SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
-----o0o----<br />
Mã SKKN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA<br />
<br />
HỌC SINH TRONG TIẾT KHOA HỌC LỚP 5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Môn : Khoa học<br />
Cấp học : Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Năm học 2016 - 2017<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
-----o0o----<br />
Mã SKKN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA<br />
<br />
HỌC SINH TRONG TIẾT KHOA HỌC LỚP 5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Môn : Khoa học<br />
Cấp học : Tiểu học<br />
Người viết : Nguyễn Thị Cẩm Linh<br />
Trường Tiểu học Khương Mai<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Năm học 2016 - 2017<br />
MỤC LỤC<br />
Đặt vấn đề 1<br />
1. Lí do chọn đề tài 1<br />
2. Mục đích nghiên cứu 2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm 2<br />
4. Phương pháp nghiên cứu 2<br />
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 3<br />
Nội dung 4<br />
I. Cơ sở lí luận 4<br />
1. Dạy học theo hướng phát triển năng lực. 4<br />
2. Các năng lực cần phát huy cho HS tiểu học ở môn khoa học. 4<br />
3. Chương trình khoa học lớp 5. 4<br />
II. Cơ sở thực tiễn 5<br />
1. Thực trạng của việc dạy và học khoa học lớp 5 5<br />
a. Thuận lợi 5<br />
b. Khó khăn 6<br />
III. Giải quyết vấn đề 7<br />
1. Chuẩn bị của giáo viên 7<br />
2. Chuẩn bị của học sinh 8<br />
3. Tổ chức thực hiện tiết học 9<br />
a. Khởi động 9<br />
b. Các hoạt động cơ bản 12<br />
c. Củng cố, dặn dò 18<br />
4. Phát huy năng lực trong việc đánh giá 19<br />
5. Phát huy năng lực trong việc ghi bài 20<br />
6. Ứng dụng dạy các bài về phòng tránh một số bệnh 21<br />
7. Kết quả 22<br />
a. Đối với giáo viên 22<br />
b. Đối với học sinh 23<br />
Kết luận - Khuyến nghị 24<br />
1. Kết luận 24<br />
2. Khuyến nghị 24<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lí do chọn đề tài:<br />
Cùng với môn Tiếng Việt và Toán, Khoa học là môn cũng rất quan trọng<br />
trong chương trình tiểu học, giúp học sinh hình thành những biểu tượng, khái<br />
niệm về các sự vật, hiện tượng hay khám phá tìm hiểu tính chất, công dụng, …<br />
của các sự vật, hiện tượng đó. Môn học này xây dựng cho học sinh tiểu học<br />
những biểu tượng đúng đắn về các hiện tượng tự nhiên dựa trên việc quan sát<br />
các hiện tượng đó, thiết lập mối quan hệ sơ bộ giữa chúng, giải thích được<br />
nguyên nhân của hiện tượng, thấy được vai trò tích cực của con người trong<br />
việc nhận thức, khám phá và cùng sống với tự nhiên. Học sinh sẽ có được một<br />
số kĩ năng ban đầu: ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến<br />
sức khỏe; quan sát, làm thí nghiệm, thực hành khoa học đơn giản; nêu thắc mắc,<br />
đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giải đáp, diễn đạt những<br />
hiểu biết bằng lời nói, sơ đồ, hình vẽ, ..; phân tích, so sánh, rút ra những dấu<br />
hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên. Mặt<br />
khác, môn Khoa học còn giúp học sinh làm quen với việc nghiên cứu khoa học,<br />
hình thành cho học sinh lòng say mê khoa học, biết vận dụng những điều đã học<br />
vào trong đời sống.<br />
Trong năm học này, giáo dục nước ta đã có nhiều thay đổi đặc biệt là đối<br />
với bậc tiểu học. Một trong những đổi mới quan trọng nhất, cần thiết nhất là dạy<br />
học theo định hướng phát triển năng lực. Tức là dạy học phải đổi mới mạnh mẽ<br />
phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh; tập trung dạy cách học và rèn luyện năng lực tự học, tạo cơ sở để<br />
học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.<br />
Như vậy, dạy học dưới hình thức “thầy tổ chức - trò hoạt động”, người dạy đóng<br />
vai trò tổ chức, dẫn dắt, hướng dẫn các hoạt động. Khi đó:<br />
- Huy động mọi khả năng của từng học sinh để các em chủ động tự tìm tòi,<br />
khám phá kiến thức.<br />
- Giúp học sinh tự phát hiện tình huống có vấn đề, tự mình hoặc cùng các bạn<br />
trong nhóm, trong lớp dựa vào vốn hiểu biết, kiến thức đã học, tài liệu sưu tầm<br />
…để tìm cách giải quyết vấn đề.<br />
- Phát huy sở trường, vốn hiểu biết sẵn có của mỗi học sinh dẫn dắt các em đến<br />
với kiến thức mới nhẹ nhàng, gần gũi từ đó tạo cho các em niềm vui, niềm tin,<br />
hứng thú học tập.<br />
<br />
<br />
<br />
- 1/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
Dạy học như vậy khuyến khích người giáo viên chủ động, sáng tạo, phải<br />
biết tôn trọng mọi cố gắng, nỗ lực của người học. Kết quả là chất lượng dạy và<br />
học được nâng cao đồng thời giúp người học có lòng ham mê, yêu thích môn<br />
học mang tính tích hợp cao nhưng cũng rất gần gũi, thiết thực này.<br />
Hiểu được tầm quan trọng của môn Khoa học ở tiểu học cũng như vai trò<br />
trung tâm của học sinh trong quá trình giảng dạy để góp phần nâng cao chất<br />
lượng dạy học và giúp học sinh yêu thích môn học hơn. Vì thế tôi mạnh dạn đưa<br />
ra vấn đề:<br />
“Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh<br />
trong tiết Khoa học lớp 5”<br />
2. Mục đích nghiên cứu:<br />
Đưa ra một số biện pháp trong quá trình dạy học một tiết khoa học thực<br />
hiện việc phát huy tính tích cực, chủ động, tận dụng vốn hiểu biết của học sinh<br />
giúp cho các em dễ dàng lĩnh hội những kiến thức vừa tự nhiên vừa xã hội lí thú,<br />
bổ ích, giúp học sinh hiểu sâu nội dung bài, hào hứng, yêu thích môn học này. Đó<br />
cũng chính là thước đo tính hiệu quả cho một tiết học.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm:<br />
Học sinh lớp 5C trong trường Tiểu học tôi đang công tác trong năm học<br />
2016 - 2017.<br />
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu:<br />
a. Phương pháp phân tích:<br />
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu những quan điểm, luận điểm<br />
trong các tài liệu khoa học liên quan để xác lập cơ sở lí luận của đề tài. Đó là lý<br />
luận phương pháp dạy học, các chủ trương của Bộ, ngành, các hội thảo có liên<br />
quan đến vấn đề dạy học khoa học…<br />
Phương pháp này được dùng để chắt lọc, lựa chọn nội dung dạy học cho<br />
phù hợp đối tượng học sinh để đạt được hiệu quả cao trong tiết học.<br />
b. Phương pháp khảo sát thực tế<br />
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu thuận lợi, khó khăn trong việc<br />
dạy và học khoa học ở lớp 5.<br />
Sử dụng để khảo sát tình hình thực tế học sinh khi học môn khoa học, để thu thập<br />
các thông tin cần thiết có liên quan đến bài học, từ đó người giáo viên chủ động chọn ra<br />
được nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả nhất với đối tượng học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 2/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
c. Phương pháp thống kê<br />
Để tổng hợp các tư liệu đã thu thập được, qua hoạt động học tập, kết quả<br />
đạt được của học sinh sau tiết học, từ đó tìm ra những ưu điểm hay tồn tại để rút<br />
kinh nghiệm.<br />
d. Phương pháp thực nghiệm<br />
Đây là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu. Lúc này<br />
người giáo viên đưa lí thuyết vào áp dụng thức tế: thực hiện việc phát huy tính<br />
tích cực của học sinh vào bài giảng cụ thể. Đồng thời, cũng là lúc kiểm tra, đánh<br />
giá kết quả, từ đó có thể rút ra những nhận xét, kết luận về quá trình đã thực hiện<br />
của mình.<br />
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:<br />
Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 3/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
NỘI DUNG<br />
I. Cơ sở lí luận<br />
1. Dạy học theo hướng phát triển năng lực:<br />
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý<br />
tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải<br />
quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời<br />
gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.<br />
Đổi mới phương pháp dạy học các môn học nói chung và môn Khoa học<br />
nói riêng thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:<br />
- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành<br />
và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm<br />
thông tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo<br />
của tư duy.<br />
- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương<br />
pháp đặc thù của môn học để thực hiện, đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự<br />
mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.<br />
- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức<br />
dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có<br />
những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp,<br />
học ở ngoài lớp....<br />
- Sử dụng các thiết bị dạy học môn học, vận dụng công nghệ thông tin để<br />
hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình dạy học.<br />
2. Các năng lực cần phát huy cho học sinh tiểu học ở môn Khoa học:<br />
a. Các năng lực chung:<br />
- Tự học - Giao tiếp<br />
- Tự giải quyết vấn đề và sáng tạo - Hợp tác<br />
- Thẩm mĩ - Tính toán<br />
- Thể chất - Thông tin - truyền thông<br />
b. Các năng lực đặc thù của môn Khoa học:<br />
- Tự nhận thức, định hướng bản thân - Thể chất<br />
- Tự phục vụ, tự bảo vệ - Giải quyết vấn đề<br />
- Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và xã hội - Giao tiếp<br />
xung quanh - Hợp tác<br />
3. Chương trình Khoa học lớp 5:<br />
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong chương trình Khoa học<br />
lớp 5 học sinh được học 2 tiết / 1 tuần. Nội dung gồm 4 chủ đề:<br />
<br />
- 4/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
a. Con người và sức khỏe: 21 bài<br />
- Sự sinh sản và phát triển của cơ thể người.<br />
- Vệ sinh phòng bệnh.<br />
- An toàn cuộc sống.<br />
b. Vật chất và năng lượng: 29 bài<br />
- Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thông thường.<br />
- Sự biến đổi của chất.<br />
- Sử dụng năng lượng.<br />
c. Thực vật và động vật: 10 bài<br />
- Sự sinh sản của thực vật.<br />
- Sự sinh sản của động vật.<br />
d. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên: 10 bài<br />
- Hiểu và nêu ví dụ về môi trường và tài nguyên thiên nhiên.<br />
- Vai trò của môi trường với đời sống của con người.<br />
- Tác động của con người đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên.<br />
- Biện pháp bảo vệ môi trường.<br />
Trong các chủ điểm trên, chủ điểm Con người và sức khỏe rất thiết thực,<br />
gần gũi, phù hợp với đối tượng học sinh lớp 5. Nội dung đề cập đặc điểm về<br />
giới, sự phát triển thể chất, tâm lí tuổi dậy thì và cách phòng tránh một số bệnh<br />
nguy hiểm, làm thế nào để đảm bảo an toàn cho bản thân trước những nguy cơ<br />
mất an toàn: như các chất gây nghiện, bị xâm hại, khi tham gia giao thông.<br />
Trong quá trình giảng dạy tôi đã thường xuyên thực hiện việc phát huy<br />
tính tích cực của học sinh ở các tiết học nói chung và các tiết khoa học nói riêng.<br />
Trong phạm vi của sáng kiến này, tôi chỉ lựa chọn phân tích kĩ việc dạy học theo<br />
hướng phát triển năng lực học sinh trong mạch bài về phòng tránh một số bệnh,<br />
cụ thể trong bài: Phòng bệnh viêm não.<br />
Như vậy giúp học sinh nắm chắc kiến thức bài và quan trọng hơn đưa bài<br />
học gần hơn và đi vào thực tế cuộc sống, vận dụng một cách hiệu quả nhằm bảo<br />
vệ sức khỏe cho bản thân học sinh, gia đình và cộng đồng.<br />
II. Cơ sở thực tiễn<br />
1. Thực trạng của việc dạy và học Khoa học lớp 5:<br />
a. Thuận lợi:<br />
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho<br />
giáo viên và học sinh về cơ sở vật chất và các điều kiện nhà trường hiện có.<br />
Giáo viên được trang bị đầy đủ tài liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên,<br />
thiết kế bài giảng, tư liệu dạy khoa học, đồ dùng dạy học, ….. Bản thân nhiệt<br />
tình trong giảng dạy, tâm huyết với công việc.<br />
<br />
- 5/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
Lớp được trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại như: máy tính,<br />
máy chiếu, có thể kết nối mạng internet.<br />
Đa số học sinh có ý thức học tập, ham học hỏi, sôi nổi, yêu thích khám phá,<br />
chủ động trong việc sưu tầm tư liệu bài học.<br />
Phụ huynh sẵn sàng cung cấp, hỗ trợ các con trong việc tìm kiếm thông tin,<br />
in ấn tài liệu, kể cả in màu.<br />
b. Khó khăn:<br />
Dạy khoa học là không phải dễ, dạy cho hay cho hấp dẫn, phát huy được<br />
năng lực của người học thì sẽ khó đối với không ít giáo viên vì nếu dạy chỉ để<br />
cung cấp kiến thức cho học sinh thì quá khô khan, học sinh tiếp thu bài rất thụ<br />
động, nhớ bài một cách máy móc và kĩ năng cần đạt của môn học hầu như<br />
không được hình thành, rèn luyện. Dạy để thể hiện rõ đặc trưng môn học, giúp<br />
học sinh hiểu bài, vận dụng kiến thức bài học vào cuộc sống, biết biến thành kĩ<br />
năng làm việc, kĩ năng ứng xử phù hợp trong thực tế, thì càng khó.<br />
Dạy một bài khoa học cho học sinh cũng là một thử thách không nhỏ với<br />
giáo viên. Câu hỏi đặt ra là:<br />
- Dạy cho các em nội dung gì? - Dạy đến đâu là phù hợp lứa tuổi tiểu học?<br />
- Lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy như thế nào cho phù<br />
hợp, hiệu quả mà vẫn thể hiện rõ đặc trưng môn học?<br />
Chuẩn bị cho một tiết dạy rất công phu, chi tiết, tỉ mỉ, mất nhiều công sức.<br />
Thực tế Khoa học không phải là lựa chọn hàng đầu của giáo viên khi thi<br />
giáo viên dạy giỏi.<br />
Lớp học đông, khả năng tiếp thu, tính chủ động, tự giác là không đồng đều.<br />
Một số học sinh có tư tưởng xem nhẹ môn học chỉ chú tâm học Toán và<br />
Tiếng Việt, không hào hứng với môn học, nhiều em học bài cũ theo kiểu học vẹt<br />
chứ không phải học hiểu nên nhanh quên, việc vận dụng kiến thức để chuyển<br />
thành hành vi, việc làm cụ thể trong tình huống thực là không đơn giản.<br />
Qua thực tế giảng dạy từ đầu năm học tôi nhận thấy với 53 học sinh của lớp<br />
thì số lượng những em có được một số kĩ năng cơ bản của môn học như sau:<br />
Kĩ năng môn học Số học sinh đạt<br />
- Tự học, tự nhận thức 31<br />
- Tự phục vụ, tự bảo vệ, thể chất 22<br />
- Tự giải quyết vấn đề, sáng tạo 19<br />
- Giao tiếp 23<br />
- Hợp tác 35<br />
- Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh 17<br />
<br />
<br />
- 6/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
III. Biện pháp:<br />
Để dạy một tiết học nói chung, một tiết khoa học nói riêng đạt được đúng,<br />
đủ mục tiêu và có hiệu quả, người giáo viên cần làm tốt các việc sau:<br />
- Xác định đúng mục tiêu tiết học.<br />
- Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp.<br />
- Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với các hoạt động của<br />
tiết học và phù hợp với các đối tượng học sinh.<br />
- Sưu tầm thông tin, tư liệu, lựa chọn phương tiện, đồ dùng cần thiết phục<br />
vụ hiệu quả trong bài dạy.<br />
- Ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giáo án điện tử, hỗ trợ đắc lực cho<br />
giáo viên trong quá trình giảng dạy.<br />
Quy trình của một tiết học gồm:<br />
- Khởi động<br />
- Các hoạt động cơ bản<br />
- Củng cố, dặn dò.<br />
Để giải quyết vấn đề tôi tiến hành các bước lên lớp cụ thể như sau:<br />
Với bài: Phòng bệnh viêm não<br />
1. Chuẩn bị của giáo viên:<br />
a. Xác định đúng mục tiêu bài:<br />
Với mỗi bài dạy, người giáo viên cần xác định được đúng, đủ mục tiêu là<br />
rất cần thiết. Mục tiêu thường được thể hiện ở 3 nội dung: kiến thức, kĩ năng,<br />
thái độ. Và mỗi hoạt động của bài cũng có mục tiêu riêng nằm trong mục tiêu<br />
chung toàn bài. Dạy học bám sát mục tiêu, từ đó giáo viên mới chọn lựa đúng<br />
cho hình thức, phương pháp thì bài giảng mới có hiệu quả.<br />
Mục tiêu của bài là:<br />
1. Kiến thức: Giúp học sinh :<br />
+ Nhận biết được sự nguy hiểm của bệnh.<br />
+ Nêu được tác nhân, đường lây truyền, cách phòng bệnh.<br />
2. Kĩ năng: + Hợp tác làm việc nhóm.<br />
+ Trình bày hiểu biết, ý kiến. giao tiếp, bình luận, đánh giá.<br />
+ Xử lí tình huống, giải quyết vấn đề.<br />
+ Sưu tầm, xử lí thông tin, tư liệu liên quan đến bài học.<br />
+ Thể chất, tự bảo vệ.<br />
+ Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh<br />
3. Thái độ: Học sinh có ý thức phòng bệnh, tuyên truyền, vận động mọi người<br />
cùng tích cực thực hiện phòng bệnh.<br />
<br />
<br />
- 7/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
b. Xác định nội dung trọng tâm bài:<br />
Cần lựa chọn nội dung nào cho chắt lọc, gần gũi, khai thác, mở rộng đến<br />
đâu, dẫn dắt, định hướng hoạt động thế nào để giúp hoc sinh dễ tiếp thu mà<br />
không nặng nề, mang tính áp đặt. Đây là khâu đặc biệt quan trọng, giải quyết tốt<br />
khâu này, giáo viên mới có được kim chỉ nam cho các bước tiếp theo.<br />
Cụ thể bài học này có 2 nội dung chính:<br />
- Tìm hiểu về bệnh: dấu hiệu, triệu chứng, mức độ nguy hiểm, tác nhân,<br />
con đường lây truyền bệnh.<br />
- Cách phòng bệnh.<br />
c. Về đồ dùng dạy học:<br />
Đồ dùng dạy học có rất nhiều loại, giúp cho giáo viên thuận lợi, nhẹ nhàng<br />
hơn trong việc giảng dạy, giúp cho học sinh hứng thú học tập hơn.Nhưng sử<br />
dụng đồ dùng nào cho tiết học, cho từng hoạt động, phát huy được hết tác dụng<br />
của nó là việc cần cân nhắc.<br />
Với bài khoa học này, tôi chọn sử dụng các đồ dùng:<br />
- Máy chiếu, máy tính, clip, tranh ảnh<br />
d. Soạn bài cụ thể trên phần mềm power point.<br />
2. Chuẩn bị của học sinh:<br />
Mục tiêu: Rèn cho học sinh kĩ năng tự phục vụ, tìm tòi, khám phá khoa học.<br />
Trên cơ sở chuẩn bị của mình, giáo viên phải dặn dò học sinh cẩn thận, chi<br />
tiết những việc cần làm:<br />
- Xem trước nội dung bài.<br />
- Sưu tầm thông tin, tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.<br />
Việc này thường được tiến hành trước bài học một tuần và đã trở thành nếp<br />
thường xuyên của lớp tôi. Việc sưu tầm tư liệu có thể giao cho cá nhân hoặc cho<br />
nhóm nhỏ (4 đến 5 em) để có sự phân công cụ thể tùy nội dung bài, tùy điều<br />
kiện thực tế gia đình học sinh (thu thập thông tin trên mạng phân công cho cháu<br />
nào nhà có máy in). Các bạn cùng bàn hoặc cùng nhóm sẽ chủ động kiểm tra<br />
chéo, báo cáo với giáo viên để có sự tuyên dương, động viên, nhắc nhở kịp thời.<br />
Tư liệu học sinh sưu tầm có rất nhiều thông tin vì thế giáo viên phải tập<br />
hợp, chọn lọc, kiểm soát, chọn lựa nội dung phù hợp với nội dung bài, với thời<br />
lượng tiết học. Ngoài ra, giáo viên cũng quan tâm đến nguồn khai thác thông tin<br />
của học sinh là từ đâu, có chính thống không để đảm bảo độ tin cậy, tính khoa<br />
học, tính chính xác thì mới sử dụng vào bài giảng.<br />
Kết quả, học sinh đã chủ động sưu tầm được rất nhiều tư liệu, thông tin,<br />
tranh ảnh phục vụ rất hiệu quả cho tiết học.<br />
<br />
<br />
- 8/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3. Tổ chức thực hiện tiết dạy:<br />
a. Khởi động:<br />
Mục tiêu: Rèn cho học sinh kĩ năng trình bày trước lớp, thể hiện ý tưởng<br />
sáng tạo, óc thẩm mĩ.<br />
Trong tiết này, như trước đây, tôi tiến hành kiểm tra học sinh kiến thức<br />
trọng tâm của bài trước dưới hình thức Vui học nhẹ nhàng: "Bạn chọn số<br />
nào?". Ưu điểm của cách này là tôi vừa có thể kiểm tra được việc ôn bài cũ của<br />
cả lớp qua hệ thống câu hỏi nhưng đa dạng cách trả lời: giơ thẻ ý kiến Đúng<br />
Sai; lựa chọn phương án đúng nhất và trả lời miệng. Học sinh trong lớp tham gia<br />
sôi nổi, việc kiểm soát đáp án trả lời dễ dàng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2 3<br />
1<br />
<br />
5 4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 9/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
<br />
<br />
<br />
Câu 1<br />
Câu 2<br />
<br />
Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là do Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là<br />
một loại vi-rút. Đúng hay sai? a-nô-phen. Đúng hay sai?<br />
Đúng. Sai<br />
(Đó là muỗi vằn)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Câu 4 Câu 5<br />
Tại sao bệnh nhân sốt xuất huyết phải nằm<br />
Con hãy nêu cách đề phòng bệnh sốt xuất màn cả ban ngày và đêm?<br />
huyết.<br />
Hãy chọn đáp án đúng.<br />
a, Để tránh bị gió.<br />
b, Để tránh bị nặng hơn.<br />
c, Để tránh bị muỗi vằn đốt.<br />
Đáp án đúng:<br />
c, Để tránh bị muỗi vằn đốt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhưng theo quan điểm dạy học mới thì việc kiểm tra bài cũ dù dưới hình<br />
thức nào cũng tạo ra tâm lí sợ, e ngại đối với một bộ phận học sinh trong lớp,<br />
gây ức chế hoạt động của não bộ. Nó chiếm khá nhiều thời gian so với thời<br />
lượng một tiết học. Hơn nữa, điều này khiến quá trình tiếp thu bài mới trở nên<br />
khó khăn hơn, giảm hiệu quả của tiết học.<br />
Vì thế, thay bằng việc kiểm tra bài cũ tôi chọn hình thức khởi động đơn<br />
giản hơn, không tạo áp lực mà tạo cơ hội rèn kĩ năng giao tiếp và cho các em<br />
được "khoe" thành quả lao động của mình ở cuối tiết học trước vì mỗi em có<br />
một ý tưởng khác nhau được thể hiện theo khả năng riêng có. Nhiệm vụ đó là:<br />
Hưởng ứng lễ phát động vệ sinh trường lớp, phòng tránh dịch bệnh, con sẽ làm<br />
gì để tuyên truyền với các bạn học sinh trong trường mình biết cách phòng bệnh<br />
sốt xuất huyết?. Kết quả:<br />
- Học sinh 1: phát thanh tuyên truyền về cách hiểu biết đơn giản nhưng cần thiết<br />
và cách phòng bệnh.<br />
- Học sinh 2: làm các tờ rơi bằng hình vẽ để dán ở bảng tin và phát cho các lớp.<br />
- Học sinh 3: tuyên truyền về các biện pháp diệt muỗi, diệt bọ gậy<br />
<br />
- 10/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
- Học sinh 4: vẽ tranh cổ động.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các em được thể hiện suy nghĩ, năng khiếu, thế mạnh riêng trong một công<br />
việc cụ thể một cách đơn giản, phù hợp, giúp các em nhớ bài tốt hơn và thấy<br />
được ý nghĩa bài học trong cuộc sống.<br />
Và khi đó các em đã tự học hỏi lẫn nhau, tự tích lũy thêm kinh nghiệm giải<br />
quyết vấn đề.<br />
<br />
- 11/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
b. Các hoạt động cơ bản:<br />
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh.<br />
Mục tiêu: Học sinh nắm được sự nguy hiểm, tác nhân gây bệnh, con đường<br />
lây truyền bệnh viêm não.<br />
Rèn kĩ năng: giao tiếp, xử lí, chia sẻ thông tin, tự học.<br />
Mục tiêu hoạt động là vậy nhưng chắc chắn những điều học sinh muốn biết<br />
qua bài học sẽ không dừng lại ở đây. Xuất phát từ nhu cầu của người học và<br />
mục tiêu cần đạt của bài, tôi mạnh dạn áp dụng một phần của phương pháp Bàn<br />
tay nặn bột để học sinh chủ động nêu lên những điều muốn biết, những thắc<br />
mắc về bệnh viêm não này. Giáo viên nêu câu hỏi:<br />
- Với bệnh viêm não, các con muốn biết điều gì, có thắc mắc gì?<br />
Học sinh nêu nhiều câu hỏi:<br />
- Tại sao phải học bệnh này? - Bệnh nguy hiểm như thế nào?<br />
- Triệu chứng bệnh như thế nào? - Cách phòng bệnh?<br />
- Tác nhân gây bệnh? - Thuốc dùng chuyên chữa trị bệnh?<br />
- Con đường lây truyền? - ….<br />
Với hệ thống câu hỏi trên, giáo viên ghi nhanh lên bảng theo cách gọn nhất:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Gom câu hỏi theo 2 nội dung chính và phù hợp theo tiến trình bài dạy dưới<br />
dạng sơ đồ tư duy. Việc đó tạo cho các em sự bất ngờ nho nhỏ đồng thời giúp<br />
học sinh dễ nhận thấy những gì đã và chưa được giải đáp qua bài học. Học sinh<br />
rất chủ động đưa ra câu hỏi, gây cảm giác hứng thú, tạo tâm thế tốt cho việc tiếp<br />
thu bài giảng.<br />
<br />
- 12/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tôi đánh giá câu hỏi: "Tại sao phải học về bệnh này?" rất hay và thời điểm<br />
trả lời thích hợp nhất là trước khi vào hoạt động 1. Dựa trên tài liệu học sinh sưu<br />
tầm được, tôi cho 1, 2 học sinh chia sẻ một vài số liệu con điều tra được liên<br />
quan đến bệnh với cả lớp. Những con số vừa rõ ràng, vừa dễ tiếp nhận và nó<br />
cũng nói lên sự cần thiết phải học về bệnh viêm não.<br />
Hoạt động 1, tôi tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân giúp các em tự học.<br />
Nhiệm vụ là đọc thầm câu hỏi và thông tin (trang 30 - sgk), trong 3 phút ai nối<br />
nhanh và đúng câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi.<br />
<br />
<br />
<br />
Tìm câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi:<br />
<br />
1. Tác nhân gây ra a, Người mắc bệnh này có thể bị<br />
chết, nếu sống cũng sẽ bị di<br />
bệnh viêm não là gì?<br />
chứng như bại liệt, mất trí nhớ…<br />
<br />
2. Lứa tuổi nào thường b, Muỗi hút máu các con vật bị<br />
bị mắc bệnh viêm não bệnh và truyền vi-rút gây bệnh<br />
nhiều nhất? sang người.<br />
<br />
c, Bệnh này do một loại vi-rút có<br />
3. Bệnh viêm não lây trong máu gia súc và động vật<br />
truyền như thế nào? hoang dã như chim, chuột, khỉ<br />
… gây ra.<br />
<br />
4. Bệnh viêm não nguy d, Ai cũng có thể mắc bệnh này<br />
hiểm như thế nào? nhưng nhiều nhất là trẻ em từ 3<br />
đến 15 tuổi vì sức đề kháng yếu.<br />
<br />
<br />
<br />
- 13/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
Sau 3 phút, giáo viên sẽ gọi một vài học sinh lần lượt lên trả lời câu hỏi,<br />
chốt đúng/sai. Để giúp học sinh hiểu kĩ hơn về bệnh, sau câu hỏi 3, 4, giáo viên<br />
có slide minh họa hoặc mở rộng kiến thức cho học sinh sao cho phù hợp.<br />
Ví dụ: câu hỏi 3: Bệnh viêm não lây truyền như thế nào?<br />
<br />
<br />
Con đường lây truyền:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
N·o bé<br />
Tuû<br />
sèng Các điều kiện thuận<br />
`<br />
Mµng lợi để vi-rút phát triển:<br />
n·o<br />
khí hậu,thức ăn,nước<br />
uống, …<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Slide để minh họa Slide để mở rộng kiến thức<br />
<br />
Câu hỏi 4: Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?<br />
<br />
<br />
Hậu quả c a bệnh viêm não<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Với đối tượng học sinh lớp 5, hình ảnh minh họa không cần lời chú thích ở<br />
dưới. Qua hình ảnh, giáo viên yêu cầu học sinh nói về hậu quả nặng nề mà<br />
người mắc bệnh gặp phải. Tôi đặt tiếp câu hỏi:<br />
- Còn lí do nào nữa cho thấy bệnh viêm não rất nguy hiểm?<br />
<br />
- 14/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
Các em có thể nêu được lí do đó là bệnh hiện nay chưa có thuốc đặc trị hoặc<br />
không thì giáo viên giới thiệu cho học sinh biết. Câu hỏi này giải đáp được một<br />
trong số những thắc mắc các em đã nêu ở trên. Như vậy, các em sẽ hiểu rõ hơn<br />
về sự nguy hiểm của bệnh, nhớ bài cũng tốt hơn.<br />
Hoạt động 2: Cách phòng bệnh.<br />
Mục tiêu: Học sinh nêu được các cách phòng bệnh viêm não.<br />
Rèn kĩ năng: giao tiếp, bình luận, đánh giá, tự học, tự giải quyết vấn đề,<br />
hợp tác làm việc nhóm, tự bảo vệ.<br />
Hoạt động, tôi tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 2. Nhiệm vụ:<br />
<br />
<br />
Thảo luận nhóm<br />
<br />
<br />
<br />
Quan sát tranh1, 2, 3, 4 trang 30, 31 sgk,<br />
trả lời các câu hỏi sau:<br />
1. Người trong tranh đang làm gì?<br />
2. Làm như vậy có tác dụng gì?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình thức làm việc nhóm theo tôi trong hoạt động này là phù hợp vì nhiệm<br />
vụ các em phải hoàn thành không phải đơn giản. Khai thác hết được ý tưởng<br />
tranh đưa ra, phát biểu nó thành lời và giải thích được tác dụng của việc làm đó<br />
thì hai bạn cùng làm việc sẽ giúp đỡ và hỗ trợ nhau hiệu quả hơn.<br />
Ví dụ: Tranh 1, 2, học sinh nêu được ngay việc làm, tác dụng của việc đó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bạn nhỏ đang ng trong màn tránh bị muỗi đốt Bác s đang tiêm cho em b . Đây là một biện pháp tốt<br />
để phòng bệnh viêm não.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 15/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
Nhưng ở tranh 3, 4:<br />
<br />
Chu ng gia súc để xa nhà tránh muỗi đốt gia súc<br />
r i lại đốt người<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bể nước kín, đậy nắp<br />
tránh muỗi đẻ trứng<br />
Có chỗ thoát nước<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Không phải học sinh nào cũng phát hiện được hết những việc làm được thể<br />
hiện trong tranh như việc chuồng gia súc để xa nhà ở (tranh 3) và chôn rác thải<br />
(tranh 4). Nếu trong cùng một nhóm không phát hiện ra thì khi đại diện các<br />
nhóm lên báo cáo xong, các nhóm còn lại sẽ bổ sung phần còn thiếu. Giáo viên<br />
chỉ gợi ý khéo léo khi cả lớp không phát hiện kiến thức. Như vậy, giáo viên đã<br />
phát huy được năng lực tự học, khả năng lắng nghe, đánh giá, bổ sung cũng như<br />
học hỏi lẫn nhau trong học sinh.<br />
Sau mỗi tranh, học sinh đã biết được cách phòng bệnh viêm não nhưng như<br />
thế chưa sâu và chưa đủ. Giáo viên lúc này sẽ dùng thêm một số câu hỏi phụ để<br />
khai thác vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh làm giàu thêm kiến thức thực tế<br />
cho bài học, phù hợp với khả năng tiếp thu của người học.<br />
Ví dụ:<br />
Tranh 1: Con có thể làm gì khác để tránh bị muỗi đốt?<br />
Tranh 2: Tiêm phòng bệnh như thế nào cho hiệu quả? (số mũi tiêm, thời<br />
điểm tiêm, khoảng cách giữa các mũi tiêm, …)<br />
Tranh 3, 4: Còn có cách nào nữa để diệt muỗi, diệt bọ gậy?<br />
Tiếp theo tôi sẽ cung cấp thêm cho học sinh một số cách phòng bệnh nữa<br />
qua một clip ngắn. Việc này vừa giúp mở rộng kiến thức theo cách khác hơn vừa<br />
tạo không khí hào hứng hơn cho tiết học.<br />
Như vậy, qua hoạt động 2, học sinh phải khái quát 3 cách chính để phòng<br />
bệnh viêm não:<br />
- Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.<br />
- Diệt muỗi, diệt bọ gậy.<br />
- Cần có thói quen ngủ màn.<br />
Và các em còn biết nhiều cách khác nhau để thực hiện các việc đó.<br />
<br />
- 16/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
Câu hỏi phụ của giáo viên mang tính định hướng, gợi mở, nội dung câu hỏi<br />
phải gắn chặt với nội dung bài học, buộc các em phải tích cực trong suy nghĩ,<br />
chủ động liên hệ với bản thân, phát huy được vốn sống, hiểu biết thực tế qua các<br />
việc em đã làm, đã nhìn thấy, … Qua đó, bài học đạt hiệu quả, thiết thực hơn.<br />
Vì tôi bắt đầu bài mới bằng cách gợi cho học sinh nêu các câu hỏi thắc mắc<br />
theo phương pháp Bàn tay nặn bột nên đến đây cần phải tổng kết xem còn câu<br />
hỏi gì chưa có lời đáp. Trong bài này, câu hỏi còn lại là: Triệu chứng bệnh?.<br />
Giải đáp câu này bằng thông tin học sinh sưu tầm cho bài học trọn vẹn.<br />
Vì đây là bài cuối cùng trong số các bài đề cập đến các bệnh do muỗi<br />
truyền nên giáo viên có thể hỏi:<br />
- Cách phòng bệnh chung cho 3 bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não là gì?<br />
Hoặc một số câu hỏi trả lời nhanh bằng cách giơ thẻ đúng sai.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1.Viêm não là bệnh truyền nhiễm do<br />
Đ<br />
vi-rút gây ra.<br />
2. Sốt xuất huyết là một bệnh truyền<br />
nhiễm do kí sinh trùng gây ra. S<br />
3. Sốt rét là bệnh truyền nhiễm<br />
do vi-rút gây ra.<br />
S<br />
4. Nằm ngủ trong màn có thể phòng<br />
được các bệnh do muỗi truyền. Đ<br />
<br />
5. Cách phòng tốt nhất các bệnh do<br />
muỗi truyền đó là giữ vệ sinh nhà ở Đ<br />
và môi trường xung quanh.<br />
<br />
<br />
Nhưng tôi chọn cách khác. Đây là điểm nhấn của bài và cũng thể hiện rất<br />
rõ nét cách dạy học theo hướng phát huy năng lực người học. Tôi tạm gọi là<br />
phần Liên hệ thực tế. Mục đích:<br />
Rèn kĩ năng: giao tiếp, giải quyết vấn đề, ra quyết định, phê phán, bình<br />
luận, đánh giá, tự bảo vệ.<br />
Cụ thể trong bài Phòng bệnh viêm não, tôi đưa ra 4 hình ảnh chụp phòng<br />
ngủ, phòng bếp, phòng vệ sinh và sân phơi của một gia đình. Yêu cầu học sinh<br />
phát hiện những vị trí muỗi có thể trú ngụ và sinh sản, cách xử lí. Tôi đặt ra một<br />
tình huống có thật, giống với thực tế của đa số các gia đình, gần gũi, gắn với<br />
thực tế cuộc sống của học sinh. Các em nhận thấy điều vẫn tồn tại lâu nay nhưng<br />
<br />
- 17/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
qua bài học mới thấy điều không ổn và lại được vận dụng kiến thức bài học một<br />
cách linh hoạt để đưa ra cách xử lí phù hợp, có tính khả thi cao thì còn gì bằng.<br />
Thực tế học sinh lớp tôi rất thích thú và không khó để các em phát hiện vấn đề<br />
và đưa ra các cách xử lí rất thông minh. Tình huống cần tranh luận, học sinh<br />
cũng đưa ra được ý kiến, lí lẽ của riêng mình. Như vậy, giáo viên phát huy được<br />
năng lực giải quyết vấn đề, trình bày ý kiến cá nhân, được phát triển tư duy phê<br />
phán, bình luận, đánh giá của học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ: ở phòng bếp. Các em phát hiện thùng rác là nơi muỗi có thể trú ngụ.<br />
Cách xử lí được đưa ra: không để thùng rác trong bếp nữa. Nhưng học sinh khác<br />
lại cho rằng bếp không thể không có thùng rác thì có cách xử lí nào khác không?<br />
Câu trả lời rất hay: vẫn giữ thùng rác nhưng cần đổ rác hằng ngày, đổ xong rửa<br />
sạch, úp thùng xuống cho khô ráo.<br />
Nội dung bài học sẽ được khắc sâu, nhớ lâu, khắc phục tình trạng học vẹt,<br />
học máy móc.<br />
c. Củng cố, dặn dò:<br />
Kết thúc bài học, giáo viên nhớ nhắc học sinh tuyên truyền cho người thân<br />
cùng mình thực hiện các cách phòng bệnh. Tiếp theo, thông thường, học sinh sẽ<br />
được nêu lại những kiến thức trọng tâm của tiết học.<br />
Thay vì giáo viên đặt câu hỏi:<br />
- Qua bài học hôm nay con biết những gì về bệnh viêm não?<br />
Giáo viên nên hỏi:<br />
- Con thấy điều gì thú vị nhất của bài học?<br />
- Điều gì con thấy chưa rõ hay còn thắc mắc gì sau bài hoc?<br />
<br />
- 18/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
Đó là cách giáo viên nắm được thông tin phản hồi từ phía học sinh để biết<br />
các em hiểu bài chưa hoặc mong muốn của chính người học về kiến thức về<br />
cách dạy để có sự điều chỉnh phù hợp hơn ở các tiết học sau.<br />
Đồng thời giáo viên dặn dò những việc cần chuẩn bị cho tiết học sau.<br />
Trong thực tế, giáo viên đôi lúc xem nhẹ phần dặn dò này và chỉ làm cho đủ<br />
bước nhưng không làm tốt, không dặn dò chu đáo thì công tác chuẩn bị cho bài<br />
dạy rất khó khăn.<br />
4. Phát huy năng lực trong việc đánh giá:<br />
Rèn kĩ năng: đánh giá, bình luận, thể hiện ý kiến cá nhân<br />
Theo thông tư 30/2014 và thông tư 22/2016, cách đánh giá học sinh không<br />
dùng bằng điểm số mà bằng nhận xét. Nhận xét của giáo viên với học sinh và<br />
học sinh nhận xét học sinh. Tính tích cực chủ động của học sinh thể hiện rõ nét<br />
qua việc giáo viên cho các em nhận xét về ý thức học tập, thái độ, trách nhiệm<br />
sự hợp tác khi làm việc nhóm. Thời điểm nhận xét:<br />
- Sau câu trả lời của bạn.<br />
- Sau hoạt động nhóm.<br />
- Sau cả tiết học.<br />
Muốn đưa ra nhận xét, bản thân các em phải tập trung lắng nghe câu trả lời,<br />
ý kiến của bạn, làm việc nhóm diễn ra thực sự chứ không mang tính hình thức<br />
để quan sát, phối hợp với bạn, từ đó mới có được sự đánh giá nhận xét cụ thể.<br />
Lời nhận xét, ngay từ đầu, tôi luôn lưu ý các em khi đưa ra lời nhận xét:<br />
- Ghi nhận những gì bạn đã làm được, đã cố gắng, có tiến bộ mang tính<br />
khen ngợi, khích lệ, động viên.<br />
- Những gì chưa được cũng nêu ra nhưng trên tinh thần chỉ ra hạn chế chứ<br />
không soi mói, bới móc, tránh làm tổn thương bạn.<br />
- Đôi khi là những tràng pháo tay của cả lớp.<br />
Giáo viên nên tránh yêu cầu: nhận xét câu trả lời của bạn vì học sinh<br />
thường nêu cái sai của bạn. Mà là: ý kiến của con có gì giống hoặc khác bạn?<br />
Đánh giá học sinh cũng không phải so sánh hai học sinh với nhau mà là<br />
đánh giá bản thân học sinh trong cả quá trình học tập. Theo cách đánh giá đó,<br />
giáo viên nên có sự ghi nhận, khen ngợi kịp thời những gì học sinh làm được dù<br />
là nhỏ nhất để các em thêm tự tin bớt đi sự tự ti và tạo niềm tin học tập.<br />
Để học sinh làm tốt việc này, bản thân tôi luôn xác định mình phải là tấm<br />
gương cho học sinh làm theo. Chính vì vậy, học sinh lớp đã có thói quen nhận<br />
xét đánh giá bạn, bình chọn học sinh học tập tốt nhất, tích cực nhất trong tiết<br />
học. Đó cũng là một kĩ năng cần thiết để giúp các em cùng nhau thi đua, tạo sự<br />
sôi nổi, hào hứng trong học tập.<br />
<br />
- 19/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
5. Phát huy năng lực trong việc ghi bài:<br />
Rèn kĩ năng: giao tiếp, tự nhận thức và định hướng bản thân.<br />
Với đối tượng học sinh lớp 5, rèn được thói quen tự ghi bài không phải dễ<br />
nên ngay từ đầu năm học, tôi hướng dẫn, khuyến khích các em ghi bài theo kiểu<br />
sơ đồ cành cây. Lúc đầu rất vất vả, nhiều em ngại vì quen với cách ghi bài cũ<br />
nhưng dần dần khi có nếp các em rất thích cách ghi bài này. Vì cách ghi bài đó<br />
ngắn gọn, giúp các em chủ động ghi chép những ý chính theo hiểu biết của các<br />
em, giúp nhớ bài nhanh hơn, phát triển được tư duy khái quát, tổng hợp, nhanh<br />
chóng tiếp cận với cách học, cách ghi bài ở trung học cơ sở. Trong bài khoa học<br />
này, nhiều em đã thể hiện cách ghi bài vừa ngắn gọn, đảm bảo tính khoa học, tư<br />
duy sáng tạo. Mỗi ý chính là một cành cây với một màu khác nhau, thay bằng<br />
viết chữ các em thể hiện bằng hình vẽ.<br />
Ví dụ, phần ghi bảng của giáo viên:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh ghi theo ý hiểu của mình:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 20/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
6. Ứng dụng dạy các bài về phòng tránh một số bệnh:<br />
Trong các bài:<br />
- Phòng bệnh sốt rét - Phòng tránh HIV/AIDS<br />
- Phòng bệnh sốt xuất huyết - Phòng tránh bị xâm hại<br />
- Phòng bệnh viêm gan A - Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ<br />
Do mục tiêu chung của các bài này đều cung cấp hiểu biết và cách phòng<br />
tránh nhưng nếu bài nào cũng chỉ dùng một cách thức giống nhau thì sẽ nhàm<br />
chán, đơn điệu. Vì vậy, giáo viên phải thay đổi hình thức, phương pháp sao cho<br />
bài học trở nên thú vị, tạo cho người học tâm thế hứng khởi.<br />
a. Phần khởi động:<br />
Ví dụ: Bài: Phòng tránh HIV/AIDS<br />
Bài trước là bài Phòng bệnh viêm gan A. Xuất phát từ một trong các cách<br />
phòng bệnh là rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, phần khởi động<br />
của tiết học này tôi tổ chức cho học sinh thực hiện các bước rửa tay như những<br />
động tác của bài múa dân vũ.<br />
Ví dụ: Bài: Phòng tránh bị xâm hại<br />
Tôi tổ chức cho học sinh chơi trò: "Chanh chua, cua cắp". Qua trò chơi<br />
các em sẽ rút ra được bài học: luôn phải chú ý đề cao cảnh giác thì mới không bị<br />
xâm hại.<br />
b. Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh<br />
Ví dụ: Bài: Phòng bệnh sốt rét<br />
Thay vì việc đọc thông tin trong các hình 1, 2 (trang 26 - SGK), tôi dàn<br />
dựng dưới hình thức một clip. Các em vừa phải theo dõi đoạn clip và ghi nhớ<br />
được một số thông tin về bệnh. Có thể không đầy đủ thì dựa vào sách giáo khoa<br />
hoặc chính các em sẽ bổ sung kiến thức cho nhau.<br />
c. Hoạt động 2: Cách phòng bệnh<br />
Ví dụ: Bài: Phòng tránh HIV/AIDS<br />
Tôi thay đổi dữ liệu.<br />
<br />
Cần làm gì để phòng tránh HIV/AIDS<br />
lây truyền qua đường máu?<br />
<br />
<br />
<br />
Dùng chung<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chỉ dùng 1 lần<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1 Hình 2 Hình 3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 21/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
Mục đích để giúp các em biết các cách phòng tránh HIV/AIDS, nhưng<br />
cũng hạn chế sự phụ thuộc vào sách giáo khoa, phát huy cao hơn năng lực quan<br />
sát, phát hiện vấn đề.<br />
d. Liên hệ thực tế:<br />
Có rất nhiều hình thức phong phú đưa ra các tình huống gắn với thực tế của<br />
học sinh như:<br />
- Ở trường học, con đã làm những việc gì để muỗi không có nơi trú ngụ và nơi<br />
sinh sản?<br />
- Tổ chức thi tuyên truyền viên giỏi.<br />
- Hãy suy nghĩ và đưa ra các tình huống nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm<br />
HIV/AIDS qua đường máu?<br />
- Con sẽ làm gì khi thấy một bạn mặc một chiếc váy rất thời trang đến lớp nhưng<br />
nó quá ngắn?<br />
- Hằng ngày con thường đi xe đạp và phải qua con đường A để đến trường. Con<br />
đường này hẹp, xe cộ qua lại khá đông. Để đảm bảo an toàn cho mình, con cần<br />
làm gì?<br />
Việc tổ chức dạy học của giáo viên theo hình thức nào, lựa chọn phương<br />
pháp gì cũng phải bám sát mục tiêu bài, thực tế khả năng của học sinh, xác định<br />
đúng, rõ ràng những kĩ năng cần hướng tới. Dạy học theo cách này sẽ giúp phát<br />
huy năng lực của học sinh không chỉ môn khoa học mà chắc chắn sẽ phát huy<br />
hiệu quả trong các môn học khác nữa.<br />
7. Kết quả:<br />
a. Đối với giáo viên:<br />
Người giáo viên làm tốt việc dạy học theo phát triển năng lực của học sinh:<br />
lấy người học làm trung tâm, dạy những kiến thức học sinh cần chứ không phải<br />
dạy những cái cô biết và cô muốn. Tránh được tình trạng học sinh thụ động tiếp<br />
thu bài, ghi chép như máy mà không hiểu, không hào hứng với môn học khó<br />
này. Đồng thời việc này sẽ là yêu cầu bắt buộc cần phải làm khi giáo viên dạy<br />
học theo bộ sách giáo khoa mới trong giai đoạn tới đây.<br />
Công việc chuẩn bị cho bài dạy càng công phu bao nhiêu đến khi tiến hành<br />
dạy, tôi thấy rất chủ động, nhẹ nhàng hơn, không phải thuyết trình nhiều mà vẫn<br />
tạo được hứng thú học tập cho học sinh.<br />
Kiến thức vững vàng giúp bản thân tự tin trong việc xử lí các tình huống,<br />
các câu hỏi thắc mắc phát sinh từ học sinh. Chủ động xây dựng, gắn kết các nội<br />
dung bài học chặt chẽ, đúng đặc trưng môn học sẽ tạo cho học sinh niềm tin học<br />
tập, khao khát chiếm lĩnh tri thức. Đó là động lực cho việc chủ động, tích cực<br />
học tập.<br />
<br />
- 22/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
Mỗi giáo viên cần thay đổi trong tư duy về cách đánh giá, nhận xét học<br />
sinh. Rèn thói quen khen thật nhiều để động viên học sinh, đừng áp đặt cái cô<br />
cần, cái cô cho là đúng là chuẩn cho học sinh. Dạy học phải khơi gợi để biến bài<br />
giảng như biển chỉ dẫn, định hướng giúp học sinh tự học, phát huy năng lực<br />
riêng của từng em, tạo điều kiện cho chính các em tự học hỏi lẫn nhau.<br />
Xây dựng được nếp học tập, cho học sinh biết, hiểu con đường chiếm lĩnh<br />
tri thức, tri thức đấy gắn với thực tế sinh động ra sao giúp các em hiểu mục đích<br />
của việc học. Hiểu được mục đích học các em sẽ chủ động học, học cho mình,<br />
học vì mình.<br />
b. Đối với học sinh:<br />
Qua thực tế giảng dạy nói trên, tôi nhận thấy:<br />
+ Các con rất hào hứng với các tiết khoa học.<br />
+ Chủ động, tự giác chuẩn bị tài liệu sưu tầm, ham thích tìm hiểu, khám<br />
phá khoa học.<br />
+ Tích cực nêu lên các câu hỏi, các thắc mắc cần giải đáp, giải thích các<br />
vấn đề được đặt ra một cách tự tin, khoa học hơn trên cơ sở vận dụng tốt kiến<br />
thức bài học, phát huy năng lực, vốn hiểu biết của từng cá nhân.<br />
+ Nắm bắt kiến thức nhanh hơn, hiểu chắc bài, sâu hơn, thể hiện sự chủ<br />
động chiếm lĩnh tri thức và niềm say mê khoa học.<br />
+ Tình trạng học sinh học thuộc máy móc, học vẹt được cải thiện rõ nét.<br />
+ Nhiều kĩ năng cơ bản, cần thiết phục vụ việc các em tự học được rèn<br />
luyện trong quá trình học tập.<br />
+ Khắc phục được một phần tâm lí sợ sai của học sinh vì bây giờ ý kiến,<br />
suy nghĩ của các em không phải chỉ để đánh giá là đúng hay sai mà chỉ là hợp lí<br />
chưa, khác với ý kiến của bạn thế nào.<br />
+ Học sinh hiểu hơn mục đích, ý nghĩa thực tế của bài học, được xử lí các<br />
tình huống cụ thể và ứng dụng ngay được trong cuộc sống hàng ngày.<br />
Việc dạy học theo hướng phát triển năng lực như vậy trong tiết khoa học đã<br />
giúp đạt được kết quả khả quan sau:<br />
Kĩ năng môn học Số học sinh đạt<br />
- Tự học, tự nhận thức 47<br />
- Tự phục vụ, tự bảo vệ, thể chất 45<br />
- Tự giải quyết vấn đề, sáng tạo 38<br />
- Giao tiếp 40<br />
- Hợp tác 50<br />
- Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh 36<br />
<br />
<br />
- 23/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
KẾT LUẬN- KHUYẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận:<br />
Để việc dạy học nói chung và dạy khoa học nói riêng phát huy được năng<br />
lực của học sinh có hiệu quả, tôi thấy người giáo viên cần làm tốt các việc sau:<br />
- Nắm vững đặc điểm tâm lý của học sinh.<br />
- Phải có lòng say mê nghề nghiệp, chịu khó tìm tòi để chủ động trong vai<br />
trò người dẫn dắt, định hướng hoạt động học tập.<br />
Trong quá trình giảng dạy cần lưu ý:<br />
Giáo viên tự học tập, tự bổ sung, cập nhật kiến thức môn học và kiến thức<br />
thực tế qua nhiều kênh thông tin khác nhau và tự nâng cao trình độ chuyên môn<br />
không chỉ môn Khoa học mà còn ở các môn học khác.<br />
Học tập để chủ động ứng dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ cho việc<br />
soạn giảng có hiệu quả.<br />
Nghiên cứu kĩ bài học, bám sát theo mục tiêu tiết học để lựa chọn đúng nội<br />
dung, hình thức, phương pháp tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.<br />
Cân nhắc hệ thống câu hỏi khai thác, tình huống lên hệ thực tế mang tính<br />
khơi gợi, định hướng, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo<br />
trong việc lĩnh hội tri thức của học sinh tránh tình trạng học thuộc lòng một cách<br />
máy móc, học vẹt, giúp giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng.<br />
Mở rộng vấn đề một cách hợp lí để khắc sâu nội dung bài, để học sinh thấy<br />
được tính ứng dụng trong thực tế của kiến thức vừa học thì bài học không khô<br />
khan, dễ hiểu, thiết thực hơn với học sinh.<br />
Luôn làm gương trong việc nhận xét, đánh giá để học sinh noi theo.<br />
2. Khuyến nghị:<br />
Để tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy tốt hơn môn Khoa học, tôi rất<br />
mong Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục quan tâm hơn nữa đến việc trang bị tài<br />
liệu dạy học. Tạo điều kiện cho chúng tôi được dự giờ đồng nghiệp các tiết học<br />
này để có thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy khoa học<br />
lớp 5. Nội dung trình bày không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong nhận<br />
được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của bạn bè đồng nghiệp để sáng<br />
kiến của tôi được hoàn thiện thêm.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của<br />
người khác.<br />
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2017<br />
<br />
- 24/24 -<br />
Dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
Tài liệu tham khảo<br />
- Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 5 - tập 2 - Bộ GD & ĐT<br />
- Sách Khoa học lớp 5 - Tác giả: Bùi Phương Nga<br />
Lương Việt Thái<br />
- Sách giáo viên Khoa học 5 - Tác giả: Bùi Phương Nga<br />
Lương Việt Thái<br />
- Tài liệu Tập huấn về đánh giá năng lực học sinh - Sở GD & ĐT<br />
Dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />
<br />
<br />
Ý kiến của hội đồng xét duyệt.<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
Dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong tiết khoa lớp 5<br />