Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở<br />
<br />
PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Đề tài:<br />
KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI <br />
MÔN LỊCH SỬ 9 CẤP THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Trương Thị Lan Anh<br />
Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp<br />
Trình độ đào tạo: Đại học Sư Phạm<br />
Môn đào tạo: Lịch sử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp Krông Ana Đăk Lăk 1<br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở<br />
<br />
<br />
<br />
Krông Ana, tháng 4 năm 2019<br />
I.Phần mở đầu:<br />
1.Lý do chọn đề tài.<br />
Dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời về đào tạo, bồi dưỡng tiềm năng cho <br />
đất nước. Thời kì chế độ phong kiến Việt Nam cũng như sau cách mạng tháng Tám <br />
đến nay, lịch sử đều rất coi trọng nhân tài và coi đó là quốc sách hàng đầu.<br />
Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước việc dạy học nói chung và <br />
bồi dưỡng nhân tài nói riêng càng được chú trọng nhằm hình thành những con <br />
người có ý thức và đạo đức XHCN, có trình độ, có văn hoá, có hiểu biết kỹ thuật, <br />
có năng lực lao động cần thiết, có óc thẩm mĩ và có kiến thức tốt để kế tục sự <br />
nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với mục tiêu: “Giáo dục là quốc <br />
sách hàng đầu” nhằm “Nâng cao dân trí Đào tạo nhân lực Bồi dưỡng nhân tài”. <br />
Về chiến lược bồi dưỡng nhân tài, nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã nói:“ <br />
Một mặt phải tìm được những cách thích hợp để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. <br />
Nhưng đồng thời cũng cần lưu ý là nhân tài sẽ có điều kiện xuất hiện trên một nền <br />
dân trí rộng và trên cơ sở tổ chức đào tạo nhân lực tốt. Vì nhân tài là những người <br />
có trí tuệ sắc bén, có bàn tay vàng, có kĩ năng đặc biệt “. Chính nhà trường là nơi <br />
đào tạo các nhân tài. Phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc THCS là tạo nguồn <br />
cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở các bậc phổ thông. Công tác bồi dưỡng học <br />
sinh giỏi phải được tiến hành thường xuyên. Nâng cao chất lượng học sinh giỏi <br />
phải song song với nâng cao chất lượng đại trà. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, <br />
toàn dân mà trực tiếp là của người cán bộ quản lí và giáo viên”.<br />
Công tác phát hiện và lựa chọn học sinh giỏi là một việc làm hết sức quan <br />
trọng. Việc lựa chọn không phải chỉ chú ý đến lực học của môn học mà còn phải <br />
quan tâm đến sở thích, sự say mê của các em đối với các môn học. Trong quá trình <br />
dạy học giáo viên phải chú ý đến các đối tượng học sinh. Định hướng cho các em <br />
biết được vai trò cần thiết của việc học, đồng thời khơi gợi cho các em có hứng thú <br />
học tập. <br />
Bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là công tác cực kì quan trọng giúp cho ngành <br />
giáo dục phát hiện nhân tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho đất nước <br />
trong sự nghiệp trồng người. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được ước mơ <br />
là con ngoan, trò giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương <br />
lai. <br />
Nhiều năm liền tôi đã được lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo Phòng giáo dục, <br />
tin tưởng phân công giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9. Một <br />
môn học có số tiết dạy trong tuần ít hơn các môn học khác, còn bị coi là phụ. Mặt <br />
khác Lịch sử còn là môn học khô khan, khó hiểu học sinh thì không thích học, phụ <br />
huynh cũng không muốn cho con mình tham gia thi môn học này. Song với năng lực <br />
<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp Krông Ana Đăk Lăk 2<br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở<br />
chuyên môn cùng tâm huyết nghề nghiệp và sự tận tụy của bản thân 8 năm liên tục <br />
tôi đã có 39 em đạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.<br />
Do đó năm học 20182019, tôi đã bắt tay vào việc tổng kết kinh nghiệm bồi <br />
dưỡng học sinh giỏi của mình để làm tư liệu phục vụ cho giảng dạy và bồi dưỡng <br />
nhằm tránh tình trạng làm việc theo lối mòn, cảm tính chủ quan. Tôi nghĩ rằng điều <br />
này sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi cần được nghiên cứu thật kĩ lưỡng cả về nội <br />
dung và phương pháp. Vì vậy, sau 17 năm giảng dạy và 8 năm liên tục làm công tác <br />
bồi dưỡng học sinh giỏi bản thân đã có không ít trăn trở để làm sao nâng cao được <br />
chất lượng mũi nhọn môn Lịch sử ở trường THCS Buôn Trấp nói riêng và toàn <br />
huyện Krông Ana nói chung. Với những lý do nêu trên cùng với thành tích của học <br />
sinh, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn <br />
Lịch sử 9 cấp THCS”, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng chí, đồng <br />
nghiệp.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
Nghiên cứu và xác định rõ đối tượng, mục đích, nội dung và phương pháp <br />
dạy học trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
Nhiệm vụ của đề tài này là giúp giáo viên định hình một cách rõ ràng các <br />
bước các khâu cần thiết để phát hiện lựa chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi một cách <br />
khoa học, chặt chẽ và có hệ thống.<br />
Mục tiêu quan trọng nhất của đề tài nghiên cứu này là nhằm đưa ra một số <br />
kinh nghiệm, bí quyết ôn luyện học sinh giỏi môn Lịch sử (chọn đối tượng học <br />
sinh, phương pháp ôn luyện, kết quả đạt được).<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp THCS<br />
4.Giới hạn của đề tài:<br />
Chương trình cơ bản và nâng cao dành cho bộ môn Lịch sử. <br />
Đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử trường THCS Buôn Trấp và đội <br />
tuyển học sinh giỏi của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu<br />
Phương pháp quan sát sư phạm<br />
Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế <br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu tham khảo<br />
<br />
II. Phần nội dung:<br />
<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp Krông Ana Đăk Lăk 3<br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở<br />
1.Cơ sở lí luận:<br />
Xã hội đang ngày càng phát triển và từng bước hội nhập sâu rộng vào nền <br />
kinh tế quốc tế. Yêu cầu đặt ra đối với nền giáo dục nước nhà phải không ngừng <br />
đổi mới để nâng cao chất lượng, nhằm đào tạo những con người mới “vừa hồng <br />
vừa chuyên” đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế tri thức. Để làm <br />
được điều đó đòi hỏi sự quan tâm góp sức nỗ lực của toàn xã hội, đặc biệt là của <br />
sự nghiệp Giáo dục đào tạo. Trong đó, nhân tố quan trọng giữ vai trò quyết định là <br />
đội ngũ thầy giáo, cô giáo những người trực tiếp xây dựng nên chất lượng giáo dục. <br />
Nhiệm vụ cơ bản nhất của đội ngũ nhà giáo là tham gia giảng dạy và giáo dục học <br />
sinh, giáo dục thế hệ trẻ, giúp các em có những kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm <br />
để sống, lao động và học tập.<br />
Lịch sử là một môn học có vị trí quan trọng trong việc hình thành và phát triển <br />
nhân cách học sinh. Dạy tốt môn Lịch sử ở bậc THCS sẽ góp phần thực hiện mục <br />
tiêu môn học, nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển con người toàn diện. Học <br />
tốt môn Lịch sử không những cung cấp kiến thức, kĩ năng cho các em mà nó còn có <br />
ý nghĩa hết sức quan trọng đó là giáo dục cho các em niềm tự hào dân tộc, tôn trọng <br />
giá trị lịch sử dân tộc Việt Nam (hơn 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước). <br />
UNESCO xác định mục đích giảng dạy Lịch sử: "Truyền thụ cho học sinh ý nghĩa <br />
của quá khứ và sự tiếp tục trong hiện tại, dẫn dắt học sinh hiểu vai trò con người <br />
trong cộng đồng và vai trò của cộng đồng trong thế giới nói chung". <br />
Theo GS TS Nguyễn Viết Thịnh, giảng viên khoa xã hội Trường Đại học Sư <br />
phạm Hà Nội cho rằng: “Học sinh giỏi môn Lịch sử chỉ cần học thuộc là chưa đủ, <br />
chưa chính xác vì Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng <br />
của xã hội loài người đã xảy ra trong quá khứ". Chính vì vậy, người dạy và học <br />
Lịch sử cần có phương pháp tư duy, phân tích, nhận xét, giải thích, so sánh các <br />
hiện tượng Lịch sử theo quan điểm khoa học và đảm bảo tính chính xác.<br />
Với quan niệm trên, chúng ta hiểu rằng học sinh giỏi môn Lịch sử là những học <br />
sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản của bộ môn và phải vận dụng được <br />
những hiểu biết; những kỹ năng Lịch sử để giải quyết những nội dung cơ bản theo <br />
yêu cầu của đề bài, của thực tiễn cuộc sống và học sinh giỏi môn Lịch sử là những <br />
học sinh có năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng tốt nhất những kiến thức, kỹ năng <br />
chắc chắn về Lịch sử, biết tư duy, suy luận về Lịch sử.<br />
2. Thực trạng vấn đề<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp Krông Ana Đăk Lăk 4<br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở<br />
Lãnh đạo Phòng giáo dục, lãnh đạo các trường rất chú trọng đến chất lượng <br />
mũi nhọn nên rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
Đời sống người dân sống trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp ngày càng được <br />
nâng cao nên các gia đình đã có nhiều điều kiện để đầu tư cho con em học tập.<br />
Môn Lịch sử ở trường là môn có truyền thống đạt giải trong các kỳ thi chọn <br />
học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh nên cũng thu hút học sinh đăng ký tham gia bồi <br />
dưỡng.<br />
Cũng như các bộ môn khác khi nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi <br />
môn Lịch sử giáo viên đã được trang bị lí luận dạy học đó là Tâm lí học. Giáo dục <br />
học, Phương pháp giảng dạy… Tuy nhiên, không có một giáo trình nào hướng dẫn <br />
cho giáo viên phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi cả do đó, có thể khẳng định đó <br />
chính là khó khăn lớn nhất đòi hỏi người giáo viên muốn đạt được chất lượng cao <br />
trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi phải luôn tự học, tự rèn, nâng cao kiến thức, <br />
kinh nghiệm từ học hỏi bạn bè đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy, luôn có ý <br />
thức phấn đấu không tự bằng lòng với cái mình đã đạt được, luôn rút kinh nghiệm <br />
và dần dần đúc kết lại để trang bị cho mình những bài học cần thiết trong giảng <br />
dạy.<br />
Hiện nay đa số học sinh không thích học các môn Lịch sử vì các em cho rằng <br />
đây là “môn khó học, khó nhớ và rất khô khan” , là môn phụ chỉ cần đủ điểm là được . <br />
Thậm chí có lớp khi tôi vào chọn học sinh dự thi các em còn nói: “ Cô hỏi muộn thế <br />
các thầy cô khác hỏi trước chúng em đăng ký hết rồi” Chính vì vậy việc tuyển chọn <br />
đội tuyển học sinh giỏi là một việc làm rất dễ đối với các môn Toán, Lý, Hóa, Tiếng <br />
Anh nhưng lại là một việc làm rất khó đối với tôi.<br />
Một khó khăn nữa tôi gặp phải là hiện nay không chỉ có học sinh không thích <br />
học mà nhiều phụ huynh học sinh cũng không muốn cho con em mình tốn nhiều thời <br />
gian cho các môn Lịch sử thậm chí ngay cả việc tham gia bồi dưỡng và dự thi cũng <br />
vậy.<br />
Sự định hướng, thuyết phục của giáo viên với học sinh có khả năng học tốt <br />
môn Lịch sử vẫn còn hạn chế nên học sinh chưa thật mặn mà với bộ môn này do đó <br />
hạn chế trong việc lựa chọn đúng đối tượng để bồi dưỡng.<br />
̀ ương hoc sinh gioi <br />
Bôi d ̃ ̣ ̉ ở môt sô tr<br />
̣ ́ ường con mang tinh chât mua vu, chi th<br />
̀ ́ ́ ̀ ̣ ̉ ực <br />
̣ ́ ́ ̣ ̉<br />
hiên khi co kê hoach cua Phong giáo d<br />
̀ ục cho nên hoc sinh phai hoc dôn ep dân t<br />
̣ ̉ ̣ ̀ ́ ̃ ới <br />
̣ ̉ ̉ ́ ̀ ưỡng chưa cao.<br />
hiêu qua cua công tac bôi d<br />
Thời gian học của học sinh không ổn định, không được đảm bảo đúng theo <br />
kế hoạch vì các em phải học trái buổi và học thêm quá nhiều.<br />
̣<br />
Môt sô it giao viên ch<br />
́́ ́ ưa xac đinh ro trong tâm kiên th<br />
́ ̣ ̃ ̣ ́ ức đê xây d<br />
̉ ựng đề <br />
cương bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
Việc hỗ trợ kinh phí để bồi dưỡng cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi ở <br />
một số trường còn chưa thỏa đáng, chưa kịp thời nên một số giáo viên chưa chú ý <br />
đầu tư nâng cao năng lực để giảng dạy làm giảm đi sự hứng thú đối với học sinh.<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp Krông Ana Đăk Lăk 5<br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở<br />
Trong quá trình bồi dưỡng học sinh qua các năm, tôi nhận thấy để học sinh <br />
thích thú môn Lịch sử và đạt được giải cao qua các kì thi, giáo viên không chỉ tìm tòi <br />
về mặt kiến thức mà còn phải làm tốt công tác định hướng tư tưởng cho học sinh <br />
một cách chu đáo giúp các em có sự tự tin về vai trò, nhiệm vụ của mình nên chất <br />
lượng bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử đạt kết quả khá cao. Đó cũng là <br />
thành công cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn của bản thân trong quá trình dạy <br />
học.<br />
3.Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng dạy học bộ <br />
môn Lịch sử nói riêng. Giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, lòng tự hào <br />
dân tộc.<br />
Nâng cao chất lượng mũi nhọn trong giáo dục của nhà trường, là động lực <br />
thúc đẩy phong trào thi đua học tập ở học sinh. Góp phần hoàn thành mục tiêu, <br />
nhiệm vụ của trường, của ngành.<br />
Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, <br />
có sáng tạo trong học tập bộ môn.<br />
Lựa chọn được đội tuyển dự thi học sinh giỏi các cấp đạt kết quả cao.<br />
Thúc đẩy phong trào thi đua “ Hai tốt” trong nhà trường.<br />
Làm cơ sở định hướng cho các em tiếp tục học lên và chọn lựa ngành nghề <br />
sau này phù hợp với năng lực của mình. <br />
Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Phòng giáo dục và đào tạo sẽ chọn <br />
lựa được một đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết, có <br />
kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để làm nòng cốt cho ngành giáo <br />
dục và đào tạo của huyện. <br />
Giáo viên có điều kiện để nghiên cứu, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên <br />
môn nghiệp vụ. <br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
b.1 Xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi<br />
Sau khi lựa chọn được đội tuyển học sinh giỏi thông qua kỳ thi cấp trường, <br />
tôi đã lập cho mình một kế hoạch, chương trình cụ thể để ôn luyện nhằm tránh tình <br />
trạng thích đâu dạy đó. Bản thân cũng đã lên kế hoạch cụ thể về: thời gian bồi <br />
dưỡng, nội dung, thời lượng, số lượng học sinh bồi dưỡng, chỉ tiêu phấn đấu đạt <br />
giải … Trong suốt quá trình bồi dưỡng bản thân đã thực hiện nghiêm túc theo kế <br />
hoạch đề ra. Tìm phương pháp biện pháp bồi như thế nào để đạt hiệu quả cao <br />
nhất. Một trong những phương pháp quyết định thành hay bại của quá trình bồi <br />
dưỡng đó là: động viên, định hướng cho học sinh tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm tra <br />
kiến thức.<br />
Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường trực tiếp là đồng chí Phó Hiệu trưởng <br />
phụ trách chuyên môn của trường thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc bồi <br />
<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp Krông Ana Đăk Lăk 6<br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở<br />
dưỡng học sinh giỏi của giáo viên để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường <br />
đạt được kết quả cao nhất.<br />
b.2 Chọn đối tượng bồi dưỡng và thường xuyên làm công tác tư tưởng <br />
với học sinh tham gia bồi dưỡng<br />
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khâu đầu tiên là khâu phát hiện và <br />
tuyển chọn học sinh, khâu này quan trọng chẳng khác gì khâu “ chọn giống của nhà <br />
nông”. Vậy làm thế nào để vận động, thuyết phục được các em tham gia dự thi bộ <br />
môn của mình? Trước hết giáo viên phải dạy như thế nào để làm cho các em yêu <br />
thích bộ môn, say mê tìm tòi kiến thức, giáo viên phải có cách giảng dễ hiểu, phải <br />
gần gũi, thân thiện với học sinh để các em thích cô từ đó sẽ thích môn học. <br />
Như chúng ta đã biết theo quy chế thi học sinh giỏi thì đối tượng được thi <br />
học sinh giỏi là những học sinh đang học lớp 9 tại trường, có học lực của năm học <br />
trước đạt từ loại khá trở lên, hạnh kiểm đạt loại khá trở lên và điểm trung bình <br />
môn đăng ký dự thi đạt từ 8,0 trở lên. Chính vì thế việc phát hiện học sinh giỏi đối <br />
với giao viên bô môn là vi<br />
́ ̣ ệc rất quan trọng, cân phai trai qua môt qua trinh theo doi<br />
̀ ̉ ̉ ̣ ́ ̀ ̃ <br />
̀ ̉ ̣<br />
va giang day trên l ơp cho nên cân phân công giao viên chu chôt bô môn day l<br />
́ ̀ ́ ̉ ́ ̣ ̣ ơp 6 va<br />
́ ̀ <br />
lơp 9.<br />
́<br />
̉ ưc thi hoc sinh gioi câp tr<br />
Tô ch ́ ̣ ̉ ́ ương đôi v<br />
̀ ́ ơi t<br />
́ ưng bô môn đê tao điêu kiên<br />
̀ ̣ ̉ ̣ ̀ ̣ <br />
̣ ợi cho giao viên trong công tac chon va bôi d<br />
thuân l ́ ́ ̣ ̀ ̀ ưỡng hoc sinh gioi ngay t<br />
̣ ̉ ừ đâù <br />
năm hoc.̣<br />
Trong quá trình dạy học trên lớp cac giao viên nên kêt h<br />
́ ́ ́ ợp nhưng câu hoi<br />
̃ ̉ <br />
̉ ́ ̣<br />
nâng cao đê phat hiên nh ưng hoc sinh th<br />
̃ ̣ ực sự co triên vong đê l<br />
́ ̉ ̣ ̉ ựa chon va bôi d<br />
̣ ̀ ̀ ưỡng <br />
ngay từ cac l<br />
́ ơp đâu câp.<br />
́ ̀ ́<br />
Phải thường xuyên động viên, khuyến khích và kiên trì phân tích cho học <br />
sinh thấy được phải làm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong các kỳ thi. Vì <br />
suy cho cùng việc bồi dưỡng học sinh giỏi thành công hay thất bại nhờ vào vai trò <br />
của người giáo viên người giáo viên mới gặp những “lực cản” mà buông xuôi thì <br />
khó có thể thành công. Do đó, người giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi được ví như <br />
đạo diễn của bộ phim, còn học sinh là những diễn viên thực hiện theo ý định của <br />
đạo diễn, nhưng đạo diễn cũng cần biết quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của <br />
diễn viên.<br />
Mặt khác giáo viên phải biết khơi dậy ở học sinh niềm tự hào, hãnh diện <br />
khi đỗ đạt. Đã là học sinh giỏi cấp tỉnh có giải thì đương nhiên bất cứ môn học nào <br />
cũng được hưởng chế độ ưu tiên ngang nhau và vinh quang như nhau. <br />
Trong công tác tuyển chọn cũng cần lưu ý về vấn đề tâm lý học sinh. Tâm lí <br />
vững vàng, bình tĩnh, tự tin thì bài làm sẽ đạt kết quả cao. Ngược lại tâm lí hoang <br />
mang, giao động, sợ sệt thì chất lượng bài làm sẽ kém. Bởi vậy giáo viên ôn luyện <br />
cũng phải biết trấn tĩnh niềm tin cho học trò của mình.<br />
Khi lựa chọn được đối tượng để ôn rồi thì giáo viên phải biết yêu nghề tận <br />
tụy với nghề. Yêu trẻ tận tụy với trẻ. Luôn luôn biết khích lệ, níu kéo các em vào <br />
<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp Krông Ana Đăk Lăk 7<br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở<br />
niềm ham mê yêu thích bộ môn. Đồng thời giáo viên cũng phải biết xây dựng vun <br />
đắp uy tín của mình để có được lòng tin đối với học sinh. <br />
b.3 Giáo viên bồi dưỡng nên biên soạn tài liệu theo từng chuyên đề để <br />
bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
Đây là biện pháp mang tính bền vững đối với công tác bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi môn Lịch sử. Từ thực tế kinh nghiệm bồi dưỡng những năm qua cho thấy nội <br />
dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử rất phong phú được trải ở 4 khối lớp 6, <br />
7,8, 9 và ở mỗi khối lớp lượng kiến thức cần truyền đạt cho học sinh là vô hạn, <br />
giáo viên bồi dưỡng rất khó xác định được nội dung kiến thức nào cần bồi dưỡng <br />
trước cho học sinh, nội dung nào không quan trọng để giới hạn, đặc biệt là phần <br />
Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại (khối 8) và Lịch sử thế giới hiện đại và Lịch <br />
sử việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1975 (khối 9), bên cạnh <br />
đó trong một vài trường hợp người giáo viên không thể bồi dưỡng kiến thức trong <br />
sách giáo khoa theo một trình tự cố định hết Bài 1 đến Bài 2, Bài 3 …do không đủ <br />
thời gian hoặc do kiến thức được sắp xếp theo từng phần, từng chương theo <br />
phương pháp dàn trải. Chính vì thế, bản thân đã tiến hành soạn tài liệu riêng theo <br />
từng chuyên đề của nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi cụ thể như sau:<br />
Chuyên đề Lịch sử thế giới và Việt Nam cổ đại (khối 6).<br />
Chuyên đề Lịch sử thế giới và Việt Nam trung đại (khối 7).<br />
Chuyên đề Lịch sử thế giới và Việt Nam cận hiện đại (khối 8)<br />
Sau khi đã ôn xong nội dung kiến thức cơ bản, thời gian còn lại tôi sẽ luyện <br />
cho các em các dạng đề nâng cao từ nguồn đề tham khảo đã tích lũy được qua các <br />
năm trong các kì thi cấp huyện, cấp tỉnh của tỉnh Đăk Lăk và đề thi của các tỉnh <br />
khác được tham khảo từ Internet, từ sách nâng cao dành cho học sinh giỏi lớp 9, lớp <br />
12 và cả đề thi dành cho cao đẳng và đại học nếu phù hợp.<br />
Khi đã biên soạn được tài liệu giáo viên rất thuận lợi trong việc bồi dưỡng <br />
cho học sinh vì lượng kiến thức đã được định trước, đồng thời hạn chế việc mất <br />
thời gian và có thể bồi dưỡng theo sở thích của mình.<br />
* Hê thông kiên th<br />
̣ ́ ́ ưc trong tâm cân năm.<br />
́ ̣ ̀ ́<br />
Khối 6:<br />
Ngay từ buổi ôn đầu tiên tôi đã cho các em ôn lại khái niệm Lịch sử là gì? <br />
Mục đích học tập Lịch sử: Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc <br />
mình, để hiểu cuộc sống đấu tranh và lao động của dân tộc mình và của cả loài <br />
người trong quá khứ. Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông <br />
cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai. Từ đó sẽ động viên, <br />
thuyết phục các em yên tâm học tập bộ môn này bởi nó là một là khoa học, có <br />
nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người. <br />
Tiếp theo là phần xã hội nguyên thủy trên thế giới và xã hội nguyên thủy ở <br />
Việt Nam ở phần này học sinh phải nắm chắc thời gian, địa điểm tìm thấy dấu <br />
tích,đời sống xã hội, hình dáng của người nguyên thủy. Từ đó các em biết so sánh <br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp Krông Ana Đăk Lăk 8<br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở<br />
các đặc điểm của người tối cổ với người tinh khôn, biết được Việt Nam cũng là <br />
quê hương của loài người.<br />
Một nội dung kiến thức trọng tâm khác không thể bỏ qua đó là tìm hiểu về <br />
các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Ở chuyên đề này yêu cầu các em <br />
nắm được thời gian, địa điểm, tên gọi, đặc điểm về kinh tế, xã hội và những thành <br />
tựu của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.<br />
Sau khi nắm được những kiến thức trọng tâm của phần Lịch sử thế giới tôi <br />
cho các em tìm hiểu về thời kỳ dựng nước của nước ta nhà nước Văn Lang, Âu <br />
Lạc: Điều kiện ra đời; thời gian, địa bàn thành lập; tổ chức nhà nước: đời sống vật <br />
chất; đời sống tinh thần; kiến trúc và cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của cha ông <br />
để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc xây dựng và <br />
bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.<br />
Cuối cùng là chuyên đề Việt Nam thời Bắc thuộc học sinh nắm chắc được <br />
tên các cuộc khởi nghĩa, cuộc kháng chiến, thời gian, người lãnh đạo. Nắm được <br />
Quốc hiệu, tên gọi nước ta trong thời Bắc thuộc.<br />
Khối 7 : <br />
Các cuộc phát kiến địa lý, học sinh cần phải nắm được nguyên nhân, điều <br />
kiện, thời gian, tên các nhà phát kiến địa lý và ý nghĩa của các cuộc phát kiến đại lý.<br />
Về phong trào văn hóa Phục hưng giáo viên cũng cần cho các em nhớ lại <br />
được nguyên nhân, khái niệm, nội dung, ý nghĩa và các nhà văn hóa khoa học tiêu <br />
biểu của phong trào văn hóa Phục hưng.<br />
Chuyên đề các triều đại phong kiến Việt Nam, đây là nội dung cơ bản và <br />
xuyên suốt trong chương trình lịch sử lớp 7 nên tôi yêu cầu các em nắm được các <br />
vấn đề trọng tâm sau: Thứ tự các triều đại, thời gian, quốc hiệu nước ta quan các <br />
triều đại đó; tên vị vua sáng lập và kinh đô của mỗi triều đại đó.<br />
Chuyên đề các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta từ thời <br />
Tiền Lê đến thời Tây Sơn. Ở chuyên đề này đòi hỏi các em phải nhớ được những <br />
nội dung như: Tên cuộc kháng chiến, thời gian, trận đánh tiêu biểu, nhân vật lịch sử <br />
tiêu biểu và cách đánh giặc của cha ông ta qua các cuộc kháng chiến <br />
Tiếp đó là chuyên đề các bộ luật thời phong kiến của nước ta đối với nội <br />
dung này tôi cho các em nhớ lại tên các bộ luật, điểm giống và khác nhau của các <br />
bộ luật đó.<br />
Khái quát sự phát triển của giáo dục nước ta thời Lý, Trần, Hồ và Lê Sơ ở <br />
chuyên đề này các em cần phải nắm được sự phát triển, thành tựu nổi bật của giáo <br />
dục nước ta dưới các triều đại.<br />
Cuối cùng tôi cho các em ôn lại hai chuyên đề nói đến vấn đề cải cách <br />
trong xã hội phong kiến Việt Nam đó là: Những cải cách của Hồ Quý Lý và Quang <br />
Trung xây dựng đất nước.<br />
Khối 8: <br />
<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp Krông Ana Đăk Lăk 9<br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở<br />
Các cuộc Cách mạng tư sản trên thế giới là một nội dung ở lớp 8 mà các <br />
em phải nắm chắc. Bởi từ nội dung này các em sẽ biết được sự hình thành và phát <br />
triển của chế độ chủ nghĩa tư bản. Một chế độ xã hội xuyên suốt phần lịch sử lớp <br />
8 và lớp 9. Trong chuyên đề này yêu cầu học sinh phải tìm được cuộc cách mạng tư <br />
sản nào là triệt để nhất và giải thích được tại sao?<br />
Chuyên đề thứ hai các em cần nắm được đó chính là Công xã Pari 1871 đây <br />
là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới đã đưa giai cấp vô sản lên nắm <br />
quyền. Từ đó các em sẽ rút ra được thế nào là cách mạng vô sản và các em có thể <br />
rút ra điểm khác nhau giữa cách mạng vô sản với cách mạng tư sản.<br />
Cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc – một cuộc cách mạng tư sản diễn <br />
ra ở châu Á có ảnh hưởng không nhỏ đến cách mạng nước ta cũng là một nội dung <br />
kiến thức trọng tâm các em cần nắm.<br />
Chuyên đề về Chiến tranh thế giới thứ nhất( 19141918) và chiến tranh thế <br />
giới thứ 2( 19391945) cũng là một vấn đề trọng tâm đã nhiều năm đề thi của tỉnh <br />
Đăk Lăk đề cập đến trong đề thi vì thế đây cũng là một nội dung tôi phải xoáy cho <br />
các em khi ôn.<br />
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã <br />
hội của Liên Xô ( 1925 1941) là một nội dung hết sức quan trọng bởi cách mạng <br />
tháng 10 Nga là cuộc cách mạng vô sản thắng lợi đầu tiên trên thế giới, nó đã làm cả <br />
thế giới phải rung chuyển, đồng thời sự thắng lợi của nó còn đưa tới sự hình thành <br />
một chế độ xã hội mới trên thế giới. Xã hội đó hình thành đã làm cho chủ nghĩa tư bản <br />
không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới nữa. Mặt khác các em phải nắm chắc nội <br />
dung này vì ở lớp 9 các em tiếp tục được tìm hiểu về công cuộc xây dựng chủ nghĩa <br />
xã hội của Liên Xô từ 1945 đến 1991. Mặt khác cuộc cách mạng tháng 10 Nga 1917 <br />
chính là ánh sáng chân lý để Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn <br />
cho dân tộc ta, đưa đất nước ta đi theo chế độ chủ nghĩa xã hội.<br />
Riêng Lịch sử lớp 9 là nội dung kiến thức quan trọng nhất khi thi học sinh <br />
giỏi cấp huyện,cấp tỉnh vì vậy ngay từ những năm đầu tiên khi bắt đầu ôn tôi đã tiến <br />
hành biên soạn đề cương ôn tập theo từng bài cụ thể phân chia thành các giai đoạn <br />
như sau:<br />
+ Lịch sử thế giới hiện đại( 1945 đến nay)<br />
+ Lịch sử Việt Nam 1919 1930<br />
+ Lịch sử Việt Nam 1930 1939<br />
+ Lịch sử Việt Nam 1939 1945<br />
+ Lịch sử Việt Nam 1946 1954 <br />
+ Lịch sử Việt Nam 1954 1975<br />
+ Lịch sử Việt Nam 1975 2000<br />
<br />
<br />
<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp Krông Ana Đăk Lăk 10<br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở<br />
+ Phần Lịch sử địa phương: Tôi cho học sinh nắm được thời gian, địa điểm <br />
ra đời của Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Đăk Lăk; cách mạng tháng Tám ở Đăk Lăk ; <br />
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của quân và dân Đăk Lăk.<br />
Sau mỗi chương, mỗi bài cụ thể tôi lại đưa ra những câu hỏi nâng cao để yêu <br />
cầu các em vận dụng kiến thức đã học vào thực hành và luyên tập các dạng đề khác <br />
nhau.<br />
b.4 Sau đây xin trình bày một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi <br />
môn Lịch sử .<br />
Khác với nhiều giáo viên bồi dưỡng khác, phương pháp đầu tiên tôi sử dụng <br />
trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi của mình là tôi sử dụng hương pháp kiểm <br />
tra, đánh giá là phương pháp đầu tiên. Điều này có thể trái với quy luật dạy học <br />
nhưng tôi thiết nghĩ bồi dưỡng học sinh giỏi là ôn lại, hệ thống lại kiến thức đã <br />
học đồng thời mở rộng, nâng cao những nội dung kiến thức trọng tâm trong chương <br />
trình cho các em. <br />
Vì vậy, với kinh nghiệm của bản thân, sau khi thi học sinh giỏi cấp trường <br />
xong, đội tuyển bồi dưỡng đã được chọn, thông thường tôi thường chọn tư 58 em <br />
tham gia bồi dưỡng, trong quá trình ôn luyện sẽ sàng lọc, kiểm tra và chọn lại đội <br />
tuyển chính thức để thi cấp huyện theo chỉ tiêu phòng giáo dục phân bổ. Khoảng <br />
đầu tháng 10 hàng năm, đội tuyển bắt đầu ôn tập; trong buổi ôn tập đầu tiên tôi sẽ <br />
cho các em làm một bài kiểm tra trắc nghiệm thời gian từ 15 đến 20 phút. Sau đó tôi <br />
tiến hành hỏi từng câu các em dùng bút đỏ tự chấm phần làm bài của mình, tiếp đó <br />
cô trò cùng tổng hợp kết quả của mỗi em. Như vậy qua bài kiểm tra ngắn này tôi đã <br />
biết được khả năng nhớ sự kiện Lịch sử tiêu biểu đã học của từng em. Nhớ và nắm <br />
chắc các sự kiện Lịch sử đây là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình ôn thi học <br />
sinh giỏi môn Lịch sử.<br />
Bên cạnh đó kiểm tra là để giúp học sinh hoàn thiện kĩ năng viết khi làm bài <br />
nhưng nó còn có tác dụng phản hồi, giúp giáo viên kiểm tra một cách chính xác mức <br />
độ nắm kiến thức cũng như các kĩ năng vận dụng xử lí kiến thức của học sinh khi <br />
thi. Trong quá trình bồi dưỡng sẽ sử dụng sau khi hoàn thành một nội dung lớn quan <br />
trọng chứ không phải dùng để giao khoán cho học sinh như nhiều giáo viên vẫn sử <br />
dụng. Khi sử dụng phương pháp này cần đảm bảo các bước sau đây:<br />
Bước một yêu cầu học sinh đọc nghiên cứu kĩ đề bài để xác định được yêu <br />
cầu câu hỏi và cần sử dụng kĩ năng gì để xử lí (phân tích, giải thích, chứng minh, <br />
liên hệ, so sánh... ) cần sử dụng những đơn vị kiến thức gì để làm bài. <br />
Bước hai là lập dàn ý trả lời để tránh lỗi thiếu sót khi làm bài có thể làm <br />
mất điểm đáng tiếc hoặc bài làm lan man, dàn trải, tốn nhiều thời gian.<br />
Bước ba là tiến hành viết bài trong khi viết bài cần trình bày có cấu trúc <br />
chặt chẽ lôgic, mỗi câu hỏi cần có phần mở bài và kết bài, bài làm cần trình bày <br />
sạch sẽ đúng ngữ pháp, đúng chính tả. <br />
Bước cuối cùng là kiểm tra lại bài làm bằng cách đọc qua và sửa chữa lỗi <br />
trước khi kết thúc việc làm bài. <br />
<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp Krông Ana Đăk Lăk 11<br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở<br />
Lịch sử, là môn “học thuộc” nên đòi hỏi học sinh phải siêng năng, chăm chỉ <br />
vì thế trong mỗi tiết ôn tôi thường dành một khoảng thời gian nhất định để kiểm tra <br />
lại kiến thức cũ và chỉ cho các em phương pháp để học thuộc có hiệu quả cao nhất, <br />
tránh kiểu học vẹt, học trước quên sau. <br />
Trong quá trình bồi dưỡng luôn kết hợp ra đề để kiểm tra, chấm điểm, <br />
chỉnh sửa văn phong, ngôn từ và cách trình bày cho các em. Đồng thời cho các em làm <br />
một số đề thi để kiểm tra kiến thức đồng thời rèn luyện cho học sinh kỹ năng thi cử.<br />
Quá trình bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục nhưng <br />
tránh tình trạng dồn ép. Giáo viên, nhà trường thường xuyên động viên quan tâm bằng <br />
nhiều hình thức để các em cố gắng ôn luyện thật tốt.<br />
Trong quá trình bồi dưỡng yêu cầu đối với giáo viên khi chấm bài của học <br />
sinh cần đọc kĩ để phát hiện những điểm sáng tạo của học sinh nhằm động viên <br />
phát huy và cả những điểm sai, điểm yếu để sửa chữa uốn nắn từ đó tạo động lực <br />
cho học sinh trong học tập.<br />
* Phương pháp lập bảng thống kê trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn <br />
Lịch sử.<br />
Phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức giúp học sinh khát quát được <br />
kiến thức tổng hợp từ nội dung cụ thể của bài học.<br />
Ví dụ: Khi ôn phần xã hội nguyên thủy trên thế giới vã xã hội nguyên thủy <br />
ở Việt Nam, trong phần này học sinh phải nắm chắc thời gian, địa điểm tìm thấy dấu <br />
tích,đời sống xã hội, hình dáng của người nguyên thủy. Đây là một nội dung kiến thức <br />
rất khó nhớ đối với các em vì nó có niên đại cách ngày nay quá lâu. Vì thế tôi đã giúp <br />
các em nắm chắc nội dung này bằng cách hướng dẫn các em lập bảng biểu như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp Krông Ana Đăk Lăk 12<br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở<br />
<br />
<br />
Hay khi ôn chuyên đề: Các cuộc phát kiến địa lý ở lớp 7, tôi cũng cho các em <br />
Nội dung Nguyên thủy thế giới Nguyên thủy Việt Nam<br />
Thời gian Địa điểm tìm thấy dấu Thời gian Địa điểm tìm thấy <br />
tích dấu tích<br />
Đời sống Đời sống<br />
Hình dáng Hình dáng<br />
Loài vượn cổ Hàng Những khu rừng rậm<br />
chục <br />
triệu năm<br />
Người tối cổ 34 triệu Đông Phi, Gia va ( In 40 – 30 vạn Thẩm Khuyên, Thẩm <br />
năm đônê xi a), Bắc năm Hai( Lạng Sơn), núi <br />
kinh(Trung Quốc) Đọ (Thanh Hóa), Xuân <br />
Sống thành từng bầy Lộc ( Đồng Nai) – <br />
trong các hang động, săn phát hiện ra công cụ <br />
bắt, hái lượm, công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng <br />
bằng đá, tìm ra lửa để chặt đập, những <br />
Dáng hơi đi còng lao về chiếc răng của người <br />
phía trước, trán thấp và tối cổ.<br />
bợt ra phía sau, u mày nổi <br />
cao, cơ thể nhiều lông <br />
ngắn, thể tích sọ não từ <br />
850Cm3 đến 1100cm3<br />
Người tinh 4 vạn năm Khắp các châu lục Giai đoạn Mái đá Ngườm( Thái <br />
khôn trước Sống thành thị tộc gồm đầu 32 vạn Nguyên), Sơn Vi (Phú <br />
vài chục gai đình có cùng năm Thọ), Lai Châu, Sơn <br />
huyết thống, biết trồng La, Bắc Giang, Thanh <br />
trọt chăn nuôi, làm đồ Hóa…<br />
trang sức, dẹt vải, làm <br />
gốm<br />
Dáng thẳng, trán cao, <br />
không còn lớp lông trên <br />
người, mặt phẳng, bàn tay <br />
nhỏ, khéo léo, thể tích sọ <br />
não lớn 1450cm3<br />
Hòa Bình, Bắc Sơn<br />
Giai đoạn ( Lạng Sơn), Quỳnh <br />
phát triển Văn( Nghệ An), Hạ <br />
12.000 – Long (Quảng Ninh) – <br />
4000 năm rùi bằng đá cuội, công <br />
cụ bằng xương, sừng, <br />
cuốc đá…<br />
ôn tập bằng cách lập bảng niên biểu với các nội dung dưới đây:<br />
Thời gian Tên nhà phát kiến Thành tựu Ý nghĩa<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp Krông Ana Đăk Lăk 13<br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở<br />
<br />
<br />
<br />
Hoặc khi dạy đến kiến thức của lớp 8 chuyên đề: Cuộc kháng chiến chống <br />
thực dân Pháp xâm lược từ 18581884, tôi và học sinh cũng ôn lại kiến thức đã học <br />
bằng lập bảng thống kê cụ thể như sau:<br />
Quá trình xâm Thời gian Triều đình( 3) Cuộc kháng chiến của <br />
lược của thực (2) nhân dân ta (4)<br />
dân Pháp (1)<br />
Pháp nổ súng xâm 1.9.1858 Quân dân ta do Nguyễn Nhiều toán nghĩa binh <br />
lược nước ta tại Tri Phương chỉ huy đã nổi lên phối hợp với <br />
Đà Nẵng đánh bại kế hoạch đánh quân triều đình( Phạm <br />
nhanh thắng nhanh của Văn Nghị, Phạm Gia <br />
Pháp. Vĩnh.)<br />
…………….. ………. ……………………. ………………..<br />
Pháp tấn công 18.8.1883<br />
cửa biển Thuận <br />
An 25.8.1883 Triều đình ký với Pháp <br />
hiệp ước Hắcmăng, thừa <br />
nhận quyền bảo hộ của <br />
Sau đó Pháp Pháp ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ<br />
chiếm hàng loạt <br />
các tỉnh ở Bắc 6.6.1884 Pháp buộc triều đình ký <br />
Kỳ( Bắc Ninh, hiệp ước Patơ nốt. Nhà <br />
Tuyên Quang, nước PK Nguyễn với tư <br />
Thái Nguyên…) cách là 1 quốc gia độc lập <br />
đã hoàn toàn sụp đổ.<br />
Khi dạy chương II Lịch sử Việt Nam trong những năm 19301939, sau khi giúp <br />
học sinh nắm chắc phần kiến thức trọng tâm, tôi ra câu hỏi yêu cầu học sinh lập <br />
bảng niên biểu để so sánh phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 – <br />
1931 với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1936 – 1939 theo các nội <br />
dung: nhiệm vụ (khẩu hiệu ); lãnh đạo; mặt trận; hình thức đấu tranh.<br />
Yêu cầu học sinh phải kẻ bảng so sánh được:<br />
<br />
Nội dung 1930 1931 1936 1939<br />
<br />
Nhiệm vụ( khẩu hiệu) Đánh pháp giành độc lập Chống phát xít, chống <br />
dân tộc,đánh phong kiến chiến tranh đế quốc, <br />
giành ruộng đất cho dân chống phản động thuộc <br />
cày địa. Đòi tự do, dân chủ, <br />
cơm áo, hòa bình<br />
<br />
Lãnh đạo Đảng Cộng Sản Đông Đảng Cộng Sản Đông <br />
Dương Dương<br />
<br />
<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp Krông Ana Đăk Lăk 14<br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở<br />
<br />
Mặt trận Mặt trận nhân dân phản <br />
đế Đông Dương. 31938 <br />
đổi thành mặt trận Dân <br />
Chủ Đông Dương<br />
<br />
Hình thức đấu tranh Biểu tình, mít tinh, đấu Mít tinh, biểu tình, đưa <br />
tranh vũ trang, bí mật, bất dân nguyện, hợp pháp, <br />
hợp pháp nữa hợp pháp. Công khai, <br />
nữa công khai<br />
<br />
* Sử dụng phương pháp sơ đồ trong bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử.<br />
Phương pháp sử dụng sơ đồ được sử dụng khá phổ biến trong dạy học Lịch <br />
sử để giúp các em nhớ và khái quát được một đơn vị kiến thức hay một giai đoạn <br />
Lịch sử từ đó sẽ phát huy được cho học sinh khả năng khái quát và tổng hợp kiến <br />
thức..<br />
* Ví dụ cụ thể:<br />
Câu 1: Em hãy khái quát những nội dung chính của lịch sử Việt Nam giai đoạn <br />
19301945. <br />
Với các câu hỏi mang tính tổng hợp như trên, học sinh giỏi môn Lịch sử phải <br />
hình thành được các kỹ năng (so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát <br />
hóa) bằng con đường ngắn nhất là vẽ sơ đồ.<br />
<br />
<br />
<br />
19301945<br />
<br />
<br />
<br />
19301939 19391945<br />
<br />
<br />
1930 19301931 19361939 Tình Cao trào Cao trào Tổng khởi <br />
hình thế CM tiến kháng nghĩa tháng <br />
giới. tới tổng Nhật cứu Tám năm <br />
Đảng cộng Phong trào Cuộc vận Những khởi nghĩa nước: 1945:<br />
sản Việt Nam CM 1930 động dân cuộc nổi tháng Hoàn Hoàn cảnh<br />
ra đời: 1931 đỉnh chủ: dậy đầu 8/1945: cảnh Diễn biến<br />
Hoàn cảnh cao là Xô Bối cảnh tiên. Mặt trận Chủ Ý nghĩa<br />
Sự thành lập Viết Nghệ Chủ Ý Việt Minh trương Nguyên <br />
Ý nghĩa Tĩnh: trương nghĩa, ra đời Diễn nhân thắng <br />
Vai trò của Nguyên Diễn bài học Hoạt biến lợi<br />
Nguyễn Ái nhân biến kinh động của Ý nghĩa<br />
Quốc Diễn biến Ý nghĩa VM<br />
Ý nghĩa<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp Krông Ana Đăk Lăk 15<br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở<br />
<br />
<br />
Câu 2: Em hãy trình bày cách tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ thế kỉ XV.<br />
Với câu hỏi này trong khi ôn tôi cũng hướng dẫn các em nhớ lại cách tổ chức <br />
bộ máy nhà nước thời Lê Sơ bằng cách vẽ sơ đồ. Học bằng sơ đồ sẽ giúp các em <br />
nhớ lâu hơn, thuộc nhanh hơn. Cũng từ sơ đồ này các em có thể diễn giải cách tổ <br />
chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ bằng lời một cách nhanh nhất.<br />
<br />
Vua<br />
<br />
<br />
Quan đại <br />
thần<br />
Bộ Bộ Bộ Bộ Bộ Bộ<br />
lại hộ binh hình công lễ<br />
Lại<br />
<br />
13 Đạo Đô ti<br />
<br />
Thừa ti <br />
Phủ<br />
Hiến ti <br />
<br />
Huyện( Châu )<br />
<br />
<br />
Xã<br />
<br />
*Sử dụn phương pháp nêu vấn đề trong bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch <br />
sử.<br />
Phương pháp nêu vấn đề nhằm giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học đây là <br />
phương pháp chủ đạo trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử. <br />
Đối với nội dung kiến thức Lịch sử 9 là nội dung kiến thức chủ đạo khi thi <br />
các cấp nên khi ôn tôi thường dạy theo bài, sau mỗi bài sẽ có các câu hỏi vận dụng, <br />
nâng cao để phát huy khả năng tư duy, suy luận và khả năng tổng hợp kiến thức <br />
của các em. Trước mỗi đợt thi cấp huyện, cấp tỉnh tôi thường kiểm tra lại kiến <br />
thức của các em bằng cách sử dụng phương pháp nêu vấn đề.<br />
Ví dụ khi