intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Các biện pháp giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ ở lớp một học tập đạt hiệu quả hơn

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

1.111
lượt xem
127
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo dục trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ học hoà nhập là một nhiệm vụ cao cả của người thầy để giúp các em tìm thấy cuộc sống mới và có một chân trời mới tốt đẹp và tươi sáng hơn. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Các biện pháp giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ ở lớp một học tập đạt hiệu quả hơn”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Các biện pháp giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ ở lớp một học tập đạt hiệu quả hơn

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Ở LỚP MỘT HỌC TẬP ĐẠT HIỆU QUẢ HƠN
  2. A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào và bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều có một bộ phận trẻ khuyết tất nhất định, sự thất này là một điều tất yếu khách quan. Ngày nay, trẻ khuyết tật là một phần không thể tách rời của xã hội vì vậy việc quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật đã trở thành việc làm cần thiết và cấp bách của toàn xã hội vói chung cũng như ngành Giáo dục nói riêng. Bộ GD&ĐTđã ban hành Quyết định số 23/2006 về việc giáo dục dành cho người khuyết tật và tàn tật với mục tiêu “Giúp người khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những người khác. Tạo điều kiện và cơ hội cho người khuyết tật học tập văn hoá, học nghề, phục hồi chức năng và phát triển khả năng của bản thân để hoà nhập cộng đồng” Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị khiển khuyết về sức khoẻ, về các chức năng cơ thể từ đó dẫn đến việc trẻ gặp khó khăn trong hoạt động cá nhân, hoạt động học tập và trẻ hay có những hành vi bất thường. Muốn giáo dục và chăm sóc trẻ một cách hiệu quả để có thể giáo dục trẻ hoà nhập cộng đồng được vui chơi, học tập bên bạn bè, người thân và gia đình, hơn thế nữa là việc giúp trẻ có những kỹ năng xã hội cần thiết trở thành một con người năng động thì phương pháp giáo hoà nhập (GDHN) hiện nay là tốt nhất. Giáo dục trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) học hoà nhập là một nhiệm vụ cao cả của người thầy để giúp các em tìm thấy cuộc sống mới và có một chân trời mới tốt đẹp và tươi sáng hơn.
  3. Dưới sự phân công giảng dạy lớp Một là lớp đầu cấp, việc dạy và học hoà nhập đối với trẻ khuyết tật còn nhiều khó khăn. Để thực hiện nhiệm vụ xã hội hoá giáo dục cũng như những mong muốn nêu trên tôi xin nêu: “Các biện pháp giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ ở lớp Một học tập đạt hiệu quả hơn” NỘI DUNG: 1. Thực trạng: Trường Tiểu học Hải Vân những năm gần đây năm học nào cũng có số trẻ khuyết tật học hoà nhập khá đông . Riêng 3 năm gần đây khối Lớp 1 đã có số trẻ khuyết tật như sau: Năm học 2007 – 2008 : Có 3 trẻ trong đó cả 3 đều thuộc dạng trẻ CPTTT Năm học 2008 – 2009 : Có 8 trẻ trong đó có 6 đều thuộc dạng trẻ CPTTT Năm học 2009 – 2010 : Có 4 trẻ trong đó cả 4 đều thuộc dạng trẻ CPTTT Riêng năm học này lớp tôi có 1trẻ CPTTT /32em học sinh của cảc lớp . Thực tế cho thấy trẻ CPTTT luôn chiếm tỷ lệ cao trong khối vì vậy tôi muốn tìm hiểu vào lĩnh vực trẻ CPTTT. Qua nghiên cứu của các nhà khoa học về trẻ CPTTT cũng như quan sát từ phía người dạy chúng tôi thầy rằng: Trẻ CPTTT là những trẻ có khả năng nhận thức thấp hơn trẻ bình thường dẫn tới nhiều khó khăn cho các em trong sinh hoạt, học tập cũng như thực hiện các kỹ năng sống. Những biểu hiện của một trẻ
  4. CPTTT thì thường xuất hiện 18 tuổi. Với trẻ CPTTT các em tiếp thu, hiểu cái mới chậm nhưng rất mau quên điều vừa tiếp thu, các em ghi nhớ một cách máy móc và khó khăn hơn trẻ bình thường và rất hay mất tập trung, quên việc đang làm hay nói cách khác là bỏ dở . Trong sinh hoạt , giao tiếp các em thường nói chậm phát âm sai do vốn từ ít, không tìm được từ để nói và một phần không hiểu lời nói của người giao tiếp . Bên cạnh đó trẻ CPTTT cũng thường có những hành vi bất thường như tự nói một mình , nhìn chằm chằm một cách vô cảm và khoảng không trước mặt, thu mình lại, trầm cảm, im lặng cúi mặt ( gọi là hành vi hướng nội ..) . Một số trẻ khác lại có những hành vi hướng ngoại như : la, hét, phát biểu trong giờ học, chạy nhảy tự do trong giờ học, tự làm việc mình thích trong tiết học, chọc phá bạn … Trong số trẻ CPTTT có những em có vóc dáng không bình thường như : đầu to, hai mắt to, hơi lồi, có cái nhìn vô cảm, tay chân ngắn hoặc không thẳng … Với những đặc điểm về về sinh lý như trên trẻ CPTTT đã gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như khi đến trường. Các em rất khó hoà nhập được trong các hoạt động học tập cũng như vui chơi , sinh hoạt cùng trẻ bình thường vì trẻ CPTTT không tiếp thu , trả lời viết hay tham gia vận động như các bạn khác. Thường thì các em không tự chủ được như các học sinh khắc, hành vi luôn diễn ra một cách tự phát chứ không theo sự hướng dẫn chủ đạo của thầy cô. Sự hưng phấn hay ức chế trong các em lộn xộn dẫn đến việc khó xác định việc gì đúng, việc gì sai, nên làm gì, không nên làm gì làm
  5. cho việc học tập của các em không hiệu quả, các em khó mà tự lập hay hoà nhập trong cộng đồng . 2. Nguyên nhân của thực trạng 2.1. Nguyên nhân sinh lý Theo nhiều công trình nghiên cứu của các ngành sinh lý học, tâm lý học, giáo dục thì có 40% trẻ CPTTT chưa tìm hiểu được nguyện nhân 60% các trường hợp khác nhau gây nên CPTTT của trẻ như: bị tổn thương não, nhiễm độc từ môi trường, sự di truyền … có thể phân ra các nhóm nguyên nhân sau: Nguyên nhân trước khi sinh: Có thể do di truyền hoặc mẹ mắc một số bệnh khi mang thai như thai suy dinh dưỡng, thiếu i-ốt, liều lượng thuốc nhiều, bệnh tâm lý, riêng thuốc nhiều khi không biết mình có thai nhiễm độc từ môi trường, hoặc do bố mẹ dùng chất kích thích, … Nguyên nhân trong khi sinh: Sinh non, sinh khó, thiếu ôxy cho thai nhi, dụng cụ y tế làm tổn thương não, quá trình sinh kéo dài . Nguyên nhân sau khi sinh: Không đảm bảo vệ sinh môi trường sống, ngộ độc thức ăn, mắc dịch bệnh, biến chứng từ các bệnh như: sởi, đậu mùa, viêm màng não, bại liệt … và còn nguyên nhân nữa như sống cách ly xã hội trong thời gian dài … Nguyên nhân tâm lý và các yếu tố khác : - Gia đình khó khăn về kinh tế không có sự quan tâm đúng mức, sự chấp nhận số phận của trẻ dẫn đến việc không muốn đưa trẻ hoà nhập cộng đồng đến trường, lớp. - Đứa trẻ mặc cảm bị bỏ rơi hoặc vì lỗi khuyết tật của mình không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không muốn đến trường.
  6. - Công tác tổ chức phối hợp giúp trẻ CPTTT của các bộ phận đoàn thể chưa mạnh. Việc tập huấn cho giáo viên về các kỹ năng dạy trẻ CPTTT còn nhiều hạn chế cũng như sự đầu tư cho trẻ CPTTT chưa đầy đủ với mục tiêu trong giai đoạn hiện nay . - Ngoài ra một số giáo viên còn ngần ngại khi tiếp nhận và giáo dục trẻ khuyết tật trong lớp mình . Những nguyên nhân trên đã phần lớn làm hạn chế đến việc giáo dục trẻ khuyết tật nói chung cũng như CPTTT nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, chúng tôi đã có những biện pháp sau: 3 . Một số biện pháp : 3.1 Với giáo viên : 3.1.1. Tìm hiểu khả hoàn cảnh khả năng và nhu cầu của trẻ. Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu và nắm rõ đối tượng trẻ khuyết tật của lớp mình về hoàn cảnh lý do khuyết tật, tình trạng cuộc sống năng lực, nhu cầu, sở thích của trẻ thông qua giờ dạy trên lớp, các hoạt động học tập, lao động vui chơi, qua việc trò chuyện với trẻ, đến thăm gia đình trẻ. Giáo viên cần nắm rõ sự phát triển về thể chất, hình dáng bên ngoài, khả năng học tập, ngôn ngữ, sự ghi nhớ, tư duy, xúc cẩm hay nhận thức thế giới của trẻ. Cần có hồ sơ cá nhân với những thông tin chính xác theo mẫu của trường . 3.1.2 Có kế hoạch cụ thể : Từ những căn cứ trên giáo viên chủ nhiệm sẽ lập kế hoạch về mục tiêu giáo dục trẻ trong tiết học, một ngày học, một tuần, một tháng hay một học kỳ một cách cụ thể. Nếu thấy trẻ tiến bộ thì tiếp tục
  7. lên kế hoạch học thêm kiến thức, ngược lại giáo viên sẽ dừng lại để củng cố những kiến thức đã học . Ví dụ: Trẻ : Nguyễn Trần Nguyên (CPTTT mức độ vừa) Tuần 1 : Đọc được e , b , o Tháng 9: Đọc viết được e , b , o , ô, ơ , e , ê Đọc đếm các số từ 1 – 5 Tháng 10 : Ôn e , b , o , ô , ơ , e , ê,; học thêm i , u , ư Tháng 11 : Nếu học sinh tiến bộ giáo viên sẽ lên kế hoạch kiến thức cũ cho trẻ nhớ . - Để giúp trẻ hà nhập lớp học ,phát huy năng lực bản thân ,mỗi giáo viên nên tạo sự gần gũi thân thiên với trẻ và niềm vui trong học tập,sinh hoạt.Giáo viên cần có kế hoạch bài dạy cụ thể. 3.1.3 Giáo viên cần xây dựng cho trẻ một môi trường thuận lợi và thân thiện - Bằng cách sắp xếp, tổ chức trang trí lớp một cách gọn gàng hấp dẫn và bố trí cho trẻ vị trí phù hợp như ngồi gần một bạn biết quan tâm, chia sẻ với trẻ,biết động viên trẻ trong học tập giáo viên sẽ khơi gợi được sự hứng thú, say mê học tập của trẻ. Hơn nữa vị trí thuận tiện của trẻ sẽ giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn,thuận tiện hơn trong học tập và tiện cho việc theo dõi, giúp đỡ của giáo viên từ đó giúp trẻ CPTTT có cơ hội học tập bạn bè, xoá bỏ mặc cảm, khả năng giao tiếp phát triển, hình thành nhiều kĩ năng trong sinh hoạt. -Với trẻ CPTTT tư duy các em là tư duy cụ thể, máy móc, rời rạc, tiếp thu chậm, khó nhớ cái mới lại hay mau quên cái vừa tiếp thu nên khi giảng dạy trẻ kiến thức mới, kĩ năng mới giáo viên cần sử dụng
  8. đồ dùng trực quan phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học. Đồ dùng trực quan cần có tính thẩm mỹ, khoa học và thực tế. 3.1.4 Điều chỉnh: 3.1.4.1 Những nội dung cần điều chỉnh: - Ở Tiểu học chưa có chương trình riêng cho học sinh CPTTT cũng như trẻ khuyết tật nhưng theo công văn số 896 của Bộ GD&ĐT và dựa trên cơ sở, điều kiện của từng địa phương trường lớp và mức độ khuyết tật của trẻ (nặng,vừa,nhẹ) mà giáo viên sẽ xây dựng một cách linh động mục tiểu học tập cho từng em. Qua đó giúp các em phát huy khả năng của mình , hội nhập cộng đồng. Giáo viên cần xác định rõ nhu cầu khả năng và sự cần thiết về lượng kiến thức mức độ dễ, khó của kiến thức, sự khả thi khi dạy kiến thức cho học sinh. Cùng với những điều trên đây giáo viên cần lựa chon hình thức dạy học cho phù hợp với trẻ, các hoạt động đồng loạt, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm … Ví dụ : Dạy Toán + Dạy trẻ thực hiện : Tính: 1+1=? 1+2=? Trẻ có thể thực hiện được phép tính này , nhưng khi dạy các phép tính có kết quả cao hơn như : Tính: 3+2=? 4+3=? Lúc này GV có thể dùng que tính để giúp trẻ tính hay dùng ĐDDH có hình các con vật gần gũi với chúng ta như : gà, vịt, mèo, chó, thỏ ….kết hợp với kể chuyện, câu đố, bài hát thì trẻ sẽ nắm được kiến thức nhanh hơn . Ví dụ : Dạy học vần :
  9. + Trẻ bình thường học 10 vần trong một tuần + Với trẻ CPTTT thì GV chỉ hướng dẫn học 2 đến 3 vần trong một tuần . Nếu trẻ nào nặng hơn GV sẽ giảm lượng kiến thức để ôn kiến thức cũ cho trẻ . Đặc biệt có nhiều trẻ khuyết tật lại thích học và học tốt hơn các môn năng khiếu thì lúc đó thì GV lại điều chỉnh độ khó kiến thức, kỹ năng các môn học này để phát huy năng lực của trẻ CPTTT . 3.1.4.2 Phương pháp điều chỉnh : a/ Phương pháp đồng loạt : Trẻ CPTTT có thể tham gia vào các hoạt động học tập thường xuyên của lớp. Với phương pháp này GV chỉ cần quan tâm hơn giúp trẻ lĩnh hội cùng một nội dung như trẻ bình thường . Ví dụ : Trong tiết dạy, để hình thành kiến thức mới cho học sinh GV chuẩn bị nhiều câu hỏi để dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới, lúc đó trẻ CPTTT sẽ tự tin và phát biểu với những câu hỏi dễ . b/ Phương pháp trùng lặp giáo án : Trẻ CPTTT và trẻ bình thường được tham gia học tập vào chung những hoạt động học tập trong cùng tiết học nhưng theo những mục tiêu riêng . Ví dụ : Chương trình học vần lớp 1 tuần 16 dạy vần uôm – ươm đối với học sinh bình thường còn đối với trẻ CPTTT giáo viên chỉ yêu cầu trẻ nhận diện được âm u, ư và ôn âm ô, ơ trong vần uôm – ươm . c/ Phương pháp thay thế : Trẻ CPTTT cùng học chung với trẻ bình thường nhưng theo hai chương trình giáo dục khác nhau:
  10. Ví dụ : Sau khi học xong bài vần uôm – ươm ở tiết tăng cường giáo viên sẽ cho học sinh bình thường viết chính tả các âm vần từ khoá , từ ứng dụng … còn đối với trẻ CPTTT giáo viên chỉ ra cho em tập viết hai vần uôm – ươm và hai từ khoá vào vở. d/ Phương pháp đa trình độ: Trẻ CPTTT cùng tham gia vào bài học với mục tiêu và mức độ kiến thức khác nhau dựa trên khả năng nhận thức và nhu cầu của trẻ . Ví dụ : Học môn thủ công bài “Xé dán hình vuông, hình tròn” Lớp1 - Tuần 4. Giáo viên yêu cầu học sinh bình thường xé dán hình vuông, hình tròn theo hướng dẫn của bài học còn trẻ CPTTT thì chỉ cần xé dán được hình có dạng vuông tròn . 3.1.4.3 Điểu chính cách đánh giá: Trẻ CPTTT thường hay mặc cảm, tự ti và gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động nhận thức. Do đó trong việc đánh giá cần linh hoạt để động viên, khuyến khích trẻ về mặt nội dung đánh giá như học sinh bình thường nhưng mức độ khác nhau . a/ Đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức . - Đánh giá các môn học: Thủ công, Mỹ thuật, Thể dục thì đánh giá một số nhiệm vụ như trẻ bình thường . - Các môn Toán, Tiếng việt giảm bớt kiến thức và độ sâu kiến thức. - Môn Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức thì đánh giá định tính dựa vào mục tiêu, kế hoạch giáo dục các nhân theo các tiêu chí : + Đạt, chưa đạt. + Tiến bộ rõ rệt, có tiến bộ, ít tiến bộ .
  11. b/ Đánh giá rèn luyện kỹ năng: Trong quá trình giáo dục trẻ CPTTT, đánh giá rèn luyện kỹ năng của trẻ theo định định tính dựa vào mục tiêu, kế hoạch giáo dục cá nhân theo các tiêu chí: Tiến bộ rõ rệt, có tiến bộ, ít tiến bộ thể hiện trong sinh hoạt gia đình, trong nhà trường, cộng đồng, giao tiếp và trong các hoạt động vui chơi . - Ví dụ : Đối với kỹ năng sinh hoạt, học tập trong nhà trường trẻ biết vị trí ngồi học của mình, biết các đồ dùng cá nhân và lấy sách vở ra học theo yêu cầu, hướng dẫn của giáo viên, biết chỗ đi tiêu, chỗ tập thể dục giữa giờ, biết bỏ giấy rác vào sọt … c/ Đánh giá thái độ : Đánh giá những biểu hiện hành vi, cử chỉ đối với bản thân, bạn bè, ứng xử và hoà đồng với lớp với trường. Ví dụ : Đánh giá trong giao tiếp ứng xử Vào lớp phải thưa cô, đi tiêu, đi tiểu phải xin phép cô giáo, biết cầm vở hai tay khi cô giáo phát, biết cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm phiền người khác … 3.1.4.4 Quản lý hành vi chậm phát triển trí tuệ Với trẻ CPTTT thường có những biểu hiện tự phát, chưa xác định được các gì là đúng, cái gì là sai nên khó điều kiển hành vi của mình Ví dụ :
  12. - Trong giờ học trẻ CPTTT có thể không nghe cô giảng , tự nói một mình, la hét, đi lại hoặc chạy chơi quanh lớp, tay chân vận động liên tục . - Có khi trẻ lại ngồi thất thần nhìn mong lung , có lúc ngủ chứ không chịu thực hiện nhiệm vụ học tập được giao dù nó phù hợp với trẻ, có khi trẻ bị bạn chọc mà vẫn không có phản ứng gì …vì vậy để việc giáo dục trẻ CPTTT đạt được hiệu quả giáo viên phải có những biện pháp để hạn chế sự bất thường của trẻ như : + Tạo môi trường học tập vui tươi, lôi cuốn học sinh + Cô giáo và các bạn đều gần gũi, thân thiện và sẵn sàng giúp đoc trẻ + Sử dụng các phương pháp dạy học đạt hiệu quả và các hoạt động nhóm, trò chơi, kể chuyện, đóng vai … + Sử dụng cử chỉ, điệu bộ giao tiếp với trẻ. + Tạo hành vi tích cực trong lớp, sử dụng các qui định riêng trong lớp học … + Khuyến khích những hành vi đúng mà trẻ đạt được . + Ví dụ : Giờ giải lao trong tiết GV sử dụng trò chơi vận động nhẹ nhàng để giảm sự căng thẳng, giáo viên cũng có thể kể cho các em nghe một câu chuyện vui ngắn gọn mang tính giáo dục để đem đến tiếng cười để thay đổi không khí lớp học . Lúc trẻ uể oải, buồn chán giáo viên nên động viên hỏi thăm vỗ về các em, nếu rỗi nên trò chuyện tím hiểu thêm. Cũng có khi giáo viên phải phớt lờ đi những hành vi
  13. bất thường của các em (Hành vi hướng nội, hành vi hướng ngoại ) để trẻ thấy an tâm trong môi trường học tập bên cạnh cô và các bạn . - Lúc trẻ chậm phát triển trí tuệ thực hiện các hoạt động học tập đạt hiệu quả giáo viên cần tuyên dương, khen thưởng kịp thời để động viên tinh thần các em. Bên cạnh đó giáo viên cần nhớ rằng : * Vai trò của người giáo viên dạy trẻ CPTTT trong giáo dục hoà nhập là : + Nguồn cung cấp kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ CPTTT . + Người trực tiếp hướng dẫn, tư vấn, cố vấn cho gia đình và nhóm bạn của trẻ. + Chủ động phối hợp với các tổ chức, cộng đồng để nắm bắt thông tin về trẻ và báo cáo kết quả giáo dục để xuất những biện pháp về chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng . + Tạo mối quan hệ hợp tác giữa giáo viên với phụ huynh, đồng nghiệp để thực hiện hiệu quả việc giáo dục trẻ . + Xây dựng và củng cố “Vòng tay bạn bè”, tổ chức tốt các mối quan hệ giữa trẻ CPTTT với học sinh trong lớp . + Cần có sổ theo dõi, ghi chép thường xuyên với trẻ để tiện cho việc dạy học và phản hồi thông tin lên nhà trường cũng như những cơ quan chức năng khác. 3.2 Đối với nhà trường: Nhà trường có nhiệm vụ tổ chức, triển khai bộ máy điều hành nhân lực cho phù hợp để giúp trẻ CPTTT phát triển khả năng nhận thức, giao tiếp và những kỹ năng xã hội khác để hoà nhập cộng đồng .
  14. Nắm vững qui trình triển khai kế hoạch, nội dung, phương pháp cũng như cách tổng kết, đánh giá . + Tổ chức tập huấn các chuyên đề để giáo viên học hỏi kịp thời, rút kinh nghiệm trong giảng dạy . + Tổ chức tốt sự gặp gỡ giữa nhà trường, giáo viên, phu huynh và các lực lượng cộng đồng, các tổ chức cá nhân có liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hoà nhập cho trẻ CPTTT. + Ngoài ra Hiệu trưởng cũng là người kiểm tra, giám sát để kịp thời đưa ra những điểu chỉnh phù hợp . 3.3. Đối với phụ huynh: + Từ đây con em mình được học tập trong môi trường mới thân thiện hơn , các em được học gần nhà nên vẫn có được tình yêu thương chăm sóc của gia đình chức không phải học tách biệt xã gia đình như đa phần trẻ đi học giáo dục chuyên biệt trước đây. Vậy nên gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến quá trình phát triển của trẻ khi học hoà nhập. + Phát hiện sớm để tiến hành giáo dục. + Chăm sóc nuôi nấng và giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức, giao tiếp và kỹ năng xã hội bằng việc tạo điều kiện để các em học tập, vui chơi . + Hướng dẫn hình thành cho trẻ biết cách làm các công việc vệ sinh cá nhân, ăn, uống … giúp đỡ gia đình những việc phù hợp và vừa sức, vừa với khả năng của mình . + Chủ động trong việc phối hợp với các giáo viên khác để trao đổi tình hình trẻ, tìm biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ hiệu quả . 3.4 Đối với cộng đồng xã hội:
  15. Cộng đồng là chiếc nôi nâng niu che chở hỗ trợ về mọi mặt để trẻ đi học và được phát triển. Vậy cộng đồng chính là chính quyền địa phương, Hội phụ nữ , những người làm công tác y tế, Uỷ ban bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, là các tổ chức từ thiện trong và ngoại nước, các nhà hảo tâm, các tổ chức phi chính phủ và bạn bè cùng lớp, gần nhà của trẻ. Cộng đồng phải là nguồn động viên, thăm hỏi tích cực với trẻ, vận động thêm các tổ chức khác giúp đỡ trẻ . + Hướng dẫn phụ huynh chăm sóc sức khoẻ cho trẻ tại gia đình + Phối hợp với gia đình và nhà trường thực hiện giáo dục hoà nhập đạt hiệu quả . 3.5 Đối với trẻ CPTTT . - Phải thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo chương trình và kế hoạch của nhà trường. - Tôn trọng giáo viên, nhân viên nhà trường, đoàn kết với bạn bè, hoà đồng trong môi trường học tập . - Báo cáo tình hình, sức khoẻ học tập của bản thân để giáo viên có thể điều chỉnh quá trình dạy học và giáo dục. 4. Kết quả: Qua 3 năm dạy lớp Một có trẻ CPTTT học hoà nhập tôi có được kết quả như sau: 4.1 Năm học 2007-2008: *Trẻ: Trần Anh Huy: Kiến thức :Đọc được a,o,ô,ơ;viết được các chữ cái,đếm các số từ 1-5,nhận dạng các số 1,2 Kĩ năng:biết học tập,sinh hoạt cùng các bạn
  16. Thái độ:thích đi học. 4.2 Năm học 2008-2009: STT Họ và tên HS Kiến thức đạt Kĩ năng đạt Thái độ HS được được 1 Đoàn Anh Đọc được 16 Biết tập chép Thích đến Huy chữ cái,thực ,trả lời câu hỏi trường,yêu hiện phép tính dễ của giáo mến bạn bè cộng,trừ trong viên phạm vi 3 2 Nguyễn Thị Đọc được chữ Biết cất sách Thích đi học, Thu Hồng o, ô, số 1 vở vào cặp, Yêu mến biết đồ chữ thầy cô, ban theo mẫu, vẽ. bè. Biết tự đi vệ sinh. 3 Trần Thị Đọc được 24 Biết tính nhẩm Thích đến Thanh Vân chữ cái,chép trong phạm vi lớp, yêu mến được từ và câu nhỏ. Có kĩ thầy cô, bạn ứng dụng, đếm năng học tập bè xuôi và biết với nhóm. các số từ 0-10
  17. C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua thực tế giảng dạy và những kết quả đã đạt được, tôi rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân khi giáo dục trẻ CPTTT học hoà nhập như sau: + Kỹ năng sống: Cần giáo dục cho các em hoà nhập vào môi trường học tập, biết các kỹ năng sinh hoạt, học tập, lao động cùng bạn bè. Các em biết điều chỉnh hành vi của mình ở mức độ phù hợp với các em. Có một số thói quen đơn giản như các học sinh bình thường khác. + Học tập: Giáo viên phải có sự hiểu biết nhất định về trẻ CPTTT ở lớp của mình, nắm rõ hoàn cảnh của từng em; từ đó có những mục tiêu cụ thể ( ngắn hạn, dài hạn ) trong từng tiết học, từng tháng, từng học kỳ. Người giáo viên linh động trong việc sử dụng các phương pháp dạy học và đánh giá học sinh. Nói tóm lại, giáo viên ngoài việc tự trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm để giáo dục trẻ CPTTT học hoà nhập thì điều quan trọng nhất phải dạy trẻ bằng tình yêu thương và lòng nhân ái của người thầy. Phải biết tôn trọng cũng như động viên, khuyến khích trẻ một cách kịp thời trong quá trình giáo dục trẻ. Và một điều cũng không kém phần quan trọng nữa là giáo viên phải làm một tấm gương trước cộng đồng về tình cảm và thái đối với trẻ CPTTT.
  18. D. KẾT LUẬN: Đối với trẻ em được đến trường học tập , vui chơi cùng bạn bè là niềm vui lớn, là hạnh phúc của tuổi thơ nói chung và của trẻ CPTTT nói riêng. Dạy học trẻ CPTTT đương nhiên là gặp nhiều khó khăn nhất là khi sự đầu tư cho Giáo dục hoà nhập chưa đúng mức. Song, với tinh thần trách nhiệm muốn chia sẻ một phần trách nhiệm với cộng đồng, với lương tâm của người thầy giáo, tôi tin rằng sẽ giúp các em tìm thấy niềm vui nơi trường học; dần dần phát huy năng lực của mình. Các em dù có bị hạn chế về thể lực hay trí tuệ đều có thể học được theo luật bù trừ chức năng cơ thể và chúng ta sẽ giúp các em “ Học để làm người, học để biết, học để làm, học để cùng chung sống” (UNESCO). Đó là mục tiêu thiết yếu góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
  19. E. KIẾN NGHỊ: Để việc giáo dục hoà nhập đạt hiệu quả, giúp cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ CPTTT nói riêng tìm thấy nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống, tôi có những kiến nghị với các cấp lãnh đạo như sau: 1. Tạo điều kiện tập huấn cho giáo viên một cách đầy đủ, nhất là đối với những giáo viên có học sinh CPTTT học hoà nhập. 2. Xây dựng chế độ chính sách cho các đối tượng tham gia trong quá trình giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. 3. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. 4. Xây dựng định biên cho giáo viên chuyên trách GDHN trẻ khuyết tật. 5. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong công tác GDHN trẻ khuyết tật. 6. Thực hiện giảm bớt học sinh trong những lớp có trẻ khuyết tật học hoà nhập. * Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. Tất nhiên, với kinh nghiệm còn ít ỏi, tôi không thể tránh khỏi thiếu sót. Vậy rất mong nhận được sự góp ý xây dựng của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Hoà Hiệp Bắc, ngày 15 tháng 12 năm 2009. Người thực hiện Nguyễn Bình Minh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2