SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua các hoạt động làm quen Văn học thể loại truyện kể
lượt xem 114
download
Cho trẻ làm quen với văn học là rất quan trọng, thông qua các bài thơ câu chuyện trẻ phân biệt được các lời hay lẻ phải, biết được người tốt, việc tốt, qua đó trẻ học được những tấm gương tốt hay rút ra những bài học bổ ích trong các câu chuyện. Sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua các hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể giúp các thầy cô hiểu rõ hơn về cách dạy trẻ để chúng phát triển về mọi mặt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua các hoạt động làm quen Văn học thể loại truyện kể
- 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua các hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể.
- 2 II) ĐẶT VẤN ĐỀ : Qua quá trình công tác ở trường MGBC Bình Trị một năm trở lại đây, và được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo lớn. Tôi nhận ra rằng các hoạt động học ở lứa tuổi mẫu giáo đều rất quan trọng vì đây là nền tảng để trẻ bước vào lớp 1 của trường tiểu học. Từ đó tôi không ngừng suy nghĩ phấn đấu học hỏi kinh nghiệm từ các cô, chị đi trước, trau dồi kiến thức vững vàng để có thể giúp trẻ có một kiến thức vững chắc trước khi bước vào lớp 1. Ở lớp mẫu giáo có nhiều hoạt động học như : khám phá khoa học, tạo hình âm nhạc, toán … trong đó tôi nhận thấy hoạt động làm quen với văn học có vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, giúp trẻ tiếp xúcvà giao tiếp với thế giới xung quanh, không những thế văn học thể loại truyện kể còn giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ, kể chuyện sáng tạo qua ngôn ngữ thông thường ở trẻ. Ở lứa tuổi mẫu giáo nhu cầu nói, vui chơi giao tiếp rất cao trẻ nói rất nhiều mà những câu nói đó là của người lớn hoặc của ba mẹ nói trẻ nghe và tập nói lại với bạn, ba mẹ muốn trẻ ăn nói trôi chảy, nói phải đủ câu, câu có nghĩa, dạ thưa, vâng … thì, phải có sự hướng dẫn của người lớn, đặc biệt là cô giáo trực tiếp giảng dạy trẻ. Quê tôi là một vùng nông thôn nghèo đa số trẻ là con gia đình sống bằng nghề nông rất khó khăn và vất vả, phương tiện đi lại và kinh tế gia đình không đủ điều kiện nên các cháu chưa được học qua lớp bé và lớp nhỡ nhiều nên khi vào học lớp lớn các cháu còn chưa nói được những câu nói đầy đủ. Vì vậy để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc đòi hỏi cô giáo phải rèn luyện cho trẻ những kỹ năng riêng như : kỹ năng nghe, kỹ năng nhận biết, kỹ năng phát âm, đóng kịch … một cách phù hợp là phương pháp mới lấy trẻ làm trung tâm, làm đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra cô giáo cũng cần lồng ghép thêm các hoạt động như : Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi … thay đổi đồ dùng dạy học theo từng chủ đề, từng câu chuyện để tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia hoạt động. Đồ dùng dạy học phải phong phú, đa dạng, vì có đồ dùng dạy học là phương pháp tốt nhất giúp tiết học trở nên sôi nổi, gây hứng thú cho trẻ khi tham gia học tập. Xuất phát từ tình hình trên nên tôi quyết định chọn đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể.
- 3 III) CƠ SỞ LÝ LUẬN : “Chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ Bởi yêu nghề nên quí lớp măng non” Dạy tiếng mẹ đẻ để cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa hết sức đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, giúp trẻ nhận thức sâu rộng góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các hoạt động học khác như : Làm quen với toán, tạo hình, âm nhạc … mà điều quan trọng tôi muốn nói ở đây đặc biệt là thông qua hoạt động làm quen văn học nhằm giúp trẻ đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch… tạo môi trường cho trẻ hoạt động và học tập. Chúng ta cũng từng được nghe Bác Hồ nói : “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Muốn có những nhân tài ưu tú giúp đất nước, thì ngay từ bây giờ chúng ta bắt tay vào việc xây dựng nền móng đó. Hoạt động chung với văn học là một hoạt động học quan trọng trong chương trình giảng dạy mầm non mới. Các cháu phải được chăm sóc giáo dục chu đáo để phát triển về mọi mặt. Mỗi đứa trẻ có một đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, không có những đứa trẻ giống nhau hoàn toàn. Mỗi trẻ có một năng lực nhận thức khác nhau. Chính vì thế cho trẻ làm quen với văn học là rất quan trọng, thông qua các bài thơ câu chuyện trẻ phân biệt được các lời hay lẻ phải, biết được người tốt, việc tốt, qua đó trẻ học được những tấm gương tốt hay rút ra những bài học bổ ích trong các câu chuyện. VD : “Ai đáng khen nhiều hơn” Trẻ tham gia vào vai diễn của từng nhân vật. Thông qua câu chuyện trẻ biết đâu là người đáng khen hơn, được mẹ khen nhiều hơn. Rút ra được bài học là khi đi ra ngoài học bất kỳ ở đâu nên nghe lời người lớn tuổi dặn dò đi đến nơi về đến chốn, không la cà dọc đường và điều quan trọng hơn là không những nghĩ đến mẹ mà phải biết giúp đỡ mọi người xung quanh khi họ cần. Qua đó trẻ học được những tấm gương tốt của người anh hay rút ra những bài học kinh nghiệm trong câu chuyện, hoặc như qua câu chuyện “Cậu bé mũi dài” trẻ biết được các bộ phận trên cơ thể như : Mũi, chân, tay, vai và ước mơ của cậu bé muốn cho cái mũi của mình được biến mất… trẻ tiếp thu nhẹ nhàng thực tế nhưng dễ nhớ. Thông qua các câu chuyện như thế, qua từng chủ đề, trẻ dễ dàng nhận thức được và qua đó cô giáo sẽ giáo dục trẻ những tấm gương tốt trong tất cả các câu chuyện.
- 4 Hoạt động làm quen với văn học là một bộ phận không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc và giáo dục ở lứa tuổi mầm non. Bởi vì qua những câu chuyện trẻ vừa nhập vai, các tính cách của nhân vật trẻ rất dễ nhớ, dễ thuộc, qua đó phát triển tư duy ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, cung cấp vốn từ, tiếng, rèn luyện thêm cách phát âm, thể hiện giọng nói từng nhân vật giúp trẻ hiểu được mối quan hệ của từng nhân vật đó. Khi cho trẻ làm quen với văn học sẽ giúp trẻ rèn luyện một số kỹ năng cần nhớ như: lắng nghe, ghi nhớ, đàm thoại, nhập vai nhân vật. Trẻ học không chỉ trong tiết học mà ở mọi lúc mọi nơi thông qua nhiều hoạt động khác, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo nhân vật, trẻ được trải nghiệm, giúp trẻ gợi nhớ kỹ được các tác phẩm mà trẻ đã được học và làm quen. Nói đúng hơn hiện nay việc trẻ em chúng ta thường nói trổng, nói không đủ câu, trọn nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ và rất khó cho việc tiếp cận với các câu chuyện trong hoạt động làm quen văn học vì ở trẻ vốn từ còn mới mẻ, một phần trẻ không biết phải diễn đạt sao cho mạch lạc. Vì tất cả các lý do đó tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể, tôi đã không ngừng suy nghĩ làm cách nào để tìm ra những phương pháp giảng dạy riêng, sau đó tạo ra môi trường học tập tốt cho trẻ, bằng tất cả sự nổ lực cố gắng đó tôi quyết định tìm và chọn ra một số biện pháp để thực hiện chương trình này. IV) CƠ SỞ THỰC TIỄN : Trường MGBC Bình Trị nằm ở vùng Tây của huyện Thăng Bình, là xã miền núi hiểm trở nên đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. * Thuận lợi : - Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của bộ phận Mầm non Phòng Giáo dục Thăng Bình. - Có sự thống nhất về phương pháp dạy học - Nhờ sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo nhiệt tình của Ban giám hiệu về chuyên môn, cơ sở vật chất, tổ chức dự giờ thao giảng góp ý từ đó bản thân đã rút ra một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giảng dạy trong hoạt động làm quen văn học. - Luôn được các đồng nghiệp giúp đỡ về chuyên môn - Nhà trường tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi đạt kết quả cao - Đồ dùng dạy học đầy đủ * Khó khăn : - Phần lớn các cháu chưa qua lớp bé và lớp nhỡ mà vào ngay lớp lớn nên trẻ chưa thích ứng với trường lớp
- 5 - Do chất lượng nhận thức của trẻ không đồng đều, gần 50% trẻ mới lần đầu đến trường, vì thế gặp nhiều khó khăn. - Đa số trẻ nhà xa trường đường đi lại khó khăn đặc biệt vào mùa mưa - Phần lớn ba mẹ các cháu làm nông nên không có điều kiện quan tâm đến việc học của các cháu ở nhà. Ít có thời gian kể hay đọc cho các cháu nghe một số câu chuyện V) NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : Nói đến văn học thì rất phong phú và đa dạng, nhiều nghĩa, nhiều từ khó hiểu. Khi tiếp thu cũng như đối với trẻ khi tham gia vào hoạt động làm quen văn học thì loại truyện kể, khả năng kể chuyện, vốn từ giao tiếp còn mới mẻ, trẻ chưa hiểu hết được nội dung của vốn từ đó là lý do tôi chọn đề tài trên để tìm ra phương pháp rèn luyện nhiều về nề nếp học tập và kỹ năng kể chuyện cho trẻ. * Tôi đã có những biện pháp sau : 1) Phương pháp tạo môi trường học tập rèn luyện cho trẻ : - Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học chú ý bố trí sắp xếp các dụng cụ đội hình để tạo môi trường học thoải mái cho trẻ, chú ý đến khả năng phát âm cho trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai, rèn luyện khả năng ngôn ngữ cho trẻ. VD : Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể mà trọng tâm là kể chuyện sáng tạo thì tôi luôn tận dụng không gian lớp học để bày dụng cụ kể chuyện, khung sân khấu sắp đặt tranh và các con rối sao cho trẻ dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn - Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự rèn giọng kể, cách sử dụng tranh, sách tranh, rối, mô hình để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học đó một cách tốt nhất. 2) Tổ chức tiết học nhẹ nhàng linh hoạt - Giáo viên là người đặt câu hỏi để trẻ tìm tòi, khám phá và tìm cách giải quyết vấn đề, đòi hỏi. Khám phá và tìm cách giải quyết vấn đề, đòi hỏi trẻ phải tự học hỏi tiếp nhận kiến thức thông qua các hoạt động như trẻ phân vai đóng, vận dụng vốn kiến thức của trẻ dưới sự hướng dẫn của cô để trẻ lĩnh hội kiến thức mới. Tìm cách vào bài sinh động, để thu hút sự chú ý của trẻ. VD : Kể chuyện “Ba con lợn nhỏ” tôi sử dụng mô hình rối để gây sự chú ý hứng thú cho trẻ như giấy bìa làm mũ cho lợn.
- 6 3) Phương pháp rèn nề nếp, kỹ năng và kích thích sự sáng tạo cho trẻ: - Trẻ biết thực hiện theo nhóm để kể chuyện, biết về hàng và tạo cho trẻ cảm giác tự tin, nhanh nhẹn và linh hoạt qua việc trẻ tham gia nhập vai. - Trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc diễn cảm câu chuyện mà trẻ đã nghe, sau đó trẻ phải kể lại bằng ngôn ngữ của chính mình và kể lại toàn bộ nội dung câu chuyên một cách tự do thoả mái nhưng phải đảm bảo nộidung ngôn ngữ của nhân vật trong câu chuyện. Ví dụ: Chuyện: Cây khế: 1 trẻ xung phong kể theo lời người anh với tính cách tham lam gian xảo, 1 trẻ xung phong kể theo lời người em hiền lành tốt bụng. Sau đó cô giáo là người dẫn chuyện để giúp trẻ nhập tốt vai. - Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là phương pháp tốt để nhằm phát triển ngôn ngữ đối tượng của trẻ mà nội dung đóng kịch được chuyển thể từ câu chuyện trẻ đã làm quen. Ví dụ: Câu chuyện Tích Chu. Cháu Huy xung phong đóng vai Tích Chu (lúc đầu ham chơi, thái độ không vâng lời, sau biết lỗi tỏ thái độ giọng trầm), cháu Thảo Vân xung phong đóng vai bà (giọng nói run run, dứt khoát), cháu Minh Thu xung phong đóng vai bà tiên (tính cách hay giúp đỡ mọi người). 4) Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi: Đó cũng là biện pháp giúp trẻ ghi nhớ kiến thức. Ôn luyện cho trẻ thông qua các hoạt động khác. Ví dụ: Hoạt động ngoài trời cho trẻ kể chuyện giúp trẻ nhớ kiến thức cũ và cung cấp kiến thức mới. Mà quan trọng hơn là thông qua hoạt động làm quen văn thơ thể loại truyện kể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. 5) Công tác phối kết hợp với phụ huynh : Để có đồ dùng dạy học ngay từ cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã trình bày với phụ huynh một số yêu cầu đối với hoạt động LQVH cần phải có nhiều tranh ảnh, đồ dùng dạy học phục vụ cho trẻ để trẻ hứng thú tham gia học tập, vì vậy tôi xin phụ huynh nộp những phế liệu như thùng giấy, sách báo cũ, vải vụn… - Thường xuyên trao dồi, động viên phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ, ba mẹ người thân phải nói rõ ràng, phát âm đúng, rành mạch, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ.
- 7 VI) Kết quả nghiên cứu : Thực hiện các biện pháp trên trong công tác giảng dạy 1 năm trở lại đây bản thân tôi không ngừng phấn đấu và học hỏi đồng thời thực hiện theo cách hướng dẫn chăm sóc giáo dục mầm non mới, thấy đạt được kết quả như: - 95% trẻ đã phát âm rõ ràng và chính xác. - 85% trẻ mạnh dạn tham gia đóng kịch, kể chuyện sôi nổi. - 85% trẻ kể chuyện sáng tạo. - 95% vốn từ của trẻ chính xác mạch lạc. Đây là thành công lớn giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ trong công tác giảng dạy, tạo được uy tín với phụ huynh và thu hút được nhiều trẻ đến lớp. VII) Kết luận: Bản thân tôi là một giáo viên mầm non yêu nghề mến trẻ, tôi nhận thấy trẻ bây giờ rất thông minh, tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi luôn trăn trở tìm tòi và sáng tạo để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài gảng của mình. Tiếp tục học hỏi trao đổi kinh nghiệm, đầu tư làm nhiều đồ dùng . Cần cố gắng trao đổi học hỏi ở đồng nghiệp cũng như những người đi trước và không ngừng luyện tập của bản thân - Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của người đi trước chỉ bảo, đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh. VIII) Đề nghị : 1) Đối với phụ huynh : - Luôn phối hợp với giáo viên để thường xuyên theo dõi kết quả học tập của trẻ. - Thường xuyên dành thời gian kể chuyện cho trẻ nghe - Phụ huynh hỗ trợ thêm cho giáo viên về nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để làm đồ dùng dạy học cho trẻ 2) Đối với nhà trường : Tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất và tổ chức làm đồ dùng về chuyên đề làm quen văn học mở rộng nhiều hơn. 3) Đối với Phòng Giáo dục : - Tổ chức các lớp tập huấn về chuyên đề LQVH - Cung cấp thêm sách tham khảo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giúp HS lớp 1 học tốt giải Toán có lời văn
59 p | 1593 | 189
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 Trường THCS Mã Đà khắc phục lỗi âm đầu, dấu thanh trong phân môn Chính tả
14 p | 565 | 120
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 4
15 p | 1388 | 100
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn tiếng Anh 6
15 p | 957 | 76
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học
23 p | 2664 | 51
-
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn - Ngữ văn 7
22 p | 335 | 37
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Tập viết
22 p | 212 | 30
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời - Trường mầm non Hoa Hồng
32 p | 230 | 20
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn học tạo hình tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
25 p | 1378 | 17
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm non Bình Minh- Buôn Tuôr A- Xã Dray Sáp- Huyện Krông Ana- Đăk Lăk
25 p | 171 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục Âm nhạc tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang
25 p | 168 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 học tốt môn Làm quen với Toán tại trường mầm non Hoa Sen
24 p | 185 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi phát triển khả năng sáng tạo khi vẽ trong hoạt động tạo hình
30 p | 190 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Âm nhạc
28 p | 130 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường mầm non Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
22 p | 261 | 11
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết 29 chữ cái tiếng Việt
25 p | 161 | 7
-
SKKN: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém toán giải bài tập chương I giải tích lớp 12
21 p | 103 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ yêu thích dân ca để nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn trong giáo dục trẻ
28 p | 144 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn