Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Giáo dục nước ta đã và đang trên con đường đổi mới đồng bộ và toàn <br />
diện về nội dung chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Đó là <br />
việc làm nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nguồn nhân tài <br />
cho Đất nước trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.<br />
Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo; sự đổi mới <br />
phương pháp dạy học nên đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng học tập và <br />
nghiên cứu khoa học để đáp ứng những yêu cầu mới trong tình hình mới. <br />
Chương trình toán Tiểu học dành cho học sinh khá giỏi là một trong những <br />
dạng toán khó. Muốn nắm được các cách giải của dạng toán này học sinh <br />
phải nắm vững các kiến thức toán cơ bản và các dạng toán đã học. Trong khi <br />
đó nhiều em còn khó khăn lúng túng khi gặp một số bài toán nâng cao này.<br />
Để nâng cao chất lượng giáo dục cần đầu tư nâng cao chất lượng đại <br />
trà bằng nhiều phương pháp, song đầu tư cho chất lượng mũi nhọn để phát <br />
hiện, chọn lựa và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là một vấn đề hết sức quan <br />
trọng. Trong những năm học gần đây Phòng Giáo dục huyện Krông Ana <br />
thường xuyên tổ chức các kì thi phát hiện học sinh năng khiếu cấp Tiểu học <br />
để nhằm tôn vinh năng lực cho các em. Vì vậy, việc bồi dưỡng học sinh giỏi <br />
là bước đi đầu tiên để tạo nên nhân tài cho đất nước và là một trong những <br />
nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục huyện nhà nói chung và đặc biệt là <br />
trường Tiểu học Lý Tự Trọng nói riêng. Ở lứa tuổi tiểu học, học sinh lớp 4, <br />
lớp 5 tư duy của các em khá phát triển. Một số em khá, giỏi thích tìm tòi khám <br />
phá những cái mới. Đặc biệt, các bài toán khó thường rất hấp dẫn với các em. <br />
Các em dễ nhàm chán hoặc không hứng thú với những bài toán dễ và đơn <br />
giản. Mặt khác, để có được học sinh giỏi đạt giải cao trong các kì thi còn do <br />
nhiều yếu tố: Tố chất của học sinh, sự quan tâm của gia đình, việc bồi dưỡng <br />
của giáo viên... và không ngoại trừ yếu tố may mắn. Tuy nhiên chúng ta không <br />
chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn. Theo tôi điều quan trọng hơn cả là <br />
phải trang bị cho các em vững vàng kiến thức trước khi đi thi. Song bồi dưỡng <br />
<br />
<br />
GV: Lê Thị Thảo 1 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
học sinh giỏi những nội dung gì? Bồi dưỡng như thế nào cho đạt hiệu quả? <br />
Điều đó quả là một vấn đề còn nan giải.<br />
Từ những lí do phân tích trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số kinh <br />
nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5” làm đề tài nghiên cứu và <br />
thực hiện trong năm học này.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài`<br />
Mục tiêu<br />
Nghiên cứu nội dung chương trình, mục tiêu của môn Toán Tiểu học. <br />
Mối quan hệ giữa các dạng toán mà học sinh đã học.<br />
Thu nhập, tìm kiếm tư liệu từ các nguồn thông tin khác nhau giúp học <br />
sinh có hứng thú khi giải toán nâng cao.<br />
Nhiệm vụ của đề tài:<br />
Tìm hiểu các dạng toán cơ bản và nâng cao ở Tiểu học.<br />
Hệ thống hóa các phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ở Tiểu học.<br />
Nghiên cứu các cách giải để giúp học sinh thảo luận nhóm có hiệu quả.<br />
Đề xuất các phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao chất lượng học <br />
tập của học sinh và làm nền tảng vững chắc cho học sinh khi giải toán .<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số phương pháp giải các dạng toán khó của Tiểu học.<br />
Các bài toán, dạng toán khó ở Tiểu học.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Các dạng Toán cơ bản và nâng cao lớp 5.<br />
Phương pháp giải các bài toán nâng cao lớp 5 trong năm học 2014 <br />
2015.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
Phương pháp quan sát.<br />
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động ( nghiên cứu kết quả học <br />
tập của học sinh ).<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp.<br />
GV: Lê Thị Thảo 2 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục trong thời kì đổi mới là <br />
nhằm xây dựng và đào tạo những con người, thế hệ có năng lực tiếp thu tốt <br />
những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Phát huy tiềm năng dân tộc và tính tích <br />
cực cá nhân, làm chủ tri thức, có khả năng thực hành giỏi, có tư duy sáng tạo <br />
có tác phong nhanh nhẹn, có tính tổ chức kỉ luật để thực hiện tốt công nghiệp <br />
hoá, hiện đại hoá đất nước.<br />
Nghị quyết TW II chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và <br />
đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo <br />
của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, các phương <br />
tiện hiện đại vào quá trình học”. Vì vậy việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu <br />
cũng là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên tiểu học. Nhờ các định hướng <br />
cơ bản của thầy cô mà các em có điều kiện để bộc lộ khả năng của mình. <br />
Nếu gia đình, nhà trường và xã hội kịp thời phát hiện và bồi dưỡng thì sẽ làm <br />
cho niềm say mê học tập của các em trỗi dậy cao hơn. Ngược lại, nếu ta <br />
không phát hiện được thì tài năng của các em sẽ mất dần đi và các em không <br />
phát huy được khả năng vốn có của mình trong học tập. Nhân tài của đất <br />
nước sẽ cạn kiệt. Mặt khác kết quả học sinh năng khiếu là thành tích và <br />
khẳng định được năng lực của giáo viên.<br />
2. Thực trạng<br />
2.1 Thuận lợi khó khăn<br />
a. Thuận lợi:<br />
Trong mấy năm học gần đây bản thân tôi đã được nhà trường giao <br />
nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Toán lớp 4, 5. Bản thân đã có <br />
kế hoạch phát hiện và bồi dưỡng ngay từ đầu năm học.<br />
b. Khó khăn:<br />
Việc bồi dưỡng học sinh năng khiểu còn nhiều vất vả vì năng lực giáo <br />
viên còn hạn chế.<br />
Sự quan tâm của cha mẹ các em còn lơ là.<br />
Phương pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu chưa có hệ thống.<br />
GV: Lê Thị Thảo 3 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
2.2 Thành công hạn chế<br />
a. Thành công<br />
Chất lượng học sinh năng khiếu được chọn lọc quan nhiều năm ở các <br />
lớp học dưới nên cơ bản có nền, có nguồn, Giáo viên có kế hoạch chủ động <br />
hơn trong việc bồi dưỡng.<br />
Học sinh yêu thích học Toán nâng cao, thích tìm tòi cái mới, cái hay và <br />
phát hiện ra nhiều cách làm bài sáng tạo hơn.<br />
b. Hạn chế<br />
Giáo viên vừa giảng dạy vừa tham gia bồi dưỡng học sinh năng khiếu; <br />
học sinh học quá nhiều, tham gia thi nhiều môn nên chất lượng, kết quả đạt <br />
chưa cao.<br />
Việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu giáo viên phải tự nghiên cứu, tự <br />
sưu tầm tài liệu. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ theo mùa vụ nên phần <br />
nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu.<br />
2.3 Mặt mạnh mặt yếu<br />
a. Mặt mạnh<br />
Được lãnh đạo trường quan tâm lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng <br />
khiếu kịp thời, sát với năng lực của giáo viên và học sinh. Lãnh đạo trường <br />
xem việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu là nhiệm vụ mũi nhọn của trường. <br />
Giáo viên nhiệt tình, hăng say tìm tòi cái hay, cái mới. Cha mẹ các em quan <br />
tâm, học sinh thấy được niềm vinh dự khi được đứng trong đội ngũ học sinh <br />
giỏi.<br />
b. Mặt yếu<br />
Nhiều lúc giáo viên và học sinh vẫn còn lúng túng với một số dạng toán <br />
mới chưa tìm ra cách giải hay, sáng tạo.<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
+ Nguyên nhân của thành công<br />
Có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu khoa học, đúng <br />
đối tượng. Khai thác được các nguồn học sinh giỏi ở các lớp.<br />
Tổ chức thi phát hiện và tuyển chọn đội tuyển đúng đối tượng.<br />
Có kĩ năng bồi dưỡng các nhóm học năng khiếu tốt.<br />
GV: Lê Thị Thảo 4 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
Có ý thức trách nhiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cao.<br />
Lập kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học.<br />
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và cha mẹ học sinh <br />
cùng tham gia.<br />
+ Nguyên nhân của hạn chế và yếu kém<br />
Năng lực của giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của việc bồi dưỡng <br />
học sinh giỏi hiện nay.<br />
Phương pháp tự học của học sinh chưa được chú trọng vì vậy học sinh <br />
nắm bắt kiến thức còn thụ động chưa linh hoạt, sáng tạo điều này cũng làm <br />
ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng học sinh năng khiếu.<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
Giáo viên được Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên phân công <br />
nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh năng khiếu trong nhiều năm liền nên ít nhiều <br />
cũng có kinh nghiệm. Bản thân giáo viên yêu nghề, có tâm huyết với nghề. <br />
Say sưa tìm tòi kiến thức qua sách, báo, mạng để phục vụ cho công tác bồi <br />
dưỡng học sinh năng khiếu. Nghiên cứu, lập kế hoạch phù hợp với đối tượng <br />
học sinh Giỏi nên chất lượng đội tuyển học sinh Giỏi ngày một nâng cao.<br />
Học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng ham học, các em có đầy đủ <br />
điều kiện cho việc học thích tìm tòi khám phá các kiến thức mới, hay. Cha mẹ <br />
các em quan tâm, thường xuyên đầu tư thời gian, vật chất để đáp ứng việc <br />
học của con em mình. Trang thiết bị phục vụ cho dạy học đầy đủ.<br />
Tuy vậy năng lực, trình độ của giáo viên bồi dưỡng học sinh năng khiếu <br />
chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay. Bản thân giáo viên còn <br />
phải kiêm nhiệm nhiều việc nên chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu <br />
chưa cao. Trong đội tuyển học sinh năng khiếu vẫn còn nhiều học sinh thuộc <br />
gia đình diện nghèo, bố mẹ đi làm ăn xa ít quan tâm đến việc học của con em <br />
mình. Các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học, chưa có khả <br />
năng tự học, tự rèn. Khả năng tư duy ở một số học sinh còn hạn chế. Do vậy, <br />
việc tiếp thu các bài toán khó còn chậm, tính tự giác, khả năng tìm tòi, sáng <br />
tạo trong giải toán của một số em chưa cao.<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
GV: Lê Thị Thảo 5 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu chi tiết, cụ <br />
thể phù hợp đối tượng học sinh. Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bồi <br />
dưỡng học sinh năng khiếu lớp 5.<br />
Tuyển chọn được đội tuyển học sinh năng khiếu có chất lượng.<br />
Giúp học sinh có kĩ năng phát hiện và giải được một số bài toán khó, <br />
hay.<br />
Phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia.<br />
Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Sau khi nghiên cứu kĩ kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Tôi đã <br />
thực hiện các biện pháp sau:<br />
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu chi <br />
tiết, cụ thể phù hợp đối tượng học sinh:<br />
Nghiên cứu kĩ các công văn hướng dẫn về việc phát hiện học sinh năng <br />
khiếu từ đó giáo viên tự lập kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối <br />
tượng học sinh.<br />
Tổ chức khảo sát chất lượng tất cả các lớp ngay từ đầu năm nghiêm túc <br />
để phân loại chính xác trình độ học sinh từ đó có kế hoạch tuyển chọn đội <br />
tuyển học sinh giỏi.<br />
Quán triệt học sinh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc <br />
học. Giúp các em tự giác say sưa học tập, tích cực hợp tác trong nhóm để hoàn <br />
thành nhiệm vụ học tập.<br />
Vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học để bồi dưỡng cho các em. <br />
Dạy theo từng chuyên đề bồi dưỡng, mỗi chuyên đề chia thành dạng toán <br />
điển hình. Với mỗi dạng toán đó giáo viên hệ thống kiến thức cho học sinh và <br />
tập trung dạy kiến thức nâng cao.<br />
Phối hợp với CMHS, các lực lượng cộng đồng để có biện pháp hỗ trợ <br />
các em học tập và đánh giá chính xác năng lực của từng em.<br />
Biện pháp 2: Phát hiện và tuyển chọn đội tuyển học sinh năng khiếu.<br />
Việc phát hiện và tuyển chọn đội tuyển học sinh năng khiếu là một <br />
GV: Lê Thị Thảo 6 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
bước quan trọng trong việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Giáo viên lựa <br />
chọn trong khối, lớp bằng cách ra đề có bài toán phân loại học sinh để đánh <br />
giá được năng lực của từng em. Tổ chức thi chọn lại một lần nữa sau đó mới <br />
tiến hành bồi dưỡng.<br />
Biện pháp 3: Phân loại các dạng toán cần phải bồi dưỡng<br />
Dạng 1: Số và chữ số<br />
Dạng 2: Các yếu tố hình học<br />
Dạng 3: Đại lượng và đo đại lượng<br />
Dạng 4: Giải toán có lời văn.<br />
Biện pháp 4: Các bước tiến hành bồi dưỡng học sinh năng khiếu.<br />
Trước hết giáo viên dạy theo từng chuyên đề bồi dưỡng, mỗi chuyên <br />
đề chia thành từng dạng toán điển hình. Với mỗi dạng đó dạy phần hệ thống <br />
kiến thức cơ bản sau đó tập trung dạy phần kiến thức nâng cao. Muốn làm <br />
được điều đó trước hết bản thân giáo viên phải tự bồi dưỡng cho chính mình <br />
cụ thể phải tự học, tự rèn, tự tìm tòi khám phá.<br />
Ví dụ: Giải toán trên internet giáo viên phải lập ních giải và làm bài <br />
trước để biết được các dạng toán, hiểu các dạng toán sau đó hướng dẫn các <br />
em cách giải. Đặc biệt giáo viên phải nhiệt tình, kiên trì, tự giác trong việc bồi <br />
dưỡng học sinh giỏi ( vì đây là một nhiệm vụ khó nếu không kiên trì, chịu khó <br />
sẽ mau chán nản dẫn đến chất lượng bồi dưỡng không cao).<br />
Trong quá trình dạy học tôi thấy dù bài toán ở dạng nào, phức tạp đến <br />
đâu nếu ta nghiên cứu tìm tòi thì cũng sẽ tìm ra cách giải giúp học sinh tiếp thu <br />
bài một cách chủ động, học sinh dễ hiểu bài và còn giúp học sinh ham học <br />
hơn.<br />
Điều quan trọng của quá trình dạy học thì người thầy phải nắm vững <br />
các dạng toán để dẫn dắt học sinh cách làm bài đúng, hay.<br />
Dạng 1: Số và chữ số<br />
Đối với dạng toán Số và chữ số giáo viên cho học sinh tiếp cận các bài <br />
toán từ đơn giản đến phức tạp.<br />
Để làm rõ hơn phần trình bày ở trên, tôi xin nêu một vài ví dụ cụ thể <br />
sau:<br />
GV: Lê Thị Thảo 7 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
Giáo viên hướng dẫn học sinh khi viết 1 số tự nhiên ta sử dụng mười <br />
chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Chữ số đầu tiên kể từ bên trái của 1 số tự <br />
nhiên có hai chữ số trở lên phải khác 0.<br />
Phân tích cấu tạo của một số tự nhiên:<br />
ab = a x 10 + b<br />
abc = a x 100 + b x 10 + c = ab x 10 + c<br />
abcd = a x 1000 + b x 100 + c x 10 + d = abc x 10 + d = ab x 100 + cd<br />
Ví dụ 1:<br />
Tìm một số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng nếu viết thêm chữ số 9 vào bên <br />
trái số đó ta được một số lớn gấp 13 lần số đã cho.<br />
Bài giải:<br />
Gọi số phải tìm là ab. Viết thêm chữ số 9 vào bên trái ta dược số 9ab. Theo <br />
bài ra ta có:<br />
9ab = ab x 13<br />
900 + ab = ab x 13<br />
900 = ab x 13 – ab<br />
900 = ab x (13 – 1)<br />
900 = ab x 12<br />
ab = 900: 12<br />
ab = 75<br />
Ví dụ 2:<br />
Tìm một số có 2 chữ số, biết rằng số đó gấp 5 lần tổng các chữ số của nó.<br />
Bài giải:<br />
Cách 1:<br />
Gọi số phải tìm là ab. Theo bài ra ta có<br />
ab = 5 x ( a + b)<br />
10 x a + b = 5 x a + 5 x b<br />
10 x a – 5 x a = 5 x b – b<br />
(10 – 5) x a = (5 – 1) x b<br />
5 x a = 4 x b<br />
<br />
GV: Lê Thị Thảo 8 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
Từ đây suy ra b chia hết cho 5. Vậy b bằng 0 hoặc 5.<br />
+ Nếu b = 0 thì a = 0 (loại)<br />
+ Nếu b = 5 thì 5 x a = 20, vậy a = 4.<br />
Số phải tìm là 45.<br />
Cách 2:<br />
Theo bài ra ta có<br />
ab = 5 x ( a + b)<br />
Vì 5 x (a + b) có tận cùng bằng 0 hoăc 5 nên b bằng 0 hoặc 5.<br />
+ Nếu b = 5 thay vào ta có:<br />
a5 = 5 x (a + 5)<br />
10 x a + 5 = 5 x a + 25<br />
Tính ra ta được a = 4.<br />
Thử lại: 45: (4 + 5) = 5 . Vậy số phải tìm là 45.<br />
Dạng 2: Các yếu tố hình học<br />
<br />
Mục đích của việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học là góp phần <br />
<br />
cũng cố kiến thức số học phát triển năng lực thực hành và năng lực tư duy <br />
<br />
đối với học sinh tiểu học, đồng thời dạy các yếu tố hình học là biện pháp <br />
<br />
quan trọng gắn học với hành, nhà trường với đời sống.<br />
<br />
Trong chương trình môn Toán Tiểu học, các đối tượng hình học được <br />
<br />
đưa vào đều cơ bản cần thiết và thường gặp trong đời sống như: điểm; đoạn <br />
<br />
thẳng, đường thẳng, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình <br />
<br />
tròn,…<br />
<br />
<br />
GV: Lê Thị Thảo 9 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
<br />
Tuy nhiên các yếu tố hình học không được cấu thành chương trình riêng mà <br />
<br />
sắp xếp xen kẽ các kiến thức khác, thậm chí nhiều nội dung hình học đưa vào <br />
<br />
dưới dạng bài tập liên quan với các kiến thức khác, do đó việc dạy hình học ở <br />
<br />
Tiểu học mang ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị học hình học một cách <br />
<br />
có hệ thống ở các lớp trên.<br />
<br />
Chình vì vậy trong việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu người giáo viên <br />
<br />
phải biết khai thác các bài toán mang nội dung hình học bằng cách từ những <br />
<br />
bài toán khó, tổng quát cần phân tích ra thành các bài toán đơn giản hơn và <br />
<br />
ngược lại từ những bài toán đơn giản chúng ta phải đề ra một số bài toán khó <br />
<br />
hơn, phức tạp hơn và mang tính tổng quát để hình thành cho các em nắm vững <br />
<br />
hơn các kĩ năng giải các dạng toán mang nội dung hình học.<br />
Ví dụ 1: Với dạng đếm hình<br />
<br />
Học sinh thường mắc sai lầm như chỉ đếm các hình đặt rời nhau hoặc <br />
<br />
hình đơn lẻ dễ nhận thấy mà không đếm được các hình tạo thành khi ghép các <br />
<br />
hình đơn lẻ với nhau do khả năng tượng tượng kém và chưa nắm chắc dấu <br />
<br />
<br />
<br />
GV: Lê Thị Thảo 10 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
<br />
hiệu đặc trưng và các yếu tố tạo thành hình học tương ứng cũng như hạn chế <br />
<br />
về khả năng suy luận, không nắm được cách đếm.<br />
<br />
Khi dùng chữ để đọc, kể tên các hình học, học sinh thường tự tiện đổi <br />
<br />
chỗ các chữ trong tên gọi chẳng hạn: các em coi đọc, viết tứ giác: ABCD cũng <br />
<br />
như tứ giác ACDB; ADBC ... do khả năng suy luận của các em thường dựa <br />
<br />
vào phán đoán không có căn cứ, cũng có thể do các em bị ảnh hưởng tính chất <br />
<br />
giao hoán của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên, số thập phân,…<br />
<br />
Ví dụ : Hình vẽ bên có bao nhiêu tam giác?<br />
<br />
Hướng dẫn: A<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
B E F C<br />
<br />
Để làm được bài này học sinh cần nhận dạng được đặc điểm của tam <br />
<br />
giác: có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh. Từ đó thấy được cứ 3 điểm không cùng nằm <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Lê Thị Thảo 11 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
<br />
trên một đoạn thẳng ta sẽ vẽ được một tam giác và sẽ tìm ra cách đếm tam <br />
<br />
giác.<br />
<br />
E<br />
Cách 1: Dùng sơ đồ cây:<br />
<br />
F<br />
<br />
B <br />
C<br />
<br />
A E F<br />
<br />
C<br />
F<br />
<br />
C<br />
<br />
Từ nhánh thứ nhất ta có tam giác : ABE; ABF; ABC<br />
Từ nhánh thứ hai ta có tam giác : AEF; AEC<br />
Từ nhánh thứ ba ta có tam giác : AFC<br />
Vậy số tam giác ở hình bên là: 3 + 2 + 1= 6 ( tam giác)<br />
A<br />
Cách 2: Đánh số thứ tự các tam giác riêng lẻ<br />
Ta đánh số 3 tam giác riêng lẻ theo thứ tự<br />
1; 2; 3 ( như hình vẽ ) ta có được 3 tam giác. 1 2 3<br />
Đếm số tam giác tạo thành do ghép hai tam<br />
giác riêng lẻ thành một tam giác ta có 2 B E F C <br />
tam giác là: Tam giác ( 1 + 2) và tam giác <br />
( 2 + 3 )<br />
Đếm số tam giác tạo thành do 3 tam giác riêng lẻ ghép lại thành một tam giác <br />
ta có 1 tam giác là: Tam giác ( 1 + 2 + 3)<br />
Vậy số tam giác đếm được ở hình trên là: 3 + 2 + 1 = 6 ( tam giác)<br />
Cách 3: Phương pháp suy luận<br />
<br />
Ta nhận thấy đỉnh A nối với hai đầu mút của một đoạn thẳng bất kì trên BC <br />
<br />
bằng hai đoạn thẳng ta sẽ được một tam giác. Do đó để xác định dược một số <br />
GV: Lê Thị Thảo 12 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
<br />
tam giác tạo thành ta chỉ cần đếm số đoạn thẳng tạo trên cạnh BC là: 3 + 2 + <br />
<br />
1 = 6 ( đoạn thẳng). Như vậy số tam giác được tạo thành là 6 tam giác.<br />
<br />
Qua ví dụ và các cách giải ở trên ta rút ra được các bước chung giải các dạng <br />
<br />
toán nhận dạnh hình học như sau:<br />
<br />
Bước 1: Xác định yêu cầu của bài toán là nhận dạng các hình dựa vào hình <br />
<br />
dạng hay đặc điểm của hình.<br />
<br />
Bước 2: Nhắc lại định nghĩa các hình liên quan đến bài toán ( bằng cách mô tả <br />
<br />
hoặc bằng vật mẫu ) và đặc điểm của các hình đó.<br />
<br />
Bước 3: Nhớ lại một số phương pháp đếm hình thường sử dụng.<br />
<br />
Đếm trực tiếp trên hình vẽ hoặc trên đồ vật.<br />
<br />
Sử dụng sơ đồ để đếm rồi khái quát thành công thức tính số hình cần <br />
<br />
nhận dạng.<br />
<br />
Đánh số thứ tự các hình riêng lẻ dễ nhận biết.<br />
<br />
Sử dụng phương pháp suy luận lôgic.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Lê Thị Thảo 13 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
<br />
Với các bước thực hiện như trên, chắc chắn các em sẽ dễ dàng nhận dạng <br />
<br />
hình đầy đủ và chính xác hơn.<br />
Dạng 3: Đại lượng và đo đại lượng<br />
Có 2 dạng bài tập thường gặp về chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng:<br />
* Đổi số đo đại lượng có một tên đơn vị đo<br />
Ví dụ: 6,2 kg = ....g 4,1658 m = .......cm.<br />
Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu bản chất của phép đổi là 1 kg = <br />
1000 g nên 6,2 kg = 6,2 x 1000 (g) = 6200g. Như vậy là ta chỉ việc dịch chuyển <br />
sang phải 3 chữ số tương ứng với 3 đơn vị đo khối lượng liên tiếp là hg, dag, <br />
g. Hoặc 1m = 100 cm nên 4,1658m = 4,1658 x100 (cm) = 416,58 cm.<br />
Khi học sinh đã hiểu rõ bản chất phép đổi thì chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy <br />
sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm 1 chữ số 0 ứng <br />
với một đơn vị đo ( vừa viết vừa nhẩm tên đơn vị đo).<br />
Trong thực tế khi chuyển đổi số đo đại lượng ( trừ số đo thời gian) học <br />
sinh có thể dùng cách chuyển dịch dấu phẩy: Cứ mỗi lần chuyển sang hàng <br />
đơn vị liền sau ( liền trước) thì ta dời dấu phẩy sang phải ( sang trái): 1 chữ <br />
số đối với số đo độ dài và khối lượng, 2 chữ số đối với số đo diện tích, 3 chữ <br />
số đối với số đo thể tích.<br />
Ví dụ:<br />
a/ 13,4684 km = ………….. m. Từ km đến m phải qua 3 lần chuyển <br />
sang đơn vị ( độ dài) liền sau (km – hm – dam – m ) nên ta dời dấu phẩy sang <br />
phải 3 chữ số.<br />
b. 2487 mm2 = 0,2487 dm2 Khi thực hành học sinh viết và nhẩm như sau: <br />
87 mm2 ( chấm nhẹ đầu bút bên trái chữ số 8 tượng trưng cho dấu phẩy) 24 cm 2 <br />
– chấm nhẹ đầu bút bên trái chữ số 2) 0 dm2 ( đánh dấu phẩy trước chữ số 2 viết <br />
thêm một chữ số 0 nữa trước dấu phẩy).<br />
<br />
GV: Lê Thị Thảo 14 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
c. 6793 dm3 = …………. m3 . Từ dm3 đổi ra m3. Học sinh nhẩm: Xuất <br />
phát từ chữ số ở hàng đơn vị và dùng 3 chữ số để biểu thị một đơn vị đo. Ta có: <br />
793 ( dm3 ) , 006 (m3 ) Vậy: 6793 dm3 = 6,793 m3.<br />
* Đổi số đo đại lượng có hai, ba… tên đơn vị đo<br />
Đổi 8m 5 dm = ...cm giáo viên hướng dẫn theo 2 cách.<br />
Cách 1: đổi 8 m= 800 cm và 5dm = 50 cm sau đó cộng 800 + 50 = 850cm<br />
Hoặc học sinh ghi 8 đọc là 8m ghi tiếp 5 rồi đọc 5dm và ghi chữ số 0 <br />
đọc là 0 cm đến đơn vị cần đổi thì dừng lại và ghi tên đơn vị.<br />
* Đổi 7,086 m= ...dm...mm<br />
Học sinh nhẩm 7(m) 0 (dm) = 70 dm; 8 (cm) 6 (mm) là 86 mm.<br />
Ta có 7,086 m = 70 dm 86mm<br />
Cách 2: Lập bảng đổi<br />
Đầu bài m dm cm mm Kết quả đổi<br />
8m 5dm 8 5 0 0 850cm (8500mm)<br />
7,086m 7 0 8 6 70m 86mm<br />
<br />
<br />
Căn cứ vào số liệu đề bài học sinh điền các giá trị vào ô tương ứng rồi <br />
căn cứ vào yêu cầu đổi mà học sinh đặt dấu phẩy và ghi kết quả cho phù hợp. <br />
Với cách lập bảng như thế này học sinh làm được nhiều bài tập cùng đơn vị <br />
đo mà kết quả không hay nhầm lẫn và vẫn đề bài như vậy giáo viên có thể <br />
hỏi nhanh nhiều kết quả đổi khác nhau để luyện tập kỹ năng đổi cho học <br />
sinh.<br />
Lưu ý: Chữ số hàng đơn vị bao giờ cũng gắn với tên đơn vị của số <br />
đó<br />
Dạng 4: Giải toán có lời văn.<br />
Quy trình hướng dẫn học sinh Tiểu học giải toán có lời văn theo các bước <br />
sau.<br />
1. Tìm hiểu đề bài<br />
<br />
<br />
GV: Lê Thị Thảo 15 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
2. Phân tích đề bài để tìm ra cách giải.<br />
3. Tổng hợp lời giải.<br />
4. Trình bày lời giải.<br />
Ví dụ:<br />
Một người đi từ A đến B với vận tốc 15 km /giờ. Sau đó 1 giờ 30 phút, <br />
người thứ hai cũng rời A đi về B với vận tốc 20 km/giờ và đến B trước <br />
người thứ nhất 30 phút. Tính quãng đường AB.<br />
Đọc qua, bài toán có vẻ rườm rà khó hiểu: đi sau, đến trước. Đọc lại <br />
một lần nữa ta thấy: “đi sau 1 giờ 30 phút ; ... đến trước 30 phút”. Như vậy là <br />
đi ít hơn 2 giờ. Vậy ta sẽ đưa bài toán trên về bài toán đơn giản hơn:<br />
Giả sử người thứ hai đi sau người thứ nhất 2 giờ thì hai người sẽ đến B <br />
cùng một lúc. Với suy nghĩ: Thời gian đuổi kịp nhau của hai chuyển động cùng <br />
chiều bằng khoảng cách lúc hai người bắt đầu cùng chuyển động chia cho <br />
hiệu hai vận tốc, ta có các cách làm sau.<br />
Cách 1: Trong 2 giờ người thứ nhất đi được: 15 x 2 = 30 (km)<br />
Mỗi giờ người thứ hai đi nhanh hơn người thứ nhất là: 20 15 = 5 (km)<br />
Thời gian để người thứ hai đuổi kịp người thứ nhất là: 30 : 5 = 6 (giờ)<br />
Quãng đường AB dài: 20 x 6 = 120 (km)<br />
Người thứ nhất đi chậm hơn người thứ hai nên đi nhiều thời gian hơn. <br />
Vậy nếu người thứ nhất cũng đi thời gian như người thứ hai hoặc người thứ <br />
hai cũng đi thời gian như người thứ nhất thì sao? Ta có một số cách giải sau.<br />
Cách 2: Giả sử người thứ hai đi với thời gian như người thứ nhất thì <br />
người thứ hai đi quãng đường nhiều hơn người thứ nhất là: 20 x 2 = 40 (km) <br />
Vận tốc người thứ hai hơn người thứ nhất là: 20 15 = 5 (km/giờ)<br />
Thời gian người thứ nhất đi là: 40 : 5 = 8 (giờ)<br />
Quãng đường AB dài: 15 x 8 = 120 (km)<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Lê Thị Thảo 16 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
Cách 3: Giả sử người thứ nhất đi với thời gian như người thứ hai thì <br />
người thứ nhất đi quãng đường ít hơn người thứ hai là: 15 x 2 = 30 (km)<br />
Một giờ người thứ nhất đi ít hơn người thứ hai 5 km nên thời gian người thứ <br />
hai đi là 30 : 5 = 6 (giờ) và ta tính được quãng đường AB là 20 x 6 = 120 (km)<br />
Theo suy nghĩ: cùng một quãng đường thì vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian ta <br />
có cách giải sau.<br />
Cách 4: Gọi vận tốc người thứ nhất là v1 (km/giờ); người thứ hai là v2 <br />
(km/giờ ); thời gian người thứ nhất đi quãng đường AB là t1 (giờ); người thứ <br />
hai là t2 (giờ)<br />
Ta có: = = => = <br />
Biết tỉ số = và t1 t2 = 2<br />
Ta tính được t1 = 8 (giờ) ; t2 = 6 (giờ)<br />
Do đó quãng đường AB dài : 15 x 8 = 120 (km)<br />
Thời gian người thứ hai đi ít hơn người thứ nhất là 2 giờ. Ta thử tính <br />
xem trong 1 km người thứ hai đi ít hơn người thứ nhất bao lâu ? Từ đó sẽ tìm <br />
được quãng đường AB. Ta có cách làm thứ 5.<br />
Cách 5: Cứ 1 km người thứ nhất đi hết giờ; 1km người thứ hai đi hết <br />
giờ<br />
Trong 1 km người thứ hai đi ít hơn người thứ nhất là : = (giờ)<br />
Vậy quãng đường AB dài: 2 : = 120 (km)<br />
Từ những cách giải trên giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lựa chọn <br />
một cách phù hợp, dễ hiểu để giải các bài toán có lời văn ngắn gọn, sáng tạo <br />
giúp các em hăng say trong học tập.<br />
<br />
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
<br />
Về giáo viên: Giáo viên phải yêu thích đội ngũ học sinh năng khiếu và <br />
phải có tâm huyết với nghề, yêu học sinh như con. Nắm được các dạng toán <br />
cơ bản và nâng cao trong chương trình Tiểu học. Vì nếu giáo viên không có <br />
GV: Lê Thị Thảo 17 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
những yếu tố trên sẽ không thể tìm tòi, khám phá được những bài toán hay <br />
những cách giải sáng tạo, ngắn gọn giúp học sinh dễ hiểu dẫn đến khi bồi <br />
dưỡng cho học sinh sẽ không có hiệu quả.<br />
Về học sinh: Học sinh phải có năng lực, yêu thích học toán đặc biệt <br />
thích tìm tòi các bài toán khó, các bài toán nâng cao, có cách giải hay, sáng tạo. <br />
Có tinh thần tự giác, tự học, biết tự mày mò.<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp, biện pháp trong đề tài có mối quan hệ mật thiết với <br />
nhau, bổ trợ cho nhau để thực hiện thành công đề tài đưa ra. Biện pháp 1 là <br />
tiền đề để thực hiện các biện pháp 2,3,4. Các biện pháp sau bổ trợ để thực <br />
hiện biện pháp 1. Tuy nhiên trong các biện pháp trên thì biện pháp 4 là biện <br />
pháp quan trọng nhất vì đó là các bước giải một bài toán.<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
Kết quả khảo nghiệm: Đề tài đã được đưa vào áp dụng tại đơn vị và có <br />
tác động thiết thực đến với giáo viên, học sinh.<br />
Giá trị khoa học: Nội dung của đề tài đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc <br />
nâng cao chất lượng đội ngũ học sinh năng khiếu của trường. Nhờ đó chất <br />
lượng bồi dưỡng đội ngũ học sinh năng khiếu của trường ngày được nâng lên <br />
rõ rệt.<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu<br />
Sau ba năm áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội <br />
ngũ học sinh năng khiếu tôi thu được kết quả như sau:<br />
Năm TSHSNK Giải Nhất Giải Nhì Giải Ba Công nhận<br />
2013 6 1 1 1 3<br />
2014 6 1 2 1 2<br />
2015 6 2 1 3<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận<br />
Muốn nâng cao hiệu quả bồi dưỡng đội ngũ học sinh năng khiếu, giáo <br />
<br />
GV: Lê Thị Thảo 18 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
viên phải dốc hết nhiệt tình, tâm huyết cho nghề nghiệp, tìm ra những giải <br />
pháp tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế giảng dạy ở cơ sở, tạo ra cho <br />
học sinh có nề nếp, có thói quen tự bồi dưỡng cho mình, ham mê tìm tòi, say <br />
sưa giải toán khó.<br />
Thầy có cách bồi dưỡng tốt, trò học tốt, ham học chắc chắn là hiệu quả <br />
của đội ngũ học sinh năng khiếu sẽ đạt cao.<br />
Công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu được xem như là một nhiệm <br />
vụ quan trọng trong công tác dạy học tuy nhiên gian thực hiện cũng chưa <br />
nhiều, do đó những gì mà tôi tích lũy được và trình bày trên đây cũng là kinh <br />
nghiệm bước đầu, rất mong sự góp ý của đồng nghiệp.<br />
2. Kiến nghị<br />
a. Đối với giáo viên<br />
Nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong công tác dạy học.<br />
Giáo viên phải luôn cập nhật thông tin để bổ sung cho bài giảng.<br />
Thường xuyên tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn.<br />
Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, các tài liệu liên quan về công tác dạy học và bồi <br />
dưỡng học sinh năng khiếu để chuẩn bị tốt cho việc giảng dạy, bồi dưỡng <br />
phù hợp đối tượng học sinh.<br />
b. Đối với nhà trường<br />
Trang bị thêm đồ dùng dạy học (các loại sách nâng cao, các tài liệu tham <br />
khảo để bổ sung kiến thức mới theo tường giai đoạn phát triển của Ngành <br />
Giáo dục ) để phục vụ cho công tác dạy học, bồi dưỡng tốt hơn.<br />
Quán triệt hơn nữa tinh thần học tập, bồi dưỡng của các đồng chí giáo <br />
viên.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong quá trình <br />
nghiên cứu và thực hiện tại đơn vị.<br />
Thông qua đề tài này, tôi rất mong được sự đóng góp chân tình của các <br />
thầy cô để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn và có hiệu quả cao hơn trong <br />
quá trình thực hiện ở thời gian tới.<br />
Krông Ana, ngày 29 tháng 02 năm 2016<br />
Người thực hiện<br />
GV: Lê Thị Thảo 19 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Thị Thảo<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Lê Thị Thảo 20 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
TT Tài liệu Tác giả<br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo Nha ̀<br />
1 Sach giao khoa Toán 5<br />
́ ́<br />
́ ̉ ́ ̣<br />
xuât ban Giao duc năm 2006<br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo Nhà <br />
2 Sách giáo viên Toán 5<br />
xuất bản Giáo dục năm 2007<br />
3 Toán chọn lọc Tiểu học Nhà xuất bản Giáo dục 2001<br />
4 Toán nâng cao lớp 5 Nhà xuất bản Giáo dục 2006<br />
Nhà xuất bản Giáo dục Việt <br />
5 Tự luyện Violympic lớp 5<br />
Năm 2012<br />
6 Các phương pháp giải toán tiểu học. ̀ ́ ̉ ́ ̣<br />
Nha xuât ban Giao duc.<br />
Tìm hiểu qua sách, báo Giáo dục, <br />
7<br />
mạng internet.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Lê Thị Thảo 21 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh Năng khiếu Toán lớp 5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Lê Thị Thảo 22 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />