT cách mạng nước nhà <br />
vào ngày 27/3/1946. Sau đó Chính phủ lấy ngày 27/3 hằng năm là ngày Thể thao <br />
Việt Nam. Lời dạy của Bác cần thường xuyên tập thể dục cho thân thể cường <br />
tráng, khỏe mạnh “Tinh thần đầy đủ để giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, <br />
gây đời sống mới” mãi là định hướng cho toàn Ngành.<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường TH Trần Phú 5 <br />
SKKN: Biện pháp tổ chức phong trào Hội thao Ngành GD&ĐT trong trường Tiểu học.<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
1. Thực trạng<br />
Thời gian qua, phong trào Hội thao Ngành trong trường Tiểu học Trần Phú <br />
đã có bước phát triển đáng khích lệ, góp phần tích cực vào thành tích chung của <br />
nhà trường và địa phương.<br />
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được thì hàng năm, việc tham <br />
gia phong trào Hội thao Ngành của trường vẫn còn hạn chế: thành tích chưa theo <br />
mong muốn, chưa đáp ứng với yêu cầu hiện nay. Đội ngũ viên chức chưa được <br />
phát huy hết năng khiếu về TDTT của mình, công tác quản lý, chỉ đạo của nhà <br />
trường còn chậm đổi mới.<br />
Đội ngũ HLV tại trường chưa có điều kiện để thể hiện hết năng lực sẵn <br />
có, sân bãi tập luyện còn thiếu và chưa đồng bộ; người vừa có năng khiếu và sự <br />
đam mê nhưng sức khỏe không cho phép, con còn nhỏ, nhà xa trường khó bố trí <br />
thời gian,… Hầu hết viên chức chưa đồng đều về mọi mặt, bởi vậy nên chuẩn <br />
bị tới lịch thi đấu mới tổ chức ráp đội tuyển. Số người tập luyện chủ yếu là <br />
VĐV của đội tuyển thi đấu, những người ham thích TDTT, chưa có kinh nghiệm <br />
vì ít tham gia tập luyện không có cơ hội đứng vào sân, chưa có HLV hướng dẫn <br />
chuyên sâu trong quá trình tập luyện. Kinh phí, trang phục đội tuyển, CSVC chưa <br />
đáp ứng yêu cầu thực tế.<br />
Nhận thức của một số cá nhân về vai trò của công tác phát triển TDTT <br />
chưa đúng và đủ. Việc tuyên truyền, khơi dậy, vận động viên chức tham gia vào <br />
các hoạt động TDTT còn mang tính hình thức, thiếu gắn bó với thực tiễn đời <br />
sống.<br />
2. Thống kê số liệu <br />
Năm 2015, phong trào Hội thao của trường đã có những bước tiến nhưng <br />
số VĐV tham gia chưa có tính tự nguyện cao, tinh thần tập luyện chưa sôi nổi, <br />
số giải các môn chưa nhiều, CSVC còn nhiều thiếu thốn, cụ thể:<br />
Số người tập luyện: 16, tỉ lệ 33%; Huấn luyện viên: 0; Kinh phí: 5 triệu <br />
đồng; VĐV: 16; Đăng kí môn thi: 05; Sân bãi: 0; Dụng cụ tập luyện: 0.<br />
Đề tài nghiên cứu đặt ra một số nhiệm vụ, cụ thể: Tổ chức phối hợp tốt <br />
với các đoàn thể, tìm hiểu về tâm lí, năng lực, sở trường về lĩnh vực TDTT của <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường TH Trần Phú 6 <br />
SKKN: Biện pháp tổ chức phong trào Hội thao Ngành GD&ĐT trong trường Tiểu học.<br />
<br />
đội ngũ viên chức, hình thành động cơ, tuyên truyền, động viên đông đảo mọi <br />
lứa tuổi viên chức, các thành viên khác ngoài trường có nhu cầu tập luyện <br />
TDTT. Bố trí kinh phí đầu tư CSVC, huy động XHHGD, nhằm tổ chức phong <br />
trào Hội thao Ngành sôi nổi và nâng cao thành tích của đơn vị.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
1. Tổ chức tuyên truyền, tập luyện TDTT<br />
1.1. Tuyên truyền<br />
Công tác tuyên truyền, vận động có hiệu quả hay không, phải xuất phát <br />
từ thực tế của đơn vị, người đứng đầu phải phân tích, dẫn chứng cụ thể về mục <br />
đích, lí do của việc tuyên truyền. Người vận động không được đưa ra yêu cầu, <br />
đề nghị bắt buộc tất cả mọi người phải tham gia phong trào TDTT, chỉ được <br />
khuyến khích với tinh thần hoàn toàn tự nguyện.<br />
Tuyên truyền phổ biến, động viên mọi viên chức toàn trường tập luyện, <br />
tham dự thi đấu TDTT trong các câu lạc bộ từng môn hoặc nhiều môn thể thao <br />
được thành lập. Luyện tập TDTT là quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ đối với <br />
bản thân, với sự nghiệp nâng cao sức khỏe và với tập thể nhà trường. <br />
Muốn vận động đông đảo viên chức tập luyện, phải từng bước hình thành <br />
động cơ cho mọi người. Sức khỏe là vốn quý của con người. Có sức khỏe là có <br />
tất cả. Vậy làm gì để có sức khỏe ? Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng <br />
việc tập luyện thể thao thường xuyên là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất <br />
giúp chúng ta củng cố, giữ gìn và tăng cường sức khỏe, việc tập luyện bao gồm <br />
nhiều người hoạt động hợp tác với nhau, trở thành một phong trào sôi nổi, tạo <br />
mối đoàn kết khăng khít với mọi người. TDTT giúp con người giảm bớt sự căng <br />
thẳng mệt mỏi sau một ngày làm việc. <br />
1.2. Tổ chức tập luyện TDTT <br />
Huy động thành viên CLB các môn TDTT, là viên chức trong đơn vị, người <br />
thân, nhân dân. Trong quá trình tập luyện, mọi thành viên bồi dưỡng chuyên môn <br />
cho nhau, duy trì tập luyện đều đặn hàng ngày. Tập luyện TDTT được xem như <br />
món ăn tinh thần không thể thiếu, bởi tập luyện thể thao không chỉ giúp tinh <br />
thần sảng khoái mà còn nâng cao sức khỏe.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường TH Trần Phú 7 <br />
SKKN: Biện pháp tổ chức phong trào Hội thao Ngành GD&ĐT trong trường Tiểu học.<br />
<br />
Kêu gọi: "Mỗi người tự chọn cho mình một môn thể thao phù hợp, một <br />
hình thức tập luyện để rèn luyện nâng cao sức khỏe”. Qua phong trào tự tập <br />
luyện, từ đó phát hiện, bổ sung thêm tài năng, những nhân tố mới trong lĩnh vực <br />
TDTT để bồi dưỡng, đào tạo trở thành VĐV chính thức, hướng tới các giải đấu <br />
hàng năm. Như vậy qua tập luyện, nâng cao hiệu quả đào tạo tài năng thể thao, <br />
tạo thêm đội ngũ kế cận có chất lượng. Nhờ tập luyện mà đội bóng chuyền nữ <br />
tại đơn vị đã phát triển thêm nhiều nhân tố mới từ các lứa tuổi, hiện tại có 20 <br />
cầu thủ có thể chủ động để thay thế bất kì các vị trí trọng trận đấu.<br />
Hiện nay, phong trào tự tập luyện tại sân trường Tiểu học Trần Phú, thu <br />
hút được nhiều thành viên tham gia, không chỉ viên chức, học sinh tại trường mà <br />
còn huy động thêm các thành viên đam mê TDTT là người thân, người dân, học <br />
sinh mọi lứa tuổi đến trường để tập luyện hàng ngày, điển hình như các CLB: <br />
Thể dục dưỡng sinh của các chị phụ nữ, đội bóng chuyền, bóng bàn. <br />
Đúng như lời khuyên của Bác: “Việc tập luyện không tốn kém, khó khăn <br />
gì. Gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, <br />
tập một ít thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, <br />
như vậy là sức khỏe. Dân cường thì quốc thịnh”. <br />
2. Công tác phối hợp, tham mưu <br />
2.1. Công tác phối hợp<br />
Trước hết cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của viên <br />
chức về mục đích, ý nghĩa của phong trào Hội thao Ngành, nhằm đáp ứng yêu <br />
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phong trào này phải được toàn <br />
xã hội quan tâm và tham gia một cách tự giác, tích cực. Cần có sự phối hợp <br />
thống nhất và đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội trong thực <br />
hiện chiến lược, trong đó có sự phối hợp giữa các ngành GD&ĐT; LĐTBXH; Y <br />
tế,…Cần dựa vào các tổ chức như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Mặt trận Tổ quốc <br />
và các đoàn thể nhân dân, tổ chức chính trị xã hội để chỉ đạo hoạt động TDTT. <br />
Để phong trào TDTT phát triển một cách tích cực, hiệu quả, cần phải làm <br />
tốt vai trò của Ban chấp hành Công đoàn, đảm bảo tính tiên phong, gương mẫu, <br />
gần gũi đoàn viên, người lao động, là nhịp cầu gắn kết tiếng nói, nguyện vọng <br />
của đoàn viên với cấp ủy, lãnh đạo đơn vị, xây dựng hình ảnh người cán bộ <br />
Công đoàn có đủ năng lực công tác, năng động, sáng tạo, bản lĩnh, xứng đáng là <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường TH Trần Phú 8 <br />
SKKN: Biện pháp tổ chức phong trào Hội thao Ngành GD&ĐT trong trường Tiểu học.<br />
<br />
chỗ dựa tinh thần, thực sự là nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên. Làm tốt vai <br />
trò hội tụ được tinh thần đoàn kết của tập thể đoàn viên, thường xuyên tìm tòi, <br />
đổi mới hoạt động, thông qua phong trào TDTT để tuyên truyền, vận động, đoàn <br />
viên, người lao động ủng hộ và tích cực tham gia các hoạt động do Công đoàn <br />
phát động và tổ chức, cùng với Công đoàn chủ động đề xuất, tổ chức và phối <br />
hợp tổ chức các hoạt động TDTT tại đơn vị. <br />
Nâng cao được trách nhiệm của gia đình, cộng đồng đối với phong trào. <br />
Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm, trước hết <br />
cần quan tâm xây dựng phong trào tự rèn luyện thân thể, xây dựng nếp sống <br />
trong việc vận động thân thể nhằm bảo vệ nhằm tăng cường sức khỏe; động <br />
viên và tạo điều kiện cho mọi thành viên tham gia tập luyện các môn thi, mở <br />
rộng đăng kí và tham gia thi.<br />
Đổi mới nội dung và phương pháp TDTT, đổi mới quản lý GDTC theo <br />
hướng phát huy vai trò chủ động sáng tạo của cá nhân, tổ khối về GDTC trong <br />
nhà trường. Việc tập luyện, đơn vị tự bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm từ người <br />
đi trước, có năng lực chuyên môn, nhiều năm liền đạt giải cao, giáo viên chuyên <br />
môn thể dục. Từ thành tích đạt được cá nhân viên chức, quan tâm bồi dưỡng cho <br />
đồng nghiệp, học sinh và có thể tư vấn bồi dưỡng CLB các môn thể thao. Nhờ <br />
phong trào tập luyện, giáo viên có kinh nghiệm nhiệt tình hướng dẫn kĩ thuật và <br />
nhà trường giao nhiệm vụ HLV các môn thi cấp trường, tiêu biểu: Môn bóng <br />
chuyền, bóng bàn, cờ vua, đá cầu và cầu lông. <br />
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức tập luyện và thi đấu thể thao trong các <br />
ngày lễ lớn trong năm. Phối hợp với các đoàn thể trong đơn vị, tổ chức giao lưu <br />
các trận đấu, các môn thi giữa các tổ chuyên môn, giao lưu với các thôn, <br />
buôn,....Trước thi đấu, có thể mời các đội tuyển có chuyên môn cao, cùng thi đấu <br />
rút kinh nghiệm về kĩ thuật trong trận đấu. <br />
Với sự khéo léo phối hợp vận động của Công đoàn, năm 2017, giao nhiệm <br />
vụ Chi đoàn cử VĐV tập luyện môn đá cầu; sử dụng HLV tại trường. Công tác <br />
tập luyện không quản ngày, đêm, với tinh thần quyết tâm cao. Đoàn đã giành <br />
được 04 giải Nhất, các giải đó đã quyết định Giải Nhì toàn đoàn cấp huyện cho <br />
tập thể. <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường TH Trần Phú 9 <br />
SKKN: Biện pháp tổ chức phong trào Hội thao Ngành GD&ĐT trong trường Tiểu học.<br />
<br />
Khuyến khích VĐV thành lập CLB các môn thi, cùng nhau tham gia tập <br />
luyện, thông qua đó giao lưu học hỏi tạo cơ hội phát triển kĩ năng, nâng cao hiệu <br />
quả trong các trận đấu chính thức; Mặt khác nhằm khắc sâu mối đoàn kết và <br />
tăng cường sức khỏe cho mọi người. <br />
2.2. Công tác tham mưu<br />
Tham mưu với cấp trên, sức khỏe thể chất là nền tảng của sức khỏe và trí <br />
tuệ con người. Vì vậy, phát triển phong trào Hội thao Ngành nhằm nâng cao sức <br />
khỏe thể chất của viên chức. Quan tâm bồi dưỡng VĐV, HLV, tăng cường tiết <br />
kiệm ngân sách nhằm đầu tư CSVC, sân bãi và dụng cụ tập luyện cho hoạt <br />
động GDTC cho nhà trường.<br />
Hàng năm, việc đăng kí các môn thi có những ý kiến khác nhau nên những <br />
trường hợp do nhà trường hợp đồng lao động chưa có cơ hội tham gia. Nhà <br />
trường đã lập tờ trình tham mưu với cấp trên để mọi cá nhân hội đủ điều kiện <br />
được dự thi. Tại đơn vị có 02 nhân viên hợp đồng của trường, là VĐV môn kéo <br />
co xuất sắc, được tham gia thi đấu mang lại giải Nhất , Nhì. Môn kéo co luôn là <br />
điểm nhấn của nhà trường ; mặc dù hợp đồng nhưng VĐV chính thức đạt giải <br />
cao góp phần đạt giải toàn đoàn cho tập thể.<br />
Từ phong trào Hội thao Ngành, ngoài việc sử dụng nguồn quỹ đơn vị, nhà <br />
trường tham mưu cấp trên bổ sung kinh phí đầu tư xây dựng CSVC đạt chuẩn: <br />
Sân bãi, thiết bị, dụng cụ tập luyện môn thể dục. Không nhằm phục vụ riêng <br />
Hội thao viên chức, để từng bước đáp ứng đủ điều kiện, bố trí thời khóa biểu <br />
thể dục cho học sinh học riêng buổi. Khi đáp ứng các yêu cầu, môn thể dục <br />
được mang trang phục thể thao, thuận tiện cho các em trong việc học tập đạt <br />
chất lượng. <br />
3. Tăng cường CSVC<br />
3.1. Đầu tư dụng cụ tập luyện môn kéo co<br />
Kéo co là một trong những môn thể thao phổ biến, mang lại nhiều niềm <br />
hứng khởi cho con người nhất về cả mặt thể chất, tinh thần và tính cộng đồng. <br />
Đây là trò chơi hấp dẫn, đầy kịch tính, mang lại nhiều tiếng cười cho cả những <br />
người tham dự và người xem, môn thi mang tính đối kháng cao nhưng cách thức <br />
tổ chức và điều kiện đảm bảo cho cuộc chơi lại đơn giản. Đội chơi có thể là <br />
nam, nữ hoặc phối hợp nam và nữ.<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường TH Trần Phú <br />
10 <br />
SKKN: Biện pháp tổ chức phong trào Hội thao Ngành GD&ĐT trong trường Tiểu học.<br />
<br />
Môn kéo co không chỉ dừng lại ở việc mang lại cho con người sức khỏe, <br />
hay đề cao tinh thần chiến đấu, tinh thần đồng đội, mà còn giúp nhắc nhở mọi <br />
người, giá trị cũa mỗi cá nhân trong tập thể là quan trọng, song sự gắn kết để <br />
làm nên một tập thể vững mạnh, một cộng đồng tốt đẹp cũng quan trọng không <br />
kém.<br />
Hàng năm, chuẩn bị vào mùa thi, đội tuyển dùng những loại dây có chất <br />
liệu bằng cước để tập luyện. Sau mỗi lần tập luyện bàn tay VĐV thường bị <br />
trầy xước, đến ngày thi gặp nhiều cản trở trong việc dùng lực để kéo. Thậm chí <br />
vì ngại đau tay, để được nguyên vẹn vào trận đấu chính thức, đội tuyển chỉ <br />
đứng xếp cầu mà không kéo bằng dây. Quả thật nhà trường thiếu sự quan tâm <br />
đầu tư về dụng cụ tập luyện cho VĐV. Xác định được tầm quan trọng của môn <br />
thi, nhà trường đã phân công HLV môn kéo co, tìm hiểu và sắm mới dây kéo co <br />
đúng tiêu chuẩn của ban tổ chức, loại dây giá thành 3,5 triệu đồng, số tiền không <br />
lớn nhưng đã đáp ứng nhu cầu thực tế của đơn vị. <br />
Mỗi năm, trước mùa Hội thao, tinh thần tập luyện môn kéo co luôn sôi <br />
động tại sân trường vào các buổi chiều tan học. HLV đã ưu tiên tập kéo co trước <br />
tập luyện các môn thi khác, lúc này mỗi bên có hàng chục người cùng tham gia <br />
kéo co, mỗi trận giằng co đến mười lăm phút. HLV hướng dẫn: Lắng nghe hiệu <br />
lệnh, ghìm dây, tư thế đứng, khoảng cách giữa các VĐV, cách cầm dây,…sau đó <br />
ráp cầu đội tuyển chính thức. Nhờ vậy các VĐV môn kéo co có chuyên môn cao <br />
trong thi đấu, hàng năm được Phòng GD&ĐT tuyển chọn 05 VĐV tham gia cấp <br />
tỉnh, góp phần thắng lợi lớn cho đội tuyển của Ngành. <br />
Thực hiện kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích <br />
cực”. Trong năm học, nhà trường đã quan tâm đến việc tổ chức các trò chơi dân <br />
gian cho học sinh. Sẵn có dụng cụ tập luyện kéo co, Liên đội đã đưa trò chơi dân <br />
gian vào giờ ra chơi, hoạt động tập thể, sinh hoạt chủ điểm,… đã được đông <br />
đảo giáo viên, CMHS và học sinh trong trường nhiệt tình hưởng ứng. <br />
Như vậy việc đầu tư mang tính có lợi cho tập thể, nhờ sự đầu tư đúng <br />
hướng nên học sinh thích đến trường được học tập và vui chơi trong một bầu <br />
không khí vui vẻ và lành mạnh. Trò chơi kéo co không chỉ mang đến sân chơi vui <br />
nhộn, hấp dẫn mà còn rèn luyện một số kĩ năng sốn g, hướng đến phát triển giáo <br />
dục toàn diện cho học sinh đạt hiệu quả. <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường TH Trần Phú <br />
11 <br />
SKKN: Biện pháp tổ chức phong trào Hội thao Ngành GD&ĐT trong trường Tiểu học.<br />
<br />
3.2. Đầu tư hệ thống điện thắp sáng<br />
́ ừ thai đô, đông c<br />
Xuât phat t<br />
́ ́ ̣ ̣ ơ cung nh<br />
̃ ư hưng thu t<br />
́ ́ ập luyện TDTT của viên <br />
chức. Phong trao TDTT trong tr<br />
̀ ường có chiều hướng phát triển cao hơn va đăc ̀ ̣ <br />
̣ ̀ ́ ́ ừ nhu câu th<br />
biêt la xuât phat t ̀ ực tiên, cung nh<br />
̃ ̃ ư sự phat triên cua xa hôi hiên nay<br />
́ ̉ ̉ ̃ ̣ ̣ <br />
̀ ự cân thiêt phai đôi m<br />
thi s ̀ ́ ̉ ̉ ới, đôt pha trong vi<br />
̣ ́ ệc đầu tư về CSVC đối với lĩnh vực <br />
TDTT.<br />
Do công tác bận rộn hiện nay khiến mỗi chúng ta phải luôn tận dụng mọi <br />
lúc rảnh rỗi để tập luyện. Thời khóa biểu giảng dạy của giáo viên khác nhau, <br />
tan trường mọi người còn tranh thủ việc gia đình, vì thế lúc tập trung tại sân tập <br />
luyện đã xế chiều. Việc tập luyện chưa tạo được các tình huống để trau dồi, <br />
nâng cao chuyên môn. <br />
Năm 2015, để đội bóng có thời gian, sân bãi tập luyện phù hợp, sau khi <br />
nhận được kế hoạch tham mưu tăng cường CSVC cho hoạt động TDTT của <br />
Công đoàn, nhà trường đã đầu tư lắp hệ thống điện thắp sáng trị giá hơn 10 <br />
triệu đồng, phục vụ tập luyện vào chiều tối. Hiện nay sân bóng chuyền đáp ứng <br />
việc tập luyện cho CLB bóng chuyền giành cho những người hâm mộ, các VĐV <br />
luôn lựa chọn tập luyện vào mỗi buổi chiều tại trường. <br />
Nhờ tinh thần đoàn kết, hăng hái tập luyện TDTT mỗi ngày, môn bóng <br />
chuyền nữ đã trở thành thế mạnh trong phong trào Hội thao của trường. CLB <br />
bóng chuyền là nội dung duy trì thường xuyên trên sân trường. Bởi vậy, hàng <br />
năm, đội bóng chuyền nữ luôn đứng thứ Nhất, Nhì hoặc Ba cấp huyện.<br />
3.3. Trang bị bàn bóng bàn<br />
Bóng bàn là môn chơi không đòi hỏi quá nhiều về trang thiết bị dụng cụ <br />
như quần vợt hay CSVC phải đủ điều kiện và khang trang như bóng đá, bóng <br />
chuyền, võ thuật hay cầu lông,… Chỉ cần một không gian vừa đủ với chiếc bàn <br />
bóng cùng cây vợt và trái bóng là có thể chơi được môn này. Những cú đánh có <br />
độ xoáy và tốc độ nhanh cùng những tiếng động vi vút khi trái bóng nảy trên mặt <br />
bàn làm cho môn thể thao này trở nên thú vị vô cùng. <br />
Một viên chức trong trường, cho biết: “Tôi thích môn này vì được chơi <br />
trong nhà và khá nhẹ nhàng rất phù hợp mọi lứa tuổi, việc chơi bóng bàn cũng <br />
giúp tôi thêm nhiều sức khỏe, là một môn thể thao giúp tôi giải tỏa căng thẳng <br />
và trở nên nhanh nhẹn hơn”. <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường TH Trần Phú <br />
12 <br />
SKKN: Biện pháp tổ chức phong trào Hội thao Ngành GD&ĐT trong trường Tiểu học.<br />
<br />
Bóng bàn là một trong những môn thi hàng năm trong phong trào Hội thao <br />
Ngành, tại trường chưa có VĐV tham gia thi, được nghe viên chức tâm sự như <br />
thúc giục, lôi cuốn tôi tham gia tập luyện môn bóng bàn.<br />
Năm 2016, với mục đích đăng kí thêm môn thi, mở rộng thêm các giải, tôi <br />
đã bố trí giáo viên phụ trách TDTT tại trường tham khảo và sắm mới một bộ bàn <br />
bóng bàn trị giá hơn 9 triệu đồng. Ngay sau đó phong trào tập luyện môn bóng <br />
bàn đã lan rộng, không chỉ viên chức, học sinh trong trường mà nhiều người hâm <br />
mộ tìm đến giao lưu, tập luyện. Đặc biệt mùa giải năm đó, đội tuyển dự bị có <br />
10 viên chức tích cực tập luyện, 02 VĐV chính thức đăng kí dự thi, đã giành <br />
được giải Nhất cấp huyện nội dung đơn nam và giải Nhì đôi nam. <br />
Được sự tích cực của đội ngũ HLV môn bóng bàn, nhiệt tình truyền lửa <br />
cho học sinh. Năm 2017, Phòng GD&ĐT đã tuyển chọn học sinh của trường <br />
trong đoàn dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, em Hoàng Trần Nhật Tiến học <br />
sinh khối 5 đã giành giải Nhất nội dung đơn nam. Đúng như chân lí đã khẳng <br />
định: Có Thầy giỏi thì ắt sẽ có Trò giỏi. <br />
4. Đầu tư trang phục, đồng phục<br />
Nhu cầu tập luyện TDTT ngày càng cao nên trang phục cho hoạt động này <br />
cũng trở nên đa dạng. Trang phục thể thao không chỉ đáp ứng yêu cầu luyện tập <br />
mà còn thỏa mãn tính thẩm mỹ và tạo nên sự tự tin, thoải mái trong quá trình <br />
tham gia thi đấu.<br />
Đội tuyển ra sân khoác trên mình đồng phục thể thao, tạo sự tự tin, tự hào <br />
về tinh thần đồng đội. Đồng phục tạo thêm tình cảm của những người hâm mộ, <br />
cỗ vũ, tăng thêm sức mạnh niềm tin cho đội tuyển trong thi đấu. Ngoài ra, nó còn <br />
thể hiện tình đoàn kết, tính thống nhất và tính chuyên nghiệp của đội tuyển.<br />
Hàng năm, nhằm tạo sắc màu riêng, khí thế mới cho tập thể, trang bị đồng <br />
phục cho đội tuyển là việc làm cần quan tâm. Chủ động giao nhiệm vụ cho <br />
Công đoàn tham khảo và đặt áo đồng phục cho toàn trường, đoàn dự thi của <br />
trường, góp phần quyết định sự thành bại của việc thi đấu. Với sự khéo léo vận <br />
động của Công đoàn, huy động hàng triệu đồng từ các mạnh thường quân là <br />
CMHS, người dân, số tiền đó trang bị riêng các sắc màu khác nhau cho đội tuyển <br />
các môn thi. Ngoài phục vụ cho đội tuyển, nhà trường đã sắm áo đồng phục cho <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường TH Trần Phú <br />
13 <br />
SKKN: Biện pháp tổ chức phong trào Hội thao Ngành GD&ĐT trong trường Tiểu học.<br />
<br />
tất cả viên chức trong trường, món quà tuy nhỏ nhưng tăng thêm sức mạnh về <br />
tinh thần, niềm tự hào cho đội tuyển trong suốt mùa giải.<br />
5. Sử dụng, bảo quản các thiết bị, dụng cụ tập luyện<br />
Để CSVC sử dụng được đảm bảo lâu bền, thiết thực, yêu cầu các bộ <br />
phận, cá nhân được phân công quản lý và sử dụng tài sản phải đảm bảo đúng <br />
quy định. Mọi trường hợp cá nhân tự ý làm mất hoặc hư hỏng tài sản, thiết bị <br />
đều phải bồi thường, có như vậy thì mọi cá nhân mới có trách nhiệm trong việc <br />
chuyên tu và bảo dưỡng CSVC của tập thể và tài sản mới sử dụng được lâu dài <br />
và đúng mục đích.<br />
Tất cả tài sản của nhà trường đều được ghi vào sổ tài sản của nhà trường. <br />
Thường xuyên có sự kiểm tra bổ sung, có biên bản kiểm tra xác nhận của lãnh <br />
đạo nhà trường. Không để tài sản của nhà trường bị thất thoát, lãng phí. Trong <br />
quá trình sử dụng tài sản không được tự ý di chuyển, cho cá nhân, tổ chức khác <br />
nếu chưa có ý kiến của lãnh đạo nhà trường.<br />
Ban CSVC thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, giám sát việc quản lý tài sản <br />
của các bộ phận, cá nhân và trình báo với lãnh đạo mới điều chuyển tài sản giữa <br />
các bộ phận, cá nhân khi cần thiết. Tất cả tài sản của nhà trường đều là công <br />
sức của tập thể, là sự làm việc quên mình, thầm lặng, có cả sự hiến kế của mọi <br />
người mới có được.<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
Đề tài nghiên cứu, áp dụng tại đơn vị đã thu hút được mọi người, mọi lứa <br />
tuổi lựa chọn và thường xuyên tập luyện nội dung thể thao phù hợp để nâng cao <br />
sức khoẻ, phát triển thể lực. Tạo dựng được phong trào tập luyện TDTT với <br />
nhiều môn, nhiều nội dung trong và ngoài đơn vị ; Được ra sân cùng tập luyện, <br />
mọi người gần gũi, thân thiện, giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng sau một ngày làm <br />
việc. Mọi thành viên tham gia có trách nhiệm, có kỉ luật, bình đẳng và tôn trọng <br />
nhau, hoà đồng với tập thể trong tập luyện TDTT và các hoạt động khác trong <br />
cuộc sống. <br />
V. Hiệu quả SKKN<br />
SKKN đã được áp dụng trước tập thể viên chức và học sinh trường Tiểu <br />
học Trần Phú, từ năm 2015 đến năm 2017. <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường TH Trần Phú <br />
14 <br />
SKKN: Biện pháp tổ chức phong trào Hội thao Ngành GD&ĐT trong trường Tiểu học.<br />
<br />
Bảng thống kê <br />
kết quả hoạt động phong trào Hội thao Ngành<br />
<br />
Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017<br />
<br />
Tỉ lệ viên chức tập luyện 33% 70% 95%<br />
<br />
Huấn luyện viên 1 2 7<br />
Kinh phí (CSVC, sân bãi <br />
5 triệu đồng 18 triệu đồng 30 triệu đồng<br />
và dụng cụ tập luyện )<br />
Vận động viên 20 30 38<br />
<br />
Môn thi 4 6 7<br />
<br />
Giải toàn đoàn Ba Ba Nhì<br />
<br />
Kết quả trên chưa đáp ứng theo nhu cầu thực tế nhưng là bước tiến mới <br />
của đơn vị, thể hiện được tính khả quan khi thực hiện các biện pháp của SKKN. <br />
Tạo tiền đề xây dựng nhà trường từng bước thực hiện chương trình sách giáo <br />
khoa trong giai đoạn mới được thuận tiện.<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I. Kết luận<br />
Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan, một mặt quan trọng của <br />
chính sách xã hội, một biện pháp tích cực để giữ gìn và nâng cao sức khỏe thể <br />
lực, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần tích cực bồi <br />
dưỡng nguồn nhân lực con người, đáp ứng yêu cầu lao động và sẵn sàng bảo vệ <br />
Tổ quốc.<br />
Để việc tập luyện, giảng dạy và học tập TDTT đạt hiệu quả, dự thi các <br />
cấp đạt giải cao. Thì việc cải tạo nâng cấp sân bãi, trang bị dụng cụ tập luyện là <br />
điều kiện thiết yếu của mỗi nhà trường, từng bước phải đủ về số lượng và <br />
đảm bảo chất lượng. CBQL phải làm tốt trong công tác tham mưu, XHHGD <br />
trong các hoạt động thể thao, ưu tiên một phần kinh phí nhằm tăng cường CSVC <br />
đáp ứng được nhu cầu tự rèn luyện thể thao và nâng cao sức khỏe, nâng cao <br />
thành tích cho đơn vị.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường TH Trần Phú <br />
15 <br />
SKKN: Biện pháp tổ chức phong trào Hội thao Ngành GD&ĐT trong trường Tiểu học.<br />
<br />
Quan tâm thành lập các câu lạc bộ thể thao, các hoạt động thể thao quần <br />
chúng. Khơi dậy, phát huy tiềm năng sẵn có của VĐV, HLV tại chỗ là những <br />
người hâm mộ, có hiểu biết, kinh nghiệm về lĩnh vực thể TDTT. Mở rộng và <br />
tăng cường các hoạt động thi đấu thể thao trong và ngoài trường nhằm nâng cao <br />
chuyên môn trong thi đấu.<br />
Bên cạnh hoạt động tập luyện TDTT của viên chức, công tác GDTC của <br />
trường cũng cần chú trọng tổ chức thực hiện một cách hiệu quả, cần có nhiều <br />
giải pháp và quan trọng nhất là phải có sự phối hợp hài hòa giữa các giải pháp <br />
thì chất lượng giảng dạy môn GDTC trong nhà trường ngày càng phát triển và có <br />
chất lượng tốt hơn. <br />
Đề tài nghiên cứu không vận dụng riêng hoạt động TDTT của viên chức <br />
tại trường Tiểu học Trần Phú. Các trường tiểu học, có thể vận dụng những <br />
biện pháp phù hợp với thực tế. Thông qua việc nâng cao chất lượng hoạt động <br />
TDTT đội ngũ viên chức, tạo tiền đề cuốn hút học sinh vào các hoạt động <br />
GDTC lành mạnh, góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt <br />
hiệu quả.<br />
Thực hiện thành công các giải pháp trên, chúng ta đã từng bước tiếp cận <br />
nội dung chương trình thay SGK mới ; trong đó, hoạt động ngoại khóa, môn học <br />
Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động giáo dục khác là những môn học mới trong <br />
chương trình phổ thông.<br />
II. Kiến nghị (Không)<br />
Buôn Trấp, ngày 25 tháng 02 năm 2019<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Huyền<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường TH Trần Phú <br />
16 <br />
SKKN: Biện pháp tổ chức phong trào Hội thao Ngành GD&ĐT trong trường Tiểu học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
………………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
<br />
………………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường TH Trần Phú <br />
17 <br />
SKKN: Biện pháp tổ chức phong trào Hội thao Ngành GD&ĐT trong trường Tiểu học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường TH Trần Phú <br />
18 <br />